Xây dựng bản đồ tiềm năng chung cho sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã hương bình, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 56 - 58)

- Đánh giá vai trò của các chỉ tiêu chủ yếu ảnh hưởng đến tiềm năng đất

3.4.2. Xây dựng bản đồ tiềm năng chung cho sản xuất nông nghiệp

Toàn bộ 9 chỉ tiêu đặc trưng được nhóm thành 3 nhân tố chính dựa trên cơ sở mối quan hệ của chúng với phân tích tiềm năng sản xuất nông nghiệp đất bao gồm :

- Nhân tố thuộc tính đất: độ sâu tầng đất, thành phần cơ giới, đạm tổng số, lân dễ tiêu, hàm lượng kali dễ tiêu, hữu cơ tổng số;

- Nhân tố địa hình: độ dốc;

- Nhân tố khí hậu: lượng mưa trung bình hàng năm và nhiệt độ trung bình hàng năm.

Các nhân tố này đóng góp rất khác nhau trong việc quyết định phù hợp đất cho mỗi dạng sử dụng. Xác định trọng số của các nhân tố phụ thuộc vào tầm quan trọng của nó, nhân tố có tầm quan trọng hơn sẽ có trọng số và giá trị lớn hơn. Để xác định trọng số của các nhân tố chúng tôi sử dụng phương pháp AHP kết hợp với việc tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn địa phương liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.

Điểm phù hợp cho mỗi chỉ tiêu của mỗi nhân tố được xác định dựa trên cơ sở yêu cầu của sản xuất nông nghiệp. Theo phương pháp áp dụng này, điểm tiềm năng sản xuất được lựa chọn có giá trị từ 1 (tiềm năng thấp) đến 3 (tiềm năng cao). Tất cả các chỉ tiêu nhận một trọng số tương ứng với mức độ quan trọng của nó, trọng số của

các nhân tố có giá trị từ 0 (kém quan trọng nhất) đến 1(quan trọng nhất). Bản đồ tiềm năng chung cho sản xuất nông nghiệp được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích không gian bằng phần mềm chuyên dụng ArcView GIS. Các lớp nhân tố chính được tích hợp tuyến tính theo phương trình sau :

SI = 0,460 * A + 0,307*B +0,233*C

Trong đó, SI: Chỉ số phù hợp tiềm năng sản xuất Nông nghiệp A: nhân tố thuộc tính đất.

B: nhân tố khí hậu C: nhân tố địa hình.

Diện tích thích hợp cho mỗi phân hạng tiềm năng sản xuất được quyết định bởi xem xét điểm phân phối chỉ số SI cho mỗi một vị trí/ pixel. Để thiết lập bản đồ tiềm năng chung cho sản xuất nông nghiệp, chúng tôi tiến hành phân loại lại thành 3 cấp tiềm năng tương ứng với ngưỡng giá trị: cao (≥ 2,5), trung bình (1,5-2,5) và thấp (< 1,5). Kết quả phân cấp tiềm năng sản xuất nông nghiệp được thể hiện ở bảng 3.12

Bảng 3.12. Đánh giá phân hạng tiềm năng chung cho sản xuất nông nghiệp

TT Phân hạng tiềm năng Khoảng cách

điểm Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Tiềm năng cao ≥ 2,5 0 0

2 Tiềm năng trung bình 1,5-2,5 666,8 10,6

3 Tiềm năng thấp < 1,5 2.588,3 41,3

4 Vùng không điều tra 3.011,0 48,1

Tổng 6.266,1 100,0

Đánh giá tiềm năng sản xuất của đất để định hướng và lựa chọn các loại hình sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho công tác qui hoạch và sử dụng đất nông nghiệp bền vững ở xã Hương Bình là nhiệm vụ cấp thiết, cần phải được thực hiện ngay bởi vì nếu việc đánh giá tiềm năng sản xuất đất nông nghiệp không được tiến hành có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất và sử dụng đất không bền vững.

Kết quả đánh giá phân hạng tiềm năng sản xuất dựa trên cơ sở phân tích chỉ số phù hợp tiềm năng của 3 nhân tố chính và 11 chỉ tiêu đánh giá được tích hợp theo phương trình đã đề cập ở trên. Kết quả phân tích và đánh giá đã chỉ ra rằng trên diện tích 3255,1 ha điều tra, không có tiềm năng cao cho sản xuất nông nghiệp, chỉ có 2 cấp tiềm năng sản xuất, trong đó phần lớn diện tích được đánh giá là đất có năng sản xuất

nông nghiệp thấp với 2.588,3 ha chiếm 41,3 % tổng diện tích tự nhiên và đất có tiềm năng sản xuất nông nghiệp trung bình là 666,8 ha (chiếm 10,6 %).

Hình 3.14: Bản đồ phân hạng tiềm năng sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã hương bình, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w