1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh

118 1,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 27,82 MB

Nội dung

Mặt khác để đáp ứng nhu cầu cho tất cả các ngành sản xuất xã hội phù hợpvới chiến lược phát triển kinh tế thì diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.Trong quá trình sử dụng, đất

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Yêu cầu 3

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

4.1 Ý nghĩa khoa học 3

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4

1.1 Cơ sở khoa học của việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 4

1.1.1 Khái niệm về đất đai và đất nông nghiệp 4

1.1.2 Vai trò của đất đai trong sản xuất nông nghiệp 5

1.2 Những vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 5

1.2.1 Hiệu quả kinh tế 6

1.2.2 Hiệu quả về xã hội 7

1.2.3 Hiệu quả về môi trường 7

1.3 Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 7

1.3.1 Yếu tố điều kiện tự nhiên 7

1.3.2 Yếu tố điều kiện xã hội 7

1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất 7

1.4 Tình hình nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam 10

1.4.1 Tình hình nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới .10 1.4.2 Nghiên cứu quản lý sử dụng đất bền vững ở Việt Nam 11

1.4.3 Tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Hà Tĩnh 13

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 15

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 15

2.2 Nội dung nghiên cứu 15

Trang 2

2.2.1 Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến sử

dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kỳ Anh 15

2.2.2 Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất nông nghiệp 15

2.2.3 Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp 15

2.2.4 Đánh giá tiềm năng đất đai và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp hợp lý trên địa bàn huyện 16

2.3 Phương pháp nghiên cứu 16

2.3.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu 16

2.3.2 Chọn địa điểm nghiên cứu và phân vùng nghiên cứu 17

2.3.3 Sử dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất 18

2.3.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 19

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 20

3.1.1 Vị trí địa lý 20

3.1.2 Địa hình, địa mạo 21

3.1.3 Khí hậu 22

3.1.4 Thuỷ văn 24

3.1.5 Các nguồn tài nguyên 25

3.1.6 Thực trạng môi trường 36

3.1.7 Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội 37

3.2 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp 49

3.2.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 49

3.2.2 Cơ cấu và diện tích cây trồng trên các loại hình sử dụng đất 53

3.2.3 Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng trên các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Kỳ Anh năm 2010 - 2012 56

3.3 Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp 59

3.3.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế 59

3.3.2 Đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất 64

3.3.3 Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất 67

3.3.4 Đánh giá tổng hợp của các loại hình sử dụng đất 73

Trang 3

3.4 Đánh giá tiềm năng đất đai và đề xuất phương hướng sử dụng đất nông

nghiệp hợp lý trên địa bàn huyện 74

3.4.1 Đánh giá tiềm năng đất đai 74

3.4.2 Những đề xuất về sử dụng đất 78

3.4.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Kỳ Anh 81

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85

1 Kết luận 85

2 Kiến nghị 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

Trang 4

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỬ VIẾT TẮT

HCGO Giá trị sản xuất trên chi phí vật chất

HCNVA Thu nhập hỗn hợp trên chi phí vật chất

HCVA Giá trị gia tăng trên chi phí vật chất

HLGO Giá trị sản xuất trên lao động

HLNVA Thu nhập hỗn hợp trên lao động

HLVA Giá trị gia tăng trên lao động

NVA/LD Gía trị ngày công lao động

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1 Hướng gió thịnh hành, tốc độ gió(m/s) và chế độ nhiệt trung

bình hàng tháng trong năm huyện Kỳ Anh 23

Bảng 3.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 38

Bảng 3.3 Dân số và lao động huyện Kỳ Anh 2008 – 2012 44

Bảng 3.4 Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 45

Trang 5

Bảng 3.5 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Kỳ Anh năm 2012

50

Bảng 3.6 Hiện trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp năm 2012 53

Bảng 3.7 Diện tích, năng suất trung bình, sản lượng của một số cây trồng 57

Bảng 3.8 Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất 60

Bảng 3.9 Đánh giá hiệu quả kinh tế của các LUT 62

Bảng 3.10 Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất 65

Bảng 3.11 So sánh mức đầu tư phân bón cho cây trồng được quy đổi ra lượng (N,P2O5,K2O) và tiêu chuẩn bón phân cân đối, hợp lý 68

Bảng 3.12 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho một số Cây trồng huyện Kỳ Anh 70

Bảng 3.13 Đề xuất diện tích các loại hình sử dụng đất đến năm 2020 80

Trang 6

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Cơ cấu diện tích các loại đất nông nghiệp huyện Kỳ Anh năm 2012 .51Biểu đồ 3.2 Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất 61

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển từ lâu đời và ngànhnông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân, lao động nông nghiệpchiếm mức rất cao so với tổng lao động của các ngành Ngày nay, với sự phát triểncủa đời sống kinh tế - xã hội, sự gia tăng dân số cộng với sự phát triển mạnh mẽ củakhoa học kỹ thuật đã tạo rất nhiều áp lực lên việc sử dụng đất đai, khiến cho quỹ đấtnông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, diện tích đất nông nghiệp tính theo đầu ngườihiện nay ở Việt Nam là rất thấp so với các nước

Chính vì vậy, việc phải đảm bảo sản xuất đủ lương thực, thực phẩm cho conngười đồng thời vẫn đảm bảo tốc độ phát triển của xã hội đang trở thành thách thứclớn của nước ta hiện nay, cho nên việc đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đấtnông nghiệp là một nhiệm vụ khó khăn trong giai đoạn hiện nay và là một hoạtđộng có ý nghĩa hết sức quan trọng

Trước những yêu cầu của thực tế, Đảng và Nhà nước ta đã nhiều lần thay đổi

bổ sung các chính sách pháp luật về đất đai Từ luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa luật đất đai năm 1993, năm 1998, năm 2001 và luật đất đai năm 2003 cùng cácThông tư, Nghị định, các văn bản hướng dẫn thi hành luật đất đai đã và đang từngbước đi sâu vào thực tiễn đảm bảo công tác quản lý nhà nước về đất đai ngày càngchặt chẽ và khoa học hơn

Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tưliệu sản xuất không thể thay thế được Việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp không chỉcòn đơn thuần là ngành kinh tế sinh học, tạo ra lương thực, thực phẩm mà ngày nay đượccoi là nền kinh tế sinh thái, gắn liền phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường

Mặt khác để đáp ứng nhu cầu cho tất cả các ngành sản xuất xã hội phù hợpvới chiến lược phát triển kinh tế thì diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.Trong quá trình sử dụng, đất đai chịu sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế, tự nhiên

và con người, trong đó yếu tố con người là quan trọng nhất

Trang 8

Việt Nam có khoảng 80% dân số sống nhờ chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp.Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển nôngnghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, lấy phát triển nông nghiệp làm tiền đề đểphát triển các ngành kinh tế quốc dân khác Vấn đề quản lý, sử dụng đất nông nghiệpđang được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, trong thời gian gần đây Quốc hộiđang có dự thảo về nhiều chính sách bảo vệ nghiêm ngặt đất nông nghiệp.

Kỳ Anh là một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Hà Tĩnh, cách Thành phố HàTĩnh 52km về phía Nam Tổng diện tích tự nhiên 104.186,73ha, chiếm 17,48% diệntích tự nhiên toàn tỉnh, gồm 32 xã và 01 thị trấn Là một huyện mà sản xuất nôngnghiệp còn gặp khó khăn, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, trình độ dân trí chưa đáp ứngđược với yêu cầu sản xuất, tài nguyên đất đai và nhân lực chưa được khai thác đầy

đủ nên đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn Trong những năm gần đâythực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, huyện Kỳ Anh đã thực hiện các chínhsách như: dồn điền đổi thửa, giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp cho các hộ giađình, cá nhân và các chương trình khuyến nông nhằm nâng cao hiệu quả sử dụngđất nông nghiệp Song chuyển dịch cơ cấu cây trồng chưa mạnh mẽ, việc ứng dụngcác tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, sản xuất hàng hóa trongnông nghiệp đạt còn thấp Vì vậy việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng và hiệu quả

sử dụng đất nông nghiệp nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao sức sản xuất của đấttrên địa bàn huyện là rất cần thiết

Xuất phát từ thực tế đó, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa Sau Đạihọc và sự hướng dẫn của của thầy giáo TS Hà Xuân Linh tôi tiến hành nghiên cứu

đề tài: “Đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh”

2 Mục đích nghiên cứu

- Xác định loại hình sử dụng đất chính trên địa bàn, phân tích đánh giá hiệuquả sử dụng đất, xác định tiềm năng phát triển nông nghiệp cho huyện Kỳ Anh

- Đề xuất phương hướng sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, nâng cao hiệu quả

sử dụng đất nông nghiệp trong những năm tới phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

-xã hội của huyện

Trang 9

3 Yêu cầu

- Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên về đất đai, đặc điểm về kinh tế - xã hộicủa vùng nghiên cứu, đánh giá những tiềm năng và xác định những mặt còn hạn chếtrong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện

- Xác định hướng phát triển sử dụng đất nông nghiệp của huyện thông quayêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất

- Trên cơ sở kết quả đánh giá các loại hình sử dụng đất, đề xuất được các loạihình sử dụng đất thích hợp phục vụ sản xuất nông nghiệp huyện Kỳ Anh

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Trang 10

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở khoa học của việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

1.1.1 Khái niệm về đất đai và đất nông nghiệp

Đất đai đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội, là nguồntài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế đượctrong các hoạt động, cho đến nay đã có rất nhiều công trình khoa học, nghiên cứuliên quan đến những khái niệm, những định nghĩa về đất Một quan điểm đầutiên và khá hoàn chỉnh của Docutraiep (năm 1879) cho rằng: “Đất là vật thể thiênnhiên cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả của quá trình hoạt động tổng hợp của 5yếu tố hình thành bao gồm: đá, thực vật, động vật, khí hậu, địa hình và thời gian.Tuy nhiên, khái niệm này chưa đề cập đến các yếu tố khác tồn tại trong môitrường xung quanh, sau này đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều quan điểm

bổ sung như: nước của đất, nước ngầm, và vai trò của con người để hoàn thiệnkhái niệm nêu trên Một số quan điểm sau này của các nhà nghiên cứu: Học giảngười Anh là V.R William đã đưa thêm khái niệm về đất như sau: “Đất là lớpmặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cho cây”, E.Mitchulich(1923) cho rằng: “Đất chỉ là giá đỡ, cái kho cung cấp chất dinh dưỡng” và “Đất

là khối hỗn hợp gồm các phần tử nhỏ cứng rắn, nước, không khí cần thiết chothực vật” Về vấn đề này Karmax đã viết “Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổbiến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, điều kiện không thể thiếu được của

sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt các thế hệ loài người kế tiếp nhau” [14]

