1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng quốc tế đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

214 435 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 214
Dung lượng 3,58 MB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH ------ HUỲNH THỊ HƯƠNG THẢO NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp..

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

- -

HUỲNH THỊ HƯƠNG THẢO

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Tp Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2016

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

- -

HUỲNH THỊ HƯƠNG THẢO

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ

ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 62340201

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Trần Huy Hoàng

Tp Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện Các số liệu khảo sát và thống kê là hoàn toàn xác thực Các kết quả nghiên cứu trong luận

án là trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ nghiên cứu nào khác Tất cả những phần kế thừa cũng như tham khảo đều được tác giả trích dẫn nguồn một cách đầy

đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục các tài liệu tham khảo

Huỳnh Thị Hương Thảo

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Ngân hàng – Đại học kinh tế TPHCM nói riêng và quý thầy cô ở trường Đại học Kinh tế TP HCM nói chung, nơi tôi học tập và nghiên cứu đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt khóa học này

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn khoa học PGS.TS Trần Huy Hoàng, người đã định hướng khoa học, hướng dẫn, chỉ bảo, động viên và

hỗ trợ tôi hoàn thành luận án này

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến cơ quan, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện về thời gian và đóng góp ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của mình

TPHCM, ngày 26 tháng 6 năm 2016 Tác giả

Huỳnh Thị Hương Thảo

Trang 5

MỤC LỤC

Tiêu đề

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

Danh mục bảng biểu

Danh mục hình vẽ

Danh mục phụ lục

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do nghiên cứu của luận án 1

2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của luận án 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Kết cấu của đề tài 6

6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Dịch vụ ngân hàng quốc tế của NHTM 8

1.1.1 Khái niệm dịch vụ ngân hàng quốc tế 8

1.1.2 Vai trò của dịch vụ ngân hàng quốc tế 11

1.1.3 Các dịch vụ ngân hàng quốc tế của NHTM 12

1.1.3.1 Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ 12

1.1.3.2 Dịch vụ thanh toán quốc tế 13

1.1.3.3 Cho vay ngoại tệ 13

1.1.3.4 Dịch vụ thanh toán thẻ quốc tế 14

1.1.3.5 Dịch vụ ngân hàng đại lý 14

Trang 6

1.2 Hiệu quả hoạt động của NHTM 15

1.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động của NHTM 15

1.2.2 Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM 15

1.2.2.1 Phương pháp sử dụng các chỉ số tài chính 15

1.2.2.2 Phương pháp phân tích hiệu quả biên 17

1.3 Mối liên hệ giữa dịch vụ ngân hàng quốc tế và hiệu quả hoạt động của NH 21

1.4 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước về hiệu quả hoạt động và dịch vụ ngân hàng quốc tế, khoảng trống trong nghiên cứu tại Việt Nam 25

1.4.1 Các nghiên cứu công bố ở trong nước 25

1.4.2 Các nghiên cứu định lượng công bố ở các nước khác 33

1.4.3 Một số vấn đề còn tồn tại trong các nghiên cứu 36

Kết luận chương 1 38

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1 Hoạt động kinh doanh của các NHTMVN 39

2.1.1 Mạng lưới hoạt động của các NHTMVN 39

2.1.2 Năng lực tài chính 40

2.1.3 Năng lực công nghệ 44

2.1.4 Nguồn nhân lực 44

2.1.5 Một số hoạt động kinh doanh chính của các NHTMVN 45

2.1.5.1 Dịch vụ huy động vốn 45

2.1.5.2 Dịch vụ cấp tín dụng 47

2.1.5.3 Dịch vụ thanh toán 48

2.2 Hiệu quả hoạt động của các NHTMVN 49

2.2.1 Quy mô tài sản, vốn chủ sở hữu và thu nhập của các NHTMVN 49

2.2.2 Khả năng sinh lời của các NHTMVN 52

2.3 Thực trạng dịch vụ ngân hàng quốc tế của các NHTMVN 53

2.3.1 Cơ sở pháp lý dịch vụ ngân hàng quốc tế tại Việt Nam 53

2.3.2 Một số dịch vụ ngân hàng quốc tế chủ yếu của các NHTMVN 56

Trang 7

2.3.2.1 Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ 56

2.3.2.2 Dịch vụ thanh toán quốc tế 58

2.3.2.3 Dịch vụ bao thanh toán 61

2.3.2.4 Dịch vụ ngân hàng đại lý 63

Kết luận chương 2 65

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Nghiên cứu định tính 66

3.1.1 Mục đích và phương pháp nghiên cứu 66

3.1.2 Kết quả nghiên cứu định tính 67

3.2 Nghiên cứu định lượng 71

3.2.1 Dữ liệu nghiên cứu 71

3.2.2 Mô tả các biến nghiên cứu 74

3.2.2.1 Đối với nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các NHTMVN 74

3.2.2.2 Đối với nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng quốc tế đến hiệu quả hoạt động của các NHTMVN và các giả thuyết nghiên cứu 75

3.2.3 Mô hình nghiên cứu 82

3.2.4 Phương pháp nghiên cứu và kiểm định 84

Kết luận chương 3 86

CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 4.1 Nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các NHTMVN 87

4.1.1 Thống kê mô tả các biến số liệu mẫu nghiên cứu 87

4.1.2 Kết quả ước lượng hiệu quả hoạt động của các NHTMVN bằng phương pháp bao dữ liệu DEA 90

4.1.2.1 Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật theo mô hình DEACRS 90

4.1.2.2 Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật thuần theo mô hình DEAVRS 92

4.1.2.3 Kết quả ước lượng hiệu quả quy mô của các NHTMVN 94

4.1.2.4 Kết quả ước lượng chỉ số Malmquist 98

Trang 8

4.2 Nghiên cứu thực nghiệm tác động của dịch vụ ngân hàng quốc tế đến hiệu quả

hoạt động của các NHTMVN 102

4.2.1 Thống kê mô tả về các biến 102

4.2.2 Kết quả hệ số tương quan giữa các biến 107

4.2.3 Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến 112

4.2.4 Kết quả nghiên cứu đối với biến phụ thuộc hiệu quả kỹ thuật 113

4.2.4.1 Lựa chọn và kiểm định mô hình hồi quy đối với biến phụ thuộc hiệu quả kỹ thuật 113

4.2.4.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu và kiểm định giả thuyết đối với biến phụ thuộc hiệu quả kỹ thuật 115

4.2.5 Kết quả nghiên cứu đối với biến phụ thuộc hiệu quả kỹ thuật thuần 119

4.2.5.1 Lựa chọn và kiểm định mô hình hồi quy đối với biến phụ thuộc hiệu quả kỹ thuật thuần 119

4.2.5.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu và kiểm định giả thuyết đối với biến phụ thuộc hiệu quả kỹ thuật thuần 121

4.2.6 Kết quả nghiên cứu đối với biến phụ thuộc hiệu quả quy mô 124

4.2.6.1 Lựa chọn và kiểm định mô hình hồi quy đối với biến phụ thuộc hiệu quả quy mô 124

4.2.6.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu và kiểm định giả thuyết đối với biến phụ thuộc hiệu quả quy mô 126

Kết luận chương 4 128

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 5.1 Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTMVN trong điều kiện hội nhập 130

5.2 Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTMVN 131

5.2.1 Mở rộng dịch vụ huy động vốn ngoại tệ của ngân hàng 131

Trang 9

5.2.2 Hạn chế tín dụng ngoại tệ 133

5.2.3 Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng quốc tế 134

5.2.4 Hoàn thiện, đổi mới công nghệ ngân hàng và chất lượng nguồn nhân lực 135

5.3 Một số kiến nghị với Ngân hàng nhà nước và Chính phủ 137

5.3.1 Phát triển thị trường ngoại tệ phái sinh 137

5.3.2 Về điều hành tỷ giá 137

5.4 Một số hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 138

Kết luận chương 5 139

KẾT LUẬN 140 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Tên viết tắt Viết đầy đủ bằng

