1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá tại huyện đông sơn tỉnh thanh hoá

137 584 3
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 24,41 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

—========-Zbe Ý =6

NGUYÊN HỮU SÁNG

NGHIÊN CỨU CHUYÊN DOI CO CẤU CÂY TRÒNG THEO HUONG SAN XUAT HÀNG HOÁ

TAI HUYEN DONG SON - TINH THANH HOA

LUAN VAN THAC Si NONG NGHIEP

Chuyén nganh: TRONG TROT Mã số: 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM TIỀN DŨNG

HÀ NỘI - 2009

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguôn gôc

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS Phạm Tiến Dũng,

người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài, cũng như trong q trình hồn chỉnh luận văn tốt nghiệp

Tôi xin chân thành cám ơn các thay cô giáo Viện đào tao Sau Dai học; Khoa Nông học, đặc biệt là các thay cô trong Bộ môn Hệ thong

nông nghiệp (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội) UBND huyện Đông Sơn, Thanh Hoá; bà con nông dân, UBND các xã, thị trấn và phịng Nơng Nghiệp, phịng Tài ngun Mơi trường, phòng Thống kê trạm Khuyến nông, các bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong thời gian thực hiện đề tài và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan Lời cám ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục hình 1 Ll 1.2 13 1.4 2 2.1 2.2 2.3 3 3.1 3.2 3.3 3.4 4 4.1 4.1.1 4.1.2 4.1.3 4.1.4 4.2 ĐẶT VÁN ĐÈ

Tính cấp thiết của đề tài

Mục đích và yêu cấu của đề tài Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài

Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài

CO SO KHOA HOC VA THUC TIEN CUA DE TAI

Cơ sở khoa học

Phương pháp luận trong nghiên cứu chuyền đổi cơ cấu cây trồng Tình hình nghiên cứu về cơ cấu cây trồng

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Địa điểm và thời gian thực hiện

KET QUA NGHIEN CUU

Những yếu tố nguồn lực và thực trạng kinh tế xã hội huyện Đông Sơn

Điều kiện tự nhiên

Điều kiện kinh tế Điều kiện xã hội

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Thực trạng cơ cấu cây trồng huyện Đông Sơn

Trang 5

4.2.1 4.2.2 4.2.3 4.2.4 4.3 4.3.1 4.3.2 4.3.3 4.4 4.4.1 4.4.2 4.5 4.5.1 4.5.2 4.5.3 4.5.4 5 5.1 5.2

Cơ cấu cây trồng vụ xuân Cơ cấu cây trồng vụ mùa Cơ cấu cây trồng vụ đông Cơ cấu luân canh cây trồng

Kết quả các thí nghiệm

Kết quả thí nghiệm trồng một số giống khoai tây vụ đông năm 2008

Kết quả thí nghiệm giống lúa chất lượng BT7, N4ó, HTI (Đ/C)

vụ mùa năm 2008

Kết quả thí nghiệm so sánh một số giống lúa lai năng suất, chất lượng vụ xuân năm 2009

Lựa chọn công thức luân canh cải tiến theo hướng sản xuất hàng hoá Cơ sở lựa chọn

Lựa chọn một số công thức luân canh cải tiến theo hướng sản

xuất hàng hoá

Một số giải pháp góp phần thực thi cơ cấu cây trồng mới

Đối mới cơ chế chính sách, tăng cường năng lực quản lý nhà nước đề xây dựng nên một quan hệ sản xuất phù hợp

Khoa học kỹ thuật Mở rộng và tìm kiếm thị trường Tổ chức chỉ đạo thực hiện KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ Kết luận Kiến nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

DANH MUC CAC CHU VIET TAT DT NS SL DVT HTX HTXDVNN CTV NXB CCCT HQLD HQ HTCT KHKT GTSX GTXSNN DH CĐ THCN CNKT CPVC CTQG PTNT BVTV TGST UBND XHCN CTLC Diện tích Năng suất Sản lượng Đơn vị tính Hợp tác xã Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Cộng tác viên Nhà xuất bản Cơ cấu cây trồng Hiệu quả lao động Hiệu quả

Hệ thống cây trồng Khoa học kỹ thuật Giá trị sản xuất

Giá trị sản xuất nông nghiệp Đại học

Cao dang

Trung hoc chuyén nghiép Công nhân kỹ thuật

Chỉ phí vật chất

Trang 7

STT 1.1 4.1 4.2 43 4.4 4.5 4.6 4.7 4.8 4.9 4.10 4.11 4.12 4.13 4.14 4.15 4.16 4.17 4.18 4.19

DANH MUC BANG

Tén bang Trang Bồ trí cơ câu cây trồng trong một năm

Diễn biến một số yếu tố khí hậu từ năm 1998-2008

Phân loại đất của huyện Đông Sơn năm 2008 Hiện trạng sử dụng đất huyện Đông Sơn năm 2008 Động thái tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2004-2008

Động thái tăng trưởng giá trị sản xuất và tỷ trọng của các ngành nông nghiệp huyện Đông Sơn thời kỳ 2004-2008

Diện tích các loại cây trồng hàng năm giai đoạn 2004-2008 Phát triển chăn nuôi huyện Đông Sơn giai đoạn 2004- 2008 Dân số và lao động huyện Đông Sơn năm 2008

Cơ cấu cây trồng vụ xuân năm 2008 Cơ cấu cây trồng vụ mùa năm 2008 Cơ cấu cây trồng vụ đông năm 2008

Cơ cấu và hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh trên đất trũng

Các công thức luân canh và thời vụ của các cây trồng trong công thức luân canh

Cơ cấu diện tích và năng suất của các công thức luân canh trên đất vàn

Thời vụ của các công thức luân canh trên đất vàn

Hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh trên đất vàn

Cơ cấu diện tích và hiệu quả kinh tế của các cây trồng hàng năm

trên đất cao

Một số đặc điểm của 3 giống khoai tây trong thí nghiệm Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của 3 giống khoai tây

Trang 8

4.21 4.22 4.23 4.24 4.25 4.26 4.27 4.28 4.29 4.30

Hiệu quả của cây khoai tây Solara so với một số cây trồng cùng thời vụ

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa Hiệu quả kinh tế, hiệu quả lao động và hiệu quả 1 đồng vốn của các giống lúa

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa lai vụ xuân 2009

Hiệu quả kinh tế, hiệu quả lao động và hiệu quả 1 đồng vốn của

các giống lúa lai vụ xuân 2009

Chuyền đổi cơ cấu công thức luân canh trên đất trũng

Giá trị thu nhập của cơ cầu công thức luân canh mới trên dat tring Chuyên đổi cơ cấu công thức luân canh trên chân đất vàn Diện tích, năng suất, sản lượng gieo trồng của cơ cấu cây trồng mới Co cau gidng mdi

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

4.1 Bản đồ hành chính huyện Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hố

4.2: Diễn biến một số yếu tố khí hậu từ năm 1998-2008

4.3 Cơ cấu sử dụng các loại đất huyện Đông Sơn năm 2008

4.4 Động thái tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2004-2008

4.5 Động thái tăng trưởng GTSXNN huyện Đông Sơn thời kỳ 2004-2008 4.6: Diện tích các loại cây trồng hàng năm giai đoạn 2004-2008

4.7 Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế

4.8 Cơ cấu cây trồng vụ xuân của huyện Đông Sơn năm 2008 4.9 Cơ cấu cây trồng vụ mùa của huyện Đông Sơn năm 2008 4.10 Cơ cấu cây trồng vụ đông của huyện Đông Sơn năm 2008

Trang 10

1 DAT VAN DE

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá là một định hướng đúng đắn trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay của nước ta,

đồng thời đó cũng là điều kiện để thực hiện tiến trình hội nhập với kinh tế thế

giới Đông Sơn là một Huyện ly, nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa cách thành phố Thanh hóa 5 km về phía Tây theo Quốc lộ 47 và 45, có vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của

Thanh Hóa với hệ thống giao thông phát triển, điều kiện sinh thái và kinh tế -

xã hội rất thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp hàng hóa đa dạng và bền vững

Cơ cấu kinh tế của Đông Sơn giai đoạn 2004-2008 là: Dịch vụ thương mại

24.0%; công nghiệp 39,8%; nông lâm-thủy sản 36,2%; tốc độ tăng trưởng kinh tế 5 năm vừa qua bình quân là 12,5%/năm [40]

