1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO bền VỮNG ở HUYỆN a lưới TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

96 852 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1 MB

Nội dung

Việt Nam là một trong những nước có thu nhập thấp trên thế giới, do đóchương trình xóa đói giảm nghèo là một chiến lược lâu dài cần được quan tâmgiúp đỡ của cộng đồng quốc tế kết hợp chặ

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

- -TRƯƠNG THỊ THƯ XINH

GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Ở HUYỆN A LƯỚI - TỈNH THỪA THIÊN

HUẾ

KHÓA LUẬN TỐT

NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

ThS LÊ THỊ THU HƯƠNG

Huế, khóa học 2012 – 2016

Trang 3

Để hoàn thành khóa luận này, em xin bày tỏlòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến:

Cô giáo ThS Lê Thị Thu Hương đã giúp đỡ,hướng dẫn em tận tình trong suốt quá trình thựchiện khóa luận

Tập thể quý thầy cô giáo trong khoa Giáo dụcChính trị, trường Đại học Sư Phạm Huế, tập thể lớpGiáo dục Quốc phòng An ninh đã có những khích

lệ, động viên cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi

để em hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu

Cuối cùng là sự quan tâm, động viên, giúp đỡcủa gia đình, người thân và bạn bè đã tạo động lực

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

LĐTB & XH : Lao động thương binh và xã hội

UBND : Ủy ban nhân dân

UBMTTQ : Ủy ban mặt trận Tổ quốc

CN – XD : Công nghiệp – xây dựng

THCS : Trung học cơ sở

NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tỉ lệ hộ nghèo ở Việt Nam phân theo thành thị và nông thôn 17Bảng 1.2: Tỉ lệ nghèo phân theo vùng của nước ta từ năm 2010 đến 2013 18Bảng 2.1: Cơ cấu dân số huyện A Lưới năm 2014 39Bảng 2.2: Giá trị sản xuất theo ngành kinh tế của huyện A Lưới giai đoạn

2011 – 2014 42Bảng 2.3: Thu nhập bình quân đầu người huyện A Lưới giai đoạn 2011 - 2015 48Bảng 2.4: Số hộ nghèo của huyện A Lưới giai đoạn 2011 - 2014 51Bảng 2.5: Diễn biến kết quả giảm nghèo giai đoạn 2014 – 2015 ở huyện A Lưới 53

Trang 6

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu 2

3 Mục đích và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Đóng góp của đề tài 5

7 Kết cấu của đề tài 5

B NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO ĐÓI 6

1.1 Những vấn đề chung về nghèo đói 6

1.1.1 Khái niệm nghèo đói 6

1.1.2 Khái niệm xóa đói giảm nghèo 8

1.1.3 Tiêu chuẩn phân định nghèo đói 9

1.1.3.1 Quan điểm của thế giới 9

1.1.3.2 Quan điểm của Việt Nam 9

1.1.4 Đặc điểm của nghèo đói 13

1.2 Thực trạng nghèo đói trên thế giới và Việt Nam 14

1.2.1 Thực trạng nghèo đói trên thế giới 14

1.2.2 Thực trạng nghèo đói ở Việt Nam 16

1.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách giảm nghèo 20

1.4 Nguyên nhân nghèo đói 24

1.4.1 Nguyên nhân chủ quan 24

1.4.2 Nguyên nhân khách quan 25

1.5 Kinh nghiệm giảm nghèo của một số địa phương ở Việt Nam và bài học rút ra đối với huyện A Lưới 26

1.5.1 Kinh nghiệm giảm nghèo của một số địa phương ở Việt Nam 26

1.5.1.1 Kinh nghiệm giảm nghèo ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa 27

Trang 7

1.5.1.2 Kinh nghiệm giảm nghèo của huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai 28

1.5.1.3 Kinh nghiệm giảm nghèo của huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa 29

1.5.2 Bài học kinh nghiệm giảm nghèo rút ra cho huyện A Lưới 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI Ở HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 33

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện A Lưới 33

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 33

2.1.1.1 Về vị trí địa lý 33

2.1.1.2 Về khí hậu 35

2.1.1.3 Về nguồn nước 36

2.1.1.4 Nguồn tài nguyên 36

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 38

2.1.2.1 Dân số và nguồn lao động 38

2.1.2.2 Cơ sở hạ tầng 40

2.1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 41

2.2 Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện A Lưới ảnh hưởng đến nghèo đói 44

2.2.1 Thuận lợi 44

2.2.2 Khó khăn 45

2.3 Thực trạng nghèo đói của huyện A Lưới 46

2.3.1 Thực trạng sản xuất và đời sống của người dân ở huyện A Lưới 46

2.3.2 Tình hình chung về nghèo đói của huyện A Lưới 51

2.4 Nguyên nhân nghèo đói của huyện A Lưới 54

2.4.1 Nguyên nhân chủ quan 54

2.4.2 Nguyên nhân khách quan 55

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 57

3.1 Phương hướng giảm nghèo bền vững ở huyện A Lưới 57

3.1.1 Phương hướng chung của huyện A Lưới 57

Trang 8

3.1.2 Phương hướng cụ thể 57

3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm nghèo bền vững ở huyện A Lưới 59

3.2.1 Giải pháp về vốn 59

3.2.2 Giải pháp về đất đai 61

3.2.3 Giải pháp về giải quyết việc làm 63

3.2.4 Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội 66

3.2.4.1 Tập trung đầu tư, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng 66

3.2.4.2 Khuyến nông và nâng cao trình độ văn hóa, khoa học cho chủ hộ .67

3.2.4.3 Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa 70

3.2.4.4 Phát triển các ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn cho hộ nghèo 72

3.2.5 Giải pháp về an sinh xã hội 73

3.2.5.1 Tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với các hộ nghèo 73

3.2.5.2 Có các chính sách hỗ trợ kịp thời cho các hộ nghèo 74

3.2.5.3 Thực hiện tốt các chính sách về giáo dục và đào tạo, văn hóa và dân số kế hoạch hóa gia đình 75

C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78

1 Kết luận 78

2 Kiến nghị 79

2.1 Đối với Nhà nước 79

2.2 Đối với địa phương 79

2.3 Đối với hộ nghèo 80

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

PHỤ LỤC 83

Trang 9

A MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Đói nghèo là một vấn đề toàn cầu đã và đang diễn ra trên khắp các châu lụcvới những mức độ khác nhau và trở thành một thách thức lớn đối với sự phátriển của từng khu vực, từng quốc gia, dân tộc, địa phương Hiện nay trên thếgiới có khoảng 1,5 tỷ người đang sống trong cảnh đói nghèo, kể cả nước có thunhập cao nhất thế giới vẫn có tỉ lệ dân sống trong tình trạng nghèo nàn cả về vậtchất lẫn tinh thần Đối với nước giàu, tỷ lệ đói nghèo thấp hơn các nước kémphát triển song khoảng cách giàu nghèo lại lớn hơn rất nhiều Trong xu thế hợptác và toàn cầu hóa hiện nay, vấn đề xóa đói giảm nghèo không còn là tráchnhiệm của mỗi quốc gia mà đã trở thành mối quan tâm chung của cả cộng đồngquốc tế Việt Nam là một trong những nước có thu nhập thấp trên thế giới, do đóchương trình xóa đói giảm nghèo là một chiến lược lâu dài cần được quan tâmgiúp đỡ của cộng đồng quốc tế kết hợp chặt chẽ với tinh thần tự lực, tự cường.Đói nghèo là một lực cản trên con đường tăng trưởng và phát triển của quốcgia, nghèo khổ luôn đi liền với trình độ dân trí thấp, tệ nạn xã hội, bệnh tật tăng,

an ninh chính trị không ổn định Giải quyết tình trạng đói nghèo là một trongnhững vấn đề xã hội vừa mang tính cơ bản lâu dài, vừa là nhiệm vụ cấp bách,nhằm bảo đảm phát triển kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội Vì vậy, trongnhững năm qua, Đảng và Nhà nước ta có rất nhiều chủ trương về xóa đói giảmnghèo Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, XI, một lần nữa Đảng ta khẳngđịnh: “Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế , xã hội và trợgiúp về điều kiện kinh tế, xã hội và trợ giúp về điều kiện sản xuất , nâng caokiến thức để người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo tự vươn lên thoát nghèo và cảithiện mức sống bền vững”

Sau 30 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đang từng bước khởi sắc và đạtđược nhiều thành tựu to lớn, đời sống nhân dân đã được cải thiện và nâng caotừng bước rõ rệt Tuy nhiên, cùng với xu thế phát triển đi lên của xã hội, bêncạnh một bộ phận dân cư giàu lên, vẫn còn bộ phận không nhỏ rơi vào cảnhđói nghèo với khoảng cách ngày càng xa Nhận thức được tầm quan trọng và

Trang 10

tính cấp bách của nó, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm và xác định giảmnghèo là nội dung xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh”.

Xóa đói giảm nghèo trong nhân dân, đặc biệt là nhân dân ở vùng cao, vùngsâu, vùng xa, ở các huyện miền núi hiện nay là tiền đề kinh tế cần thiết để giữvững ổn định chính trị, xã hội, bảo đảm cho cuộc sống của người dân được cảithiện, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, thực hiện thànhcông sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

A Lưới là một huyện miền núi thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, có một điểmchung như các địa phương khác đó là tình trạng nghèo đói vẫn còn cao Nếunăm 2013, tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 13,64%, thì đến năm 2015, tỷ lệ hộnghèo đã giảm xuống còn dưới 10% (giảm 3,64% so với năm 2013), đời sốngnhân dân vẫn chưa được cải thiện Do đó, yêu cầu bức thiết đặt ra đối với huyện

A Lưới là thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo kết hợp với nâng

cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân Vì vậy, tôi chọn vấn đề “Giải pháp

giảm nghèo bền vững ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài

khóa luận tốt nghiệp

2 Tình hình nghiên cứu

Xóa đói giảm nghèo là một trong những vấn đề mang tính toàn cầu, đượcnhiều người quan tân nghiên cứu, tiêu biểu như:

- Nguyễn Thị Cành: “Diễn biến mức sống dân cư, phân hóa giàu nghèo và

các giải pháp xóa đói giảm nghèo trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam nhìn từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản Lao động - xã

hội, 2001

Nội dung sách đề cập đến một số vấn đề lý luận về nghèo đói, phân hóagiàu nghèo và thực tiễn phân hóa giàu nghèo ở một số nước trên thế giới cũngnhư tổng quan về thực trạng, diễn biến mức sống dân cư và xu thế phân hóa giàunghèo tại Việt Nam qua một số cuộc điều tra từ năm 1989 – 1998

Trang 11

- Nguyễn Đức Quyết với “Một số chính sách quốc gia về việc làm và xóa

đói giảm nghèo”, Nhà xuất bản Lao động – Hà Nội, 2002 đề cập đến một số

chính sách quốc gia về việc làm cũng như các chính sách quốc gia về xóa đóigiảm nghèo và kết quả đạt được của các chính sách đó

- Hà Quế Lâm: “Xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện

nay - thực trạng và giải pháp”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2002.