Tiếng Việt

Viết đầy đủ bằng Tiếng Anh

1 ACB Ngân hàng thương mại cổ

3 Agribank Ngân hàng nông nghiệp

và phát triển nông thôn Việt Nam

Vietnam bank for Agriculture and Rural Development

4 ATM Máy giao dịch tự động Automatic teller machine

5 BacAbank Ngân hàng thương mại cổ

phần Bắc Á

Bac A commercial joint stock bank

6 BIDV Ngân hàng thương mại cổ

phần đầu tư và phát triển Việt Nam

Vietnam joint stock commercial bank for development and investment

7 Baovietbank Ngân hàng thương mại cổ

Constant returns to scale

9 CV Tỷ lệ cho vay trên tổng tài

sản

Lending to assets ratio

10 CVNT Tỷ lệ cho vay ngoại tệ trên

tổng tài sản có ngoại tệ

Lending by foreign currency to foreign currency assets ratio

11 DEA Phân tích bao dữ liệu Data envelopment

analysis

Trang 11

12 DEAP 2.1 Chương trình phân tích

bao dữ liệu phiên bản 2.1

A data envelopment analysis (computer) program version 2.1

13 DRS Hiệu quả giảm theo quy

Decreasing returns to scale

14 DMU Đơn vị ra quyết định Decision Making Unit

15 DVNH Dịch vụ ngân hàng Banking services

16 DVNHQT Dịch vụ ngân hàng quốc

tế

International banking services

17 DongAbank Ngân hàng thương mại cổ

phần Đông Á

Dong A commercial joint stock bank

18 Eximbank Ngân hàng thương mại cổ

phần xuất nhập khẩu Việt Nam

Vietnam import export commercial joint stock bank

19 Effch Thay đổi hiệu quả kỹ

thuật

Technical efficiency change

20 FGLS Bình phương bé nhất tổng

quát khả thi

Feasible generalized least squares

21 GPbank Ngân hàng thương mại cổ

phần dầu khí toàn cầu

Global petro commercial joint stock bank

22 HDbank Ngân hàng thương mại cổ

phần phát triển thành phố

Hồ Chí Minh

Ho Chi Minh city development joint stock commercial bank

23 HQHĐ Hiệu quả hoạt động Operational performance

24 HQKT Hiệu quả kỹ thuật Technical performance

25 HQKKT Hiệu quả kỹ thuật thuần Pure technical

performance

26 HQQM Hiệu quả quy mô Scale performance

Trang 12

27 IRS Hiệu quả tăng theo quy mô Increasing returns to

33 Lienvietpostbank Ngân hàng thương mại cổ

phần bưu điện Liên Việt

Lien Viet post joint stock commercial bank

34 Militarybank Ngân hàng thương mại cổ

phần quân đội

Military commercial joint stock bank

35 Maritimebank Ngân hàng thương mại cổ

phần hàng hải Việt Nam

Maritime commercial joint stock bank

36 MDbank Ngân hàng thương mại cổ

phần phát triển Mê Kông

Mekong development joint stock commercial bank

37 MHB Ngân hàng phát triển nhà

đồng bằng sông Cửu Long

MeKong housing bank

38 NIM Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên Net interest margin

39 NNM Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi

cận biên

Net noninterest margin

40 NamAbank Ngân hàng thương mại cổ

Trang 13

42 NH Ngân hàng Bank

43 NHTM Ngân hàng thương mại Commercial bank

44 NHNN Ngân hàng nhà nước State bank

45 NHTMVN Ngân hàng thương mại

Việt Nam

Vietnam commercial bank

46 NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ

Ordinary least squares

49 OCB Ngân hàng thương mại cổ

51 PGbank Ngân hàng thương mại cổ

phần xăng dầu Petrolimex

Petrolimex group commercial joint stock bank

52 Phuongnambank Ngân hàng thương mại cổ

phần Phương Nam

Southern commercial joint stock bank

53 PVcombank Ngân hàng thương mại cổ

phần đại chúng Việt Nam

Vietnam public joint stock commercial bank

54 PTE Hiệu quả kỹ thuật thuần Pure technical efficiency

55 Pech Thay đổi hiệu quả kỹ thuật

thuần

Pure technical efficiency change

58 ROA Tỷ suất sinh lợi trên tổng

tài sản

Return on total assets ratio

Trang 14

59 ROE Tỷ suất sinh lợi trên vốn

chủ sở hữu

Return on equity ratio

61 SFA Phân tích biên ngẫu nhiên Stochastic frontier

analysis

62 SHB Ngân hàng thương mại cổ

phần Sài Gòn - Hà Nội

Saigon - Hanoi commercial joint stock bank

63 Sacombank Ngân hàng thương mại cổ

phần Sài Gòn Thương Tín

Saigon Thuong Tin commercial joint stock bank

64 SCB Ngân hàng thương mại cổ

phần Sài Gòn

Saigon commercial bank

65 SeAbank Ngân hàng thương mại cổ

phần Đông Nam Á

Southeast Asia commercial joint stock bank

66 Saigonbank Ngân hàng thương mại cổ

phần Sài Gòn công thương

Saigon bank for industry and trade

67 Sech Thay đổi hiệu quả quy mô Scale efficiency change

68 Techcombank Ngân hàng thương mại cổ

phần kỹ thương Việt Nam

Vietnam technological and commercial joint stock bank

69 Tienphongbank Ngân hàng thương mại cổ

phần Tiên Phong

commercial joint stock bank

70 TE Hiệu quả kỹ thuật Technical efficiency

71 TFP Năng suất nhân tố tổng

hợp

Total factor productivity

Trang 15

72 Techch Thay đổi tiến bộ công

Debt in foreign currency

to liabilities and owner’s equity ratio

76 TSCNT Tài sản có ngoại tệ Foreign currency assets

77 TTKT Tăng trưởng kinh tế Economic increases

78 TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh Ho Chi Minh city

79 VHDCV Vốn huy động trên dư nợ

Return on equity ratio

82 Vietcombank Ngân hàng thương mại cổ

phần ngoại thương Việt Nam

Joint stock commercial bank for foreign trade of Vietnam

83 Vietinbank Ngân hàng thương mại cổ

phần công thương Việt Nam

Vietnam joint stock commercial bank for industry and trade

84 Vietcapitalbank Ngân hàng thương mại cổ

phần Bản Việt

Viet capital commercial joint stock bank

85 VIB Ngân hàng thương mại cổ

phần quốc tế Việt Nam

Vietnam international commercial joint stock bank

Trang 16

86 VPbank Ngân hàng thương mại cổ

phần Việt Nam thịnh vượng

Vietnam prosperity joint stock commercial bank

87 VietAbank Ngân hàng thương mại cổ

phần Việt Á

commercial joint stock bank

88 VNBC Ngân hàng thương mại cổ

phần xây dựng Việt Nam

Vietnam construction bank

89 Westernbank Ngân hàng thương mại cổ

Trang 17

DANH MỤC BẢNG BIỂU

1 Bảng 1.1 Tổng hợp các nghiên cứu trong nước sử dụng phương

pháp DEA

28

2 Bảng 1.2 Tóm lược các nghiên cứu định lượng về nhân tố tác

động đến hiệu quả hoạt động của NH ở trong nước

31

3 Bảng 1.3 Thống kê các biến độc lập ảnh hưởng đến HQHĐ

của NH được sử dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm

35

4 Bảng 2.1 Số lượng các NHTMVN từ 2008-2014 40