Như vậy đã có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất nhưngkhái niệm chung nhất có thể hiểu: Đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theochiều thẳng đứng gồm: Khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, thảmthực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sảntrong lòng đất; theo chiều ngang, trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địahình, thủy văn thảm thực vật với các thành phần khác, nó tác động giữ vai tròquan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sốngcủa xã hội loài người [7]

Trang 11

Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm

về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ,phát triển rừng bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồngthủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác [32]

Qua thực tiễn cho thấy diện tích đất tốt, thích hợp cho sản xuất nông nghiệpchỉ chiếm khoảng 9,07% tổng diện tích đất tự nhiên trên toàn cầu, đây là một yếu tốquan trọng hàng đầu cho sự tồn tại và phát triển của loài người, tuy nhiên loại đấtnày đang giảm mạnh về cả số lượng và chất lượng Nước ta với diện tích đất nôngnghiệp khoảng 3,3 triệu ha, bình quân diện tích thuộc hàng thấp trên thế giới, đồngthời diện tích đất trên phân bố không đồng đều giữa các vùng, miền, với các hạn chếnhư vậy, tình trạng diện tích đất hẹp, lao động dư thừa đây là một vấn đề luôn đượcđặc biệt quan tâm [18]

1.1.2 Vai trò của đất đai trong sản xuất nông nghiệp

Đất đai đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người

nó là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất

Luật đất đai năm 2003 đã khẳng định: “Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá,

là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần rất quan trọng hàng đầu của môi trườngsống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế văn hoá, xã hội,

an ninh quốc phòng” [10] Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sảnxuất quan trọng với các đặc điểm cơ bản như sau:

Đất đai là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động trong quá trình sản xuất,

nó là nơi con người thực hiện các hoạt động của mình tác động vào cây trồng, vậtnuôi để tạo ra sản phẩm [8]

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, xuất hiện trước laođộng, là điều kiện tự nhiên của lao động là nơi các hoạt động sản xuất diễn ra, tạo racác sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống của con người Đất đai có vị trí cố định,chất lượng không đồng đều giữa các khu vực [18]

1.2 Những vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Lịch sử phát triển của loài người cũng chính là lịch sử biến đổi của quá trình

sử dụng đất Khi con người sống bằng các phương thức săn bắn, hái lượm, dựa vào

Trang 12

tự nhiên và thích ứng với tự nhiên để tồn tại, vấn đề sử dụng đất hầu như chưa đượchình thành Khi xã hội phát triển, hình thức trồng trọt ra đời với những công cụ sảnxuất thô sơ, lúc này diện tích đất đai được sử dụng tăng lên nhanh chóng, cùng với

nó là sức sản xuất và tầm quan trọng của đất đai trong đời sống xã hội Cùng với sựgia tăng dân số, sự phát triển của kinh tế, khoa học kỹ thuật, các ngành nghề trongsản xuất nông nghiệp cũng phát triển đa dạng do đó phạm vi sử dụng đất ngày càngđược mở rộng, yêu cầu sử dụng đất có hiệu quả cao thông qua các hình thức đầu tư,

bố trí hệ thống cây trồng, vật nuôi phù hợp, nhằm đảm bảo nhu cầu về lương thựccủa hầu hết các nước trên thế giới [5]

Ngày nay nhiều nhà khoa học cho rằng: Xác định đúng khái niệm, bản chấtcủa hiệu quả phải xuất phát từ luận điểm của Triết học Mác và những nhận thức lýluận của lý thuyết hệ thống, hiệu quả phải được xem xét trên 3 mặt: Hiệu quả kinh

tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả về môi trường [33]

1.2.1 Hiệu quả kinh tế

Trong các hoạt động sản xuất của xã hội thường nhắc đến “Sản xuất có hiệuquả”, “Sản xuất không có hiệu quả” Sản xuất có hiệu quả là một phương hướngphát triển cho mọi nền sản xuất, đến nay nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều quanđiểm về hiệu quả kinh tế, tuy nhiên có thể hiểu về hiệu quả kinh tế như sau:

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù về kinh tế xã hội phản ánh mặt chất lượngcủa hoạt động kinh tế và các đặc trưng của mọi hình thái kinh tế, xã hội Quan điểm

về hiệu quả kinh tế ở các hình thái khác nhau sẽ không giống nhau tuỳ thuộc và điềukiện kinh tế, xã hội và yêu cầu mục đích của từng đơn vị sản xuất mà đánh giá theocác góc độ khác nhau cho phù hợp Tuy vậy mọi quan niệm về hiệu quả kinh tế đềutoát lên nét chung nhất đó là vấn đề tiết kiệm các nguồn nhân lực để sản xuất rakhối lượng sản phẩm tối đa [12]

Từ những vấn đề nêu trên có thể nói rằng: Bản chất của phạm trù kinh tế sửdụng đất là: Với một diện tích đất đai nhất định, sản xuất ra một khối lượng của cảivật chất nhiều nhất, với lượng đầu tư, chi phí về vật chất và lao động nhằm đáp ứngyêu cầu ngày càng tăng của xã hội [11]

Trang 13

1.2.2 Hiệu quả về xã hội

Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội vàtổng chi phí bỏ ra, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết vớinhau, là tiền đề của nhau, là phạm trù thống nhất phản ánh mối quan hệ giữa kết quảsản xuất và các lợi ích xã hội mang lại Hiệu quả về mặt xã hội trong sử dụng đấtnông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trong đất sản xuấtnông nghiệp [1]

1.2.3 Hiệu quả về môi trường

Hiệu quả môi trường là môi trường được tạo ra bởi các tác động của hóa học,sinh học, vật lý… chịu ảnh hưởng tổng hợp các yếu tố môi trường, hiệu quả môitrường được phân theo nguyên nhân gây nên gồm: Hiệu quả về mặt hoá học, hiệuquả về mặt sinh học và hiệu quả về mặt vật lý học

Hiệu quả môi trường là hiệu quả mang tính lâu dài, nó gắn liền với quá trình khaithác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái [6]

1.3 Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

1.3.1 Yếu tố điều kiện tự nhiên

Các yếu tố tự nhiên gồm có: Vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thờitiết, môi trường sinh thái, tài nguyên, khoáng sản, nguồn nước… có ảnh hưởng trựctiếp mang tính chất quyết định đến hiệu quả sản xuất

1.3.2 Yếu tố điều kiện xã hội

Bao gồm các yếu tố: Dân số, lao động, hạ tầng cơ sở, môi trường, chính sách cácyếu tố này có ý nghĩa quyết định đối với kết quả sản xuất và hiệu quả sử dụng đất

1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất

Khi đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất nào đó thì cần phải cónhững chỉ tiêu cụ thể Đây là thước đo để xem xét hoạt động đó là có hiệu quả kinh

tế hay không, có hiệu quả kinh tế hoặc có hiệu quả kinh tế thấp

Để đánh giá hiệu quả trong sử dụng đất nông nghiệp cần phải được xem xétmột cách toàn diện cả về mặt không gian và thời gian trong mối quan hệ hiệu quảchung của toàn nền kinh tế Hiệu quả đó bao gồm: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã

Trang 14

hội, hiệu quả môi trường Ba hiệu quả này có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưmột thể thống nhất và không thể tách rời nhau.

1.3.3.1 Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế

- Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bìnhquân trong vùng có cùng điều kiện đất đai Năng suất sinh học được tính bao gồmcác sản phẩm chính và sản phẩm phụ đối với cả trồng trọt và chăn nuôi

- Xu thế năng suất phải tăng dần mới thể hiện được tính bền vững về hiệu quảkinh tế

- Về chất lượng: Sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn thị trường, chỉ tiêu này phảnánh trình độ tiếp cận thị trường, việc giải quyết ách tắc về thị trường phải được bắtđầu ngay từ khâu sản xuất Chọn giống thích hợp, phù hợp với thị hiếu người tiêudùng, bố trí thời vụ hợp lý nhất để bán sản phẩm được giá

- Giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA) trên một đơn vị diện tích là thước

đo quan trọng nhất của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất Các loạisản phẩm chính và sản phẩm phụ có đóng góp vào thu nhập đều phải được tính đến

- Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế được xem xét trong từng điều kiện cụ thể vềkhông gian và thời gian để góp phần đề ra các quyết định cho hệ thống sử dụng đất.Tuy nhiên chỉ tiêu lãi ròng trong sản xuất ít nhất phải lớn hơn lãi suất tiền vay vốnngân hàng

+ Giảm rủi ro: Hệ thống sử dụng đất cố gắng giảm đến mức thấp nhất thiệt hại

do thiên tai, sâu bệnh Về thị trường tiêu thụ trước hết phải quan tâm đến thị trườngnội địa sản phẩm dễ bảo quản, ít hư hỏng, thối hỏng, tránh cho người sản xuấtkhông bị người mua độc quyền, ép giá

1.3.3.2 Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả xã hội

- Xác định hệ thống sử dụng đất trước hết cần quan tâm đến nhu cầu tối thiểucủa người nông dân về ăn, ở và sinh hoạt rồi mới vươn lên để sản xuất hàng hoá.Sau là quan tâm đến việc cho thu nhập thường xuyên, phù hợp với số vốn của ngườinông dân

Trang 15

- Hệ thống phải phát huy được nội lực của nông hộ và nguồn lực của địaphương, được tổ chức trên đất mà người nông dân có quyền hưởng thụ lâu dài, đất

đã được giao với lợi ích các bên rạch ròi

- Nguồn vốn vay được ổn định với lãi suất và thời gian phù hợp từ nguồn vốntín dụng hoặc ngân hàng

- Người dân được tham gia triệt để vào việc ra quyết định và phương án sảnxuất, có quyền bình đẳng trong hưởng lợi đối với mọi hợp đồng có liên quan.+ Về lao động xã hội: Bố trí sử dụng hợp lý nguồn lao động, quan tâm tới việcbình đẳng giới và quyền trẻ em, không để cho phụ nữ phải lao động nặng nhọc hơn,không lạm dụng sức lao động của trẻ em và tước đi quyền được học tập của chúng.Rút ngắn thời gian lao động và tăng thời gian học tập cho trẻ em

