1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện thanh chương tỉnh nghệ an

94 696 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

MỤC LỤC Trang Lời cam đoan . . . . i Lời cảm ơn . . . . ii Danh mục các chữ viết tắt. . . . iii Danh mục các bảng . . . . i v Mục lục . . . . . v Mở đầu . . . . . 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . . . . . 5 1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá . . . . 5 1.1.1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp . 5 1.1.2. Sản xuất hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá . 14 1.1.3. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá . 21 1.1.4. Tác động của hội nhập kinh tế Quốc tế đến sản xuất hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá . 23 1.1.5. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá một số nước trên thế giới và Việt Nam . 25 1.2. Phương pháp nghiên cứu . . . 32 1.2.1. Các phương pháp nghiên cứu . 32 1.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích . 33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ TẠI TỈNH NGHỆ AN . 35 2.1. Đặc điểm của tỉnh Nghệ An. . 35 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên . 35 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội. 39 2.2. Cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp Nghệ An trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. . 44 2.3. Thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá của tỉnh Nghệ An trong 5 năm qua . 47 2.3.1 Thực trạng cơ cấu kinh tế của tỉnh Nghệ An. . 47 2.3.2 Thực trạng và tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của tỉnh Nghệ An trong 5 năm qua . 52 2.3.3 Những kết quả đạt được và tồn tại trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An . 81 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ TẠI TỈNH NGHỆ AN . 85 3.1. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tại tỉnh Nghệ An đến năm 2020 . 85 3.1.1- Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Nghệ An . 85 3.1.2. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá của tỉnh Nghệ An . 87 3.1.3. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Nghệ An đến năm 2020 . 89 3.2. Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tại tỉnh Nghệ An đến năm 2020 . 95 3.2.1. Giải pháp chung chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá của tỉnh Nghệ An . 95 3.2.2. Giải pháp cụ thể đối với từng ngành trong nông nghiệp thuần . 104 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 114

Trang 1

Lời Cảm Ơn

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này,Tôi đã nhận được nhiều sự động viên, quan tâm, giúp đỡ quý báu của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.

Trước hết tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn ThS Nguyễn Văn Vượng đã tận tình dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng và thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp.

Tôi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Kinh Tế Huế, Khoa Kinh tế và Phát triển cùng toàn thể các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, cán bộ các cơ quan, Đơn vị của huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, đặc biệt là phòng Nông nghiệpâ và phòng thống kê Chính sự giúp đỡ nhiệt tình của các Bác, các Anh Chị đã giúp tôi rất nhiều trong công tác khảo sát thực tế và điều tra, thu thập số liệu.

Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn sát cánh động viên tinh thần, giúp đỡ tôi

Trang 2

hoàn thành khóa luận này.

Tuy đã nỗ lực rất nhiều, nhưng do kiến thức và thời gian còn hạn chế nên đề tài khóa luận tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo, và những người quan tâm đến đề tài khóa luận tốt nghiệp này để đề tài được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên Đặng Thị Thu Hiền

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU vi

DANH MỤC CÁC BIÊU ĐỒ vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU viii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU x

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ i

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 5

1.1.1 Khái niệm cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp 5

1.1.2 Các đặc trưng chủ yếu của cơ cấu kinh tế nông nghiệp 6

1.1.3 Nội dung cơ cấu kinh tế nông nghiệp 7

1.1.3.1 Cơ cấu ngành 7

1.1.3.2 Cơ cấu theo vùng lãnh thổ 9

1.1.3.3 Cơ cấu theo thành phần kinh tế 9

1.1.4 Sản xuất hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa 10

1.1.4.1 Hàng hóa và sản xuất hàng hóa 10

1.1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 11 1.1.5.1 Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên 11

1.1.5.2 Nhóm nhân tố về kinh tế xã hội 11

1.1.5.3 Nhóm nhân tố về tổ chức kỹ thuật 11

1.1.6 Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 12

1.1.7 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn 14 1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 16

Trang 4

1.2.1 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một số nước 16

1.2.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 16

1.2.1.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản 17

1.2.1.3 Kinh nghiệm của Thái Lan 18

1.2.2 Một số kết quả ở Việt Nam 19

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN 21

2.1 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HUYỆN THANH CHƯƠNG, NGHỆ AN 21

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 21

2.1.1.1 Vị trí địa lí 21

2.1.1.2 Địa hình, địa mạo 22

2.1.1.3 Khí hậu 23

2.1.1.4 Nguồn nước và hệ thống thủy văn 23

2.1.1.5 Đất đai 24

2.1.1.5 Điều kiện cảnh quan môi trường 25

2.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội 26

2.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 26

2.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 26

2.1.3 Tình hình dân số, lao động của huyện Thanh Chương 27

2.1.4 Thực trạng phát triển các cơ sở hạ tầng 28

2.1.5 Đánh giá chung về tình hình kinh tế-xã hội của huyện Thanh Chương 30

2.1.5.1 Thuận lợi 30

2.1.5.2 Khó khăn 31

2.2 THỰC TRẠNG CƠ CẤU KINH TẾ VÀ TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN THANH CHƯƠNG 32

2.2.1 Thực trạng cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Chương 32

2.2.2 Thực trạng và tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của huyện Thanh Chương giai đoạn 2010-2012 35

2.2.2.1 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong mối quan hệ Nông-Lâm-Ngư 35

2.2.2.2 Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp 38

2.2.2.3 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt 41

Trang 5

2.2.2.5 Tình hình nuôi trồng và khai thác thủy sản 53

2.3 TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VỀ NĂNG LỰC SẢN XUẤT VÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT Ở PHẠM VI HỘ TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 55

2.3.1 Năng lực sản xuất ở phạm vi hộ trên địa bàn nghiên cứu 55

2.3.2 Kết quả sản xuất 56

2.3.3 Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng, vật nuôi ở huyện Thanh Chương 57

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KTNN HUYỆN THANH CHƯƠNG-TỈNH NGHỆ AN 59

2.4.1 Những ưu điểm trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp 59

2.4.2 Những tồn tại trong quá trình chuyển dịch 60

CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KTNN HUYỆN THANH CHƯƠNG - NGHỆ AN 62

3.1 Phương hướng chuyển dịch chung 62

3.2 Phương hướng chuyển dịch cụ thể 63

3.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành NN 63

3.2.1.1 Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt 63

3.2.1.2 Chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi 65

3.3 Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu KTNN theo hướng SXHH ở huyện Thanh Chương 65

3.3.1 Giải pháp về vốn 65

3.3.2 Áp dụng tiến bộ KHKT và công nghệ sinh học vào SX 66

3.3.3 Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn 67

3.3.4 Giải pháp về thị trường nông sản hàng hóa 67

3.3.5 Giải pháp về cơ chế chính sách 68

3.4 Giải pháp chuyển dịch cụ thể đối với từng ngành trong nông nghiệp thuần 69

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71

1 KẾT LUẬN 71

2 KIẾN NGHỊ 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

GDP (Gross Domestic Product) : Tổng sản phẩm nội địa

KHKT : Khoa học kỹ thuật

N-L-N : Nông- Lâm- Ngư

CN-XD : Công nghiệp- Xây dựng

DV-TM : Dịch vụ- Thương mại

GTSX : Giá trị sản xuất

VAC-R : Vườn ao chuồng-Rừng

GO : Tổng giá trị sản xuất

IC : Chi phí trung gian

VA : Giá trị gia tăng

GTGT : Giá trị gia tăng

Trang 7

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang Biểu đồ 2.1 Bản đồ hành chính huyện Thanh Chương 21

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng quỹ đất huyện Thanh Chương năm 2012 24

Bảng 2.2 Tình hình dân số và nguồn lực lao động của huyện Thanh Chương năm 2012 27

Bảng 2.3 Cơ cấu giá trị sản xuất trong các ngành kinh tế của huyện Thanh Chương 32

Bảng 2.4 Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế các ngành sản xuất Nông - Lâm - Thuỷ sản huyện Thanh Chương 36

Bảng 2.5 Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp thuần theo giá hiện hành 39

Bảng 2.6 Cơ cấu diện tích gieo trồng các loại cây giai đoạn 2010-2012 41

Bảng 2.7 Diện tích, năng suất một số cây trồng chủ yếu 44

Bảng 2.8 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo giá hiện hành 45

Bảng 2.9 Tỷ suất nông sản hàng hóa các loại cây trồng trên địa bàn huyện Thanh Chương 47

Bảng 2.10 Giá trị và cơ cấu GTSX các loại vật nuôi trên địa bàn huyện Thanh Chương 49

Bảng 2.11 Số lượng và sản lượng sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn huyện Thanh Chương 50

Bảng 2.12 Tỷ suất hàng hóa nông sản trong chăn nuôi của huyện Thanh Chương 52

Bảng 2.13 Tình hình cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng, đánh bắt thủy sản của huyện Thanh Chương qua 3 năm 2010-2012 53

Bảng 2.14 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Nông-Lâm-Ngư huyện Thanh Chương giai đoạn 2008-2012 54

Bảng 2.15 Tình hình năng lực sản xuất của các hộ trên địa bàn nghiên cứu .55

Bảng 2.16 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của 1 số cây trồng tính trên 1 ha 57

Trang 9

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Trong thời gian thực tập tại phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện

Thanh Chương, tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An”.