Nội dung sách đề cập đến thực trạng xóa đói giảm nghèo và đưa ra một sốkiến nghị về định hướng và giải pháp xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu

- Trần Thị Bích Hạnh: Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở các

tỉnh duyên hải miền Trung trong những năm qua và những giải pháp cho thời gian tới.

Tác giả đã khái quát tình hình thực hiện chiến lược xóa đói giảm nghèo ởcác tỉnh duyên hải miền Trung thời gian qua (2001-2005), từ đó đánh giá chung

về công tác chỉ đạo và thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo Trên cơ sở

đó, tác giả đưa ra các giải pháp để đẩy mạnh chương trình xóa đói giảm nghèo ởcác tỉnh miền Trung trong thời gian tới

Ngoài ra còn có rất nhiều tác giả đề cập đến vấn đề nghèo đói ở những khíacạnh khác nhau Tuy nhiên, nghiên cứu về vấn đề nghèo đói và giải pháp giảmnghèo bền vững ở địa bàn miền núi huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế thìchưa có nhiều tác giả tập trung nghiên cứu

3 Mục đích và phạm vi nghiên cứu.

3.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như thực trạng xóa đói giảm nghèo

ở huyện A Lưới Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp giảm nghèo bền vững chodân cư trên địa bàn huyện trong thời gian tới (từ năm 2016 đến năm 2020)

Trang 12

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu một số vấn đề chung về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo

- Đánh giá thực trạng đói nghèo ở huyện A Lưới từ đó đề xuất giải phápgiảm nghèo bền vững ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

4 Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài chỉ nghiên cứu vấn đề giảm nghèo dưới góc độ kinh tế chính trị

- Nghiên cứu về thực trạng đói nghèo ở huyện A Lưới , tỉnh Thừa ThiênHuế từ năm 2010 đến năm 2015

5 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở lí luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đề tàicòn sử dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp:

+ Tổng hợp số liệu: Đề tài đã sử dụng các phương pháp thống kê theo một

số tiêu thức thông qua phần mềm Excel

+ Phân tích số liệu: Trên cơ sở các số liệu đã tổng hợp, đề tài đã tiến hànhphân tích để biết rõ hơn bản chất, ý nghĩa của các con số từ đó biết được đờisống của dân cư trên địa bàn huyện A Lưới

- Phương pháp sưu tầm và xử lý số liệu: Số liệu được thu thập chủ yếu từcác văn bản, báo cáo tổng kết của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy bannhân dân huyện, các nguồn số liệu ở phòng thống kê huyện A Lưới, tỉnh ThừaThiên Huế về thực trạng đói nghèo cũng như đời sống của người dân trên địabàn huyện

Với mục đích đánh giá được tình hình và những nguyên nhân dẫn đến đóinghèo của người dân trên địa bàn huyện Từ đó tìm ra phương hướng cũng nhưgiải pháp giảm nghèo cho người dân một cách hiệu quả nhất

- Phương pháp thống kê: Số liệu được sử dụng chủ yếu từ các niên giámthống kê của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Phương pháp so sánh: So sánh số liệu giữa các năm từ năm 2010 đến năm

2015 để từ đó rút ra được kết luận khách quan nhất, cụ thể nhất về thực trạng đóinghèo cũng như đời sống của người dân trên địa bàn huyện A Lưới

Trang 13

6 Đóng góp của đề tài

- Đề tài kế thừa và chọn lọc những công trình nghiên cứu của các tác giả đitrước nhằm làm rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước trong chiến lược xóa đóigiảm nghèo

- Nêu lên thực trạng nghèo đói và các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đóitrên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Trên cơ sở đó đề xuấtphương hướng và giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững cho dân cư trên địabàn huyện A Lưới

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luậngồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nghèo đói

Chương 2: Thực trạng nghèo đói ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.Chương 3: Phương hướng và giải pháp giảm nghèo bền vững ở huyện ALưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang 14

B NỘI DUNG CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO ĐÓI

1.1 Những vấn đề chung về nghèo đói

1.1.1 Khái niệm nghèo đói

Trên thế giới, khái niệm nghèo đói được dùng từ rất lâu để diễn đạt mứcsống của một nhóm dân cư, một quốc gia hay một nhóm quốc gia với mức sốngcủa cộng đồng, quốc gia hay nhóm quốc gia khác nhau Có rất nhiều cách địnhnghĩa khác nhau về nghèo đói

Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng: Nghèo đói là sự thiếu hụt không thểchấp nhận được trong phúc lợi xã hội của con người, bao gồm cả những khíacạnh sinh lí học và xã hội học Thiếu hụt về sinh lí học là không đáp ứng đượcnhu cầu vật chất và sinh học như dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục và nhà ở.Thiếu hụt về mặt xã hội liên quan dến những khái niệm bình đẳng, rủi ro vàđược tự chủ, tôn trọng xã hội…

Ở nước ta, trước đây quan niệm những người nghèo khổ là những ngườibần cùng cố nông, không có ruộng đất, đi làm thuê, cuốc mướn, đi ở

Ở mỗi khu vực, mỗi thời kỳ có sự khác nhau trong quan niệm về nghèo đói.Chính vì những khác nhau đó mà tại Hội nghị chống nghèo đói khu vực Châu Á

- Thái Bình Dương tổ chức tại Băng Cốc (Thái Lan) vào tháng 9/1993 đã đưa ra

định nghĩa về nghèo đói như sau: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư

không được hưởng hoặc thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển và phong tục tập quán của địa phương” [19,1] Đây là định nghĩa được thừa nhận và sử

dụng rộng rãi nhất

Nhà kinh tế học người Mỹ Galbraith đưa ra quan niệm: “Con người bị coi

là nghèo khổ khi mà thu nhập của họ ngay dù khi thích đáng nhất để họ có thể tồn tại rơi xuống rõ rệt dưới mức của cộng đồng Khi đó họ không thể có những

Trang 15

gì mà đa số người trong cộng đồng coi như là cái cần thiết tối thiểu để sống đúng mức” [19,1]

Hay theo Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại

Conpenhagen Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra cụ thể hơn về nghèo đói: “Người

nghèo là tất cả những người có thu nhập thấp hơn dưới 1USD mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ mua những sản phẩm thiết yếu tồn tại”.

Riêng quan niệm của chính người nghèo ở nước ta cũng như một số quốcgia khác trên thế giới về nghèo đói đơn giản hơn, trực diện hơn Người dân nóirằng: Nghèo đói là gì ư? Là hôm nay con tôi ăn khoai, ngày mai không biết contôi ăn gì? Bạn nhìn nhà của tôi thì biết, ngồi trong nhà cũng thấy mặt trời, khimưa thì trong nhà cũng như ngoài sân, hoặc là với nhà bằng tranh tre, nứa, látạm bợ, xiêu vẹo, dột nát, không đủ đất đai sản xuất, không có trâu bò, không có

ti vi, con cái thất học, ốm đau không có tiền đi khám bệnh [19,2]

Nghèo là khái niệm bao hàm trong đó cả khái niệm nghèo đói tuyệt đối vànghèo đói tương đối

Nghèo đói tuyệt đối: là việc không thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu để nhằm

duy trì cuộc sống của con người như: cơm an không no, áp không mặc đủ, nhàcửa không đảm bảo chống được mưa nắng thiên tai, bão lũ, không so sánh với aikhác nhưng bản thân họ không đủ lượng callo cần thiết để duy trì cuộc sống.Theo David O.Dapice , Viện phát triển quốc gia Harvard: “Nghèo khổ tuyệtđối là không có khả năng mua một lượng sản phẩm tối thiểu để sống” [19,1].Như vậy, nghèo tuyệt đối là hiện tượng xảy ra khi mức thu nhập hay tiêudùng của một người hay hộ gia đình giảm xuống mức thấp hơn chuẩn nghèo.Chuẩn nghèo là chi phí cần thiết để đảm bảo đáp ứng nhu cầu thiết yếu củacuộc sống Có 3 bước xây dựng chuẩn nghèo tuyệt đối:

Bước 1: Chọn thước đo phúc lợi

Bước 2: Tiến hành điều tra khảo sát mức chỉ tiêu thực tế của dân cư

Bước 3: Xây dựng chuẩn nghèo

Nghèo đói tương đối: là sự thỏa mãn chưa đầy đủ nhu cầu cuộc sống của

con người như: cơm ăn chưa ngon, quần áo mặc chưa đẹp, nhà cửa chưa được

Trang 16

khang trang… Hay nói cách khác là có sự so sánh về thỏa mãn các nhu cầu cuộcsống giữa người này với người khác, giữa vùng này với vùng khác

Nghèo đói tương đối được xét trong tương quan xã hội, phụ thuộc nơi dânsinh sống và phương thức tiêu thụ phổ biến nơi đó Nghèo đói tương đối đượchiểu là những người sống dưới mức tiêu chuẩn có thể chấp nhận được trongnhững địa điểm và thời gian xác định Đây là những người cảm thấy bị tước đoạtnhững cái mà đại bộ phận những người khác trong xã hôi được hưởng do đóchuẩn mực xem xét nghèo khổ tương đối thường khác nhau từ nước này sangnước khác hoặc từ vùng này sang vùng khác Nghèo khổ tương đối cũng là mộthình thức biểu hiện bất bình đẳng trong phân phối và thu nhập