Trang 11

Để nền nông nghiệp Đông Sơn phát triển, sản xuất theo hướng hàng hóa có giá trị kinh té cao, nang cao gia tri trén don vi dién tich, phuc vu nhu cầu của nhân dân, có sản phẩm hàng hoá trao đổi trên thị trường nội địa và tham gia xuất khẩu Việc nghiên cứu chuyền đổi cơ cấu cây trồng, đánh giá hiệu quả xác định cơ cấu cây trồng phù hợp vừa bảo vệ môi trường vừa phát triển trong nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Thanh Hố nói chung và huyện Đơng Sơn nói riêng đã và đang là một đòi hỏi bức xúc hết sức cần thiết để đáp ứng sự phát triển của xã hội [41]

Xuất phát từ yêu cầu trên chúng tôi thực hiện đề tài “Wghiên cứu chuyến đỗi cơ cầu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hố tại huyện Đơng Son - tinh Thanh Hoa"

1.2 Mục đích và yêu cấu của đề tài 1.2.I Mục đích

Điều tra nghiên cứu hệ thống cây trồng tại huyện Đông Sơn xác định ưu điểm, hạn chế của hệ thống cây trồng hiện tại, tiến hành chuyên đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, lợi dụng tốt nhất điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân

1.22 Yêu cầu

Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện làm cơ sở cho việc chuyền đổi cơ cấu cây trồng

Đánh giá được thực trạng sản xuất nông nghiệp và cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá

Đưa được hướng chuyền đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng đất và điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương, đáp ứng nhu cầu nhân dân trong huyện và các vùng phụ cận hướng tới xuất khẩu

Trang 12

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài

1.3.1 Ý nghĩa khoa học

- Đề tài nghiên cứu góp phần làm rõ hơn mối quan hệ giữa cơ cấu cây trồng với các điều kiện tự nhiên xã hội của huyện Đông Sơn

- Làm tài liệu cho các nhà quản lý điều hành sản xuất nông nghiệp ở huyện Đông Sơn

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Xác định được hướng chuyên dịch cơ cấu cây trồng hợp lý, xây dựng được một số cơ cấu cây trồng thích hợp theo hướng sản xuất hàng hoá và phát triển nông nghiệp bền vững của huyện Đông Sơn

- Thông qua việc xác định những ưu điểm và hạn chế của cơ cấu cây trồng tại huyện Đông Sơn đề xuất giải pháp về cơ cấu cây trồng mới có hiệu quả kinh tế cao hơn nhờ chuyên dịch cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hố, góp phần nâng cao đời sống nhân dân địa phương

1.4 _ Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Các yếu tố tự nhiên bao gồm: đất, nước, khí hậu, các yếu tố sinh vật trong đó có cây trồng vật ni, các yếu tố về kinh tế - xã hội bao gồm: các cơ chế chính sách, thị trường, giá cả, dịch vụ, điều kiện cơ sở hạ tầng và nông hộ có ánh hưởng trực tiếp đến việc chuyền đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá tại huyện Đông Sơn

Các hệ thống canh tác và cây trồng hiện đang được sử dụng và xu hướng chuyên đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá

1.42 Giới hạn đề tài

Đề tài mới tập trung nghiên cứu cơ cấu cây trồng hàng năm hiện có trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Sơn chú trọng theo hướng phục

Trang 13

2 CO SO KHOA HỌC VÀ THỰC TIẾN CỦA ĐÈ TÀI

2.1 Cơ sở khoa học

2.1.1 Khái niệm về cơ cấu cây trồng

Theo Phạm Chí Thành (1996) [27] thì cơ cấu cây trồng là tý lệ các loại cây

trồng có trong một vùng ở một thời điểm nhất định, nó liên quan tới cơ cầu cây trồng nơng nghiệp, nó phản ánh sự phân công lao động trong nội bộ ngành nông

nghiệp, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi vùng, nhằm cung

cấp được nhiều nhất những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người

Theo tác giả Đào Thế Tuấn (1984) [34] thì cơ cấu cây trồng là thành phần các giống và loài cây được bố trí theo khơng gian và thời gian trong một vùng sinh thái nông nghiệp nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội sẵn có Cịn các tác giả Lý Nhạc, Dương Hữu Tuyền, Phùng Đăng Chinh (1987) [23] thì cho rằng cơ cấu cây trồng là thành phần và các loại giống cây trồng bố trí theo không gian và thời gian trong một cơ sở hay một vùng sản xuất nông nghiệp

Nội dung cốt lõi của cơ cấu biểu hiện vị trí, vai trị của từng bộ phận và mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa chúng trong tổng thể Một cơ cấu có tính

ổn định tương đối và được thay đổi để ngày càng hoàn thiện, phù hợp với điều kiện khách quan, điều kiện lịch sử, xã hội nhất định Cơ cấu cây trồng lệ

thuộc rất nghiêm ngặt vào điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và điều kiện kinh tế - xã hội Việc duy trì hay thay đổi cơ cấu không phải là mục tiêu mà chỉ là phương tiện đề tăng trưởng và phát triển sản xuất Cơ cấu cây trồng được xác định trên cơ sở bố trí mùa vụ, chế độ luân canh cây trồng, thay đôi theo những tiến bộ khoa học kỹ thuật, giải quyết vấn đề mà thực tiễn sản xuất đòi hỏi và đặt ra cho ngành sản xuất trồng trọt những yêu cầu cần giải quyết

Trang 14

định lẫn nhau, nhằm tạo ra sự cộng hưởng các mối quan hệ hữu cơ giữa các loài cây trồng với nhau, từ đó khai thác và sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất các nguồn tài nguyên cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Cơ cấu cây trồng về mặt diện tích, tỷ lệ các loại cây trồng trên diện tích canh tác, tỷ lệ này phần nào nói lên trình độ sản xuất của từng vùng Tỷ lệ cây lương thực cao, tỷ lệ cây công nghiệp, cây thực phâm thấp, phản ánh trình độ phát triển sản xuất thấp Tỷ lệ các loại cây trồng có sản phẩm tiêu thụ tại chỗ cao, các loại cây trồng có giá trị hàng hoá và xuất khẩu thấp, chứng tỏ sản xuất nơng nghiệp ở đó kém phát triển và ngược lại

Trong công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp bền vững, xác định cơ cầu cây trồng hợp lý là một trong những cơ sở cho việc xác định phương hướng sản xuất Sự đa dạng hoá cây trồng và tăng trưởng theo các mục tiêu cụ thể sẽ tạo nền tảng cho q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nông thôn và phát triển kinh tế trong tương lai

Nguyễn Duy Tính (1995) [28] cho rằng chuyền đổi cơ cấu cây trồng là cải tiến hiện trạng cơ cấu cây trồng có trước sang cơ cấu cây trồng mới nhằm đáp ứng những yêu cầu của sản xuất Thực chất của chuyền đối cơ cấu cây trồng là

thực hiện hàng loạt các biện pháp (kinh tế, kỹ thuật, chính sách xã hội) nhằm

thúc đây cơ cấu cây trồng phát triển, đáp ứng theo những mục tiêu của xã hội Nghiên cứu cải tiến cơ cấu cây trồng là tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản bằng cách áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào hệ thống cây trồng hiện tại hoặc đưa ra những hệ thống cây trồng mới Hướng vào các hợp phần tự nhiên, sinh học, kỹ thuật, lao động, quản lý, thị trường để phát triển cơ cấu cây trồng trong những điều kiện mới nhằm đem

lại hiệu quả kinh tế cao nhất (Lê Minh Toán, 1998) [31]

Trang 15

cơ cấu cây trồng truyền thống và xuất phát từ yêu cầu thực tế, hướng tới tương lai dé kết hợp các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội (Lê Trọng Cúc, Trần Duc Vién, 1995)[2], (Truong Dich, 1995)[8], (V6 Minh Kha, 1990)[17]

Để đáp ứng nhu cầu nhiều mặt ngày càng tăng của con người địi hỏi ngành nơng nghiệp phải sản xuất ra ngày càng nhiều lương thực, thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nơng sản hàng hố; đồng thời tạo ra cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho sản xuất nơng nghiệp hàng hố phát triển Với những thành tựu của khoa học nông nghiệp, các hộ nông dân, các cơ sở sản xuất đã tập trung sản xuất những cây trồng có khả năng thích nghỉ cao với điều kiện sinh thái và có lợi thế so sánh hơn các vùng khác trên thị trường, hình thành hệ thống cây trồng ngày càng có hiệu quả kinh tế cao Nhiều vùng sinh thái nông nghiệp có những nguồn tài nguyên tiềm ấn to lớn, dưới ánh sáng của khoa học kỹ thuật, thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hình thành nên những vùng chuyên canh tập trung mang tính hàng hố cao, đem lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp Sử dụng một cách hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội, gắn lợi ích trước mắt với hiệu quả lâu đài, bền vững,

gắn lợi ích kinh tế với bảo vệ môi trường và cải tạo môi trường sinh thái (Nguyễn Duy Tính, 1995)[28], (Đào Thế Tuấn, 1997)[35] Việc xây dựng cơ

cấu cây trồng mới phải góp phần hình thành nền nơng nghiệp bền vững

Trang 16

Theo FAO (1989)[12] thì nơng nghiệp bền vững bao gồm quản lý có hiệu quả tài nguyên cho nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người; đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên, môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Còn theo Bộ Nơng nghiệp Canada thì hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ thống có hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu của xã hội về an ninh lương thực; đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường sống cho đời sau (Baier, 1990)[12]

