1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã hương bình, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế

80 769 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 3,64 MB

Nội dung

1 MỞ ĐẦU Phát triển kinh tế xã hội các vùng dân tộc thiểu số, vùng miền núi, gò đồi là một trong những chủ trương lớn của Đảng ta. Trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế ở vùng gò đồi thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều chuyển biến tích cực, vùng đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Kết quả đó đã làm cho kinh tế ở vùng gò đồi thị xã Hương Trà nói chung, xã Hương Bình nói riêng đã "thay da đổi thịt" và đời sống nông hộ đã tăng lên rõ rệt. Hiện nay vùng gò đồi tại xã Hương Bình có nhiều tiềm năng cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, giao thông thuận lợi, địa hình ít bị chia cắt, hiện đang là vùng trọng điểm sản xuất cây cao su, có nhiều loài hình sản xuất mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc sử dụng đất ở đây vẫn còn nhiều bất cập, bên cạnh những loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao, vẫn còn nhiều diện tích sử dụng chưa được hợp lý, mang lại hiệu quả sử dụng thấp. Hơn nữa, do sự ảnh hưởng của các nhân tố về vốn đầu tư, điều kiện khí hậu, địa hình và phong tục tập quán trong sản xuất đã ảnh hưởng rõ nét đến khả năng phát triển kinh tế của vùng. Mặt khác, mặc dù kinh tế của hộ gia đình nông dân trong vùng đã có nhiều khởi sắc, nhưng tình trạng sản xuất lạc hậu, độc canh và tình trạng nghèo đói vẫn chưa thể xóa bỏ, làm cho đất vùng gò đồi ở đây bị thoái hóa mạnh, giảm khả năng sản xuất và giảm hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Bởi vậy, nếu không sử dụng đất hợp lý, thì trong tương lai không xa sẽ biến thành đất trơ sỏi đá và sa mạc hóa. Đến nay, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào về sử dụng đất vùng gò đồi bền vững tại xã Hương Bình, chưa có cơ sở dữ liệu về đất trong mối quan hệ với môi trường (khí hậu, địa hình,v.v…). Xuất phát từ các vấn đề thực tiễn như trên, được sự nhất trí của Trường Đại học Nông Lâm Huế, cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo Tiến sĩ Nguyễn Văn Lợi, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã Hương Bình, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và mức độ thích hợp của đất đai với một số loại hình sử dụng đất xã Hương Bình nhằm định hướng sử dụng đất nông nghiệp một cách bền vững và hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất vùng gò đồi và cải thiện đời sống của người dân địa phương. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2 Ý nghĩa khoa học Đề tài nghiên cứu sẽ góp phần phát triển nông nghiệp vùng gò đồi theo hướng bền vững và các cơ sở khoa học nhằm định hướng việc sử dụng đất hợp lý vùng gò đồi. Ý nghĩa thực tiễn Giúp cho các nhà quản lý và người dân của vùng nghiên cứu chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo hướng nông nghiệp bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất vùng gò đồi và bảo vệ môi trường sinh thái. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Các loại đất và loại hình sử dụng đất lựa chọn là cao su, keo lai, keo tai tượng. