1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ định hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội

83 1,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

- Phân tích hiện trạng sử dụng đất của huyện Từ Liêm năm 2012 và biến động sử dụng đất nông nghiệp của huyện giai đoạn 2005 - 2012 - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả ki

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

- -

NGUYỄN MINH HUY

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ

SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TẠI

HUYỆN TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60850103

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẤN VĂN TUẤN

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,

là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng,… là nguồn vốn, nguồn nội lực trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay Nhưng đất đai là nguồn tài nguyên có hạn, việc sử dụng nguồn tài nguyên này vào việc phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và

cả nước một cách khoa học và đạt hiệu quả cao là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa to lớn

Trong những năm gần đây, việc khai thác sử dụng đất đai tại nhiều địa phương ở nước ta ngày càng có hiệu quả Tuy nhiên tại nhiều khu vực, nhất là các khu vực ven đô thị, thực trạng sử dụng đất đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết Do yêu cầu của quá trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng, một diện tích lớn đất nông nghiệp đã và đang chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp Mặt khác với vai trò là khu vực ven đô, diện tích đất nông nghiệp cần được quy hoạch sử dụng có hiệu quả cao nhằm cung cấp lương thực, rau quả cho nội thành và cải thiện môi trường sinh thái đô thị

Huyện Từ Liêm là một huyện có quỹ đất nông nghiệp khá lớn, Trước đây, người dân trong huyện chủ yếu sinh sống bằng việc sản xuất nông nghiệp với các loại đặc sản như Bưởi Diễn, cam Canh, quất Đông Ngạc, hoa Tây Tựu Tuy nhiên, đến năm 2012 toàn huyện chỉ còn 2672,73ha đất nông nghiệp Trong đó, diện tích cấy lúa chỉ còn gần 740ha, hơn 370ha cây ăn quả, diện tích rau màu là 457ha, diện tích trồng hoa là lớn nhất, lên tới 1.012ha

Xuất phát từ những vấn đề trên, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông

nghiệp, tận dụng được tiềm lực sẵn có, học viên xin chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ định hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội”

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Trang 3

- Làm rõ thực trạng sử dụng và đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp huyện Từ Liêm

- Đề xuất định hướng sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội đến 2020

3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Tìm hiểu, nghiên cứu tổng quan về cơ sở lý luận sử dụng bền vững đất nông nghiệp khu vực đô thị

- Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến địa bàn nghiên cứu

- Phân tích hiện trạng sử dụng đất của huyện Từ Liêm năm 2012 và biến động sử dụng đất nông nghiệp của huyện giai đoạn 2005 - 2012

- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính) huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội

- Đề xuất định hướng sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội đến 2020 theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu:

Thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; các số liệu thống kê về diện tích đất nông nghiệp để phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Từ Liêm

4.2 Phương pháp thống kê, so sánh:

Để phân tích đưa ra kết luận, đề tài có tiến hành thống kê, so sánh số liệu qua các năm để thấy được sự biến động, thay đổi sử dụng đất nông nghiệp

Trang 4

4.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp:

Từ số liệu thu thập được và hiện trạng, hiệu quả sử dụng đất tiến hành phân tích làm rõ những tồn tại, những điểm chưa hợp lý trong sử dụng đất nông nghiệp huyện Từ Liêm

4.4 Phương pháp điều tra nhanh nông thôn:

Sử dụng phiếu điều tra các hộ dân (51 hộ) trên địa bàn huyện Từ Liêm về hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp (điều tra các hộ đại diện, điển hình cho từng loại hình sử dụng đất)

4.5 Phương pháp chuyên gia:

Tham khảo, lấy ý kiến của cơ quan chuyên môn, cán bộ địa phương về định hướng sử dụng đất nông nghiệp

4.6 Cơ sở tài liệu chủ yếu phục vụ nghiên cứu đề tài:

- Luật Đất đai năm 2003

- Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

- Phạm Văn Khôi Phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái NXB Nông nghiệp, 2004

- Lê Quý Đôn Cơ sở khoa học để phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái và hiện đại hóa nông thôn Hà Nội giai đoạn 2006 –

2010, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học Hà Nội, 2005

- Các báo cáo về tình hình thực hiện công tác quản lý đất đai, thực trạng

và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Từ Liêm

- Các tài liệu, số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của huyện Từ Liêm

- Các dự án quy hoạch và định hướng sử dụng đất của huyện Từ Liêm đến

2020

- Các giáo trình, tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu

5 CẤU TRÚC LUẬN VĂN:

Trang 5

- Mở đầu: nêu lên tính cấp thiết, mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

- Nội dung nghiên cứu

Chương 1: Tổng quan nội dung nghiên cứu

Chương 2: Phân tích hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Chương 3: Đề xuất định hướng sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện

Từ Liêm đến 2020

- Kết luận

- Tài liệu tham khảo

- Phụ lục

Trang 6

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.1 Các khái niệm chung

1.1.1 Khái niệm về đất

Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu, địa hình, thời gian Giá trị tài nguyên đất được đánh giá bằng số lượng diện tích (ha, km2) và độ phì nhiêu, màu mỡ

Đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái, với khái niệm này đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất Đất theo nghĩa đất đai bao gồm: yếu tố khí hậu, địa hình, địa mạo, tính chất thổ nhưỡng, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên, động vật và những biết đổi của đất do các hoạt động của con người [32]

Về mặt đời sống – xã hội, đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không gì thay thế được của ngành sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bổ khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa và an ninh quốc phòng Nhưng đất đai là tài nguyên thiên nhiên có hạn về diện tích, có vị trí cố định trong không gian [4]

1.1.2 Khái niệm về đất nông nghiệp:

Theo Từ điển điện từ mở wiki, Đất nông nghiệp đôi khi còn gọi là đất canh tác hay đất trồng trọt là những vùng đất, khu vực thích hợp cho sản xuất, canh tác nông nghiệp, bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi Đây là một trong những nguồn lực chính trong nông nghiệp.[35]

Theo luật Đất đai số 24-L/CTN ngày 14/07/1993, đất đai của Việt Nam chia làm 06 loại:

+ Đất nông nghiệp;

+ Đất lâm nghiệp;

+ Đất khu dân cư nông thôn;

Trang 7

Tuy nhiên việc phân chia này vừa dựa trên địa giới hành chính, vừa dựa trên mục đích sử dụng, tạo nên sự đan xen, chồng chéo giữa các loại đất, gây khó khăn cho công tác phân loại và quản lý đất đai

Để khắc phục những hạn chế đó và để tạo điều kiện thuận lợi cho người

sử dụng đất thực hiện các quyền của mình trong việc sử dụng đất Luật Đất đai

số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 đã chia đất đai thành 03 nhóm chính với tiêu chí phân loại duy nhất là mục đích sử dụng đất Trên cơ sở đó, đất đai được chia làm ba nhóm:

+ Nhóm đất nông nghiệp;

+ Nhóm đất phi nông nghiệp;

+ Nhóm đất chưa sử dụng [30]

Theo Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của bộ Tài nguyên

và Môi trường, đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác [6]

1.1.3 Khái niệm và đặc điểm nông nghiệp khu vực đô thị và ven đô:

1.1.3.1 Khái niệm:

Theo FAO, trong khi vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất, nông nghiệp đô thị và ven đô được coi là các hoạt động nông nghiệp bên trong và xung quanh thành phố, nơi bị cạnh tranh về các nguồn tài nguyên (đất, nước, năng lượng, nhân công) để phục vụ cho các mục đích khác, nhằm phục vụ cho nhu cầu của người dân đô thị

Trang 8

Nông nghiệp đô thị là các khu vực nhỏ (các mảnh đất trống, các khu vườn, bờ đất, ban công, container) trong thành phố được sử dụng để trồng cây

và chăn nuôi các loại vật nuôi cỡ nhỏ hoặc bò sữa phục vụ nhu cầu của bản thân hoặc bán tại các khu chợ cóc

Nông nghiệp ven đô là các trang trại nhỏ gần thành phố hoạt động bán chuyên hoặc chuyên phục vụ kinh doanh trồng rau quả, nuôi gia súc gia cầm, sản suất trứng và sữa [33]

1.1.3.2 Đặc điểm:

- Ít cần đóng gói, bảo quản và vận chuyển thực phẩm,

- Cung cấp thức ăn giá rẻ cho người nghèo,

- Khả năng cung cấp các thực phẩm tươi mới và thực phẩm dễ bị hư hỏng,

- Khả năng tái chế và tái sử dụng rác thải,

- Nguy hiểm về môi trường và sức khỏe từ các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi không đảm bảo,

- Gia tăng cạnh tranh về đất, nước, năng lượng, nhân công,

- Giảm khả năng hấp thu ô nhiễm của môi trường [33]

1.1.4 Vấn đề sử dụng đất

Sử dụng đất liên quan đến chức năng hoặc mục đích của loại đất được

sử dụng Việc sử dụng đất có thể được định nghĩa là: “Những hoạt động của con người, liên quan trực tiếp tới đất, sử dụng nguồn tài nguyên đất hoặc có tác động lên chúng” [2]

Số liệu về quá trình và hình thái các hoạt động đầu tư (lao động, vốn, nước, phân hóa học ), kết quả sản lượng (loại nông sản, thời gian, chu kỳ, mùa vụ ) cho phép đánh giá chính xác việc sử dụng đất, việc phân tích tác động môi trường và kinh tế, lập mô hình những ảnh hưởng của việc biến đổi

sử dụng hoặc việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất này sang mục đích sử dụng đất khác

