Nghiên cứu và lựa chọn loại các loài cây trồng nông lâm nghiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã hương bình, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 58 - 59)

- Đánh giá vai trò của các chỉ tiêu chủ yếu ảnh hưởng đến tiềm năng đất

3.5.1.Nghiên cứu và lựa chọn loại các loài cây trồng nông lâm nghiệp

Trong các loại sử dụng đất nông lâm nghiệp hiện tại ở xã Hương Bình thì cây cao su, keo lai và keo tai tượng được ưa thích và lựa chọn nhiều nhất. Ba loài cây này cũng chiếm diện tích lớn nhất trong vùng nghiên cứu và loài cây này được chấp nhận bởi người dân địa phương vì khả năng thich ứng nhanh với điều kiện lập địa và khí hậu của xã, có chu kỳ sản xuất ngắn và cho năng suất cao.

Cây cao su và hai loài keo (keo lai và keo tai tượng) cũng được xác định là các loài cây có tiềm năng xóa đói giảm nghèo ở xã Hương Bình, thị xã Hương Trà, tỉnh

Thừa Thiên Huế. Những năm gần đây, nguồn thu nhập từ cây cao su, rừng keo được xem là nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình ở xã Hương Bình. Hơn nữa 3 loài cây này có tính ưu việt về khả năng cải tạo và chống xói mòn đất.

Qua điều tra và thu thập trên hiện trường ở vùng nghiên cứu, kết quả cho thấy cây ba mô hình trồng rừng nông hộ đang được áp dụng rộng phổ nhất: 1) Mô hình trồng rừng cao su thuần loài, 2) Mô hình trồng rừng thuần loài keo tai tượng và 3) Mô hình trồng rừng thuần loài keo lai. Ngoài ra còn có mô hình trồng 3 loài cây này xen với các cây nông nghiệp (sắn, ngô và cây nông nghiệp ngắn ngày khác...). Để nâng cao hiệu quả và sử dụng đất bền vững, điều quan trọng là phải lựa chọn cơ cấu cây trồng hợp lý. Quy hoạch sử dụng đất bền vững phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng khu vực như điều kiện đất đai, khí hậu, địa hình, kiến thức bản địa và thị trường sản phẩm. Do đó, đánh giá khả năng thích nghi của ba loài cây lựa chọn để chuyển đổi cơ cấu cây trồng và hướng mở rộng các hoạt động sản xuất là rất quan trọng nhằm sử dụng hiệu quả hơn diện tích đất đã và chưa sử dụng hiện nay. Đây là điều rất quan trọng đảm bảo cho việc sử dụng đất nông nghiệp bền vững về mặt sinh thái và có hiệu quả cao về mặt kinh tế – xã hội.

Với những lý do như trên chúng tôi đã lựa chọn cây cao su và hai loại cây keo để đánh giá phân hạng phù hợp đất phục vụ cho công tác kinh doanh và phát triển sản xuất nông lâm nghiệp bền vững trong tương lai ở xã Hương Bình.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã hương bình, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 58 - 59)