- Đất đai bị giới hạn về mặt không gian, nhưng sức sản xuất của đất đai làkhông có giới hạn: cần phải quý trọng và sử dụng hợp lý đất đai, sử dụng một cách tiếtkiệm, hạn chế việc chuyển
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LONG SƠN, HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN QUA GIAI ĐOẠN 2008 - 2010
VÕ THỊ LÊ NA
Khóa học: 2007-2011
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LONG SƠN, HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN QUA GIAI ĐOẠN 2008 - 2010
Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:
Lớp: K41B-KTNN
Niên khóa: 2007-2011
Huế, tháng 5 năm 2011
Trang 3Khóa luận tốt nghiệp là kết quả của 4 năm học tập và nghiên cứu tại trường đại học Kinh Tế Huế với sự dạy dỗ tận tình của thầy cô Để hoàn thành khóa luận này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn đến:
Giảng viên TS.Trương Tấn Quân, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Toàn thể các thầy cô giáo trong trường Đại Học Kinh Tế Huế, các thầy cô trong Khoa Kinh Tế Và Phát Triển đã trang
bị cho tôi những kiến thức cơ sở để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Các chú, các anh chị UBND xã đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập tại địa phương.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những tình cảm động viên và giúp đỡ của gia đình bạn bè trong suốt thời gian thực tập, hoàn thành khóa luận.
Tuy có nhiều cố gắng nhưng trong đề tài này không thể tránh khỏi những thiếu sót hạn chế Kính mong quý thầy, cô, các bạn sinh viên và những người quan tâm đến đề tài tiếp tục giúp đỡ, đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.
Huế, tháng 5 năm 2011
Trang 5MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vi
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tầm quan trọng của đề tài 1
2 Mục đích của nghiên cứu 2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Hạn chế của đề tài 4
6 Cấu trúc của đề tài 4
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 5
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
1.1.1 Khái niệm đất, đất nông nghiệp, độ phì của đất 5
1.1.1.1 Khái niệm về đất, đất nông nghiệp 5
1.1.1.2 Độ phì của đất 6
1.1.2 Đặc điểm của đất đai 7
1.1.3 Đặc điểm của đất đai trong nông nghiệp 8
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất 9
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 12
1.2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới .12
1.2.2 Cơ sở pháp lý và thực trạng đất nông nghiệp Việt Nam 12
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA XÃ LONG SƠN, HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN 16
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI XÃ LONG SƠN 16
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 16
Trang 62.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình 16
2.1.1.2 Khí hậu 16
2.1.1.3.Tình hình các nguồn tài nguyên 17
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 18
2.1.2.1 Tình hình dân số và lao động 18
2.1.2.2 Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống 22
2.1.2.3 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 23
2.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở XÃ LONG SƠN, HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN 26
2.2.1 Quy mô, cơ cấu, diện tích các loại đất 26
2.2.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp xã Long Sơn 28
2.2.3 Quy mô, cơ cấu diện tích gieo trồng các loại cây trồng hàng năm 32
2.3 KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP XÃ LONG SƠN .35
2.3.1.Năng suất và sản lượng một số cây trồng chính của xã 35
2.3.1.1 Năng suất và sản lượng cây lương thực của xã 35
2.3.1.2 Diện tích, năng suất và sản lượng cây lấy củ của xã 38
2.3.1.3 Năng suất, sản lượng cây thực phẩm của xã 40
2.3.1.4 Năng suất, sản cây công nghiệp của xã 42
2.3.2 Một số đánh giá về hiệu quả sử dụng đất ở xã Long Sơn 44
2.3.2.1 Hệ số sử dụng đất ở xã Long Sơn 44
2.3.2.2 Năng suất cây trồng, năng suất ruộng đất ở xã Long Sơn 45
2.4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT Ở XÃ LONG SƠN 46
2.4.1 Các nhân tố điều kiện tự nhiên 46
2.4.2 Các nhân tố kinh tế xã hội 47
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA XÃ LONG SƠN 52
3.1 Quan điểm khai thác sử dụng đất 52
3.2 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp của xã 52
Trang 73.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho xã Long Sơn 53
3.3.1 Giải pháp về quản lý 54
3.3.2 Nhóm giải pháp khoa học kỹ thuật 55
3.3.3 Nhóm giải pháp về vốn, lao động và thị trường 57
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58
3.1 Kết luận 58
3.1.1 Những thuận lợi 58
3.1.2 Khó khăn: 58
3.2 Kiến nghị 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNH - HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóaTLSX Tư liệu sản xuất
HĐND - UBND Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân
ĐVT Đơn vị tính
Trang 9ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
1 sào = 500 m2
1 ha = 10000 m2= 20 sào
1 tạ = 100 kg1tấn = 100 kg
1 tấn = 10 tạ
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tình hình dân số và lao động của xã Long Sơn qua 3 năm 2008 - 2010 19
Bảng 2: Quy mô, cơ cấu giá trị sản xuất của xã Long Sơn qua 3 năm 2008- 2010 25
Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 27
Bảng 4: Quy mô, cơ cấu, diện tích đất nông nghiệp xã Long Sơn qua 3 năm 2008 - 2010 29
Bảng 5: Biến động diện tích gieo trồng một số cây trồng chủ yếu của xã Long Sơn qua 3 năm 2008-2010 33
Bảng 6: Năng suất, sản lượng cây lương thực của xã Long Sơn qua 3 năm 2008 - 2010 36
Bảng 7: Năng suất, sản lượng cây lấy củ của xã Long Sơn qua 3 năm 2008 - 2010 39
Bảng 8: Năng suất, sản lượng cây thực phẩm của xã Long Sơn qua 3 năm 2008 - 2010 41
Bảng 9: Năng suất, sản lượng cây cây công nghiệp của xã Long Sơn qua 3 năm 2008 -2010 43
Bảng 10 Hệ số sử dụng đất canh tác của xã Long Sơn qua 3 năm 2008- 2010 44
Bảng 11: Năng suất cây trồng, năng suất ruộng đất của xã Long Sơn qua 3 năm 45
Bảng 12: Tình hình đầu tư thủy lợi trên địa bàn xã Long Sơn 48
Bảng 13: Tình hình đầu tư phân bón đối với các loại cây trồng chính của xã Long Sơn 50
Trang 11PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tầm quan trọng của đề tài
Đất đai là một vật thể sống tự nhiên được hình thành qua nhiều thiên niên kỷ và
là một trong những thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống Đất đai lànguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mọi quốc gia là một trong những yếu tố quantrọng nhất của môi trường sống và là địa bàn phân bố dân cư
Khi nói đến đất nông nghiệp thì người ta thường nói đất sử dụng chủ yếu vào