Như vậy, nghèo đói là khái niệm dùng để chỉ cả tình trạng nghèo và tìnhtrạng đói dù đây là hai vấn đề khác nhau Khi nói đến đói là nói đến tình trạngkhông đủ nhu cầu về ăn, còn nghèo là tình trạng khó khăn chung về việc không

có khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản, song chủ yếu là nhu cầu phi lươngthực như nhà ở, giáo dục, y tế, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội

Nghèo đói đã và đang là vấn đề xã hội không chỉ ở những nước kém pháttriển mà còn ở các nước phát triển, là mối quan tâm của toàn thể nhân loại

1.1.2 Khái niệm xóa đói giảm nghèo

Quan niệm xóa đói giảm nghèo một cách toàn diện là một hệ thống tácđộng cộng hưởng, đồng hướng đích bao gồm Nhà nước, doanh nghiệp và cộngđồng mà hành vi cuối cùng là bản thân người nghèo, hộ nghèo vươn lên hòanhập với cộng đồng cùng phát triển, đủ trí tuệ, năng lực, nguồn lực, độc lập, tựchủ, xóa đói giảm nghèo trong hiện nay, làm giàu bền vững trong tương lai

Hay nói cách khác, “Xóa đói giảm nghèo là tổng thể các biện pháp, các

chính sách của Nhà nước và xã hội hay của chính đối tượng thuộc diện nghèo đói, nhằm tạo điều kiện để họ có thể tăng thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu nhập không đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu trên cơ sở chuẩn nghèo được quy định theo từng địa phương, khu vực, quốc gia…” [2,69].

Trang 17

1.1.3 Tiêu chuẩn phân định nghèo đói

1.1.3.1 Quan điểm của thế giới

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều thước đo khác nhau đánh giá giàu nghèo.Các quốc gia khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá mức độgiàu nghèo

Chỉ tiêu thu nhập: Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra khuyến nghị thang đo

đói nghèo như sau:

- Đối với nước nghèo, các cá nhân được gọi là nghèo đói khi có mức thunhập dưới 0,5USD/ ngày

- Đối với các nước đang phát triển là 1USD/ ngày

- Đối với các nước thuộc Châu Mỹ La Tinh và Caribe là 2USD/ ngày

- Các nước Đông Âu là 4USD/ ngày

- Các nước công nghiệp phát triển là 14,4USD/ ngày

Chuẩn nghèo của thế giới hiện nay thu nhập bình quân là 1.25USD/ người/ngày, còn đối với chuẩn nghèo của Châu Á là 1.35USD/ người/ ngày

Chỉ tiêu HDI: Chỉ số phát triển của con người (HDI) là chỉ số tổng hợp của

tuổi thọ trung bình, tỷ lệ biết chữ, giáo dục và các tiêu chuẩn cuộc sống của cácquốc gia trên thế giới Nó là chỉ số tiêu chuẩn của chất lượng cuộc sống, đặc biệt

là phúc lợi trẻ em HDI còn được sử dụng đánh giá một quốc gia là nước pháttriển, nước đang phát triển và nước kém phát triển Đây cũng là chỉ số xác định

sự ảnh hưởng của các chính sách kinh tế đến chất lượng cuộc sống, là chỉ số hếtsức rất quan trọng để hiểu về trình độ phát triển kinh tế xã hội và cộng đồng

1.1.3.2 Quan điểm của Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về nghèo đói vàcác phương pháp xác định chuẩn nghèo khác nhau Đó là cách xác định chuẩnnghèo của Chính phủ do Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội công bố, chuẩnnghèo của Tổng cục thống kê, chuẩn nghèo của WB Theo các phương pháp xácđịnh đó chuẩn nghèo luôn luôn biến đổi theo không gian và thời gian

Trang 18

Về không gian nó biến đổi theo trình độ phát triển kinh tế xã hội từng vùnghay từng miền Ở Việt Nam, chuẩn nghèo thay đổi theo hai vùng sinh thái khácnhau đó là vùng đô thị, vùng nông thôn đồng bằng và vùng nông thôn miền núi.

Về thời gian, chuẩn nghèo cũng thay đổi theo trình độ phát triển kinh tế xãhội và nhu cầu con người theo từng giai đoạn lịch sử Bởi xã hội ngày càng pháttriển, đời sống con người ngày càng được cải thiện, đòi hỏi những nhu cầu thiếtyếu cao hơn, tất nhiên là không phải các nhóm dân cư đều có tốc độ cải thiệngiống nhau Thông thường thì nhóm không nghèo có tốc độ tăng mức thu nhập,mức sống cao hơn nhóm nghèo Có thể xác lập các chỉ tiêu để đánh giá về nghèođói theo các chỉ tiêu sau:

- Chỉ tiêu về thu nhập

- Chỉ tiêu về nhà ở và tiện nghi sinh hoạt

- Chỉ tiêu về tư liệu sản xuất

- 1995

(Mức chỉ tiêu

lương thực quy

gạo/ tháng)

Hộ đói ở nông thôn Dưới 80kg/người/tháng

Hộ đói ở thành thị Dưới 13kg/người/tháng

Hộ nghèo ở nông thôn Dưới 15kg/người/tháng

Hộ nghèo ở thành thị Dưới 20kg/người/tháng

Dưới 15kg gạo/người/tháng tươngđương 55.000 đồng

Hộ nghèo ở vùng nôngthôn, đồng bằng trung du

Dưới 20kg gạo/người/tháng tươngđương 70.000 đồng

Hộ nghèo ở vùng thànhthị

Dưới 25kg gạo/người/tháng tươngđương 90.000 đồng

Hộ đói Dưới 50.000 đồng/người/tháng

Trang 19

Dưới 200.000 đồng/người/tháng

Hộ nghèo ở khu vựcthành thị

Từ 401.000 đồng đến 520.000đồng/người/tháng

1.000.000 đồng/người/tháng

Hộ cận nghèo ở thành thị 1.300.000 đồng/người/tháng

Chuẩn nghèo được áp dụng cho tất cả các địa phương và vùng lãnh thổ.Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội và kết quả xóa đóigiảm ngèo của từng địa phương, địa phương có ba điều kiện sau thì có thể đưa rachuẩn đói nghèo của địa phương cao hơn chuẩn đói nghèo tối thiểu trên:

- Thu nhập bình quân đầu người của địa phương cao hơn thu nhập bìnhquân của cả nước

- Có tỉ lệ nghèo thấp hơn bình quân cả nước

- Có đủ nguồn lực cân đối cho các giải pháp xóa đói giảm nghèo

Trang 20

* Chỉ tiêu về nhà ở và tư liệu sinh hoạt:

Những người nghèo thường sống trong những căn nhà tồi tàn, nhà tranhvách đất, một số ít là nhà tạm bán kiên cố Những hộ có nhà cửa được xâydựng thì là những căn nhà tàn dư, đồ thừa kế của các thế hệ trước để lại hoặcđược hỗ trợ từ các chương trình dự án xóa đói giảm nghèo chứ không phải là

do hộ tự làm ra

Tư liệu sinh hoạt của các hộ nghèo thường đơn giản không có gì ngoàinhững đồ dùng không thể thiếu được như giường chõng, bàn ghế và một số thứkhác có giá trị không lớn, hoặc những đồ cũ mua lại sắp hư hỏng

* Chỉ tiêu về tư liệu sản xuất:

Người nghèo thường có rất ít tư liệu sản xuất, công cụ sản xuất thường thô

sơ, đất đai là tư liệu sản xuất chính của hộ nghèo Nhưng thường thì diện tích đấtcủa các hộ ở đây rất nhỏ, chất đất không tốt, khó khăn cho việc sản xuất, chỉ một

số ít hộ có tư liệu sản xuất khá nhưng do trình độ hiểu biết kém, không có kinhnghiệm hoặc lười nhác nên cũng rơi vào tình trạng nghèo đói

* Chỉ tiêu về vốn:

Các hộ nghèo thường không có vốn để dành Họ thường đi vay mượn đểchi cho tiêu dùng hoặc đầu tư sản xuất Do đó họ thường bị động trong cuộcsống, phải vay mượn với lãi suất cao, làm thuê để trả nợ, kiếm sống qua ngày,một bộ phận có thể rơi vào các tệ nạn xã hội như trộm cướp, mại dâm Nếukhông có các biện pháp hỗ trợ giúp đỡ tì dễ làm cho mâu thuẫn xã hội thêm gaygắt thậm chí thêm rối loạn

1.1.4 Đặc điểm của nghèo đói.

Đói nghèo là tình trạng kiệt quệ, bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau vàphân bố khắp tất cả các vùng trong cả nước và phân bố không đồng đều, tậptrung chủ yếu ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, ven biển, hải đảo, vùng đồng bàodân tộc ít người, Nhìn chung có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, người nghèo chủ yếu là những người nông dân với trình độ học

vấn thấp hơn đại bộ phận dân cư khác, khả năng tiếp cận thông tin và kỹ năngchuyên môn bị hạn chế; tiếng nói ít được coi trọng, họ không có địa vị trong xã

Trang 21

hội – những điều này là bước cản để họ tìm công việc tốt hơn trong các ngànhtrả lương cao Vì vậy, họ thường có thu nhập thấp và không ổn định.