Sử dụng đất đai có hiệu quả là hệ thống các biện pháp nhằm điều hoà

Trang 9

mối quan hệ người - đất trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên khác và môi trường Căn cứ vào nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hoá cây trồng vật nuôi trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ

đó nghiên cứu áp dụng công nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đó là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển được nền nông nghiệp hướng về xuất khẩu có tính ổn định và bền vững đồng thời phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cao nhất [15]

Phạm vi sử dụng đất, cơ cấu và phương thức sử dụng đất một mặt bị chi phối bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, mặt khác bị kiềm chế bởi các điều kiện, quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật Vì vậy, có thể khái quát một số điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất

- Điều kiện tự nhiên:

Khi sử dụng đất đai, ngoài bề mặt không gian như diện tích trồng trọt, mặt bằng xây dựng , cần chú ý đến việc thích ứng với điều kiện tự nhiên

và quy luật sinh thái tự nhiên của đất cũng như các yếu tố bao quanh mặt đất như: yếu tố khí hậu, yếu tố địa hình, yếu tố thổ nhưỡng

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

Bao gồm các yếu tố như chế độ xã hội, dân số, lao động, thông tin, các chính sách quản lý về môi trường, chính sách đất đai, yêu cầu về quốc phòng, sức sản xuất, các điều kiện về công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông, vận tải, sự phát triển khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý,

sử dụng lao động, điều kiện và trang thiết bị vật chất cho công tác phát triển nguồn nhân lực, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất

- Yếu tố không gian:

Đây là một tính chất “đặc biệt” khi sử dụng đất do đất đai là sản phẩm của tự nhiên, tồn tại ngoài ý chí và nhận thức của con người Đất đai hạn chế

về số lượng, có vị trí cố định và là tư liệu sản xuất không thay thế được khi

Trang 10

tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội [1]

1.1.5 Vấn đề quản lý đất đai

Quản lý đất đai bao gồm những chức năng, nhiệm vụ liên quan đến việc xác lập và thực thi các quy tắc cho việc quản lý, sử dụng và phát triển đất đai cùng với những lợi nhuận thu được từ đất (thông qua việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê đất hoặc thu thuế) và giải quyết những tranh chấp có liên quan đến quyền sở hữu và quyền sử dụng đất

Quản lý đất đai là quá trình điều tra mô tả những tài liệu chi tiết về thửa đất, xác định hoặc điều chỉnh các quyền và các thuộc tính khác của đất, lưu giữ, cập nhật và cung cấp những thông tin liên quan về sở hữu, giá trị,

sử dụng đất và các nguồn thông tin khác liên quan đến thị trường bất động sản Quản lý đất đai liên quan đến cả hai đối tượng đó là đất công và đất tư bao gồm cả các hoạt động đo đạc, đăng ký đất đai, định giá đất, giám sát và quản lý sử dụng đất đai, cơ sở hạ tầng cho công tác quản lý

Nhà nước phải đóng vai trò chính trong việc hình thành chính sách đất đai và các nguyên tắc của hệ thống quản lý đất đai bao gồm: pháp luật đất đai và pháp luật liên quan đến đất đai Đối với công tác quản lý đất đai, nhà nước xác định một số nội dung chủ yếu: sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; tập trung và phân cấp quản lý; vị trí của cơ quan đăng ký đất đai; vai trò của lĩnh vực công và tư nhân; quản lý các tài liệu địa chính; quản lý các

tổ chức địa chính; quản lý nguồn nhân lực; nghiên cứu; giáo dục và đào tạo; trợ giúp về chuyên gia tư vấn và kỹ thuật; hợp tác quốc tế

1.2 Vai trò của đô thị hóa đối với việc sử dụng đất nông nghiệp

Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn, trong khi nhu cầu của con người về các sản phẩm lấy từ đất ngày càng tăng Tại các khu vực đô thị và ven đô, đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp do bị trưng dụng, thu hồi để chuyển mục đích sang các mục đích sử dụng khác Việc này đã dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu như vấn

đề tăng dân số cơ học, đi kèm với đó là vấn đề nhà ở và quản lý trật tự an toàn

xã hội ở đô thị; sự phân hoá giàu nghèo càng ngày sâu sắc; sự quá tải của hệ

Trang 11

thống cơ sở hạ tầng; vấn đề an toàn về lương thực, thực phẩm; vấn đề cảnh quan

đô thị và ô nhiễm môi trường… Một thực tế hiện nay của quá trình đô thị hóa ở nước ta là chỉ chú trọng đô thị hóa theo chiều rộng mà ít dựa vào động lực nội tại – chiều sâu Đô thị hóa trong điều kiện nền tảng như vậy càng làm cho các khó khăn nội tại như trên của các đô thị thêm phần sâu sắc và khó giải quyết Việc phát triển nông nghiệp đô thị thực sự là một trong những thành phần rất quan trọng trong việc đảm bảo phát triển nhanh và bền vững cho các đô thị của Việt Nam hiện nay

Công nghiệp hóa là trung tâm và đô thị hóa là yếu tố cơ bản của quá trình hiện đại hóa Các học giả nhận thấy rất ít quốc gia có thể đạt mức GDP đầu người là 10 000 USD trước khi đô thị hóa đạt mức 60% Việt Nam chắc cũng sẽ như vậy

Vì đô thị hóa thường gắn với tăng trưởng kinh tế và tăng thu cho ngân sách nên nhiều chính quyền địa phương nước ta muốn đẩy nhanh đô thị hóa hơn nữa, nâng loại đô thị hiện có, chuyển thị trấn, đôi khi là cả huyện (như Chí Linh) thành thị xã, thậm chí muốn chuyển cả tỉnh (như Bắc Ninh) hoặc tách đô thị lớn (như Đà Lạt, Vinh) thành thành phố trực thuộc Trung ương Đến tháng 12/2012,

cả nước có 765 đô thị Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam (phê duyệt năm 2009) dự kiến đến năm 2025 cả nước sẽ có khoảng 1000 đô thị với 52 triệu người, đưa tỷ lệ đô thị hóa lên 50% [20]

Trong quá trình đô thị hóa, việc tăng dân số đô thị đều đi đôi với tăng diện tích đất đô thị, tức là nhiều diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng sẽ được chuyển đổi thành đất đô thị Nếu đô thị ở giữa vùng trồng lúa thì chắc chắn diện tích đất trồng lúa và trồng rau vùng ven nội sẽ giảm đi, dù có được bảo vệ bằng cách nào đi nữa Đấy là chưa kể đến hiện tượng đô thị hóa không chính thức diễn ra theo dạng nhánh cây, cùng với các nhà máy lan tỏa dọc các quốc lộ, vừa chiếm dụng vừa làm ô nhiễm khá nhiều đất nông nghiệp, đồng thời gây trở ngại cho giao thông khu vực

Không những thế, để phục vụ nhu cầu của dân đô thị, nhiều diện tích đất

Trang 12

lúa ngoại thành đã phải nhường chỗ cho các trung tâm giải trí (như Thiên đường Bảo Sơn) hay sân gôn (như ở Vân trì, Hà Nội), thể hiện thế lực đáng nể của thị trường bất động sản

Nông nghiệp đô thị là hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bên trong hoặc bên cạnh đô thị, nó gắn chặt với hệ thống kinh tế - xã hội của đô thị, chịu

sự tác động bỏi quy hoạch, kế hoạch, chính sách và nhu cầu của đô thị Do đó,

để phát triển nông nghiệp đô thị một cách bền vững cần thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:

- Trước hết phải rà soát quy hoạch và có kế hoạch sử dụng một cách hợp lý, hài hòa; chuyển đổi những vùng đất năng suất, hiệu quả thấp sang các ngành nghề mang lại giá trị sử dụng đất cao hơn; Không phát triển công nghiệp những vùng đất màu mỡ, có lợi thế cho sản xuất nông nghiệp

Song song với với công tác quy hoạch, phải có kế hoạch sử dụng đất theo hướng tập trung, chuyên canh cần có chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các mô hình trình diễn sản xuất công nghệ cao, xây dựng trung tâm giao dịch, chợ đầu mối, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm Áp dụng các chính sách ưu đãi về sử dụng đất, vốn, thu hút đầu tư công nghệ cao

- Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao, công nghệ mới; trước hết là nghiên cứu tạo chọn giống, nhân giống, quy trình sản xuất thương phẩm, quy trình thu hoạch, xử lý, bảo quản, vận chuyển sản phẩm

… Đây là khâu then chốt, có tính chất quyết định đến tốc độ, chất lượng và hiệu quả của quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp đô thị Hệ thống và tổ chức khuyến nông đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thông qua các cơ sở thực nghiệm, các điểm trình diễn, các chương trình hội thảo, huấn luyện kỹ năng thực hành…

Vì vậy, mục tiêu sử dụng đất nông nghiệp đô thị là nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên cơ sở cân nhắc các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, tận dụng tối đa lợi thế về điều kiện sinh thái để tạo nên các sản phẩm

Trang 13

mang tính đặc trưng Đất nông nghiệp cần được sử dụng đạt 4 mục tiêu: đó là nâng giá trị sử dụng đất nông nghiệp; tăng thu nhập cho người lao động; nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm trong điều kiện hội nhập; ngoài ra nông nghiệp đô thị còn nhắm đến mục tiêu là tạo môi trường sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thân thiện với con người, với xã hội

1.3 Quan điểm sử dụng bền vững đất nông nghiệp khu vực đô thị

1.3.1 Sử dụng bền vững đất nông nghiệp nói chung

Theo FAO (1992), phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình quản lý

và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức, kỹ thuật và thể chế cho nông nghiệp phát triển nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người về nông phẩm

và dịch vụ vừa đáp ứng nhu cầu của mai sau [31]