5 Bảng 2.2 Vốn điều lệ của các NHTMVN đến năm 2014 40

6 Bảng 2.3 Quy mô vốn điều lệ các NH trên thế giới và tại Việt

Nam cuối năm 2014

12 Bảng 2.9 Tình hình thanh toán qua NH giai đoạn 2008-2014 48

13 Bảng 2.10 Số lượng ATM, POS và thẻ ngân hàng giai đoạn

Trang 18

15 Bảng 2.12 Tình hình thu nhập của các NHTMVN trong mẫu

17 Bảng 2.14 Thị trường hoạt động nước ngoài của một số

NHTMVN và NH nước ngoài tại Việt Nam đến cuối năm 2014

58

18 Bảng 2.15 Mạng lưới trong nước và nước ngoài của một số NH

đến 31/12/2014

64

19 Bảng 3.1 Các NHTMVN được nghiên cứu từ 2008-2014 71

20 Bảng 3.2 Phân loại các NH theo quy mô vốn chủ sở hữu và quy

mô tài sản

73

21 Bảng 3.3 Mô tả chi tiết các biến trong mô hình nghiên cứu 82

23 Bảng 4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu của các biến đầu

vào và đầu ra

88

24 Bảng 4.2 Hiệu quả kỹ thuật (TE) theo mô hình DEACRS 90

25 Bảng 4.3 Phân phối hiệu quả kỹ thuật (TE) theo mô hình

DEACRS

91

26 Bảng 4.4 Hiệu quả kỹ thuật thuần (PTE) theo mô hình DEAVRS 92

27 Bảng 4.5 Phân phối hiệu quả kỹ thuật thuần (PTE) theo mô

hình DEAVRS

93

28 Bảng 4.6 Hiệu quả quy mô (SE) giai đoạn 2008-2014 94

29 Bảng 4.7 Phân phối hiệu quả quy mô (SE) 95

30 Bảng 4.8 Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động bình quân giai đoạn

2008-2014

96

31 Bảng 4.9 Số lượng các NH có hiệu quả giảm (drs), tăng (irs) và

không đổi (cons) theo quy mô giai đoạn 2008-2014

97

Trang 19

32 Bảng 4.10 Chỉ số Malmquist trung bình của các NH thời kỳ

2008-2014

99

33 Bảng 4.11 Kết quả ước lượng effch, techch, pech, sech và tfpch

của 28 NHTM trung bình thời kỳ 2008-2014

100

34 Bảng 4.12 Thống kê mô tả về giá trị các biến của tất cả các NH 102

35 Bảng 4.13 Mô tả dữ liệu các biến độc lập và phụ thuộc sử dụng

trong mô hình theo nhóm NH

106

36 Bảng 4.14 Hệ số tương quan giữa các biến của tất cả các NH 109

37 Bảng 4.15 Hệ số tương quan giữa các biến của các NH nhóm 1 110

38 Bảng 4.16 Hệ số tương quan giữa các biến của các NH nhóm 2 111

39 Bảng 4.17 Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến các biến 112

40 Bảng 4.18 Kết quả mô hình hồi quy với biến phụ thuộc HQKT 113

41 Bảng 4.19 Tổng hợp kết quả nghiên cứu đối với biến phụ thuộc

HQKT

115

42 Bảng 4.20 Kết quả mô hình hồi quy với biến phụ thuộc HQKTT 119

43 Bảng 4.21 Tổng hợp kết quả nghiên cứu đối với biến phụ thuộc

HQKTT

121

44 Bảng 4.22 Kết quả mô hình hồi quy với biến phụ thuộc HQQM 124

45 Bảng 4.23 Tổng hợp kết quả nghiên cứu đối với biến phụ thuộc

HQQM

126

Trang 20

DANH MỤC HÌNH VẼ

6 Hình 2.4 Doanh số thanh toán quốc tế và kim ngạch xuất nhập

khẩu của Việt Nam giai đoạn 2008-2014

60

7 Hình 2.5 Doanh số bao thanh toán tại Việt Nam 62

8 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của luận án 86

9 Hình 4.1 Giá trị trung bình của các biến đầu vào và đầu ra

11 Hình 4.3 Số lượng các NH có hiệu quả giảm (drs), tăng (irs) và

không đổi (cons) theo quy mô giai đoạn 2008-2014

98

Trang 21

DANH MỤC PHỤ LỤC

1 Phụ lục 1 Danh sách chuyên gia ngân hàng tham gia thảo luận tay đôi

2 Phụ lục 2 Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần, hiệu quả quy mô của

các ngân hàng nghiên cứu năm 2008

3 Phụ lục 3 Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần, hiệu quả quy mô của

các ngân hàng nghiên cứu năm 2009

4 Phụ lục 4 Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần, hiệu quả quy mô của

các ngân hàng nghiên cứu năm 2010

5 Phụ lục 5 Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần, hiệu quả quy mô của

các ngân hàng nghiên cứu năm 2011

6 Phụ lục 6 Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần, hiệu quả quy mô của

các ngân hàng nghiên cứu năm 2012

7 Phụ lục 7 Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần, hiệu quả quy mô của

các ngân hàng nghiên cứu năm 2013

8 Phụ lục 8 Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần, hiệu quả quy mô của

các ngân hàng nghiên cứu năm 2014

9 Phụ lục 9 Chỉ số Malmquist của các NHTMVN giai đoạn 2008-2014

10 Phụ lục 10 Mô hình hồi quy và phương pháp kiểm định đối với toàn bộ các

ngân hàng nghiên cứu với biến phụ thuộc HQKT

11 Phụ lục 11 Mô hình hồi quy và phương pháp kiểm định đối với toàn bộ các

ngân hàng nghiên cứu với biến phụ thuộc HQKTT

12 Phụ lục 12 Mô hình hồi quy và phương pháp kiểm định đối với toàn bộ các

ngân hàng nghiên cứu với biến phụ thuộc HQQM

13 Phụ lục 13 Mô hình hồi quy và phương pháp kiểm định đối với các ngân

hàng nhóm 1 với biến phụ thuộc HQKT

Trang 22

14 Phụ lục 14 Mô hình hồi quy và phương pháp kiểm định đối với các ngân

hàng nhóm 1 với biến phụ thuộc HQKTT

15 Phụ lục 15 Mô hình hồi quy và phương pháp kiểm định đối với các ngân

hàng nhóm 1 với biến phụ thuộc HQQM

16 Phụ lục 16 Mô hình hồi quy và phương pháp kiểm định đối với các ngân

hàng nhóm 2 với biến phụ thuộc HQKT

17 Phụ lục 17 Mô hình hồi quy và phương pháp kiểm định đối với các ngân

hàng nhóm 2 với biến phụ thuộc HQKTT

18 Phụ lục 18 Mô hình hồi quy và phương pháp kiểm định đối với các ngân

hàng nhóm 2 với biến phụ thuộc HQQM

Trang 23

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do nghiên cứu của luận án

Hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện thuận lợi để đưa các quốc gia phát triển nhưng bên cạnh đó cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh tế trở nên gay gắt hơn, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng, việc đánh giá hiệu quả hoạt động (HQHĐ) của các ngân hàng thương mại (NHTM) không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với các ngân hàng (NH) mà còn

có ý nghĩa đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho các NH hoạt động tốt hơn Phát triển dịch vụ ngân hàng (DVNH) là xu hướng tất yếu để các ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTMVN) tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận cao đồng thời cũng là giải pháp để đáp ứng yêu cầu hội nhập, toàn cầu hóa của nền kinh tế quốc gia Yêu cầu cấp bách đặt ra cho các NHTMVN hiện nay là phải phát triển, đa dạng và nâng cao chất lượng các dịch vụ kinh doanh của mình cả DVNH trong nước và dịch vụ ngân hàng quốc tế (DVNHQT)