sản xuất các ngành nông nghiệp Đất đai không chỉ là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt
và không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp mà còn là môi trường và là nơi
cư trú cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật và con người Thông quađất đai con người tiến hành các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi làm ra sản phẩm để
nuôi sống mình Nếu không có đất đai thì không có quá trình lao động nào diễn ra Tuy
nhiên đất đai bị giới hạn về diện tích và chất lượng đối với mỗi đơn vị sản xuất, mỗiđịa phương và đối với mỗi quốc gia Với một nước thuần nông, đi lên từ một nước
nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, nông nghiệp có liên quan đến đời sống của 70% lànông dân như nước ta thì đất nông nghiệp càng có vai trò và vị trí quan trọng
Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn tăng tốc cho quá trình Công nghiệphóa-Hiện đại hóa (CNH-HĐH) Vì vậy nhu cầu sử dụng đất cho các hoạt động phinông nghiệp ngày càng tăng Quỹ đất được chuyển dần sang xây dựng cơ sở hạ tầng,xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất đã gây nên những áp lực chokhai thác và sử dụng đất Đặc biệt quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh làmcho quỹ đất nông nghiệp vốn đã ít càng trở nên hạn hẹp khi một bộ phận đất nôngnghiệp đang trở thành các khu dân cư hay đô thị
Việt Nam cũng còn phải đối mặt với áp lực tăng dân số cũng như nhu cầu lươngthực ngày càng tăng nhiều làm tăng sức ép lên việc sử dụng ruộng đất Sự mất cânbằng sinh thái và phương thức canh tác thiếu khoa học đã làm cho đất ngày càng suythoái, gây ảnh hưởng đến chất lượng đất, chất lượng nông sản, chất lượng môi trườngsinh thái và ảnh hưởng đến cuộc sống của con người Vì thế việc quản lý và sử dụng
đất đai đặc biệt là đất nông nghiệp một cách hợp lý, đúng mục đích, để có thể khai
thác và tận dụng được hết tiềm năng và sức sản xuất của đất là việc làm hết sức cần
Trang 12thiết để góp phần nâng cao chất lượng đất, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản,
từ đó từng bước nâng cao thu nhậpvà cải thiện đời sống cho người dân, bảo vệ môi
trường sống và giải quyết các vấn đề xã hội, đảm bảo cho một nền nông nghiệp phát
triển bền vững
Trong bối cạnh hiện nay khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mạithế giới (WTO), bên cạnh những thuận lợi thì còn đặt ra những khó khăn và thách thứccho nền nông nghiệp nước ta Cạnh tranh càng trở nên khốc liệt hơn, yêu cầu về chất
lượng và sản phẩm ngày càng cao hơn, an toàn sản phẩm càng được chú trọng Do đó,
việc tiến hành hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ngày càng trở nên cần thiết Để đạt
được mục tiêu đó thì cần sự đóng góp không nhỏ của việc sử dụng hợp lý quỹ đất, đặc
biệt là đất nông nghiệp
Long Sơn là một xã nằm cách trung tâm huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An về phíaĐông 4 Km Có quốc lộ 7A chạy dọc theo hướng Đông tây với chiều dài hơn 4Km.Đây là địa phương chịu ảnh hưởng lớn của xu thế mở rộng đô thị khi tốc độ đô thị hóa
diễn ra ngày càng nhanh Thực trạng này gây ra áp lực đối với quá trình sử dụng đấtkhi phần lớn dân số của địa phương có sinh kế phụ thuộc vào nông nghiệp và nôngthôn
Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng và hiệu quả sử
d ụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Long Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An qua giai đoạn 2008 - 2010” làm đề tài thực tập khóa luận của mình.
2 Mục đích của nghiên cứu
Mục tiêu chung: Là nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
xã Long Sơn, từ đó cải thiện mức sống cho người dân địa phương
Mục tiêu cụ thể:
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài có các mục tiêu cụ thể sau:
Mục tiêu 1: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề sử dụng
đất và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Mục tiêu 2: Đánh giá thực trạng sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp xã
Long Sơn qua 3 năm 2008 - 2010
Trang 13Mục tiêu 3: Tìm hiểu và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đấtnông nghiệp của địa phương
Mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nôngnghiệp ở địa phương trong thời gian tới
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : Là quá trình sử dụng đất nông nghiệp của các đơn vị sử
dụng đất khác nhau ở trên địa bàn nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: xã Long Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An
Thời gian: tập trung nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất giai đoạn 2008 - 2010
4 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu vấn đề trên và đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài sử
dụng một số phương pháp sau :
Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng: phương pháp này
nhằm xây dựng tiền đề lý luận của đề tài Trên cơ sở đó xem xét các sự vật hiện tượng
sự vận biến đổi của nó trong mối quan hệ phổ biến và liên hệ chặt chẽ với nhau
Phương pháp thu thập thông tin, số liệu:
Số liệu thứ cấp: Từ báo cáo của các cơ quan quản lý địa phương, các nghiên cứu trước
đây và một số tạp chí.Hầu hết các số liệu phân tích trong bài này tập trung chủ yếu các
số liệu thứ cấp
Số liệu sơ cấp: Thông qua phỏng vấn sâu cán bộ quản lý địa phương và một số hộ
nông dân để làm rõ các thông tin từ các số liệu thứ cấp
Phương pháp phân tích thông tin:
Phương pháp thống kê: Dựa vào sự tổng hợp các số liệu thống kê để so sánh,phân tích , làm cơ sở cho những vấn đề có tính quy luật
Phương pháp so sánh: Dựa vào con số thống kê để so sánh các nhóm đối tượng
khác nhau, các loại đất khác nhau để tìm ra quy luật và xu hướng biến động của chúng
Phương pháp chuyên gia: Qúa trình phân tích sẽ được tham khảo hay tham vấn
với các chuyên gia địa phương và sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực này
Trang 145 Hạn chế của đề tài
Trong khuôn khổ nghiên cứu này, đề tài chỉ tập trung phân tích hiệu quả sử dụng
đất trên cơ sở sử dụng các số liệu thứ cấp đã được tổng hợp Vì vậy đề tài chỉ phân tích
hiệu quả sử dụng đất của các loại cây trồng khác nhau, các loại đất khác nhau Đề tài
không điều tra hộ gia đình nên không đi sâu phân tích các nhân tố vốn, lao động và
một số đặc điểm khác ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả sử dụng đất Nếu có nhữngphân tích kết hợp như thế thì đề tài sẽ sâu sắc và thuyết phục hơn
Do thời gian và năng lực hạn chế, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậymong nhận được sự đóng góp của thầy cô, bạn bè cùng những người nghiên cứu để đề
tài được hoàn thiện hơn
6 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm có 3 chương:
Chương I: Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu
Chương II: Thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở xã Long Sơn,
huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An
Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của
xã Long Sơn
Trang 15PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1 Khái niệm đất, đất nông nghiệp, độ phì của đất
1.1.1.1 Khái niệm về đất, đất nông nghiệp
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia Đất đai là sản
phẩm của tự nhiên nhưng nó chứa đựng những yếu tố lao động sống hoặc lao động vậthóa của con người
Đất đai ở mỗi quốc gia, mỗi vùng địa lý có những đặc trưng khác nhau về khí
hậu địa hình nên tính chất cũng khác nhau Tính chất đất khác nhau của đất đai còn thểhiện ở các phương thức quản lý Điều này quyết định bởi từng chế độ chính trị và trình
độ hiểu biết của con người, của mỗi dân tộc
Sự hình thành đất là một quá trình lâu dài và phức tạp, có thể chia các quá trìnhhình thành đất thành ba nhóm: quá trình phong hóa, quá trình tích lũy và biến đổi chấthữu cơ trong đất, quá trình di chuyển khoáng chất và vật liệu hữu cơ trong đất
Theo nguồn gốc phát sinh, tác giả Đookutraiep coi: “Đất là một vật thể tự nhiên
được hình thành do sự tác động tổng hợp của năm yếu tố là: Khí hậu, đá mẹ, địa hình,
sinh vật và thời gian”
Theo C.Mac “ Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sảnxuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàngloạt thế hệ loài người kế tiếp nhau”
Theo các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng:“ Đất đai làphần trên mặt của vỏ trái đất mà ở ở đó cây cối có thể mọc được”
Như vậy đã có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất nhưng có thể
hiểu với khái niệm chung nhất: Đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiềuthẳng đứng bao gồm: Khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, thảm thực vật,
động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất
Theo chiều ngang, trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn,thảm thực vật với các thành phần khác, nó tác động giữ vai trò to lớn đối với các hoạt
động sản xuất cũng như cuộc sống xã hội của loài người
Trang 16Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu thí nghiệm
về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, pháttriển rừng: Bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản,
đất làm muối và đất sản xuất nông nghiệp khác
1.1.1.2 Độ phì của đất
Độ phì nhiêu là một đặc trưng cơ bản của đất là cơ sở để đánh giá và phân hạngđất; là dấu hiệu biểu hiện chất lượng của ruộng đất, nó ảnh hưởng đặc biệt đến mức độtăng năng suất cây trồng Độ phì nhiêu của đất được chia thành các loại sau tùy theo
mục đích khác nhau:
- Độ phì nhiêu tự nhiên: là độ phì nhiêu được hình thành dưới tác dụng của cácyếu tố tự nhiên, chưa có sự tác động của con người Được hình thành do quá trìnhphong hóa của vỏ trái đất dưới tác động của lý, hóa và sinh học
- Độ phì nhiêu nhân tạo: là độ phì nhiêu được hình thành do quá trình lao độngsản xuất của con người tác động vào đất đai thông qua các hoạt động như cày xới, bónphân, cải tạo đất, thủy lợi, các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp Độ phì nhiêu nhân tạophụ thuộc nhiều vào vào sự phát triển của lực lượng sản xuất, vào trình độ khoa học kỹthuật và khả năng ứng dụng chúng vào việc khai thác sử dụng đất cũng như quan hệsản xuất xã hội
- Độ phì nhiêu kinh tế: là độ phì nhiêu mang lại lợi ích kinh tế cụ thể, là sựthống nhất giữa độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo, có tác dụng thiết thực
đối với cây trồng và năng suất của chúng trong quá trình sản xuất và được xã hội thừa
nhận
- Độ phì nhiêu tiềm tàng: là độ phì nhiêu tự nhiên mà cây trồng tạm thời chưa
sử dụng đến Độ phì nhiêu tự nhiên có một phần tác dụng ngay đến cây trồng, có mộtphần vì nhiều lý do mà chưa ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng
Như vậy độ phì nhiêu của đất có ý nghĩa to lớn đối với việc nâng cao năng suấttrong lao động Khai thác và phát triển độ phì nhiêu của đất là mục đích cơ bản lâu dài
trong quá trình sử dụng đất, là mục đích cấp bách lâu dài trong sản xuất nông nghiệp
Trang 171.1.2 Đặc điểm của đất đai
Đất đai có những đặc điểm độc đáo, khác biệt với các tư liệu sản xuất khác và
có một số đặc điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tặng vật của thiên nhiên cho loài
người, con người không thể làm ra đất Đất đai được cố định bởi không gian và diện
tích nhất định nó chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác, từ mục đích sử dụng nàythành mục đích sử dụng khác
Thứ hai: Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, bất cứ quốc
gia nào, nhà nước nào cũng cần có đất và phải có đất để tồn tại và phát triển Chính là
tài nguyên quý giá của quốc gia cho nên phải biết quý trọng và bảo vệ giữu gìn đểphục vụ cho sự phát triển của đất nước Đất đai là sản phẩm của tự nhiên nhưng nó cóchứa đựng những yếu tố lao động sống hoặc lao động vật hóa của con người
Thứ ba: Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống Có đất
thì mới có sinh vật, mới có sự sống Trong đời sống xã hội đất đai là công cụ lao động
chung là điều kiện cần thiết để thực hiện tất cả các quá trình sản xuất Đưa đất vào sản
xuất thì đất trở thành tư liệu sản xuất nhưng vai trò của đất đai trong các lĩnh vựckhông giống nhau Đất đai gắn bó mật thiết với môi trường sống, môi trường sống lại
ảnh hưởng trực tiếp tới đất đai Tính chất của đất cũng phần nào ảnh hưởng trực tiếpđến đời sống sinh lý của con người sống trên đất đó
Thứ tư: Đất đai là địa bàn phân bố dân cư là chỗ đứng của khu công nghiệp, an
ninh quốc phòng Con người cũng như mọi sinh vật cũng cần có đất để trú ngụ Thông
qua lao động con người trồng trọt, chăn nuôi trên đất, từ đất cho con người sản phẩm
để nuôi mình Trong CN chế biến và xây dựng thì đất đai là địa điểm, là chỗ đứng, là
nền tảng không gian để thực hiện quá trình lao động và còn là kho tàng nguyên nhiênvật liệu Đất đai còn là nơi xây dựng khu văn hóa, du lịch, là địa bàn phân bố an ninhquốc phòng
Thứ năm: Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt đối với Nông lâm nghiệp Đất khác
với tư liệu sản xuất khác ở chỗ đất đai là tư liệu sản xuất gắn chặt với sự cố định địa
điểm Trong Nông nghiệp, Lâm nghiệp đất đai hạn chế về diện tích và không gì thay
thế được Các tư liệu sản xuất khác theo mức độ phát triển của lực lượng sản xuất có
Trang 18thể thay đổi về số lượng, những cái chưa được hoặc kém hoàn thiện có thể thay thếnhững cái hoàn thiện hơn Trong sản xuất Nông Lâm nghiệp đất đai có đặc tính tuyệtvời sử dụng đúng thì độ phì nhiêu tăng và từ đó tăng năng suất cây trồng.