+ Hệ thống sử dụng đất phải phù hợp với pháp luật và hương ước cộng đồng

1.3.3.3 Nhóm chỉ tiêu về môi trường

Hệ thống sử dụng đất phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Giữ đất không bị rửa trôi xói mòn: Thể hiện bằng sự giảm thiểu lượng đấtmất hằng năm dưới ngưỡng cho phép Ngưỡng này phải được xác định cho từngloại đất, từng thảm phủ thực vật ở mỗi địa phương

+ Độ phì nhiêu đất tăng dần trong đó tuần hoàn hữu cơ được cải thiện

+ Đảm bảo nguồn sinh thuỷ không bị khai thác cạn kiệt, hạ mức nước ngầm, ônhiễm nguồn nước

+ Đảm bảo độ che phủ đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%) che phủ liên tụctrong năm

+ Đảm bảo đa dạng sinh học thể hiện qua thành phần loài sinh vật (đa canhbền vững hơn độc canh, cây dài ngày có khả năng bảo vệ tốt hơn cây ngắn ngày ).+ Bảo tồn quỹ gen: Tận dụng nhiều loài cây trồng bản địa vốn đã được chọnlọc từ lâu đời thích nghi với điều kiện địa phương; bổ sung một số loài mới đảm bảocân bằng sinh thái

+ Hệ số đa dạng sinh học

+ Tỷ lệ che phủ rừng, tỷ lệ diện tích đất trống được trồng

Trang 16

Các chỉ tiêu thuộc 3 lĩnh vực trên được dùng để xem xét đánh giá một hệthống sử dụng đất Tuỳ theo từng đặc tính và mục tiêu của mỗi kiểu sử dụng đất cáctiêu chí và chỉ tiêu cũng có ý nghĩa khác nhau, cấp độ quan trọng khác nhau Vì vậykhi đánh giá xem xét trong từng trường hợp cụ thể mà đặt cho chúng những trọng

số khác nhau

1.4 Tình hình nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam

1.4.1 Tình hình nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới

Hiện nay trên thế giới có khoảng 1.500 triệu ha diện tích đất trồng trọt (chiếmxấp xỉ 9,07% diện tích đất tự nhiên) trong đó diện tích 1.200 triệu ha đang thoáihoá, diện tích bị xói mòn, rửa trôi, sa mạc hoá rất lớn gây nên việc suy giảm về sốlượng, chất lượng đất sản xuất nông nghiệp Ngoài ra các yếu tố về mặt xã hội như

sự gia tăng dân số là một áp lực rất lớn đối với việc sử dụng đất trong đó việc sửdụng đất nông nghiệp để đáp ứng được nhu cầu về lương thực, nông sản, lâm sản.Điều này đã đặt ra cho các nhà khoa học trên thế giới tập trung nghiên cứu hướngnâng cao hiệu quả sử dụng đất

Nhiều chương trình nghiên cứu, dự án khai thác sử dụng đất trên thế giới đãđược triển khai ở các nước, mỗi chương trình có một mục tiêu khác nhau, nhưngtựu chung lại các chương trình đều nhằm mục đích khai thác và sử dụng đất đaingày càng có hiệu quả cao [14]

Hàng năm các viện nghiên cứu khoa học trên thế giới đã nghiên cứu và đưa ramột số giống cây trồng có năng suất cao, ổn định, nhằm sử dụng đất ngày càng hiệuquả, nổi bật trong lĩnh vực nông nghiệp là đã tạo ra các giống cây trồng mới cónăng suất, chất lượng cao; Một hướng nghiên cứu khác được các nhà khoa học quantâm đó là việc nâng cao năng suất cây trồng bằng việc sử dụng các chế phẩm visinh, hữu cơ với các chế độ sử dụng hợp lý, điều này đã đóng góp không nhỏ choviệc tăng sản lượng lương thực trên toàn cầu, đồng thời góp phần cải tạo và bảo vệđất [2]

Xu hướng chung của các nhà khoa học trên thế giới đang nỗ lực nghiên cứu cóhiệu quả với việc đảm bảo các yếu tố: Kinh tế, xã hội và môi trường, thành tựu

Trang 17

trong hướng nghiên cứu này là các công trình nghiên cứu sử dụng đất dốc, đất gòđồi, các mô hình này đã và đang đem lại hiệu quả về mọi mặt trong sử dụng đất vàtrong sản xuất nông nghiệp [13]

Việc tìm ra các công thức luân canh, xen canh với các cơ cấu cây trồng phùhợp cũng được các nhà khoa học cho là giải pháp rất quan trọng để nâng cao hiệuquả sử dụng đất [16]

Việc hoạch định các chiến lược và thực hiện tốt các chiến lược, chính sáchcũng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng suất câytrồng và hiệu quả sử dụng đất [15]

1.4.2 Nghiên cứu quản lý sử dụng đất bền vững ở Việt Nam

Trong những năm qua xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trong quá trình sản xuấtnông nghiệp ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất,đặc biệt là sản xuất nông nghiệp hàng hoá Những đóng góp đó đã góp phần quantrọng cho phát triển nông nghiệp trong xu hướng hội nhập

Từ những thập kỷ 90 của thế kỷ XX đã có nhiều nhà khoa học đi sâu vào nghiêncứu về hiệu quả sử dụng đất, về sản xuất nông nghiệp Các nghiên cứu và cũng tronggiai đoạn này, chương trình quy hoạch tổng thể đang được tiến hành nghiên cứu đềxuất dự án phát triển đa dạng hoá nông nghiệp, nội dung quan trọng nhất là phát triển

hệ thống cây trồng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Những công trìnhnghiên cứu mô phỏng chiến lược phát triển nông nghiệp cũng đề cập việc phát triển hệthống cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong điều kiện Việt Nam

Trong những năm đầu của thế kỷ 21 với sự phát triển của khoa học và côngnghệ, để nền nông nghiệp phát triển đáp ứng được sự phát triển của xã hội thì vấn

đề về hiệu quả sử dụng đất và sản xuất nông sản hàng hoá vẫn được các nhà khoahọc đặc biệt quan tâm

Các nghiên cứu cho thấy phát triển nông nghiệp hàng hoá là hướng đi đúng đắn,phù hợp với yêu cầu trong phát triển nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua vàtrong thời gian tới Sản xuất nông nghiệp hàng hoá của Việt Nam đã, đang và sẽ gặpnhiều khó khăn cần phải khắc phục Các nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn hiện

Trang 18

nay đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh 3 - 4 vụ trong một năm đạt hiệu quả cao,đặc biệt ở các vùng ven đô, vùng có điều kiện tưới tiêu chủ động, nhiều loại cây trồng

có giá trị kinh tế cao đã được bố trí trong phương thức luân canh như hoa, cây ăn quả,cây thực phẩm cao cấp

Ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh cây trồng 3

-4 vụ một năm đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái ven đô, tướitiêu chủ động đã có những điển hình về chuyển đổi hệ thống cây trồng, bố trí lại vàđưa vào những cây trồng có giá trị kinh tế Có thể nhận thấy rằng các nghiên cứusâu về đất và sử dụng đất trên đây là những cơ sở cần thiết và có ý nghĩa quan trọngcho các định hướng sử dụng và bảo vệ đất

Trong lịch sử canh tác nông nghiệp của nước ta, hệ thống sử dụng đất trồnglúa nước ta là hệ canh tác khá bền vững Hệ thống canh tác sử dụng đất dốc còn tồntại nhiều vấn đề cần giải quyết

Những năm qua Việt Nam đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề kỹ thuật,kinh tế và tổ chức trong sử dụng đất nông nghiệp, việc nghiên cứu và ứng dụngtập trung vào các vấn đề như: Lai tạo các giống cây trồng mới có năng suất cao,

bố trí luân canh cây trồng, vật nuôi với từng loại đất, thực hiện thâm canh toàndiện, liên tục trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất

Việt Nam có diện tích đất nông nghiệp khoảng 24,99 triệu ha, trong bối cảnhchung của tình hình sử dụng đất trên thế giới và đặc thù của Việt Nam, trong nhữngnăm qua Chính phủ, các Ban ngành, các địa phương và các nhà khoa học trongnước đã đưa ra các vấn đề nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đây làmột trong những định hướng mang tính chiến lược trong công tác nghiên cứu nhằmđưa ra các sản phẩm, các loại hình sử dụng đất hợp lý thúc đẩy sự phát triển của nềnkinh tế [3]

Ngay từ những năm sau cải cách ruộng đất các nhà khoa học đã nghiên cứu vàđưa vào áp dụng các loại giống ngắn ngày, tạo sự chuyển biến mang tính đột phácho sản xuất nông nghiệp Ngoài ra các vấn đề về luân canh, tăng vụ cũng đã góp phầnvào nâng cao sản lượng cây trồng thúc đẩy kinh tế phát triển

Trang 19

Trong những năm gần đây với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá đã làm cho nền kinh tế nước tađạt nhiều kết quả tốt, tuy nhiên nhìn chung các công trình nghiên cứu về lĩnh vựcnông nghiệp vẫn tập trung chủ yếu vào vấn đề kỹ thuật canh tác, hiệu quả kinh tế;Các vấn đề về xã hội và môi trường cũng đã đề cập đến tuy nhiên cũng còn nhiềumặt hạn chế, đây là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu [17]

1.4.3 Tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là một tỉnh nông nghiệp lấy sản xuất lúa nước làm chính, với hơn90% số dân sống ở nông thôn, và tỷ lệ hộ nghèo chiếm khoảng 23% Từ chỗ không