1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung

Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xác định

rõ sự bất hợp lý và những nguyên nhân, từ đó đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của huyện Thanh Chương phù hợp với nền kinh tế thị trường trong thời kỳ CNH, HĐH và xu thế hội nhập Quốc tế hiện nay

Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

- Phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp và quá trình chuyển

dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tại huyện ThanhChương trong những năm qua; rút ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình dịchchuyển cơ cấu kinh tế

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu

kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Thanh Chương

2 Dữ liệu phục vụ nghiên cứu

- Các báo cáo của UBND huyện Thanh Chương

- Các bảng biểu tổng hợp, các tài liệu từ phòng NN và PTNT, phòng Thống kêhuyện Thanh Chương

- Kết quả điều tra thực tế về tình hình sản xuất của các hộ dân trên địa bàn huyện

- Các tài liệu liên quan khác như: Sách báo, tạp chí, luận văn,

3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin

- Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

- Phương pháp xử lí số liệu

Trang 10

- Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê kinh tế

- Phương pháp dự báo kinh tế

4 Kết quả nghiên cứu đạt được

- Từ những kết quả phân tích trên chúng ta đã cơ bản thấy được thực trạngchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp-nông thôn trên địa bàn huyện

- Đánh giá được tình hình sản xuất và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi củacác hộ trên phạm vi địa bàn huyện

- Trên cơ sở đó đưa ra được một số giải pháp và đề xuất kiến nghị nhằm gópphần định hướng chuyển dịch và nâng cao năng lực sản xuất của người dân trong thờigian tới

Trang 11

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay nền kinh tế thế giới đang trên đà phát triển với tốc độ nhanh chóng,khoa học kỹ thuật tiên tiến được áp dụng vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống, kinh

tế xã hội Nhiều nước đã xây dựng được một nền kinh tế phát triển cân đối và vữngchắc, các ngành kinh tế luôn được đổi mới và hoàn thiện về quy mô cũng như năngsuất, chất lượng Các sản phẩm hàng hóa được sản xuất ra có giá trị kinh tế cao, thỏamãn nhu cầu đời sống Nước ta trong giai đoạn hiện nay đã có nhiều thay đổi đáng kể,đặc biệt là sự phát triển về kinh tế, Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương kiên trì xâydựng nền kinh tế sản xuất hàng hóa bền vững Với lợi thế về nguồn tài nguyên thiênnhiên phong phú, lao động dồi dào cộng với sự cần cù chịu khó của người dân tạo ralợi thế to lớn để phát triển nền kinh tế hàng hóa Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta vẫncòn nhiều hạn chế như: Sản xuất nhỏ, lạc hậu, thiếu sự sáng tạo trong sản xuất, hiệuquả kinh tế và sức cạnh tranh thấp, cơ cấu kinh tế chưa hợp lý, đầu tư chưa hiệu quả…

Vì vậy, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhằm đáp ứng mục tiêu đặt ra, phù hợp với lợi thế

so sánh của từng vùng là tất yếu Đây cũng là điều kiện cần và đủ cho sự phát triển củamột nền kinh tế bền vững

Huyện Thanh Chương là một trong mười bảy huyện thuộc tỉnh Nghệ An, làhuyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh và có truyền thống sản xuất nôngnghiệp Trong những năm qua huyện đã đạt được những thành tựu quan trọng vềnhiều mặt, trong sản xuất nông nghiệp đã có sự thay đổi đáng kể về năng suất cũngnhư chất lượng các loại cây trồng, vật nuôi; ngành công nghiệp, dịch vụ đang có sựchuyển biến tích cực cùng với sự phát triển chung của cả tỉnh Tuy vậy, cơ cấu kinh tếcủa huyện chưa hợp lí và chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện; sản xuấtcòn phân tán nhỏ lẻ chưa tạo được các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, hiệu quả kinh

tế thấp… Do đó cần phải có các biện pháp thúc đẩy nhanh việc chuyển đổi cơ cấu kinh

tế theo hướng phát huy lợi thế sẵn có, xây dựng một nền kinh tế thị trường phát tiển,khả năng cạnh tranh cao

Trang 12

Với những lí do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung

Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xác định

rõ sự bất hợp lý và những nguyên nhân, từ đó đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằmchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của huyệnThanh Chương phù hợp với nền kinh tế thị trường trong thời kỳ CNH, HĐH và xu thếhội nhập Quốc tế hiện nay

Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp

- Phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp và quá trình chuyển

dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tại huyện ThanhChương trong những năm qua; rút ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình dịchchuyển cơ cấu kinh tế

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu

kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Thanh Chương

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin

* Thu thập thông tin thứ cấp

- Phần tổng quan tham khảo các tài liệu đã phát hành từ trước đến nay

- Phần thực trạng thu thập từ các số liệu, tài liệu có sẵn tại Phòng Thống kê,Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường, phòngDân số… thuộc UBND huyện Thanh Chương

* Thu thập thông tin sơ cấp

- Số liệu được thu thập từ việc điều tra phỏng vấn 60 hộ nông dân sản xuất đạidiện cho các vùng, địa phương trên địa bàn huyện

Trang 13

Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

- Chọn 60 mẫu điều tra để nghiên cứu

- Trên địa bàn huyện chọn mẫu tại 12 xã (Thanh Hưng, Thanh Yên, ThanhGiang, Phong Thịnh, Thanh Ngọc, Thanh Long, Thanh Khê, Thanh Lâm, ThanhXuân, Thanh Sơn, Thanh Hương, Hạnh Lâm) thuộc 4 vùng (vùng đồng bằng, khu vực

I, khu vực II và khu vực III), mỗi xã 5 hộ để tiến hành điều tra, nghiên cứu

Phương pháp này dùng để nghiên cứu vấn đề hiệu quả kinh tế của các loại câytrồng, vật nuôi trên địa bàn huyện Thanh Chương

Phương pháp xử lí số liệu

Sau khi điều tra thu thập thông tin sử dụng chương trình máy tính Excel để tổnghợp số liệu và xử lý tính toán các chỉ tiêu kinh tế để phân tích đánh giá

Phương pháp phân tích số liệu

Sau khi tổng hợp và xử lý số liệu, tiến hành phân tích các số liệu đã xử lý đểphục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài Sử dụng các chỉ tiêu điều tra kinh tế hộnông nghiệp theo phương pháp tính bình quân số học các chỉ tiêu về quy mô kinh tế hộgia đình của 3 vùng và bình quân chung của cả 3 vùng được chọn mẫu để điều tra, sửdụng các công thức tính toán trong bảng tính Excel của chương trình máy vi tính đểphân tích, xử lý số liệu điều tra

Phương pháp thống kê kinh tế

Dùng để phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố: Lao động, đất đai, khí hậu,thời tiết, thị trường, công nghệ, chính sách của Nhà nước tới quá trình chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Chương

Phương pháp dự báo kinh tế

Sử dụng phương pháp này để xây dựng phương hướng, mục tiêu định hướng vàgiải pháp để thúc đẩy nhanh quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướnghàng hoá

4 Phạm vi nghiên cứu

* Về không gian

Nghiên cứu, đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địabàn huyện Thanh Chương-tỉnh Nghệ An

Trang 14

* Về thời gian

- Số liệu thứ cấp: Sử dụng những số liệu đã công bố từ năm 200-2012

- Số liệu sơ cấp: Số liệu điều tra năm 2012

- Định hướng phát triển đến năm 2020

Trang 15

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1 Khái niệm cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp

* Cơ cấu kinh tế (CCKT): Cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế đặc biệt, gắn

liền với quá trình hình thành và phát triển của nền kinh tế trong giới hạn một địaphương, một quốc gia hay một khu vực Nền kinh tế là một hệ thống phức tạp, baogồm nhiều thành phần, nhiều nhân tố có mối quan hệ, chặt chẽ với nhau, tác động qualại lẫn nhau Cơ cấu kinh tế thể hiện mối tương quan giữa các thành phần, các nhân tố

đó Trong bất kỳ một nền kinh tế quốc dân nào, người ta cũng có thể định tính hoặcđịnh lượng được mức độ phát triển của CCKT Các mối quan hệ này một mặt biểutượng sự tương quan về mặt số lượng, mặt khác nó biểu hiện mối quan hệ hữu cơ củachúng về mặt chất lượng và được xác lập trong điều kiện cụ thể với những giai đoạnphát triển nhất định, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể của mỗinền kinh tế

Cơ cấu kinh tế không chỉ giới hạn về các mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành cótính chất cố định mà luôn luôn vận động, thay đổi để phù hợp với yêu cầu phát triểncủa nền kinh tế trong từng thời kỳ, nhằm mục tiêu phát triển, tăng trưởng kinh tế, nângcao hiệu quả sản xuất Để cơ cấu kinh tế phát huy hiệu quả thì cần phải có một quátrình, một thời gian nhất định Thời gian ấy dài hay ngắn phải tuỳ thuộc vào đặc thùriêng của từng loại CCKT

Tuy nhiên trạng thái của các điều kiện tự nhiên, xã hội luôn luôn vận độngkhông ngừng Do vậy việc duy trì quá lâu một cơ cấu kinh tế sẽ làm giảm đi tính hiệuquả do bản thân cơ cấu mang lại Điều đó đòi hỏi những nhà quản lý phải có tầm nhìnchiến lược, cập nhập thông tin phục vụ cho việc hoạch định những chính sách mới và

có những điều chỉnh phù hợp kịp thời với yêu cầu của tình hình mới Mặt khác sự thayđổi đột ngột và nhanh chóng sẽ gây ra những tác động tiêu cực, ảnh hưởng nghiêmtrọng đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Cần phải thấy rõ rằng cơ cấu

Trang 16

kinh tế không phải là một mục tiêu được đặt ra do sự nhận thức của chủ quan, mà phảihiểu đó là một phương tiện để đưa nền kinh tế đặt được sự tăng trưởng ổn định, bềnvững Từ đó phải có những xem xét đánh giá dựa vào mục tiêu đạt hiệu quả kinh tế xãhội mà CCKT đó mang lại như thế nào Điều này cần thiết cho việc chuyển dịch cơcấu kinh tế cả nước, riêng các vùng, các doanh nghiệp, trong đó có tồn tại cơ cấu kinh

tế nông thôn

*Cơ cấu kinh tế nông nghiệp (CCKT NN): Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là

tổng thể các mối quan hệ theo tỷ lệ về số lượng và chất lượng tương đối ổn định của các yếu tố kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp trong một khoảng thời gian và không gian nhất định.