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi thời gian Thời gian nghiên cứu: từ tháng 06/2012 đến tháng 05/2013. + Phạm vi không gian Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tại xã Hương Bình, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. CÁC KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ LIÊN QUAN 1.1.1 Khái niệm về vùng gò đồi Gò đồi và núi là hai khái niệm tồn tại không chỉ ở nước ta mà còn ở khắp nơi được sử dụng ở khắp các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay khái niệm về gò đồi vẫn chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu, mặc dù những thuật ngữ như đồi, vùng đồi và trung du được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực địa lý nói chung và thổ nhưỡng nói riêng. Theo V.M.Fridland (1961) “mặc dù trên thực tế ranh giới giữa vùng núi và gò đồi chuyển tiếp rất từ từ nhưng không thể nhập chung làm một được” [5]. Vũ Tự Lập (1999) cho rằng vùng đồi là vùng có độ cao tuyệt đối so với mực nước biển <500m. Trong ấn phẩm “Thuyết minh bản đồ địa mạo Việt Nam tỷ lệ 1/500.000, 1984” ông đưa ra một định nghĩa được coi là hoàn chỉnh, theo các tác giả đó vùng gò đồi là vùng có độ cao từ 10 – 300m phát triển thành dải ở rìa vùng núi, chúng phát triển trên các cấu trúc rất khác nhau và bị phân cắt từ mức yếu đến trung bình [14]. Trong ấn phẩm “Những loại đất chính miền Bắc Việt Nam” của Vũ Ngọc Tuyên, Trần Khải và Phạm Gia Tu (1963) [26] cho rằng: ranh giới giữa núi và đồi khó phân biệt chính xác vì núi chuyển từ từ sang đồi với những loại đất phân bố ở độ cao từ 25m đến 200m. Tuy nhiên về vấn đề này cũng có nhiều cách phân chia khác nhau: theo nhà địa mạo Nga I.Spiridonovp (theo Trần Đình Lý 2006 [18])cho rằng dạng địa hình đồi có độ cao tương đối (chia cắt sâu) khoảng 10 – 1500m và độ dốc 3 – 8 độ với sườn thoải vừa nhưng theo Vũ Tự Lập là 25 – 250m và độ dốc 8 – 15 độ. Theo Nguyễn Đình Kỳ, Trần Đình Lý (2006) và các cộng sự có thể lấy giới hạn độ cao tuyệt đối từ 15m, nơi địa hình bắt đầu bị chia cắt mạnh còn giới hạn trên có thể đến 250m - 300m so với mặt nước biển [18]. Còn Lê Quý An lại cho rằng giới hạn thấp nhất của đồi là 25m và giới hạn trên không được đề cập mà chỉ nói đến giới hạn của độ dốc phải nhỏ hơn 25 độ. Hoàng Đức Triêm (2001) [24] lấy ranh giới đến 500m để phân chia giới hạn vùng đồi và núi. Trần An Phong (1995) [20], Nguyễn Huy Phồn (1996) [21] khi đánh giá và đề xuất sử dụng tài nguyên đất đai theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững vùng trung tâm Bắc bộ Việt Nam đã chia địa hình thành các dạng như núi cao, núi trung bình, cao nguyên và núi đá vôi, thung lũng, đồng bằng và gò đồi được xếp vào loại núi thấp - đồi với độ cao tương đối <1000 m. 4 Theo Phạm Quang Khánh (1995) [13] trong công trình “Bản đồ dạng đất đai. Nội dung và phương pháp xây dựng” đã phân chia đất gò đồi thành 1 kiểu chính (đồi) và 3 kiểu phụ (đồi thấp, đồi trung bình và đồi cao) với độ cao tuyệt đối tương ứng <300m; 100 – 200m và 200 – 300m và độ cao tương đối <20m. Trong luận cứ khoa học phát triển kinh tế – xã hội vùng gò đồi Bắc Trung Bộ thì gò đồi được hiểu là vùng lãnh thổ kẹp giữa núi và đồng bằng hoặc những vùng đất cao xen với đồng bằng, có độ cao từ 20 – 300m so với mặt biển. Vì có vị trí trung gian chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng nên có nơi gọi là vùng trung du, vùng bán sơn địa. Về hình thái bề ngoài đó là những vùng đất cao lúp xúp, có độ cao sàn sàn gần bằng nhau, đỉnh thường bằng phẳng, sườn lồi hay thoai thoải, ở chân thường là các thung lũng phân cách. Từ lâu ở các thung lũng này đã được khai phá biến thành ruộng lúa hay đất trồng màu[31]. 