đủ lương thực đến chỗ là tỉnh chủ động được lương thực thậm chí có xuất khẩu gạo

và nhiều nông sản khác và gần đây là thủy sản Như vậy, nông nghiệp, nông thôn

Hà Tĩnh đã có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của cả nước

Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2011, dân số Hà Tĩnh là1.228.097 người, trong đó dân số nông thôn là 1.041.251 người, chiếm 84,78% dân

số cả tỉnh Cũng vào thời điểm trên, diện tích đất nông nghiệp ở Hà Tĩnh là447.000,55ha Trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 121.167,01ha Đất lâm nghiệp351.147,19ha, đất nuôi trồng thủy sản là 4.052,71ha, đất làm muối 426,97ha, còn lạiđất nông nghiệp khác 206,67ha Tổng số lao động là 643.928 người, trong đó laođộng nông nghiệp có 367.237 người, chiếm 57% lao động xã hội Năm 2005 cả tỉnh

có 65.255,35ha đất trồng lúa, do nhu cầu sử dụng đất cho các mục tiêu phát triểnkinh tế - xã hội, trong những năm gần đây diện tích đất trồng lúa ngày càng giảmmạnh (so với năm 2005 giảm 258,97ha) Bên cạnh đó tốc độ đô thị hóa trong quátrình phát triển cùng với phương thức quản lý và sử dụng đất đai, nhất là đất nôngnghiệp cũng chưa phù hợp, chưa có hiệu quả đã làm cho tình trạng hạn mức sử dụngđất ngày càng giảm mạnh, đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách cần phải suynghĩ và tháo gỡ để hướng tới việc sử dụng đất nông nghiệp cho kinh tế phát triểnbền vững Tính đến năm 2011 diện tích đất sản xuất nông nghiệp của cả tỉnh còn lại121.167,01ha, Số lượng giảm tập trung ở các huyện như Đức Thọ, Kỳ Anh, Thạch

Hà, Thành phố Hà Tĩnh Điều đáng lo ngại là diện tích đất nông nghiệp giảm đều

Trang 20

thuộc các vùng chuyên lúa có đất đai phì nhiêu Phần lớn diện tích đất nông nghiệp

bị giảm đều sử dụng vào mục đích xây dựng khu công nghiệp các khu vui chơi giảitrí hoặc để hoang hóa Việc thu hồi đất, nhất là đất nông nghiệp những năm qua đểthực hiện sự phát triển của tỉnh cũng đạt được nhiều kết quả, đặc biệt là việc pháttriển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế, xã hội đã làm thay đổi bộ mặt tỉnh nhà

Tuy nhiên, cùng với việc phát triển, việc thu hồi đất diễn ra ở hầu hết các địaphương và chủ yếu là đất nông nghiệp dẫn đến diện tích đất trồng lúa giảm mạnh.Trong tương lai khi dân số tăng lên thì việc phát triển công nghiệp đô thị ồ ạt, cộngvới tình trạng ô nhiễm môi trường và sự nóng lên của trái đất sẽ là những yếu tố làmcho đất nông nghiệp bị thu hẹp, an ninh lương thực và những thiệt hại về kinh tế,môi trường và an ninh xã hội bị đe dọa nếu tỉnh không có những biện pháp kịp thời

để hạn chế việc thu hồi đất nông nghiệp (số liệu thống kê đất đai tỉnh Hà Tĩnh)Những năm gần đây cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Hà Tĩnh bước đầu đã gắnphương thức truyền thống với phương thức công nghiệp hoá và đang dần từng bướcxóa bỏ tính tự cấp, tự túc, chuyển dần sang sản xuất hàng hoá

Trang 21

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loại hình sử dụng đất sản xuất nôngnghiệp trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian: Nguồn số liệu được thu thập trong 7 năm, từ năm 2005-2012

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện ở địa bàn huyện Kỳ Anh, trên

10 xã đại diện cho 3 vùng, định hướng phân chia vùng nghiên cứu dựa trên đặc điểm

về vị trí địa lý, các điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội và theo tiềm năng phát triểnsản xuất nông nghiệp của từng vùng

2.2 Nội dung nghiên cứu

2.2.1 Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kỳ Anh

Nghiên cứu đánh giá các điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, địahình, địa mạo), điều kiện xã hội, thực trạng về phát triển kinh tế - xã hội của huyện,tình hình về dân số, lao động, trình độ dân trí, tình hình quản lý đất đai, xác địnhnhững thuận lợi, khó khăn trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện

2.2.2 Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất nông nghiệp

+ Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

+ Nghiên cứu cơ cấu và diện tích cây trồng trên các loại hình sử dụng đất

+ Nghiên cứu diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng trên các loại hình sửdụng đất

2.2.3 Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp

+ Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất

+ Đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất

+ Đánh giá các tác động đối với môi trường của các loại hình sử dụng đất

Trang 22

+ Đánh giá tổng hợp của các loại hình sử dụng đất.

2.2.4 Đánh giá tiềm năng đất đai và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp hợp

lý trên địa bàn huyện

2.2.4.1 Đánh giá tiềm năng đất đai

2.2.4.2 Nội dung đề xuất sử dụng đất nông nghiệp

+ Lựa chọn loại hình sử dụng đất

+ Đề xuất diện tích các loại hình sử dụng đất

2.2.4.3 Đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

+ Giải pháp về cơ sở hạ tầng

+ Giải pháp thị trường tiêu thụ nông sản

+ Giải pháp về vốn đầu tư

+ Giải pháp về cơ chế chính sách trong nông nghiệp

+ Giải pháp khoa học kỹ thuật

+ Giải pháp về giống

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu

2.3.1.1 Thu thập thông tin số liệu thứ cấp

Thông tin, số liệu được thu thập từ các công trình khoa học và các nghiên cứuliên quan đến tình hình sử dụng đất của huyện Thông qua các phương tiện truyềnthông đại chúng, các cơ quan chức năng của tỉnh Hà Tĩnh; phòng, ban chuyên môncủa huyện Kỳ Anh và các xã được lựa chọn làm điểm nghiên cứu có đầy đủ các yếu

tố mang tính đại diện cho các vùng sinh thái của huyện

2.3.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Chủ yếu là các số liệu chưa được công bố chính thức, nguồn chủ yếu từ các hộnông dân trong vùng nghiên cứu, các cá nhân có kinh nghiệm sản xuất, các thịtrường tại nông thôn, tổ chức dịch vụ cung ứng, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp vàcác tổ chức liên quan

2.3.1.3 Phương pháp chuyên gia

Tranh thủ ý kiến của các chuyên gia chuyên ngành trong đánh giá và đề xuấtloại hình hợp lý

Trang 23

2.3.2 Chọn địa điểm nghiên cứu và phân vùng nghiên cứu

- Tiến hành chọn địa điểm nghiên cứu: Chọn các xã đại diện cho các vùng trênđịa bàn huyện đảm bảo các yêu cầu:

+ Đại diện và theo tỷ trọng các xã trong vùng sinh thái, kinh tế của huyện

+ Quỹ đất nông nghiệp ở mức trung bình khá

+ Có điều kiện sản xuất, kinh tế, trình độ dân trí ở mức trung bình, mang tínhchất đại diện trong huyện

+ Phân bố đều ở các phía theo vị trí địa lý: Đông, Tây, Nam, Bắc

+ Đại diện đầy đủ về khoảng cách: Xa gần về giao thông, thuận lợi, khó khăn;Căn cứ tình hình các điều kiện: Tự nhiên, xã hội và thế mạnh của vùng, cụ thểcác vùng nghiên cứu như sau:

- Vùng 1 (Vùng ngoài) gồm 8 xã: Kỳ Phong, Kỳ Bắc, Kỳ Tiến, Kỳ Xuân, KỳGiang, Kỳ Đồng, Kỳ Khang và Kỳ Phú trong đó có 3 xã giáp biển là xã Kỳ Xuân,

Kỳ Phú và Kỳ Khang Đây là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp, trồng lúa màu của huyện

Vùng 2 (Vùng giữa, trong) gồm 19 xã: Kỳ Thọ, Kỳ Văn, Kỳ Thư, Kỳ Tân,

Kỳ Hoa, Thị Trấn, Kỳ Châu, Kỳ Hải, Kỳ Hưng, Kỳ Trung, Kỳ Hà, Kỳ Phương, KỳLợi, Kỳ Liên, Kỳ Ninh, Kỳ Long, Kỳ Trinh, Kỳ Thịnh và Kỳ Nam trong đó:

+ Kỳ Thọ, Kỳ Văn, Kỳ Thư, Thị Trấn, Kỳ Châu, Kỳ Hải là vùng trọng điểmsản xuất nông nghiệp, trồng lúa - màu của huyện

+ Kỳ Tân, Kỳ Hoa là vùng sản xuất lúa lạc

+ Thị Trấn Kỳ Anh và Kỳ Châu: Lúa màu và phát triển thương mại dịch vụ.+ Kỳ Hải: Có tiềm năng nuôi trồng, khai thác thuỷ sản, có thế mạnh xuất khẩu,chế biến

+ Kỳ Hưng hiện tại trồng lạc nhưng tiềm năng phát triển kém

- Vùng 3 (Vùng trên) gồm 6 xã: Kỳ Thượng, Kỳ Sơn, Kỳ Lâm, Kỳ Hợp và KỳLạc là 6 xã thuộc chương trình 135 Tiềm năng chủ đạo là lâm nghiệp, cây côngnghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi

Địa bàn nghiên cứu chọn các xã: vùng 1 chọn Kỳ Phú, Kỳ Giang, Kỳ Tiến, KỳKhang; vùng 2 chọn Kỳ Châu, Kỳ Trung, Kỳ Ninh; vùng 3 chọn Kỳ Lâm, Kỳ Tây,

Trang 24

Kỳ Thượng; mỗi xã chọn ngẫu nhiên 30 hộ; đảm bảo có đủ các thành phần: hộ giàu,

hộ trung bình và hộ nghèo

- Phân tích, thống kê các điểm đã nghiên cứu và nội suy toàn huyện

2.3.3 Sử dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất

2.3.3.1 Hiệu quả về kinh tế được

Khi đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp có thể dùng nhiềuchỉ tiêu và cách xác định các chỉ tiêu tùy thuộc vào mục đích và phạm vi nghiêncứu Dựa trên cơ sở khoa học của hiệu quả kinh tế và đặc điểm, yêu cầu nghiên cứuhiệu quả kinh tế sử dụng đất trên địa bàn huyện Kỳ Anh, có thể xác định hệ thốngcác chỉ tiêu sau:

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích đất (ha).+ Giá trị sản xuất GO/ha là toàn bộ giá trị sản phẩm được tạo ra trong một thời

kỳ nhất định (thường là 01 năm) trên 1ha đất

GO = Sản lượng sản phẩm x giá bán sản phẩm

- Giá trị gia tăng VA/ha (Value added) là giá trị tăng thêm hay giá trị sảnphẩm mới tạo ra trong quá trình sản xuất trên 1ha đất Để tính VA cần phải tínhđược chi phí trung gian IE (Intermediate Expenditure) hoặc chi phí trực tiếp DC(Direct cost) đó là toàn bộ chi phí trực tiếp cho sản xuất như: Vốn, phân bón, bảo vệthực vật, nước và các dịch vụ sản xuất khác như vận tải, khuyến nông, lãi vay ngânhàng, tiền thuê lao động ngoài v.v…

