THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VPBANK

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh việt nam (Trang 28)

2.2.1 Tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại

Vịêt Nam.

Với tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ như hiện nay, tình hình tiêu dùng trong nước thời gian qua đã có những thay đổi rõ rệt, tạo điều kiện quan trọng để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của các NHTM .

Trong những năm gần đây, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ trong nước liên tục tăng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2005 tổng mức

bán lẻ hàng hoá dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt gần 476.000 tỷ đồng, tăng 20,5% so với năm 2004. Cũng theo nguồn này, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ của các khu vực kinh tế đều tăng trưởng cao, riêng khu vực kinh tế nhà nước tăng ít hơn, chỉ tăng 3,9% so với năm trước. Cụ thể, khu vực tư nhân tăng 19,4%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 20,7%, khu vực cá thể tăng 25,3%. Trong năm 2005, trong tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ thì đóng góp của khu vực thương nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất: 77,9%, sau đó là các khu vực khách sạn - nhà hàng chiếm 12,2%, du lịch chiếm 0,8% và các dịch vụ khác chiếm 9,1%. Điều này hoàn toàn phù hợp với chính sách và đường lối đổi mới, phát triển các thành phần kinh tế của Đảng, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ. Xu hướng này sẽ được duy trì và phát triển vì khu vực dịch vụ sẽ ngày càng mở rộng hơn đối với các thành phần kinh tế trong nước, đặc biệt là thành phần tư nhân và nước ngoài đầu tư theo cam kết hội nhập.

Hơn nữa, theo thống kê, tỷ lệ tiêu dùng cuối cùng trên GDP của Việt Nam đạt khoảng trên 70%. Tỷ lệ này cao hơn so với các nước trong khu vực: Singapo là 57%, Malaysia là 59%, Thái Lan là 68%... Điều này đã góp phần tạo ra tiền đề quan trọng để gia tăng tiêu thụ trong nước.

Xu hướng tiêu thụ hàng hoá và chi tiêu của người dân trong nước tăng như vậy là do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng là thu nhập và sức mua có khả năng thanh toán của người dân tăng lên. Bên cạnh đó, chỉ số giá tiêu dùng trong những năm qua tăng mạnh, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao. Giá tiêu dùng tăng cao đã đẩy giá trị tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ. Năm 2005 giá tiêu dùng tăng 8,4% so với bình quân năm 2004 và đạt tốc độ tăng cao nhất trong những năm vừa qua.

Với xu hướng gia tăng tiêu dùng mạnh mẽ như hiện nay cùng với số dân gần 83 triệu người đang mở ra thị trường cho vay tiêu dùng rộng lớn và đầy tiềm năng. Nắm bắt được xu hướng này, các tổ chức tín dụng mà chủ yếu là các NHTM đã thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng dưới nhiều hình thức và quy mô khác nhau. Tuy vậy, ở Việt Nam, hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, tỷ trọng cho vay tiêu dùng còn nhỏ, chỉ chiếm 5% trên tổng dư nợ tín dụng trong khi ở các nước phát triển thì tỷ trọng này lên tới 40 – 50%.

Các NHTM quốc doanh trước đây thường không quan tâm đến lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Họ đánh giá quy mô khoản vay nhỏ trong khi chi phí cho nó cao mà hiệu quả không lớn nên thường từ chối cấp những khoản tín dụng này,

do đó quy mô và doanh số cho vay tiêu dùng hầu như không đáng kể. Nhưng hiện nay quan niệm đó không còn đúng nữa, các NHTM quốc doanh đã nhận ra tiềm năng to lớn của thị trường này và có những chiến lược cạnh tranh hợp lý. Điển hình là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, họ đã xây dựng chiến lược ngân hàng bán lẻ 2004 – 2010 với những bước đi cụ thể nhằm chiếm lĩnh khối thị trường bán lẻ

Còn đối với khối các NHTM cổ phần, họ đã có những chiến lựơc cụ thể phát triển mảng khách hàng cá nhân và đạt được những kết quả đáng kể trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng, như ACB, SACOMBANK, TECHCOMBANK, SEABANK, VPBANK, … với các sản phẩm như cho vay mua nhà, cho vay mua ô tô, cho vay du học, cho vay tiêu dùng với cán bộ công nhân viên chức,… Tuy doanh số hoạt động còn chưa cao nhưng hoạt động cho vay tiêu dùng của các NHTM cổ phần đã tạo nền tảng ban đầu để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh không thực họat động cho vay tiêu dùng.

