Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh việt nam (Trang 54 - 56)

Chính sách của ngân hàng chưa tạo điều kiện phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng.

VPBank chưa chú trọng phát triển cho vay tiêu dùng sao cho tương xứng giữa các chi nhánh, phòng giao dịch trên từng địa bàn. Tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, VPBank bố trí phòng tín cá nhân và phòng tín dụng doanh nghiệp riêng biệt tạo sự chuyên môn hoá, đồng thời phòng Thẩm định tài sản đảm bảo được tách riêng ra nhằm nâng cao chất lượng của các khoản tín dụng. Tuy nhiên ở các chi nhánh và các phòng giao dịch khác đã không thực hiện được điều này, một phòng tín dụng đảm nhận hầu hết công việc, các cán bộ tín dụng thực hiện công việc chồng chéo, không chuyên môn. Điều này giải thích tại sao trong năm 2005 có đến 76% thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng là của chi nhánh Hà Nội và chi nhánh Hồ Chí Minh đóng góp trong khi tiềm năng của các chi nhánh khác như Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ là rất lớn.

Hoạt động Marketing của ngân hàng chưa phát triển.

Hiện tại VPBank vẫn chưa có một bộ phận chuyên trách về hoạt động Marketing như Phòng Marketing để nghiên cứu thị trường và phát triển các sản phẩm dịch vụ. Vpbank mới chỉ thành lập bộ phận phát triển thị trường với chức năng phát triển sản phẩm mới của ngân hàng, tuy nhiên hoạt động của bộ phận này tỏ ra chưa hiệu quả. Nhìn chung, mỗi bộ phận phải tự đảm trách hoạt động Marketing của mình, đặc biệt là với cán bộ tín dụng, cùng với việc theo dõi quản lý hồ sơ khách hàng vay, họ còn phải tự tiếp thị mở rộng thị trường. Công việc này không những đòi hỏi phải có sự chuyên tâm mà nó còn phụ thuộc vào năng lực marketing của từng người, do đó làm ảnh hưởng đến quá trình làm việc của cán bộ tín dụng và chất lượng tín dụng của ngân hàng. Chính vì thế, có thể nhận thấy những khách hàng đến vay chủ yếu là những khách hàng truyền thống. Hoạt động Marketing của ngân hàng được đẩy mạnh sẽ có tác động rất lớn trong việc mở rộng đối tượng khách hàng và tăng doanh số cho vay của ngân hàng, đặc biệt trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng.

Hệ thống công nghệ của ngân hàng còn hạn chế.

Hạn chế về mặt công nghệ tạo ra giới hạn khả năng của ngân hàng trong việc quản lý thu thập thông tin khách hàng, do đó thiếu thông tin về tình hình tài

chính của khách hàng dẫn đến một số nghiệp vụ hiện đaị như thấu chi, thẻ tín dụng, thanh toán không dùng tiền mặt…hạn chế việc triển khai rộng rãi và có chất lượng. Nhiều ngân hàng quốc doanh cũng như ngân hàng cổ phần lớn hiện nay đã triển khai dịch vụ trả lương qua tài khoản ngân hàng cho các Tổng công ty, doanh nghiệp lớn là do họ có được hệ thống quản lý thông tin tốt để có thể quản lý được hàng vạn tài khoản cá nhân của khách hàng, điều mà VPBank chưa làm được. Hiện nay VPBank đang sử dụng hệ thống mạng LAN có tên “Bank 2000” nhưng hệ thống này tỏ ra chưa hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của hoạt động tín dụng. Đã có một số trường hợp khi khách hàng đến thanh toán nợ gốc, lãi vay hoặc thanh lý hợp đồng, hệ thống mạng nội bộ bị quá tải, do vậy mà tính toán không chính xác và kịp thời số tiền mà khách hàng phải thanh toán, làm tốn rất nhiều thời gian của khách hàng và lỡ mất cơ hội kinh doanh của ngân hàng.

Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Có thể thấy những hạn chế về mặt nhân lực là một cản trở không nhỏ nếu VPBank muốn mở rộng thị phần của mình trong thời gian tới. Yếu tố con người giữ vai trò then chốt quyết định mọi thành bại, sự phát triển của một ngân hàng nên cần thiết phải có một chiến lược cụ thể, lâu dài về vấn đề này. Tuy nhiên thực tế ở VPBank hiện nay còn thiếu những cán bộ có trình độ chuyên môn chuyên sâu và kinh nghiệm thực tế gây ra những hạn chế nhất định trong việc mở rộng cho vay tiêu dùng. Đa phần các cán bộ tín dụng là trẻ, tuổi đời trung bình chỉ từ 24 – 26 tuổi, vừa ra trường thiếu kinh nghiệm thực tế cũng như hiểu biết về những lĩnh vực liên quan như thị trường bất động sản, kỹ năng khai thác thông tin từ khách hàng… đã ảnh hưởng đến tiến trình cho vay, kéo dài thì gian của khách hàng. Mặt khác, do những cán bộ khá và có trình độ sau một thời gian làm việc đã chuyển công tác khác, điều này khiến cho công tác nhân sự của VPBank bị xáo trộn, công tác đào tạo bị hạn chế và lãng phí mà chất lượng nhân viên vẫn không cao.

Mạng lưới chi nhánh, các phòng giao dịch còn ít và phân bổ chưa hợp lý.

So với các NHTM cổ phần khác, số lượng các chi nhánh của VPBank hiện nay còn khá nhỏ với 31 điểm giao dịch trên toàn quốc. Tuy nhiên các điểm giao dịch này lại tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, nhiều nhất là ở thành phố Hà Nội với 11 điểm giao dịch. Đối với các tỉnh, thành phố khác thì chưa có sự hiện diện của

VPBank. Thực tế hiện nay các tỉnh và thành phố trực thuộc tỉnh cũng đã và đang phát triển vượt bậc, tại đó nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao và có thể coi đó là những khách hàng tiềm năng của ngân hàng với số lượng rất lớn như các tỉnh, thành phố: Hải Dương, Bắc Ninh, Nam Định, … Điều này đã gây ra những hạn chế đối với ngân hàng trong việc mở rộng và tăng doanh số cho vay tiêu dùng.

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh việt nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w