1.1.2 Quá trình hình thành đất gò đồi Đất gò đồi được hình thành do tác động tổng hợp của các yếu tố tự nhiên (sinh vật, khí hậu, địa hình, đá mẹ, thời gian) và yếu tố con người. Với những đặc tính cơ bản của đất đai như độ cao, độ dốc, độ dày tầng đất mịn, thành phần cơ giới, độ phì nhiêu, chế độ nước và nguồn nước, đặc điểm khí hậu của vùng gò đồi là những yếu tố tác động tổng hợp đến các quá trình hình thành vỏ phong hoá và lớp phủ thổ nhưỡng. Các quá trình thổ nhưỡng chủ đạo ở vùng gò đồi nước ta là: - Quá trình tích luỹ tương đối sắt nhôm (feralit hoá) Đây là quá trình hình thành đất điển hình của vùng gò đồi nước ta trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, với độ cao lên tới 300 mét. Quá trình tích luỹ tương đối sắt, nhôm trong đất gắn liền với sự rửa trôi các cation kiềm thổ (Ca2+, Mg2+) và Silic làm cho đất có màu vàng đỏ vàng là chủ đạo, nhưng rất chua, chủ yếu thuộc nhóm đất Acrisols, Ferrasols (theo phân loại của FAO-UNESCO-WRB). Các loại đất này chiếm tỷ lệ lớn vùng gò đồi nước ta và hình thành trên các loại đá mẹ khác nhau nên độ đậm nhạt của màu sắc, độ đất có màu vàng đỏ, tầng dày, đặc tính lý hoá học rất khác nhau. - Quá trình tích luỹ tuyệt đối sắt nhôm (kết von, đá ong hoá) Quá trình này thường xảy ra ở vùng gò đồi thấp, nơi có mực nước ngầm thay đổi theo mùa mưa/khô xen kẽ. Vào mùa mưa, nước ngầm chứa nhiều muối sắt dễ tan phân bố trong các lỗ hổng, các mao quản. Đến mùa khô, đất bề mặt trống trải, bị lượng bốc hơi mạnh kéo theo muối sắt dạng khử sẽ bị oxy hoá thành dạng oxyt sắt hoặc hydroxyt sắt kết tủa lại thành hạt cứng - hạt kết von, hoặc thành lớp - dạng tổ ong gọi là đá ong. 5 Quá trình tích luỹ tuyệt đối sắt nhôm là quá trình thoái hoá đất nghiêm trọng, đất bị đá ong hoá, bị kết von gây khó khăn hoặc mất khả năng trồng trọt. - Quá trình tích luỹ chất hữu cơ (mùn hoá) Dưới tác dụng của các thảm thực vật của đất, sau chu kỳ sinh trưởng của các loại cây trồng, sinh khối mà chúng trả lại cho đất sẽ được phân giải và tổng hợp thành chất hữu cơ mới của đất, đó là chất mùn màu đen. Quá trình này xảy ra ở vùng gò đồi có nhiều rừng và thảm cỏ, là nguyên nhân tạo độ phì tiềm tàng cho đất. Chính vì vậy, ở những nơi còn giữ được nhiều rừng và thảm cỏ tự nhiên, độ phì của đất khá cao, cao hơn do hàm lượng chất hữu cơ và mùn trong đất cao. - Quá trình bạc màu hoá Đất bị nghèo thành phần khoáng sét, chất hữu cơ cũng như các nguyên tố vô cơ do xói mòn hoặc rửa trôi theo chiều sâu phẫu diện và bề mặt. Sự khoáng hoá chất hữu cơ mạnh do đất bị khô hạn hoặc quá tơi xốp và do xói mòn, rửa trôi làm cho lớp đất mặt trở nên bạc trắng, mất kết cấu, rất nghèo chất hữu cơ, và các chất dinh dưỡng khác và sắt. Quá trình này không những chỉ xảy ra thường xảy ra ở vùng đồi thấp núi đã được bị khai phá sử dụng lâu đời mà đất nhưng không được bảo vệ, bồi dưỡng, thảm thực vật và cây trồng phát triển kém, tạo sinh khối kém mà còn xảy ra ngay trên những thềm đất cao, quá trình canh tác không hợp lý. - Quá trình chua hoá Các cation kiềm và kiềm thổ như Na+, K+, Ca2+, Mg2+ bị mất dần trong đất do quá trình rửa trôi, xói mòn, cây hút chất dinh dưỡng nên đất chỉ còn lại các cation gây chua (H+, Al3+) và các gốc axit. Quá trình này xảy ra mãnh liệt ở các đất gò đồi bị khai phá làm nương rẫy, trồng trọt liên tục với phương thức độc canh. - Quá trình rửa trôi, xói mòn Trên các sườn đồi, dốc, nhất là các vùng rừng và thảm thực vật đã bị phá hoại mạnh, đất trống đồi núi trọc vào mùa mưa, đất bị rửa trôi, xói mòn, tạo thành các rãnh xói mòn và lớp đất mặt bị mỏng dần, nhiều nơi trơ lớp sỏi, đá gọi là đất xói mòn trơ sỏi đá. Những đất này hầu như không còn khả năng sản xuất và trồng rừng. - Quá trình bồi tụ hình thành đất bằng ở gò đồi Quá trình rửa trôi, xói mòn đất gò đồi đã lắng đọng sản phẩm ở các