Cùng với các NHTM, các định chế tài chính khác như các công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm,… cũng đã chú trọng đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng và trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với các NHTM trong lĩnh vực tiêu dùng. Tuy vậy, hoạt động của các tổ chức này chưa có gì nổi bật và có thể khẳng địng các NHTM hoàn toàn chiếm ưu thế trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng.

2.2.2 Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động cho vay tiêu dùng tạiVPBank. VPBank.

Tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một hệ thống pháp lý đầy đủ và thông thoáng về hoạt động cho vay tiêu dùng, chưa có luật tín dụng tiêu dùng như ở một số nước có hoạt động tín dụng tiêu dùng phát triển. NHNN Việt Nam mới chỉ ban hành 1 số văn bản hướng dẫn về một số khía cạnh, lĩnh vực cụ thể của hoạt động này. Do vậy mà các NHTM Việt Nam mới chỉ bước những bước đầu thận trọng vào lĩnh vực này.

Chính phủ đã ban hành Nghị định 178/199NĐ/CP ngày 29/12/1999 về đảm bảo tiền vay của tổ chức tín dụng, quy định rõ về các tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh trong hoạt động cho vay, các hình thức cầm cố, thế chấp tài sản… Sau đó là Nghị định 85/2001/NĐ/CP sửa đổi bố sung Nghị định 178.

Nhằm hướng dẫn cụ thể hơn nữa tạo điều kiện cho các TCTD chủ động trong kinh doanh, NHNN đã ban hành Quyết định 266/2000/QĐ - NHNN ngày 18/08/2000 về việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản của các Ngân hàng thương mại cổ phần, Công ty tài chính cổ phần và Ngân hàng liên doanh; Quyết định 284/2000/QĐ - NHNN ngày 25/08/2000 về quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng, theo quy chế này “việc đảm bảo tiền vay phải theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN”.

Căn cứ vào tình hình thực tế phát sinh cần thiết phải sửa đổi một số chi tiết trong quy chế cho vay đã ban hành, đến 31/12/2001, Thống đốc NHNN đã ban hành quyết định số 1627/2001/QĐ - NHNN về quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng, thay thế cho Quyết định số 284/2000/QĐ - NHNN. Quy chế mới này được đánh giá là có độ mở rất cao tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng, tăng năng lực hoạt động kinh doanh để cạnh tranhg hiệu quả hơn.

Ngày 13/02/2005 Thống đốc NHNN ban hành quyết định 127/2005/QĐ - NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng (kèm theo quyết định 1627/2001/QĐ - NHNN), quy định chặt chẽ hơn về việc cấp tín dụng cho khách hàng.

Thống đốc NHNN ban hành quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2004 về việc phân loại nợ và trích lập dự phìng để xử lý rủi ro tín dụng. Chính từ những quy định và hướng dẫn ngày càng phù hợp và rõ ràng như vậy nên hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng có môi trường thuận lợi để phát triển.

Trong quá trình hoạt động của mình, VPBank đã định hướng một cách rõ ràng, cụ thể về hoạt động cho vay tiêu dùng và đã thiết lập những cơ sở pháp lý riêng đối với hoạt động cho vay tiêu dùng. Bao gồm:

Quy chế cho vay ban hành theo quyết định số 467-2002/QĐ–HĐQT ngày 06/06/2002.

Quy chế cho vay sửa đổi bổ sung theo quyết định số 144–2005/QĐ- HĐQT ngày 21/03/2005.

Thể lệ cho vay mua nhà – xây dựng - sửa chữa nhà, ban hành theo quyết định số 470–2002/QĐ–HĐQT ngày 13/06/2002.