Mục đích của nông nghiệp bền vững là kiến tạo một hệ thống bền vững về sinh thái, có tiềm lực về kinh tế, có khả năng thỏa mãn những nhu cầu của con người mà không hủy diệt đất đai, không làm ô nhiễm môi trường Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững năm 2002 tại Johannesburg đã khẳng định phát triển Nông nghiệp và Nông thôn bền vững là quá trình đa chiều bao gồm: (i) tính bền vững của chuỗi lương thực (từ người sản xuất đến tiêu thụ, liên quan trực tiếp đến cung cấp đầu vào, chế biến và thị trường); (ii) tính bền vững trong

sử dụng tài nguyên đất và nước về không gian và thời gian; (iii) khả năng tương tác thương mại trong tiến trình phát triển nông nông nghiệp và nông thôn để đảm bảo cuộc sống đủ, an ninh lương thực trong vùng và giữa các vùng [5]

1.3.2 Sử dụng đất nông nghiệp khu vực ven đô thị theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái – kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và thực tiễn ở nước ta

Cu Ba đã phát triển mạnh mẽ nông nghiệp đô thị để cung ứng thực phẩm tươi sống tại chỗ cho cư dân đô thị, nhờ đó thủ đô Lahabana đã tự túc được đến 90% thực phẩm Năm 2008 có hơn 20 vạn thị dân Cu Ba làm việc trong ngành nông nghiệp đô thị sử dụng 140 km2 đất đô thị Chương trình nông nghiệp đô thị của Cuba là một thành công ấn tượng Các nông trại, trong đó nhiều nông trại

Trang 14

nhỏ hiện là nguồn cung cấp phần lớn lượng rau cho Cuba Các nông trại này cũng cung cấp khoảng 300.000 việc làm trên toàn Cuba với lương khá cao và làm thay đổi thói quen ăn uống ở một quốc gia vốn quen với chế độ ăn có gạo và đậu cùng các sản phẩm đóng hộp từ Đông Âu GS Catherine Murphy, một nhà

xã hội học đã có hàng chục năm nghiên cứu về các nông trại ở Lahabana nhận xét: “Đây là một mô hình thú vị nếu xét rằng Cuba là quốc gia có gần 80% dân

số sống ở đô thị Điều này chứng tỏ các thành phố có thể tự sản xuất lương thực

mà vẫn đảm bảo các lợi ích xã hội và môi trường”

Tại Mumbai (Ấn Độ) là một trong các thành phố có mật độ dân cao nhất thế giới, 48.215 người/km2 Trong bối cảnh thiếu đất, hiếm nước, đông người nghèo, Tiến sĩ Doshi đưa ra phương pháp làm vườn hữu cơ quy mô nhỏ trên ban công, thậm chí treo trên tường, trên cơ sở dùng bã mía trộn đất đựng trong túi nhựa hay trong các loại hộp, ống, lốp xe, để hộ dân có rau ăn tại gia và tăng thu nhập Theo cách thức của ông, hộ gia đình có thể tự túc được 5kg rau quả mỗi ngày trong 300 ngày của năm

Ở Trung Quốc, nông nghiệp đô thị đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng thích nghi của các thành phố, giải quyết rất tốt các vấn đề do

đô thị hóa quá nhanh gây ra cho các đô thị Điều này sẽ được chứng minh qua ví

dụ ở thủ đô Bắc Kinh và thành phố Thượng Hải Nông nghiệp ven đô đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn lương thực sạch cho những người dân

ở thủ đô Bắc Kinh Trong năm 2010, tỷ lệ rau cung cấp cho thành phố Bắc Kinh

là 55% và Thượng Hải là 50% Do khoảng cách vận chuyển ngắn cũng làm giảm chi phí sản xuất lương thực Đồng thời, giảm vận chuyển sẽ làm giảm phát thải CO2 Khi có thảm họa, việc tự cung cấp lương thực sạch rất quan trọng Những không gian mở ở đô thị như đất nông nghiệp có thể được sử dụng làm nơi cấp cứu như điểm định cư tạm thời Năm 2003, dịch SARS ở Bắc Kinh, các bệnh viện được đặt tạm thời tại những vùng ven đô, nơi mà các bệnh nhân được cung cấp thực phẩm sạch và an toàn Năm 2008, sau thảm họa động đất ở Tứ Xuyên, hầu hết các lều tạm được dựng lên trong phạm vi rộng ở những khu đất nông

Trang 15

nghiệp ven đô Các sản phẩm từ nấm được sản xuất ở quận Fangshan, Bắc Kinh chiếm 56% tổng sản lượng nấm của thành phố Quá trình sản xuất gồm tái chế chất thải nông nghiệp và đem lại lợi nhuận cho những người nông dân Năm

2007, ở làng Miaoergang, lợi nhuận thu được từ sản xuất nấm trong một năm là 10,44 triệu nhân dân tệ và thu nhập trên đầu người ở quận đạt 10 595 nhân dân

tệ, tương đương 1552 USD, trong khi thu nhập trung bình hàng năm theo đầu người ở khu vực ngoại ô Bắc Kinh là 9559 nhân dân tệ, tương đương 1400 USD.Trong năm 2005, có khoảng 3,6 triệu người dân di cư ở Bắc Kinh Trong

số những người dân này, hơn 600000 (17%) người được tham gia vào các hoạt động liên quan đến nông nghiệp đô thị Các công việc này đã thu hút nhiều những dân di cư, họ là những nông dân có kinh nghiệm và bằng việc sử dụng các kỹ thuật tiên tiến như nhà kính, họ có thể kiếm nhiều tiền hơn, góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình của họ ở nông thôn [14]

Tại Nhật, tỷ lệ cơ giới hóa được áp dụng trên 25%, hầu hết phục vụ công đoạn cày xới, chăm sóc cho nguồn đất được giàu dinh dưỡng, phù hợp với thổ nhưỡng để trồng các chủng loại rau củ thích hợp cho vùng đất này như các loại rau cải, bắp cải và cà chua Công nghệ cũng được áp dụng ở công đoạn “tưới tắm” cho cây Còn những phần việc khác như gieo giống, đặc biệt là thu hoạch, phải luôn thực hiện thủ công Vì những khâu này rất cần đến kiến thức, kinh nghiệm và sự tỷ mẩn của nhà nông

Tuy nhiên, điểm khác biệt quan trọng trong ứng dụng công nghệ sản xuất nông sản sạch của Nhật chính là hệ thống tiếp nhận, thông báo để xử lý thông tin Hệ thống này đã được khách tham quan - ngay cả giới chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp của nhiều nước tiên tiến trên thế giới - đánh giá cao

Trang 16

Hình 1.1 Hệ thống đo nhiệt độ, gió, độ ẩm

Được thiết kế ngoài trời, ngay lối vào nông trại, thoạt nhìn, hệ thống này chẳng có gì đặc biệt, giống cột antena (ăng-ten) Nhưng hệ thống có đầy đủ chức năng như trạm dự báo thời tiết khi có thể thu thập, xử lý những thông số mang yếu tố sống còn trong sản xuất nông nghiệp, như: đo độ gió, lượng mưa, theo dõi nhiệt độ… của môi trường vùng trồng trọt Những thông số này luôn được cập nhật theo ngày, thậm chí ở thời điểm nhạy cảm của vụ mùa, hệ thống sẽ cập nhật từng giờ nhằm giúp các chuyên gia kỹ thuật có thể nắm bắt chính xác, trao đổi và có hướng xử lý cụ thể, kịp thời thích hợp, nhằm giảm tối đa nguy cơ gây thất bát vụ mùa

Nông dân Nhật đặt những cột ăng ten ngoài trời với các thiết bị camera (dụng cụ hình tròn), đo độ ẩm, nhiệt độ (dụng cụ bên tay trái), lượng mưa (phía bên phải)… để kiểm soát các điều kiện thời tiết trong quá trình trồng rau

Trang 17

Hình 1.2 Chi tiết một trạm xử lý số liệu [19]

Ở nước ta, năm 2007, tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP của TP Hồ Chí Minh là 0,9%, Hà Nội (cũ) 2,0%, Đà Nẵng 5,6%, Hải Phòng 11,0%, TP Cà Mau 11%, TP Lạng Sơn 5,2%, TP Quy Nhơn 8,3%, TP Thanh Hoá 4,5%, Hiện tượng tỷ trọng thấp ngành nông nghiệp ở Việt Nam cũng phù hợp với qui luật chung của thế giới: quá trình đô thị hóa càng phát triển thì tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP càng thấp và giảm xuống

Tuy vậy, nông nghiệp vẫn là một nguồn thu nhập quan trọng cho một bộ phận hộ gia đình, nhất là những hộ gia đình ở vùng ven đô và các gia đình nghèo

có điều kiện tiếp cận với các nguồn lực để phát triển nông nghiệp tại các đô thị Theo tính toán, nông nghiệp đô thị đã đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của một số đô thị như sau: nhu cầu lương thực: Hà Nội 33%, Hải Phòng 85%,

Đà Nẵng 23%, TP Hồ Chí Minh 10% và Cần Thơ 100%; nhu cầu rau, củ, quả thực phầm: Hà Nội 55%, Hải Phòng 65%, Đà Nẵng 30%, TP Hồ Chí Minh 18%