Cơ cấu kinh tế phản ánh quá trình phát triển, sự phù hợp, hợp lý trong phát triểnkinh tế của mỗi Quốc gia, mỗi ngành và mỗi thành phần kinh tế Muốn có một cơ cấukinh tế hợp lý, cần có những biện pháp cụ thể nhằm chuyển dịch cơ cấu đúng hướng để cóthể khai thác tối đa những tiềm năng và lợi thế của từng vùng, ngành và từng địa phương

1.1.2 Các đặc trưng chủ yếu của cơ cấu kinh tế nông nghiệp

- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang tính khách quan

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tồn tại và phát triển phụ thuộc vào trình độ pháttriển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội Mỗi một trình độ nhất địnhcủa lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội tương ứng với một cơ cấu kinh tếnông thôn cụ thể C.Mác nói “Trong sự phân công lao động xã hội thì con số tỷ lệ làtất yếu không ai tránh khỏi, một sự tất yếu thầm kín, yên lặng” Cơ cấu kinh tế nôngnghiệp và cơ cấu kinh tế cụ thể trong hệ hống kinh tế nông nghiệp cũng như xu hướngchuyển dịch của chúng ra sao là tuỳ thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội, nhữngđiều kiện tự nhiên nhất định mà không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người.Tuy nhiên, các quy luật kinh tế lại được biểu hiện và vận động thông qua hoạt độngcủa con người Vì vậy, con người phải nhận thức đầy đủ các quy luật kinh tế cũng nhưcác ngành tự nhiên để từ đó góp phần vào việc hình thành, biến đổi và phát triển cơcấu kinh tế nông nghiệp sao cho cơ cấu đó ngày càng hợp lý và đem lại hiệu quả cao.Trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới hiện nay, cơ cấu kinh tế còn bị

Trang 17

thành và vận động của cơ cấu kinh tế nông nghiệp đòi hỏi phải tôn trọng khách quan

và không được áp đặt chủ quan, duy ý chí

- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp không cố định mà luôn luôn vận động và biến đổi

Sự vận động biến đổi của cơ cấu kinh tế nông nghiệp luôn gắn liền với điềukiện kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên và tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới

Sự tác động của các điều kiện đó làm cho các bộ phận kinh tế trong hệ thống kinh tếnông nghiệp biến đổi, tác động lẫn nhau, tạo ra một cơ cấu kinh tế nông nghiệp mới

Cơ cấu ấy vận động và phát triển, đến lượt nó phải nhường chỗ cho một cơ cấu mớikhác ra đời Tuy vậy, để đảm bảo cho quá trình hình thành, vận động và phát triển của

cơ cấu kinh tế nông nghiệp một cách khách quan, yêu cầu đặt ra là cơ cấu nông nghiệpphải đảm bảo tương đối ổn định Nếu cơ cấu kinh tế nông nghiệp thường xuyên thayđổi, xáo trộn sẽ làm cho các quá trình sản xuất kinh doanh không ổn định, quá trìnhđầu tư lúng túng, lưu thông hàng hoá trở ngại, làm cho kinh tế nông nghiệp, nông thônphát triển què quặt và phiến diện, gây lãng phí, tổn thất cho nền kinh tế

- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang tính hợp tác và cạnh tranh

Trong việc lựa chọn một cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý, có hiệu quả caophải xem xét đầy đủ các yếu tố từ bên ngoài ảnh hưởng đến việc hình thành cơ cấukinh tế và mối liên hệ giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài Sự gắn bó được biểuhiện trong quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong việc bố trí sảnxuất, hoạch định các chính sách, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệmới, tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh chế biến và tiêu thụ sản phẩm …

1.1.3 Nội dung cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Trang 18

Nông nghiệp theo nghĩa hẹp bao gồm các ngành: trồng trọt, chăn nuôi và dịch

vụ phục vụ nông nghiệp Trong trồng trọt lại phân ra: Trồng cây lương thực, cây côngnghiệp, cây ăn quả, cây cảnh … Ngành chăn nuôi gồm có: chăn nuôi gia súc, gia cầm,nuôi thuỷ, hải sản… Những ngành trên được phân ra thành những ngành nhỏ hơn.Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình phát triển tạo thành cơ cấukinh tế nông nghiệp Phát triển ngành lâm nghiệp và giải quyết mối quan hệ hợp lýgiữa nông nghiệp với lâm nghiệp, giữa lâm nghiệp với công nghiệp nông thôn là yêucầu khách quan của sự phát triển kinh tế nông thôn

Ngành thuỷ sản là một ngành kinh tế quan trọng cấu thành kinh tế nông nghiệp

- nông thôn ở nước ta Ngành thuỷ sản bao gồm: nuôi trồng, khai thác, đánh bắt và chếbiến thuỷ hải sản Đó là một ngành kinh tế có lợi thế để phát triển, góp phần tích cựcvào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp- nông thôn theo hướng kết hợpnuôi trồng thuỷ đặc sản với nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến và bảo vệmôi trường sinh thái

Công nghiệp nông thôn là một bộ phận của công nghiệp cả nước, đồng thời là

bộ phận cấu thành kinh tế lãnh thổ Sau cuộc phân công lao động xã hội lần thứ 2,công nghiệp tách khỏi nông nghiệp và dần trở thành ngành độc lập Công nghiệp phục

vụ nông nghiệp gắn bó chặt chẽ và tác động qua lại với nông nghiệp và sự phát triểnkinh tế - xã hội nông thôn Công nghiệp phục vụ nông nghiệp cùng với các ngành kinh

tế trong nông nghiệp gắn bó với nhau trong quá trình phát triển và tạo thành một cơcấu kinh tế nông nghiệp thống nhất Phát triển công nghiệp trong nông nghiệp có ýnghĩa về nhiều mặt: góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệptheo hướng CNH, HĐH và phát triển sản xuất hàng hoá, tạo thêm nhiều việc làm chongười lao động và tăng thu nhập, sử dụng hợp lý và nâng cao hiệu quả của các nguồnlực ở nông thôn; thúc đẩy kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn phát triển nhanh;góp phần phân bố hợp lý lực lượng lao động, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữathành thị và nông thôn

Dịch vụ là ngành kinh tế ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển kinh tếQuốc dân và nâng cao mức sống nhân dân Dịch vụ nông nghiệp xét theo quan điểm

Trang 19

cấu thành kinh tế nông nghiệp - nông thôn gắn liền với tiến trình CNH, HĐH nôngnghiệp, nông thôn, dịch vụ nông nghiệp cũng ngày càng phát triển với nhiều chủngloại phong phú cả trong dịch vụ sản xuất và dịch vụ đời sống Như vậy dịch vụ nôngnghiệp phát triển là đòi hỏi khách quan của sản xuất và nâng cao mức sống dân cưnông thôn Sự phát triển của dịch vụ nông nghiệp làm cho hoạt động kinh tế ở nôngthôn ngày càng phong phú và đa dạng, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tếkhác ở nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đạt hiệu quả cao.Trong nội bộ ngành nông nghiệp, cơ cấu kinh tế biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa trồngtrọt, chăn nuôi và dịch vụ phục vụ nông nghiệp Đây là mối quan hệ phản ánh sự pháttriển một cách toàn diện nhằm đạt hiệu quả cao của sản xuất kinh doanh nông nghiệp.Ngoài ra cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp còn biểu hiện mối quan hệ giữa sảnxuất nguyên liệu nông sản và chế biến

1.1.3.2 Cơ cấu theo vùng lãnh thổ

Ở mỗi Quốc gia, trên cơ sở những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quá trìnhphát triển các vùng kinh tế sinh thái được hình thành và phát triển Cơ cấu ngành và cơcấu vùng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cơ cấu vùng là nhân tố hàng đầu để tăngtrưởng và phát triển bền vững các ngành kinh tế nông nghiệp- nông thôn được phân bố

ở vùng Mục đích của việc xác lập cơ cấu kinh tế vùng một cách hợp lý là bố trí cácngành theo lãnh thổ vùng sao cho thích hợp và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng lợithế của từng vùng Như vậy để phát triển các ngành bố trí trên mỗi vùng nhằm pháthuy tiềm năng và thế mạnh của vùng, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá đòi hỏi phảiphát triển mạnh công nghiệp nông thôn và dịch vụ trong nông nghiệp, giải quyết hợp

lý mối quan hệ giữa nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) với công nghiệp và dịch vụ trongnông nghiệp, trước hết là quan hệ giữa sản xuất và chế biến, giữa yêu cầu của sản xuất

và chế biến với việc ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ mới,giữa sản xuất chế biến với dịch vụ đầu vào cũng như tiêu thụ sản phẩm

1.1.3.3 Cơ cấu theo thành phần kinh tế

Các thành phần kinh tế ở nông nghiệp - nông thôn ra đời và phát triển là tuỳthuộc vào đặc thù của mỗi ngành và do yêu cầu của sản xuất và nâng cao đời sống củadân cư nông thôn Trên cơ sở yêu cầu và khả năng phát triển sản xuất, mở rộng thị

Trang 20

trường, các thành phần hợp tác với nhau, kết hợp và đan xen với nhau một cách đadạng với nhiều loại quy mô trình độ và hình thức khác nhau Tham gia vào hoạt độngsản xuất kinh doanh nông nghiệp có nhiều thành phần kinh tế như: kinh tế Nhà nước;kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế hộ gia đình , trong đó kinh tế hộ nôngdân tự chủ là đơn vị sản xuất kinh doanh chính, là lực lượng chủ yếu trực tiếp tạo racác sản phẩm nông- lâm- thuỷ sản cho nền kinh tế Quốc dân.