Thể lệ cho vay mua ô tô, ban hành theo quyết định số 207-2005/QĐ- HĐQT ngày 04/05/2005.

Thể lệ cho vay hỗ trợ du học hoặc đi lao động ở nước ngoài, ban hành theo quyết định số 603-2005/QĐ-HĐQT ngày 19/04/2005.

Quy định 88-2002/QĐ-HĐQT ngày 29/03/2002 về việc cho vay cầm cố chứng từ có giá.

Quyết định số 741-2005/QĐ-TGĐ ngày 02/06/2005, quy định tỷ lệ cho vay tối đa tính trên giá trị tài sản bảo đảm.

2.2.3 Thể lệ cho vay tiêu dùng của Vpbank.

Đối tượng vay vốn: Khách hàng không phải là tổ chức tín dụng bao gồm:

 Các tổ chức và cá nhân Việt Nam, bao gồm: các pháp nhân, các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh.

 Các tổ chức và cá nhân nước ngoài.

Nguyên tắc vay vốn:

 Sử dụng tiền vay đúng mục đích đã thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng.

 Hoàn trả đầy đủ, đúng hạn cả nợ gốc và lãi.

Điều kiện vay vốn:

 Khách hàng phải có đầy đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định pháp luật

 Mục đích sử dụng vốn vay rõ ràng, hợp pháp.

 Có khả nảng tài chính đảm bảo trả nợ đúng hạn.

 Có phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ/ đời sống khả thi, có hiệu quả.

 Thực hiện các quy chế về bảo đảm tiền vay.

 Không có nợ quá hạn tại các TCTD khác

 Có một phần vốn tự có tham gia vào phương án vay.

 Chấp hành thể lệ cho vay của VPBank.

2.2.4 Quy trình nghiệp vụ cho vay tiêu dùng của VPBank.

Nhằm cụ thể hoá các quy định của pháp luật và thực hiện các mục tiêu kinh doanh của mình, Ban lãnh đạo VPBank đã thiết lập cho ngân hàng một quy trình cho vay tiêu dùng chặt chẽ, đáp ứng được các yêu cầu nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo an toàn đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Quy trình cụ thể gồm 8 bước sau:

Bước 1: Tiếp xúc với khách hàng và hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn.

• Nhân viên tín dụng trao đổi với khách hàng để nắm bắt các thông tin về: lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng; các thông tin về tư cách pháp lý, tổ chức và hoạt động của khách hàng; tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng trong thời gian qua - thuận lợi, khó khăn; nội dung phương án sản xuất kinh doanh, cơ cấu nguồn vốn thực hiện phương án sản xuất kinh doanh, khả năng hoàn trả nợ vay; nhu cầu vay vốn (số tiền, thời hạn, lãi suất…); dự kiến phương án đảm bảo tín dụng (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh…)…

• Nhân viên tín dụng thông báo cho khách hàng các thông tin về: lãi suất cho vay, điều kiện cho vay, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đang có, …

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn.

• Nhân viên tín dụng kiểm tra toàn bộ hồ sơ vay vốn về: số lượng hồ sơ tài liệu; tính hợp lệ của hồ sơ, thực hiện việc đối chiếu với bản gốc.

• Nhân viên tín dụng bàn giao hồ sơ cho phòng Thẩm định tài sản đảm bảo để tiến hành thẩm định giá trị tài sản đảm bảo.

Bước 3a: Nhân viên tín dụng thẩm định khách hàng về mọi mặt, trừ TSĐB

• Thẩm định về tư cách pháp lý của khách hàng, uy tín của khách hàng và đánh giá về quan hệ của khách hàng với VPBANK và các TCTD khác

• Thẩm định tài chính đối với hồ sơ vay vốn: thẩm định phương án, dự án kinh doanh; thẩm định về thực lực tài chính của khách hàng;... từ đó đưa ra đánh giá chung và kết luận về thực trạng hoạt động kinh doanh của khách hàng, tính hợp lý của nhu cầu vay vốn, khả năng hoàn trả, hiệu quả của phượng án vay.