Từ khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngành NH Việt Nam trở thành một trong những ngành thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư trong và ngoài nước Tuy nhiên, bản thân ngành NH cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức cạnh tranh, đặc biệt là vấn đề thị trường bị chia sẻ đáng kể khi các tập đoàn, các NH lớn của nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam Các NH nước ngoài có nhiều lợi thế hơn các NHTMVN về vốn, công nghệ, trình độ quản lý và đặc biệt là cung ứng những sản phẩm DVNHQT hoàn hảo và các sản phẩm dịch vụ nội địa đi kèm nhằm mở rộng thị phần kinh doanh, tăng lợi nhuận Với thực tế này buộc các NHTMVN phải có chiến lược phát triển lâu dài để có thể tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức trong thời kỳ hội nhập

Áp lực cạnh tranh đã giúp hệ thống NH Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực về quy mô hoạt động, chất lượng dịch vụ, năng lực tài chính Với nổ lực giữ vững thị phần, ổn định và tăng trưởng lợi nhuận, các NHTMVN đã từng bước

Trang 24

đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới nhằm đa dạng hóa các hoạt động sinh lời của mình Mặc dù mảng DVNHQT đã được các NHTMVN quan tâm chú trọng phát triển nhưng phải có chiến lược phát triển lâu dài để thích nghi với sự cạnh tranh gay gắt đó Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của DVNHQT đến HQHĐ của các NHTMVN trong những năm gần đây cũng như đưa ra các giải pháp phát triển DVNHQT nhằm nâng cao HQHĐ là cần thiết

Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố tác động đến HQHĐ của NHTM, tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại về nghiên cứu các hoạt động và nhân tố tác động chung của NH như: hoạt động cho vay thông qua chỉ tiêu

dư nợ cho vay trên tổng tài sản (Nguyễn Việt Hùng, 2008; Gul, 2011; Aremu, 2013; Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang, 2013 …); hoạt động huy động vốn thông qua chỉ tiêu tổng vốn huy động trên tổng cho vay (Nguyễn Việt Hùng, 2008; Nguyễn Thị Loan và Trần Thị Ngọc Hạnh, 2013 ); quy mô vốn chủ sở hữu (Nguyễn Việt Hùng, 2008; Gul, 2011; Nguyễn Thị Loan và Trần Thị Ngọc Hạnh, 2013; Ongore, 2013 ); quy mô tài sản của NH (Nguyễn Việt Hùng, 2008; Gul, 2011; Ongore, 2013; Ayadi, 2014 ), tốc độ tăng trưởng kinh tế (Gul, 2011; Aremu, 2013; Ongore, 2013; Nguyễn Minh Sáng, 2014…), tỷ lệ lạm phát (Gul, 2011; Aremu, 2013; Ongore, 2013; Nguyễn Minh Sáng, 2014…) Tuy nhiên, các nghiên cứu riêng về DVNHQT tác động đến HQHĐ của các NHTM thì chưa được tìm thấy trong các nghiên cứu trước đây

Xuất phát từ những đòi hỏi mang tính mới và nhu cầu thực tiễn, cần thiết ở Việt Nam, việc xem xét một cách tổng thể HQHĐ và nghiên cứu chuyên sâu về ảnh hưởng của DVNHQT đến HQHĐ của các NHTMVN là hết sức quan trọng và có giá trị bởi vì kết quả nghiên cứu sẽ hỗ trợ cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản trị NH và các nhà đầu tư trong việc ra quyết định, là cơ sở

để hoàn thiện một khung chính sách hợp lý nhằm quản lý hoạt động của các

NHTMVN trong quá trình hội nhập Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng quốc tế đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam” làm luận án nghiên cứu để đóng góp thêm về

Trang 25

phương diện cơ sở lý luận và là cơ sở cho các NHTMVN trên phương diện thực tiễn giúp các NHTM hiểu rõ ảnh hưởng của DVNHQT đến HQHĐ, từ đó có giải pháp phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên toàn cầu

2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của luận án

Việc nghiên cứu DVNHQT có tác động như thế nào đến HQHĐ của các NH

có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là đối với các nhà quản trị NH để từ đó sẽ có những phân tích, đánh giá cần thiết trong các quyết định chiến lược cho NH mình Vì vậy,

đề tài nghiên cứu có những mục tiêu sau đây:

- Nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá DVNHQT của các NHTM tại Việt Nam hiện nay

- Nghiên cứu HQHĐ của các NHTMVN bằng phương pháp phi tham số theo

mô hình bao dữ liệu DEA

- Nghiên cứu tác động của DVNHQT đến HQHĐ của các NHTMVN

- Gợi ý một số giải pháp phát triển DVNHQT nhằm nâng cao HQHĐ của các NHTMVN

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận án phải trả lời được hai câu hỏi nghiên cứu chính như sau:

Câu hỏi 1: Các chỉ tiêu nào đánh giá DVNHQT của các NHTMVN hiện nay?

Câu hỏi 2: DVNHQT có tác động đến HQHĐ của các NHTMVN hay không

và mức độ tác động như thế nào?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài chọn đối tượng nghiên cứu là sự tác động của DVNHQT đến HQHĐ của các NHTMVN

Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ báo cáo thường niên hoặc báo cáo tài chính

đã kiểm toán từ 38 NHTMVN bao gồm các NHTM nhà nước và NHTMCP trong khoảng thời gian 2008-2014 Tuy nhiên, số lượng NH nghiên cứu trong từng năm thay đổi do một số NH sáp nhập, hợp nhất hoặc không công bố báo cáo tài chính Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam như: tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm

Trang 26

phát lấy dữ liệu từ Tổng cục thống kê

Thời gian nghiên cứu: từ năm 2008 đến năm 2014 vì đây là giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO, đồng thời các thông tin do các NH công bố được sử dụng

để phân tích định lượng cũng khá đầy đủ

4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính và định lượng Phương pháp định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, cán bộ quản

lý NHTM Phương pháp định lượng để nghiên cứu luận án bao gồm:

- Phương pháp phân tích phi tham số tiếp cận theo mô hình bao dữ liệu (DEA) với sự hỗ trợ của phần mềm Data Envelopment Analysis (Computer) Program version 2.1 (DEAP 2.1) để đo lường HQHĐ của các NHTMVN

- Phương pháp hồi quy theo mô hình bình phương nhỏ nhất thông thường gộp (Pooled Ordinary Least Squares - Pooled OLS), mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model - FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model - REM) Phương pháp Pooled OLS sẽ thích hợp nếu không có sự tồn tại các yếu tố riêng biệt (từng NH) và yếu tố thời gian Vì thế, phương pháp ước lượng tác động

cố định (FEM) và tác động ngẫu nhiên (REM) sẽ phù hợp hơn vì không bỏ qua các yếu tố thời gian và yếu tố riêng biệt Mô hình bình phương bé nhất tổng quát khả thi (Feasible Generalized Least Squares - FGLS) được lựa chọn để đánh giá tác động của DVNHQT đến HQHĐ của các NHTMVN vì mô hình này có thể kiểm soát hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi Các kiểm định được sử dụng là: kiểm định F, kiểm định Hausman, kiểm định Breusch-Pagan Lagrangian, kiểm định Modified Wald, kiểm định Wooldridge để chọn ra mô hình thích hợp nhất Phần mềm được sử dụng để chạy hồi quy là Stata 11.1

Trang 27

Hình 0.1: Khung nghiên cứu của luận án

Nguồn: Tác giả tự mô phỏng

Vấn đề nghiên cứu

Tác động của DVNHQT đến HQHĐ của NHTMVN giai đoạn 2008-2014

Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá DVNHQT của các NHTMVN hiện nay