thung lũng hoặc, có thể là sản phẩm phù sa ven suối. Những cánh đồng phù sa diện tích lớn ở miền núi thung lũng là nơi dân cư đông đúc, trọng điểm sản xuất nông nghiệp canh tác lúa nước trên đất bằng và cây trồng cạn trên đất dốc. 6 Đối với những những vùng đất bằng ở trong vùng gò đồi có diện tích nhỏ hoặc lớn đều rất quan trọng đối với sản xuất lương thực. Nếu thâm canh tăng năng suất tốt sẽ giảm bớt canh tác nương rẫy phá rừng. - Các quá trình khác Các quá trình khác thường thấy ở vùng gò đồi như trượt đất đá. Trượt đất đá thường xảy ra vào mùa mưa. Ở độ dốc cao do lớp vỏ phong hoá dày, về mùa mưa lớn không những xói mòn bề mặt mạnh, rửa trôi sản phẩm phong hoá và đất từ nơi cao, dốc xuống địa hình thấp gây ra hiện tượng trượt đất đá. Ở địa hình dốc khi nước trong đất bão hoà thấm xuống sâu tiếp xúc với lớp đất đá có độ thấm và giữ nước kém hơn dễ sinh ra các mặt trượt làm cho lớp đất đá bên trên trượt xuống thấp. Việc xẻ núi làm đường giao thông ở vùng gò đồi đã tạo điều kiện thuận lợi cho đất trượt. 1.1.3 Hệ thống nông nghiệp Theo Vissac, Hentgen (1979): Hệ thống nông nghiệp là biểu hiện trong không gian của sự phối hợp các ngành sản xuất và kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thoả mãn các nhu cầu của mình. Nó biểu hiện một sự tác động qua lại giữa một hệ thống sinh học - sinh thái mà môi trường tự nhiên là đại diện và một hệ thống xã hội - văn hoá, qua các hoạt động xuất phát từ những thành quả kỹ thuật. Theo Mozoyer (1986): Hệ thống nông nghiệp là một phương thức khai thác môi trường được hình thành và phát triển trong lịch sử, một hệ thống sản xuất thích ứng với các điều kiện sinh thái, khí hậu của một không gian nhất định, đáp ứng với các điều kiện và nhu cầu của thời điểm ấy. Touve (1988) cho rằng: Hệ thống nông nghiệp thích ứng với các phương thức khai thác nông nghiệp của không gian nhất định do một xã hội tiến hành, là kết quả của sự phối hợp của các nhân tố tự nhiên, xã hội - văn hoá, kinh tế và kỹ thuật. Đào Thế Tuấn (1989) cho rằng hệ thống nông nghiệp thực chất là sự thống nhất giữa hệ sinh thái nông nghiệp và hệ kinh tế xã hội. Hệ sinh thái nông nghiệp là một bộ phận của hệ sinh thái tự nhiên, bao gồm các vật sống (cây trồng, vật nuôi) trao đổi năng lượng, vật chất, thông tin với ngoại cảnh, tạo nên năng suất sơ cấp (trồng trọt) và năng suất thứ cấp (chăn nuôi) của hệsinh thái. Hệ kinh tế - xã hội, chủ yếu là sự hoạt động của con người trong sản xuất để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. - Đặc điểm của hệ thống nông nghiệp [25] + Có mục tiêu của hệ thống 7 + Có các hệ thống phụ, gồm nhiều đơn vị cấu thành. + Có yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra của hệ thống. + Luôn bị các rủi ro . + Có mối tương tác giữa các thành phần. + Khi có thành phần thay đổi thì kéo theo các thành phần khác thay đổi. + Hiệu quả của cả hệ thống lớn hơn các hệ thống con trong đó. + Luôn luôn vận động và tồn tại ở các trạng thái rất khác nhau. + Bị chi phối bởi nhiều yếu tố môi trường và xã hội. + Bị chi phối và có xu thế thay đổi theo thời gian. + Có thứ bậc của hệ thống. 