- Đánh giá vai trò của các chỉ tiêu chủ yếu ảnh hưởng đến tiềm năng đất
Qua nghiên cứu “Nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã Hương Bình, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế ” tôi rút ra một số kết luận
Hương Bình, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” tôi rút ra một số kết luận
như sau :
- Về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội : xã Hương Bình có tổng diện tích tự nhiên là 6.266,09 ha và có tất cả 7 thôn, bao gồm: thôn Hương Sơn, thôn Bình Toàn, thôn Hải Tân, thôn Bình Dương, thôn Tân Phong, thôn Hương Lộc và thôn Hương Quang. Đa phần diện tích đất đai là đồi núi, phù hợp với sản xuất nông lâm nghiệp. Cây trồng chủ lực là cây cao su và cây keo, nhờ vậy mà đời sống của người dân đã dần cải thiện, bên cạnh đó thì cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thiếu, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, thu hút đầu tư, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn xã còn hạn chế, thiên tai bão lũ hay xảy ra nên ảnh hưởng lớn đến đời sống và hoạt động sản xuất của
người dân. Nhìn chung thì tình hình sử dụng đất đã đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Kết quả nghiên cứu về đánh giá hiện trạng sử dụng đất
Phần lớn diện tích được sử dụng để trồng rừng keo nguyên liệu với 3594,6 ha chiếm 57,4% tổng diện tích tự nhiên của xã, tiếp đến là rừng cao su khoảng 1.672,3 ha (chiếm 26,7%), rừng tự nhiên là 487,3 ha (chiếm 7,8%), đất sử dụng cho trồng cây nông nghiệp ngắn ngày và khu dân cư khoảng 363,0 ha (chiếm 5,8%) và đất mặt nước khoảng 148,9ha (chiếm 2,4%). Rừng tự nhiên phân bố chủ yếu ở phía Tây của vùng nghiên cứu. Đất trồng keo các loại được người dân địa phương trồng ở khắp mọi nơi của trong xã, còn đất trồng cây cao su, cây nông nghiệp ngắn ngày và khu dân cư phân bố chủ yếu ở vùng trung tâm của xã Hương Bình.
- Kết quả nghiên cứu về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của cao su, keo lai và keo tai tượng
+ kinh tế : về cây cao su thì lợi nhuận thu được của mỗi hộ dân từ 65.000.000 – 80.000.000 đồng/ha/năm. Đối với các hecta cao su đã hết thời gian khai thác mủ thì người dân sẽ bán gỗ cây cao su cho các cơ sở chế biến gỗ, mỗi hecta cao su trung bình có giá trị từ 70.000.000 – 80.000.000 đồng.
Về cây keo lai và keo tai tượng : Tính trung bình mỗi hecta keo có giá trị kinh tế là 50.000.000 đồng/vụ. Thu nhập trung bình của người dân khi trồng cây keo lai và keo tai tượng trung bình đạt được 6.500.000 - 7.800.000 đồng/ha/năm.
+ xã hội
Đã tạo cho người lao động một thời gian lao động ổn định quanh năm. Đời sống người dân được đảm bảo, ổn định, an ninh chính trị được đảm bảo, phúc lợi xã hội cho người dân được đảm bảo.
+ môi trường
Thời gian che phủ khá dài, diện tích che phủ rộng, khả năng giữ đất, giữ ẩm, chống xói mòn rửa trôi rất tốt, ít ảnh hưởng đến đất làm cho đất không bị bạc màu, thoái hoá.
- Kết quả về phân hạng tiềm năng chung cho sản xuất nông nghiệp
Tỷ lệ diện tích đất có tiềm năng trung bình là 10,6% diện tích tự nhiên với diện tích là 666,8 ha. Phân bố rải rác ở phía Bắc và phía Đông của xã Hương Bình.
Tỷ lệ diện tích đất có tiềm năng thấp là 41,3% diện tích tự nhiên với diện tích là 2.588,3 ha. Tiềm năng sản xuât nông nghiệp của xã Hương Bình còn thấp, đây cũng là hạn chế chung của các xã vùng gò đồi.