VA = GO – DC hoặc VA = GO – IE

- Thu nhập hỗn hợp NVA/ha (Net Value Added)

Là phần trả cho người lao động (cả lao động chân tay và lao động quản lý)cùng tiền lãi thu được trên từng loại hình sử dụng đất của 1ha Đây chính là phầnthu nhập đảm bảo đời sống cho người lao động và tích lũy cho tái sản xuất mở rộng.NVA = VA – DP – T

Trong đó: DP là khấu hao tài sản cố định, T là thuế sử dụng đất

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trên một đơn vị chi phí vật chất (thườngtính cho 1000 đồng chi phí)

+ Giá trị sản xuất trên chi phí vật chất: HCGO = GO/DC

Trang 25

+ Giá trị gia tăng trên chi phí vật chất: HCVA = VA/DC

+ Thu nhập hỗn hợp trên chi phí vật chất: HCNVA = NVA/DC

Đây là các chỉ tiêu tương đối hiệu quả Nó chỉ ra hiệu quả sử dụng 1000 đồngchi phí trung gian (hoặc chi phí trực tiếp) Khi sản xuất cạnh tranh các chỉ tiêu này

sẽ quyết định sự thành bại của một loại sản phẩm

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trên một đơn vị lao động (lao động quy đổihoặc 1 ngày công chuẩn)

+ Giá trị sản xuất trên lao động: HLGO = GO/LD

+ Giá trị gia tăng trên lao động: HLVA = VA/LD

+ Thu nhập hỗn hợp trên lao động: HLNVA = NVA/LD

Các chỉ tiêu này đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng loại hình sửdụng đất, có thể dùng làm cơ sở để so sánh chi phí cơ hội lao động

2.3.3.2 Hiệu quả về xã hội

Để đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp về mặt xã hội sửdụng các chỉ tiêu chủ yếu như sau:

+ Giá trị ngày công lao động nông nghiệp

+ Thu nhập bình quân/ lao động nông nghiệp

+ Tỷ lệ lao động tham gia sản xuất

+ Mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động

2.3.3.3 Hiệu quả về môi trường

+ Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

+ Khả năng bảo vệ xói mòn và cải tạo đất

+ Tỷ lệ đất chưa sử dụng đưa vào trồng rừng, tỷ lệ che phủ

2.3.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Số liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê thông thường,

sử dụng phần mềm tin học Excel để xử lý và tổng hợp số liệu

Đối với thông tin, số liệu thứ cấp: Sau khi đã được thu thập toàn bộ các thôngtin này được kiểm tra đầy đủ, chính xác, sau đó được xử lý, tính toán phản ánhthông qua thống kê, đồ thị hoặc bằng biểu đánh giá so sánh và rút ra kết luận

Trang 26

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

3.1.1 Vị trí địa lý

Kỳ Anh là một huyện nằm ở phía cực Nam của tỉnh Hà Tĩnh, cách Thành phố

Hà Tĩnh 52km về phía Nam

- Phía Bắc giáp huyện Cẩm Xuyên

- Phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình

- Phía Tây giáp huyện Hương Khê

- Phía Đông giáp biển Đông

- Quốc lộ 1A chạy dọc huyện cùng với các tuyến đường liên huyện, liên xã tạothuận lợi hơn cho huyện trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá và tiêu thụ sản phẩm

- Là một huyện có tiềm năng đa dạng về tài nguyên đất, có nguồn lao động dồidào với những truyền thống văn hoá, lịch sử lâu đời

- Cùng với sự phát triển của Khu kinh tế Vũng Áng, Kỳ Anh đang thu hútđược nhiều nhà đầu tư với nhiều lĩnh vực

Trang 27

3.1.2 Địa hình, địa mạo

Địa hình đất đai huyện Kỳ Anh khá phức tạp, gồm 3 dạng địa hình: Đồngbằng, ven biển và miền núi

Kỳ Anh nằm phía đông dãy Trường Sơn có địa hình hẹp và dốc dần từ tâysang đông

Địa hình đồi núi chiếm trên 80% diện tích tự nhiên, đồng bằng chiếm diện tíchnhỏ thường bị chia cắt bởi các dãy núi, có 4 dạng địa hình sau :

+ Núi trung bình uốn nếp khối nâng lên mạnh:

Kiểu địa hình này tạo thành một dải hẹp nằm dọc theo ranh giới giữa QuảngBình và Hà Tĩnh

Cũng như các núi khác trong khu vực có được hình thành sau vận độngHecxini muộn, nhưng đến vận động Kainozoi được nâng lên mạnh Các khối granitxâm nhập bộc lộ ra với các đỉnh nhọn, sườn dốc và thường là những đỉnh cao nhấtvùng Các núi cát kết phiến sét hình thái mềm mại hơn, đường phân thuỷ có khiđược chia cắt rõ nét nhưng nhiều chỗ lại hơi bằng hoặc lượn sóng có khi thấp hẳnxuống Dạng địa hình này rất khó khăn cho giao thông đi lại và khai thác

+ Núi thấp uốn nếp nâng lên yếu:

Kiểu địa hình này chiếm diện tích khá lớn của huyện có độ cao dưới 1000m,cấu trúc địa chất tương đối phức tạp, kiến trúc tường đá Hoành Sơn

Địa hình này hình thành sau vận động Hecxini muộn nhưng ở đới Hoành Sơn

bị chìm ngập ở Mêzôzôi thượng, đến vận động Kainozoi tiếp tục được nâng lên.Mức độ chia cắt yếu, độ dốc của thung lũng thường từ 150 - 100m/km có khigiảm xuống 50m/km, ở đây quá trình xâm thực bóc mòn mạnh hơn là chia cắt sâu,địa hình mềm mại, ít dốc, độ cao các đỉnh núi ít chênh lệch lớn tạo thành một độcao trung bình 400 - 500m

Ở địa hình này giao thông đi lại và khai thác nông lâm nghiệp cũng bị hạn chế,đặc biệt là ở các thung lũng giữa núi

+ Thung lũng kiến tạo - xâm thực

Trang 28

Kiểu địa hình này chiếm một diện tích nhỏ nhưng có nhiều thuận lợi cho khaithác nông nghiệp Độ cao chủ yếu dưới 300m, bao gồm các thung lũng, nằm theohướng song song với các dãy núi, cấu tạo chủ yếu bởi các trầm tích vụn vở, dễ bịxâm thực.

Chiều ngang thung lũng tương đối rộng trong đó phổ biến là các dạng địa hìnhđồi bằng, bãi bồi và thềm sông khá phát triển kiểu địa hình này đang được khai thácmạnh và khả năng còn có thể mở rộng để phát triển nông lâm nghiệp

+ Vùng đồng bằng:

Vùng đồng bằng Kỳ Anh nằm dọc theo ven biển với độ cao trung bình trêndưới 3m, bị uốn lượn theo mức độ thấp ra cửa biển từ vùng đồi núi phía tây, càng vềphía nam càng hẹp Nhìn chung, địa hình tương đối bằng phẳng nhất là vùng hìnhthành bởi phù sa các sông suối lớn nhỏ trong huyện, vùng này có thành phần cơ giới

từ thịt trung bình đến nhẹ

Địa hình ven biển thường có những dải cát dọc theo bờ biển, thỉnh thoảng còn

có những cồn cát cao là những khu dân cư phía trong nội đồng Đây là khu vực sảnxuất nông nghiệp chính của huyện hàng năm cung cấp một lượng lớn lương thựcthực phẩm chính cho nhân dân

Địa hình này rất thuận lợi cho giao thông đi lại, cũng như sản xuất nôngnghiệp, nuôi trồng thuỷ hải sản

Hướng gió là một yếu tố bị địa hình chi phối sâu sắc nhất, trên căn bản khí hậu

Kỳ Anh mỗi năm có hai mùa gió chủ yếu là mùa Đông Bắc trong mùa đông (kéodài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) và Tây Nam trong mùa hè (kéo dài từ tháng 5đến tháng 10)

Trang 29

+ Tốc độ gió.

Tốc độ gió phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa hình của địa phương

Nhìn chung tốc độ gió ở Kỳ Anh thuộc loại lớn nhất trong tỉnh Hà Tĩnh chính

vì vậy nó có ảnh hưởng rất lớn tới năng suất hoa màu, tác dụng cơ giới của gió làmcho cây đổ, phấn hoa rụng - nhất là lúa chiêm xuân hoặc hè thu đang ở giai đoạn trổbông Ngoài ra nó còn cuốn đi những chất màu và cuốn cát bụi đến vùi lấp nhữngthửa ruộng màu mỡ, khiến cho đất trở lên cằn cỗi

3.1.3.2 Chế độ nhiệt

Kỳ Anh có một nền nhiệt độ trung bình cao, nhiệt độ trung bình tại Kỳ Anh là25,0oC

Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là tháng 12, ở Kỳ Anh 19,8oC

Tháng 6 có nhiệt độ trung bình cao nhất: 31,5oC

Nhiệt độ tối thấp ở tháng 12 hoặc tháng 3 ở Kỳ Anh 7,5oC

Nhiệt độ tối cao tháng 7 ở Kỳ Anh là 40,4oC

Những yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến việc bố trí sử dụng các hệ thống câytrồng và chế độ chăm sóc

Bảng 3.1 Hướng gió thịnh hành, tốc độ gió(m/s) và chế độ nhiệt trung bình

hàng tháng trong năm huyện Kỳ Anh

Hướng gió ĐB ĐB ĐB Đ TN TN TN TN TN ĐB ĐB ĐB Tốc độ gió 2,2 2,1 1,8 1,8 2,2 2,8 3,4 2,4 1,9 2,5 2,6 2,3Nhiệt độ trung bình 20,1 20,2 22,3 26,0 30,5 31,5 31,3 29,9 27,2 25,0 22,7 19,8

Trang 30

"Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn"

3.1.3.3 Lượng mưa

Kỳ Anh là một trong những huyện có lượng mưa nhiều so với các huyện trongtỉnh trừ một phần nhỏ ở phía bắc, còn lại các vùng khác có lượng mưa bình quânhàng năm đều trên 2000mm, cá biệt có nơi trên 3000mm

