Hiệu quả loại hình sử dụng đất trồng cây keo lai, keo tai tượng

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã hương bình, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 42 - 43)

- Sử dụng kỹ thuật GIS để phân hạng tiềm năng đất nông nghiệp vùng gò đồi và

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3.2. Hiệu quả loại hình sử dụng đất trồng cây keo lai, keo tai tượng

Xã Hương Bình là xã có diện tích là đồi núi lớn, có nhiều tiềm năng lớn để phát triển lâm nghiệp. Diện tích trồng rừng bằng cây keo lai và keo tai tượng ngày càng được mở rộng, đặc biệt từ khi có các chương trình lồng ghép phủ xanh đất trống đồi trọc với xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội vùng gò đồi miền núi như

chương trình 327, 661, 773 và nhất là dự án trồng rừng thương mại của Ngân hàng Thế giới (WB3). Kết quả về hiệu quả loại hình sử dụng đất trồng cây keo lai, keo tai tượng sau khi tiến hành phỏng vấn 50 hộ dân như sau:

3.3.2.1. Về hiệu quả kinh tế

Cây keo lai và cây keo tai tượng thích hợp với phần lớn diện tích đất đồi núi tại xã Hương Bình. Cây keo lai và keo tai tượng là cây lấy gỗ nên sản lượng ổn định. Vì vậy đây là nguồn thu nhập ổn định của người dân. Thời gian từ khi gieo trồng cho đến khi thu hoạch là 6-7 năm. Chi phí đầu tư ban đầu và chi phí chăm sóc thấp, trung bình chi phí đầu tư ban đầu về giống là 1.500.000 – 2.000.000 đồng/ha và trung bình chi phí chăm sóc, vật tư v.v là 2.000.000 – 3.000.000/ha. Giá trị kinh tế của cây keo lai cao hơn giá trị kinh tế của keo tai tượng khoảng 1,2 lần. Tính trung bình mỗi hecta keo có giá trị kinh tế là 50.000.000 đồng/vụ. Vì vậy thu nhập trung bình của người dân khi trồng cây keo lai và keo tai tượng trung bình đạt được 6.500.000 - 7.800.000 đồng/ha/năm.

3.3.2.2. Về hiệu quả xã hội

Thời gian ban đầu cây keo lai và keo tai tượng cần đầu tư công chăm sóc vì vậy tạo ra công ăn việc làm cho người dân, trung bình mỗi công lao động có giá là 150.000 đồng. Thời gian sau thì nhu cầu lao động sẽ giảm. Tuy vậy nó vẫn góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân để tăng thêm thu nhập, ổn định đời sống cho người dân.

3.3.2.3. Về hiệu quả môi trường

Cây keo lai và keo tai tượng là loại cây lâm nghiệp có tác dụng bảo vệ môi trường rất lớn. Cây keo lai và keo tai tượng có thời gian che phủ khá dài, diện tích che phủ rộng, có bộ rễ ăn sâu, phát triển mạnh, sinh khối lớn nên khả năng giữ đất, giữ ẩm, chống xói mòn rửa trôi rất tốt, ít ảnh hưởng đến đất làm cho đất không bị bạc màu, thoái hoá [8] [9] [10] [11] [12].

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã hương bình, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w