Bước 3b: Nhân viên phòng thẩm định tài sản thẩm định TSĐB

• Đánh giá tính pháp lý của hồ sơ và phân loại tài sản:.

• Đánh giá quyền sở hữu của tài sản cầm cố thé chấp.

• Đánh giá hiện trạng của tài sản.

• Đánh giá giá trị tài sản.

• Xác định tính chuyển nhượng của tài sản cầm cố thế chấp.

Bước 4: Tập hợp hồ sơ trình Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng.

• Nhân viên tín dụng lập tờ trình thẩm định khách hàng, kèm theo bảng xếp hạng tín dụng theo quy định

• Nhân viên tín dụng nhận biên bản định giá tài sản đảm bảo từ nhân viên thẩm định tài sản, tập hợp hồ sơ trình Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng.

• Ngay sau khi Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng duyệt hồ sơ, nhân viên tín dụng lập thông báo bằng văn bản cho khách hàng về việc VPBank chấp thuận/ không chấp thuận cho khách hàng vay vốn.

Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ tín dụng.

• Nhân viên thẩm định tài sản soạn Hợp đồng bảo đảm tiền vay, Giấy đăng ký giao dịch bảo đảm, Giấy uỷ quyền ký hợp đồng bảo đảm tiền vay… cùng với khách hàng thực hiện việc ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay. Sau đó, nhân viên thẩm định tài sản đăng ký giao dịch tài sản đảm bảo, thông báo việc tài sản đã được cầm cố, thế chấp cho các cơ quan chức năng.

• Nhân viên tín dụng nhận bàn giao lại hồ sơ tài sản bảo đảm đã hoàn thiện có Hợp đồng bảo đảm tiền vay, đăng ký giao dịch bảo đảm, hồ sơ tài sản bảo đảm và thực hiện nhập kho tài sản bảo đảm.

• Sau đó, nhân viên tín dụng lập các hồ sơ cần thiết liên quan như Hợp đồng tín dụng, Khế ước nhận nợ …trình lãnh đạo ký duyệt.

Bước 6: Thực hiện quyết định cấp tín dụng.

• Hoàn tất chứng từ để giải ngân. Các chứng từ theo quy định để thực hiện việc giải ngân bao gồm Hợp đồng tín dụng, Giấy đề nghị vay vốn kiêm khế ước nhận nợ/ Giấy đề nghị giải ngân kiêm khế ước nhận nợ đối với cho vay theo hạn mức tín dụng, và các giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng tiền vay.

• Nhân viên tín dụng kiểm tra điều kiện và nội dung giải ngân theo quy định và thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng.

• Nhân viên tín dụng lập thông báo giải ngân (ghi rõ số tiền đồng ý giải ngân) và chuyển đến bộ phận giao dịch để thực hiện giải ngân.

Bước 7: Kiểm tra và xử lý nợ vay.

• Kiểm tra mục đích sử dụng vốn và tình hình sản xuất kinh doanh

• Phòng Thẩm định TSĐB kiểm tra tình trạng TSĐB.

• Đôn đốc trả nợ lãi: Nhân viên tín dụng phải thông báo cho khách hàng trước khi đến hạn trả lãi ít nhất 2 ngày làm việc. Nếu khách hàng không trả lãi đúng hạn và không được gia hạn trả lãi thì sẽ tính phạt chậm trả lãi.

• Đôn đốc trả nợ gốc: Nhân viên tín dụng đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, gửi “thông báo nợ đến hạn” cho khách hàng trước khi đến hạn trả nợ gốc 10 ngày.

• Gia hạn nợ gốc và/ hoặc lãi: Khi nhận được đơn đề nghị gia hạn của khách hàng, nhân viên tín dụng tiến hành kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, xác minh lý do đề nghị gia hạn nợ gốc và/ hoặc lãi. Nếu thấy lý do khách quan, nhân viên tín dụng lập tờ trình đề xuất ý kiến giải quýêt về đề nghị gia hạn của khách hàng và trình Ban tín dụng/

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w