Trang 18

và Cần Thơ 70%; nhu cầu thịt gia súc, gia cầm: Hà Nội 25%, Hải Phòng 60%,

Đà Nẵng 20%, TP Hồ Chí Minh 10% và Cần Thơ 70%; nhu cầu cá, tôm: Hà Nội

tự túc được 22%, Hải Phòng 70%, Đà Nẵng 100%, TP Hồ Chí Minh 45 % và Cần Thơ 80% (bao gồm cả sản lưọng cá, tôm nước lợ, nước ngọt, nước mặn nuôi trồng và đánh bắt được trên địa bàn) [24]

Nông nghiệp ở một số đô thị cũng đã tạo ra một số nông sản có giá trị xuất khẩu: nghề nuôi tôm, cá sấu, cây cảnh, cá cảnh ở TP Hồ Chí Minh, nghề trồng hoa ở TP Đà Lạt; nghề trồng chè ở TP Thái Nguyên, TX Tuyên Quang,

TX Bắc Cạn, TX Sông Công; nghề trồng cà phê, cao su, hồ tiêu ở ngoại ô các đô thị ở Tây Nguyên; trồng cây ăn quả, nuôi tôm, cá ba sa ở các đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long So với khu vực nông thôn, trung bình năng suất cây trồng

ở khu vực ven đô có năng suất cao hơn 30-50% nhờ hệ thống hạ tầng nông nghiệp phát triển

Ngày 13/11/2010, Khoa Sinh - Môi trường, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng (Đại học Đà Nẵng) đã phối hợp với Công ty Tầm nhìn Sinh thái tổ chức Hội thảo “Nông nghiệp sinh thái đô thị - giải pháp của tương lai”

Tại Hội thảo, các nhà khoa học đã đưa ra các giải pháp cho nông nghiệp sinh thái đô thị như: “Kỹ thuật thủy canh tĩnh - ưu điểm và sự thích hợp với các

hộ gia đình nội thành thành phố Đà Nẵng” của Thạc sĩ Đỗ Thị Trường; “Thủy canh hồi lưu & Khí canh - giải pháp của nền nông nghiệp sinh thái đô thị” của Tiến sĩ Võ Văn Minh; “Cây xanh trong kiến trúc đô thị hiện đại” của Thạc sĩ Nguyễn Văn Khánh; “Cây cảnh thủy canh - sự lựa chọn của các hộ gia đình, phòng khách và trường học thân thiện”; “Nuôi cấy mô tế bào thực vật - giải pháp cung ứng giống cho nền nông nghiệp sinh thái đô thị” của Kỹ sư Trần Quang Dần,…

Đây là một trong những kỹ thuật sản xuất nông nghiệp mới do các nhà khoa học nghiên cứu trong nhiều năm qua để giải quyết những bức xúc của ngành nông nghiệp bị thu hẹp do tốc độ đô thị hóa quá nhanh Ngoài ra, nông nghiệp đô thị không chỉ là nguồn tạo nên GDP (giá trị kinh tế thuần tuý) mà còn

Trang 19

tạo ra nhiều giá trị khác: sinh thái, môi trường, giáo dục, nghỉ dưỡng, tận dụng thời gian rỗi

Sự kết hợp giữa nông nghiệp với du lịch, nghỉ dưỡng (còn gọi là loại hình nông nghiệp du lịch và nông nghiệp nghỉ dướng) cũng là một hướng phát triển đang được sử dụng, tuy nhiên vẫn mang tính cả thể tại các khu vự ven đô

1.4 Vấn đề hiệu quả sử dụng đất và đánh giá hiệu quả sử dụng đất

Sử dụng các nguồn tài nguyên có hiệu quả cao trong sản xuất để đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp bền vững là xu thế tất yếu đối với các nuớc trên thế giới

Để làm rõ bản chất của hiệu quả cần phân định rõ sự khác nhau và mối liên

hệ giữa kết quả và hiệu quả Kết quả, mà là kết quả hữu ích, là một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích của con người, được biểu hiện bằng những chỉ tiêu do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu tăng lên của con người mà ta phải xem xét kết quả đó đuợc tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra là bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì thế, khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng công tác hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó

[15]

Đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung đánh giá của hiệu quả Trên phạm vi toàn xã hội, các chi phí bỏ ra để thu được kết quả phải là chi phí lao động xã hội Vì thế, bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả lao động xã hội và được xác định bằng tương quan so sánh giữa kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí lao động xã hội Tiêu chuẩn của hiệu quả là sự tối đa hoá kết quả và tối thiểu hoá chi phí trong điều kiện tài nguyên thiên nhiên hữu hạn [34]

Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước trên thế giới Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là sự mong

Trang 20

muốn của nông dân, những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp [22]

Sử dụng đất đai có hiệu quả là hệ thống các biện pháp nhằm điều hoà mối quan hệ người - đất trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên khác và môi trường Căn cứ vào nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hoá cây trồng vật nuôi trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đó nghiên cứu

áp dụng công nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đó là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển được nền nông nghiệp hướng

về xuất khẩu có tính ổn định và bền vững đồng thời phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cao nhất [15]

* Các nội dung và nhiệm vụ sử dụng đất được thể hiện qua:

- Sử dụng hợp lý về không gian để hình thành hiệu quả kinh tế không gian

- Hiệu quả phải được xem xét trên 3 mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường

- Phải xem xét đến lợi ích trước mắt và lâu dài

- Phải xem xét cả lợi ích riêng của người sử dụng đất và lợi ích chung của

Trang 21

Khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất người ta thường đánh giá trên ba khía cạnh: hiệu quả về mặt kinh tế sử dụng đất, hiệu quả về mặt xã hội và hiệu quả về mặt môi trường [17].

* Hiệu quả kinh tế:

Hiệu quả là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế, xã hội là đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, khi nguồn lực sản xuất của xã hội ngày càng trở nên khan hiếm, việc nâng cao hiệu quả là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội [15]

Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau Trên cơ sở thực hiện vấn đề “tiết kiệm

và phân phối một cách hợp lý thời gian lao động (vật hoá và lao động sống) giữa các ngành” Theo quan điểm của C Mác, đó là qui luật “tiết kiệm”, là “tăng năng suất lao động xã hội”, hay đó là “tăng hiệu quả” Ông cho rằng: “Nâng cao năng suất lao động vượt quá nhu cầu cá nhân của người lao động là cơ sở của hết thảy mọi xã hội” Như vậy, theo quan điểm của Mác, tăng hiệu quả phải được hiểu rộng và nó bao hàm cả việc tăng hiệu quả kinh tế và xã hội [18]

Các nhà khoa học kinh tế Samuel – Nordhuas cho rằng: “Hiệu quả có nghĩa là không lãng phí Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội, “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hoá này mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hoá khác Mọi nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng năng suất của nó" [18]

Theo L.M Canirop:" Hiệu quả của sản xuất xã hội được tính toán và kế hoạch hoá trên cơ sở những nguyên tắc chung đối với nền kinh tế quốc dân bằng cách so sánh kết quả của sản xuất với chi phí hoặc nguồn lực đã sử dụng" [18]

Tác giả Đỗ Khắc Thịnh cho rằng: “Thông thường hiệu quả được hiểu như một hiệu số giữa kết quả và chi phí, tuy nhiên trong thực tế đã có trường hợp không thực hiện được phép trừ hoặc phép trừ không có ý nghĩa” Do vậy, nói

Trang 22

một cách linh hoạt hơn nên hiểu hiệu quả là một kết quả tốt phù hợp mong muốn

và hiệu quả có nghĩa là không lãng phí [21]

Tóm lại, có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng đều thống nhất nhau ở bản chất của nó Người sản xuất muốn thu được kết quả phải

bỏ ra những chi phí nhất định, những chi phí đó là nhân lực, vật lực, vốn,…So sánh kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó sẽ có hiệu quả kinh tế Tiêu chuẩn của hiệu quả là sự tối đa hoá kết quả với một lượng chi phí định trước hoặc tối thiểu hoá chi phí để đạt được một kết quả nhất định

Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp và tới tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác Vì thế, hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được ba vấn đề:

Một là, mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật “tiết kiệm thời gian”, nó là động lực phát triển của lực lượng sản xuất, là điều kiện quyết định phát triển văn minh xã hội và nâng cao đời sống con người qua mọi thời đại

Hai là, hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết

hệ thống Quan điểm của lý thuyết hệ thống cho rằng nền sản xuất xã hội là một

hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con người với con người trong quá trình sản xuất Hệ thống là một tập hợp các phần tử có quan hệ với nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất và luôn vận động Theo nguyên lí đó, khi nhiều phần tử kết hợp thành một hệ thống sẽ phát sinh nhiều tính chất mới mà từng phần tử đều không có, tạo ra hiệu quả lớn hơn tổng hiệu quả các phần tử riêng lẻ Do vậy, việc tận dụng khai thác các điều kiện sẵn có, hay giải quyết các mối quan hệ phù hợp giữa các bộ phận của một hệ thống với yếu tố môi trường bên ngoài để đạt được khối lượng sản phẩm tối đa là mục tiêu của từng hệ thống Đó chính là mục tiêu đặt ra đối với mỗi vùng kinh tế, mỗi chủ thể sản xuất trong mọi xã hội

Ba là, hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ cho

Trang 23

lợi ích của con người Do những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng,

vì thế nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất

xã hội

Các nhà sản xuất và quản lý kinh tế cần phải nâng cao chất lượng các hoạt động kinh tế nhằm đạt mục tiêu với một lượng tài nguyên nhất định tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn nhất hoặc tạo ra một khối lượng sản phẩm nhất định với chi phí tài nguyên ít nhất

Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào Mối tương quan đó cần xét cả về phần

so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó Một phương án đúng hoặc một giải pháp kinh tế kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao là đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí nguồn lực đầu tư