Thứ hai, người nghèo thường có hoặc không có đất đai, thiếu cơ sở hạ tầng

cho sinh hoạt và cho tài sản khác Đa số trong số họ chưa có nhiều cơ hộ để tiếpcận với dịch vụ sản xuất như khuyến nông, khuyền lâm, khuyến ngư, bảo vệthực vật Họ cũng thiếu các khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng, pháp luật vàchưa được bảo vệ quyền lợi về môt trường, nên trong quá trình làm ăn gặp nhiềukhó khăn, không tận dụng được các cơ hội từ bên ngoài

Thứ ba, các hộ nghèo thường nợ nần nhiều, chi tiêu của họ chủ yếu phục vụ

cho ăn uống; và đa phần chưa biết cách quản lý kinh tế và chưa có cách thứclàm ăn hợp lý Họ thường phải vay vốn với lãi suất cao chỉ để thõa mãn nhu cầutối thiểu Họ dễ bị bọn chủ nợ, thương nhân, quan chức bóc lột một cách dễdàng

Thứ tư, nghèo đói thường rơi vào những nhóm người sống ở khu vực nông

thôn và các nhóm người thiểu số, thiếu hiểu biết, kinh nghiệm làm ăn

Thứ năm, phần đông họ là những gia đình đông con hoặc ít có lao động, có

tỷ lệ nghèo cao

Cuối cùng, hộ nghèo là hộ rất dễ bị tổn thương Nguy cơ dễ bị tổn thươngbởi những khó khăn theo thời vụ, bởi những đột biến xảy ra với hộ gia đình vànhững cuộc khủng hoảng xảy ra với cộng đồng là một khía cạnh quan trọng củanghèo đói Những hộ nghèo ít vốn hoặc ít đất đai (hoặc cả 2) và những hộ chỉ cókhả năng trang trải được các chi tiêu lương thực và phi lương thực thiết yếukhác đều rất dễ bị tổn thương trước mọi biến cố khiến họ hoặc phải bỏ them chiphí hoặc phải giảm thu nhập Nhiều hộ gia đình tuy mức thu nhập ở trên ngưỡngnghèo, nhưng vẫn giáp ranh với ngưỡng nghèo đói, do vậy, khi có những giaođộng về thu nhập cũng có thể khiến họ trượt xuống ngưỡng nghèo Tính mùa vụtrong nông nghiệp cũng tạo nên khó khăn cho người nghèo

1.2 Thực trạng nghèo đói trên thế giới và Việt Nam

1.2.1 Thực trạng nghèo đói trên thế giới

Trang 22

Thực trạng nghèo đói trên thế giới đang diễn ra rất phổ biến và gay gắt ởcác nước trên thế giới từ những nước có nền kinh tế chậm phát triển, đang pháttriển và phát triển Nhưng nghèo đói tập trung nhiều nhất ở các nước có nền kinh

tế chậm phát triển và đang phát triển

Từ năm 1981, những người có thu nhập 1USD/ ngày được coi là ngườinghèo Chuẩn nghèo toàn cầu đã được điều chỉnh thành 1,25 USD/ ngày kể từnăm 2005, sau khi tính đến yếu tố lạm phát

Tổ chức từ thiện Finn Care của Anh công bố một nghiên cứu cho thấykhoảng 12,5 triệu người Anh, tức 20% dân số nước này, đang sống dưới mứcnghèo đói (theo chuẩn của Anh) Đây là thực tế đáng ngạc nhiên bởi Anh vốnđược xem là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới Hơn 140 triệu người ở châu Á bịđẩy vào tình trạng cực kỳ nghèo đói trong năm 2009 khi nạn thất nghiệp gia tăng

do suy thoái kinh tế toàn cầu Đó là cảnh báo của Tổ chức Lao động Quốc tế(ILO) trong bản báo cáo mang tên The Fallout in Asia được công bố ngày18/2/2010

Theo nhận định của ông Kuroda (Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á(ADB)), khoảng 620 triệu người ở châu Á sống dưới mức 1USD/ngày Ít nhấtmột nửa và trong số này lần lượt sống ở Ấn Độ và Trung Quốc - 2 nước có nềnkinh tế đang phát triển mạnh

Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, châu Phi là châu lục có tỉ lệ thanh niênthất nghiệp cao nhất thế giới (25,6% ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi) Thấtnghiệp là một trong những vấn đề chủ chốt gây ra nạn đói nghèo của lục địa Đen

và ảnh hưởng tiêu cực đến các chương trình và các kế hoạch phát triển, với tỉ lệtăng 10% mỗi năm 32 trong số 38 nước nghèo nhất thế giới là thuộc châu Phi

Số tiền nợ của châu Phi lên tới 425 tỉ USD Tuổi thọ trung bình ở châu Phi thấpnhất thế giới, 45 tuổi Chỉ có 58% số người dân châu Phi được dùng nước sạch.Đói nghèo giết chết hơn 30.000 trẻ dưới 5 tuổi trên khắp thế giới mỗi ngày,báo cáo của Manos Unidas - một tổ chức phi chính phủ (NGO) Tây Ban Nha,Manos Unidas (United Hands) cho biết điều này có nghĩa là có khoảng 11 triệu

Trang 23

trẻ em chết mỗi năm vì nghèo đói, trong đó có 7 triệu trẻ dưới 5 tuổi; 130 triệutrẻ không được đi học và 82 triệu trẻ bị mất tuổi thơ bởi phải kết hôn quá sớm.Theo báo cáo đặc biệt của Cục điều tra dân số Mỹ năm 2014, nước này cóhơn 48 triệu người sống trong nghèo đói, chiếm 15% dân số Mỹ (hiện khoảng

317 triệu người) Theo báo cáo, với 48 triệu người nghèo, mặc dù tỷ lệ nghèo

đói của Mỹ hiện giảm xuống ở mức 15% so với 3 năm trước từ 2010 (15,8%)nhưng nếu kinh tế tiếp tục xấu đi, việc làm chưa được cải thiện thì tỷ lệ này sẽgia tăng trong thời gian tới Tháng 8 và tháng 9/2014 tỷ lệ thất nghiệp của Mỹtheo thống kê của Bộ Lao động Mỹ đã giảm xuống khoảng 6%, mức thấp nhấttrong vòng 6 năm qua (kể từ năm 2008 – khi nổ ra khủng hoảng kinh tế tài chínhcủa Mỹ)

Trung Quốc là nước thành công nhất trong công tác xóa nghèo Trước năm

1978, số người dân Trung Quốc sống dưới mức nghèo mà Chính phủ nước này

đề ra vượt quá 250 triệu người và chiếm tới 33% tổng số dân sống ở nông thôn.Trong những năm 1978- 1985, tổng số dân sống dưới mức nghèo của quốc gianày đã giảm từ 250 triệu người xuống còn 97 triệu người, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ33% xuống 9.2% Từ năm 1986-1993, tỷ lệ nghèo ở nông thôn đã tăng từ 10.4%lên 12.3 % Tỷ lệ người nghèo ở thành thị tăng từ 0.2% năm 1988 lên 0.4% năm

1990 và tỷ lệ người lớn mù chữ tăng lên từ 23.5% năm 1982 lên đến 26.8% năm

1987 (SSB) Cuối năm 1992, sau 7 năm thực hiện các hoạt động xóa đói giảmnghèo với định hướng phát triển, số người nghèo ở vùng nông thôn đã giảm còn

80 triệu người, chiếm tỷ lệ 8.8% dân số Từ 1993- 2000, dân số thuộc diệnnghèo của Trung Quốc đã giảm xuống đáng kể còn 32.1 triệu người và chiếm tỷ

lệ 3.4% vào cuối năm 2000 (nguồn World Bank) Chương trình xóa đói giảmnghèo theo định hướng phát triển giai đoạn 2001 - 2010 đã được chính phủTrung Quốc xúc tiến và áp dụng Từ năm 2001, cả số lượng lẫn tỷ lệ ngườinghèo đều giảm theo thời gian Năm 2003, khi chương trình đang được tiếnhành, việc xóa đói giảm nghèo đã có những tiến bộ dễ thấy; số người nghèotuyệt đối chỉ còn 29 triệu người chiếm 3.1% dân số, số người có thu nhập thấp

Trang 24

(những người sống trên mức nghèo nhưng thu nhập vẫn bị xếp vào mức thấp ) là52.6 triệu người (chiếm 6% dân số ) (Theo WB).

Như vậy, trong suốt thời gian hơn 30 năm (1978 – 2011) kể từ khi cải cáchkinh tế, công cuộc xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc đã được quan tâm vàtiến hành liên tục Dân số nghèo tuyệt đối ở vùng nông thôn đã giảm từ 250 triệungười (chiếm 30,7%) năm 1978 xuống còn 14,17 triệu người (chiếm 1,6%) năm

2007 Số dân có mức thu nhập thấp giảm từ 62,13 triệu người năm 2000 xuốngcòn 28,41 triệu người năm 2007

Theo nhà kinh tế cao cấp Justin của WB, báo cáo nói trên cho thấy, đếnnăm 2015, số người nghèo trên thế giới có khả năng chỉ bằng một nửa con sốcủa năm 1990 Tuy nhiên, theo ông Lin, nhà kinh tế cao cấp của WB, nhữngthông tin mới thiếu khả năng chỉ ra rằng, thế giới có nhiều người nghèo hơn tatưởng và vì vậy nổ lực xóa nghèo phải tăng gấp đôi

1.2.2 Thực trạng nghèo đói ở Việt Nam

Ở Việt Nam, đói nghèo vẫn đang là vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc, xóa đóigiảm nghèo toàn diện bền vững luôn luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sức quantâm, xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội

và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa

Trong 30 năm đổi mới, nhờ thực hiện cơ chế chính sách phù hợp với thựctiễn nước ta, công cuộc xóa đói giảm nghèo đã đạt được những thành tựu đáng

kể, có ý nghĩa to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng, phát huyđược bản chất tốt đẹp của dân tộc ta và góp phần quan trọng trong sự nghiệpphát triển đất nước bền vững

Tỷ lệ nghèo ở nước ta đã giảm nhanh, trong đó nông thôn giảm nhanh hơnthành thị Đây được coi là một trong những thành tựu to lớn trong phát triểnkinh tế - xã hội nước ta thời gian qua Tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh từ 18,1%năm 2004 xuống còn 9,45% năm 2010 Điều này cho thấy thực trạng nghèo củanước ta đã được cải thiện rõ rệt, thể hiện qua bảng số liệu 1.1:

Bảng 1.1: Tỉ lệ hộ nghèo ở Việt Nam phân theo thành thị và nông thôn

Trang 25

Đơn vị tính: %

Năm

Cả nước 13,4 10,7 11,1 8,4Thành thị 6,7 5,1 4,3 3Nông thôn 16,1 15,1 14,1 10,8

Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2014Bảng số liệu 1.1 phản ánh xu hướng giảm nghèo của nước ta trong thời gianqua, tỉ lệ hộ nghèo giảm qua từng các năm (từ 2008 - 2014)