- Nghiên cứu HQHĐ của các NHTMVN bằng mô hình DEA

- Nghiên cứu tác động của DVNHQT đến HQHĐ của các NHTMVN

Kết quả nghiên cứu

- Xác định được các chỉ tiêu đánh giá DVNHQT của các NHTMVN

- Ước lượng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần, hiệu quả quy mô của các NHTMVN giai đoạn 2008-2014

- Nghiên cứu được mức độ tác động của DVNHQT đến HQHĐ của các NHTMVN

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao HQHĐ và phát triển DVNHQT của các NHTMVN

- Trình bày một số hạn chế của luận án

Trang 28

5 Kết cấu của đề tài

Nội dung của luận án bao gồm 5 chương, cụ thể:

- Chương 1: Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về DVNHQT

và HQHĐ của NHTM

- Chương 2: Thực trạng HQHĐ và DVNHQT của các NHTMVN

- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

- Chương 4: Nghiên cứu tác động của DVNHQT đến HQHĐ của các NHTMVN

- Chương 5: Giải pháp phát triển DVNHQT nhằm nâng cao HQHĐ của các NHTMVN

6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

+ Đây là nghiên cứu đầu tiên áp dụng phương pháp định lượng một cách có

hệ thống thông qua phương pháp bao dữ liệu DEA, phương pháp hồi quy Pooled OLS, FEM, REM, FGLS và các kiểm định cần thiết như kiểm định F, kiểm định Hausman, kiểm định Breusch-Pagan Lagrangian, kiểm định Modified Wald, kiểm định Wooldridge nhằm nghiên cứu tác động của DVNHQT đến HQHĐ của các NHTMVN mà chưa có nghiên cứu nào trước đây thực hiện

Về mặt thực tiễn:

+ Luận án đã định lượng được HQHĐ của các NHTMVN giai đoạn

2008-2014, kết quả nghiên cứu này là một tham khảo mang tính khoa học giúp các nhà quản trị NH đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch và mức độ tăng trưởng

Trang 29

HQHĐ của NH Luận án đã phân tích các nhân tố tích cực, nhân tố tiêu cực thuộc DVNHQT ảnh hưởng đến HQHĐ của NH, từ đó đề xuất ra các giải pháp để phát huy nhân tố tích cực, kiểm soát nhân tố tiêu cực, không ngừng nâng cao HQHĐ và phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ của NH đặc biệt là DVNHQT

+ Ngoài ra, nghiên cứu là cơ sở khoa học để Chính phủ và Ngân hàng nhà nước (NHNN) xác định được các yếu tố tác động đến HQHĐ của các NHTMVN từ

đó có thể đưa ra những chính sách kịp thời và hợp lý nhằm xây dựng hệ thống NH vững chắc, đảm bảo việc kinh doanh NH lành mạnh và hiệu quả

Trang 30

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ

VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Chương 1 trình bày một số vấn đề chung về HQHĐ và DVNHQT của NHTM, vai trò của DVNHQT, mối quan hệ giữa DVNHQT và HQHĐ của NH Bên cạnh đó, tác giả đã tiến hành phân tích các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về HQHĐ và DVNHQT tại một khu vực hay tại một quốc gia Trên cơ sở tổng quan nền tảng lý thuyết và kết quả các nghiên cứu thực nghiệm, tác giả đã tìm ra khoảng trống từ đó định hướng vấn đề nghiên cứu

1.1 Dịch vụ ngân hàng quốc tế của NHTM

1.1.1 Khái niệm dịch vụ ngân hàng quốc tế

NHTM là loại hình NH được thực hiện toàn bộ hoạt động NH và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật các tổ chức tín dụng (TCTD) nhằm mục tiêu lợi nhuận Hoạt động NH là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản (Luật các TCTD do Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2010) Theo Rose (2004), các NH ngày nay đang mở rộng danh mục các dịch vụ mới cung cấp cho khách hàng (KH), các DVNH cung cấp cho KH ngày càng đa dạng

NH là một trong những lĩnh vực được mở cửa mạnh nhất sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thách thức lớn nhất của ngành NH là đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt mạnh mẽ hơn Để giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập kinh

tế quốc tế, hệ thống NH Việt Nam cần cải cách mạnh mẽ Vì vậy mỗi NH phải nhận thức được vấn đề phát triển các DVNH DVNH được phân loại thành 2 mảng: DVNHQT và DVNH nội địa (Nguyễn Thị Cẩm Thủy, 2012)

Trang 31

DVNHQT bao gồm rất nhiều dịch vụ như thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế, bảo lãnh vay trả nợ nước ngoài, tài trợ xuất nhập khẩu, tham gia thị trường hối đoái, tín dụng quốc tế … , là các hoạt động kinh doanh tiền tệ với phạm

vi mở rộng khỏi biên giới quốc gia để hòa nhập, giao dịch với các NH khác trên thế giới (Lê Văn Tư, 2009) Theo Nguyễn Thị Cẩm Thủy (2012), DVNHQT bao gồm tất cả các dịch vụ tài chính do KH yêu cầu có liên quan đến thương mại quốc tế, đầu

tư quốc tế, du lịch quốc tế…, hay nói cách khác, đó là việc NH thực hiện một, một

số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư và cung ứng các dịch vụ tài chính ngân hàng trên thị trường quốc tế nhằm mục đích sinh lời Ngoài ra, một nghiên cứu khác còn định nghĩa một NH cung cấp DVNHQT nếu NH có hoạt động đầu tư vốn

và hoạt động kinh doanh ở nước ngoài (Niepmann, 2011) Một định nghĩa khác về DVNHQT xuất phát từ quốc tịch của KH và của NH, nếu quốc tịch của KH và NH khác nhau thì NH đó được coi là NH cung cấp DVNHQT hoặc sử dụng loại tiền tệ trong giao dịch làm cơ sở phân loại DVNHQT với DVNH nội địa, một NH vẫn chỉ được coi là cung cấp DVNH nội địa nếu tiền gửi cho dù của KH nước ngoài gửi vào

NH đó là đồng nội tệ (Đinh Thị Thanh Vân, 2010)

Theo Trần Huy Hoàng và cộng sự (2006), một NH cung cấp DVNHQT là

NH cung ứng các DVNH liên quan đến ngoại hối hoặc người không cư trú Về phạm vi không gian, DVNHQT không chỉ diễn ra giữa các quốc gia với nhau mà còn diễn ra bên trong địa phận của mỗi nước, bất kể đồng tiền của quốc gia đó có được tự do chuyển đổi ra ngoại tệ khác hay không Ngày nay, trong xu thế hội nhập toàn cầu, biên giới quốc gia chỉ mang ý nghĩa tương đối, không đơn thuần là đường ranh định không phận, địa phận, hải phận giữa các nước với nhau (Lê Thành Lân, 2004)

Ngay từ khi mới xuất hiện, ngành công nghiệp ngân hàng đã không ngừng nổ lực mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ sang các khu vực và quốc gia khác với các hình thức tổ chức như: văn phòng đại diện, ngân hàng đại lý, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài, ngân hàng con ở nước ngoài và được kiểm soát chặt chẽ bởi cả nước sở tại và nước cấp giấy phép hoạt động (Rose, 2004) … Ngoài

Trang 32

các DVNH dựa trên đồng nội tệ, các NHTM còn mở rộng các DVNHQT có liên quan đến đồng ngoại tệ (Lê Văn Tư, 2009)

Hình 1.1: Các dịch vụ ngân hàng của NHTM

Nguồn: Nguyễn Thị Cẩm Thủy (2012)