Vì vậy, bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là: với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội

* Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người, việc lượng hoá các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả xã hội còn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tính chất định tính như tạo công ăn việc làm cho lao động, xoá đói giảm nghèo,định canh, định cư, công bằng xã hội, nâng cao mức sống của toàn dân

Trong sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả về mặt xã hội chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp [32] Hiện

Trang 24

nay, việc đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp là vấn đề đang được nhiều nhà khoa học quan tâm

* Hiệu quả môi trường

Môi trường là một vấn đề mang tính toàn cầu, hiệu quả môi trường được các nhà môi trường học rất quan tâm trong điều kiện hiện nay Một hoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả khi hoạt động đó không gây tổn hại hay có những tác động xấu đến môi trường như đất, nước, không khí và hệ sinh học, là hiệu quả đạt được khi quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra không làm cho môi trường xấu đi mà ngược lại, quá trình sản xuất đó làm cho môi trường tốt hơn, mang lại một môi trường xanh, sạch, đẹp hơn trước [13]

Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trường là hiệu quả mang tính lâu dài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm ảnh hưởng xấu đến tương lai,

nó gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sinh thái

Sử dụng đất hợp lý, hiệu quả cao và bền vững phải quan tâm tới cả ba hiệu quả trên, trong đó hiệu quả kinh tế là trọng tâm, không có hiệu quả kinh tế thì không có điều kiện nguồn lực để thực thi hiệu quả xã hội và môi trường, ng-ược lại, không có hiệu quả xã hội và môi trường thì hiệu quả kinh tế sẽ không bền vững [12]

1.5 Nguyên tắc, quan điểm và các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bền vững trong quá trình đô thị hóa

1.5.1 Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp

Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn trong khi đó nhu cầu của con người lấy từ đất ngày càng tăng, mặt khác đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do bị trưng dụng sang các mục đích khác Vì vậy, sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta với mục tiêu nâng cao hiệu quả KT-XH trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và hướng tới xuất khẩu Sử dụng đất nông nghiệp trong sản xuất nông nghiệp trên cơ sở cân nhắc những mục tiêu phát triển KT-XH, tận dụng tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái

Trang 25

và không làm ảnh hướng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo cho khai thác sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất [11] Do

đó, đất nông nghiệp cần được sử dụng theo nguyên tắc “đầy đủ và hợp lý”, phải

có các quan điểm đúng đắn theo xu hướng tiến bộ, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, làm cơ sở thực hiện việc sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả kinh

tế cao

Thực hiện sử dụng đất nông nghiệp đầy đủ và hợp lý là cần thiết vì:

- Nó sẽ làm tăng nhanh khối lượng nông sản trên 1 đơn vị diện tích, xây dựng cơ cấu cây trồng, chế độ bón phân hợp lý, góp phần bảo vệ độ phì đất

- Là tiền đề để sử dụng có hiệu quả cao các nguồn tài nguyên khác, từ đó nâng cao đời sống của nông dân

- Trong cơ chế kinh tế thị trường cần phải xét đến tính quy luật của nó, gắn với các chính sách vĩ mô nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

và phát triển nền nông nghiệp bền vững [7]

* Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp:

- Tận dụng triệt để các nguồn lực thuận lợi, khai thác lợi thế so sánh về khoa học- kỹ thuật, đất đai, lao động qua liên kết trao đổi để phát triển cây trồng, vật nuôi có tỉ suất hàng hoá cao, tăng sức cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu [8]

- Trên quan điểm phát triển hệ thống nông nghiệp, thực hiện sử dụng đất nông nghiệp theo hướng tập trung chuyên môn hoá, sản xuất hàng hoá theo hướng ngành hàng, nhóm sản phẩm, thực hiện thâm canh toàn diện và liên tục Thâm canh cây trồng, vật nuôi vừa để đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp vừa đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp ổn định [7]

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở thực hiện “đa dạng hoá” hình thức sở hữu, tổ chức sử dụng đất nông nghiệp, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với sinh thái và bảo vệ môi trường [3]

Trang 26

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp gắn liền với chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất và quá trình tập trung ruộng đất nhằm giải phóng bớt lao động sang các hoạt động phi nông nghiệp khác [8].

- Các quan điểm sử dụng đất nông nghiệp cụ thể là:

+ Khai thác triệt để, hợp lý, có hiệu quả quỹ đất nông nghiệp

+ Chuyển mục đích sử dụng phù hợp

+ Duy trì và bảo vệ đất nông nghiệp

+ Tiết kiệm, làm giàu đất nông nghiệp

+ Bảo vệ môi trường đất để sử dụng lâu dài

1.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

* Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết, địa hình, thổ nhưỡng, )

có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, các yếu tố này là tài nguyên để sinh vật tạo nên sinh khối Vì vậy, khi xác định vùng nông nghiệp hoá cần đánh giá đúng điều kiện tự nhiên, trên cơ sở đó xác định cây trồng vật nuôi chủ lực phù hợp, định hướng đầu tư thâm canh đúng

Theo Mác, điều kiện tự nhiên là cơ sở hình thành địa tô chênh lệch I Theo N.Borlang, người được giải Nobel về giải quyết lương thực tại các nước phát triển cho rằng: yếu tố duy nhất, quan trọng nhất, hạn chế năng suất cây trồng ở tầm cỡ thế giới trong các nước đang phát triển, đặc biệt đối với nông dân thiếu vốn là độ phì đất [16]

* Nhóm các yếu tố kỹ thuật canh tác:

Biện pháp kỹ thuật canh tác là các tác động của con người vào đất đai, cây trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của các quá trình sản xuất để hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế Đây là những tác động thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trường và thể hiện những dự báo thông minh và sắc sảo Lựa chọn các tác động

kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng các đầu vào nhằm đạt các mục tiêu sử dụng đất đề ra Theo Frank Ellis và Douglass C.North, ở các nước phát

Trang 27

triển, khi có tác động tích cực của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu mới đối với tổ chức sử dụng đất Có nghĩa là ứng dụng công nghiệp sản xuất tiến bộ là một đảm bảo vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh Cho đến giữa thế kỷ 21, quy trình kỹ thuật có thể góp đến 30 % năng suất kinh tế trong nền nông nghiệp nước ta [16] Như vậy, nhóm các biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất đai theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

* Nhóm các yếu tố tổ chức kinh tế:

Nhóm yếu tố này bao gồm:

- Công tác quy hoạch và bố trí sản xuất

Thực hiện phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên (khí hậu, độ cao tuyệt đối của địa hình, tính chất đất, khả năng thích hợp của cây trồng đối với đất, nguồn nước và thực vật) làm cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng vật nuôi hợp lý, nhằm khai thác đất đai một cách đầy đủ, hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư thâm canh và tiến hành tập trung hóa, chuyên môn hoá, hiện đại hoá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp [10]

- Hình thức tổ chức sản xuất

Cần phát huy thế mạnh của các loại hình tổ chức sử dụng đất trong từng

cơ sở sản xuất, thực hiện đa dạng hoá các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất phù hợp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa các hình thức đó [17]

* Nhóm các yếu tố xã hội

Nhóm yếu tố này bao gồm :

- Hệ thống thị trường và sự hình thành thị trường đất nông nghiệp, thị trường nông sản phẩm Ba yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất

là : năng suất cây trồng, hệ số quay vòng đất và thị trường cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra [23]

- Hệ thống chính sách

Trang 28

- Sự ổn định chính trị- xã hội và các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của Nhà nước

- Những kinh nghiệm, tập quán sản xuất nông nghiệp, trình độ năng lực của các chủ thể kinh doanh, trình độ đầu tư

1.5.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bền vững trong quá trình đô thị hóa

Việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bền vững trong quá trình

đô thị hóa thể hiện qua chính chất lượng cuộc sống của người dân sản xuất nông nghiệp, thể hiện qua các tiêu chí sau:

* Tiêu chí kinh tế: nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo cung cấp

nguồn nông sản ổn định, chất lượng cao với diện tích trồng trọt thấp nhất

Loại cây trồng nào cho hiệu quả kinh tế cao, phát triển ổn định thì được thị trường chấp nhận Do đó, phát triển sản xuất nông nghiệp là thực hiện tập trung, chuyên canh kết hợp với đa dạng hoá sản phẩm

Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình quân vùng có cùng điều kiện đất đai Năng suất sinh học bao gồm các sản phẩm chính và phụ (đối với cây trồng là gỗ, củi, hạt, củ, quả, và tàn dư để lại) Một

hệ thống nông nghiệp bền vững phải có năng suất trên mức bình quân vùng, nếu không sẽ không cạnh tranh được trong cơ chế thị trường Mặt khác, chất lượng sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương, trong nước và hướng tới xuất khẩu tuỳ theo mục tiêu của từng vùng

Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất Tổng giá trị trong một giai đoạn hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức của vùng thì nguy cơ người sử dụng đất sẽ không có lãi, hiệu quả vốn đầu tư phải lớn hơn lãi suất tiền vay vốn ngân hàng

Tiêu chí kinh tế được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:

- Giá trị sản lượng: là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ tạo ra được trong một thời gian nhất định (mặc định của đề tài là 1 năm)

Trang 29

Giá trị sản lượng = ∑ Qi * Pi, với:

Giá trị gia tăng = Giá trị sản lượng - Chi phí trung gian

- Thu nhập thực tế: là phần giá trị thu được sau khi trừ đi chi phí thuê người lao động và thuê quản lý

