3.3.1 Đối với Chính phủ.
Cho vay tiêu dùng là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt trọng nền kinh tế thị trường cho vay tiêu dùng kích thích sản xuất và tiêu dùng. Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng không chỉ là nhiệm vụ của các NHTM mà các cơ quan Nhà nước cấp cao như Chính phủ cần phải có những biện pháp cụ thể khuyến khích, tạo điều kiện cho hoạt động này phát triển một cách lành mạnh và tốt đẹp.
Hiện nay có sự chênh lệch rất lớn trong thu nhập của các tầng lớp dân cư, nhất là giữa khu vực thành thị và nông thôn. Một bộ phận không nhỏ dân cư sống ở nông thôn có thu nhập thấp, khả năng chi trả cho các nhu cầu tiêu dùng rất hạn chế nhưng họ cũng không thể đáp ứng được các điều kiện của ngân hàng để có thể được cấp tín dụng, chẳng hạn như không có tài sản thế chấp đủ lớn...Điều này đã gây ảnh hưởng không tốt cho các ngân hàng mở rộng đối tượng cho vay nhằm mục đích tiêu dùng của mình. Vì vậy, Chính phủ nên có những biện pháp nhanh chóng kịp thời khuyến khích phát triển kinh tế tại các khu vực này, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát triển những ngành nghề truyền thống... Qua đó thúc đẩy kinh tế tại địa phương phát triển, tạo công ăn việc làm ổn định cho dân cư. Bên cạnh đó, Chính phủ cần tiếp tục củng cố cơ cấu ngành trong nền kinh tế theo hướng ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành dịch vụ ... từ đó sẽ góp phần đáng kể vào việc tăng mức cung hàng hóa dịch vụ tiêu dùng. Đồng thời, những ưu đãi của Chính phủ góp phần làm giảm chi phí hoạt động cho các doanh nghiệp sản xuất, giảm chi phí đầu ra và tạo điều kiện cho dân cư thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng với giá rẻ.
Việc xây dựng một hành lang pháp lý thống nhất điều chỉnh hoạt động cho vay tiêu dùng có tác động rất lớn đối với hoạt động này. Hiện nay, hoạt động cho vay tiêu dùng của các NHTM vẫn thực hiện theo quy chế, quy trình nghiệp vụ riêng của từng ngân hàng đã hạn chế ít nhiều đến sự phát triển của mảng hoạt động này. Trong thời gian tới, Chính phủ cần sớm ban hành Luật tín dụng tiêu dùng điều chỉnh thống nhất hoạt động này trong toàn hệ thống NHTM, để hoạt động cho vay tiêu dùng thực sự phát huy những mặt tích cực của nó.
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước.
NHNN cần hoạch định chiến lược phát triển chung về hoạt động cho vay tiêu dùng trong toàn hệ thống NHTM. NHNN đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng chiến lược chung cho các NHTM thực hiện nghiệp vụ cho vay tiêu dùng nhằm tạo ra sự thống nhất về quản lý và bình đẳng trong cạnh tranh. Hơn nữa, với mục đích chung là phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng, NHNN cần phối hợp hoạt động của các NHTM một cách đồng bộ, tăng cường hợp tác và trao đổi giữa các ngân hàng, tạo điều kiện cùng nhau phát triển.
NHNN cần ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động cho vay tiêu dùng, trong đó quy định rõ về các sản phẩm cho vay tiêu dùng, quy trình nghiệp vụ thống nhất... từ đó tạo ra một hành lang pháp lý đầy đủ, bảo vệ quyền lợi của ngân hàng và người tiêu dùng. Hơn nữa, nó còn tạo sự chủ động cho ngân hàng, đặc biệt trong việc giải quyết nợ quá hạn.