1.1.3 Đặc điểm của đất đai trong nông nghiệp
- Đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động: Đất đaivốn là sản phẩm của tự nhiên, đất đai đã kết tinh lao động con người và đồng thời trởthành sản phẩm của lao động từ khi con người tiến hành khai phá đưa đất hoang hóavào sử dụng để tạo ra sản phẩm cho con người Đặc điểm này cần được lưu ý, trongquá trình sử dụng đất con người phải không ngừng cải tạo và bồi dưỡng ruộng đất Bêncạnh đó khi xây dựng các chính sách kinh tế có liên quan đến sử dụng đất nông nghiệpthì cũng cần quan tâm đến đặc điểm này
- Đất đai bị giới hạn về mặt không gian, nhưng sức sản xuất của đất đai làkhông có giới hạn: cần phải quý trọng và sử dụng hợp lý đất đai, sử dụng một cách tiếtkiệm, hạn chế việc chuyển dịch ruộng đất sang mục đích khác vì số lượng diện tích đất
đai đưa vào canh tác bị giới hạn bởi không gian nhất định Mặc dù bị giới hạn về mặtkhông gian nhưng sức sản xuất của đất đai không có giới hạn Điều đó có nghĩa là mỗiđơn vị diện tích đất đai nhờ tăng cường đầu tư sức lao động, đầu tư vốn và đưa khoa
học công nghệ mới vào trong sản xuất mà sản phẩm mang lại trên một đơn vị diện tíchngày càng nhiều
- Ruộng đất có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều: Các TLSX khác cóthể di chuyển từ nơi này sang nơi khác khi cần thiết còn ruộng đất thì ngược lại.Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu có vị trí cố định gắn liền với điều kiện tự nhiên,
điều kiện kinh tế và điều kiện xã hội của mỗi vùng, ruộng đất không thể di chuyển
theo ý muốn của con người Do đó, khi sử dụng ruộng đất để sản xuất cần căn cứ vào
điều kiện tự nhiên, xã hội và văn hóa của từng vùng để bố trí sản xuất Ruộng đất có
chất lượng không đồng đều giữa các khu vực và ngay cả trên từng cánh đồng, đây làkết quả của một mặt là của quá trình hình thành đất, mặt khác quan trọng hơn là doquá trình canh tác của con người
- Đất đai không bị hao mòn và đào thải khỏi quá trình sản xuất, nếu sử dụnghợp lý thì chất lượng đất đai sẽ ngày càng tốt hơn Các TLSX khác sau một thời gian
Trang 19sử dụng sẽ đều bị hao mòn hữu hình hoặc hao mòn vô hình, và cuối cũng sẽ bị đào thảikhỏi quá trình sản xuất và sẽ được thay thế bằng những tư liệu sản xuất mới có chất
lượng tốt hơn và giá cả rẻ hơn Còn đối với TLSX là ruộng đất thì nếu được sử dụng
hợp lý thì chất lượng sẽ ngày càng tốt hơn, sức sản xuất sẽ tốt hơn và mang lại nhiềusản phẩm hơn trên một đơn vị diện tích đất canh tác Đặc điểm này yêu cầu người sửdụng đất phải nắm được quy luật tự nhiên về đất, để có phương pháp sử dụng hợp lý
Đồng thời còn phụ thuộc vào chính sách ruộng đất của Nhà nước, các chính sách kinh
tế vĩ mô khác và tùy thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và các tiến bộkhoa học- công nghệ của từng giai đoạn phát triển nhất định
- Đất đai thường không đồng nhất về mặt chất lượng: đặc điểm này là do cấutạo vị trí, địa hình, thổ nhưỡng, độ màu mỡ của đất đai thường là khác nhau, bên cạnh
đó còn do chế độ chăm sóc, tưới nước, bón phân, luân canh cây trồng trong quá trình
sử dụng của con người
Từ những đặc điểm trên đã cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của đất đai
Để giữ gìn, bảo vệ và phát triển quỹ đất ngày càng hạn hẹp như hiện nay thì cần phải
nắm chắc chất lượng đất, đầu tư thâm canh cải tạo đất, sử dụng đất hợp lý để tăng năngsuất cây trồng
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất
- Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên có rất nhiều yếu tố như: ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa, thủyvăn, không khí….trong các yếu tố đó khí hậu là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến việc
sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai chủ yếu là địa hình, thổ nhưỡng và cácnhân tố khác
- Điều kiện khí hậu: Đây là nhóm yếu tố ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến sảnxuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người Tổng tích ôn nhiều hay ít,nhiệt độ cao hay thấp, sự sai khác về nhiệt đô về thời gian và không gian, biên độ tốicao hay tối thấp giữa ngày và đêm…trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng
và phát triển của cây trồng Lượng mưa nhiều hay ít, bốc hơi mạnh yếu có ý nghĩaquan trọng trong việc giữ nhiệt độ và ẩm độ của đất, cũng như khả năng đảm bảo khả
năng cung cấp nước cho các cây, con sinh trưởng, phát
Trang 20- Điều kiện đất đai: Sự khác nhau giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mực
nước biển, độ dốc hướng dốc…thường dẫn đến đất đai, khí hậu khác nhau, từ đó ảnhhưởng đến sản xuất và phân bố các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp Địa hình và độ
dốc ảnh hưởng đến phương thức sử dụng đất nông nghiệp, là căn cứ cho việc lựa chọn
cơ cấu cây trồng, xây dựng đồng ruộng, thủy lợi canh tác và cơ giới hóa
Mỗi vùng địa lý khác nhau có sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ,nguồn nước và các điều kiện tự nhiên khác Các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến khả
năng, công dụng và hiệu quả sử dụng đất Vì vậy cần tuân theo các quy luật của tự
nhiên, tận dụng các lợi thế đó nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và
môi trường.
- Con người là nhân tố quan trọng bởi vì con người có khả năng nắm bắtnhanh, nắm bắt được những thông tin cần thiết, thông qua những kiến thức và kinhnghiệm con người con có những sáng tạo làm cho việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi gì,
thâm canh như thế nào sẽ có quyết định rất lớn đến kết quả thu được của từng thửa đất
Hiện nay, với nền kinh tế thị trường khi nền sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển,khoa học công nghệ, công nghệ sinh học tiến bộ đạt đến trình độ cao trong khi thực tế
đất đai ngày càng khan hiếm thì trình độ và sự học hỏi nhanh sẽ mang lại sự thành
công Bên cạnh những sự tác động tích cực đó thì trong quá trình sản xuất và sinh hoạtcủa mình con người cũng đã có những tác động trực tiếp và gián tiếp gây ra ảnh hưởngxấu tới đất canh tác, chẳng hạn như việc khai thác bừa bãi, bỏ hoang đất Những
hành động đó không chỉ làm cho diện tích đất ngày càng bị thu hẹp mà còn làm cho
chất lượng đất ngày một xấu đi
- Các yếu tố kỹ thuật canh tác
Kỹ thuật canh tác của nước ta trước đây rất lạc hậu, nhưng qua thời gian cùngvới sự vận động và phát triển kinh tế của đất nước thì các tiến bộ khoa học kỹ thuật
ngày được áp dụng nhiều hơn vào trong sản xuất nên từ đó dẫn đến việc sử dụng đất
nông nghiệp ngày càng hiệu quả hơn
Những sự tác động của con người vào cây trồng, vật nuôi và đất đai để kết hợphài hòa các yếu tố của quá trình sản xuất để đạt được lợi ích cao trên cơ sở nghiên cứunhững quy luật tự nhiên của sinh vật đó chính là các biện phápkỹ thuật canh tác Sử
Trang 21dụng hợp lý, hiệu quả các biện pháp kỹ thuật canh tác sẽ mang lại hiệu quả cao chocây trồng, vật nuôi và việc sử dụng đất đai.