Số ngày mưa trung bình năm ở Kỳ Anh cũng khá cao, nơi ít nhất cũng có 120

- 130 ngày mưa trong một năm, nơi nhiều có thể đến 180 - 190 ngày, phổ biến là

150 - 160 ngày

Nhìn chung, lượng mưa phân bố không đều và tập trung vào các tháng mùa hè

và thường kết thúc muộn Tổng lượng mưa 5 tháng mùa đông chỉ chiếm 26% lượngmưa cả năm Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9, 10 và tháng 11, ít nhất làtháng 2, tháng 3

3.1.3.4 Lượng bốc hơi nước

Về mùa đông, do nhiệt độ không khí thấp, độ ẩm tương đối cao, ít gió, áp lựckhông khí lại lớn nên lượng bốc hơi rất nhỏ, có nghĩa là mùa đông ở Kỳ Anh thờitiết rất ẩm Đối chiếu với lượng mưa, lượng bốc hơi chỉ chiếm 1/5 đến 1/2

Về mùa nóng, do nhiệt độ không khí cao, ẩm độ thấp, gió lớn, áp lực khôngkhí giảm nên cường độ bốc hơi lớn, lượng bốc hơi của 7 tháng mùa nóng có thể lớngấp 3 - 4 lần 5 tháng mùa lạnh Ở vùng đồng bằng ven biển có những tháng lượngbốc hơi nhiều hơn lượng mưa Nhưng nhìn chung, trong toàn mùa mưa, lượng mưavẫn lớn gấp 3 lần lượng bốc hơi, điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sảnxuất nông lâm nghiệp vì nền nhiệt độ và độ ẩm là một trong những động lực thúcđẩy sự tăng trưởng năng suất sinh học, đây là một thuận lợi của huyện Kỳ Anh

Trang 31

- Sông Trí: Bắt nguồn từ núi Đông Chùa chảy qua các xã Kỳ Tây, Kỳ Lâm,

Kỳ Hoa rồi đổ vào cửa Văn Yên xã Kỳ Hải Sông chảy len lỏi giữa hai dãy núi Yên

Mã, Đá Bạc và rú Bá Hơi hướng Tây Bắc - Đông Nam đổ vào sông Quyền ở cửaNam Hải Lưu vực hẹp với diện tích lưu vực 58km2 có chiều dài 39km

Đầu nguồn sông Trí có các hồ thủy lợi tích nước phục vụ cho nông, lâm, ngưnghiệp và sinh hoạt cộng đồng dân cư trong mùa khô: Hồ Kim Sơn xã Kỳ Hoa, nằmtrên khe Hố có diện tích lưu vực 25km2, diện tích mặt thoáng 175ha, dung tích lớnnhất khoảng 17 triệu m3 Hồ sông Trí (Kỳ Hoa) có diện tích lưu vực 56km2, diệntích mặt thoáng 48ha, dung tích khoảng 2,8 triệu m3, tưới cho 700ha

- Sông Quyền bắt nguồn từ dãy Hoành Sơn ở độ cao 1000m, sông có độ dài34km Đoạn thượng nguồn gọi là khe Đá Hát chảy theo hướng Tây Nam Đoạn từcầu Đá Hát xuống hạ lưu gọi là sông Quyền chảy dọc theo vùng biển qua các xã KỳThịnh, Kỳ Long, Kỳ Trinh rồi ra Kỳ Hải Diện tích lưu vực sông là 150km2

- Sông Cầu Quèn: Bắt nguồn từ phía Đông núi Động Trèo (xóm Hưng Lợi,Hưng Thịnh), chảy qua Quốc lộ 1A, qua xã Kỳ Trinh, nhập vào đoạn cuối sông Trí

ở khu đầm Đồng Tiến Nhánh sông này có lưu vực rất nhỏ, chủ yếu tiêu cho khuvực Hưng Lợi, Hưng Thịnh (xã Kỳ Hưng) và một phần xã Kỳ Trinh vào hạ lưusông Trí

- Khe Cầu đá: Là nhánh của sông Cái bắt nguồn từ núi Đá Bạc, chảy vào SôngCái theo hướng Nam - Bắc, trên sông có hồ Đá Cát (Kỳ Tân) diện tích lưu vực11km2, diện tích mặt thoáng của hồ khoảng 87,5ha, dung tích lớn nhất khoảng 3,4triệu m3, tưới cho 300ha

- Sông Rào Trổ là một nhánh sông của sông Rào Nậy (thuộc tỉnh QuảngBình) Rào Trổ bắt nguồn từ xã Kỳ Thượng chảy qua Kỳ Sơn, Kỳ Lâm, Kỳ Lạc.Sông Rào Trổ ở Kỳ Anh dài 51km độ uốn khúc của sông khá lớn, diện tích lưu vực480km2

- Nhiều suối nhỏ trong địa bàn huyện chia cắt địa hình với mạng lưới khá dày đặc

3.1.5 Các nguồn tài nguyên

3.1.5.1 Tài nguyên đất

Trang 32

Kết quả chỉnh lý bổ sung bản đồ đất của huyện trên cơ sở kế thừa bản đồ đấttoàn tỉnh có điều tra bổ sung năm 2010 như sau:

Đất thường có phản ứng chua (pHKCl < 4,5), hàm lượng hữu cơ rất thấp (dưới1%), hàm lượng đạm tổng số nhỏ hơn 0,05%, lân và kali dễ tiêu đều rất nghèo <5mg/100g đất, tổng cation trao đổi rất thấp (CEC < 5meq/100g đất)

Loại đất này hầu như ít sử dụng cho nông nghiệp, chủ yếu là rừng phòng hộ,thổ cư hoặc đất trống

g đất Loại đất này đã được cải tạo và trồng lúa hoặc rau màu như đậu, lạc, khoai

b Nhóm đất mặn

Trang 33

Có diện tích 1.086,96ha chiếm 1,04% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác ven theocác cửa sông của các xã Kỳ Hải, Kỳ Ninh, Kỳ Thọ, Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Phương, KỳThư và Kỳ Hà Đất bị nhiễm mặn do ảnh hưởng của nước biển xâm nhập và tích luỹtrong đất theo hai con đường hoặc do mặn tràn hoặc ngầm theo mạch ngang trong đất.

Đất này chỉ thích hợp với các loại thực vật ưa mặn phát triển được như: Sú,vẹt; vùng đất này có thể sử dụng để nuôi trồng hải sản

- Đất mặn trung bình

Có diện tích 472,06ha, chiếm 0,45% diện tích tự nhiên Phân bố gần các cửasông ở vị trí xa biển hơn, phần lớn đã thoát khỏi ảnh hưởng của thuỷ triều, bị nhiễmmặn do trước đây bị triều ngập nay đã được hệ thống đê điều bảo vệ, một số diệntích bị mặn do thấm qua mạch nước ngầm

Đất có tổng muối tan từ 0,5 - 1%, hàm lượng clo từ 0,15 - 0,25%, đất cóphản ứng chua ít, đặc biệt là ở các tầng dưới, có độ mặn cao hơn nên có phảnứng trung tính

Trang 34

Loại đất này có độ phì trung bình, hàm lượng mùn từ 1,2 - 2,4% Đạm tổng số

từ 0,1 - 0,15%, lân tổng số nghèo: 0,05 - 0,1%, kali tổng số nghèo đến rất nghèo,lân dễ tiêu rất nghèo thường < 4 mg/100g đất, kali dễ tiêu khá 15 - 20mg/100 gđất, tổng cation trao đổi trung bình 10 - 15 meq/100 g đất

Đất có thành phần cơ giới trung bình hoặc nhẹ, càng gần cửa sông càng cóthành phần cơ giới nặng hơn Loại đất này một phần diện tích được sử dụng trồnglúa, nếu được rửa mặn tốt để tổng muối tan <0,25% và hàm lượng Clo <0,05% thìnăng suất lúa khá cao, tuy nhiên về mùa khô hạn năng suất lúa bị hạn chế do bị bốcmặn, một số đang nuôi trồng thuỷ sản

- Đất mặn ít

Có diện tích 191,38ha chiếm 0,18% diện tích tự nhiên, phân bố ở các khu vựctrong đê gần các cửa sông lớn ở các xã Kỳ Thọ, Kỳ Hải Tuy đã thoát khỏi ảnhhưởng trực tiếp của thuỷ triều biển nhưng do nhiễm mặn lịch sử trước đây hoặc docác sạt lở đê điều và thấm mặn qua mạch nước ngầm trong các trận triều cường nênmột lượng muối nhỏ được tích luỹ trong đất, hàm lượng muối tan thường dưới0,25%, hàm lượng clo từ 0,05 - 0,15%

Nhìn chung đất có phản ứng chua, pHKCl từ 4 - 5,5, hàm lượng mùn trung bình

từ 1 - 2%, đạm tổng số nghèo 0,05 - 0,1%, lân tổng số nghèo 0,05 - 0,1%, kali tổng

số nghèo đến trung bình 0,05 - 0,25%, lân dễ tiêu rất nghèo thường <4 mg/100 gđất, kali dễ tiêu trung bình 10 - 15 mg/100 g đất Tổng cation trao đổi ở mức trungbình 10 - 15 meq/100g đất, đất có thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình đếnthịt nhẹ

Trên loại đất này phần lớn được trồng 2 vụ lúa, năng suất tương đối cao Tuynhiên cũng cần chú trọng công tác thuỷ lợi trong mùa khô để tránh hiện tượng muốibốc lên từ tầng đất sâu theo mao quản đất

c Nhóm đất phèn mặn

Chỉ có một loại đất là đất phèn hoạt động nông, mặn ít

- Đất phèn hoạt động nông, mặn ít

Trang 35

Ở Kỳ Anh đất phèn mặn không điển hình như ở đồng bằng ven biển Bắc Bộhoặc đồng bằng sông Cửu Long, chỉ xuất hiện đất phèn hoạt động nông thường điđôi với mặn ít Có diện tích 2.704,45ha, chiếm 2,60% diện tích tự nhiên, phân bố ởcác xã Kỳ Phú, Kỳ Đồng, Kỳ Khang, Kỳ Hà, Kỳ Hải, Kỳ Ninh, Kỳ Trinh, KỳThịnh, Kỳ Lợi và Kỳ Nam Đất thường ở địa hình vàn và vàn thấp có tầng sinh phènhoạt động nông.