Hiện tại mỗi cán bộ tín dụng có thể kiểm tra tư cách của khách hàng thông qua việc kiểm tra thông tin tín dụng trên trang web của Ngân hàng Nhà nước. Mỗi lần kiểm tra như vậy đối với mỗi khách hàng ngân hàng đều phải mất phí. Và phí này do ngân hàng phải hách toán vào chi phí quản lý của mình trong trường hợp khách hàng không có đủ tư cách vay. Tuy nhiên trên thực tế, hoạt động của trung tâm này tỏ ra không hiệu quả, còn nhiều sai sót. Ngân hàng nhà nước nên đầu tư hơn nữa vào trung tâm này đồng thời cập nhật thông tin thường xuyên theo hình thức online để cán bộ tín dụng có được những thông tin chính xác trong quá trình thẩm định tư cách khách hàng.
KẾT LUẬN
Hoạt động cho vay tiêu dùng còn khá mới mẻ với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy nhiên qua những kết quả ban đầu mà nó mang lại đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cũng như những thành công đã được chứng thực ở ngân hàng của các nước phát triển, chúng ta đã thấy được tiềm năng và triển vọng phát triển của nó. Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng đã trở thành mục tiêu quan trọng hàng đầu của hầu hết các NHTM hiện đại.
Mới bắt tay vào thực hiện, các NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng Ngoài quốc doanh Việt Nam nói riêng không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ, những vướng mắc, khó khăn ban đầu. Nhưng có như vậy, các ngân hàng mới thấy được sự cần thiết phải nỗ lực, phải chuẩn bị về mọi mặt: vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất,... để có thể mở rộng một cách mạnh mẽ và hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng
Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn, nên những phân tích mà em đưa ra chắc chắn còn nhiều thiếu xót. Vì vậy, em rất mong sự góp ý, nhận xét của thầy cô, các anh chị cán bộ nhân viên ngân hàng dể chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngân hàng – Tài chính trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đặc biệt là thầy giáo – TS Hòang Xuân Quế cũng như sự giúp đỡ của cán bộ Phòng Phục vụ khách hàng cá nhân Chi nhánh Hà Nội ngân hàng Ngoài quốc doanh Việt Nam đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình Ngân hàng thương mại, Trường ĐH KTQD, PGS.TS Phan Thị Thu Hà, NXB Thống Kê, 2004.
- Quản trị ngân hàng thương mại, Peter Rose, In lần thứ hai tại Việt Nam, ĐHKTQD, NXB tài chính, 2004.
- Giáo trình Tín dụng ngân hàng, Trường Học viện Ngân hàng
- Tiền tệ và ngân hàng thương mại, Minski. In lần thứ 14 tại Việt Nam, 2004.
- Các văn bản pháp luật
- Tạp chí ngân hàng, các số năm 2005 và đầu năm 2006. - Thời báo ngân hàng, các số đầu năm 2006.
- Báo cáo thường niên VPBank 2003, 2004, 2005.
- Bản tin hoạt động VPBank các số năm 2005 và đầu năm 2006 - Các Website: + www.sbv.gov.vn + www.mof.gov.vn + www.gso.gov.vn + www.vpb.com.vn + www.vietnamnet.vn
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU...1
CHƯƠNG I...3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...3
1.1 . HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...3
1.1.1. Khái niệm cho vay...3
1.1.2. Các hình thức cho vay của ngân hàng thương mại...3
1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...5
1.2.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng...5
1.2.2. Đặc điểm của các khoản cho vay tiêu dùng...6
1.2.2.1. Quy mô mỗi món vay nhỏ nhưng số lượng các món vay rất lớn. 6 1.2.2.2. Các khoản cho vay tiêu dùng có lãi suất cứng nhắc...7
1.2.2.3. Các khoản cho vay tiêu dùng có độ rủi ro cao...7
1.2.2.4. Chi phí cho một khoản vay tiêu dùng là khá lớn...8
1.2.2.5. Lợi nhuận thu được từ các khoản cho vay tiêu dùng là khá lớn...8
1.2.3. Các phương thức cho vay tiêu dùng...9
1.2.3.1. Theo mục đích vay...9
1.2.3.2. Theo phương thức hoàn trả...9
1.2.3.3. Theo phương thức tài trợ...12
1.2.4 Vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng...13
1.2.4.1 Đối với người tiêu dùng...13
1.2.4.2 Đối với ngân hàng thương mại...14