- Điều kiện về kinh tế - xã hội
Bao gồm các yếu tố như: Chế độ xã hội, dân số và lao động, thông tin và quản
lý, sức sản xuất trình độ phát triển của kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế và phân bổ sảnxuất, các điều kiện về nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, vận tải, sự phát triển củakhoa học kỹ thuật công nghệ, trình độ quản lý, sử dụng lao động… “Yếu tố kinh tế –
xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với việc sử dụng đất đai” (Lương
Văn Hinh và cs, 2003) Thực vậy, phương hướng sử dụng đất được quyết định bởi yêu
cầu xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định Điều kiện tự nhiên của đất
đai cho phép xác định khả năng thích ứng về phương thức sử dụng đất
Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tới việc sử dụng đất đượcđánh giá bằng hiệu quả sử dụng đất Thực trạng sử dụng đất liên quan đến lợi ích kinh
tế của người sở hữu, sử dụng và kinh doanh đất Tuy nhiên nếu có chính sách ưu đãi sẽtạo điều kiện cải tạo và hạn chế sử dụng đất theo kiểu bóc lột đất đai Mặt khác, sựquan tâm quá mức đến lợi nhuận tối đa cũng dẫn đến tình trạng đất đai không những bị
sử dụng không hợp lý mà còn bị hủy hoại
Như vậy, các nhân tố điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hôi tạo ra
nhiều tổ hợp ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai Tuy nhiên mỗi yếu tố giữ vị trí và có
tác động khác nhau Vì vậy, cần dựa vào yếu tố tự nhiên và kinh tế – xã hội trong lĩnh
vực sử dụng đất đai để từ đó tìm ra những nhân tố thuận lợi và khó khăn để sử dụng
đất đai đạt hiệu quả cao
- Văn hóa, phong tục tập quán
Phong tục tập quán sản xuất cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng
đất, đối, nếu tập quán sản xuất không phù hợp thì sẽ làm giảm chất lượng của đất đai
và làm cho hiệu quả sử dụng đất càng ngày càng giảm
- Các nhân tố khác
Nhóm nhân tố khác bao gồm các nhân tố như: cơ sở hạ tầng Nhóm nhân tốnày cũng tác động rất lớn đến hiệu quả sử dụng đất canh tác không chỉ ở hiện tại màcòn ảnh hưởng đến những kế quả đạt được trong tương lai
Trang 221.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới.
Tổng diện tích bề mặt của toàn thế giới là 510 triệu Km2 trong đó đại dương
chiếm 361 triệu Km2 (71%), còn lại là diện tích lục địa chỉ chiếm 149 triệu Km2(29%) Bắc bán cầu có diện tích lớn hơn nhiều so với Nam bán cầu Toàn bộ quỹ đất
có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới là 3.256 triệu ha, chiếm khoảng 22%tổng diện tích đất liền Diện tích đất nông nghiệp trên thế giới được phân bố không
đều: Châu Mỹ chiếm 35%, Châu Á chiếm 26%, Châu Âu chiếm 13%, Châu Phi chiếm
6% Bình quân đất nông nghiệp trên thế giới là 12.000m2 Đất trồng trọt trên toàn thế
giới mới đạt 1,5 tỷ chiếm 10,8% tổng diện tích đất đai, 46% đất có khả nẳng sản xuấtnông nghiệp như vậy còn 54% đất có khả năng sản xuất nhưng chưa được khai thác.Diện tích đất đang canh tác
trên thế giới chỉ chiếm 10% tổng diện tích đất tự nhiên (khoảng 1.500 triệu ha), được
đánh giá là:
- Đất có năng suất cao: 14%
- Đất có năng suất trung bình: 28%
- Đất có năng suất thấp: 58% ( Theo Viện tài nguyên thế giới)
Nguồn tài nguyên đất trên thế giới hàng năm luôn bị giảm, đặc biệt là đất nôngnghiệp mất đi do chuyển sang mục đích sử dụng khác Mặt khác dân số ngày càng tăng,
theo ước tính mỗi năm dân số thế giới tăng từ 80 - 85 triệu người tạo nên sức ép lớn về
vấn đề lương thực thực phẩm và đất nông nghiệp để sản xuất
1.2.2 Cơ sở pháp lý và thực trạng đất nông nghiệp Việt Nam
Đất đai là một trong hai mục tiêu quan trọng của cuộc cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân, do Đảng ta lãnh đạo đánh đổ thực dân để giải phóng đất nước mang lại
độc lập tự do, đánh đổ giai cấp địa chủ , phong kiến đem lại đất cho dân cày Đảng vànhà nước đã có nhiều chính sách để đảm bảo quyền lợi cho người dân
Hiến pháp năm 1980 ra đời quy định nhà nước là chủ sở hữu toàn bộ đất đai
Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai của quốc gia Trong thời gian này tuychưa có luật đất đai nhưng hàng loạt hệ thống văn bản mang tính pháp luật của nhànước về đất đai đã ra đời Quyết định 201 CP ngày 01/7/1980 của hội đồng chính phủ
Trang 23về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong
cả nước.Quyết định này có nêu về quản lý nhà nước đối với ruộng đất gồm 7 nội
dung: Điều tra, khảo sát và phân bổ các loại đất; Thống kê đăng ký đất ; Quy hoạch sử
dụng đất ; Giao đất, thu hồi đất, trưng dụng đất ; Thanh tra, kiểm tra việc chấp hànhcác chế độ về quản lý sử dụng đất ; Giải quyết các tranh chấp về đất ; Quy định cácchế độ, thể lệ quản lý việc sử dụng đất và tổ chức thực hiện các chế độ, thể lệ ấy Ngày10/11/1980 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị 299/TTg về “ Công tác đo đạc ,phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất cả nước” Ngày 18/12/1980 Quốc hội nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Hiến pháp sử đổi quy định: “Đất
đai, rừng núi, sông hồ,hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất , ở vùng biển và
thềm lục địa,, đều thuộc quyền sở hữu toàn dân và Nhà nước thống nhất quản lý đất
đai theo quy hoạch chung” Chỉ thị 100 CT/TW ngày 13/1/1981 của Ban bí thư trungương Đảng về giao khoản sản phẩm từ khi ban hành tình hình sử dụng đất có nhiều
chuyển biến rõ rệt theo hướng tiến bộ
Luật đất đai đầu tiên được Quốc hội thông qua ngày 29/12/1987 và có hiệu lựcthi hành từ ngày 08/01/1988, tiếp đó là Nghị quyết 10NQ/TW ngày 05/04/1988 của
Bộ chính trị về việc giao đất cho hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài là dấu mốc quantrọng đối với sự phát triển nông nghiệp
Hiến pháp 1992 xác định điểm khởi đầu công cuộc đổi mới hệ thống chính trị,chế độ sỏ hữu và quản lý đất đai được ghi vào hiến pháp Trong đó quy định “ Đất đaithuộc sở hữu toàn dân Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch vàpháp luật” được quy định tại điều 17 của Hiến pháp Luật đất đai mới được thông quatại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 9 và Chủ tịch nước đã kí lệnh công bố ngày 31/7/1993,
điều 13 của luật đất đai năm 1993 đã nêu 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai Mớiđây nhất là Luật đất đai năm 2003 với 13 nội dung về quản lý nhà nước về đất đai, đây