Đất có độ phì tương đối, hàm lượng mùn biến động từ 1,5 - 2,5%, đạm tổng số

từ 0,12 - 0,25%, lân tổng số nghèo thường nhỏ hơn 0,05%, đất có phản ứng chuamạnh, pHKCl từ 3,5 - 4,5 Trong thành phần muối tỷ lệ SO4-2 và Cl- thường xấp xỉbằng nhau Đất có thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, địa hình khá bằngphẳng, thường sử dụng để trồng lúa, phần lớn bị ngập úng nên chỉ trồng được 1 vụlúa Hiện nay nhiều vùng đã được cải tạo để trồng 2 vụ lúa, một số chuyển sangnuôi trồng thuỷ sản

d Nhóm đất phù sa

Có diện tích 5.060,19ha chiếm 4,86% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ởđịa hình vùng đồng bằng, là sản phẩm phù sa của các sông suối chính như sông RàoCái, Rào Trổ, sông Rác

Nhóm đất này có đặc điểm chính là khá bằng phẳng, ở thượng nguồn phần lớn

có thành phần cơ giới nhẹ

Ngoài ra còn có các dải phù sa hẹp của các con suối nhỏ ở rải rác nhiều xãtrong huyện, phần lớn có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì thấp, lẫn nhiều sỏi sạn.Nhóm đất phù sa trên địa bàn huyện Kỳ Anh gồm có 2 đơn vị phân loại như sau:

- Đất phù sa không được bồi

Có diện tích 709,27ha chiếm 0,68% diện tích tự nhiên, phân bố ven sông RàoTrổ thuộc các xã Kỳ Lâm, Kỳ Lạc, Kỳ Sơn và Kỳ Thượng Đất thường có địa hìnhkhông bằng phẳng do tốc độ dòng chảy lớn, quá trình bồi tụ phù sa xảy ra nhanhhơn vùng hạ lưu nên đất thường có thành phần cơ giới nhẹ lẫn nhiều sỏi đá và cácsản phẩm hữu cơ khác

Trang 36

Đất có phản ứng chua, pHKCl từ 4 - 5, hàm lượng mùn từ 1 - 1,5%, đạm tổng sốnghèo từ 0,08 - 0,12%, lân tổng số nghèo từ 0,06 - 0,10%, kali tổng số nghèo <1%,lân dễ tiêu nghèo 5 - 8 mg/100g đất, kali dễ tiêu trung bình từ 10 - 15 mg/100g đất,hàm lượng canxi, magiê trao đổi thường thấp dưới 10 meq/100g đất.

Loại đất này thích hợp với trồng lúa ở địa hình vàn, trồng hoa màu và câycông nghiệp ngắn ngày ở địa hình cao

e Nhóm đất bạc màu

- Đất bạc màu trên đá mác macma axit

Trang 37

Có diện tích 1.916,28ha, chiếm 1,84% diện tích đất tự nhiên, phân bố rải rác ởđịa hình ven chân đồi, có địa hình lượn sóng nhẹ, thoát nước nhanh, ở các xã KỳGiang, Kỳ Khang, Kỳ Lợi, Kỳ Ninh, Kỳ Phú, Kỳ Tân, Kỳ Thọ, Kỳ Tiến, Kỳ Trinh,

Kỳ Văn và Kỳ Phong Đất phát triển trên đá macma axit, có thành phần cơ giới nhẹ,màu xám trắng, đất mất kết cấu, chặt bí, có phản ứng chua, pHKCl thường từ 3,5 -4,5 Đất có thành phần dinh dưỡng thấp Hàm lượng mùn thấp dưới 1%, đạm tổng

số nghèo dưới 0,1%, lân tổng số nghèo < 0,1%, kali tổng số nghèo, nhỏ hơn 0,5%,lân dễ tiêu và kali dễ tiêu đều rất nghèo < 5 mg/100g đất Tổng cation kiềm trao đổithấp < 8 meq/100g đất

Đất này thường chỉ thích hợp với cây trồng cạn và các loại cây ăn quả

f Nhóm đất đỏ vàng

Có diện tích 63.831,70ha, chiếm 61,27% diện tích tự nhiên Nhóm đất này có

5 loại hình chính:

- Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét

Có diện tích 31.628,97ha, chiếm 30,36% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã

Kỳ Giang, Kỳ Hợp, Kỳ Hoa, Kỳ Hưng, Kỳ Lâm, Kỳ Lạc, Kỳ Sơn, Kỳ Tân, Kỳ Tây,

Kỳ Thượng, Kỳ Trinh, Kỳ Văn và Kỳ Phong

Đất được hình thành trên đá phiến sét, địa hình dốc có thành phần cơ giới thịttrung bình đến sét, có màu đỏ vàng điển hình

Nhìn chung, loại đất này có tầng đất dày thích hợp với nhiều loại cây trồngđặc biệt là các loại cây dài ngày Đất có phản ứng chua, pHKCL từ 4 - 5, hàm lượngmùn trung bình đến khá biến động từ 1,5 - 2%, đạm tổng số trung bình hoặc khá 0,1

- 0,2%, lân tổng số ở mức nghèo < 0,1%, kali tổng số ở mức nghèo <0,5%, hàmlượng lân dễ tiêu rất nghèo từ 2 - 5 mg/100g đất, kali dễ tiêu ở mức trung bình hoặcnghèo biến động từ 5 - 12 mg/100g đất, tổng cation canxi magiê rất nghèo < 5 meq/100g đất

Hiện nay ở những vùng có độ dốc thấp dưới 15o, tầng dày trên 100cm, thuậnlợi giao thông đã được khai thác sử dụng để trồng cây lâu năm như chè, dứa và cácloại cây ăn quả khác Một diện tích khá lớn còn hoang hoá chưa được sử dụng, vìvậy đây là loại đất có tiềm năng nhất của huyện

Trang 38

- Đất vàng đỏ trên đá macma axit

Có diện tích 24.781,07ha, chiếm 23,79% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã

Kỳ Đồng, Kỳ Giang, Kỳ Hợp, Kỳ Hưng, Kỳ Hoa, Kỳ Khang, Kỳ Lâm, Kỳ Lạc, KỳLiên, Kỳ Lợi, Kỳ Long, Kỳ Nam, Kỳ Phương, Kỳ Sơn, Kỳ Tân, Kỳ Tây, Kỳ Thọ,

Kỳ Thượng, Kỳ Thịnh, Kỳ Tiến, Kỳ Trinh, Kỳ Văn

Trên địa hình đồi núi có độ dốc tương đối lớn, địa hình chia cắt mạnh, đá mẹchủ yếu hình thành nên loại đất này là đá granit, khi phong hoá cho ra tầng đất trungbình màu vàng đỏ chủ đạo

Đất có thành phần cơ giới trung bình hoặc nhẹ, hàm lượng dinh dưỡng nghèo,mùn thường 1 - 2%, đạm tổng số ở mức nghèo hoặc trung bình, biến động từ 0,06 -0,1%, kali tổng số ở mức nghèo thường từ 0,5 - 1%, lân dễ tiêu rất nghèo, thườngdưới 5mg/100g đất, kali dễ tiêu nghèo hoặc trung bình biến động từ 5 - 12 mg/100gđất Đất thường có phản ứng chua, pHKCL biến động từ 3,5 - 4,5, hàm lượng cationcanxi, magie thấp dưới 5 meq/100g đất Loại đất này chỉ thích hợp với các loại câydài ngày như: cao su, chè, cây ăn quả và một số cây công nghiệp ngắn ngày khác

- Đất vàng nhạt trên đá cát

Có diện tích 4.801,93ha, chiếm 4,61% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ởvùng đồi núi các xã Kỳ Hưng, Kỳ Hoa, Kỳ Long, Kỳ Tân, Kỳ Tây, Kỳ Thịnh, KỳTrinh và thị trấn Kỳ Anh

Đất hình thành trên đá cát, có nguồn gốc trầm tích, màu xám sáng, khi phonghoá cho loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, sáng màu, kết cấu kém, khả năng thấmthoát nước nhanh, hấp thụ nhiệt và toả nhiệt nhanh Tầng đất thường mỏng hoặctrung bình

Loại đất này có phản ứng rất chua, pHKCL thường từ 3,5 - 4,5, dinh dưỡng thấp,hàm lượng mùn nghèo thường dưới 1,5%, đạm tổng số nghèo dưới 0,1%, lân tổng

số rất nghèo, thường dưới 0,06 % Kali tổng số nghèo thường dưới 0,5 %, lân dễtiêu rất nghèo, thường dưới 5 mg/100g đất, kali dễ tiêu ở mức trung bình, thường từ

10 - 15 mg/100g đất Hàm lượng cation canxi, magiê rất thấp, thường dưới 3meq/100g đất

Nhóm đất này thích hợp với các loại cây trồng cạn và cây dài ngày

Trang 39

Đất có thành phần cơ giới trung bình hoặc nhẹ, màu nâu vàng điển hình, cóphản ứng chua, pHKCl từ 4 - 5,5 Hàm lượng mùn ở mức trung bình từ 1 - 2%, đạmtổng số ở mức trung bình thường biến động từ 0,1 - 0,14%, lân tổng số ở mức nghèo

< 0,1%, kali tổng số nghèo < 1%, lân dễ tiêu rất nghèo < 5mg/100g đất, kali dễ tiêu

ở mức trung bình hoặc khá 10 - 18 mg/100g đất Hàm lượng cation canxi, magiêthấp < 5 meq/100g đất

Loại đất này thích hợp với các loại cây trồng cạn như rau màu, cây côngnghiệp ngắn ngày và các loại cây lâu năm như: chè, cao su, cây ăn quả

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước

Có diện tích 1.739,68ha, chiếm 1,67% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã KỳBắc, Kỳ Hợp, Kỳ Hoa, Kỳ Lạc, Kỳ Tân, Kỳ Tây, Kỳ Thượng, Kỳ Lâm, Kỳ Sơn và

Kỳ Trung

Đất được hình thành trên nền đất đỏ vàng đã được con người cải tạo thànhruộng bậc thang để trồng lúa nước, có thành phần cơ giới thịt trung bình đến sét Loại đất này có tầng đất dày Đất có phản ứng chua, pHKCL từ 4 - 5, hàm lượngmùn trung bình đến khá biến động từ 1,5 - 2%, đạm tổng số trung bình hoặc khá 0,1