Dịch vụ ngân hàng thương mại

Dịch vụ ngân hàng trong nước Dịch vụ ngân hàng quốc tế

Thanh toán trong nước

Thẻ trong nước

Bảo lãnh trong nước

Bao thanh toán trong nước

Thanh toán quốc tế

Thẻ quốc tế

Bảo lãnh quốc tế

Bao thanh toán quốc tế

Kinh doanh ngoại hối Các nghiệp vụ đầu tư

Các dịch vụ khác Các dịch vụ khác

Trang 33

Căn cứ vào Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 và Pháp lệnh ngoại hối sửa đổi năm 2013, trên lãnh thổ Việt Nam, các giao dịch bằng ngoại hối hạn chế sử dụng trừ một số trường hợp được phép kể cả người cư trú và người không cư trú Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/04/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP đã được ban hành với chủ trương chuyển quan

hệ “huy động, cho vay vốn bằng vàng” sang quan hệ “mua, bán vàng” nên phạm vi nghiên cứu của luận án về các giao dịch ngoại hối tại NH là các giao dịch bằng ngoại tệ Trên cơ sở kế thừa các khái niệm về DVNHQT và các văn bản pháp lý tại

Việt Nam, khái niệm DVNHQT được thống nhất sử dụng trong nghiên cứu này

là các DVNH liên quan đến ngoại tệ do NH cung cấp

1.1.2 Vai trò của dịch vụ ngân hàng quốc tế

NH là ngành cung ứng dịch vụ đặc biệt đối với dân cư và nền kinh tế Trong điều kiện nền kinh tế mở, tự do hóa thương mại và tự do hóa tài chính, nhu cầu về các DVNHQT sẽ ngày càng phát triển theo hướng kết hợp hài hòa giữa lợi

ích của KH với lợi ích của NH và mang lại lợi ích cho nền kinh tế

- Đối với nền kinh tế

DVNHQT hỗ trợ mạnh mẽ cho kinh tế đối ngoại, một nền kinh tế với hệ thống NH có DVNHQT phát triển sẽ dễ dàng xâm nhập vào thị trường thế giới, thu hút vốn đầu tư, tạo sự lưu chuyển các dòng tài chính, tạo thu nhập cho nền kinh tế DVNHQT không chỉ góp phần huy động nguồn lực trong nước cho sự phát triển kinh tế mà còn huy động cả nguồn lực từ nước ngoài thông qua việc khuyến khích các nguồn kiều hối từ nước ngoài chuyển về và kinh doanh ngoại tệ

- Đối với NHTM

Trước xu hướng mở cửa của nền kinh tế, hoạt động của các NH dần dần vượt khỏi biên giới quốc gia và mở rộng thị trường kinh doanh ra thị trường nước ngoài DVNHQT trở thành yếu tố chính để các NH xác lập vị thế của mình, thu hút KH Đây cũng chính là mảng hoạt động hấp dẫn với tỉ suất sinh lợi cao, có thị trường rộng lớn, góp phần đa dạng hóa hoạt động NH, tận dụng và khai thác mọi tiềm

Trang 34

năng của NH Việc phát triển DVNHQT sẽ tạo điều kiện nâng cao uy tín và thương hiệu của NH, giúp NH mở rộng thị phần hoạt động tín dụng và phi tín dụng, tăng lợi nhuận, giảm bớt rủi ro và tăng khả năng cạnh tranh cho mỗi NH

- Đối với khách hàng

Thông qua các DVNHQT như thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối … sẽ đáp ứng nhu cầu về các dịch vụ NH của KH ngày càng tăng lên trong hoạt động thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế và phòng ngừa rủi ro Bên cạnh đó, KH sẽ dễ dàng mở rộng, thâm nhập thị trường nước ngoài, vị thế của

KH được nâng cao trong giao dịch với đối tác

1.1.3 Các dịch vụ ngân hàng quốc tế của NHTM

1.1.3.1 Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ

Kinh doanh ngoại tệ là dịch vụ mang lại lợi nhuận không nhỏ cho NH, tuy nhiên lợi nhuận cao bao giờ cũng tỷ lệ thuận với rủi ro, vì vậy việc đem lại lợi nhuận cao và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất chính là mục tiêu của dịch vụ này Trên thị trường có 5 dịch vụ kinh doanh ngoại tệ phổ biến: giao ngay (spot), kỳ hạn (forward), hoán đổi (swap), quyền chọn (option), tương lai (future) trong đó giao ngay là dịch vụ gốc còn các dịch vụ còn lại là phái sinh được sử dụng như là một công cụ hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro tỷ giá và tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động đầu cơ

Kinh doanh ngoại tệ là một dịch vụ đóng vai trò quan trọng đối với các NHTM trong việc góp phần gia tăng thu nhập cũng như hỗ trợ, thúc đẩy các dịch vụ khác phát triển Trong những năm qua, các dịch vụ kinh doanh ngoại tệ đã từng bước được hình thành và phát triển, ngoài các giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch quyền chọn, giao dịch hoán đổi, giao dịch tương lai cũng được triển khai đã giúp các NH trong việc cân bằng trạng thái ngoại tệ, giúp giảm thiểu rủi ro

tỷ giá, giảm sức ép cung cầu ngoại tệ trên thị trường Tuy nhiên, do tính chất phức tạp và nhạy cảm mà dịch vụ kinh doanh ngoại tệ cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho các NHTM (Lê Văn Tư, 2009)

Trang 35

1.1.3.2 Dịch vụ thanh toán quốc tế

Trong số các DVNHQT của NHTM thì thanh toán quốc tế là một dịch vụ quan trọng, là cơ sở nền tảng để các NHTM phát triển các sản phẩm, dịch vụ có liên quan như: tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ … đem lại nguồn thu đáng kể cho NHTM trong tổng số lợi nhuận từ DVNH

Trong quan hệ ngoại thương, có rất nhiều phương thức khác nhau như chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu, tín dụng chứng từ (L/C - letter of credit)… Mỗi phương thức thanh toán đều có ưu điểm và nhược điểm phù hợp với những quan hệ xuất nhập khẩu khác nhau Vì vậy, việc lựa chọn phương thức thanh toán thích hợp phải được hai bên bàn bạc, thống nhất, ghi trong hợp đồng mua bán ngoại thương (Lê Văn Tề, 2004)

1.1.3.3 Cho vay ngoại tệ

Cho vay ngoại tệ là một dịch vụ quan trọng trong mảng DVNHQT của NHTM, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho NH Dịch vụ này ra đời trên cơ sở hoạt động thương mại quốc tế thông qua nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu, các NHTM cung ứng những nhu cầu đặc thù về tài chính, uy tín cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhằm giúp cho KH vay vốn để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh trong thương mại quốc tế bao gồm một số hình thức chủ yếu sau:

Bảo lãnh NH: Là một hợp đồng giữa hai bên, một bên là NH phát hành bảo lãnh (gọi là người bảo lãnh) và một bên là người được bảo lãnh, theo đó NH phát hành bảo lãnh cam kết sẽ hoàn trả một khoản tiền nhất định cho bên thụ hưởng bảo lãnh trong trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện đầy đủ một nghĩa vụ nào đó được quy định trong bảo lãnh Căn cứ vào phạm vi, bảo lãnh NH bao gồm bảo lãnh trong nước và bảo lãnh quốc tế Bảo lãnh quốc tế là bảo lãnh NH trong lĩnh vực thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế … và được điều chỉnh theo URDG 758 (Uniform Rules for Demand Guarantees – Các quy tắc thống nhất về bảo lãnh) do Phòng thương mại quốc tế (ICC – International Chamber of Commerce) ban hành (Lê Văn Tư, 2009)