1.1.4 Hệ thống nông nghiệp bền vững Có rất nhiều định nghĩa về nông nghiệp bền vững tùy theo tình hình cụ thể: Theo FAO: nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý có hiệu quả tài nguyên cho nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người, đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Theo nông nghiệp Canada (Baier,1990): hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ thống có hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu xã hội về an ninh lương thực, đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên và chất lượng của môi trường sống cho đời sau. Định nghĩa của Piere Croson 1993: Một hệ thống nông nghiệp bền vững phải đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về ăn và mặc thích hợp có hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội gắn với việc tăng phúc lợi trên đầu người. Các định nghĩa có nhiều cách biểu thị khác nhau, song về nội dung thường bao gồm 3 thành phần cơ bản sau: [1] - Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ thống nông nghiệp phù hợp điều kiện sinh thái và không tổn hại môi trường. - Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong mối quan hệ con người cả cho đời sau. - Bền vững thể hiện ở tính cộng đồng trong hệ thống nông nghiệp hợp lý. Trong tất cả các định nghĩa, điều quan trọng nhất là biết sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, giữ vững và cải thiện chất lượng môi trường, có hiệu quả kinh tế, năng 8 suất cao và ổn định, tăng cường chất lượng cuộc sống, bình đẳng giữa các thế hệ và giảm rủi ro. Trong lịch sử canh tác nông nghiệp của nước ta thì hệ thống sử dụng đất trồng lúa nước là hệ canh tác khá bền vững. Hệ thống canh tác sử dụng đất dốc còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết. 1.1.4.1. Cơ sở (tiêu chí) đánh giá đối với sử dụng đất bền vững Hiện thời để đánh giá hệ thống sử dụng đất bền vững chỉ mới có các tiêu chí mang tính khuôn khổ chung cho một đơn vị địa lý – nhân văn rộng, cho nên đối với mỗi nước, mỗi kiểu sử dụng cần có các tiêu chí riêng và chỉ tiêu cụ thể. Bảng 1.1 : Các tiêu chí đánh giá sử dụng đất bền vững Tiêu chí Nội dung chỉ tiêu Hiệu quả kinh tế I.1 Nâng cao năng suất I.1.1 Trên mức bình quân vùng I.1.2 Năng suất tăng dần I.2 Chất lượng tốt I.2.1 Đạt tiêu chuẩn sản phẩm tiêu thụ tại địa phương và xuất khẩu. I.3 Giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích cao I.3.1 Trên mức trung bình của các hệ thống sử dụng đất của địa phương. I.3.2 Giá trị: chi phí(B:C)> 1,5 I.4 Giảm rủi ro: Về sản xuất Về thị trường I.4.1 Ít mất trắng do hạn. sâu bệnh I.4.2 Có thị trường địa phương hoặc bán ra ngoài, ổn định trên 7 năm I.4.3 Dễ bảo quản, vận chuyển Chấp nhận xã hội II.1 Đáp ứng nhu cầu nông hộ: Về lương thực, thực phẩm II.1.1 Nông hộ đủ lương thực, tự túc hoặc tạo ra nguồn tiền để mua. II.1.2 Bảo đảm được thực phẩm cân đối năng lượng (calori), hợp với khẩu vị của người tiêu dùng. 9 Về tiền mặt Nhu cầu khác: Gỗ, củi II.1.3 Sản phẩm bán được để có tiền mặt sớm, và đem lại thu nhập đều kỳ. II.1.4 Đủ gỗ thông thường và củi đun. II.2. Phù hợp năng lực nông hộ Về đất đai Về nhân lực Về vốn Về kỹ năng II.2.1 Phù hợp đất đã được giao. II.2.2 Phù hợp với lao động trong hộ hoặc thuê được tại địa phương. II.2.3 Không phải vay lãi cao. II.2.4 Phát huy được tri thức bản địa, kỹ năng nông dân. Nông hộ tự làm nếu được tập huấn. II.3 Tăng cường khả năng người dân: Tham gia Hưởng quyền quyết định công bằng xã hội II.3.1 Tham gia mọi khâu kế hoạch. II.3.2 Nông dân tự quyết việc sử dụng đất, không áp đặt và được hưởng lợi ích. II.4.1 Không làm phụ nữ nặng nhọc. II.4 Cải thiện cân bằng giới trong cộng đồng II.4.2 Không làm trẻ con mất cơ hội học hành. II.5. Phù hợp với Luật pháp hiện hành II.5.1 Phù hợp với Luật đất đai và Luật khác. II.6. Được cộng đồng chấp nhận II.6.1 Phù hợp với văn hóa dân tộc. II.6.2 Phù hợp với tập quán địa phương (hương ước). Bền vững sinh thái III.1 Giảm thiểu xói mòn thoái hóa đến mức chấp nhận được III.1.1 