- 0,2%, lân tổng số ở mức nghèo < 0,1%, kali tổng số ở mức nghèo <0,5%, hàmlượng lân dễ tiêu rất nghèo từ 2 - 5 mg/100g đất, kali dễ tiêu ở mức trung bình hoặcnghèo biến động từ 5 - 12 mg/100g đất, tổng cation canxi magiê rất nghèo < 5 meq/100g đất

g Nhóm đất dốc tụ

- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ

Trang 40

Có diện tích 984,13ha chiếm 0,94% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các

xã Kỳ Xuân, Kỳ Bắc, Kỳ Giang, Kỳ Hưng và Kỳ Hoa ở địa hình thung lũng xengiữa các dãy núi Hình thành do quá trình dốc tụ các sản phẩm từ vùng đồi núixuống, do quá trình di chuyển bồi lắng nhiều giai đoạn không liên tục nên thườngxen lẫn các sản phẩm phụ và xác hữu cơ tại chỗ, thành phần cơ giới biến động từnhẹ đến nặng phụ thuộc nguồn gốc đá mẹ

Đất có phản ứng chua, pHKCl từ 4 - 5, hàm lượng mùn từ 1 - 2,5%, đạm tổng

số trung bình từ 0,1 - 0,15%, lân tổng số nghèo dưới 0,1%, kali tổng số trung bình 1

- 2%, lân dễ tiêu rất nghèo dưới 5 mg/100g đất, kali dễ tiêu trung bình từ 10 - 15mg/100g đất Tổng cation kiềm trao đổi thấp dưới 10 meq/100g đất

Đối với địa hình vàn cao nên trồng 2 vụ lúa, địa hình rất cao nên luân canh lúa

- màu hoặc trồng màu

h Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axít

Diện tích 74,96ha, chiếm 0,07% diện tích tự nhiên Phân bố ở độ cao trên1.000m ở vùng giáp ranh 3 xã Kỳ Trinh, Kỳ Lạc, Kỳ Thịnh Tầng đất dày, độ phìcủa đất khá, độ dốc lớn nên hướng sử dụng là bảo vệ rừng

i Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá

Có diện tích 6.394,38ha chiếm 6,14% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác ở các

xã Kỳ Thọ, Kỳ Đồng, Kỳ Bắc, Kỳ Giang, Kỳ Hà, Kỳ Hoa, Kỳ Khang, Kỳ Lợi, KỳNam, Kỳ Ninh, Kỳ Phú, Kỳ Phương, Kỳ Tân, Kỳ Thọ, Kỳ Thịnh, Kỳ Tiến, KỳTrinh, Kỳ Xuân và Kỳ Phong Trên địa hình đồi núi, có tầng đất rất mỏng dưới 10 cm,

có nhiều đá lộ đầu, đất bị xói mòn rửa trôi mạnh, dinh dưỡng rất thấp, đất có phản ứngchua mạnh, pHKCL dưới 4,5 Loại đất này không thích hợp với sản xuất nông nghiệp,chỉ dành để phát triển lâm nghiêp, trồng cây che phủ đất, cải tạo môi sinh

3.1.5.2 Tài nguyên nước

a Tài nguyên nước mặt

Huyện Kỳ Anh hiện nay đang triển khai xây dựng các công trình thủy lợinhằm cung cấp nguồn nước sinh hoạt, sản xuất và nước tưới phục vụ phát triển kinh

tế xã hội của huyện

Ngày đăng: 09/08/2014, 13:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Thị Bình (2002), “Bài giảng đánh giá hiệu quả sử dụng đất dùng cho học viên Cao học ngành Quản lý đất đai”, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng đánh giá hiệu quả sử dụng đất dùng cho học viên Caohọc ngành Quản lý đất đai”
Tác giả: Vũ Thị Bình
Năm: 2002
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1996). Chương trình phát triển nông lâm nghiệp và kinh tế xã hội nông thôn vùng miền núi Bắc bộ từ năm 2000 - 2010, Báo cáo tại Hội nghị miền núi do Thủ tướng chính phủ triệu tập Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình phát triển nônglâm nghiệp và kinh tế xã hội nông thôn vùng miền núi Bắc bộ từ năm 2000 -2010
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 1996
4. Nguyễn Duy Bột (2001), "Tiêu thụ nông sản - thực trạng và giải pháp", Tạp chí kinh tế và phát triển, số 3/2001, trang 28-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiêu thụ nông sản - thực trạng và giải pháp
Tác giả: Nguyễn Duy Bột
Năm: 2001
5. Đường Hồng Dật và các cộng sự (1995), Lịch sử Nông nghiệp Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang 1, 262-293 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Nông nghiệp Việt Nam
Tác giả: Đường Hồng Dật và các cộng sự
Nhà XB: NXBNông nghiệp
Năm: 1995
7. Hội khoa học đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất Việt Nam
Tác giả: Hội khoa học đất Việt Nam
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2000
8. Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng (1995), "Kết quả bước dầu đánh giá tài nguyên đất Việt Nam", Hội thảo quốc gia Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả bước dầu đánh giá tàinguyên đất Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1995
9. Đỗ Thị Lan, Đỗ Anh Tài (2007), Giáo trình kinh tế tài nguyên đất. Nxb Nông nghiệp, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế tài nguyên đất
Tác giả: Đỗ Thị Lan, Đỗ Anh Tài
Nhà XB: Nxb Nôngnghiệp
Năm: 2007
11. Phan Sĩ Mẫn, Nguyễn Việt Anh (2001), "Những giải pháp cho nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá", Tạp chí Tia sáng, 3/2001, trang 11-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những giải pháp cho nền sản xuấtnông nghiệp hàng hoá
Tác giả: Phan Sĩ Mẫn, Nguyễn Việt Anh
Năm: 2001
12. Phan Sỹ Mẫn, Nguyễn Việt Anh (2001), "Định hướng và tổ chức phát triển nền nông nghiệp hàng hoá", Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 273, trang 21-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng và tổ chức phát triểnnền nông nghiệp hàng hoá
Tác giả: Phan Sỹ Mẫn, Nguyễn Việt Anh
Năm: 2001
13. Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (1998), “Canh tác bền vững trên đất dốc ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Canh tác bền vững trên đất dốc ở ViệtNam”
Tác giả: Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 1998
14. Nguyễn Kim Sơn (2000), Tổng hợp về chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Báo cáo khoa học chuyên đề 1 - Tổng cục Địa chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng hợp về chính sách và tình hình sử dụng đất đaicủa một số nước trong khu vực và trên thế giới
Tác giả: Nguyễn Kim Sơn
Năm: 2000
16. Phạm Đức Tuấn, Kỹ thuật canh tác nông lâm kết hợp ở Việt Nam, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật canh tác nông lâm kết hợp ở Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuấtbản nông nghiệp
17. Phạm Chí Thành (1998), Phương pháp luận trong xây dựng hệ thống canh tác ở miền bắc Việt Nam, Tạp chí hoạt động khoa học, số 3/1998, trang 13 - 21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận trong xây dựng hệ thống canh tác ởmiền bắc Việt Nam
Tác giả: Phạm Chí Thành
Năm: 1998
18. Chu Văn Thỉnh (1999), Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách sử dụng và sử dụng hợp lý đất đai ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, Báo cáo khoa học, Tổng cục địa chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc hoạch định chínhsách sử dụng và sử dụng hợp lý đất đai ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệphoá hiện đại hoá đất nước
Tác giả: Chu Văn Thỉnh
Năm: 1999
32. Phạm Dương Ưng và Nguyễn Khang (1993), Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam, Hội thảo khoa học về quản lý và sử dụng đất bền vững, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả bước đầu đánh giá tàinguyên đất đai Việt Nam
Tác giả: Phạm Dương Ưng và Nguyễn Khang
Năm: 1993
33. Nguyễn Thị Vòng (2001), Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Hà Nội.Tiếng anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ đánhgiá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Tác giả: Nguyễn Thị Vòng
Năm: 2001
34. FAO (1994), Land evaluation and farming system analysis for land use planning, Working document, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Land evaluation and farming system analysis for land useplanning
Tác giả: FAO
Năm: 1994
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000). Chiến lược phát triển nông nghiệp - Nông thôn đến năm 2010 Khác
6. Đỗ Nguyên Hải (1999), Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp. Tạp chí Khoa học đất, số 11, tr 20 Khác
10. Luật Đất đai năm 2003 (2003), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Hướng gió thịnh hành, tốc độ gió(m/s) và chế độ nhiệt trung bình hàng tháng trong năm huyện Kỳ Anh - đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh
Bảng 3.1. Hướng gió thịnh hành, tốc độ gió(m/s) và chế độ nhiệt trung bình hàng tháng trong năm huyện Kỳ Anh (Trang 29)
Bảng 3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh
Bảng 3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 45)
Bảng 3.3. Dân số và lao động huyện Kỳ Anh 2008 – 2012 - đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh
Bảng 3.3. Dân số và lao động huyện Kỳ Anh 2008 – 2012 (Trang 52)
Bảng 3.4. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế - đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh
Bảng 3.4. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế (Trang 53)
Bảng 3.5. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Kỳ Anh năm 2012 - đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh
Bảng 3.5. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Kỳ Anh năm 2012 (Trang 58)
Bảng 3.6. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp năm 2012 - đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh
Bảng 3.6. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp năm 2012 (Trang 61)
Bảng 3.7. Diện tích, năng suất trung bình, sản lượng của một số cây trồng - đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh
Bảng 3.7. Diện tích, năng suất trung bình, sản lượng của một số cây trồng (Trang 65)
Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất - đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh
Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất (Trang 68)
Bảng 3.9. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các LUT - đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh
Bảng 3.9. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các LUT (Trang 70)
Bảng 3.11. So sánh mức đầu tư phân bón cho cây trồng được quy đổi ra lượng (N, P 2 O 5 , K 2 O) và tiêu chuẩn bón phân cân đối, hợp lý - đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh
Bảng 3.11. So sánh mức đầu tư phân bón cho cây trồng được quy đổi ra lượng (N, P 2 O 5 , K 2 O) và tiêu chuẩn bón phân cân đối, hợp lý (Trang 76)
Bảng 3.12. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho một số  Cây trồng  huyện Kỳ Anh - đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh
Bảng 3.12. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho một số Cây trồng huyện Kỳ Anh (Trang 78)
Bảng 3.13. Đề xuất diện tích các loại hình sử dụng đất đến năm 2020 - đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh
Bảng 3.13. Đề xuất diện tích các loại hình sử dụng đất đến năm 2020 (Trang 88)
Hình thức canh tác - đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh
Hình th ức canh tác (Trang 104)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w