là văn bản pháp lý hoàn chỉnh và đầy đủ nhất từ trước đến nay Và sau đó là hàng loạtcác văn bản hướng dẫn thi hành luật kèm theo đã thực sự đưa công tác quản lý và sử
dụng đất đai vào ổn định và nề nếp Đến nay công tác quản lý đất đai ngày càng được
tăng cường, nhà nước ta đã hoàn thành hơn 70 vạn văn bản pháp luật và ban hành trên
400 văn bản triển khai thi hành và cụ thể hóa luật đất đai cho phù hợp với từng địa
Trang 24phương Công tác quản lý nhà nước về đất đai đến nay đã thu được rất nhiều kết quả
khả quan về việc đo đạc thành lập bản đồ, công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất,công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công tác thanh tra, kiểm tra
Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33.121,20 nghìn ha, trong đó đất nôngnghiệp là 24.696 nghìn ha chiếm 74,56% tổng diện tích đất tự nhiên Diện tích đấtbình quân đầu người ở Việt Nam thuộc loại thấp nhất thế giới Ngày nay với áp lực vềdân số và tốc độ đô thị hóa kèm theo là những quá trình xói mòn rửa trôi bạc màu domất rừng, mưa lớn,canh tác không hợp lý, chăn thả quá mức; quá trình chua hoá, mặnhóa, hoang mạc hoá, cát bay, đá lộ đầu, mất cân bằng dinh dưỡng nghiêm trọng dẫn
đến diện tích đất đai nước ta nói chung ngày càng giảm, đặc biệt là diện tích đất nông
nghiệp
Diện tích đất canh tác của Việt Nam vào loại thấp nhất thế giới, tuy Việt Nam vẫn là
nước xuất khẩu lương thức khá ổn định của thế giới nhưng với tốc độ chuyển đổi đấtnhư hiện nay thì sẽ có rất nhiều khó khăn thách thức được đặt ra trong tương lại
Với những áp lực về sự gia tăng dân số và sự ngày càng khan hiếm và có giớihạn về mặt đất đai thì đòi hỏi phải có sự sắp xếp hợp lý loại đất, việc sử dụng đất để cóthể đảm bảo cho sản xuất ổn định và an toàn lương thực
1.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
* Các chỉ tiêu phản ánh qui mô ruộng đất bình quân:
Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên khẩu: là chỉ tiêu phản ánh bình quânmột khẩu có bao nhiêu diện tích đất nông nghiệp
Bình quân diện tích đất canh tác trên khẩu: là chỉ tiêu phản ánh bình quân mộtnhân khẩu có bao nhiêu diện tích đất canh tác
Tổng diện tích đất nông nghiệp
BQ diện tích đất nông nghiệp/ khẩu
Trang 25NSRĐ =
Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên lao động:
Bình quân diện tích đất canh tác trên lao động:
* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng đất
- Các chỉ tiêu hiệu quả
+ Hệ số sử dụng ruộng đất: là tỷ lệ giữa diện tích gieo trồng với diện tích canh tác
hàng năm của địa phương nghiên cứu Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sử dụng đất
canh tác hay cho biết mức quay vòng đất canh tác trong một năm Chỉ tiêu này
được tính như sau:
+ Năng suất ruộng đất: Là chỉ tiêu biểu hiện bẳng tổng sản lượng nông nghiệp
được tạo ra trong một năm trên một đơn vị diện tích đất canh tác Chỉ tiêu này có thể
Hệ số sử dụng đất
Tổng diện tích cây trồng trong năm
Tổng diện tích canh tác trong năm
=
Tổng sản lượng cây trồng i
Năng suất cây trồng i =
Tổng diện tích gieo trồng cây trồng i
Tổng diện tích đất nông nghiệp
BQ diện tích đất nông nghiệp trên lao động
Trang 26CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA
XÃ LONG SƠN, HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI XÃ LONG SƠN
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình
a Vị trí địa lý
Long Sơn là một xã nắm cách trung tâm huyện Anh Sơn về phía Đông 4
Km, có tổng diện tích tự nhiên là 2974,75 ha Vị trí địa lý của xã:
Phía Tây: giáp xã Phúc Sơn;
Phía Đông: giáp xã Khai Sơn;
Phía Bắc: giáp xã Vĩnh Sơn;
Phía Nam: giáp xã Cao Sơn và Thanh Đức ( Thanh Chương)
Do nằm ở vị trí sát đường quốc lộ nên cũng khá thuận lợi trong việc giao lưu trao
đổi với các xã lân cận và các khu vực bên ngoài
b Địa hình
Long Sơn là một xã thuộc huyện miền núi Anh Sơn nhưng lại mang tính chất
trung du và dồng bằng, có địa hình tương đối bằng phằng Đồi núi chủ yếu tập trung ởphía Tây của xã, đất đồi núi thường được sử dụng để trồng rừng hoặc trồng các loại
cây như keo, tràm Bên cạnh đó đồi núi cũng được sủ dụng để trồng cây công nghiệpdài ngày là cây chè để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy sản xuất nằm trên địa bàn
xã
Đất vùng đồng bằng chủ yếu được sử dụng để trồng lúa và các cây lấy củ,raumàu khác Trên địa bàn xã có dòng sông Lam chảy qua nên vào mùa lũ nước sôngthường dâng cao gây ngập úng cho diện tích gieo trồng của địa phương
2.1.1.2 Khí hậu
Khí hậu: Xã Long Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nói chung,
chịu những đặc điểm khí hậu của vùng bắc khu 4 cũ Khí hậu chia làm hai mùa chuyểntiếp: mùa mưa nóng tháng 5 đến tháng 11 hàng năm Mùa khô rét từ tháng 11 năm
trước đến tháng 4 năm sau
Trang 27 Nhiệt độ :
Nhiệt độ không khí bình quân năm là 240c
Nhiệt độ không khí cao nhất là khoảng 40 - 410c ( vào tháng 6, tháng 7)
Nhiệt độ không khí thấp nhất là khoảng 7 - 80c ( vào tháng 12, tháng 1)
2.1.1.3.Tình hình các nguồn tài nguyên
a Tài nguyên đất
Với tổng diện tích tự nhiên 2974,75 ha và căn cứ Luật đất đai ngày 26 tháng
11 năm 2003 và Nghị định số 181/NĐ-CP về thi hành luật đất đai thì xã Long Sơn có
Đất chưa sử dụng: 203,17 ha trong đó có 7,43 ha đất núi đá không có rừngcây, 176,26 ha đất đồi núi chưa sử dụng, và 19,48 ha đất bằng chưa sử dụng
b Tài nguyên mặt nước và chế độ thủy văn
Chế độ thủy văn của xã chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các khe suối, khe lạch bắtnguồn từ những dãy núi do nước mưa tạo nên Trên địa bàn xã còn có con sông Lamchảy qua và nhiều ao hồ, kênh rạch cung cấp nước cho sinh hoạt và phục vụ cho cáchoạt động sản xuất nông nghiệp
Xã Long Sơn có tổng diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 199,6
ha, có 51,26 ha đất nuôi trồng thủy sản, với điều kiện đó Long Sơn có tiềm năng để
phát triển nuôi trồng thủy sản
c Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn xã Long Sơn có 7,43 ha núi đá vôi đây là nguồn khoáng sản cung
cấp vật liệu xây dựng cho nhân dân đồng thời cũng là điều kiện để phát triển ngànhcông nghiệp chế biến Bên cạnh đó, do địa phận xã có sông Lam chảy qua, đó cũng là
