Những quan điểm về giai cấp trong lịch sư:

Một phần của tài liệu Hướng dẫn ôn tập Triết học Mác – Lênin tham khảo (Trang 52)

- Khái niệm quy luật xã hội:

1.Những quan điểm về giai cấp trong lịch sư:

Quan điểm về giai cấp được hình thành khá sớm trong lịch sử. Ở Trung Quốc, từ thế kỷ IV, III tcn người ta đã thừa nhận rằng xã hội phân chia thành giai cấp là một thực tế. Nhưng do nguyên nhân gì mà xã hội phân chia thành giai cấp thì có nhiều quan niệm khác nhau.

Nhiều nhà triết học, xã hội học của giai cấp bóc lột đã cắt nghĩa sự phân chia xã hội thành giai cấp là do nguyên nhân chủ quan, do những yếu tố tinh thần. Do chỗ họ không đưa ra được những tiêu chuẩn khoa học để phân định sự khác nhau về giai cấp nên đã cho rằng: Sự khác nhau về giai cấp là do khác nhau về chủng tộc, về màu da, về tâm lý, về tài năng cá nhân, về địa vị và uy tín xã hội. Từ đó các nhà tư tưởng của các giai cấp bóc lột kêu gọi đi tìm những giá trị xã hội, đạo đức,.. để hòa hợp giai cấp. Đó là quan điểm duy tâm về vấn đề giai cấp.

Bên cạnh những quan điểm duy tâm nói trên, cũng có những quan điểm có căn cứ thuyết phục hơn. Chẳng hạn ở Hy Lạp, Platon cho rằng: Sự độc quyền quá lớn về của cải trong tay giai cấp quý tộc là nguy hiểm về mặt chính trị, vì nó đẻ ra những mâu thuẫn hết sức sâu sắc.

Khi chủ nghĩa tư bản hình thành, cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản với giai cấp địa chủ, quý tộc xuất hiện, quan niệm về giai cấp cũng như đấu tranh giai cấp trở nên rõ ràng hơn. Tômátmorơ (ở Anh), Tômađô Campanela (ở Italia) và Rútxô (ở Pháp) cũng đã nhìn thấy quyền tư hữu là gốc rễ của nhiều tai họa. Xanhximông (ở Pháp) còn đi xa hơn, ông cho rằng xác lập quyền sở hữu là cơ sở của kiến trúc xã hội, rằng lịch sử xã hội loài người là sự thay đổi những tiêu chuẩn của xã hội khác nhau dựa trên chế độ sở hữu.

Tuy nhiên, công lao phát hiện ra vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp được gắn liền với tên tuổi các nhà sử học Pháp như Phờrăngxoa Ghidô, Ôguýtxtanh, Chieri và Phờrăngxoa Milê, mặc dầu họ chưa lý giải được một cách khoa học về vấn đề giai cấp cũng như đấu tranh giai cấp. Theo quan điểm của các nhà sử học Pháp thì sự thay đổi về quan hệ tài sản, chủ yếu là quan hệ về ruộng đất đã đưa tới mối quan hệ giai cấp mới và sự thay đổi về quan hệ chính trị. Những tư tưởng của các nhà sử học Pháp tiến bộ đã được Mác, Ăngghen đánh giá cao. Mác nói rằng, bản thân ông không có công trong việc phát hiện vấn đề giai cấp. Lênin cũng đã nhấn mạnh: “Thuyết đấu tranh giai cấp không phải là do Mác mà do giai cấp tư bản trước Mác sáng tạo ra”. Cống hiến to lớn của Mác, Ăngghen về vấn đề giai cấp là ở chỗ: Mác đã đưa lại một quan niệm khoa học về giai cấp; xem xét vấn đề giai cấp trên cơ sở quan điểm duy vật về lịch sử.

Trong tác phẩm của mình, Mác và Ăngghen đã chỉ rõ: Giai cấp chỉ xuất hiện trên cơ sở sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định. Sự phân chia xã hội thành giai cấp là do nguyên nhân kinh tế mà trực tiếp là sự chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Chủ nghĩa Mác không chỉ nhìn thấy nguồn gốc của sự phân hóa giai cấp là do nguyên nhân kinh tế mà còn nhìn thấy đặc trưng cơ bản của các giai cấp cũng là đặc trưng kinh tế.

Kế thừa tư tưởng của nhân loại, đặc biệt là tư tưởng duy vật lịch sử của Mác và Ăngghen, Lênin đã đưa ra một định nghĩa về giai cấp.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn ôn tập Triết học Mác – Lênin tham khảo (Trang 52)