Chỉ trong thời gian ngắn hộ nghèo của nước ta giảm đi đáng kể Nhìnchung, tỷ lên hộ nghèo chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn So với khu vựcthành thị, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn gấp 2,5 lần Đặc biệt năm 2014, tỷ lệ hộnghèo ở thành thị giảm xuống nhanh chóng chỉ còn 3%, trong khi đó tỷ lệ hộnghèo ở nông thôn vẫn còn chiếm một con số khá lớn (10,8% )

Sau 6 năm thực hiện Nghị quyết 30a, thực trạng đói nghèo vẫn chưa thểkhiến chúng ta hài lòng dù kết quả đạt được là vô cùng lớn Theo báo cáo của

Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, số hộ nghèo (theo chuẩn nghèo mới) tại

64 huyện nghèo đã giảm từ gần 378 nghìn hộ cuối năm 2010 xuống còn gần 235nghìn hộ cuối năm 2014 Tính ra, qua 4 năm, gần 150 nghìn hộ dân đã thoátnghèo, so với tổng số khoảng 700 nghìn hộ tại 64 huyện thì đây rõ ràng là mộtcon số hết sức ý nghĩa Thế nhưng, tỷ lệ nghèo bình quân của 64 huyện nghèovẫn còn cao gấp 5,5 lần so với tỷ lệ bình quân của cả nước Đến cuối năm 2014,

tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 1,8-2%/năm (từ 7,8% xuống còn 5,8- 6%); riêng tỷ

lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm bình quân 5%/năm (từ 38,20% năm 2013xuống còn 33,20% năm 2014)

Ngoài tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh thì tốc độ giảm nghèo không đều giữa cácvùng, một số vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên, tỉ lệ hộ nghèo còn

có sự chênh lệch đáng kể thể hiện qua bảng 1.2:

Bảng 1.2: Tỉ lệ nghèo phân theo vùng của nước ta từ năm 2010 đến 2013

Đơn vị tính: %

Trang 26

Tây Bắc 39.4 33.02 28.55 25.86Đông Bắc 24.2 21.01 17.39 14.81Đồng bằng Sông Hồng 8.4 6.5 4.89 3.63

Bắc Trung Bộ 24.0 18.28 13.04 12.22Duyên hải Nam Trung Bộ 16.9 14.49 12.2 10.15Tây Nguyên 22.2 18.62 15 12.56Đông Nam Bộ 3.4 1.7 1.27 0.95

Đồng bằng Sông Cửu Long 12.6 11.39 9.24 7.41

(Nguồn: Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo

năm 2013 của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH phê duyệt tại

Quyết định số 529/QĐ-LĐTBXH)

Qua số liệu và biểu đồ trên cho thấy, sự chênh lệch về tỷ lệ hộ nghèo năm

2010 giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc là rất lớn, Tây Bắc có tỷ lệ hộ nghèocao nhất với 39.4%; tiếp đến là miền núi Đông Bắc 24.2%; tỷ lệ hộ nghèo giữa 2vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long cũng chênh lệch nhauquá lớn, đồng bằng sông Cửu Long 12.6% trong khi đó đồng bằng sông Hồng8.4% Đến năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm một cách đáng kể tuy nhiên vẫncòn cao ở một số vùng: tỷ lệ cao nhất là miền núi Tây Bắc 12,92%; tiếp đến làBắc Trung Bộ 12,06%; miền núi Đông Bắc 9,73%; duyên hải miền Trung8,58%; Tây Nguyên 6,93%; đồng bằng sông Cửu Long 6,22%; đồng bằng sông

Trang 27

Hồng 3,89%; Đông Nam Bộ 1,05% Như vậy có thể thấy tỷ lệ hộ nghèo có sựchênh lệch đáng kể giữa các vùng.

Đến cuối năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo của cả nước giảm 2%/năm (từ 9,6%năm 2012 xuống còn 7,6% năm 2013); riêng tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèogiảm bình quân 4%/năm (từ 43,89% năm 2012 xuống còn 38,89% năm 2013)

Tại Hội nghị thực hiện công tác giảm nghèo, chương trình giảm nghèo, Phó Thủtướng Vũ Văn Ninh - Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vữnggiai đoạn 2011-2020 cho rằng, Nhà nước, xã hội và cộng đồng cần nhận thứcđúng trách nhiệm thực hiện giảm nghèo, cùng chung tay hỗ trợ người dân thoátnghèo bền vững; đặc biệt là việc tự giác, chủ động thực hiện, có trách nhiệm hơnnữa để vươn lên thoát nghèo của người dân

Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2014 của Bộtrưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cả nước còn 1.442.261 hộ nghèo(5.97%), giảm 1.83% so với năm 2014 Tổng số hộ cận nghèo còn 1.338.976 hộ(5.62%), giảm 0.7% so với năm 2013 Trong đó, miền núi Tây Bắc có số hộnghèo cao nhất với 22.76%, tiếp đến là vùng miền núi Đông Bắc với 11.96%,Tây Nguyên 10.22%, Bắc Trung Bộ 9.26%, Duyên hải Nam Trung Bộ 8%,Đông bằng sông Cửu Long 5.48%, Đồng bằng sông Hồng 2.57%, Đông Nam

Bộ 0.66% Số hộ nghèo khu vực thành thị là 109.604 hộ, chiếm 7.71% so vớitổng số hộ nghèo cả nước Số hộ nghèo khu vực nông thôn là 1.312.656 hộ,chiếm 92.29%

Như vậy, tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta tuy có giảm qua các năm nhưng vẫn còncao Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2014 là cơ sở để thựchiện các chính sách an sinh xã hội và các chính sách kinh tế xã hội khác của năm

theo chuẩn nghèo hiện hành; tỷ lệ nghèo các huyện nghèo còn dưới 30% theoNghị Quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh mục tiêu giảm nghèobền vững đến năm 2020

Giải quyết vấn đề nghèo đói là nhiệm vụ khó khăn, lâu dài, bền bỉ của toànĐảng, toàn dân ta, để đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện mục tiêu “ Dân giàu,

Trang 28

nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Trong 10 năm tới, giảm nghèo bềnvững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên trong Chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội đất nước, cũng như trong chỉ đạo và thực hiện của Chính phủ,chính quyền các cấp nhằm phát huy nội lực của toàn xã hội cùng sự nổ lực vươnlên của người nghèo Nhà nước tiếp tục ưu tiên cho những địa bàn khó khănnhất ( vùng miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, TâyNam Bộ) nhằm đảm bảo giảm nghèo nhanh và bền vững ở những vùng này sovới vùng khác

Theo báo cáo Mục tiêu phát triển Thiên Niên kỷ năm 2010, Việt Nam đãđạt được những kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và cho thấydấu hiệu khả quan của viêc hoàn thành các mục tiêu vào năm 2015 Tốc độ tăngtổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân hàng năm trong thời kỳ 2001 - 2010đạt 7.2%, GDP bình quân đầu người năm 2010 khoảng 1.160USD Chính vìvậy, thành tựu giảm nghèo của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận

“Những thành tựu giảm nghèo của Việt Nam là một trong những câu chuyệnthành công nhất trong phát triển kinh tế” [12,4]

1.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách giảm nghèo

Xóa đói giảm nghèo là sự nghiệp của toàn dân, là một chính sách xã hội cơbản, là hướng ưu tiên trong toàn bộ chính sách kinh tế xã hội Nghèo đói là mộtvấn đề xã hội, là một thứ “giặc”, là bạn đồng minh của “giặc dốt”, “giặc ngoạixâm” Vì vậy chống nghèo đói là một cuộc chiến đầy thử thách Ngay sau khigiành độc lập dân tộc năm 1945, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm nhiệm vụchống nghèo đói Người khẳng định “Phải làm sao cho dân ai cũng được ăn nomặc ấm, ai cũng được học hành” Người chủ trương “làm cho người nghèo đủ

ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người giàu thì giàu thêm” Tư tưởng của Ngườiđược Đảng ta quán triệt trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là trongthời kỳ đổi mới

Đại hội VI (1986) của Đảng chỉ rõ, cần phải thực hiện đầy đủ trong thực tếquan điểm về sự thống nhất chính sách kinh tế và chính sách xã hội Đại hộicũng đã đề ra mục tiêu tổng quát là: “Ổn định mọi mặt tình hình kinh tế xã hội,

Trang 29

tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa” [4,16].

Hội nghị trung ương lần thứ 5 (khóa VII) đã đề ra chủ trương xóa đóigiảm nghèo trong chiến lược phát triển nông thôn, nông nghiệp và nông dâncũng như trong chiến lược phát triển chung của xã hội và đã trở thành mộtchủ trương chiến lược, nhất quán, lien tục được bổ sung, hoàn thiện qua các

kỳ Đại hội của Đảng

Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng cộng sản

Việt Nam ( 01/1994) đã chỉ rõ: “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ

và công bằng xã hội trong từng bước phát triển Công bằng xã hội thể hiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất cũng như ở điều kiện phát triển năng lực của mội thành viên trong cộng đồng Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo Coi việc một bộ phận dân cư làm giàu trước là cần thiết cho sự phát triển Đồng thời

có chính sách ưu đãi hợp lý về tín dụng, về thuế, đào tạo nghề nghiệp để tạo điều kiện cho người nghèo có thể tự mình vươn lên làm đủ sống và phấn đấu trở thành khá giả Các vùng giàu, vùng phát triển trước phải cùng Nhà nước giúp đỡ, lôi cuốn các vùng nghèo, vùng phát triển sau để cùng vươn lên, nhất

là vùng đang có rất nhiều khó khăn, nghèo hơn các vùng khác như các vùng cao, vùng sau, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng trước đây” [5,28].

