0
Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Cách mạng xã hội là gi?

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN ÔN TẬP TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN THAM KHẢO (Trang 62 -62 )

- Khái niệm quy luật xã hội:

1. Cách mạng xã hội là gi?

Cách mạng xã hội là sự biến đổi có tính chất bước ngoặt căn bản về chất trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, là bước nhảy vọt trong sự phát triển của xã hội mà kết quả là sự thay thế một hình thái kinh tế-xã hội này bằng một hình thái kinh tế-xã hội khác cao hơn, tiến bộ hơn.

Đặc trưng chủ yếu của cách mạng xã hội:

- Là sự thay đổi chính quyền nhà nước từ giai cấp thống trị lỗi thời sang tay giai cấp cách mạng.

- Thay đổi phương thức sản xuất cũ bằng phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn; xóa bỏ địa vị thống trị về kinh tế của giai cấp thống trị lỗi thời, xác lập địa vị thống trị kinh tế của giai cấp cách mạng và từ đó thay đổi tất cả các mặt của kiến trúc thượng tầng của xã hội.

Như vậy, cách mạng xã hội không phải là một sự phát triển bình thường, tuần tự, mà là một bước nhảy vọt căn bản về chất trên toàn bộ các mặt của đời sống xã hội.

Những điểm cần phân biệt là:

- Cách mạng xã hội khác với đảo chính.

Đảo chính là sự chuyển chính quyền từ tay giai cấp thống trị này qua tay nhóm người khác lên thống trị mà không cần thay đổi bộ máy nhà nước, không hề thay đổi bản chất của chế độ xã hội.

- Cách mạng xã hội cũng khác với cải lương:

Cải lương chỉ là thay đổi xã hội bằng một số cải cách nhỏ nhặt, trên một số mặt nào đó của xã hội mà không hề thay đổi bản chất của chế độ xã hội. Chủ nghĩa cải lương đối lập với cách mạng xã hội vì nó gây ảo tưởng thay đổi chế độ xã hội mà không cần phải thực hiện một cuộc cách mạng xã hội.

- Cách mạng xã hội cũng khác với đổi mới xã hội (cải tạo hay cải cách xã hội):

Đổi mới xã hội chỉ là những thay đổi căn bản về chất trên từng mặt của đời sống xã hội, diễn ra trong phạm vi của một hình thái kinh tế-xã hội mà không dẫn đến sự thay thế một hình thái kinh tế-xã hội này bằng một hình thái kinh tế-xã hội khác cao hơn, tiến bộ hơn.

2. Vai trò của cách mạng xã hội trong sự phát triển của xã hội:

Cách mạng xã hội chính là phương thức để thay thế các hình thái kinh tế-xã hội:

Cách mạng xã hội do nhiều nguyên nhân như chính trị, kinh tế, xã hội, tư tưởng,.. trong đó nguyên nhân kinh tế là nguyên nhân chủ yếu.

Nguyên nhân kinh tế là nguyên nhân chứa đựng trong bản thân phương thức sản xuất của xã hội. Đó chính là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất lỗi thời.

Trong các xã hội có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa các lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất lỗi thời được biểu hiện thành mâu thuẫn giữa các giai cấp đối kháng, đó là mâu thuẫn giữa giai cấp cách mạng đại biểu cho lực lượng sản xuất mới và giai cấp thống trị đại biểu cho quan hệ sản xuất lỗi thời đang cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất. Mâu thuẫn ấy chỉ có thể được giải quyết thông qua đấu tranh giai cấp và đấu tranh giai cấp khi đã phát triển đến mức gay gắt thì sẽ trở thành một cuộc cách mạng xã hội.

Trong các xã hội có giai cấp đối kháng, sự tồn tại của quan hệ sản xuất lỗi thời là cơ sở kinh tế để duy trì địa vị và quyền lực cơ bản của giai cấp thống trị. Ở đó giai cấp thống trị dùng mọi thủ đoạn, đặc biệt là sử dụng bộ máy nhà nước để bảo vệ và duy trì quan hệ sản xuất lỗi thời ấy. Ngược lại, giai cấp cách mạng và quần chúng nhân dân lao động cũng sử dụng mọi biện pháp đấu tranh, nhất là đấu

tranh chính trị để nhằm xóa bỏ quan hệ sản xuất lỗi thời, thiết lập quan hệ sản xuất mới tiến bộ, thoát khỏi áp bức bóc lột, giành lấy lợi ích căn bản cho giai cấp mình. Cuộc đấu tranh giai cấp này phát triển thành đấu tranh chính trị và khi đạt đến đỉnh cao thì chính là cuộc cách mạng xã hội. Qua cách mạng xã hội thì hình thái kinh tế-xã hội cũ bị xóa bỏ, hình thái kinh tế-xã hội mới ra đời, chế độ xã hội cũ bị xóa bỏ, chế độ xã hội mới ra đời thay thế nó. Đó là bước chuyển biến vĩ đại trong đời sống kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa-xã hội, là bước nhảy vọt tất yếu của xã hội có giai cấp đối kháng.