Trang 36

Bao thanh toán: Nhà xuất khẩu có thể gia hạn nợ cho nhà nhập khẩu và vì vậy họ có thể thiếu vốn lưu động Để bổ sung vốn lưu động, nhà xuất khẩu có thể bán “khoản phải thu” cho NH để thực hiện dịch vụ bao thanh toán Vai trò cơ bản của NH là mua “khoản phải thu” để nhận một tỷ lệ phần trăm giá trị của nó Để thực hiện được dịch vụ bao thanh toán, NH phải quản lý việc thu nợ, quản lý sổ cái bán hàng của nhà xuất khẩu ở nước ngoài, thưc hiện các thủ tục thanh toán, chịu rủi ro

… Rủi ro chủ yếu trong dịch vụ bao thanh toán là rủi ro thương mại, vì vậy các NH phải tiến hành đánh giá khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu Trong dịch vụ bao thanh toán quốc tế, NH thực hiện dịch vụ này thông qua rất nhiều NH quốc tế Giá

cả dịch vụ bao thanh toán có khuynh hướng cao vì phí của nó tùy thuộc vào các dịch vụ được NH cung cấp (Trầm Thị Xuân Hương, 2013)

1.1.3.4 Dịch vụ thanh toán thẻ quốc tế

Thẻ quốc tế là thẻ được sử dụng để rút tiền, thanh toán, chuyển khoản cho các giao dịch thanh toán nước ngoài NH cung cấp dịch vụ thẻ quốc tế đến KH với 2 phương thức: NH trở thành thành viên của các tổ chức phát hành, cung ứng dịch vụ thẻ và đóng vai trò là đại lý thanh toán hoặc NH phát hành thẻ riêng của mình Để làm được điều này, các NH phải có tiềm lực tài chính mạnh cũng như thương hiệu lớn để thu được một lượng lớn KH sử dụng thẻ (Nguyễn Thị Cẩm Thủy, 2012)

1.1.3.5 Dịch vụ ngân hàng đại lý

Dịch vụ ngân hàng đại lý (NHĐL) đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động DVNHQT của các NHTM Dịch vụ NHĐL có tính chất mở đường, khai thông mối quan hệ hợp tác với các NH nước ngoài, tạo tiền đề cho các DVNHQT khác phát triển Để tiến hành thanh toán lẫn nhau, các NH ở các nước liên quan phải thiết lập quan hệ NHĐL trên cơ sở một thỏa ước NH, nội dung bao gồm: các chữ ký có liên quan, các khóa mã Telex, Swift (nếu có), các điều khoản và các điều kiện, danh mục các NHĐL, báo cáo thường niên và các văn bản thông tin khác, hợp đồng tín dụng … (Nguyễn Thị Cẩm Thủy, 2012) Khi thiết lập quan hệ đại lý, các NH phải thường xuyên duy trì các loại tài khoản chủ yếu sau: tài khoản NOSTRO là tài

Trang 37

khoản của NH Việt Nam mở tại NHĐL, tài khoản VOSTRO là tài khoản của NHĐL

mở tại NH Việt Nam

1.2 Hiệu quả hoạt động của NHTM

1.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động của NHTM

Hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội Hiệu quả trong kinh tế được xem xét là mức độ thành công mà các đơn vị sản xuất hay NH đạt được trong việc phân bổ các nguồn lực đầu vào để có thể tối ưu hóa sản lượng đầu ra, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định (Nguyễn Khắc Minh, 2004) Nó biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và toàn bộ chi phí bỏ ra để có kết quả đó, phản ánh được chất lượng của hoạt động kinh tế đó, độ chênh lệch giữa hai đại lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao (Ngô Đình Giao, 1997)

Một doanh nghiệp hoặc NH được coi là hoạt động hiệu quả nếu nó đạt đến mức tối đa về kết quả đầu ra trong điều kiện sử dụng tối ưu các yếu tố đầu vào cho trước Điều này có nghĩa là, để có được một sự gia tăng trong đầu ra bắt buộc phải

có sự gia tăng các yếu tố đầu vào và ngược lại, không thể tìm cách giảm một yếu tố đầu vào nào mà không giảm kết quả đầu ra Như vậy, HQHĐ của NH phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu, thể hiện mối tương quan giữa đầu ra và đầu vào để có được hiệu quả đặt ra cũng như khả năng giảm thiểu chi phí

để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính khác

1.2.2 Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM

Các nghiên cứu hiện nay trên thế giới về phân tích HQHĐ thường sử dụng hai phương pháp chính là: phương pháp sử dụng các chỉ số tài chính và phương pháp phân tích hiệu quả biên

1.2.2.1 Phương pháp sử dụng các chỉ số tài chính

Để đánh giá HQHĐ bằng chỉ số tài chính của NHTM, hai chỉ tiêu thường được sử dụng nhiều nhất là ROA và ROE Tarawneh (2006) đã sử dụng chỉ tiêu ROE và ROA để đo lường HQHĐ của hệ thống NH Hồi giáo của Oman, Zeitun

Trang 38

(2012) áp dụng hai chỉ tiêu này khi phân tích HQHĐ cho các NH ở khu vực vùng Vịnh hay như Naceur (2003) cũng sử dụng các chỉ tiêu ROA để nghiên cứu cho các

ROA là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý của NH, cho thấy khả năng trong quá trình chuyển tài sản thành thu nhập ròng (Rose, 2004) Chỉ tiêu này phản ánh khả năng quản lý của hội đồng quản trị NH trong quá trình sử dụng tài sản của NH để tạo thành thu nhập ròng Nói cách khác, đây là chỉ tiêu giúp ta đánh giá một đồng tài sản của NH có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế ROA cao thường phản ánh kết quả hoạt động NH hữu hiệu, NH có cơ cấu tài sản hợp lý, có

sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước những biến động của nền kinh tế ROA thấp có thể là kết quả của một chính sách đầu tư hoặc cho vay không hợp lý hoặc cũng có thể do chi phí hoạt động của NH ở mức cao

Chỉ tiêu ROE (Return on equity) cũng là chỉ tiêu quan trọng và phổ biến để

đo lường khả năng sinh lời của cả NH và doanh nghiệp ROE được xác định bởi lợi nhuận sau thuế chia cho vốn chủ sở hữu của NH Chỉ số này nói lên rằng một đồng vốn cổ đông bỏ ra và thu về bao nhiêu đồng lời, chính vì vậy, đây là chỉ tiêu đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của NH Nó thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào NH (tức là chấp nhận rủi ro để hy vọng có được thu nhập ở mức hợp lý) Chỉ tiêu này cũng được sử dụng khá phổ biến trong phân tích HQHĐ nhằm phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

Bên cạnh hai chỉ tiêu về hệ số doanh lợi trên, HQHĐ của NH còn được thể hiện qua các chỉ tiêu về tỷ lệ thu nhập cận biên Chỉ số đầu tiên trong nhóm này là

tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM – Net interest margin) Tỷ lệ này đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà NH có thể đạt được thông qua hoạt

Trang 39

động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất Tỷ số thứ hai trong nhóm này là tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNM – Net noninterest margin) Tỷ lệ này đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi (chủ yếu là nguồn thu phí từ các dịch vụ) và các chi phí ngoài lãi mà NH phải chịu (tiền lương, chi phí sửa chữa, bảo hành thiết bị, chi phí các hoạt động phi tín dụng…) Đối với các NH Việt Nam, NNM thường nhỏ, mặc dù tỷ lệ thu từ phí trong tổng các nguồn thu của NH tăng khá nhanh trong những năm gần đây Các chỉ tiêu NIM, NNM phản ánh năng lực của hội đồng quản trị và nhân viên NH trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu (chủ yếu từ các khoản cho vay, đầu tư

và phí dịch vụ) so với mức tăng của chi phí (chủ yếu là chi trả lãi tiền gửi, những khoản vay trên thị trường tiền tệ, tiền lương nhân viên và phúc lợi) (Trần Huy Hoàng, 2011)