Thu nhập thực tế = Giá trị gia tăng - Thuế - Tiền thuê lao động

- Tỷ suất lợi nhuận: là tỷ lệ của thu nhập thực tế chia cho chi phí trung gian

Tỷ suất lợi nhuận = Thu nhập thực tế / Chi phí trung gian * 100%

* Tiêu chí xã hội: đem lại việc làm cho nhiều người, đặc biệt là những

đối tượng mới di chuyển từ nông thôn lên thành phố do có kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp

Tiêu chí xã hội được đánh giá qua giá trị ngày công lao động, trình độ dân trí và mức sống tại khu vực

* Tiêu chí môi trường: tăng cường việc tái sử dụng chất thải; giảm việc

sử dụng hóa chất như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu

Tiêu chí môi trường được đánh giá thông qua lượng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học được sử dụng

* Phương pháp phân tích định lượng bằng hàm sản xuất Cobb – Douglas:

Trang 30

Đề thấy rõ hơn ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào và hiệu quả kinh tế đầu

ra trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các mô hình sản xuất, đề tài sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas

Theo Lê Văn Dụy, [9] hàm Cobb-Douglas có ưu điểm là tuy mô hình đơn giản, song vẫn cho phép nhận xét sát thực với tình hình sản xuất thực tế

Sử dụng hàm Cobb-Douglas có thể lượng hóa các mối quan hệ, tác động qua lại giữa các yếu tố đầu vào (Quy mô sản xuất, chi phí, số lao động, tuổi và trình độ văn hóa của hộ sản xuất) và kết quả đầu ra (thu nhập)

Hàm sản xuất Cobb – Douglas có dạng:

α) - (1 α

t t t

Q là biến nội sinh cần phân tích (giá trị sản lượng hoặc giá trị gia tăng);

A là năng suất các yếu tố tổng hợp;

Log(At) = log(Qt) - α.log(Lt) – (1-α).log(Kt)

Giải bài toán trên từ các số liệu thu thập được bằng Excel, ta có thể tính được khả năng tác động của các biến ngoại sinh lên thu nhập thực tế của hộ gia đình, từ đó đưa ra đánh giá về các loại mô hình sản xuất và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Từ Liêm

Trang 31

Chương 2: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

NÔNG NGHIỆP HUYỆN TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Từ Liêm

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý:

Từ Liêm là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây của thành phố Hà Nội, bao gồm 15 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 7.562,79 ha với tổng dân số tính đến 31/12/2011 là 463.136 người Có tọa độ địa lý từ

105o42'10" đến 105o48'00" kinh độ Đông và từ 21o06'50" tới 21o08'20" vĩ độ Bắc:

Phía Bắc giáp huyện Đông Anh;

Phía Nam giáp quận Hà Đông;

Phía Đông giáp quận Cầu Giấy, quận Tây Hồ và Quận Thanh Xuân; Phía Tây giáp huyện Hoài Đức và huyện Đan Phượng

Huyện Từ Liêm nằm trên trục phát triển phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, tập trung nhiều đầu mối giao thông đường bộ quan trọng có vai trò lớn trong phát triển kinh tế của thủ đô Hệ thống giao thông huyết mạch do Trung ương

và thành phố quản lý bao gồm: Đường Nam cầu Thăng Long – Sân bay quốc tế Nội Bài nối trung tâm thủ đô Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài; Đường 32 nối Hà Nội – Sơn Tây; Đại Lộ Thăng Long chạy qua các xã Mễ Trì, Đại Mỗ, Tây Mỗ đi Hòa Lạc; Đoạn đường quốc lộ 6A nối Hà Nội với các tỉnh vùng Tây Bắc; đường 70, đường 23 ven sông Hồng…

Với vị trí như vậy, Từ Liêm được xác định là khu vực mở rộng không gian nội thị có chức năng là trung tâm dịch vụ khoa học, công nghệ của thành phố; Có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, các cụm dân cư đô thị, phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, khoa học công nghệ và quản lý hành chính Theo quy hoạch phát triển không gian đô thị thủ đô Hà Nội đến năm 2020 thì phần lớn

Trang 32

diện tích đất nông nghiệp của huyện sẽ được thu hồi để xây dựng các khu đô thị, điểm công nghiệp hiện đại và hạ tầng cơ sở

* Địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng:

Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa hình tương đối bằng phẳng, hướng nghiêng theo chiều Tây Bắc – Đông Nam Cao độ trung bình

từ 6 – 6,5m; khu vực có địa hình cao nhất là 8m – 11m nằm ở phía Bắc ven sông Hồng, khu vực có địa hình thấp nhất là những ô trũng, hồ, đầm và vùng phía nam của huyện

Đây là khu vực có nền địa chất khá ổn định Tuy nhiên, đất đai phần lớn

là đất phù sa mới nên cường độ chịu tải của đất kém, khi đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đòi hỏi phải đầu tư xử lý nền móng

* Khí hậu:

Từ Liêm nằm trong khu vực khí hậu chung của thành phố, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều Một năm có 2 mùa rõ rệt Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 Thời gian này, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, lượng mưa tập trung vào các tháng 7, 8 và 9, chiếm 70 % lượng mưa cả năm Hướng gió chủ đạo là gió Đông và gió Đông Nam Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Khí hậu lạnh và khô, nửa mùa đầu giá rét, ít mưa, nửa mùa sau thường có mưa phùn, ẩm ướt Hướng gió chủ đạo là hướng Bắc và Đông Bắc

Nền nhiệt cao ổn định, nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 24oC Nhiệt

độ cao nhất khoảng 32oC vào tháng 6, tháng 7 và thấp nhất khoảng 13oC vào tháng giêng Biên độ nhiệt độ ngày đêm khoảng 6 – 7oC Tổng nhiệt độ hàng năm là 8.000o

C – 8.700oC, số giờ nắng trung bình khoảng 1.640 giờ

Lượng mưa trung bình năm là 1.600mm – 1.800mm Số ngày mưa trong năm là 140 - 145 ngày Lượng mưa phân bố không đều, khối lượng mưa trong các tháng 7, 8, 9 chiếm 70% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 8 mưa lớn nhất (300mm – 500 mm) và thường xuất hiện các đợt bão Tháng 1, 2, 11 và 12 là các tháng ít mưa nhất trong năm Trong những tháng này khí hậu hanh khô, ô

Trang 33

nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân

Lượng nước bốc hơi trung bình đạt 938 mm/năm Độ ẩm không khí cao, trung bình khoảng 82% và ít chênh lệch giữa các năm cũng như giữa các tháng trong năm Tháng 2 và tháng 3 có độ ẩm thấp nhất, có khi giảm đến 30 – 40% (năm 2008) gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho sinh hoạt và đời sống của dân

cư Tuy nhiên, số ngày có độ ẩm thấp không nhiều trong năm

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi thì đôi khi thời tiết cũng làm ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn, đặc biệt mùa mưa còn xảy ra tình trạng ngập úng trên nhiều tuyến đường và trên các thửa ruộng của nông dân

* Thủy văn

Huyện Từ Liêm có hệ thống sông ngòi tương đối dày đặc, chịu sự ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Hồng, sông Nhuệ và sông Pheo là ba tuyến thoát nước chủ yếu cho địa bàn huyện Ngoài ra huyện còn có nhiều đầm, hồ tự nhiên là nguồn dự trữ nước ngọt quan trọng vào mùa khô

Sông Hồng chảy qua địa bàn huyện với chiều dài hơn 7km, chế độ nước, hàm lượng phù sa, độ rộng và chiều sâu của mực nước sông diễn biến phụ thuộc theo lượng mưa và thời gian xả lũ của hồ Hoà Bình Vào các tháng mùa mưa nước dâng cao lên đến 9 – 12 m làm ngập lụt khu vực bãi ven đê, lòng sông mở rộng lên khoảng 1.200m – 1.500m, lưu lượng nước đạt khoảng 15.000 – 18.000 m3/s, hàm lượng phù sa khá cao khoảng 3 – 7kg/m3 Vào các tháng mùa khô mực nước xuống thấp khoảng 4 – 5 m, lòng sông hẹp lại (800 – 1000 m), lưu lượng nước đạt 920 m3/s, hàm lượng phù sa trong nước đạt 0,1 – 0,4 m3/s

Sông Nhuệ bắt nguồn từ sông Hồng, từ Liên Mạc chạy dọc qua địa bàn huyện Nguồn nước sông được điều tiết bởi cống Liên Mạc, do vậy khá ổn định Tuy nhiên, hiện nay nước sông đang có dấu hiệu ô nhiễm do các chất thải, nước thải sinh hoạt và công nghiệp được xử lý chưa tốt trên địa bàn huyện thải trực tiếp xuống sông

Ngoài sông Hồng và sông Nhuệ, Từ Liêm còn có các sông nhỏ chảy qua

Trang 34

như sông Đăm, sông Cầu Ngà, Sông Pheo và nhiều hồ đầm lớn nhỏ Hệ thống sông, hồ, đầm đã tạo cho Từ Liêm có lượng nước mặt dồi dào, đủ lượng nước tưới quanh năm cho cây trồng và phục vụ sản xuất nông nghiệp

Đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm, không glây, không loang lổ (Ph): phân bố ở hầu hết các xã trong đê Đất được phát triển trên đất phù sa cổ và phù sa cũ Loại đất này có tầng canh tác trung bình, thành phần cơ giới trung bình và nhẹ, hàm lượng dinh dưỡng khá đến trung bình, phù hợp với việc trồng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, các loại rau, cây ăn quả, cây cảnh