Nếu sau cuộc cách mạng đó, hình thái kinh tế-xã hội mới ra đời vẫn còn tình trạng bị áp bức bóc lột, vẫn còn tình trạng đối kháng giai cấp thì sự phát triển những mâu thuẫn nói trên sớm hoặc muộn lại dẫn đến một cuộc cách mạng xã hội mới để chuyển lên một hình thái kinh tế-xã hội mới cao hơn nữa.

Vì những lý do trên mà chúng ta nói rằng: cách mạng xã hội là phương thức thay thế hình thái kinh tế-xã hội này bằng hình thái kinh tế-xã hội khác cao hơn, tiến bộ hơn.

Thực tế lịch sử cho thấy rằng:

- Cuộc chuyển biến cách mạng trong lịch sử đã thực hiện bước chuyển từ cơ sở hạ tầng công xã nguyên thủy lên chế độ chiếm hữu nô lệ. Đó là sự thay thế hình thái kinh tế-xã hội nguyên thủy bằng hình thái kinh tế-xã hội chiếm hữu nô lệ. Sự biến chuyển này không phải thông qua cách mạng xã hội, mà là phát triển tất yếu của sản xuất vật chất xã hội dẫn đến sự phân công lao động xã hội quyết định.

- Cuộc cách mạng xã hội thứ nhất trong lịch sử đã thực hiện bước chuyển từ hình thái kinh tế-xã hội chiếm hữu nô lệ sang hình thái kinh tế-xã hội phong kiến.

- Cuộc cách mạng xã hội thứ hai trong lịch sử là cuộc cách mạng tư sản nhằm lật đổ chế độ phong kiến và xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa. Đó là sự thay thế hình thái kinh tế-xã hội phong kiến bằng hình thái kinh tế-xã hội tư bản chủ nghĩa.

- Cuộc cách mạng xã hội thứ ba trong lịch sử là cuộc cách mạng vô sản đã và đang thực hiện bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản. Đây là cuộc cách mạng xã hội mới về chất, là cuộc cách mạng sâu sắc nhất, triệt để nhất trong lịch sử. Đó là sự thay thế hình thái kinh tế-xã hội tư bản chủ nghĩa bằng hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Cũng cần thấy rằng, đứng về mặt tiến bộ lịch sử mà xét thì sự chuyển biến từ chế độ cộng sản nguyên thủy lên chế độ chiếm hữu nô lệ là tiến bộ xã hội. Chuyển biến từ chế độ chiếm hữu nô lệ lên chế độ phong kiến mang tính chất cách mạng và có ý nghĩa cách mạng, song nó không phải là cuộc cách mạng xã hội điển hình.

Lịch sử có hai kiểu cách mạng xã hội điển hình mang đầy đủ những đặc trưng tiêu biểu của cách mạng xã hội. Đó là cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa và cuộc cách mạng vô sản xóa bỏ chế độ tư bản xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

Câu 33: Phân tích nguyên nhân, những điều kiện khách quan và chủ quan của cách mạng xã hội.

1. Khái niệm cách mạng xã hội:

- Cách mạng xã hội là sự biến đổi có tính chất bước ngoặt và căn bản về chất trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, là bước nhảy vọt trong sự phát triển xã hội mà kết quả là sự thay thế một hình thái kinh tế-xã hội này bằng một hình thái kinh tế-xã hội mới cao hơn.

- Đặc trưng của cách mạng xã hội là sự thay đổi chính quyền nhà nước từ tay giai cấp thống trị lỗi thời sang tay giai cấp cách mạng.

- Cách mạng xã hội đem lại sự thay đổi căn bản về chất trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, vì vậy, nó khác với cải cách xã hội hoặc đảo chính.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN ÔN TẬP TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN THAM KHẢO (Trang 62 -62 )

×