Các định nghĩa có thể có nhiều cách biểu thị khác nhau, song về nội dung thường bao gồm 3 thành phần cơ bản sau (Cao Liêm, Phạm Văn Phê,

Nguyễn Thị Lan, 1995 )[19]:

- Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ thống nông nghiệp phù hợp điều kiện sinh thái và không tổn hại môi trường

- Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong mối quan hệ con người cho cả đời sau

- Bền vững thê hiện ở tính cộng đồng trong hệ thống nông nghiệp hợp lý Theo định nghĩa của Piere Croson (1993) [12] thì một hệ thống nông nghiệp bền vững phải đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về ăn và mặc

thích hợp có hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội gắn với việc tăng phúc

lợi trên đầu người Đáp ứng nhu cầu là một phần quan trọng cần đưa vào định nghĩa vì sản lượng nơng nghiệp cần thiết phải được tăng trưởng trong những thập kỷ tới Phúc lợi cho mọi người vì phúc lợi của đa số dân trên toàn thế giới còn rất thấp

Trang 17

Nông nghiệp bền vững đạt được là nhờ 3 yếu tố: quản lý đất bền vững, công nghệ được cải tiến và hiệu suất kinh tế được nâng cao Quản lý đất bền vững chiếm một vị trí quan trong hang đầu trong nông nghiệp bên vững

Mục tiêu của quản lý đất bền vững là “Điều hoà các mục tiêu và tạo cơ

hội cho việc đạt được kết quả về môi trường, kinh tế và xã hội vì lợi ích của

khơng chỉ các thế hệ hiện nay mà còn cho các thế hệ trong tương lai” trong khi vẫn duy trì và nâng cao chất lượng của tài nguyên đất (dẫn theo Nguyễn Van Lang, 2002)[18]

2.12 Một số khái niệm cơ bán về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

2.1.2.1 Phát triển sản xuất nông nghiệp

Dựa vào cơ sở lý luận về phát triển có thể thấy rằng: phát triển sản xuất nông nghiệp là sự gia tăng về quy mô, sản lượng, sự tiến bộ về cơ cấu cây trồng và chất lượng nông sản được sản ra Như vậy phát triển sản xuất bao

hàm sự biến đổi về số lượng và chất lượng Sự thay đổi về số lượng đó là sự

tăng lên về quy mơ diện tích, sản lượng và tăng tỷ trọng giá trị các ngành sản xuất có hiệu quả kinh tế cao trong ngành nông nghiệp Song phát triển sản

xuất nông nghiệp phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của

từng vùng, từng địa phương nhằm khai thác lợi thế so sánh nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, tăng sức cạnh tranh trên thị trường

Trang 18

2.1.2.2 Sản xuất hàng hóa

Hàng hóa là vật phẩm do lao động con người tạo nên đề trao đồi Sản xuất hàng hóa là sản xuất ra các sản phâm để bán, trao đổi phục vụ yêu cầu sản xuất và tiêu dùng Sản xuất ra đời và phát triển dựa trên cơ sở của phát triển sản xuất và phân công lao động xã hội Ngay từ thời sơ khai, loài người tách từ thời săn bắn, hái lượm sang các ngành chăn nuôi đã có sự trao

đổi hàng hóa dưới hình thức hàng trao đối hàng Cho đến ngày nay khi sản

xuất phát triển, sự phân công lao động ngày càng sâu sắc, trình độ chun mơn trong sản xuất ngày càng cao, mỗi một người, một bộ phận chỉ sản xuất một loại hoặc một sản phẩm giới hạn, thậm chí chỉ một bộ phận của sản phẩm Trong khi đó sản xuất phát triển đời sống ngày càng cao, yêu cầu sản phẩm tiêu dùng, các hoạt động dịch vụ ngày càng đa dạng Điều này đã thúc day sản xuất hàng hóa và kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển hơn Sản xuất

hàng hóa tồn tại và phát triển ở nhiều chế độ xã hội, là sản phẩm của lịch sử phát triển của loài người Nó có nhiều ưu thế và là một phương thức hoạt động kinh tế tiến bộ hơn hẫn so với nền kinh tế tự túc, tự cấp

Sản xuất hàng hoá là một tất yêu khách quan, là thuộc tính cơ bản và mang tính phổ biến của nền nông nghiệp phát triển Với những kết quả tổng

kết từ nhiều nước trên thế giới qua các thời kỳ lịch sử, nhiều nhà kinh tế đã

chia quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp làm 3 giai đoạn: nông nghiệp tự cung, tự cấp, nông nghiệp đa dạng hố và nơng nghiệp chun mơn hố cao

Giai đoạn nông nghiệp tự cung, tự cấp: sản xuất nông nghiệp chỉ phục vụ cho nhu cầu của chính mình, trước hết là đáp ứng về lương thực nên sản xuất chỉ tập trung ở một vài loại cây trồng truyền thống Nơng nghiệp hồn tồn dựa vào tự nhiên với công cụ lao động thô sơ, kỹ thuật và công nghệ có

nhiều hạn chế, chưa quan tâm đến thị trường Sản xuất khép kín và phụ thuộc

Trang 19

Giai đoạn đa dạng hoá sản xuất nông sản: chủng loại cây trồng, vật nuôi đã phong phú hơn, hạn chế được tình trạng sản phẩm nơng nghiệp một phần tiêu dùng cho gia đình, một phần để trao đổi, từ giai đoạn này đã bắt đầu có nơng sản hàng hố

Giai đoạn nông nghiệp được chuyên sang sản xuất chun mơn hố, hình thành các trang trại chuyên kinh doanh một vài loại sản phẩm nhất định, sử dụng các máy móc cơng nghệ cơ giới hoá, hiện đại hố, cần ít lao động Sản xuất nông sản theo hướng phát triển toàn diện, chun mơn hố theo ngành, vùng để có tỷ suất hàng hoá cao, tăng trưởng nhanh và bền vững, tạo ra khối lượng, chất lượng nơng sản hàng hố cao, chủng loại phong phú

Phát triển sản xuất nông sản hàng hố có ý nghĩa rất to lớn về mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh chính trị, quốc phịng và bảo vệ mơi trường sinh thái Phát triển nông sản hàng hoá sẽ thúc đầy việc chuyên đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp và phân công lại lao động theo hướng chun

mơn hố và phát triển tổng hợp trên cơ sở lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối của vùng và các tiểu vùng Thơng qua địi hỏi khắt khe và kích thích của

thị trường các cơ sở sản xuất nông sản hàng hoá thực hiện cải tiến kỹ thuật, đổi mới trang thiết bị, công nghệ, hợp lý hố q trình sản xuất, lựa chọn phương án đầu tư hợp lý và tiết kiệm, nâng cao được năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất và sử dụng tài nguyên tốt hơn Thông qua cạnh tranh và hợp tác, tính chất và trình độ xã hội hoá sản xuất kinh doanh nông nghiệp ngày càng mở rộng và hoàn thiện Các thành phần kinh tế phát huy đúng vai trị, vị trí của mình và giữa chúng liên kết chặt chẽ với nhau trên từng địa bàn