nơi để khai thác cát, sạn làm nguyên liệu cho xây dựng
Trang 28d Tài nguyên rừng
Xã Long Sơn có diện tích rừng là: 1132,86 ha chủ yếu là rừng sản xuất, thực hiệnchủ trương giao đất giao rừng theo Nghị định số: 163/NĐ-CP xã đã tiến hành giao đất
đến tận từng hộ gia đình , hiện nay đã giao hết diện tích, nhân dân đã tiến hành chăm
sóc, sản xuất và bảo vệ rừng, đầu các năm xã thường phát động ra quân trồng rừng,nhiều mô hình trang trại được hình thành phát triển, rừng có đóng góp rất lớn về mứcthu nhập của người dân
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Tình hình dân số và lao động
a Dân số
Dân số có ảnh hưởng lớn tới việc phát triển của nền kinh tế nước ta Đặc biệt làbây giờ vì chúng ta đã bước vào thời kinh tế hiện đại và gia nhập WTO bởi vậy dân số
và lao động là lực lượng rất quan trọng
Trong những năm gần đây, Nhà nước đã có những chính sách phát triển tạo công
ăn việc làm cho nhân dân như: Chính sách phát triển làng nghề, chính sách miễn giảm
thuế nông nghiệp đã tạo cho họ có thu nhập, cuộc sống ổn định hơn và lòng tin củanhân dân vào Đảng và Nhà nước cũng được nâng cao
Để hiểu thêm về tình hình dân số xã Long Sơn chúng ta tiến hành phân tích bảng
số liệu 1: Tình hình dân số và lao động của xã Long Sơn qua 3 năm 2008 - 2010
Trang 29Bảng 1: Tình hình dân số và lao động của xã Long Sơn qua 3 năm 2008 - 2010
Hộ phi nông nghiệp Hộ 503 512 535 101,79 104,49
II Tổng số nhân khẩu Người 6851 6712 6740 97,97 100,42
III Tổng số lao động Lđ 4771 4497 4650 94,26 103,40
- Lao động phi nông nghiệp Lđ 1050 1080 1070 102,86 99,07
IV Các chỉ tiêu bình quân
(Nguồn: Ban thống kê xã Long Sơn)
Trang 30Qua số liệu thống kê ở bảng 1 ta thấy tính đến năm 2010 xã Long Sơn có 1815 hộvới 6740 khẩu So với năm 2008 thì năm 2009 có số hộ tăng thêm là 13 hộ tức là đã
tăng 0,73%, năm 2010 tăng lên so với mức tăng năm 2009 và số hộ tăng thêm là 25 hộ
tức là đã tăng 1,40% so với năm trước Nguyên nhân của sự gia tăng đó là do quá trìnhtách hộ diễn ra nhiều hơn Năm 2008 toàn xã có 1777 hộ trong đó có 1274 hộ nôngnghiệp và 503 hộ phi nông nghiệp, đến năm 2009 số hộ nông nghiệp tăng lên 1278 hộ,
tăng 0,31% so với năm trước, và số hộ phi nông nghiệp là 512 hộ Số hộ nông nghiệpnăm 2010 của xã tiếp tục tăng thêm 13 hộ so với năm trước tức là tăng thêm 0,16% với
1280 hộ, số họ phi nông nghiệp là 535 hộ tăng 4,49% Như vậy có thể thấy được trên
đia bàn xã số hộ nông nghiệp chiếm đa số trong tổng số hộ và số hộ nông nghiệp tănglên hàng năm Sở dĩ có sự biến động như thế là do xã Long Sơn là một xã thuần nông
và có những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, đa dạng hóa các câytrồng vật nuôi nên những điều kiện đó đã được tận dụng và phát huy
Sự biến động về số hộ cũng dẫn đến sự biến động về số nhân khẩu Năm 2008tổng số nhân khẩu của xã Long Sơn là 6851 người, sang năm 2009 số nhân khẩu giảmxuống còn 6712 người giảm 2,03% so với năm trước Đến năm 2010 số nhân khẩucủa xã đã tăng lên 6740 người tăng 0,42% so với năm 2009 Nguyên nhân của sự gia
tăng sổ khẩu là do tỉ lệ sinh đẻ tăng lên Sự gia tăng dân số gây khó khăn cho việc giải
quyết vấn đề việc làm cho lao động trong xã
Quy mô gia đình ở địa phương cũng không cao so với nhiều địa phương ở khu
vực nông thôn khác Ta thấy chỉ có 3,86 nhân khẩu/hộ vào năm 2008, 3,74 nhânkhẩu/hộ năm 2009 và 3,71 nhân khẩu/ hộ năm 2010 Trong những năm qua công tácdân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn xã đã được thực hiện khá tốt tuy nhiên tỷ lệsinh con thứ vẫn còn cao
b Lao động, việc làm và thu nhập
* Lao động, việc làm:
Lao động là lực lượng quan trọng để tạo ra của cải vật chất cho xã hội, địaphương có nguồn lao động dồi dào sẽ được sủ dụng hợp lý thì sẽ ngày càng góp phầnthúc đẩy sự phát triển của địa phương mình
Trang 31Lực lượng lao động trên địa bàn xã tương đối lớn, năm 2008 số lao động trên
địa bàn xã là 4771 lao động chiếm 69,64% trong tổng số nhân khẩu trong đó lao động
nôg nghiệp là 3721 lao động chiếm 77,99% tổng số lao động, số lao động phi nôngnghiệp chiếm 22,01% với 1050 lao động Năm 2009 do số nhân khẩu giảm xuống nêntổng số lao động của xã giảm xuống còn 4497 lao động, trong đó lao động nôngnghiệp vẫn chiếm số lượng lớn với 75,98% với 3417 lao động, lao động phi nôngnghiệp là 1080 chiếm 24,02% Như vậy so với năm 2008 thì số lao động của xã Long
Sơn đã giảm 5,74% Đến năm 2010 tổng số lao động của xã là 4650 lao động tăng 153lao động, trong đó lao động nông nghiệp là 3580 lao động tăng 4,77% so với năm
2009 và số lao động phi nông nghiệp là 1070 lao động Đa số người dân ở đây sốngchủ yếu dựa vào nông nghiệp nên lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng
số lao động, lao động chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ chưa cao nên vấn đề giảiquyết việc làm và đào tạo lao động là rất cần thiết Trong những năm qua cùng vớinhững chính sách, những định hướng chung cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện
và của tỉnh, những nỗ lực của chính quyền địa phương đã giải quyết việc làm cho một
bộ phận người lao động Hiện tại lao động có thời gian nông nhàn vẫn còn nhiều, trongthời gian tới cần mở mang các ngành nghề phụ cũng như tận dụng quỹ đất hiện có,
thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng vật nuôi để thu hút lao động
nhàn rỗi trong nông nghiệp và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân trong xã
* Thu nhập và mức sống
Đời sống của nhân dân trên địa bàn xã ngày càng được cải thiện và nâng caohơn nhiều Thu nhập của người dân ngày càng ổn định Công tác xóa đói giảm nghèođang ngày càng được quan tâm hơn, hàng năm xã đã hỗ trợ vốn cho các hộ nghèo phát
triển kinh tế, xã đã hình thành và thường xuyên vân động nhân dân tham gia quỹ xóa
đói giảm nghèo Xã đã hỗ trợ và miễn giảm học phí cho các em học sinh thuộc diệngia đình hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, số trẻ em trong độ tuổi đến trườngđược đến trường ngày càng tăng, tỷ lệ người dân được chăm sóc sức khỏe ngày càng
chiếm tỷ lệ lớn 100% số hộ , thôn xóm được sử dụng điện lưới quốc gia Theo báocáo kinh tế - xã hội hằng năm của địa phương thì thu nhập bình quân đầu người trên
