Cơ cấu hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh việt nam (Trang 43 - 46)

Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo sản phẩm.

Trong những năm gần đây, các sản phẩm cho vay tiêu dùng chủ yếu của VPBank là: cho vay mua – sửa chữa nhà, cho vay mua ô tô, cho vay tài trợ du học. Cơ cấu hoạt động cho vay tiêu dùng được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 6: Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo sản phẩm của VPBank.

Đơn vị: Tỷ VNĐ Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Số tiền Số tiền 2004/2003 Số tiền 2005/2004

Thay đổi Tăng trưởng

(%)

Thay đổi

Tăng trưởng (%)

Doanh số cho vay 512 721 209 40,8 1.524 803 111,3

1. Mua nhà. 390 489 99 25,4 1.018 529 108,2 Tỷ trọng (%) 76,1 67,8 66,8 2. Mua ô tô 106 198 92 86.8 429 231 116,7 Tỷ trọng (%) 20,7 27,5 28,2 3. Du học và khác 16 34 18 112,5 77 43 126,5 Tỷ trọng (%) 3,2 4,7 5,0 Dư nợ 429 649 220 51,3 1.460 811 125 1. Mua nhà 315 444 129 41 942 498 112.2 Tỷ trọng (%) 73,4 68,4 64,5 2. Mua ô tô 103 182 79 76,7 452 270 148,4 Tỷ trọng (%) 24 28 31 3. Du học và khác 11 23 12 109,1 66 43 186,9 Tỷ trọng (%) 2,6 3,6 4,5

Biểu đồ 4: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm

Qua bảng số liệu ta thấy hoạt động cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà luôn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động cho vay tiêu dùng. Năm 2003 doanh số cho vay nhà chiếm 76.1% tổng doanh số cho vay, sang năm 2005 tỷ trọng này đã giảm xuống còn 66.8%. tuy vậy con số tuyệt đối của cho vay nhà vẫn tăng rất đáng kể, từ 390 tỷ đồng năm 2003 đến 1.018 tỷ đồng năm 2005. Hoạt động này tăng trưởng mạnh đã đóng góp đáng kể vào sự phục hồi và phát triển của VPBank trong giai đoạn này. Nguyên nhân chính dẫn đến doanh số cho vay nhà của VPBank tăng mạnh là do ở Hà Nội và các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, cơn sốt đất đã đẩy gía đất tăng cao, nhất là trong năm 2004. Nhiều người đã tham gia vào thị trường bất động sản

với những mục đích khác nhau như kinh doanh hoặc đáp ứng nhu cầu về nhà ở, họ đã tìm đến ngân hàng để thỏa mãn những nhu cầu đó. Chính điều này tạo thuận lợi cho ngân hàng mở rộng và phát triển hoạt động của mình. Tuy vậy, tổng dư nợ của hoạt động này còn khá lớn, nguyên nhân vì những món vay nhằm mua – sửa chữa nhà thường có giá trị lớn, thời gian vay tương đối dài.

Cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay nhà, doanh số cho vay mua ô tô cũng tăng lên đáng kể, từ 106 tỷ đồng năm 2003 đến 429 tỷ đồng năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu là do ngày càng có nhiều người có thu nhập cao và việc sử dụng ô tô làm phương tiện đi lại đã trở nên phổ biến.

Hoạt động cho vay tài trợ du học lại không mấy phát triển, doanh số cho vay du học chíêm chưa đến 5% so với tổng doanh số cho vay tiêu dùng. Nguyên nhân do đây là một sản phẩm tương đối mới không chỉ với VPBank mà còn với nhiều ngân hàng khác nữa. Hơn nữa, phần lớn phần lớn các gia đình cho con đi du học đều có tiềm lực tài chính, chỉ có một số rất ít là cần đến sựk giúp đỡ của ngân hàng dưới dạng hỗ trợ tài chính. Do vậy, VPBank cần phải hỗ trợ đầu tư nhiều hơn nữa cho sản phẩm dịch vụ này.

Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo thời hạn tín dụng.

Trong những năm gần đây, cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn tín dụng của VPBank cũng có những thay đổi đáng kể.

Bảng 7: Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo thời hạn tín dụng.

Đơn vị: Tỷ VND Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Số tiền Số tiền 2004/2003 Số tiền 2005/2004

Thay đổi Tăng trưởng

(%) Thay đổi Tăng trưởng (%) Dư nợ CVTD 429 649 220 51,3 1.460 811 125 1. Ngắn hạn 132 192 60 45,5 395 203 105,7 Tỷ trọng (%) 30,8 29,6 27 2. Trung hạn 236 371 135 57,2 864 493 132,9 Tỷ trọng (%) 54,9 57,2 59,2 3. Dài hạn 61 86 25 40,9 201 115 133,7 Tỷ trọng (%) 14,3 13,2 13,8

Qua bảng số liệu ta có thể thấy hoạt động cho vay tiêu dùng của VPBank chủ yếu tập trung vào các khoản cho vay trung hạn. Dư nợ cho vay tiêu dùng trung hạn năm 2005 đạt 864 tỷ đồng, tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2003. Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trung hạn trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng khá cao, năm 2005 đạt gần 60%. Điều này là do trong cơ cấu các sản phẩm cho vay tiêu dùng của VPBank thì dư nợ cho vay nhà và cho vay mua ô tô chiếm tỷ trọng rất lớn mà hầu hết các khoản cho vay này thường có thời hạn từ 12 tháng đến 5 năm. Mặt khác giá trị các khoản vay đó tương đối lớn, người tiêu dùng thường trả nợ làm nhiều kỳ đã khiến cho dư nợ cũng khá cao. Dư nợ tín dụng ngắn hạn, trung hạn tăng qua các năm song tỷ trọng của chúng trong tổng dư nợ thay đổi không đáng kể.

Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo thời hạn thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng cho vay trung – dài hạn, giảm tỷ trọng cho vay ngắn hạn. Điều này đã đảm bảo đem lại nguồn thu nhập lớn hơn và ổn định cho Vpbank. Song VPBank cũng cần phải xây dựng một cơ cấu cho vay hợp lý, duy trì tỷ lệ thích hợp giữa cho vay ngắn hạn với cho vay trung – dài hạn sao cho vừa đảm bảo thu nhập cho ngân hàng, vừa đảm bảo an toàn thanh khoản.

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh việt nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w