1.2.4.3. Đối với nền kinh tế xã hội...15
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NHTM...15
1.3.1. Các nhân tố chủ quan...15
1.3.1.1. Chính sách tín dụng của ngân hàng...15
1.3.1.2. Hoạt động Marketing của ngân hàng...16
1.3.1.3. Hệ thống công nghệ của ngân hàng...16
1.3.2.3. Hệ thống mạng lưới chi nhánh của ngân hàng...17
1.3.1.4. Kỹ thuật và thủ tục khi tiến hành cho vay...17
1.3.1.5. Chất lượng hoạt động của cán bộ tín dụng...18
1.3.2 Các nhân tố khách quan...19
1.3.2.1. Nhân tố vĩ mô...19
1.3.2.2. Nhân tố vi mô...19
CHƯƠNG II...21
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM...21
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÁC DOANH NGHIỆP
NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM (VPBANK)...21
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của VPBank...21
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của VPBank...24
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức...24
2.1.2.2 Cơ cấu quản trị...25
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank trong những năm gần đây...25
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn...26
2.1.3.2 Hoạt động tín dụng...26
2.1.3.3 Các hoạt động dịch vụ...27
2.1.3.4 Hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh các giấy tờ có giá....28
2.1.3.5 Các hoạt động khác...28
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VPBANK ...28
2.2.1 Tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại Vịêt Nam...28
2.2.2 Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank...30
2.2.3 Thể lệ cho vay tiêu dùng của Vpbank...32
2.2.4 Quy trình nghiệp vụ cho vay tiêu dùng của VPBank...32
2.2.5 Các hình thức cho vay tiêu dùng của VPBank...35
2.2.5.1 Cho vay mua ô tô...35
2.2.5.2 Cho vay mua nhà - xây dựng – sửa chữa nhà...37
2.2.5.3 Cho vay hỗ trợ tài chính du học...38
2.2.5.4 Cho vay cầm cố chứng từ có giá...39
2.2.6 Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank...40
2.2.6.1 Quy mô hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank...40
2.2.6.2 Cơ cấu hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank...43
2.2.6.3 Tình hình nợ quá hạn...46
2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VPBANK...47
2.3.1 Những kết quả đạt được...47
2.3.1.1 Đã phân biệt cho vay tiêu dùng với cho vay với các cá nhân và hộ gia đình làm sản xuất kinh doanh...47
2.3.1.2 Thu từ lãi hoạt động cho vay tiêu dùng tăng...47
2.3.1.3 Chi phí hoạt động cho vay tiêu dùng...48
2.3.1.4 Quản lý rủi ro một cách chặt chẽ...48
2.3.2 Điều kiện thuận lợi của hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank...49
2.3.3 Những hạn chế trong hoạt động cho vay tiêu dùng của VPBank...52
2.3.4. Nguyên nhân...54
2.3.4.2. Nguyên nhân chủ quan...54
CHƯƠNG III...58
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM...58
3.1.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA VPBANK...58
3.1.1 Định hướng phát triển chung...58
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng...59
3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG...60
3.2.1 Nhóm giải pháp chủ yếu...60
3.2.1.1 Hoàn thiện chính sách về cho vay tiêu dùng...60
3.2.1.2 Xây dựng chính sách khách hàng...60
3.2.1.3 Phát triển, mở rộng sản phẩm cho vay tiêu dùng ...61
3.2.1.4. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng...62
3.2.1.5 Tăng cường công tác kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. ...62
3.2.1.6 Đổi mới công nghệ ngân hàng...63
3.2.1.7 Mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch...64
3.2.2 Nhóm giải pháp bổ trợ...64
3.2.2.1 Hoàn thiện chiến lược Marketing...64
3.2.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...66
3.2.2.3 Xây dựng, quảng bá thương hiệu của ngân hàng...67
3.2.2.4 Xây dựng văn hóa giao dịch VPBank...68
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ...70
3.3.1 Đối với Chính phủ...70
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước...71
KẾT LUẬN...72