Ngày nay, trong phân tích hoạt động kinh doanh và đánh giá HQHĐ của doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng, các tỷ số tài chính vẫn thường được

áp dụng vì phương pháp này tương đối đơn giản và dễ hiểu Mỗi chỉ tiêu tài chính biểu hiện mối quan hệ giữa hai biến số, phản ánh một khía cạnh trong hoạt động của NHTM Vì vậy, để đánh giá toàn diện HQHĐ của NHTM, chúng ta phải sử dụng hàng loạt các chỉ tiêu khác nhau Điều này gây không ít khó khăn cho các nhà quản trị và cả các cơ quan quản lý nhà nước khi đánh giá và so sánh HQHĐ của các NHTM, nhất là khi đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ tài chính phức tạp như của NHTM (Manandhar, 2002) Để khắc phục các nhược điểm trong phương pháp phân tích các hệ số tài chính, gần đây các nhà kinh tế đã sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả biên để đánh giá HQHĐ của các NHTM Phương pháp này giúp chúng ta nhìn thấy một bức tranh tổng thể trong hoạt động của các NHTM

1.2.2.2 Phương pháp phân tích hiệu quả biên

Phân tích hiệu quả biên là phương pháp xác định chỉ số hiệu quả tương đối dựa trên việc so sánh khoảng cách của các đơn vị với một đơn vị thực hiện hoạt động tốt nhất trên đường biên Ưu điểm của phương pháp này là cho phép

Trang 40

xác định chỉ số hiệu quả chung của từng NH và xếp hạng hiệu quả của NH dựa

trên hoạt động thực tế Đây cũng là hiệu quả tốt nhất mà một NH đang thực hiện

khi so sánh với các NH khác Những thông tin này giúp các nhà quản trị đánh giá

được hiệu quả hiện tại của NH và tìm cách cải thiện, nâng cao HQHĐ của NH

(Nguyễn Việt Hùng, 2008)

Hai phương pháp chính để ước tính thực nghiệm HQHĐ của NH theo

phương pháp phân tích hiệu quả biên thường được sử dụng là: phương pháp tiếp

cận tham số và phi tham số (Nguyễn Minh Sáng, 2014) Phương pháp tiếp cận tham

số với 3 phương pháp chính là: phân tích biên ngẫu nhiên (Stochastic Frontier

Approach - SFA), phân tích Thick Frontier Approach (TFA) và phân tích

Distribution Free Approach (DFA) Phương pháp phân tích phi tham số bao gồm

phương pháp phân tích bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis - DEA) và phương

pháp xử lý yếu tố tự do Hull (Free Disposal Hull - FDH) Phương pháp phân tích

biên ngẫu nhiên (SFA) là phương pháp phân tích đặc trưng nhất của phương pháp

phân tích hiệu quả biên theo cách tiếp cận tham số và phương pháp phân tích bao

dữ liệu (DEA) là phương pháp phân tích đặc trưng nhất của phương pháp phân tích

hiệu quả biên theo cách tiếp cận phi tham số

Phân tích tham số hay phân tích dựa vào mô hình sản xuất biên ngẫu nhiên

(SFA) được giới thiệu bởi Aigner và cộng sự (1977) dựa trên nguyên tắc sự không

hiệu quả là dư lượng hoặc phần nhiễu, tức là sự khác biệt giữa mức độ sản xuất thực

tế và đường giới hạn sản xuất ước tính Mô hình nghiên cứu đầu tiên liên quan đến

hàm sản xuất với dữ liệu bảng có dạng: Yi = f(Xi,β) + εi;

i = 1, , n; Yi và Xi lần lượt biểu thị đầu ra và các vector đầu vào của các cơ sở sản

xuất i và β là véc tơ tham số cần ước lượng; εi = (Vi- Ui) là phần nhiễu; Vi: là yếu

tố ngẫu nhiên; Ui: là biến ngẫu nhiên không âm dùng để ước lượng phần phi hiệu

quả kỹ thuật

Cách tiếp cận tham số đòi hỏi phải chỉ định cụ thể mối quan hệ hay dạng

hàm giữa đầu vào và đầu ra, điều này có thể cho những kết luận sai nếu việc chỉ

định dạng hàm là không đúng Đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng, các nguồn

Ngày đăng: 26/07/2016, 15:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đinh Thị Thanh Vân, 2010. Hoạt động ngân hàng quốc tế và cơ chế giám sát hoạt động ngân hàng quốc tế. Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, số 100, trang 61- 69 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng
3. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Thống kê ứng dụng. TPHCM: Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê ứng dụng
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
4. Lê Thành Lân, 2004. Các giải pháp nhằm mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại ngân hàng công thương Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Trường đại học kinh tế TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp nhằm mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại ngân hàng công thương Việt Nam
5. Lê Văn Tư, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. TPHCM: Nhà xuất bản thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế
Nhà XB: Nhà xuất bản thanh niên
6. Liễu Thu Trúc và Võ Thành Danh, 2012. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006- 2009. Tạp chí khoa học trường đại học Cần Thơ, số 21a, trang 148-157 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí khoa học trường đại học Cần Thơ
7. Liễu Thu Trúc và Võ Thành Danh, 2012. Phân tích hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTMCP Việt Nam. Tạp chí khoa học trường đại học Cần Thơ, số 21a, trang 158-168 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí khoa học trường đại học Cần Thơ
8. Lê Phan Thị Diệu Thảo và Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh, 2013. Ứng dụng phương pháp DEA trong đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam. Tạp chí ngân hàng, số 21, trang 12-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí ngân hàng
9. Lê Văn Tề và cộng sự, 2004. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. TPHCM: Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
10. Lâm Chí Dũng, Nguyễn Trần Thuần và Phạm Quang Tín, 2015. Nghiên cứu tác động của thu nhập từ các hoạt động phi tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí phát triển kinh tế, số 26(6), trang 23-39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí phát triển kinh tế
11. Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự, 2011. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. TPHCM: Nhà xuất bản đại học quốc gia TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nhà XB: Nhà xuất bản đại học quốc gia TPHCM
12. Nguyễn Thị Cẩm Thủy, 2012. Phát triển các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập. Luận án tiến sĩ kinh tế. Học viện ngân hàng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập
13. Nguyễn Thị Cẩm Thủy, 2012. Nhận diện rủi ro nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của ngân hàng thương mại trong hội nhập quốc tế. Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, số 126, trang 59-66 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng
14. Nguyễn Minh Sáng, 2012. Phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại niêm yết ở Việt Nam. Tạp chí công nghệ ngân hàng, số 79, trang 23-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí công nghệ ngân hàng
15. Nguyễn Minh Sáng, 2013. Phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM. Tạp chí phát triển và hội nhập, số 11, trang 10-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí phát triển và hội nhập
16. Nguyễn Minh Sáng, 2014. Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí ngân hàng, số 4, trang 23-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí ngân hàng
17. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2005. Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Hà Nội: Nhà xuất bản Phương Đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020
Nhà XB: Nhà xuất bản Phương Đông
18. Ngô Đình Giao, 1997. Giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp. Hà Nội: NXB khoa học kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp
Nhà XB: NXB khoa học kỹ thuật
19. Nguyễn Khắc Minh, 2004. Từ điển toán kinh tế - thống kê và kinh tế lượng. Hà Nội: NXB khoa học kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển toán kinh tế - thống kê và kinh tế lượng
Nhà XB: NXB khoa học kỹ thuật
20. Nguyễn Việt Hùng, 2008. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Trường đại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
21. Nguyễn Thị Loan, Trần Thị Ngọc Hạnh, 2013. Hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí phát triển kinh tế, số 270, trang 12-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí phát triển kinh tế

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w