năm của xã là : năm 2008 bình quân giá trị đầu người là 10.500.000đ/người/năm, năm
Trang 322009 tăng lên 12.000.000đ/người/năm, đến năm 2010 thì mức bình quân đầu người đạt
mức 12.500.000đ/người/năm
2.1.2.2 Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống
Cơ sở hạ tầng của xã trong những năm qua đã được quan tâm đầu tư, xây dựng,
nâng cấp đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, làm thay đổi bộ mặt nông
thôn trên địa bàn xã tạo thuận lợi giao lưu giữa các xã Tuy nhiên một số hạng mục
còn thiếu và một số chất lượng thấp gây khó khăn không nhỏ cho quá trình phát triểnkinh tế xã hội của xã
a Giao thông
Đường thủy: Hiện tại trên địa bàn xã có nhánh sông Lam chảy qua có thể
khai thác vận chuyển đường sông tuy nhiên vận tải đường thủy đang ở dạng khai thác
tự nhiên chưa được đầu tư đúng mức
Đường bộ:
Quốc lộ 7A : chạy dọc theo hướng đông tây với chiều dài 4Km, lòng đườngrộng trung bình 6 m, mặt đường tương đối tốt Đường trục xã, liên xã: 16 km đã đượccứng hóa bằng nhựa và bê tông hóa 14 km.Đường trục thôn, xóm: 34 km trong đó 12
km đã cứng hóa bằng bê tông, đường ngõ xóm: 35 km đã được cứng hóa, nhựa hóa
theo cấp kỹ thuật của bộ GTVT, số km đường thôn xóm( chiếm 83%) không lầy lội
vào mùa mưa.Đường trục chính nội đồng: 17 km đường phối cấp
b Thủy lợi
Hệ thống kênh mương trên địa bàn xã dài 20,7 km, kênh mương đã được cứng hóa là
13 km, nhìn chung hệ thống kênh mương đã được bê tông hóa đều có chất lượng tốt,
xã có một trạm bơm tưới đã đáp ứng yêu cầu tưới tiêu và cấp nước cho sản xuất, sinhhoạt Tuy nhiên để có thể đáp ứng tốt và đầy đủ hơn cho nhu cầu phục vụ sản xuấtnông nghiệp cần cải tạo và nâng cấp các công trình hiện có, đồng thời chú ý mở rộng
hệ thống kênh mương nội đồng
c Điện nước sinh hoạt
Hiện tại 100% số hộ đã được sử dụng điện lưới quốc gia Nguồn điện tương đối
ổn định, hiện trên địa bàn xã có 3 trạm biến áp với tổng đường dây điện 31 km, số hộ
dân sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các hệ thống điện của xã là 1372 hộ Tuy
Trang 33nhiên vẫn còn tình trạng một số hộ dân tự kéo điện để sử dụng dẫn đến tổn thất đườngdây.
Nguồn nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn được dùng từ những giếng
nước tự đào, một số ít không đảm bảo chất lượng và vệ sinh
2.1.2.3 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
a Tăng trưởng kinh tế:
Trong những năm gần đây nền kinh tế xã Long Sơn đã có những bước chuyển biếntích cực nhờ vào đường lối đổi mới,các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước,
và nhờ vào sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng Đời sống của người dân trong xã
ngày càng được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, số hộ
giàu trong xã cũng tăng nhanh , số hộ nghèo giảm xuống rõ rệt
b Cơ cấu kinh tế:
Trong những năm qua các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân xã Long Sơn đãcùng cố gắng nỗ lực hết sức khắc phục và vượt qua những khó khăn để đạt đượcnhững bước chuyển biến Bên cạnh đó, sự quan tâm giúp đơc của Huyện ủy, HĐND,UBND huyện, các đoàn thể cấp huyện cũng là một nguồn động lực để đảng bộ, chínhquyền và nhân dân xã phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo trong lao động sản xuất, vàluôn tin tưởng vào chủ trương, đường lối và sự sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước.Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy được tổng giá trị sản xuất của xã tăng và khá ổn
định, năm 2009 đạt và vượt so với mức chỉ tiêu đề ra, năm 2009 tổng giá trị sản xuất
của xã đạt 84 tỷ đồng tăng 16,67% so với năm 2008 Trong đó giá trị về sản xuất nông
- lâm nghiệp- thủy sản đạt 32 tỷ đồng chiếm 38,09% tồng giá trị sản xuất và tăng6,67% so với năm 2008 Gía trị về sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp đạt 22
tỷ đồng chiếm 26,19% trong tổng giá trị và tăng 46,67% so với năm 2008 Thu từ dịch
vụ và thương mại 15 tỷ tăng 15,38% so với năm 2008 Thu nhập bình quân đầu người
năm 2008 là 10,5 triệu đồng/năm, năm 2009 thu nhập bình quân đầu người là 12 triệuđồng/năm tăng 14,29% so với năm 2008 Đến năm 2010 tổng giá trị sản xuất mà Đảng
bộ, chính quyền và nhân dân xã Long Sơn tạo ra được là 84 tỷ đồng, so với năm 2009thì mức giá trị tạo ra được không thay đổi Trong giá trị tạo ra đó thì giá trị sản xuấtNông- lâm - thủy sản là 34 tỷ đồng đạt 40,48% tồng giá trị tạo ra và tăng 6,35% so với
Trang 34năm 2009 Gía trị tạo ra từ Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giảm 2 tỷ đồng so với
mức tạo ra được năm 2009 tức là giá trị tạo ra được năm 2010 chỉ đạt 20 tỷ đồng giảm9,09% Gía trị dịch vụ và thương mại tạo ra vẫn giữ ở mức 15 tỷ đồng
c Văn hóa, xã hội, giáo dục , y tế
Trong năm vừa qua văn hóa - xã hội của xã tiếp tục được cải thiện và phát triển khá
cao so với mục tiêu được đề ra Kết quả dạy và học ở các trường ngày càng được nângcao, phong trào khuyến học ngày càng được các hộ gia đình và các bậc cha mẹ họcsinh quan tâm và ủng hộ Bên cạnh đó công tác văn hóa- văn nghệ- thể dục thể thaocũng diễn ra sôi nổi , thiết thực tạo cho người dân có những khoảng thời gian tâm lýthoải mái để bước vào lao động sản xuất đạt hiệu quả cao hơn Công tác y tế của xã
trong năm qua được huyện đánh giá cao, công tác chăm sóc sức khỏe và cấp thuốcBHYT, cơ sở vật chất đảm bảo, hiện nay trạm có đầy đủ các phòng khám chữa bệnh,đội ngũ cán bộ y tế thường xuyên được quan tâm, hầu hết được bồi dưỡng qua trường
lớp , trong năm qua đã khám và chữa bệnh cho 4.419 lượt người Công tác dân số gia
đình và trẻ em được chăm lo đúng mức kịp thời, thường xuyên tổ chức các hoạt độngvui chơi cho các cháu thiếu nhi ào các dịp tết thiếu nhi, tết trung thu , giúp đỡ và hỗ
trợ các em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ tàn tật Công tác Thương binh xã hội thường
xuyên được quan tâm, các chế độ chính sách được thực hiện đầy đủ, chế độ thăm hỏigia đình chính sách, gia đình gặp khó khăn được tổ chức thường xuyên , quốc phòng
an ninh thường xuyên được củng cố và giữ vững
Trang 35Bảng 2: Quy mô, cơ cấu giá trị sản xuất của xã Long Sơn qua 3 năm 2008- 2010
Chỉ tiêu
Gía trị (tỷ đồng)
Cơ cấu (%)
Gía trị (tỷ đồng
Cơ cấu (%)
Gía trị (tỷ đồng
Cơ cấu (%)