Đất phù sa không được bồi hàng năm, có tầng loang lổ (Ph1); được hình thành do chịu ảnh hưởng của quá trình canh tác dẫn đến bị biến đổi, xuất hiện tầng loang lổ đỏ vàng Đất có tầng dày trung bình, phân bố trên địa hình cao, vàn cao, hàm lượng dinh dưỡng trung bình

Đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm có tầng glây (Phg): phân

bố ở địa hình vàn, vàn thấp và thấp trũng Loại đất này có ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện Đây là loại đất chủ yếu dùng để canh tác hai vụ lúa do ở trong điều kiện ngập nước nhiều, thiếu oxi, vi sinh vật yếm khí hoạt động mạnh; Thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nặng, nghèo lân, dễ tiêu

Đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm, úng nước (Phn): Phân

bố chủ yếu ở các xã khu vực phía Nam của huyện Đất bị biến đổi do thời gian

Trang 35

bị ngập lâu, đất chua đến rất chua, nghèo lân, dễ tiêu

Đất đai của huyện đều có nguồn gốc phù sa, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất khá cao phù hợp với nhiều loại cây trồng, thuận lợi cho phát triển đa dạng hoá nông nghiệp với nhiều sản phẩm có ưu thế phục vụ đô thị

* Tài nguyên nước

Nguồn nước chính cung cấp trên địa bàn huyện Từ Liêm là nước mặt và nước ngầm

- Nguồn nước mặt: Nguồn tài nguyên nước mặt của huyện khá phong phú, được cung cấp bởi sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đăm, sông Cầu Ngà Đây là các đường dẫn tải và tiêu nước quan trọng trong sản xuất cũng như cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư Bên cạnh đó hệ thống ao hồ tự nhiên và lượng mưa hàng năm cũng là nguồn cung cấp nước cho nhu cầu sử dụng của huyện

Nước mặt có chất lượng khá tốt, có khả năng cung cấp cho sản xuất, sinh hoạt và tưới tiêu trên địa bàn cả huyện Tuy nhiên, do chế độ nước của các sông ngòi ao hồ trên địa bàn chịu ảnh hưởng trực tiếp của lượng mưa theo mùa nên vào mùa khô nước các sông xuống thấp, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân

- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm khá dồi dào, gồm 3 tầng:

+ Tầng 1: có độ sâu trung bình 13,5m, nước có độ nhạt mềm đến hơi cứng, chứa Bicacbonatcanxi, có hàm lượng sắt cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 0.42-0.93 mg/l

+ Tầng 2: có độ sâu trung bình 12,4 m, nước có thành phần Bicacbonatnatri, hàm lượng sắt từ 2,16-17,25 mg/l

Cả hai tầng nước trên có trữ lượng nhỏ, khả năng khai thác ít, cung cấp nước cục bộ cho một số địa bàn trên huyện

+ Tầng 3: có độ sâu trung bình 40 - 50m, nguồn nước dồi dào, sử dụng để khai thác với quy mô công nghiệp Tổng độ khoáng hóa từ 0,25 - 0,65g/l, thành phần hóa học chủ yếu là Cacbonat – Clorua – Natri – Canxi Hàm lượng sắt từ 0,42 – 47,4 mg/l (khu vực Mai Dịch có hàm lượng sắt thấp hơn); Hàm lượng

Trang 36

Mangan từ 0,028 – 0,075 mg/l; Hàm Lượng NH4 từ 0,1 – 1,45 mg/l Hiện nay,

do cường độ khai thác cát đen, sỏi ngầm tại khu vực sông Hồng cao nên đã hình thành phễu hạ thấp mực nước, trung tâm của phễu là giếng mai Dịch và đang phát triển rộng ra toàn huyện Thêm vào đó, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra nhanh và mạnh, sử dụng nhiều hóa chất trong sản xuất trong khi việc

xử lý chất thải chưa được coi trọng đúng mức đã làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường nước, có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trong tương lai

* Thực trạng môi trường

Trong những năm qua, cùng với việc bùng nổ dân số, tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh, nhiều dự án công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được triển khai trên địa bàn kéo theo lượng chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khói bụi khí thải và tiếng ồn tăng nhanh, gây ô nhiễm nguồn nước, đất đai và không khí ở nhiều nơi

Theo số liệu kiểm tra cho thấy, khối lượng bụi lắng hiện có là 190,6 tấn/km2/năm, cao gấp 2 lần nồng độ cho phép bụi lắng (96/tấn/km2/năm) Kết quả này được đánh giá là ô nhiễm vừa; Nồng độ bụi lơ lửng trong không khí ở mức 0,2 – 0,3 mg/m3

và có xu hướng tăng vượt chỉ tiêu cho phép Một số khu vực có làng nghề sản xuất, khu vực đang xây dựng, mức độ ô nhiễm bụi lơ lửng khá cao như bến xe Mỹ Đình, đường Phạm Văn Đồng, đường Hồ Tùng Mậu trong khi công tác vận chuyển vật liệu xây dựng yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường chưa được chú trọng, quan tâm triệt để Vật liệu cát, sỏi, chất thải, đất thải… thường xuyên bị rơi vãi trong quá trình vận chuyển; Nhiều lòng đường, vỉa hè bị lấn chiếm làm nơi tập kết và bốc dỡ hàng hóa, vật liệu xây dựng; Khí thải SO2, CO tại các nhà máy sản xuất công nghiệp thải trực tiếp ra không khí là những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí như hiện nay [25]

Ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động sản xuất và lưu thông xe cộ tại khu vực dọc theo tuyến đường Phạm Văn Đồng, Khu Công Nghiệp Nam Thăng Long xã Thụy Phương, Cầu Diễn đang là mối quan tâm của chính quyền và người dân địa phương

Trang 37

Nước sinh hoạt trên địa bàn chủ yếu được lấy từ nguồn nước mặt và nước ngầm Hiện nay, nước sông Hồng có độ đục lớn, hàm lượng chất lơ lửng cao Sông Nhuệ chịu lượng chất thải từ các nhánh sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét, trung bình một ngày đêm là 2.592.000 m3

và chịu nhiều nguồn nước thải khác phát sinh từ khu dân cư, du lịch, nhà hàng, các cơ sở y tế,cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Theo Tổng cục đo lường Việt Nam, hiện nay giá trị COD của con sông này đã vượt 7- 8 lần, BOD5 vượt 7 lần, giá trị Coliform cao hơn TCVN 5942-1995 (loại B); Chất lượng nước kém, nước màu đen, váng, nhiều cặn lắng và có mùi tanh [25]

Nước ngầm ở phía Nam huyện có chứa hàm lượng Amoni cao hơn giới hạn ô nhiễm nước dưới đất (3mg/l); tầng chứa nước QH cao hơn tầng PQ, nước

bị nhiễm bẩn từ tầng trên xuống tầng dưới

Hệ thống thoát nước chưa được xây dựng hoàn chỉnh nên vào mùa mưa,

số điểm ngập úng thường xuyên của Huyện lên đến 23 điểm, xảy ra trên 12 xã; Nước thải bệnh viện, các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà hàng, khách sạn… chưa có hệ thống nước thải riêng Nhiều chất thải độc hại cao đã xả trực tiếp vào

hệ thống cống chung của Huyện, chảy thẳng ra sông Nhuệ và các sông hồ khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước và sức khỏe của nhân dân

Về rác thải và xử lý rác thải: Công tác thu gom, xử lý chất thải rắn đã được huyện xây dựng thành nhiều phương án giải quyết trong cộng đồng Năm

2006, huyện đã triển khai chương trình xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn, cụ thể hóa phân định trách nhiệm của các ngành, các cấp đối với việc xã hội hóa công tác thu gom và vận chuyển rác thải 100% các xã, thị trấn thực hiện nghiêm túc việc thu gom, vận chuyển rác thải đến nơi quy định Nhiều thùng rác công cộng được phân bố hợp lý và tăng khối lượng qua các năm Công tác vệ sinh, hút bụi, tưới nước, làm sạch đường phố, bảo đảm mỹ quan đô thị tại các tuyến đường chính như: đường Phạm Văn Đồng, đường Hồ Tùng Mậu, đường đê Hữu Hồng…được thực hiện thường xuyên và hiệu quả Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng trong vấn đề bảo

Trang 38

vệ môi trường như: hưởng ứng lễ phát động của Thành phố về ngày Môi trường Thế giới, ngày làm cho thế giới sạch hơn, 60 giờ trái đất với sự tham gia của các cấp chính quyền cơ sở, các tổ chức chính trị - xã hội, các tầng lớp nhân dân, công nhân lao động, học sinh, sinh viên Huyện đã thành lập các khu phố tự quản, tổ tự quản trong việc giữ gìn vệ sinh trong khu vực cư trú Phát động phong trào vệ sinh đường làng, ngõ, xóm, cam kết vệ sinh môi trường, tổ chức một ngày vệ sinh môi trường với sự tham gia của toàn thể các hộ gia đình trong khu vực

Tuy nhiên, do tốc độ tăng dân số nhanh, lượng người đến định cư trên địa bàn lớn, tính đến cuối năm 2011 tổng dân số trong huyện là 463.136 người cùng với trên 1.400 cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, các cơ quan,

xí nghiệp, trường học, bệnh viện, nhà hàng, khách sạn… đóng trên địa bàn đã sản sinh ra một khối lượng chất thải rất lớn cần được thu gom, xử lý Rác thải sinh hoạt đô thị trung bình là 90.370 m3/năm; bình quân 0,448 m3/người/năm; rác thải kinh doanh là 300 ngàn tấn, trong đó ngành sản xuất công nghiệp thải ra