1.1.4 Sản xuất hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

1.1.4.1 Hàng hóa và sản xuất hàng hóa

Hàng hóa

Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó củacon người và dùng để trao đổi với nhau Hàng hoá có hai thuộc tính: Giá trị và giá trị

sử dụng

Như vậy một sản phẩm sản xuất ra được đem trao đổi thì được coi là hàng hoá,

và muốn trao đổi được thì hàng hoá đó phải có một giá trị nhất định (giá trị của hànghoá), sản phẩm đó phải đáp ứng nhu cầu của người sử dụng (giá trị sử dụng) Sảnphẩm, hàng hoá trao đổi trên thị trường chịu sự chi phối của hai quy luật: Quy luậtcung cầu và Quy luật cạnh tranh

Sản xuất hàng hóa

Sản xuất hàng hoá đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình phát triển kinh

tế của mỗi nước So với nền kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp, kinh tế hàng hoá cónhững ưu việt nổi bật Trong nền sản xuất hàng hoá, sản phẩm sản xuất ra là để bánnên nó chịu sự chi phối của các quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnhtranh, buộc các tập thể sản xuất, người sản xuất phải tổ chức lại sản xuất, cải tiến kỹthuật, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, thay đổi mẫu mãcho phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của xã hội Từ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất pháttriển, đẩy nhanh quá trình xã hội hoá sản xuất và càng tạo điều kiện cho nền sản xuấtCNH – HĐH ra đời

Ở nước ta, kinh tế hàng hoá đã ra đời nhưng vẫn ở dạng sản xuất hàng hoá nhỏ

Trang 21

đưa nhanh cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại làm cho trình độ xã hội hoá sản xuấtngày càng được mở rộng Sản xuất hàng hoá không chỉ dựa trên điều kiện tự nhiên,kinh tế, kỹ thuật mà đã tính đến khả năng liên kết quốc tế Chính sự giao lưu và hợptác quốc tế đã làm cho kinh tế hàng hoá của nước ta có những bước phát triển mới.

Tỷ suất nông sản hàng hóa

Để đo lường trình độ sản xuất và trao đổi hàng hoá có thể dùng chỉ tiêu “tỷ suấtnông sản hàng hoá” Tỷ suất nông sản hàng hoá là tỷ lệ phần trăm giữa tổng lượngnông sản hàng hoá với tổng lượng nông sản phẩm sản xuất ra

1.1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

1.1.5.1 Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên

Những nhân tố về điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu kinh tế vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là đối với các nước có trình độ công nghiệp hóa cònthấp như nước ta Nhóm nhân tố này bao gồm: Vị trí địa lí, khí hậu, thời tiết, đất đai,nguồn nước, rừng, khoáng sản và các yếu tố sinh học khác…

Vị trí địa lí thuận lợi và các tiềm năng thiên nhiên phong phú của mỗi vùng lãnhthổ là nhân tố thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển Những vùng có điềukiện tự nhiên thuận lợi thì những thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể, tư nhân, kinh

tế hộ và trang trại cũng phát triển với quy mô lớn và nhanh hơn các vùng khác

1.1.5.2 Nhóm nhân tố về kinh tế xã hội

Nhóm nhân tố này luôn tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và biến đổi cơ cấukinh tế nông gnhieepj và nông thôn Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế nôngnghiệp và nông thôn bao gồm: Thị trường (trong nước và ngoài nước), hệ thống chínhsách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, cơ sở hạ tang nông thôn, sự phát triển các khu côngnghiệp và đô thị, dân số và lao động bao gồm cả số lượng và chất lượng (trình độ dântrí, trình độ chuyên môn, tập quán sản xuất…)

1.1.5.3 Nhóm nhân tố về tổ chức kỹ thuật

Nhóm nhân tố này bao gồm: Các hình thức tổ chức phát triển trong nông nghiệpnông thôn, sự phát triển của khoa học công nghệ và việc áp dụng tiến bộ khoa họccông nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Trang 22

Ngày nay khoa học công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, sựphát triển khoa học công nghệ và việc áp dụng nó vào sản xuất có vai trò ngày càng tolớn đối với sự phát triển kinh tế nói chung, kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nôngthôn nói riêng vì một mặt làm xuất hiện nhiều loại nhu cầu mới, tác động đến sự thayđổi về số lượng, tăng mức nhu cầu của ngành này hay ngành khác, làm thay đổi tốc độphát triển giữa các ngành Mặt khác nó tạo ra khả năng mở rộng ngành nghề và tăngtrưởng các ngành sản xuất chuyên môn hoa cao và phát triển các ngành đòi hỏi cótrình độ công nghệ cao

1.1.6 Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Từ khi đổi mới đến nay cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta có sự chuyển biến tíchcực, nhưng nông nghiệp vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, cơ cấu nôngnghiệp và kinh tế nông thôn một số nơi vẫn chưa thoát khỏi tình trạng độc canh, thuầnnông Nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong kinh tế nông thôn, các ngành nghềngoài nông nghệp vẫn chưa phát triển Nhìn chung cơ cấu kinh tế nông thôn nước tacòn bất hợp lí, hiệu quả thấp chưa khia thác hết mọi tiềm năng của đất nước và lợi thếsinh thái của từng vùng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội nông thôn Do

đó, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn là tất yếu, cần thiết để phát triểnnông nghiệp, nông thôn toàn diện, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường vàgiải quyết các vấn đề xã hội bức xúc ở nông thôn

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn nước ta là một tất yếu, xuất phát

từ vị trí của nông nghiệp nông thôn trong đời sống kinh tế xã hội, từ thực trạng cơ cấu kinh

tế nông thôn nước ta, từ yêu cầu của CNH-HĐH và yêu cầu của nền kinh tế thị trường

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn trước hết phải xuất phát

từ vị trí của nông nghiệp nông thôn và thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn nước ta.

Kinh tế nông nghiệp nông thôn trước mắt cũng như lâu dài vẫn giữ vị trí quantrọng trong đời sống kinh tế xã hội nước ta Theo số liệu thống kê tỉ trọng sản phẩmnông-lâm-ngư nghiệp là…trong GDP năm 2010 Trong tương lai nông nghiệp vẫn làngành sản xuất quan trọng bảo đảm các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu

Trang 23

Trên địa bàn nông thôn có đến 70% lao động xã hội, đó là nguồn cung cấp laođộng dồi dào cho các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân Do vậy việc xáclập cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn hợp lí có ý nghĩa trong việc sử dụng laođộng phù hợp để phát triển nền kinh tế nói chung và khu vực nông thôn nói riêng

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là do yêu cầu của công cuộc HĐH nông nghiệp nông thôn.

CNH-Trong giai đoạn hiện nay CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn là nhiệm vụ hàngđầu để xây dựng nước ta thành một nước công ngiệp Trước hết phải chuyển dịch cơcấu kinh tế nông nghiệp theo hướng xóa bỏ thuần nông, phát triển công nghiệp và dịch

vụ, thúc đẩy phát triển và hình thành các vùng chuyên môn hóa, phát triển côngnghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và bảo quản sản nông sản phẩm

CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn làm cho kết cấu hạ tang kinh tế xã hội như:Thủy lợi, giao thông, điện, thông tin liên lạc, các cơ sở nông nghiệp, dịch vụ y tế-vănhóa-giáo dục ngày càng phát triển, là điều kiện vật chất quan trọng cho quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần thay đổi bộ mặt đời sống nông thôntheo hướng đô thị hóa

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn là do đòi hỏi, yêu cầu của nền kinh tế thị trường

Sự phát triển của nền kinh tế nước ta trong những năm đổi mới đã tạo đà chonền kinh tế nông nghiệp và nông thôn bắt nhịp vào quá trình chuyển sang nền kinh tếthị trường Tuy nhiên nó đang đặt ra cho nông nghiệp nông thôn những yêu cầu mới,cũng như các thách thức gay gắt trong sự phát triển Trong nền kinh tế thị trường, cácmối quan hệ kinh tế đều được tiền tệ hóa Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôntrong nền kinh tế thị trường cũng phải bảo đảm và tuân theo các mối quan hệ đó Thịtrường phát triển cũng đòi hỏi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn biến đổi theohướng đa dạng hơn, tuân thủ các quy luật vốn có của nền kinh tế thị trường Nôngnghiệp và nền kinh tế nông thôn không chỉ có nhiệm vụ tăng trưởng sản xuất lươngthực mà còn phải đa dạng hóa sản xuất và sản phẩm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế để trởthành một bộ phận tích cực thúc đẩy nền kinh tế đang từng bước chuyển sang cơ chếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trang 24

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta còn xuất phát từ yêu cầu phát triển một nền kinh tế có hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh ở nông thôn, trong đó là việc tạo công ăn việc làm và xóa đói giảm nghèo cho cư dân nông thôn.

