Giải pháp quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp bền vững

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã hương bình, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 72 - 74)

- Đánh giá vai trò của các chỉ tiêu chủ yếu ảnh hưởng đến tiềm năng đất

3.6.2.Giải pháp quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp bền vững

Chồng bản đồ phân hạng phù hợp chung cho 3 loại hình sử dụng đất trồng cao su, keo lai và keo tai tượng và bản đồ hiện trạng che phủ đất thiết lập từ ảnh Landsat ETM+ để tạo ra một lớp bản đồ phối hợp mới, trong bản đồ này thể hiện 3 loại hình sử dụng đất lựa chọn và các loại hình sử dụng đất khác (hình 3.19). Mặc dầu, diện tích ngoài khu vực đánh giá hiện nay phần lớn đang chiếm giữ bởi rừng tự nhiên, rừng keo lai và cao su. Nhưng qua điều tra chúng tôi thấy rằng tất cả các diện tích có cao su và keo lai có điều kiện sinh thái được xác định tương tự như ở trong vùng đánh giá tương ứng với phân hạng phù hợp trung bình cho hai loài cây này. Bản đồ phối hợp mới cũng là cơ sở để đưa ra quyết định lựa chọn các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững ở xã Hương Bình. Kết quả thống kê diện tích các loại hình sử dụng đất tại xã Hương Bình được thể hiện ở bảng 3.21 và vị trí tương ứng cho từng loại được tìm thấy ở hình 3.19.

Bảng 3.21: Giải pháp quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp bền vững ở xã Hương Bình

TT Loại hình sử dụng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Cây Nông nghiệp ngắn ngày và

thổ cư 363,2 5,8

2 Keo Tai tượng 9,7 0,2

3 Keo lai 3.537,8 56,5

4 Cao su 1.783,6 28,5

5 Rừng tự nhiên/ Quản lý bảo vệ

rừng tự nhiên 423,0 6,7

6 Nuôi trồng thủy sản / đất mặt

nước 148,5 2,4

Tổng 6.266,1 100,0

Diện tích được xác định đề xuất cho qui hoạch trồng 3 loài cây lựa chọn là 5.331,1 ha, chiếm 85,2% tổng diện tích tự nhiên của xã Hương Bình, trong đó cao nhất

là keo lai chiếm 56,5%, tiếp theo cao su và keo tai tượng với tỷ lệ tương ứng là 28,5% và 0,2%.

Diện tích xác định đề xuất cho qui hoạch cho nuôi trồng thủy sản, quản lý bảo vệ rừng tự nhiên và trồng cây nông nghiệp ngắn ngày và thổ cư tương ứng là 148,5; 423,0 và 363,2 ha.

Hình 3.19: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã Hương Bình 3.6.3. Giải pháp về lựa chọn loại hình sử dụng

Việc quyết định lựa chọn loại hình sử dụng trồng cây nông lâm nghiệp tại xã Hương Bình cần dựa trên kết quả đánh giá tiềm năng sản xuất đất nông nghiệp và độ thích hợp của các loài cây trồng theo điều kiện tự nhiên và tiềm năng của mỗi loài cây dựa trên điều kiện thực tế, mục tiêu phát triển cây nông lâm nghiệp của xã và phù hợp với tâm tư nguyện vọng của người dân địa phương.

Chọn loại hình sử dụng để trồng các loài cây phù hợp có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó quyết định đến sự thành công và nâng cao hiệu quả của sản xuất nông lâm nghiệp trên về mặt về kinh tế- xã hội và môi trường. Bởi vậy, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã mà lựa chọn loài cây trồng cho phù hợp. Qua điều tra kiểm nghiệm trên hiện trường và phỏng vấn

người dân địa phương kết quả cho thấy rằng các loại hình sử dụng/mô hình trồng xen giữa cây dài ngày và cây ngắn ngày đã được áp dụng trong một hai năm đầu khi cây cao su và keo chưa khép tán. Tuy nhiên hiệu quả mang lại là rất khác nhau, thậm chí trong một số trường hợp như trên các địa điểm có tiềm năng sản xuất nông nghiệp thấp hay điều kiện lập địa xấu sẽ mang lại hiệu quả thấp khi so sánh với các mô hình không trồng xen. Bởi vậy việc lựa chọn loài cây trồng nông nghiệp được đề xuất như sau:

Đối loại hình trồng xen giữa cây dài ngày và cây nông nghiệp ngắn ngày: đề xuất ba loài cây trồng trên địa bàn nghiên cứu là cao su, keo lai và keo tai tượng. Ở những nơi thuận lợi, có tiềm năng sản xuất xuất nông nghiệp từ trung bình trở lên, có thể chọn ba loài cây này ở 3 cấp phù hợp theo thứ tự ưu tiên như sau: chọn loài cây có cấp phân hạng phù hợp cao nhất. Ở trên phân hạng phù hợp từ trung bình trở lên cho 3 loài cây lựa chọn nên trồng xen với các cây nông nghiệp ngắn ngày trong hai năm đầu tiên khi cây cao su, keo lai và keo tai tượng chưa khép tán.

Đối loại hình trồng thuần loài các loài cây dài ngày: đề xuất hai loài cây trồng trên địa bàn nghiên cứu là keo lai và keo tai tượng. Ở những nơi không thuận lợi, có tiềm năng sản xuất xuất nông nghiệp thấp và phân hạng phù hợp thấp không nên trồng xen với cây nông nghiệp ngắn ngày.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã hương bình, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 72 - 74)