Xói mòn dưới mức cho phép. III.1.2. Độ phì nhiêu duy trì hoặc tăng. III.1.3 Trả lại tàn dư hữu cơ ở mức có thể. 10 III.2 Tăng độ che phủ III.2.1 Che phủ trên 35% quanh năm. III.3 Bảo vệ nguồn nước III.3.1 Duy trì và tăng nguồn sinh thủy. III.3.2 Không gây ô nhiễm nguồn nước. III.4 Nâng cao đa dạng sinh học của hệ sinh thái III.4.1. Số loài cây không giảm hoặc tăng; cây dài ngày cao nhất có thể được. III.4.2 Khai thác tối đa các loài bản địa III.4.3 Bảo toàn và làm phong phú quỹ gen. Nguồn: Bài giảng quản lý và sử dụng đất Nông nghiệp bền vững [1]. 1.1.4.2. Nhóm tiêu chí bền vững về kinh tế Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình quân của vùng có điều kiện đất đai. Năng suất sinh học bao gồm các sản phẩm chính và phụ phẩm (đối với cây trồng là gỗ, hạt, củ, quả, sợi và tàn dư để lại; đối với vật nuôi là thịt sữa, phân bón ). So sánh giữa các hệ là so sánh tương đối, do vậy cần lấy năng suất bình quân của vùng. Chẳng hạn năng suất rừng trồng ở phía Bắc không thể đem so sánh với năng suất ở Tây Nguyên. Một hệ có bền vững được phải có năng suất trên mức bình quân vùng, nếu không sẽ không cạnh tranh được có chế thị trường. Xu thế năng suất phải tăng dần, khi năng suất giảm, thì hệ không thể bền vững. Chiều hướng năng suất có ý nghĩa hơn năng suất tức thời. Về chất lượng, sản phẩm đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương, trong nước và xuất khẩu, tùy mục tiêu thị trường. Sản phẩm nếu không xuất khẩu được thì bán trong nước, nếu không bán xa được thì phải tiêu thụ được ngay tại địa phương. Việc giải quyết ách tắc về thị trường phải bắt đầu ngay từ khâu sản xuất: chọn giống thích hợp, giống tốt, hợp thị hiếu người mua. Cần phải tính toán để rải vụ nhằm bán được giá cao nhất (giống chín sớm, chính vụ, chín muộn…). Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất. Các loại sản phẩm khác nhau đóng góp vào thu nhập đều được tính đến. Chẳng hạn trong chăn nuôi không thể chỉ tính thịt mà phải tính cả phân bón, trồng cao su thì ngoài mủ khô phải kể đến gỗ khai thác cuối kỳ. Tổng giá trị trong một thời đoạn hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức đó thì có nguy cơ người chủ sử dụng sẽ không thể có lãi. Lãi suất phải lớn hơn lãi suất tiền vay vốn ngân hàng. [...]... 2.2.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Hương Bình - Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng và che phủ đất - Phân tích và đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 2.2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp - Hiệu quả kinh tế - xã hội - Hiệu quả môi trường 2.2.4 Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp: - Nghiên cứu phân hạng tiềm năng sản xuất đất nông nghiệp - Đánh giá tiềm năng... triển bền vững đất nông nghiệp ở xã Hương Bình: + Nghiên cứu và lựa chọn loại các loài cây trồng nông lâm nghiệp + Đánh giá phân hạng khả năng thích hợp của loại hình sử dụng đất trồng cây Cao su + Đánh giá phân hạng khả năng thích hợp của loại hình sử dụng đất trồng Keo lai và Keo tai tượng 2.2.5 Đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã Hương Bình - Cơ sở đề xuất sử dụng đất nông nghiệp. .. thích hợp của đất đai với một số loại hình sử dụng đất vùng gò đồi xã Hương Bình nhằm định hướng sử dụng đất nông nghiệp một cách bền vững và hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất vùng gò đồi và cải thiện đời sống của người dân địa phương 2.1.