1.1.7 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải nhằm đạt tới mục tiêu hiệu quảkinh tế Hiệu quả kinh tế được đo lường bằng sự so sánh giữa kết quả sản xuất kinhdoanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Trên cơ sở đó, hiệu quả của chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông nghiệp được thể hiện cụ thể qua hệ thống các nhóm chỉ tiêu sau:

a Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh

- Giá trị sản xuất (GO) và tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành, các bộ phận

trong kinh tế nông nghiệp.

Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ của cải vật chất hữu ích và trực tiếp do laođộng sản xuất sáng tạo ra trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm

Phương pháp chung tính giá trị sản xuất cho cả 3 ngành nông nghiệp, lâmnghiệp và thủy sản:

Tổng giá trị sản xuất = Giá trị sản xuất của hoạt động tạo ra sản phẩm vật chấtcộng (+ ) giá trị sản xuất của hoạt động dịch vụ

- Giá trị sản xuất của hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất được tính theo công thức:

GTSXi = ∑Qi x PiTrong đó

GTSXi : giá trị sản xuất sản phẩm i

Qi : Sản lượng thu hoạch trong kỳ của sản phẩm i

Pi : Đơn giá sản xuất bình quân của sản phẩm i (giá thực tế/ giá cố định)

- Giá trị hoạt động dịch vụ:

+ Đối với đơn vị thực hiện chế độ hạch toán kế toán như doanh nghiệp, hợp tácxã: giá trị hoạt động dịch vụ của đơn vị bằng doanh thu trong năm của từng nhóm hoạtđộng tương ứng

Trang 25

+ Đối với đơn vị không thực hiện chế độ hạch toán kế toán như doanh nghiệp, tổhợp tác và các hộ hoạt động dịch vụ chuyên: Giá trị hoạt động dịch vụ bằng khối lượngdịch vụ thực hiện nhân (X) với đơn giá bình quân năm tương ứng của hoạt động đó.

- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ cấu thành chi phí sản xuất bao gồm những

chi phí vật chất và chi phí dịch vụ cho sản xuất không kể khấu hao TSCĐ

- Giá trị tăng thêm (VA) và tỷ trọng giá trị tăng thêm của các ngành, các bộ

phận trong kinh tế nông nghiệp

Là một bộ phận của giá trị sản xuất còn lại sau khi trừ đi chi phí trung gianCông thức tính: VA = GO - IC

Nhóm chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa các bộ phận của nền kinh tế,đồng thời thể hiện sự thoả mãn nhu cầu của xã hội về sản phẩm do các bộ phận củakhu vực kinh tế nông nghiệp đảm nhận Ngoài ra còn phản ánh tỷ trọng giữa cácngành, các vùng, các thành phần kinh tế và các bộ phận cấu thành chúng trong kinh tếnông nghiệp Các chỉ tiêu thuộc nhóm này thể hiện sự tăng trưởng kinh tế nôngnghiệp, có nghĩa là sự lớn lên của các yếu tố, các sản phẩm kinh tế nông nghiệp trongmột thời gian nhất định

- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập hỗn hợp còn lại sau khi trừ đi các

khoản chi phí thuê lao động ngoài, khấu hao TSCĐ, thuế

b Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế

+ Năng suất lao động của từng ngành, từng loại sản phẩm trong kinh tế nông nghiệp

- Các chỉ tiêu gián tiếp

+ Diện tích và cơ cấu đất đai

+ Vốn và cơ cấu vốn

Trang 26

+ Lao động và cơ cấu lao động

+ Năng suất và cơ cấu các loại cây trồng, vật nuôi

+ Cơ cấu các dạng sản phẩm; Cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hoá

c Tỷ suất sản phẩm hàng hóa

Dùng để đo lường trình độ sản xuất và trao đổi hàng hoá

Tỷ suất nông sản hàng hoá là tỷ lệ phần trăm giữa tổng lượng sản phẩm hànghoá với tổng lượng sản phẩm sản xuất ra

d Một số chỉ tiêu khác

Ngoài các nhóm chỉ tiêu trên, khi đánh giá cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn sửdụng các chỉ tiêu: Tỷ lệ hộ đói nghèo ở nông thôn; số lao động và tỷ lệ lao động thấtnghiệp; tỷ lệ đất đai chưa được sử dụng; tỷ lệ đất trống đồi núi trọc; trình độ văn hoá,trình độ khoa học kỹ thuật, ngành nghề của dân cư và lao động ở nông thôn; mức độbệnh tật của dân cư nông thôn…

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một số nước

1.2.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Nằm trong khu vực và liền kề với biên giới nước ta, Trung Quốc có nhiềuđiểm tương đồng về tự nhiên, kinh tế - xã hội, chính trị như nước ta, nhưng họ đã lựachọn được những bước đi và những giải pháp phát triển kinh tế- xã hội nông thônphù hợp và đã thu được những kết quả vượt bậc từ 1950 đến nay Khi mới giành độclập Trung Quốc cũng là một nước có xuất phát điểm từ một nền nông nghiệp lạc hậu,dân số đông nhất thế giới, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người 900 m2,thấp hơn nước ta

Quá trình tìm kiếm con đường đi lên CNH, HĐH cho nền kinh tế của TrungQuốc cũng hết sức gian truân và đã phải trả giá Do kiên trì đường lối phát triển nêncuối năm 1978 các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đạt được những thành công ban đầu

về hoạch định chính sách và đường lối phát triển kinh tế nông thôn bằng Nghị quyếthội nghị TW3 khoá XI tháng 12 năm 1978 Một trong những quyết sách đó là khoán

hộ trong sản xuất nông nghiệp

Trang 27

Khoán hộ là một cơ chế tổ chức quản lý sản xuất nông nghiệp kiểu mới nhằm giải phóng các yếu tố sản xuất, khuyến khích lợi ích vật chất của nông dân, đổi mới hoạt động kinh doanh của các công xã nhân dân và các xí nghiệp Quốc doanh nông nghiệp ở nông thôn Trung Quốc.

Chủ trương khoán hộ đã được nông dân thực hiện ở quy mô làng xã, đến năm

1978 được mở rộng đến quy mô tỉnh Hộ nông dân được coi là đơn vị kinh tế tự chủ và

đi vào sản xuất hàng hoá mang tính chuyên sâu và ngày càng lớn Cơ chế khoán hộ đãgóp phần đưa nền nông nghiệp Trung Quốc thoát khỏi trì trệ, sa sút kéo dài hơn 30năm kể từ khi giành được độc lập, đã hoàn sinh cho cuộc sống của nông dân và gópphần tích luỹ nông thôn cả nước, là cơ sở kinh tế xã hội để chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp theo hướng CNH, phát triển sản xuất hàng hoá và bền vững

1.2.1.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản

Tuy nằm trong vùng Đông Á, song Nhật Bản lại có điều kiện tự nhiên, kinh

tế-xã hội lúc xuất phát khá giống nước ta Người dân Nhật Bản nổi tiếng là cần cù, chịukhó và rất thông minh sáng tạo, nhưng trước đây họ vẫn phải chấp nhận chế độ khẩuphần lương thực, thực phẩm do Mỹ cung cấp Có thể nói đây cũng là một tình cảnhchung của các nước Châu Á trước khi bước vào thời kỳ phát triển Mặc dù vậy nhândân Nhật Bản đã vượt lên nhanh chóng và trở thành một trong những quốc gia có nềnkinh tế phát triển hàng đầu thế giới Có thể nói Chính phủ Nhật Bản đã sớm tìm rađược hướng đi và lựa chọn bước đi thích hợp cho nền kinh tế nói chung, trong đó cóngành nông nghiệp Ngay từ những năm 50, trong chính sách khôi phục kinh tế, Chínhphủ Nhật Bản đã coi nông nghiệp và công nghiệp hàng tiêu dùng là quan trọng hàngđầu Trong đó trọng tâm là thực hiện an toàn lương thực, thực phẩm và phát triển tổnghợp các cây, con khác Vì vậy, đến đầu thập kỷ 80, nông nghiệp Nhật Bản khôngnhững sản xuất đủ ăn mà còn dự trữ được 6 triệu tấn nông sản

Năm 1987, Chính phủ Nhật Bản đã triển khai chương trình xây dựng vùng nôngnghiệp đặc thù và chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hoá trêncơ sở tự nguyện củanông dân trong vùng Đồng thời bằng tiềm lực kinh tế to lớn, Chính phủ Nhật Bản đãthực hiện tốt chính sách trợ giúp nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôntheo hướng CNH, HĐH Với quan điểm coi phát triển thị trường nông thôn là động lực

Trang 28

thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nên Chính phủ đã đầu tư kinh phíxây dựng hệ thống giao thông nông thôn khá hoàn chỉnh Đồng thời giao cho chínhquyền địa phương xây dựng các hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất nông nghiệp

và chủ trương cho nông dân vay vốn với lãi suất thấp hơn lãi suất tín dụng

Sản xuất nông nghiệp ổn định đã tạo điều kiện thúc đẩy quá trình phân công lạilao động trong khu vực nông thôn Đồng thời, Nhà nước khuyến khích phát triểnngành nghề tại các hộ gia đình, các làng, xã có ngành nghề truyền thống Các tổ chứcsản xuất này đều hướng vào hàng hoá tinh, mẫu mã đẹp, giá thành hạ, đáp ứng yêu cầutiêu dùng trong nước và xuất khẩu