Không có diện tích đất có tiềm năng sản xuất nông nghiệp cao. - Kết quả phân hạng khả năng thích hợp của cây cao su
Tổng diện tích phù hợp trung bình là 1709,7 ha chiếm tỷ lệ 27,28% tổng diện tích tự nhiên.
Tổng diện tích phù hợp thấp là 970,7 ha chiếm tỷ lệ 15,49% tổng diện tích tự nhiên.
- Kết quả phân hạng khả năng thích hợp của cây keo lai và keo tai tượng
Tổng diện tích đất phù hợp cao đối với cây keo lai là 4,3 ha chiếm tỷ lệ 0,07% tổng diện tích tự nhiên. Đối với cây keo tai tượng thì tổng diện tích đất phù hợp cao là 13,6 ha chiếm tỷ lệ 0,22% tổng diện tích tự nhiên.
Tổng diện tích đất phù hợp trung bình đối với cây keo lai là 2.554,6 ha chiếm tỷ lệ 40,77% tổng diện tích tự nhiên. Đối với cây keo tai tượng thì tổng diện tích đất phù hợp trung bình 2.535,9 ha chiếm tỷ lệ 40,47% tổng diện tích tự nhiên.
Tổng diện tích đất phù hợp thấp đối với cây keo lai là 3,3 ha chiếm tỷ lệ 0,05% tổng diện tích tự nhiên. Đối với cây keo tai tượng thì tổng diện tích đất phù hợp thấp 3,2 ha chiếm tỷ lệ 0,05% tổng diện tích tự nhiên.
- Kết quả về phân hạng phù hợp
Diện tích phân hạng phù hợp thấp chiếm tỷ lệ 0,23% tổng diện tích tự nhiên với diện tích 14,5 ha. Diện tích đất này phù hợp với cây keo lai.
Diện tích phân hạng phù hợp trung bình chiếm tỷ lệ 42,29% tổng diện tích tự nhiên với diện tích 2.650 ha. Diện tích đất này phù hợp với cây cao su và cây keo lai.
Diện tích phân hạng phù hợp cao chiếm tỷ lệ 0,22% tổng diện tích tự nhiên với diện tích 14 ha. Diện tích đất này phù hợp với cây keo lai, keo tai tượng.
ĐỀ NGHỊ
Để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, mở rộng sản xuất, đạt hiệu quả kinh tế cao thì xã Hương Bình cần làm tốt các vấn đề đã nêu trong phần giải pháp. Đặc biệt trước hết là đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông và giúp đỡ người dân vay vốn mở rộng sản xuất.
Tăng cường đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, các biện pháp khoa học tiên tiến vào hoạt động sản xuất.
Tăng cường tập huấn sử dụng công nghệ thông tin cho các cán bộ cấp xã nhằm cập nhật, chỉnh lý thông tin kịp thời để đáp ứng công tác quản lý đất được tốt.
Phương pháp ứng dụng công nghệ GIS trong quy hoạch sử dụng đất và cây trồng đã tận dụng được ưu điểm của công nghệ GIS như thực hiện nhanh, độ chính xác cao, tiết kiệm chi phí và các nguồn lực khác so với các phương pháp thủ công khác. Vì vậy cần phổ biến và áp dụng phương pháp này rộng rãi hơn nữa.
Kết quả nghiên cứu của đề tài chỉ là bước quy hoạch mang tính tổng thể, do đó những diện tích trồng các loại cây như cao su, keo lai, keo tai tượng cần được khảo sát, lập hồ sơ thiết kế theo đúng quy trình kỹ thuật hiện hành và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Qua đề tài chúng tôi thấy có những vùng có điều kiện tương đối giống nhau có thể gộp chung lại được với nhau. Vì vậy nên có thêm những nghiên cứu chuyên sâu vào các vùng chưa điều tra, nhằm góp phần giúp quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tại xã Hương Bình đạt hiệu quả cao.