Đại hội lần thứ VIII của Đảng một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng đặcbiệt của công tác xóa đói giảm nghèo, xác định phải nhanh chóng đưa các hộnghèo thoát ra khỏi hoàn cảnh túng thiếu và sớm hòa nhập với sự phát triểnchung của đất nước; đề ra Chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo trong 5năm 1996 - 2000 cùng với 10 Chương trình kinh tế - xã hội khác

Thực hiện chủ trương của Đảng, đầu năm 1998, Chính phủ chính thứcphê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo (Chươngtrình 133) cho giai đoạn 1998 - 2000 Tháng 7/1998, Thủ tướng Chính phủtiếp tục bổ sung Chương trình 135 – Chương trình hỗ trợ phát triển cơ sở hạ

Trang 30

tầng thiết yếu các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy, không thể chỉ theo đuổi mục tiêu giảmnhanh tỷ lệ hộ nghèo mà cần giữ vững kết quả giảm nghèo đã đạt được, tăngkhả năng bền vững, hiệu quả của công tác giảm nghèo, đặc biệt trong điềukiện phát triển kinh tế thị trường

Vì vậy, quan điểm giảm nghèo bền vững đã được đề cập và thể hiện trong

Nghị quyết Đại hội IX của Đảng là: “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương

trình xóa đói giảm nghèo Quan tâm xây dựng kết cấu hạ tầng cho các vùng nghèo, xã nghèo; dồng thời nâng cấp, cải tạo các tuyến trục giao thông nối vùng nghèo, xã nghèo với nơi khác, tạo điều kiện thuận lợi cho vùng nghèo, vùng khó khăn phát triển Đi đôi với việc xây dựng kết cấu hạ tầng, phải rất coi trọng việc tạo nguồn lực cần thiết để dân cư ở các vùng nghèo, xã nghèo đẩy mạnh sản xuất, phát triển ngành nghề, tăng nhanh thu nhập,…Nâng dần mức sống của các hộ đã thoát nghèo, tránh tình trạng tái nghèo” [7,96].

Báo cáo chính trị trình Đại hội X của Đảng cũng đã xác định: “Khuyếnkhích tạo điều kiện để mọi người làm giàu theo pháp luật, thực hiện có hiệuquả chính sách xóa đói giảm nghèo Tạo điều kiện và cơ hội tiếp cận bìnhđẳng các nguồn lực phát triển, hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, vươn lên thoátnghèo vững chắc ở các vùng có bộ phận dân cư nghèo Khắc phục tư tưởngbao cấp ỷ lại” [8,101]

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI khẳng định: “Tập trung triển khai

có hiệu quả các chương trình xóa đói giảm nghèo ở vùng sâu, vừng xa, vùng đặc biệt khó khăn Đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức xóa đói, giảm nghèo gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm để xóa đói, giảm nghèo bền vững; tạo điều kiện

và khuyến khích người đã thoát nghèo vươn lên làm giàu và giúp đỡ người khác thoát nghèo” [9,229].

Để cụ thể hóa hơn định hướng hơn của Đảng, Chính phủ đã đưa ra mục tiêucần đạt được trong giảm nghèo từ 2011 - 2020: Giảm nghèo bền vững là mộttrong những trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011

Trang 31

– 2020 nhằm cải thiện từng bước và nâng cao điều kiện sống của người nghèo,trước hết là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyểnbiến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệchgiữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư Cụthể cần đạt được: Thu nhập của hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo cảnước giảm 2%/ năm, riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/ năm theochuẩn nghèo từng giai đoạn Điều kiện sống của người nghèo được cải thiện rõrệt, trước hết là vấn đề y tế, giáo dục,văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; ngườinghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội cơ bản; cơ sở hạ tầngkinh tế - xã hội ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn đượctập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiếtyếu như: điện, nước sinh hoạt, giao thông, trạm y tế.

Như vậy, mục tiêu giảm nghèo của nước ta liên tục được bổ sung Tiếp tụcthực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ định hướng giảm nghèo giai đoạn 2010 -

2015 đã được Chính phủ thông qua với nội dung giảm tỷ lệ hộ nghèo 2%/ nămtheo chuẩn mới Riêng các huyện nghèo, các xã khó khăn bình quân giảm 4%/năm Tạo việc làm ổn định và đa dạng hóa hoạt động thu nhập cho lao độngnghèo; tăng thu nhập bình quân đầu người cho các hộ nghèo lên 3,5 lần và thunhập bình quân của những người nghèo nhất tăng ít nhất 3 lần so với năm 2010.Đảm bảo các điều kiện thiết yếu về nhà ở, nước sạch, tiếp cận các dịch vụ y tế,chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, đời sống văn hóa, tinh thần, tiếp cận cácdịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đặc biệt là hộ nghèo đồngbào dân tộc thiểu số ở các huyện nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; kết cấu

hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và dân sinh ở các huyện nghèo, xã, thôn,bản đặc biệt khó khăn đạt chuẩn nghèo theo tiêu chí nông thôn mới

1.4 Nguyên nhân nghèo đói

1.4.1 Nguyên nhân chủ quan

Nghèo đói xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân Xét ở góc độ chủ quan,nghèo đói xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Trang 32

Thứ nhất, người nghèo là người có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm

được việc làm tốt, ổn định, không có điều kiện để tiếp thu khoa học công nghệvào sản xuất, điều này làm hạn chế khả năng tìm kiếm việc làm trong lĩnh vựcphi nông nghiệp Vì vậy, cơ hội nâng cao thu nhập vươn lên thoát nghèo củangười nghèo thường thấp

Thứ hai, quy mô hộ gia đình lớn Đông con không những là nguyên nhân

mà còn là hệ quả của nghèo đói Bởi quy mô hộ gia đình ảnh hưởng đến nhiềuyếu tố của đời sống kinh tế - xã hội Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệsinh ở các hộ nghèo cao là do thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức và điều kiện tiếpcận với các biện pháp sức khỏe sinh sản cũng như kế họach hóa gia đình

Thứ ba, trong gia đình có người mắc các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ

bạc, con cái quậy phá, gia đình bất ổn, mê tín dị đoan… Sức khỏe bệnh tật lànhững vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và chi tiêu của người nghèo, lànguyên nhân đẩy họ vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói

Thứ tư, chi tiêu không có kế hoạch, không tính toán đã ảnh hưởng đến đời

sống của các hộ gia đình, dẫn đến nghèo đói

Thứ năm, tư tưởng ỷ lại vào sự trợ giúp của cộng đồng, của xã hội, sự lười

biếng lao động, không có ý thức vươn lên thoát nghèo cũng là nguyên nhân chủquan khiến cho một số người nghèo, hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo

Thứ sáu, các hộ đói nghèo có rất ít đất đai và tình trạng không có đất đang

ngày càng có xu hướng tăng lên Thiếu đất đai ảnh hưởng đến việc đảm bảo anninh lương thực của người nghèo cũng như khả năng đa dạng hóa sản xuất đểhướng tới sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao hơn Đa sốngười nghèo lựa chọn phương án sản xuất tự cung tự cấp là chính, họ vẫn sửdụng những phương thức sản xuất truyền thống, việc sử dụng những phươngpháp này dẫn đến giá trị sản phẩm không cao Năng suất các loại cây trồng thấp,vật nuôi thấp nên thiếu tính cạnh tranh trên thị trường và vì vậy đã đưa họ vàovòng luẩn quẩn của nghèo đói

Bên cạnh đó, đa số người nghèo chưa có cơ hội tiếp cận với các dịch vụkhuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư Những yếu tố đầu vào của sản xuất như

Trang 33

giống, phân bón,… đã làm tăng chi phí, giảm thu nhập tính trên đơn vị sản phẩmsản xuất ra.

Người nghèo cũng thiếu khả năng tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng, sựhạn chế của các nguồn vốn cũng là một trong những nguyên nhân trì hoãn khảnăng đổi mới hình thức và phương pháp sản xuất, áp dụng khoa học công nghệmới Mặc dù trong những chương trình xóa đói giảm nghèo của quốc gia thì khảnăng tiếp cận tín dụng đã tăng lên rất nhiều, song vẫn còn khá nhiều ngườinghèo không có khả năng tiếp cận được tín dụng Nguyên nhân dẫn đến tìnhtrạng người nghèo không có khả năng tiếp cận được tín dụng là do: một mặt họkhông có tài sản để thế chấp, mặt khác họ không xây dựng kế hoạch sản xuất cụthể hoặc sử dụng đồng vốn không đúng mục đích, do vậy họ khó có thể tiếp cậnnguồn vốn và cuối cùng càng làm cho họ nghèo hơn

1.4.2 Nguyên nhân khách quan

Ngoài những nguyên nhân chủ quan trên, nghèo đói còn xuất phát từ nhữngnguyên nhân khách quan sau:

Thứ nhất, những biến động về chính trị - xã hội, chiến tranh, thiên tai, điều

kiện sản xuất gặp nhiều khó khăn

Thứ hai, những rủi ro trong cuộc sống đặc biệt là ốm đau và tai nạn Theo

báo cáo của nhân hàng thế giới, ốm đau bệnh tật là nguyên nhân làm cho hộ giađình sa sút trong những năm gần đây ở Việt Nam Nhiều rủi ro trong cuộc sống,sản xuất chưa được phòng ngừa hữu hiệu như: thiên tai, dịch bệnh, tai nạn laođộng, tai nạn giao thông, thất nghiệp và biến động về thị trường giá cả làm chocác hộ nghèo đã thoát nghèo dễ tái nghèo trở lại

Thứ ba, nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách, thiếu hoặc không đồng bộ

về các chính sách đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách giáo dục vàđào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa cũng như các chính sách về y tế,… cònhạn chế và gặp nhiều khó khăn

Ví dụ, như chính sách hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo là rất có ýnghĩa, song mức hỗ trợ tối đa tại trạm y tế xã là 10.000 đ/lần khám chữa bệnh,

Trang 34

tuyến huyện là 147.000 đ/lần khám chữa bệnh là quá thấp (trong khi các chi phí

đi lại, thuốc thang mà người bệnh tự chi trả có thể cao hơn nhiều)