Từ các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn Nhật Bản rút ra bàihọc kinh nghiệm là: khuyến khích phát triển sản xuất hàng hoá trong các nông trại theoquy luật kinh tế thị trường có sự điều tiết của Chính phủ Đồng thời bằng tiềm lực kinh

tế có được, Chính phủ hỗ trợ nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và côngnghệ hiện đại vào sản xuất và chế biến nông sản hàng hoá, và thực hiện rộng rãi môhình hệ thống công nghiệp ba tầng nông thôn thành các khu vực sản xuất công nghiệp

vệ tinh và thực hiện đô thị hoá nông thôn

1.2.1.3 Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan là một nước nằm trong khu vực với nước ta, có diện tích canh tác19,62 triệu ha Đến nay đã trở thành một nước phát triển trong khu vực mặc dù hàngchục năm trước Thái Lan cũng chỉ là một nước nông nghiệp lạc hậu Trong quá trìnhphát triển kinh tế - xã hội, Thái Lan đã xác định quan điểm nông thôn là xương sốngcủa đất nước, Chính phủ đã chấp nhận những giải pháp đặc biệt để giải quyết tình hìnhtụt hậu của nông nghiệp đất nước trong kế hoạch 5 năm lần thứ tư Đồng thời Chínhphủ còn khuyến khích chiến lược CNH đất nước là đồng thời phát triển cả công nghiệpnông thôn để thực hiện chủ trương đa dạng hoá nền kinh tế hướng vào sản xuất sảnphẩm cho xuất khẩu Do thay đổi chính sách phát triển kinh tế nên các tiềm năng trongnông nghiệp bắt đầu phát huy tác dụng và đạt được những kết quả rất đáng kể sau mộtthời gian Đến nay, nông sản hàng hoá của Thái Lan đã xuất khẩu đến nhiều nước trênthế giới, có những mặt hàng xuất khẩu xếp thứ 2, thứ 3 trên toàn thế giới

Trang 29

Qua quá trình CNH, HĐH nông nghiệp- nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấukinh tế nông nghiệp, Thái Lan đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

- Thực hiện đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp trên cơ sở ưu thế và tàinguyên thiên nhiên để phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu, trong đó vẫn đảm bảo sảnxuất lương thực

- Đầu tư kịp thời chế biến nông sản hiện đại bằng nguồn vốn vay hay hợp tácvới bên ngoài để nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, đảm bảo quyền lợi và tránhđược rủi ro cho nông dân, giữ được chữ tín với khách hàng

Qua các kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nước trênchúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm tổng quát:

Một là, trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, Chính phủ của hầu hết các nướcđều có chủ trương coi trọng sản xuất nông nghiệp, lấy tăng trưởng nông nghiệp làm cơ

sở để ổn định đời sống xã hội và tích luỹ bước đầu cho công nghiệp

Hai là, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp các nước đã từngbước thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp - nông thôn

Ba là, kinh tế nông thôn chỉ có thể phát triển khi mọi thành phầm kinh tế trongkhu vực hướng vào sản xuất hàng hoá, trong đó lực lượng sản xuất chủ yếu là nôngdân tham gia sản xuất nông nghiệp

Bốn là, nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp các nước cho thấy,vốn đầu tư là quá trình then chốt của phát triển, do đó Chính phủ các nước có nhiềubiện pháp hỗ trợ vốn đầu tư cho nông dân

Năm là, để thực hiện đô thị hoá nông thôn, các nước còn chủ trương xây dựng

cơ sở hạ tầng, làm cho nông dân không chỉ có thu nhập ngày càng cao mà còn tạodựng cuộc sống văn hoá xã hội và môi trường văn minh

1.2.2 Một số kết quả ở Việt Nam

Thực tế cho thấy trong nhiều năm qua nền nông nghiệp Việt Nam đã chuyểnđổi cơ bản thành công từ một nền nông nghiệp lạc hậu, truyền thống, sản xuất mangtính tự cấp, tự túc sang nền nông nghiệp hàng hoá và phát triển toàn diện Thực hiệncông cuộc đổi mới nền nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu nổi bật, tạo

Trang 30

ra những bước chuyển biến quan trọng cũng như cơ hội và thách thức mới về cục diệnnông nghiệp, nông thôn Những thành tựu nổi bật đó là:

- Sản xuất lương thực tăng nhanh và ổn định cả về diện tích và năng suất, bảođảm an toàn lương thực ở tầm Quốc gia Từ một nước phải nhập khẩu 70- 80 vạn tấnlương thực, từ năm 1990 đến nay đã trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn trên thếgiới Đây là tiền đề quan trọng để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướngsản xuất hàng hoá góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân và pháttriển kinh tế xã hội nông thôn

Diện tích cây ăn công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi tăng nhanh hình thànhnhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến Theo báo cáocủa bộ Nông nghiệp và PT Nông thôn đến năm 2000 thì diện tích cây CN lâu năm đạt1,4 triệu ha, tăng gần 500 nghìn ha, trong đó cà phê tăng 2,7 lần, cao su tăng 48%,bông 4,4%, thuốc lá 18% so với năm 1995

Trong Lâm nghiệp đã chuyển biến nhanh về công tác xã hội hóa về nghề rừng:

từ chỗ lấy khai thác làm chính đã chuyển sang khoanh nuôi và QLBVR, trồng rừngnhằm tăng độ che phủ Không còn là trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc màtăng cường trồng rừng kinh tế cao theo yêu cầu thị trường, phục vụ nguyên liệu côngnghiệp chế biến

Thủy sản chuyển từ khai thác tự nhiên là chủ yếu sang nâng cao tỷ trọng nuôitrồng, từ đánh bắt ven bờ nay đã vươn ra đánh bắt xa bờ với trang thiết bị lớn và ngàycàng hiện đại hơn

- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp có sự chuyển biến tích cực theo hướng sản xuấthàng hoá có hiệu quả, nhằm khai thác tối đa tiềm năng của cả nước Sự chuyển dịch cơcấu kinh tế nông nghiệp nói chung và cơ cấu ngành trồng trọt nói riêng đã góp phầnquan trọng làm tăng nhanh tỷ trọng hàng hóa, kim ngạch xuất khẩu, hiệu quả trong sảnxuất, góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người nông dân

Tuy nhiên, trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn nhiều tồn tại: Quá trìnhchuyển biến còn chậm so với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, vẫn còn nặng vềnông nghiệp (khoảng 70%), trong nông nghiệp nặng về trồng trọt (khoảng 75%); Công

Trang 31

hoạch, nhiều nơi còn mang tính tự phát, nguy cơ kém bền vững; trong chuyển dịch cưachú trọng đến chất lượng, hiệu quả và kgar năng cạnh tranh kém Đó không chỉ là tìnhtrạng chung của cả nước nói chung, tỉnh Nghệ An nói riêng và đặc biệt là huyện ThanhChương cũng đang trong bối cảnh đó.

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở

HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN

2.1 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HUYỆN THANH CHƯƠNG, NGHỆ AN

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lí

Trang 32

Biểu đồ 2.1 Bản đồ hành chính huyện Thanh Chương

Thanh Chương là một huyện miền núi nằm về phía tây nam tỉnh Nghệ An, nằmtrong tọa độ từ 18*34’ đến 18*55’ vĩ độ Bắc, và từ 104*55’ đến 105*30’ kinh độ Đông

Thanh Chương tiếp giáp với:

- Phía Tây Nam giáp tỉnh Bolikhamxai-Cộng hpaf dân chủ nhân dân Lào

- Phía Đông giáp huyện Đô Lương và Nam Đàn

- Phía Tây Bắc giáp huyện Anh Sơn

- Phía Đông Bắc giáp huyện Đô Lương

- Và phía Nam giáp huyện Hương Sơn-Hà Tĩnh

Huyện lị cách thành phố Vinh 50km; có tuyến quốc lộ 46A, tuyến đường 33,tỉnh lộ 533 và đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua thuận lợi cho việc phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội của huyện

Với diện tích tự nhiên 112.886,78ha (2009), huyện có 40 đơn vị hành chínhtrực thuộc, gồm 1 thị trấn và 39 xã Đây là huyện được UNESCO đưa vào danh sáchcác địa danh thuộc khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An

2.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Thanh Chương có địa hình dạng thung lũng lòng máng, đáy là sông Lamnghiêng về tả ngạn, xung quanh có núi cao xen kẽ đồng bằng, đồi núi bị chia cắt bởinhiều khe, suối quanh co cho nên hàng năm thường bị hạn hán, lũ lụt, giao thông đi lạikhó khăn

Địa hình của huyện phân ra 3 dạng: Đồng bằng, đồi và núi

- Dạng địa hình đồng bằng: Chủ yếu nằm dọc 2 bên sông Lam, không tập trungthành vùng lớn mà nằm rải rác từng vùng nhỏ, chiếm khoảng 26% diện tích tự nhiên và cókhoảng 12% đất ở dạng này bị ngập lụt hàng năm Đây là khu vực chủ yếu trồng các loạicây lương thực như: Lúa, ngô, khoai, cây công nghiệp ngắn ngày và các loại rau màu

- Dạng địa hình đồi: Có diện tích khá lớn, chiếm khoảng 30% diện tích tự nhiên,chủ yếu là đồi bát úp hoặc lượn sóng, độ cao phần lớn dưới 100m, thổ nhưỡng chủ yếuphán triển trên đá phiến thạch Phia hữu ngạn đồi tập trung thành những vùng tươngđối lớn, tầng đất và độ phì nhiêu rất thích hợp cho trồng các loại cây công nghiệp dài

Trang 33

những vùng lớn mà nằm rải rác ở các xã Khu vực này do khai thác không hợp lý nêntầng đất mỏng, độ phì kém, có nơi trơ mòn sỏi đá.