Trang 20

nghiệp Khi sự trao đôi và giao lưu hàng hoá tăng lên sẽ hoàn thiện mạng lưới

thương nghiệp, quản lý và điều tiết thị trường có hiệu quả, góp phần mở ra thị trường nông sản, hình thành đồng bộ thị trường tiền tệ, hệ thống tín dụng,

ngân hàng, dịch vụ tạo tiền đề vật chất khách quan và cơ sở kinh tế vững mạnh cho việc phát triển một nền nông nghiệp (theo nghĩa rộng) bền vững, phát huy được vai trị của nó trong nền kinh tế quốc dân, biến đổi tận gốc rễ

bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa mà đề tài nghiên cứu không phải là theo chế độ sản xuất hàng hóa XHCN theo cơ chế cũ - cơ chế kế hoạch hóa tập trung, mà là nền sản xuất hàng hóa với nhiều thành phần kinh tế tham gia, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước XHCN Một sản phẩm nông nghiệp trở thành hàng hoá phải được

sản xuất từ các thành phần kinh tế khác nhau và được lưu thông trên thị trường,

đồng thời sản phẩm đó phải có giá cả cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại Giá sản phẩm cao hơn giá trị đích thực của nó sẽ tạo cơ hội cho sản phẩm đó mở rộng được thị trường tiêu thụ, có cơ hội tiếp xúc ngày càng nhiều hơn với khách hàng, tạo cơ hội cho sản phẩm tiêu thụ ngày một nhiều hơn, giúp nhà sản xuất không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất Đây là chức năng thông tin của sản phẩm hàng hố nơng nghiệp

Trong nông nghiệp việc xác định phương hướng sản xuất đi đôi với việc xác định cơ cấu cây trồng Một phương hướng sản xuất quyết định cơ cấu cây trồng, nhưng mặt khác cơ cấu cây trồng sản xuất hợp lý cũng là cơ sở

để xác định phương hướng sản xuất (Đào Thé Tuấn, 1997)[35]

2.1.3 Những yếu tô chỉ phối sự lựa chọn cơ cấu cây trồng * Khí hậu và cơ cấu cây trằng

Trang 21

- Nhiệt độ và cơ cấu cây trồng: Từng loại cây trồng, bộ phận của cây (rễ, thân, hoa, lá, ), các quá trình sinh lý của cây (quang hợp, hút nước, hút

khoang, ) sẽ phát triển tốt ở nhiệt độ thích hợp và chỉ an toàn ở một nhiệt

độ nhất định Viện sĩ Nông nghiệp Đào Thế Tuấn đã nêu ra: cần phân biệt cây ưa nóng và cây ưa lạnh và cần nắm được tình hình nhiệt độ các tháng trong năm; thời gian nóng bố trí cây ưa nóng, thời gian lạnh bố trí cây ưa

lạnh Phân loại cây trồng theo yêu cầu nhiệt độ có thể lấy mốc 20°C để phân

biệt cây ưa nóng và cây ưa lạnh Cây ưa nóng là những cây sinh trưởng tốt và ra hoa, kết quả tốt ở nhiệt độ trên 20°C như các cây lúa, lạc, mía , cây ưa lạnh là những cây sinh trưởng tốt và ra hoa, kết quả tốt ở nhiệt độ dưới 20°C như khoai tây, su hào, bắp cải, những cây trung gian là những cây

sinh trưởng, ra hoa và kết quá tốt ở nhiệt độ xung quanh 20°C (Lý Nhạc và

CTV, 1987)[23]

Để hoàn thành chu kỳ sinh trưởng, mỗi cây trồng cần đạt được tổng tích ơn nhất định Tổng tích ơn này phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng và yêu cầu nhiệt độ cao hay thấp của mỗi cây

Cũng theo Viện sĩ Đào Thế Tuấn (1984) cơ cấu cây trồng trong một năm có thể được bố trí như sau [34]:

Bang 1.1 Bố trí cơ câu cây trồng trong một năm

Vũng Tổng nhiệt Số ngày có nhiệt S Cơ cau ely tong, vu —

độ CC) độ dưới 20°C ây ưa nóng alanh Ngănngày

I < 8.300 > 120 1 1 -

II > 8.300 90 - 120 2 1 -

IH > 8.300 < 90 2 - 1

IV > 9.000 0 3 - -

- Lượng mưa, ẩm độ không khí và cơ cấu cây trồng: Nước cần cho sự sinh trưởng, phát triển của cây, nước mưa cung cấp phần lớn lượng nước mà cây

Trang 22

hưởng đến các quá trình canh tác như làm đất, thu hoạch Vì vậy, khi xác định cơ cấu cây trồng phải chú ý đến lượng nước mưa (Trần Đức Hạnh, 1997)[1 1]

Cần nắm được lượng nước cây cần cho một chu kỳ sinh trưởng, đồng thời khả năng cung cấp nước hàng năm và lượng nước cung cấp hàng tháng của mưa đề bồ trí cơ cấu cây trồng Tuy nhiên, để bố trí cơ cấu cây trồng hợp

lý cần nắm được tình hình diễn biến âm độ trong năm, vì âm độ khơng khí có

ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng

- Ánh sáng và cơ cấu cây trồng: ánh sáng cung cấp năng lượng cho quá trình tổng hợp chất hữu cơ của cây, ánh sáng là yếu tố biến động ánh hưởng đến năng suất Cần phân biệt cây trồng theo yêu cầu về cường độ chiếu sáng và khả năng cung cấp ánh sáng từng thời gian trong năm để bồ trí cơ cầu cây trồng cho phù hợp

Căn cứ vào diễn biến của các yếu tố khí hậu trong năm hoặc trong một thời kỳ, đồng thời căn cứ vào yêu cầu về nhiệt độ, âm độ, lượng mưa, ánh áng của từng loại cây trồng đề bố trí cơ cầu mùa vụ, cơ cầu cây trồng thích hợp nhằm né tránh được các điều kiện bắt thuận, phát huy được tiềm năng năng suất của cây [1 I]

*Dat dai và cơ cấu cây trông

Đất đai là nguồn lợi tự nhiên cung cấp năng lượng và vật chất cho cây trồng và con người, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp Đất và khí hậu hợp thành phức hệ tác động vào cây trồng Do vậy cần phải nắm được đặc điểm mối quan hệ giữa cây trồng với đất thì mới xác định được cơ cấu cây trồng hợp lý

Về mặt cơ cấu cây trồng người ta đề cập đến tính thích ứng và tính biến động năng suất của cây trồng Các tính thích ứng quyết định khả năng sống của cây trồng đối với các mức (độ mặn, độ chua, ngập nước hay am ) Khi

cây đã có đủ điều kiện thích ứng thì năng suất được quyết định bởi chế độ

Trang 23

Tuỳ thuộc vào địa hình, thành phần co gidi, chế độ nước, tính chất lý hoá tinh của đất đề bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý

* Cay trong va co cdu cay trong

Giống cây trồng là một nhóm cây trồng có đặc điểm kinh tế, sinh học và các tính trạng hình thái giống nhau, cho năng suất cao, chất lượng tốt ở các

vùng sinh thái khác nhau và điều kiện kỹ thuật phù hợp Vì vậy, giống cây

trồng phải mang tính khu vực hố, tính di truyền đồng nhất và không ngừng thoả mãn nhu cầu của con người (Nguyễn Văn Hiển, 2000) [14]

Cây trồng là thành phần chủ yếu của các hệ sinh thái nông nghiệp Nội dung của việc bồ trí cơ cấu cây trồng hợp lý là chọn loại cây trồng nào để lợi

dụng được tốt nhất các điều kiện về khí hậu và đất đai Mặt khác, cây trồng là

những nguồn lợi tự nhiên sống, nhiệm vụ của nông nghiệp là phải sử dụng nguồn lợi tự nhiên ấy một cách tốt nhất, nghĩa là giành cho chúng các điều

kiện đất đai và khí hậu thích hợp nhất

Muốn bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý chúng ta cần phải nắm vững yêu cầu của các loài và giống cây trồng đối với các điều kiện khí hậu, đất đai và khả năng của chúng sử dụng các điều kiện ấy (Lý nhạc, Phùng Đăng Chinh,

Dương Hữu Tuyền, 1987)[23]

* Quân thể sinh vật và cơ cấu cây trồng

Xây dựng cơ cấu cây trồng là xây dựng hệ sinh thái nhân tạo, ngoài thành phần sống chủ yếu là cây trồng, cịn có các thành phần khác như cỏ dại, sâu, bệnh, các vi sinh vật, các động vật, các thành phần sống này cùng với cây trồng tạo nên một quần thể sinh vật, chúng chi phối sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng

Trang 24

- Lợi dụng mối quan hệ tốt giữa các sinh vật với cây trồng

- Khắc phục, phòng tránh hoặc tiêu diệt mầm mống tác hại đối với cây trồng do các vi sinh vật gây nên

Trong quần thể cây trồng, quần thể chủ đạo của cơ cấu cây trồng có những đặc điểm chủ yếu sau:

- Mật độ của quần thé do con người quy định trước từ lúc gieo trồng - Sự sinh sản, tử vong và phát tán không xảy ra một cách tự phát mà chịu sự điều khiển của con người