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và mức độ thích hợp của đất đai với một số loại hình sử dụng đất vùng gò đồi xã nghiên cứu - Phân hạng... hàng năm 27 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 3.1.1 Điều kiện tự nhiên + Vị trí: [27] Hình 3.1 : Vị trí địa lý xã Hương Bình Hương Bình là một xã thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, được giới hạn bởi: 28 - Phía Đông giáp xã Hương Hồ, Hương Thọ, Bình Thành - Phía Tây giáp xã Hương Vân, Hồng Tiến - Phía Nam giáp xã Bình Điền... - Phân hạng tiềm năng đất nông nghiệp và khả năng thích hợp đất đai vùng nghiên cứu - Đề xuất một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp bền vững ở vùng gò đồi xã nghiên cứu 2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên 24 + Vị trí + Địa hình +Thổ nhưỡng +Thủy văn +Khí hậu + Tài nguyên rừng - Điều kiện kinh tế - xã hội + Dân số + Lao... dụng đất nông nghiệp bền vững - Giải pháp tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp bền vững 25 - Giải pháp về lựa chọn loại hình sử dụng - Giải pháp khác: giải pháp quản lý tổ chức, giải pháp kỹ thuật, giải pháp chính sách và vốn, giải pháp quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng, thị trường, giải pháp nguồn lao động v.v 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Phương pháp thu thập... hình này thích hợp với các tỉnh miền núi phía Bắc như Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai (Thái Phiên và Nguyễn Tử Siêm, 2002) [19] 1.5 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG VÙNG GÒ ĐỒI BỀN VỮNG 1.5.1 Nghiên cứu về đất và sử dụng đất nông nghiệp vùng gò đồi Đất vùng gò đồi nói chung có độ màu mỡ cao nếu mới được khai phá hoặc được sử dụng hợp lý Tuy nhiên, độ màu mỡ của đất vùng gò đồi phụ thuộc nhiều... giá sử dụng đất Điểm nổi bật của phương pháp đánh giá đất của FAO là coi trọng và quan tâm đến việc đánh giá khả năng duy trì và bảo vệ tài nguyên đất đai Nhằm xây dựng một nền nông nghiệp bền vững trên phạm vi toàn thế giới cũng như trong từng quốc gia riêng rẽ 23 CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1.1 Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiện trạng sử dụng đất. .. bằng phương trình toán học và từ đó sẽ tính toán được sức sản xuất của đất + Phương pháp tình hình đánh giá đất đai của tổ chức theo FAO: Phương pháp đánh giá đất của FAO dựa trên cơ sở phân hạng đất thích hợp, cơ sở của phương pháp này là sự so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất với chất lượng đất, gắn với phân tích các khía cạnh kinh tế - xã hội và môi trường để lựa chọn phương án sử dụng đất tối ưu Phương... nhiều công trình nghiên cứu khoa học và ứng dụng về sử dụng và bảo vệ đất gò đồi Theo Hoey, M (1991), Gret (1988) và một số tác giả cộng sự của trường Đại học Khonkean – Thái Lan (1992) khi nghiên cứu về sử dụng đất đồi đã nêu mô hình sử dụng đất đồi, nhấn mạnh việc làm nương bậc thang, trồng cỏ thành băng, hạn chế làm đất đến mức tối thiểu góp phần phát triển nông nghiệp ổn định trên đất đồi dưới 20 . tài: Nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã Hương Bình, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế . MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và mức độ thích hợp của đất đai. 05/2013. + Phạm vi không gian Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tại xã Hương Bình, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. CÁC KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ LIÊN QUAN. hình sử dụng đất xã Hương Bình nhằm định hướng sử dụng đất nông nghiệp một cách bền vững và hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất vùng gò đồi và cải thiện đời sống của người dân địa phương.