10 ngàn tấn chất thải rắn, 300 m3

chất thải lỏng Đáng chú ý là các chất thải có nguồn gốc từ những xí nghiệp hóa chất, bệnh viện cũng chiếm tỷ lệ đáng kể Việc thực hiện thu gom, xử lý rác thải vẫn còn thô sơ và khó kiểm soát [25]

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Mễ Trì; su hào, bắp cải, cà chua, dưa hấu Tây Tựu, Phú Diễn; Cam Canh Xuân Phương; bưởi Phú Diễn, Minh Khai; hồng xiêm Xuân Đỉnh… đã làm giàu cho cây trái thủ đô

Trang 39

Với truyền thống lao động cần cù, người dân Từ Liêm còn khéo léo chế biến các món ăn ngon như: giò Chèm, nem Vẽ (Đông Ngạc, Thụy Phương), bánh đúc làng Kẻ (Thượng Cát), bánh tẻ làng Diễn (Minh Khai), bánh Trung Thu (Xuân Đỉnh)

Về tiểu thủ công nghiệp: nghề dệt thêu ren đạt kỹ nghệ tinh xảo ở Miêu Nha - Tây Mỗ, Đại Mỗ; Làng Vẽ (Đông Ngạc), làng Dộc Cơ (Ngọc Trục) thạo nghề hàng nan với các sản phẩm: chẻ quang song, đan mũ nan, quạt lá đề, đĩa mây; liềm seo giấy (làng Cáo – Xuân Đỉnh), đan bồ ở Ngọc Trục (Đại Mỗ), ép dầu ở Đông Ba (Thượng Cát), làm thừng (Trung Văn), đậu phụ ở Đại Cát (Liên Mạc); nghề rèn ở Hòe Thị; nghề tráng gương, làm vàng bạc, trang sức ở Thị Cấm, Ngọc Mạch (Xuân Phương) và nghề may ở Cổ Nhuế

Nhân dân Từ Liêm có truyền thống yêu nước, hiếu học, nhiều người học giỏi, đỗ cao mà tiêu biểu nhất là bốn vùng “Mỗ, La, Canh, Cót – tứ danh hương” Từ Liêm còn là đất sinh ra và nuôi dưỡng nhiều tài năng lỗi lạc nổi tiếng về thơ, phú, sử, văn Truyền thống văn minh, lịch sự và các thành tựu văn hóa có ý nghĩa to lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đưa

Từ Liêm trở thành một trong những địa bàn trung tâm phát triển của của thành phố

* Kinh tế:

Kinh tế của huyện có tốc độ tăng trưởng nhanh trong những năm qua, phát triển theo hướng bền vững, ưu tiên phát triển các lĩnh vực có sử dụng công nghệ cao và ngành nghề sử dụng nhiều lao động, hiệu quả kinh tế lớn, ít làm ảnh hưởng đến môi trường Thời gian qua, thực hiện luật doanh nghiệp và chủ trương về phân cấp quản lý, đổi mới cơ chế quản lý, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, huyện đã tạo điều kiện thuận lợi về đăng ký kinh doanh, môi trường hoạt động cho các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các hộ gia đình sản xuất kinh doanh Các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển, tự chủ trong sản xuất kinh doanh Tận dụng những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, lại đang trong quá trình đô thị hóa mạnh, huyện đã thu hút được một số

Trang 40

lượng vốn đầu tư trong nước và ngoài nước vào các ngành xây dựng, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ làm cho tốc độ phát triển của các ngành này tăng không ngừng qua các năm

Cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển biến tích cực trong thời kỳ 2001 –

2012 theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành thương mại, du lịch – công nghiệp, xây dựng và giảm dần ngành nông nghiệp Tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng giảm nhẹ từ 83,5% năm 2001 xuống còn 80,3% năm 2012 Tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ tăng nhanh từ 8,7% năm 2001 lên 17,5% năm 2012 Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 7,8% năm 2001 xuống còn 2,2% năm 2012

Bảng 2.1 Biến động cơ cấu kinh tế huyện Từ Liêm thời kỳ 2001 - 2012

Nguồn: UBND huyện Từ Liêm [25]

Giai đoạn 2001- 2005, huyện Từ Liêm tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi

cơ cấu cây trồng, các vùng chuyên canh rau, hoa, cây ăn quả đặc sản được mở rộng Diện tích gieo trồng rau đạt 920 ha, diện tích hoa đạt 1.100 ha (tăng 160 ha), diện tích cây ăn quả đạt 515 ha (tăng 59 ha) Mặc dù trong 5 năm, diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hẹp gần 30% diện tích song giá trị sản xuất toàn ngành vẫn đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 0,45%/năm Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên 1ha năm 2005 đạt 78 triệu đồng, tăng 22 triệu đồng so với năm

2000

Ngày đăng: 31/03/2015, 15:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban biên tập Bách khoa tri thức phổ thông (2000), “Bách khoa tri thức phổ thông”, NXB Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bách khoa tri thức phổ thông
Tác giả: Ban biên tập Bách khoa tri thức phổ thông
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 2000
2. Ban biên tập Từ điển tiếng Việt của viện Ngôn ngữ học (2002), “Từ điển Tiếng Việt”, Nhà xuất bản Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Từ điển Tiếng Việt”
Tác giả: Ban biên tập Từ điển tiếng Việt của viện Ngôn ngữ học
Nhà XB: Nhà xuất bản Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học
Năm: 2002
3. Lê Văn Bá (2001), “Tổ chức lại việc sử dụng ruộng đất nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hoá”, Tạp chí kinh tế và dự báo, (6), trang 8-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tổ chức lại việc sử dụng ruộng đất nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hoá”
Tác giả: Lê Văn Bá
Năm: 2001
4. Nguyễn Đình Bồng (2001), “Hiện trạng sử dụng đất Việt Nam năm 2000 và vấn đề quản lý, sư dụng tài nguyên đất quốc gia trong 10 năm 2001 – 2010”, Tạp chí của Tổng cục Địa chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hiện trạng sử dụng đất Việt Nam năm 2000 và vấn đề quản lý, sư dụng tài nguyên đất quốc gia trong 10 năm 2001 – 2010”
Tác giả: Nguyễn Đình Bồng
Năm: 2001
5. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2005), “Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giải pháp xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường”, Thông tin khoa học – công nghệ - kinh tế nông nghiệp phát triển nông thôn, số 1/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giải pháp xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường”, "Thông tin khoa học – công nghệ - kinh tế nông nghiệp phát triển nông thôn
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và PTNT
Năm: 2005
7. Ngô Thế Dân (2001), Một số vấn đề khoa học công nghệ nông nghiệp trong thời kỳ CNH- HĐH nông nghiệp, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, (1), trang 3- 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề khoa học công nghệ nông nghiệp trong thời kỳ CNH- HĐH nông nghiệp
Tác giả: Ngô Thế Dân
Năm: 2001
8. Vũ Năng Dũng (1997), Đánh giá một số mô hình đa dạng hoá cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá một số mô hình đa dạng hoá cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng
Tác giả: Vũ Năng Dũng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1997
11. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung và các cộng sự (1997), Kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế nông nghiệp
Tác giả: Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung và các cộng sự
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1997
12. Quyền Đình Hà (1993), Đánh giá kinh tế đất vùng đồng bằng sông Hồng, Luận án Tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá kinh tế đất vùng đồng bằng sông Hồng
Tác giả: Quyền Đình Hà
Năm: 1993
13. Đỗ Nguyên Hải (1999), “Xác định chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp”, Khoa học đất, (11), trang 120 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Xác định chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp”
Tác giả: Đỗ Nguyên Hải
Năm: 1999
14. Võ Hữu Hòa (2011), Phát triển nông nghiệp đô thị: Hướng đi bền vững cho các đô thị trong tiến trình đô thị hoá, Agroviet.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nông nghiệp đô thị: Hướng đi bền vững cho các đô thị trong tiến trình đô thị hoá
Tác giả: Võ Hữu Hòa
Năm: 2011
15. Nguyễn Đình Hợi (1993), Kinh tế tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp
Tác giả: Nguyễn Đình Hợi
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 1993
16. Lê Hội (1996), “Một số phương pháp luận trong việc quản lý và sử dụng đất đai”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, (193), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số phương pháp luận trong việc quản lý và sử dụng đất đai”
Tác giả: Lê Hội
Năm: 1996
17. Đặng Hữu (2000), “Khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn”, Tạp chí cộng sản, (Số 17), trang 32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn”
Tác giả: Đặng Hữu
Năm: 2000
18. Doãn Khánh (2000), “Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam 10 năm qua”, Tạp chí cộng sản, (Số17), trang 41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam 10 năm qua”
Tác giả: Doãn Khánh
Năm: 2000
19. Việt Khuê (2013), Công nghệ rau sạch ở xứ Phù Tang, Báo điện tử Dân trí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ rau sạch ở xứ Phù Tang
Tác giả: Việt Khuê
Năm: 2013
21. Phan Sĩ Mẫn, Nguyễn Việt Anh (2001), “Định hướng và tổ chức phát triển nền nông nghiệp hàng hoá”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, (273), trang 21- 29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Định hướng và tổ chức phát triển nền nông nghiệp hàng hoá”
Tác giả: Phan Sĩ Mẫn, Nguyễn Việt Anh
Năm: 2001
22. Đào Châu Thu (1999), Đánh giá đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá đất
Tác giả: Đào Châu Thu
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1999
23. Nguyễn Duy Tính (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng ĐBSH và Bắc Trung bộ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng ĐBSH và Bắc Trung bộ
Tác giả: Nguyễn Duy Tính
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1995
35. [Wikipedia, http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A5t_n% C3%B4ng_nghi%E1%BB%87p] Link

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w