- Dạng địa hình núi: Diện tích đất chiếm khoảng 44% diện tích tự nhiên, tậptrung lớn nhất ở khu vực dãy Trường Sơn (giáp Lào) Ngoài ra có những dãy khônglớn nằm ở vùng hữu ngạn Núi cao trên 800m chiếm khoảng 17% diện tích, còn lại lànúi thấp từ 200m-800m, phần lớn là núi trọc, rải rác cây bụi trơ sỏi đá

2.1.1.3 Khí hậu

Thanh chương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởngcủa khí hậu miền Trung, Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: Mùa hạ nắng nóng, ít mưa và mùadông lạnh, mưa nhiều Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa lạnh từ tháng 11 đếntháng 4 năm sau

- Chế độ nhiệt (bình quân năm)

- Chế độ gió: Thanh chương chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chủ yếu sau:

+ Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mangtheo không khí lạnh làm cho nhiệt độ xuống thấp gây lạnh

+ Gió mùa Tây Nam kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8, gây khô nóng hạn hán.Thanh Chương có nguồn năng lượng và ánh sang mặt trời dồi dào, có đủ điềukiện thuận lợi để cây trồng vật nuôi phát triển Nhưng thời tiết bị phân dị nhiều, biên

độ nhiệt độ các mùa trong năm lớn, mưa tập trung và mùa nóng nắng hanh là nguyênnhân gây nên tình trạng lũ lụt hạn hán, đất đai thường xuyên bị xói mòn bồi lấp

2.1.1.4 Nguồn nước và hệ thống thủy văn

Trang 34

- Nguồn nước mặt: Ngoài nước mưa thì sông Lam là con sông lớn chảy quahuyện dài 48km Cùng với các nhành như sông Giăng, sông Giang, sông Hoa Quân,sông Rộ và nhiều khe suối nên nguồn nước mặt của huyện tương đối dồi dào Nhiềusông suối có độ dốc lớn, lòng sông hẹp uốn khúc, lượng mưa tập trung theo mùa nên

lũ lụt, xói mòn thường xuyên xảy ra nghiêm trọng Đất trồng màu do địa hình cao, xanguồn nước ngọt nên việc giải quyết nước tưới cho vùng còn khó khăn Trong nhữngnăm gần đây các công trình và hệ thống thủy lợi được xxay dựng thì nguồn nước tưới

đã được tăng lên đáng kể

2.1.1.5 Đất đai

Đất đai trên địa bàn huyện tương đối đa dạng với nhiều loại hình sử dụng khácnhau Theo luật đất đai 2003, quy mô và cơ cấu đất đai của huyện Thanh Chương đượcchia làm 3 nhóm: Nhóm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng

Qua bảng số liệu ta có thể thấy quy mô và cơ cấu các loại đất của huyện ThanhChương năm 2012 như sau:

Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng quỹ đất huyện Thanh Chương năm 2012

Trang 35

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Thanh Chương là 112.886,78ha Trong

đó chiếm phần lớn là diện tích đất nông nghiệp với 90.655,14ha, chiếm 80,31% Tiếp

đó là đất phi nông nghiệp với diện tích 13.501,04 ha, chiếm 11,96% Và còn lại là đấtchưa sử dụng với diện tích khá nhiều là 8.730,60 ha, chiếm 7,73%

Để khai thác tiềm năng đất đai một cách có hiệu quả thì việc quy hoạch đất đainhư thế nào, khai thác nguồn tài nguyên ra sao không chỉ quyết định đến tiềm năngkinh tế của huyện mà còn đảm bảo cho môi trường và xã hội phát triển bền vững

Trong những năm gần đây, công tác quản lí và sử dụng đất đai dang dần đi vào

nề nếp; đất đai ngày càng được sử dụng hợp lí và có hiệu quả kinh tế cao Tuy nhiênmột thực tế hiên nay là địa bàn của huyện rộng nên thiếu cán bộ chuyên sâu về vấn đềnày Mặt khác đất đai là vấn đề nhạy cảm, phức tạp, việc giải quyết gặp nhiều khókhăn nên công tác quản lí đất đai còn nhiều bất cập, chưa khai thác hết tiềm năng về sốlượng lẫn chất lượng đất đai

Đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, trình độ dân trí ngày càng đượcnâng cai; việc chấp hành các chính sách pháp luật đất đai của nhà nước được người sửdụng đất tích cực quan tâm hưởng ứng Nhờ áp dụng tốt các tiến bộ KHKT, giống và bốtrí cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ hợp lí đã tạo bước phát triển mới về năng suất, chấtlượng các loại cây trồng, đưa hệ số sử dụng đất từ 1,7 lên 2,0 lần Chính sách giao đất,giao rừng đến từng hộ gia đình cá nhân, phủ xanh đất trống đồi núi trọc đã làm cho diệntích rừng ngày càng tăng, đất đai ngày cngf sử dụng tiết kiệm và hợp lí

Tuy nhiên ở một số lĩnh vực trong cơ cấu sản xuất phải điều chỉnh cho phù hợpvới tiềm năng đất đai có sẵn trên địa bàn huyện

2.1.1.5 Điều kiện cảnh quan môi trường

Thanh chương có địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, xung quanh vừa có núicao xen kẽ đồng bằng, đồi núi bị chia cắt bởi nhiều khe núi quanh co, xen lẫn giữanhững ngọn núi cao hùng vĩ và những vựa lúa là dòng Lam xanh biếc tạo nên phongcảnh “sơn thủy hữu tình”; có cửa khẩu Thanh Thủy, có đường biên giới với nước bạnLào, là nơi lưu giữ, bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử

Là một huyện kinh tế nông nghiệp đang trên đà phát triển, dân cư ngày càngđông, đặc biệt là khu vực thị trấn Đi đôi với sự phát triển thì công tác bảo vệ môi

Trang 36

trường đang cần sự quan tâm của các cấp Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng công tácbảo vệ moi trường trong thời gian qua vẫn còn một số vấn đề tồn tại, nhiều vấn đề bứcxúc chưa và cần được giải quyết, nhất là vấn đề rác thái và nước thải để không làm ảnhhưởng tới sinh thái môi trường và sức khỏe của người dân.

2.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của tỉnh, huyện Thanh Chương đã

có những bước phát triển không ngừng Từ năm 2006 đến 2012 tốc độ tăng trưởng kinh

tế bình quân đạt 5,02% Năm 2012, tổng giá trị sản xuất đạt hơn 2.236.128 (triệu đồng)

Trong đó:

+ Nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 31,34%

+ Công nghiệp - xây dựng chiếm 42,73%

+ Dịch vụ - thương mại chiếm 25,93%

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng ngành nôngnghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ

- Diện tích trồng sắn là 2.635 ha, năng suất 38,4 tạ/ha, sản lượng đạt 101.184 tấn

- Diện tích lạc là 2.500ha, năng suất đạt 23,6 tạ/ha, tổng sản lượng là 59.000 tấn

Trang 37

 Thủy sản

Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2012 là 1.602 ha, giảm 96 ha so với năm

2011 Do ngành thủy sản chưa được chú trọng nên năng suất và sản lượng năm 2012 cũngthấp hơn so với năm 2007 Và sản lượng ngành thủy sản năm 2012 đạt 2.025 tấn

b Khu vực kinh tế công nghiệp

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng năm 2011 đạt 817.345 tỷ đồng,chiếm 42,73% trong tổng giá trị sản xuất của huyện Các ngành công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Chương ngày một phát triển đa dạng, chú trọngsản xuất theo hướng cơ khí hóa để đáp ứng yêu cầu của nhân dân, nhất là nghề mộc,xây dựng, may mặc và chế biến chè

c Khu vực kinh tế dịch vụ

Tổng doanh thu ngành dịch vụ thương mại năm 2012 đạt 579.880 tỷ đồng, chiếm

25,93% trong tổng giá trị sản xuất của toàn huyện Khu vực kinh tế tư nhân ngày càngtham gia tích cực vào các hoạt động dịch vụ về các lĩnh vực như: Thương mại, giao thông,vận tải, Tuy nhiên chưa tham gia vào các hoạt động lớn như xuất nhập khẩu

2.1.3 Tình hình dân số, lao động của huyện Thanh Chương

Bảng 2.2 Tình hình dân số và nguồn lực lao động

của huyện Thanh Chương năm 2012

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Chương)

Dân số và lao động chính là nguồn lực sản xuất của xã hội Đó vừa là mục tiêu vừa

là động lực của mọi sự phát triển Việc bố trí và sử dụng lao động sao cho hợp lý có ýnghĩa rất lớn tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội, là cơ sở để tăng thu nhập cho hộ

Theo số liệu thống kê 2012, dân số trên toàn huyện Thanh Chương là 220.166người, với 57,039 hộ, quy mô ~ 4 người/hộ

Trang 38

Là một huyện miền núi, người dân sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp nêntrong tổng số hộ của huyện thì hộ nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn với 47,764 hộ,chiếm 83,74% và có xu hướng tăng dần theo thời gian.