Thứ tư, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác xóa đói

giảm nghèo còn chậm, thiếu đồng bộ

1.5 Kinh nghiệm giảm nghèo của một số địa phương ở Việt Nam và bài học rút ra đối với huyện A Lưới

1.5.1 Kinh nghiệm giảm nghèo của một số địa phương ở Việt Nam

Xóa đói giảm nghèo, hướng tới xã hội phồn vinh về kinh tế, lành mạnh về

xã hội, kết hợp với tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là vấn đề thời sựhiện nay Xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là xóa đói giảm nghèo về kinh tế ở nôngthôn đối với các hộ nông dân là tiền đề kinh tế tối cần thiết để giữ vững ổn địnhchính trị- xã hội Chính phủ thực hiện phân cấp quản lý ngân sách, điều hànhhoạt động kinh tế - xã hội cho các cấp chính quyền tỉnh, từ đó tạo sự phát triểnđồng bộ hơn, liên kết chặt chẽ hơn giữa các vùng phát triển với các vùng lạchậu Điều này giúp người nghèo có được điều kiện tiếp cận nhiều hơn với các cơhội việc làm cũng như dịch vụ, nâng cao chất lượng cuộc sống của họ

Tại Hội thảo được Đại học Thái Nguyên phối hợp với Ngân hàng Thế giớitại Việt Nam tổ chức năm 2014, báo cáo đề dẫn của bà Victoria Kwakwa đã ghinhận thông qua kết quả điều tra xã hội hàng năm của Tổng cục Thống kê: Trong

20 năm qua, Việt Nam là một trong những nước thành công về quá trình pháttriển kinh tế và giảm nghèo Năm 1986, Việt Nam từ một trong những quốc gianghèo nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người dưới 100 đô la Mỹ thì nay

đã trở thành quốc gia có thu nhập đầu người đạt 1.200 đô la Mỹ với khoảng 35triệu người thoát nghèo Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đạt được thành tựu ấntượng về giáo dục và y tế Tỷ lệ nhập học ở bậc tiểu học của người nghèo đạttrên 90% và ở bậc trung học cơ sở là 70% Trình độ học vấn tăng và sự đa dạnghóa các hoạt động phi nông nghiệp, cơ hội làm việc ở công trường, nhà máy cũng đóng góp tích cực cho công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam

Đói nghèo về kinh tế luôn dẫn tới những sức ép căng thẳng về xã hội Sự lệthuộc của nó đối với các nước giàu sẽ khó tránh khỏi, bắt đầu từ kinh tế rồi xâm

Trang 35

nhập vào văn hóa, hệ tư trưởng và chính trị Vì thế cần phải đẩy mạnh việc xóađói giảm nghèo trong người dân để nâng cao mức sống của họ Thực tế cho thấykinh nghiệm giảm nghèo của một số huyện, tỉnh của nước ta đã đạt được kết quảthích đáng.

1.5.1.1 Kinh nghiệm giảm nghèo ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

Nông Cống là huyện nghèo nằm ở phía Tây Nam của Tỉnh Thanh Hóa Vớihơn 44.751 hộ và 186.801 khẩu, 9482 hộ nghèo, nghề nghiệp chủ yếu của ngườidân là làm nông nghiệp, không phát triển nghề phụ

Từ khi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo,mỗi năm huyện đã giải quyết cho trên 15.000 lượt hộ nghèo được vay vốn sảnxuất với tổng số tiền trên 60 tỷ đồng, quan tâm tổ chức thực hiện có hiệu quả các

dự án vốn vay giải quyết việc làm, vốn tương trợ, hỗ trợ lẫn nhau của các tổchức hội Việc sử dụng vốn có hiệu qủa, đến nay hầu hết các hộ đã trả được nợvay, số hộ nợ quá hạn không nhiều Những hộ nghèo thiếu đất sản xuất được tậptrung giải quyết để hộ nghèo có đất và tư liệu sản xuất.Tập huấn kiến thức sảnxuất các loại cây trồng, con nuôi cho hơn 20.000 lượt người nghèo bằng nhiềuhình thức như đi tham quan các mô hình tiên tiến, hội nghị hội thảo đầu bừo,chuyển giao khoa học kỹ thuật Đã có hơn 10.000 hộ nghèo sử dụng giống mới,

kỹ thuật canh tác mới trong chăn nuôi trồng trọt Thực hiện chính sách trợ giámột số loại giống mới cho hộ nghèo như: lúa vụ mùa là 5.000đ/kg, lúa vụ chiêm

là 3.000đ/kg, ngô vụ đông là 3.000đ/kg Trợ giá, trợ cước cho các sảnphẩm thiết yếu như : muối, dầu hoả, phân bón, giấy vở học sinh, than đá trong

5 năm là 3 tỷ đồng Đã cấp 30.000 thẻ khám chữa bệnh cho người nghèo theoQuyết định 139 của Chính phủ Hàng năm có trên 15.000 lượt người nghèo đượckhám chữa bệnh miễn giảm phí tại cơ sơ y tế cấp huyện và gần 1000 lượt ngườiđược khám chữa bệnh miễn giảm phí ở các tuyến y tế cấp trên Số trẻ em đượcđúng độ tuổi là 8.479 em = 95,4% Trong thời gian qua huyện đã tiếp nhận hỗtrợ cho 535 hôộổn định dân cư thuộc diện di dân từ các huyện và tỉnhkhác.Huyện đã tổ chức được 12 lớp tập huấn nâng cao năng lực xoá đói giảmnghèo cho trưởng thôn với 450 học viên, hàng năm tập huấn cho cán bộ làm

Trang 36

công tác xoá đói giảm nghèo của 34 xã, thị trấn.Thực hiện cuộc vận động toàndân hỗ trợ giúp đỡ hộ nghèo về nhà ở, trong 2 năm 2004-2005 đã hỗ trợ xâydựng được 1290 ngôi nhà cho hộ nghèo

Kết quả sau thời gian thực hiện mục tiêu giảm nghèo có 2.775 hộ thoátnghèo chiếm 18.08% , nhưng cũng có 156 hộ chưa thoát nghèo Đến cuốinăm 2005 còn 15% hộ nghèo = 2.630 hộ đạt 100% kế hoạch Có được kết quảtrên là do có sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, Hội đồng Nhân dân, Ủyban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, sự nổ lực cố gắng củacác ban chỉ đạo, tập thể, các nhân, các phòng, ban ngành, cơ quan đơn vị đã gópphần không nhỏ giảm tỷ lệ hộ nghèo theo đúng chỉ tiêu hàng năm đã đặt ra như:

xã Minh Thọ, thị trấn Chuối, xã Vạn Hoà, xã Thăng Long

1.5.1.2 Kinh nghiệm giảm nghèo của huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai.

Huyện Krông Pa là huyện miền núi vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăncủa tỉnh Gia Lai, cơ sở hạ tầng và thủy lợi thuộc diện nghèo nhất so với toàntỉnh Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao (68,15% dân số), trình độ dân trí thấp,tập quán canh tác lạc hậu, đời sống còn nhiều khó khăn Trong những năm qua,công tác xóa đói giảm nghèo của huyện đã đạt được những thành quả nhất định,đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh qua các năm.Đạt được những thành quả trên là nhờ sự triển khai tốt công tác xóa đóigiảm nghèo đến từng cơ sở Cùng với sự tăng trưởng kinh tế cao và tương đối ổnđịnh, hàng loạt các chính sách xóa đói giảm nghèo đã được triển khai đồng bộ ởtất cả các địa phương với sự tham gia của nhiều nguồn kinh phí Chất lượngcuộc sống của người dân ở các xã nghèo được nâng lên, nhất là nhóm hộ nghèođồng bào dân tộc thiểu số, trong đó phụ nữ và trẻ em được quan tân đúng mức.Huyện đã rất quan tâm đến các gia đình chính sách, người tàn tật và các đốitượng thuộc diện hỗ trợ khác Tiếp thu kịp thời những thành tựu khoa học côngnghệ hiện đại để tăng năng suất lao động, phát triển sản xuất Hiện nay, huyện

đã cơ bản hoàn thành việc định canh định cư cho đồng báo dân tộc thiểu số, tạođiều kiện cho các hộ có nơi ở ổn định và đủ điều kiện để phát triển sản xuất

Trang 37

Huyện đã xác định phát triển kinh tế đi đôi với xóa đói giảm nghèo, tranhthủ các nguồn đầu tư để phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng Các mô hình kinh tếhợp tác, hợp tác xã kiểu mới đã phát triển mạnh ở một số hình thức tổ chức hợptác tín dụng, giúp người dân tiếp cận với các nguồn vốn vay tín dụng từ ngânhàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội huyện.Ngoài ra, huyện còn tạo được phong trào xóa đói giảm nghèo sâu rộng trongtoàn huyện theo phương châm xã hội hóa, thu hút sự tham gia của toàn xã hội vàcác tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội, vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổchưc đoàn thể như: Hội phụ nữ, Hội nông dân,… trong công tác giảm nghèongày càng được nâng cao và phát huy hiệu quả.