Ngày đăng: 04/12/2014, 13:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 : Các tiêu chí đánh giá sử dụng đất bền vững - nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã hương bình, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 1.1 Các tiêu chí đánh giá sử dụng đất bền vững (Trang 8)
Bảng 3.1 : Kết quả phân loại đất - nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã hương bình, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 3.1 Kết quả phân loại đất (Trang 28)
Hình 3.2 Bản đồ phân bố các nhóm đất - nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã hương bình, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế
Hình 3.2 Bản đồ phân bố các nhóm đất (Trang 32)
Hình 3.3 : Hệ thống giao thông xã Hương Bình - nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã hương bình, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế
Hình 3.3 Hệ thống giao thông xã Hương Bình (Trang 35)
Bảng 3.3 : Hiện trạng sử dụng và che phủ đất năm 2011 của xã Hương Bình - nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã hương bình, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 3.3 Hiện trạng sử dụng và che phủ đất năm 2011 của xã Hương Bình (Trang 39)
Hình 3.4: Xã Hương Bình nhìn từ ảnh Landsat ETM + năm 2011 (tổ hợp kênh 453) - nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã hương bình, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế
Hình 3.4 Xã Hương Bình nhìn từ ảnh Landsat ETM + năm 2011 (tổ hợp kênh 453) (Trang 40)
Hình 3.5 : Hiện trạng sử dụng đất được giải đoán và phân loại từ ảnh Landsat ETM + - nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã hương bình, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế
Hình 3.5 Hiện trạng sử dụng đất được giải đoán và phân loại từ ảnh Landsat ETM + (Trang 41)
Bảng 3.4 : Ảnh hưởng độ dốc đến tiềm năng sản xuất nông nghiệp [28] - nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã hương bình, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 3.4 Ảnh hưởng độ dốc đến tiềm năng sản xuất nông nghiệp [28] (Trang 44)
Hình 3.6: Bản đồ phân cấp độ dốc xã Hương Bình - nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã hương bình, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế
Hình 3.6 Bản đồ phân cấp độ dốc xã Hương Bình (Trang 45)
Hình 3.7 : Bản đồ phân cấp thành phần cơ giới - nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã hương bình, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế
Hình 3.7 Bản đồ phân cấp thành phần cơ giới (Trang 46)
Hình 3.8: Bản đồ phân cấp độ dầy tầng đất - nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã hương bình, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế
Hình 3.8 Bản đồ phân cấp độ dầy tầng đất (Trang 48)
Hình 3.9: Bản đồ phân cấp hàm lượng hữu cơ - nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã hương bình, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế
Hình 3.9 Bản đồ phân cấp hàm lượng hữu cơ (Trang 50)
Hình 3.10: Bản đồ phân cấp đạm tổng số - nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã hương bình, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế
Hình 3.10 Bản đồ phân cấp đạm tổng số (Trang 51)
Bảng 3.9: Ảnh hưởng lân dễ tiêu đến tiềm năng sản xuất nông nghiệp [28] - nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã hương bình, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 3.9 Ảnh hưởng lân dễ tiêu đến tiềm năng sản xuất nông nghiệp [28] (Trang 52)
Hình 3.12: Bản đồ phân cấp hàm lượng kali dễ tiêu - nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã hương bình, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế
Hình 3.12 Bản đồ phân cấp hàm lượng kali dễ tiêu (Trang 54)
Bảng 3.13: Trọng số của các tiêu chí cho phân tích phù hợp đối với cây cao su - nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã hương bình, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 3.13 Trọng số của các tiêu chí cho phân tích phù hợp đối với cây cao su (Trang 60)
Bảng 3.15 : Phân loại phù hợp đất cho loại hình sử dụng đất trồng cây Cao su - nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã hương bình, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 3.15 Phân loại phù hợp đất cho loại hình sử dụng đất trồng cây Cao su (Trang 62)
Hình 3.15: Bản đồ phân hạng phù hợp cho loại hình sử dụng đất trồng cây cao su - nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã hương bình, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế
Hình 3.15 Bản đồ phân hạng phù hợp cho loại hình sử dụng đất trồng cây cao su (Trang 63)
Bảng 3.16: Trọng số của các tiêu chí cho phân tích phù hợp đối với hai loài keo - nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã hương bình, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 3.16 Trọng số của các tiêu chí cho phân tích phù hợp đối với hai loài keo (Trang 64)
Bảng 3.17: Xếp hạng phù hợp cho loại hình sử dụng đất trồng keo tai tượng - nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã hương bình, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 3.17 Xếp hạng phù hợp cho loại hình sử dụng đất trồng keo tai tượng (Trang 65)
Bảng 3.18: Xếp hạng phù hợp cho loại hình sử dụng đất trồng Keo lai - nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã hương bình, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 3.18 Xếp hạng phù hợp cho loại hình sử dụng đất trồng Keo lai (Trang 66)
Bảng 3.19 : Phân loại phù hợp đất cho loại hình sử dụng đất trồng các loài Keo - nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã hương bình, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 3.19 Phân loại phù hợp đất cho loại hình sử dụng đất trồng các loài Keo (Trang 68)
Bảng 3.20: Diện tích phân hạng phù hợp chung cho 3 loại hình sử dụng - nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã hương bình, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 3.20 Diện tích phân hạng phù hợp chung cho 3 loại hình sử dụng (Trang 70)
Hình 3.19: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã Hương Bình - nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã hương bình, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế
Hình 3.19 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã Hương Bình (Trang 73)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w