- Sự phân bố không gian tương đối đồng đều vì do con người điều khiến - Độ tuổi của quần thể cũng đồng đều vì có sự tác động của con người Trong cơ cấu cây trồng cũng xảy ra sự cạnh tranh cùng loài hoặc khác loài Khi gieo trồng một loại cây trồng thì vấn đề cạnh tranh cùng loài rất quan trọng Cần xác định mật độ gieo trồng và các biện pháp điều chỉnh quần thé dé giảm sự cạnh tranh trong loài Sự cạnh tranh khác loài cũng xảy ra khi ta trồng xen hoặc giữa cây trồng với cỏ đại Vì vậy khi xác định cơ cấu cây trồng cần chú ý các vẫn đề sau:

- Xác định thành phần cây trồng và giống cây trồng thích hợp với điều kiện cụ thể của cơ sở sản xuất

- Bồ trí cây trồng theo thời vụ tốt cũng tránh tác hại của cỏ đại, sâu, bệnh Dịch sâu bệnh hại phát triển theo lứa và theo mùa, tác hại của chúng xảy ra nghiêm trọng trong thời kỳ sinh trưởng, phát triển nhất định của cây trồng Do vậy xác định thời vụ tốt cũng có khả năng né tránh được tác hại của sâu bệnh

* Hiệu quả kinh tế của cơ cấu cây trồng

Trang 25

Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là phải sản xuất đa dạng, ngoài cây trồng chủ yếu, cần bó trí cây trồng bổ sung để tận dụng điều kiện tự nhiên, xã hội của vùng và của cơ sở sản xuất Về mặt kinh tế cơ cầu cây trồng cần phải đạt được các yêu cầu sau đây:

- Bảo đảm yêu cầu chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hoá cao

- Đảm bảo việc hỗ trợ cho ngành sản xuất chính và phát triển chăn

nuôi, tận dụng các nguồn lợi tự nhiên

- Đảm bảo việc đầu tư lao động và vật tư kỹ thuật có hiệu quá kinh tế cao

- Đảm bảo giá trị sử dụng và giá trị cao hơn cơ cấu cây trồng cũ

Việc đánh giá hiệu quả kinh tế của cơ cấu cây trồng có thể dựa vào một số chỉ tiêu năng suất, giá thành, thu nhập (giá trị bán sản phẩm sau khi đã trừ đi chi phi đầu tư) và mức lãi (% của thu nhập so với đầu tư) Khi đánh giá giá trị kinh tế của cơ cấu cây trồng cần dựa vào năng suất bình quân của cây trồng và giá cả thu mua của thị trường Tuy nhiên, cũng cần chú ý đến những điều kiện ảnh hưởng đến giá thành sản pham như khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý và các điều kiện xã hội khác (Nguyễn Văn Luật, 1990)[22]

* Nông hộ và cơ cấu cây trồng

Theo Viện sĩ Đào Thế Tuấn (1997) [35] nông hộ là đơn vị kinh tế tự

chủ và đã góp phần to lớn vào sự phát triển sản xuất nông nghiệp của nước ta trong những năm qua Tất cả những hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện thông qua nông hộ Do vậy, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng thực chất là sự cải tiến sản xuất nông nghiệp ở các hộ nông dân Do đó nơng dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn

Kinh tế nông hộ là kinh tế của hộ nông nghiệp sống ở nông thôn, bao

Trang 26

chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông nghiệp, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia hoạt động trong thị trường với một trình độ ít hồn chỉnh Hộ nơng dân có những đặc điểm cơ bản sau:

- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất, vừa là một đơn vị tiêu dùng

- Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biéu hiện ở trình độ phát triển của hộ từ tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hoá hồn tồn Trình độ này quyết định đến quan hệ giữa nông hộ với thị trường

- Các hộ nông dân ngồi hoạt động nơng nghiệp còn tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp với mức độ khác nhau, nên khó giới hạn được thế nào là một hộ nông dân thuần tuý Vì vậy, hộ nông dân tái sản xuất giản đơn nhờ vào ruộng đất thông qua cải tiến cơ cấu cây trồng, nhờ đó mà tái sản xuất mở rộng trong nông nghiệp, phục vụ lợi ích chung của xã hội nên cần thiết phái có chính sách xã hội đầu tư thích hợp Hộ nông dân không phải là một

hình thái sán xuất đồng nhất mà là tập hợp các kiểu nông hộ khác nhau, có

mục đích và cơ chế hạt động khác nhau Căn cứ vào mục đích và cơ chế hoạt

động của nông hộ để phân biệt các kiểu hộ nông dân khác nhau

- Kiểu nơng hộ hồn toàn tự cấp: ở kiểu hộ này, người nông dân ít có phán ứng với thị trường, nhất là thị trường lao động và vật tư

- Kiểu nông hộ chủ yếu tự cấp, có trao đối một phần nông sản lấy hàng

tiêu dùng, có phản ứng ít nhiều với giá cả (chủ yếu giá vật tư)

- Kiểu nông hộ bán phần lớn sản phẩm nơng sản, có phản ứng nhiều với thị trường

Trang 27

Cũng theo Viện sĩ Đào Thế Tuấn (1997) [35], quá trình phát triển của các hộ nông dân trải qua các giai đoạn từ thu nhập thấp đến thu nhập cao

- Giai đoạn nông nghiệp tự cấp: Nông dân trồng một cây hay một vài cây lương thực chủ yếu, ít đầu tư thâm canh, năng suất thấp, gặp nhiều rủi ro

- Giai đoạn kinh doanh tổng hợp và đa dạng: Khi mới chuyển sang sản xuất hàng hố, nơng dân bắt đầu sản xuất những loại cây trồng phục vụ cho nhu cầu của thị trường, thị trường cần loại nơng sản gì thì sản xuất cây trồng đó; sản xuất đa canh nên giảm bớt rủi ro

Tóm lại, hộ nông dân chuyên từ sản xuất nông nghiệp tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá gắn với thị trường tiêu thụ ở các mức độ khác nhau thuỳ thuộc vào trình độ, điều kiện kinh tế - xã hội và các chính sách của nhà nhà nước hỗ trợ, thúc đây nông nghiệp phát triển Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, để áp dụng thành công một tiến bộ kỹ thuật mới hay một phương thức canh tác mới, vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và giá trị thu nhập/đơn vị diện tích canh tác thì cần phải có chính sách đầu tư, hỗ trợ, trợ giá của nhà nước

* Chính sách và cơ cấu cây trong

Để thúc đây quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách có căn cứ khoa học, phù hợp với nhu cầu của thực tiễn và xu thế phát triển của xã hội cần có chính sách về khoa học - công nghệ để thông qua nghiên cứu, nhằm thiết lập ngay trên đồng ruộng của người nông dân những mơ hình chuyền đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả; đồng thời chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho nông dân nhằm nhân rộng mơ hình Bên cạnh đó cũng cần có những cơ chế

chính sách về tài chính để hỗ trợ cho người nông khi mới bắt đầu thực hiện việc

chuyền đổi cơ cấu cây trồng cũng như chính sách khen thưởng để khuyến khích những hộ, địa phương chuyên đổi cơ cấu cây trồng thành cơng, có hiệu quả

Q trình phát triển kinh tế sẽ dẫn đến mức độ phân hoá giàu nghèo

Trang 28

hạn chế tình trạng này cần thiết phải phát triển công nghiệp nông thôn, thâm canh, tăng vụ đề sản xuất hàng hoá Đa dạng cây trồng để đa dạng hố các sản phẩm nơng nghiệp là quá trình chủ yếu dé cải tiến cơ cấu cây trồng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường nông sản ngày càng tăng

Q trình đa dạng hố cây trồng là do sự phát triển của kinh tế hộ quyết

định và còn tuỳ thuộc vào từng vùng, nhưng vấn đề khó khăn về vốn đầu tư

cho sản xuất là yếu tố quyết định cơ bản Các hộ nghèo kinh doanh rất đa dạng, chỉ khi họ giàu lên mới tập trung vào một số ngành nghề nhất định Như vậy, chun mơn hố chỉ có thể xảy ra khi trình độ sản xuất hàng hoá đã phát triển đến mức cao (Đào Thế Tuấn, 1997) [35]

Một khó khăn khác làm cho nông dân ngần ngại không dám đầu tư vào sản xuất và chuyên đổi cơ cấu cây trồng là thiếu thị trường tiêu thụ nơng sản Do đó, để tìm kiếm, mở rộng thị trường, nhà nước cần có chính sách để tạo mơi trường lành mạnh, sòng phẳng trong phát triển thị trường và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, mạng lưới điện và thông tin,