Theo đó, tổng số lao động cũng tăng lên với 123,828lao động, trong đó đa số làlao động nông nghiệp với 82,918 người, chiếm 66.96% Lao động phi nông nghiệpchiếm tỷ lệ ít hơn với 40,910 người, chiếm 33.04% nhưng đang có xu hướng tăng dầnqua các năm Đây là biểu hiện tốt của quá trình Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa

Dân cư phân bố không đồng đều giữa các vùng Mật độ dân số bình quân trongnăm 2012 là 206 người/km2, trong đó ở vùng thị trấn, thị tứ 687 người/km2, vùngmiền núi 76 người/km2 và cao nhất là thị trấn Dùng với 2.119 người/km2

Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm hơn so với tốc độ chuyểndịch cơ cấu kinh tế Lực lượng lao động được đào tạo trong toàn huyện chiếm 25%tổng lực lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân

2.1.4 Thực trạng phát triển các cơ sở hạ tầng

a Giao thông

Là một huyện miền núi, địa hình biến đổi phức tạp, mạng lưới giao thông trênđịa bàn huyện chủ yếu là giao thông đường bộ và đường thủy Có đường quốc lộ 46 từCửa Lò đến Cửa khẩu Thanh Thủy, đường Hồ Chí Minh chạy dọc phía Tây của huyện,tỉnh lộ 533 chạy dọc nối liền Thanh Chương với Anh Sơn và Hương Sơn (Hà Tĩnh)

Cho đến nay, giao thông trên địa bàn huyện cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu đilại và sinh hoạt của nhân dân Thành tựu đáng kể: Tổng số Km đường giao thông trongtoàn huyện (gồm Quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, đường trục xã, giao thông nông thôn,đường chuyên dùng ) 3468,23km; trong đó:

+ Quốc lộ: Dài 114km

+ Tỉnh lộ: 53,5km

+ Số Km đường trục xã, liên xã; đường trục thôn, xóm; đường ngõ, xóm vàđường trục chính nội đồng: 3300,73km

+ Tổng số cầu trên đường xã, liên xã, đường trục thôn, xóm; đường ngõ, xóm

và đường trục chính nội đồng: Cầu 702 cái

b Thuỷ lợi

Trang 39

Công tác thủy lợi có bước phát triển khá toàn diện Trong những năm qua các

hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn đã được đầu tư sửa chữa, nâng cấp Cho đếnnay toàn huyện có 111 hồ đập lớn nhỏ, 109 trạm bơm phục vụ sản xuất nông nghiệp,831,9 km kênh tưới và 247,3km kênh tiêu Theo yêu cầu của Bộ tiêu chí Quốc gia vềNTM, Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh, đạt 18-20% yêucầu NTM

d Điện

Hệ thống phân phối điện được đầu tư, tính đến năm 2012 có 40/40 xã có điệnlưới quốc gia đi qua Toàn huyện có 52.662 hộ được dùng điện thường xuyên và antoàn, đạt tỷ lệ 98.2% và ước đạt 100% vào năm 2015

e Giáo dục - đào tạo

Mạng lưới trường học được củng cố và mở rộng (toàn huyện có 40 trường họcMần non, 413 lớp, 420 phòng học; 42 trường Tiểu học, 701 lớp, 691 phòng học; 37trường Trung học cơ sở, 465 lớp, 509 phòng học), cơ sở vật chất được tăng cường đápứng nhu cầu dạy và học cho mọi độ tuổi, mọi cấp học Tỷ lệ học sinh vào các cấp học,bậc học hàng năm đều tăng Huyện được công nhận phổ cập tiểu học đúng độ tuổi năm

2003, phổ cập trung học cơ sở năm 2004 Toàn huyện có 13 trường học các cấp đạtchuẩn quốc gia

d Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Huyện xây dựng và thực hiện đề án “xã chuẩn quốc gia về y tế”, toàn huyện có

39 trạm y tế xã, trong đó có 34 trạm chuẩn quốc gia về y tế; thực hiện tốt các chươngtrình y tế quốc gia, trong huyện không có dịch bệnh lớn xảy ra Nhìn chung mạng lưới

y tế cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu khám và chữa bệnh cho nhân dân trong huyện

f Văn hoá, thể thao

Huyện đẩy mạnh việc thực hiện đề án “thiết chế văn hóa-thông tin-thể thao đồng

bộ và đời sống văn hóa cơ sở”, phong trào xây dựng nếp sống văn hóa, gia đình văn hóa,đơn vị văn hóa được thực hiện rộng rãi Kết quả năm 2012 có 80% đạt danh hiệu giađình văn hóa, có thêm 16 làng đạt danh hiệu làn văn hóa, 40/40 xã-thị hoàn thành việcxây dựng các hương ước của thôn, xóm, khối

Đài truyền thanh, truyền hình được nâng cấp, 100% xã đã xây dựng được đài

Trang 40

truyền thanh cơ sở Đến nay 100% xã có điện thoại, tỷ lệ mắc điện thoại/100 dân đạt 9,5máy Số thuê bao internet tăng nhanh trong vài năm gần đây đã góp phần đưa thông tinđến người dân một cách nhanh chóng.

Hoạt động thể dục-thể thao có bước phát triển mạnh Tỷ lệ người tham gia tậpluyện thường xuyên đạt 28,85%, gia đình thể thao đạt 15,2%, với 68 câu lạc bộ thể dụcthể thao, số trường giáo dục thể chất đạt 100%

2.1.5 Đánh giá chung về tình hình kinh tế-xã hội của huyện Thanh Chương

2.1.5.1 Thuận lợi

Nước ta đã trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cũngnhư ngành nông nghiệp cả nước, ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An nói chung vàThanh Chương nói riêng chính thức bước vào hội nhập Thế nhưng hội nhập vẫn còn

xa lạ đối với người nông dân, nhất là nông dân vùng cao Làm thế nào để không ngừngnâng cao đời sống nông dân, để nông nghiệp của tỉnh không bị tụt hậu

Thanh Chương là một huyện phía Tây tỉnh Nghệ An, nằm ở khu vực vị trí địa líthuận lợi, có nhiều tuyến quốc lộ, tuyến đường thủy chạy qua tạo điều kiện thuận lợicho việc đi lại, giao lưu kinh tế-văn hóa với các huyện trong tỉnh, tỉnh bạn và đặc biệt

là với nước bạn Lào qua cửa khẩu Thanh Thủy Mặt khác, diện tích đất nông nghiệphuyện khá lớn, màu mỡ, nguồn lao động lại dồi dào là nguồn lực để huyện nhà pháttriển nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, du lịch,dịch vụ, lưu thông và trao đổi hàng hóa thúc đẩy tiến trình phát triển kinh tế, văn hóagiáo dục và con người

Từ những thuận lợi trên, nông nghiệp Thanh Chương đã có những bước pháttriển mạnh mẽ, bền vững Nhiều loại sản phẩm nông nghiệp như: chè, khoai, sắn, rau,ngô đã có tiếng trên thị trường và xuất bán nhiều Huyện đã quy hoạch ổn định vùngsản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp hàng hoá tạo điều kiện thuậnlợi cho đầu tư thâm canh, tăng năng suất cây trồng và vật nuôi

Thanh Chương đến nay cơ bản đã đạt được mục tiêu an ninh, an toàn lươngthực, thực phẩm Năm 2012, tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 109.571 tấn,tổng đàn trâu đạt trên 34.594 con, đàn bò đạt trên 39.241 con, lợn trên 105.901 con và

Ngày đăng: 10/04/2014, 11:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2. Tình hình dân số và nguồn lực lao động  của huyện Thanh Chương năm 2012 - nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện thanh chương tỉnh nghệ an
Bảng 2.2. Tình hình dân số và nguồn lực lao động của huyện Thanh Chương năm 2012 (Trang 38)
Bảng 2.4. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế các ngành sản xuất Nông - Lâm - Thuỷ sản huyện Thanh Chương - nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện thanh chương tỉnh nghệ an
Bảng 2.4. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế các ngành sản xuất Nông - Lâm - Thuỷ sản huyện Thanh Chương (Trang 47)
Bảng 2.5. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp thuần theo giá hiện hành - nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện thanh chương tỉnh nghệ an
Bảng 2.5. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp thuần theo giá hiện hành (Trang 50)
Bảng 2.6. Cơ cấu diện tích gieo trồng các loại cây  giai đoạn 2010-2012 - nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện thanh chương tỉnh nghệ an
Bảng 2.6. Cơ cấu diện tích gieo trồng các loại cây giai đoạn 2010-2012 (Trang 52)
Bảng 2.7. Diện tích, năng suất một số cây trồng chủ yếu - nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện thanh chương tỉnh nghệ an
Bảng 2.7. Diện tích, năng suất một số cây trồng chủ yếu (Trang 55)
Bảng 2.8. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo giá hiện hành - nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện thanh chương tỉnh nghệ an
Bảng 2.8. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo giá hiện hành (Trang 55)
Bảng 2.9. Tỷ suất nông sản hàng hóa các loại cây trồng  trên địa bàn huyện Thanh Chương - nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện thanh chương tỉnh nghệ an
Bảng 2.9. Tỷ suất nông sản hàng hóa các loại cây trồng trên địa bàn huyện Thanh Chương (Trang 57)
Bảng 2.11. Số lượng và sản lượng sản phẩm chăn nuôi  trên địa bàn huyện Thanh Chương - nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện thanh chương tỉnh nghệ an
Bảng 2.11. Số lượng và sản lượng sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn huyện Thanh Chương (Trang 61)
Bảng 2.15. Tình hình năng lực sản xuất của các hộ trên địa bàn nghiên cứu - nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện thanh chương tỉnh nghệ an
Bảng 2.15. Tình hình năng lực sản xuất của các hộ trên địa bàn nghiên cứu (Trang 66)
Bảng 2.16. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của 1 số cây trồng tính trên 1 ha  Loại - nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện thanh chương tỉnh nghệ an
Bảng 2.16. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của 1 số cây trồng tính trên 1 ha Loại (Trang 68)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w