Từ năm 2011 đến nay, huyện Krông Pa đã thực hiện đồng bộ nhiều giảipháp về công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo củahuyện đã giảm đáng kể: nếu năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện là 50,43% thìđến cuối năm 2014 giảm còn 32,03% (bình quân mỗi năm giảm 4,26%); đờisống người nghèo đã không ngừng cải thiện, diện mạo nông thôn mới ngày càngkhởi sắc

1.5.1.3 Kinh nghiệm giảm nghèo của huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.

Xuất phát điểm là huyện nghèo miền núi của tỉnh Thanh Hóa, với 28 xã, thịtrấn, có ba dân tộc (Kinh, Mường, Thái), tỷ lệ hộ nghèo cao, dân cư phân bổphức tạp, nội lực kinh tế chính của huyện chủ yếu là nông - lâm nghiệpthấp Đứng trước những khó khăn đó, Đảng bộ huyện Thạch Thành xác địnhxây dựng đề án giảm nghèo là mục tiêu, nhiệm vụ cốt yếu cho mọi hoạt động,nhằm nâng cao chất lượng đời sống cho người nông dân, từng bước cải thiệntình hình kinh tế chung toàn huyện Theo đó, ngày 6-3-2011 Ban thường vụhuyện ủy Thạch Thành đã chính thức có thông báo Kết luận 251TB/HU giaonhiệm vụ cho UBND huyện xây dựng đề án phát triển kinh tế - xã hội đối với 6

xã vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện gồm các xã: Thạch Lâm, ThạchTượng, Thành Mỹ, Thành Yên, Thành Minh và Thành Công Trong đó,UBMTTQ huyện được giao đảm nhiệm đề án tại xã Thành Minh

Trang 38

Các đơn vị sau khi được phân công phụ trách tại các xã nghèo, sẽ cùng tiếnhành khảo sát, rà soát kỹ lưỡng, xác định đối tượng nghèo do đâu: thiếu đất sảnxuất, canh tác, hay khó khăn do thiên tai, dịch bệnh… của từng xã, lập danhsách đề nghị hỗ trợ đất sản xuất, đồng thời hỗ trợ vốn sản xuất, tạo điều kiện chocác hộ nghèo vay vốn ngân hàng chuyển hướng sang chăn nuôi gia súc, gia cầmhoặc nuôi trồng thủy sản, phát triển các cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao

Thực hiện sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, Thạch Thành đãtạo được thế ổn định, bước đầu phát triển, bảo đảm cân đối, thực hiện an toàn và

an ninh lương thực với mức bình quân đầu người đạt trên 350kg/năm Kết cấu

hạ tầng được xây dựng cơ bản, giao thông phát triển đã chấm dứt tình trạng chiacắt giữa các cơ sở, khu vực trong huyện Số hộ nghèo hằng năm giảm mạnh, đạtmức trên 7% Nhà tranh tre, nhà tạm của các hộ nghèo, nhất là các hộ gia đìnhđồng bào dân tộc thiểu số về căn bản được xóa bỏ, trên 93% số hộ gia đình nôngdân trong huyện có nhà kiên cố và bán kiên cố Văn hóa - xã hội phát triển, cácgiá trị văn hóa truyền thống được giữ gìn và phát huy tác dụng tích cực trong đờisống cộng đồng Vấn đề lao động, việc làm được giải quyết khá tốt Việc thựchiện tốt “Chương trình sản xuất mía đường và cải tạo vườn đồi mở rộng trangtrại” đã giải quyết việc làm ổn định cho hàng vạn lao động Các lĩnh vực quốcphòng, an ninh được giữ vững, xã hội ổn định, diện mạo nông thôn miền núi cóbước thay đổi cơ bản, khởi sắc Các thị trấn trung tâm và khu vực biến đổi, pháttriển theo hướng hiện đại

Qua triển khai đề án giảm nghèo nhanh, bền vững tại các xã vùng đặc biệtkhó khăn của huyện, kết quả thực tại cho thấy sự đổi thay một cách rõ nét trongđời sống của người dân, trong tình hình kinh tế chung của toàn huyện Tỷ lệ hộnghèo của huyện không ngừng giảm qua các năm Năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo là14,61% thì đến năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo của huyện chỉ còn 10,7% (giảm 3,91%)

1.5.2 Bài học kinh nghiệm giảm nghèo rút ra cho huyện A Lưới.

Qua phân tích lý luận trên và một số kinh nghiệm, chính sách, mô hình giảiquyết vấn đề nghèo đói ở một số địa phương trong nước, có thể rút ra những bàihọc sau đối với huyện A Lưới:

Trang 39

Thứ nhất, tiến hành điều tra chu đáo, cặn kẽ để xây dựng được một cơ sở

dữ liệu đầy đủ, chính xác với những phân tích có căn cứ khoa học, thực tiễn củanhững vùng khác nhau, mà cụ thể là ở các xã Từ đó có kết luận chính xác vềquy mô, tính chất, mức độ nghèo đói, nguyên nhân nghèo đói của từng vùngkhác nhau Đây là cơ sở để có những chính sách, biện pháp giải quyết cụ thể,vừa là cơ sở để “đo đếm”, đánh giá kết quả đạt được, định ra phương hướng,giải pháp hành động trong tiến trình thực hiện xóa đói giảm nghèo

Thứ hai, giảm nghèo bền vững phải luôn được coi là mục tiêu xuyên suốt

trong chiến lược phát triển, là một bộ phận quan trọng trong kế hoạch kinh tế - xãhội hàng năm của huyện Nhà nước ngoài nhiệm vụ đầu tư phát triển chung, cầntích cực hỗ trợ đầu tư xóa đói, giảm nghèo bền vững, có cơ chế, chính sách rõràng, cụ thể và có tính khả thi đối với từng vùng, phù hợp với các nhóm đốitượng (Chẳng hạn, nhóm hộ nghèo do thiếu vốn sản xuất thì phải có chính sách

hỗ trợ tín dụng thích hợp; nhóm thiếu kỹ năng và tay nghề lao động thì phải hỗ trợđào tạo nghề, hỗ trợ giáo dục,…) theo nguyên tắc “cho cần câu hơn cho xâu cá”

Thứ ba, phải tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức của các cấp, các

ngành và người dân về xóa đói giảm nghèo Sao cho công cuộc xóa đói giảmnghèo phải huy động được tất cả các cấp, các ngành của huyện A Lưới nói riêng

và toàn xã hội nói chung tham gia, không ai là người ngoài cuộc, trong đó ý chí

và quyết tâm của chính các hộ nghèo là nhân tố quyết định Những hộ nghèo đóithường hay gặp nhiều khó khăn, ít hiểu biết, không nắm được thông tin, ít đượctham gia vào quá trình phát triển, ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ công bản thân họ dễ bị mặc cảm, tự ti Do vậy, để phát huy đầy đủ nội lực trong côngcuộc xóa đói giảm nghèo, trước hết phải làm cho các hộ nghèo vượt qua đượcnhững mặc cảm, tự ti vốn có của họ; bảo đảm cho họ được tham gia vào mọihoạt động của chương trinh xóa đói giảm nghèo từ việc xác định đối tượng thụhưởng đến lập kế hoạch, triển khai thực hiện ở thôn, bản, xã, quản lý nguồn lực,giám sát, đánh giá,…

Thứ tư, phải thấy rõ vấn đề giảm nghèo là một nhiệm vụ khó khăn, phức

tạp và lâu dài Nó liên quan đến nhiều mục tiêu cả kinh tế lẫn xã hội, liên quan

Trang 40

đến hoạt động của nhiều ngành và các cấp chính quyền khác nhau Vì vậy, đểđạt được hiệu quả giảm nghèo phải có sự phối hợp tích cực và đồng bộ của cáccấp, các ngành chức năng, các tổ chức hội, đoàn thể quần chúng huyện A Lưới;đồng thời phải có sự lồng ghép tất cả các hoạt động, các chương trình, dự ánđầu tư xóa đói giảm nghèo, giảm nghèo bền vững.

Thứ năm, phải làm tốt công tác tổ chức, cán bộ, củng cố, kiện toàn Ban chỉ

đạo các cấp, nhất là cấp xã Đây là một trong những yếu tố thành công trongquá trình thực hiện Kinh nghiệm thực tế đó cho thấy, ở đâu có Ban xóa đóigiảm nghèo xã mạnh thì ở đó hoạt động xóa đói giảm nghèo đạt kết quả tốt

Ngày đăng: 03/07/2016, 07:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Cành (2010), Diễn biến mức sống dân cư phân hóa giàu nghèo và các giải pháp xóa đói giảm nghèo trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam nhìn từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh , NXB Lao động - xã hội, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diễn biến mức sống dân cư phân hóa giàunghèo và các giải pháp xóa đói giảm nghèo trong quá trình chuyển đổi nền kinhtế Việt Nam nhìn từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Thị Cành
Nhà XB: NXB Lao động - xã hội
Năm: 2010
2. Nguyễn Thị Mai Chi, Kết quả thực hiện chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí lịch sử Đảng, số 04/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả thực hiện chương trình quốc gia về xóađói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay
3. Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế, Huyện ủy A Lưới (2015), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa X, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XI nhiệm kỳ 2015 – 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chínhtrị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa X
Tác giả: Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế, Huyện ủy A Lưới
Năm: 2015
4. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ VI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứVI
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1986
5. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1994), Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ VII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứVII
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1994
6. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứVIII
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
7. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứIX
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
8. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
9. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứXI
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
10. Trần Ngọc Hiên, Về thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Tạp chí Cộng sản, Số 823 (5/2011) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở ViệtNam giai đoạn 2011 - 2020
11. Hà Quế Lâm (2002): Xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số ở nướcta hiện nay - thực trạng và giải pháp
Tác giả: Hà Quế Lâm
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
12. Nguyễn Thị Kim Ngân, Bước ngoặt mới trong nỗ lực xóa đói, giảm nghèo, Tạp chí Cộng sản, Số 281 (3/2011) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước ngoặt mới trong nỗ lực xóa đói, giảmnghèo
14. Chu Tiến Quang, Nghèo đói ở Việt Nam và tiếp tục tấn công nghèo đói, Tạp chí Cộng sản số 4/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghèo đói ở Việt Nam và tiếp tục tấn công nghèo đói
15. Nguyễn Đức Quyết (2002), Một số chính sách quốc gia về việc làm và xóa đói giảm nghèo, NXB Lao động - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chính sách quốc gia về việc làm vàxóa đói giảm nghèo
Tác giả: Nguyễn Đức Quyết
Nhà XB: NXB Lao động - Hà Nội
Năm: 2002
16. Huỳnh Ngọc Sơn, Một số chương trình mục tiêu quốc gia và dự án xóa đói giảm nghèo trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, Tạp chí Cộng sản, Số 817 (11/2011) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chương trình mục tiêu quốc gia và dự án xóađói giảm nghèo trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn
17. Phạm Quý Thọ: Thực trạng giảm nghèo ở Việt Nam, Tạp chí kinh tế và phát triển, Số 95/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng giảm nghèo ở Việt Nam
13. Phòng thống kê huyện A Lưới: Niên giám thống kê giai đoạn 2010 - 2014 Khác
18. Ủy ban Nhân dân huyện A Lưới: Báo cáo quy hoạch kinh tế xã hội huyện A Lưới giai đoạn 2011 - 2020 Khác
19. Các trang web điện tử:- www.wikipedia nghèo, bách khoa toàn thư Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w