Sự phân hố của nơng hộ và trình độ sản xuất chênh lệch của các kiểu nông hộ ảnh hưởng rất lớn đến cải tiến cơ cấu cây trồng Các kiểu nông hộ khác nhau có trình độ tiếp thu và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật ở mức độ khác nhau Trình độ là yếu tố quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của các nông hộ trong giai đoạn đầu của sản xuất nơng nghiệp hàng hố, khi kỹ thuật áp dụng chưa phải cần nhiều vốn thì việc đa dạng hoá sản xuất là một xu thế cần thiết cho sự phát triển

* Thị trường và cơ cầu cay trong

Trang 29

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường có nhiều người mua và người bán, khơng có một cá nhân nào có ảnh hưởng đáng kể đến người mua và người bán Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo thường phô biến một giá duy nhất là giá thị trường Thị trường cạnh tranh khơng hồn háo là những người bán khác nhau có thể đặt giá khác nhau cho cùng một loại sản phẩm,

khi đó gia thị trường được hiểu là giá bình quân phố biến

Thị trường là động lực thúc day cai tiến cơ cấu cây trồng hợp lý Theo cơ chế thị trường thì cơ cấu cây trồng phải làm rõ được các vấn đề: trồng cây gì, đối tượng phục vụ là ai Thông qua sự vận động của giá cả thị trường có tác động định hướng cho người sản xuất nên trồng cây gì, với số lượng chi phí như thế nào để đáp ứng được nhu cầu của xã hội và thu được kết quả cao Thông qua thị trường, người sản xuất điều chỉnh quy mô sản xuất, cải tiến cơ cấu cây trồng, thay đổi giống cây trồng, cơ cầu mùa vụ cho phù hợp với thị trường

Thị trường có tác dụng điều chỉnh cơ cấu cây trồng, chuyển địch theo hướng ngày càng đạt hiệu quả cao hơn Cải tiến cơ cấu cây trồng chính là điều kiện, là yêu cầu để mở rộng thị trường Khu vực nông thôn là thị trường cung cấp nơng sản hàng hố cho toàn xã hội và là thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành công nghiệp, cung cấp nông sản cho ngành dịch vụ và đó cũng là nơi cung cấp lao động cho các ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân Do vậy, thị trường và sự cải tiến cơ cấu cây trồng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Thị trường là động lực thúc đây cải tiến cơ cấu cây trồng, song nó có mặt hạn chế là nêu đề cho phát triển

một cách tự phát sẽ dẫn đến sự mắt cân đối ở một giai đoạn, một thời điểm nào đó Chính vì vậy cần có những chính sách của nhà nước điều tiết kinh tế vĩ mô đề phát

huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của thị trường

Kinh tế hàng hoá là một hình thức tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm

sản xuất ra dùng để mua bán, trao đổi trên thị trường, giá trị của sản phẩm hàng hoá phải thông qua thị trường và được thị trường chấp nhận (dẫn theo

Trang 30

Có thể sử dụng tỷ suất lợi nhuận MBCR (Marginal Benefit Cost Ratio)

để đánh giá hiệu quả kinh tế của cơ cấu cây trồng

Tổng thu nhập CCCT mới - Tống thu nhập CCCT cũ Tổng chi phí CCCT mới - Tổng chỉ phí CCCT cũ Khi MBCR > 2 thì cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế (Phạm Chí

Thanh, 1996)[27]

MBCR =

2.2 Phương pháp luận trong nghiên cứu chuyển đỗi cơ cấu cây trồng

2.2.1 Lý thuyết về hệ thông

Trong thế giới tự nhiên cũng như trong xã hội loài người mọi hoạt động đều diễn ra bởi các hợp phần (components) có những mối liên hệ, tương tác hữu cơ với nhau được gọi là tính hệ thống Vì vậy, muốn nghiên cứu một sự

vật, hiện tượng, hoạt động nào đó chúng ta phải coi lý thuyết hệ thống là cơ

sở của phương pháp luận và tính hệ thống là đặc trưng, bản chất của chúng (Đào Châu Thu, 2004) [30]

Lý thuyết hệ thống đã được nhiều người nghiên cứu và được áp dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học giúp cho sự hiểu biết và giải

thích các mối quan hệ tương hỗ Cơ sở lý thuyết hệ thống đã được

L.Vonbertanlanty đề xướng vào đầu thế kỷ XX, đã được sử dụng như một cơ sở để giải quyết các vấn đề phức tạp và tống hợp Một vài năm gần đây quan điểm về hệ thống được phát triển mạnh và áp dụng khá phổ biến trong lĩnh vực sinh học và nông nghiệp

Theo Đào Thế Tuấn, hệ thống là các tập hợp trật tự bên trong (hay bên ngoài) của các yếu tố có liên quan đến nhau (hay tác động lẫn nhau), thành

phần của hệ thống là các yếu tố Các mối liên hệ và tác động của các yếu tố

Trang 31

Hệ thống là một tổng thể có trật tự các yếu tố khác nhau có quan hệ và

tác động qua lại Một hệ thống có thể xác định như một tập hợp các đối tượng

hoặc các thuộc tính được liên kết bằng nhiều mối tương tác Quan điểm hệ thống là sự khám phá đặc điểm của hệ thống đối tượng bằng cách nghiên cứu bán chất và đặc tính của các mối tác động qua lại giữa các yếu tố (Phạm Chí Thành, 1996) [27]

Hồn thiện hệ thống hoặc phát triển HTCT mới, trên thực tế là sự tổ hợp lại

các công thức luân canh, tổ hợp lại các thành phần cây trồng và giống cây trồng, đảm bảo các thành phần trong hệ thống có mối quan hệ tương tác với nhau, thúc

đây lẫn nhau, nhằm khai thác tốt nhất lợi thế về điều kiện đất đai, tạo cho hệ thơng

có sức sản xuất cao, bảo vệ môi trường sinh thái (Lê Duy Thước, 1991)45] - Hệ thống nông nghiệp: Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về hệ thống nông nghiệp (Agricultural system) Theo Vissac (1970) thì hệ thống nông nghiệp là tập hợp không gian của sự phối hợp các ngành sản xuất và các kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thoả mãn các nhu cầu của mình Nó biểu hiện đặc biệt sự tác động qua lại giữa một hệ thống sinh học - sinh thái và môi trường tự nhiên là đại diện và một hệ thống xã hội - văn hoá, qua các hoạt động xuất phát từ những thành quả kỹ thuật Tác giả Mayzoyer (1986) lại cho rằng hệ thống nông nghiệp trước hết là một phương thức khai thác môi trường được hình thành và phát triển trong lịch sử, một hệ thống sản xuất thích ứng với các

điều kiện sinh thái, khí hậu của một không gian nhất định, đáp ứng với các điều

kiện và nhu cầu của thời điểm ấy Còn tác giả Touve (1988) lại cho rằng hệ thống nơng nghiệp thích ứng với các phương thức khai thác nông nghiệp của không gian nhất định do một xã hội tiến hành, là kết quả của sự phối hợp các

nhân tố tự nhiên, xã hội - văn hoá, kinh tế và kỹ thuật dẫn theo [26]

Mặc dù mỗi tác giả có một định nghĩa khác nhau về hệ thống nông

Trang 32

chất là một hệ sinh thái nông nghiệp được đặt trong một điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, tức là hệ sinh thái nông nghiệp được con người tác động bằng lao động, các tập quán canh tác, hệ thống các chính sách

Hệ thống nông nghiệp = hệ sinh thái nông nghiệp + các yếu tố kinh tế, xã hội Hệ thống nông nghiệp bao gồm nhiều hệ phụ như hệ phụ trồng trọt; chăn nuôi, chế biến, ngành nghề; quản lý, lưu thông và phân phối

- Hệ phụ trồng trọt: Hệ thống trồng trọt là hệ thống con và là trung tâm của hệ thống nông nghiệp, cấu trúc của nó quyết định sự hoạt động của các hệ thống có khác như: chăn nuôi, chế biến, ngành nghề Nói đến trồng trọt là nói đến cây trồng, cây trồng được trồng với nhiều mục đích khác nhau: cung cấp lương thực, thực phẩm; chăn ni; hàng hố

- Hệ thống cây trồng: Theo tác giá Zandsatra (1981) [52] thì hệ thống

cây trồng (Cropping system) là hoạt động sản xuất cây trồng trong nông trại bao gồm tất cả các hợp phần cần có để sản xuất một tô hợp các cây trồng và mối quan hệ giữa chúng với môi trường, các hợp phần này bao gồm tắt cả các yếu tô vật lý và sinh học cũng như kỹ thuật, lao động và quản lý

Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và tiến bộ khoa học, sự phân công trong nội bộ ngành Nông nghiệp ngày càng có sự thay đổi về tỷ lệ và phát triển thêm nhiều nghề mới, xuất hiện nhiều phân hệ mang tính liên tục và khơng ngừng hoàn thiện, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của xã hội về các sản phâm nơng nghiệp Q trình sản xuất và tiêu dùng là 2 quá trình đan xen mang tính lịch sử và xã hội, có tác động qua lại với nhau Sản xuất nông nghiệp càng phát triển, phong phú và đa dạng thì càng đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày càng tăng Sự xuất hiện nhu cầu dùng mới ngày càng thúc đây, cải tiến cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm

mới Quan hệ này tuân theo nguyên ly phát triển, được chuyển đổi từ thấp đến

Trang 33

- Hệ thống canh tác: Hệ thống canh tác là tổ chức cây trồng được bố trí trong khơng gian, thời gian và hệ thống các biện pháp kỹ thuật được thực hiện với tổ hợp đó nhằm đạt được năng suất cây trồng cao và nâng cao độ phì của

đất đai (Nguyễn Văn Luật, 1990) [22]

2.2.2 Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu

Hệ thống là một vấn đề được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu hệ thống đề được đề cập đến từ rất sớm, một số phương pháp nghiên cứu phổ biến như phương pháp mô hình hố, phương pháp chun khảo, phương pháp phân tích kinh tế, , sau đây là một số quan điểm, phương pháp của các nhà khoa học khi nghiên cứu về hệ thông

Phương pháp nghiên cứu hệ thống bằng mơ hình hố là một phương pháp thông dụng, dễ sử dụng, nhất là trong việc xây dựng một hệ thống cũng

như mô tả, phân tích hệ thống đó Tuỳ thuộc nội dung và quy mô hệ thống,

cấu trúc hệ thống và kỹ năng của người phân tích hệ thống mà các hệ thống được mơ hình hóa rất khác nhau (Đào Châu Thu, 2004)[30]

Để phát triển hệ thống canh tác cần xác định toàn bộ các trở ngại chủ yếu đến sự phát triển của hệ thống, định rõ được những giải pháp thử nghiệm khả thi, cả về kỹ thuật và thể chế Những giải pháp này sẽ bao gồm các yếu tố

thích hợp để cải tiến toàn bộ hệ thống canh tác (chuyên đổi cơ cấu cây trồng) Phát triển hệ thống còn phải xác định được các mối liên kết và hiệu ứng của cải tiến từng bộ phận trong hệ thống

Trang 34

Champer (1989)[49] đã đề xuất hướng nghiên cứu bắt đầu từ nơng đân

theo mơ hình “nông dân - trở lại - nông dân” Điểm xuất phát vấn đề bắt đầu từ sự lựa chọn của nông dân, nông dân trực tiếp tham gia thực hiện công tác nghiên cứu cùng với nhà khoa học và phố biến, chuyên giao kiến thức, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất cho nông dân khác trong vùng Một số cách trong hướng nghiên cứu này là nghiên cứu có định hướng tới nông dân nghèo; coi trọng kiến thức của nông dân nghèo; đặt người nông dân vào việc kiểm tra và có vai trị đảo ngược tình thế

Theo Carangal W.R (1987) thì hệ thống canh tác phụ thuộc vào môi

trường tự nhiên, kinh tế xã hội Hệ thống canh tác biểu thị tính đặc thù cao

của mơi trường, vì vậy phải nghiên cứu hệ thống canh tác ở nhiều môi trường khác nhau (dẫn theo Nguyễn Văn Lạng, 2002)[1§]

Zandsatra H.G (1981) [52] đã đề xuất phương pháp nghiên cứu hệ thống cây trồng đã được Viện lúa quốc tế IRRI và các chương trình nghiên cứu hệ thống cây trồng châu á ứng dụng và tiếp tục phát triển

FAO (1995)[51] đưa ra phương pháp phát triển hệ thống canh tác và cho đây là một phương pháp tiếp cận nhằm phát triển các hệ thống nông nghiệp và cộng đồng nông thôn trên cơ sở bền vững, việc nghiên cứu chuyển đổi cơ cầu sản xuất ngành trồng trọt phải được bắt đầu từ phân tích hệ thống canh tác truyền thống

Những nghiên cứu phát triển hệ thống canh tác của FAO là một nỗ lực nhằm bổ sung và hoàn thiện cho các tiếp cận đơn lẻ Xuất phát điểm của hệ thống canh tác là nhìn nhận cả nông trại như một hệ thống; phân tích toàn bộ hạn chế và tiềm năng; xác định các nghiên cứu thích hợp theo thứ tự ưu tiên

và những thay đổi cần thiết được thể chế vào chính sách; thử nghiệm trên thực

Trang 35

hiệu quả hiện tại trên quy mơ tồn nơng trại và đề xuất hướng cải tiến phát triển của nông trại trong thời gian tới

Spedding (1979) da dua ra 2 phương pháp cơ bản trong nghiên cứu cơ cấu cây trồng:

- Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống canh tác, hệ thống cây trồng cần dùng

phương pháp phân tích hệ thống để tìm ra điểm hẹp hay chỗ thắt lại của hệ

thống Đó là chỗ có ảnh hưởng khơng tốt đến hoạt động của hệ thống cần được

tác động sửa chữa, khai thông để hệ thống hoàn thiện hơn, có hiệu quả kinh tế

cao hơn (Đào Châu Thu, 2004)[30]

- Nghiên cứu xây dựng hệ thống mới: Phương pháp này địi hỏi phải có đầu tư, tính tốn và cân nhắc kỹ lưỡng, cách nghiên cứu này cần có trình độ cao hơn đề tổ chức, xắp đặt các bộ phận trong hệ thống dự kiến, đúng vị trí trong các mối quan hệ giữa các phần tử để đạt được mục tiêu của hệ thống tốt nhất

Viện sĩ Đào Thế Tuấn (1984) [34] đã dựa trên các mối quan hệ giữa cơ

cấu cây trồng và các yếu tố khác đề đề xuất bồ trí cơ cấu cây trồng ở một cơ sở sản xuất theo trình tự sau:

- Thu thập tài liệu về khí hậu, xem xét, đánh gia những thuận lợi và khó khăn - Thu thập các tài liệu về đất đai, đánh giá số lượng, chất lượng, khả năng khai thác và sử dụng, các mặt hạn chế của đất đai

- Xem xét tổng hợp về nước, hệ thống thuỷ lợi và các biện pháp quản lý

khai thác nước

- Xem xét bộ giống cây trồng đã được sử dụng; đặc tính tốt, xấu của từng giống trong quá trình sản xuất Từ đó định hình hướng lựa chọn các giống cây trồng thích hợp cho cơ cấu cây trồng dự định tiếp tục phát triển

- Xem xét tình hình sâu bệnh

Trang 36

Bằng các bước tiến hành trên, cho phép chủ cơ sở sản xuất, chủ hộ chọn ra các công thức luân canh cây trồng có hiệu quả cao nhất từ đó triển khai nhân rộng ra tồn vùng

Cịn tác giá Phạm Chí Thành và cộng sự (1996) [27] lại đề xuất phương

pháp điều tra, mô tả hệ thống nông nghiệp theo các bước sau:

- Mô tả nhanh điểm nghiên cứu, bao gồm phương pháp không dùng phiếu điều tra và phương pháp có dùng phiếu điều tra

- Phương pháp thu thập thông tin từ nông dân am hiểu công việc (KIP) - Phương pháp thu thập, phân tích và đánh gia thong tin (SWOT) - Thu thập thông tin, xác định, chuân đoán những hạn chế, trở ngại (phương pháp ABC và phương pháp WEB)

- Xây dựng bản đồ mặt cắt, mô tả hệ sinh thái nông nghiệp và mô tả

hoạt động sản xuất nông hộ

- Xử lý, phân tích số liệu và trình bày kết quả các cuộc điều tra, khảo sát (xử lý số liệu, chọn hệ thống phân tích, trình bày kết quả)

Phương pháp nghiên cứu cơ cấu cây trồng này về sau được Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (TRRI) và các chương trình nghiên cứu về cơ cấu cây trồng quốc gia trong mạng lưới hệ thống cây trồng Châu Á (Asian Cropping System

Network - ACSN) sử dụng và phát triển (Bùi Huy Hiển và CTV, 2001) Quá

trình nghiên cứu liên quan đến một loạt các hoạt động trong nông trại Tổ chức thực hiện theo các bước sau:

() Chọn điểm: địa điểm nghiên cứu là một hoặc vài loại đất Tiêu chí dé

chọn điểm nghiên cứu là có tiềm năng năng suất, đại diện cho vùng rộng lớn, nông dân sẵn sàng hợp tác Sẽ rất thuận lợi nếu chọn điểm nghiên cứu được Chính phủ ưu tiên vì chương trình sản xuất sau này sẽ thực hiện dé dang hon

Trang 37

(ii) Thiết kế cơ cấu cây trồng: các mô hình cây trồng được thiết kế trên những đặc điểm của điểm nghiên cứu, nhằm đạt được sản lượng, lợi nhuận cao, ồn định và bảo vệ môi trường sinh thái

(v) Thử nghiệm cây trồng mới: cơ cấu cây trồng được thử nghiệm trên ruộng nông dân, nhằm xác định khả năng thích nghi và ơn định của chúng Chỉ tiêu theo đõi gồm năng suất nông học, hiệu quả sử dụng đất, yêu cầu về tài nguyên (lao động, vật tư và hiệu quả kinh tế)

(v) Đánh giá sản xuất thử: những mơ hình cây trồng có năng suất và hiệu quả được xác định dựa trên kết quả thử nghiệm, sau đó được đưa vào sản xuất thử nhằm đánh giá khả năng thích nghi trên điện rộng của mơ hình triển vọng trước khi xây dựng những chương trình sản xuất ở qui mô lớn hơn

(vi) Chương trình sản xuất: sau khi xác định những cơ cấu cây trồng thích hợp nhất và những biện pháp kỹ thuật liên hoàn kèm theo, các tổ chức khuyến nông với sự giúp đỡ của chính quyền, xây dựng chương trình quảng bá, thực hiện chương trình sản xuất

2.3 Tình hình nghiên cứu về cơ cấu cây trồng

2.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Dé đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng của con người các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu hệ thống nông nghiệp bắt đầu từ nghiên cứu chế độ luân canh, xen canh, gối vụ cây trồng đề tăng năng suất và sản lượng; đặc biệt là ở nước nhiệt đới và á nhiệt đới, nơi có điều kiện sinh thái thuận lợi cho việc luân canh, tăng vụ

Trang 38

thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ cũng đã được tiến hành ở khu vực này khá mạnh mẽ

Từ những thập niên 60, các nhà sinh lý thực vật đã nhận thấy rằng không một loại cây trồng nào có thế sử dụng hoàn toàn triệt để tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng Các Viện nghiên cứu nông nghiệp trên thế giới hàng năm đã lai tạo, tuyến chọn ra nhiều loại giống cây trồng mới, đưa ra nhiều công thức luân canh, quy trình kỹ thuật tiến bộ, đề xuất cơ cấu cây trồng thích hợp cho từng vùng sinh thái nhằm tăng năng suất, sản lượng và giá trị sản lượng/đơn vị diện tích canh tác Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI đã góp nhiều thành tựu về cơ

cấu giống lúa (Vũ Tuyên Hoàng, 1995) [16], (Trần Đình Long, 1997) [21]

Nhật Bản là một nước có điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất nơng nghiệp Do đó các nhà khoa học nông nghiệp Nhật Bản đã tập trung nghiên cứu và đề ra các chính sách quan trọng, xây dựng những chương trình có mục tiêu như an toàn lương thực, cải cách ruộng đất, ôn định thị trường nông sản và đây mạnh công tác khuyến nông, nhằm đảm bảo an ninh, an toàn lương thực và thực hiện một số giải pháp về kỹ thuật, cải cách nông thôn nhờ vậy đến nay Nhật Bản đã trở thành một quốc gia có nền công nghiệp nông nghiệp (nền nông nghiệp hiện đại) hàng đầu của thế giới (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 1996) [33]

Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ thống hoá 4 tiêu chuẩn của hệ thống

cây trồng là sự phối hợp giữa cây trồng và vật nuôi, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi gia súc, cường độ lao động, vốn đầu tư, tổ chức sản xuất và sản phẩm làm ra, tính chất hàng hố của sản phẩm (Nguyễn Duy Tính, 1995)[2§]

Từ năm 1975 đã hình thành mạng lưới nghiên cứu hệ thống cây trồng với 4 nước thành viên, đến thập ký 80 đã mở rộng phạm vi đến 16 nước và đã tổ

Trang 39

- Tăng vụ lúa ngắn ngày, thu hoạch trước mùa lũ

- Thử nghiệm tăng vụ cây màu bằng các cây trồng mới, xen canh, luân canh, thâm canh, tăng vụ

- Xác định hiệu quả của các công thức luân canh, tìm và khắc phục các yếu tố hạn chế đề phát triển công thức đạt hiệu quả cao (Lý Nhạc, 1987)[23]

ở Thái Lan, công thức độc canh lúa xuân - lúa mùa hiệu quả kinh tế thấp và chi phí thuỷ lợi quá lớn, hơn nữa do độc canh lúa đã làm giảm độ phì của đất Vì vậy, họ đã chuyển sang sản xuất theo công thức luân canh đậu tương - lúa mùa, hiệu quả kinh tế tăng gấp đôi, đồng thời độ phì đất cũng tăng lên rõ rệt (Nguyễn Duy Tính, 1995)[28]

Mơ hình sử dụng đất đốc hợp lý của Thái Lan bằng cách trồng cây họ đậu thành băng theo đường đồng mức để chống xói mịn, tăng độ phì cho đất và đem lại hiệu quả kinh tế cao Hệ thống cây trồng kết hợp trồng xen cây họ đậu với cây lương thực trên đất dốc đã làm tăng năng suất cây trồng, tăng được chất xanh tại chỗ, tăng nguồn vi sinh vật có ích trong đất Bình quân lương thực của Thái Lan trong 10 năm (1977 - 1987) đã tăng 3%, trong đó lúa gạo tăng 2,4%, ngô tăng 6,1%, ngoài ra các cây trồng có giá trị kinh tế cao như dừa, cao su, cà phê, chè cũng được chú ý phát triển nhờ sản xuất nông nghiệp theo hướng đa cây trồng, đa thời vụ gắn với thị trường nên giá trị nông sản đã chiếm tỷ trọng lớn trong tống kim ngạch xuất khẩu (Nguyễn Điền, 1997)[9]

Trang 40

trồng, nâng cao khả năng canh tác của đất đai, nhập thêm nhiều giống cây

trồng mới có giá trị kinh tế cao Những biện pháp đó đã giúp Đài Loan

chuyển sang nền nơng nghiệp hàng hố và xuất khâu nhiều nông sản; đồng thời có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ở một số nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Đài Loan đã thành công trong việc nghiên cứu cây màu chịu bóng để trồng xen trong mía Các giống cây màu chịu hạn trồng vào mùa khô để tăng vụ sau khi thu hoạch lúa mùa Để phát triển nông

nghiệp nông thôn, Đài Loan đã tiến hành cải cách ruộng đất, cải tiến kỹ thuật,

phát triển nông nghiệp, thúc đây kiến thiết nông thôn Cơ cấu sản xuất nông nghiệp cũng chuyền dịch theo hướng phù hợp với yêu cầu của cơng nghiệp hố, giảm tỷ trọng sản lượng trồng trọt từ 71,9% (năm 1952) xuống 47,1% (nam 1981), tang giá trị sản lượng công nghiệp từ 15,6% lên 19,5% [33]

Từ những mối liên hệ giữa cây trồng với môi trường và quản lý nông nghiệp, Bill Mollison (1994) [1] đã đề ra phương pháp nghiên cứu hệ thống công thức luân canh cây trồng mới với hệ canh tác đơn giản để thay thế hệ thống canh tác cũ, nhằm khắc phục tình trạng mắt cân bằng sinh học, có tiềm lực về mặt kinh tế, có khả năng thoả mãn những nhu cầu của con người mà khơng bóc lột đất đai, ô nhiễm môi trường Nông nghiệp bền vững, sử dụng những đặc điểm của cảnh quan và cấu trúc, sử dụng diện tích một cách ít nhất

Một số nhà khoa học nông nghiệp cho rằng, quá trình phát triển của hệ thống cây trồng là sự phát triển đồng ruộng đi từ đất cao đến đất thấp Có nghĩa là hệ thống cây trồng đã phát triển trên hệ thống đất cao trước, sau đó mới đến đất thấp, đây là quá trình hình thành của hệ sinh thái đồng ruộng

Chương trình nghiên cứu phối hợp toàn ấn Độ từ năm 1960 - 1972 đã

Ngày đăng: 09/08/2014, 20:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w