1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp giảm nghèo bền vững ở xã an hưng an lão – bình định

71 1,6K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài An Hưng là xã nằm phía Đông Bắc huyện An Lão có tổng diện tích tự nhiên là6636.39 ha, được chia làm 05 thôn toàn là đồng bào dân tộc thiểu số đó là dân tộc h’r

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

- -CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO

BỀN VỮNG Ở XÃ AN HƯNG

AN LÃO - BÌNH ĐỊNH

ĐINH THỊ XÁI

KHÓA HỌC: 2012 - 2016

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

- -CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO

BỀN VỮNG Ở XÃ AN HƯNG

AN LÃO - BÌNH ĐỊNH

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

ThS Nguyễn Công Định Đinh Thị Xái

Lớp: K46B-KTNN

Trang 3

Lời Cảm Ơn

Để hoàn thành chuyên đề này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của các tổ chức và cá nhân Với tình cảm chân thành cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo và các cán bộ công chức chức trường Đại học kinh tế Huế đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như quá trình thực tập Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo Th.s Nguyễn Công Định, người đã trực tiếp hướng dẫn và dày công giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

Tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn đến tất cả quý chú bác, anh chị trong UBND xã An Hưng và bà con nông dân đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt quá trình thực tập, thu thập số liệụ và điều tra thực tế.

Xin chân thành cảm ơn tất cả các những người thân trong gia đình và bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

Trong quá trình nghiên cứu tuy đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian và vốn kiến thức còn hạn chế, Chuyên đề tốt nghiệp không tránh khỏi những sơ suất, thiếu xót Tôi kính mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 05 năm 2016 Sinh viên thực hiện Đinh Thị Xái

Trang 4

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 4

1.1 Khái niệm 4

1.1.1 Khái niệm về nghèo đói 4

1.1.2 Khái niệm về xóa đói giảm nghèo 6

1.2 Thực trạng và tiêu chí đánh giá nghèo đói Việt Nam 7

1.2.1 Thực trạng nghèo đói Việt Nam 7

1.2.2 Tiêu chí đánh giá nghèo đói Việt Nam 13

1.3 Chủ trương chính sách Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo 15

1.3.1 Chủ trương của Đảng và Nhà nước 15

1.3.2 Chính sách và các chủ trương xóa đói giảm nghèo 16

1.4 Kinh nghiệm trong công tác giảm nghèo ở một số địa phương 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở XÃ AN HƯNG, HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH 20

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã An Hưng 20

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 20

2.1.1.1 Vị trí địa lý 20

2.1.1.2.Địa hình 20

Trang 5

2.1.1.4 Địa chất, thổ nhưỡng 21

2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động của xã 23

2.1.2.3 Tình hình trang thiết bị cơ sở hạ tầng 24

2.1.2.4 Tình hình giáo dục đào tạo 26

2.2 Thực trạng nghèo đói trên địa bàn xã An Hưng 27

2.2.1 Tình hình nghèo đói chung của xã 27

2.2.2 Tình hình nghèo đói của các hộ điều tra 28

2.2.2.1 Nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2015 28

2.2.2.2 Tình hình nhà ở và phương tiện sinh hoạt của các hộ điều tra năm 2015 30

2.2.2.3 Thực trạng các yếu tố sản xuất 32

2.2.3 Kết quả sản xuất một số cây trồng chính của xã 33

2.3 Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói trên địa bàn xã An Hưng 34

2.3.1 Nguyên nhân khách quan 34

2.3.2 Nguyên nhân chủ quan 35

2.4 Tình trạng và kết quả thực hiện công tác XĐGN của xã An Hưng 35

2.4.1 Những giải pháp và kết quả đạt được 35

2.4.2 Kết quả thực hiện của xã An Hưng 36

2.5 Đánh giá chung 39

2.5.1 Những măt đạt được 39

2.5.2 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác XĐGN của xã 41

2.5.2.1 Thuận lợi 41

2.5.2.2 Khó khăn 42

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA XÃ AN HƯNG 43

3.1 Phương hướng, chủ trương của Nhà nước về xóa đói giảm nghèo 43

Trang 6

3.1.2.2 Mục tiêu 46

3.2 Các giải pháp chủ yếu của giảm nghèo bền vững 47

3.2.1 Giải pháp trước mắt 47

3.2.1.1 Về tổ chức 47

3.2.1.2 Về tuyên truyền 48

3.2.1.3 Về khoa học kỹ thuật 48

3.2.2 Giải pháp giảm nghèo bền vững chống tái nghèo 49

3.2.2.1 Về kinh tế 49

3.2.2.2 Về xã hội 50

3.2.2.3 Về giáo dục 51

3.2.2.4 Về cơ sở hạ tầng 51

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52

1 Kết luận 52

2 Kiến nghị 54

2.1 Đối với Nhà nước 54

2.2 Đối với chính quyền địa phương 54

2.3 Đối với các hộ nghèo 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

Trang 7

XĐGN Xóa đói giảm nghèo

LĐTB & XH Lao động thương binh và xã hộiBHYT Bảo hiểm y tế

DTTS Dân tộc thiểu sốCNQSD Chứng nhận quyền sử dụng đấtGCNQSD Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình

VHTT – TDTT Văn hóa thông tin – thể dục thể thao NTM Nông thôn mới

DNTN Doanh nghiệp tư nhânBQC Bình quân chung

LĐ Lao động

SL Sản lượngTLSX Tư liệu sản xuấtNSBQ Năng suất bình quânSXKD Sản xuất kinh doanhHĐND Hội đồng nhân dân

KH Kế hoạch

DT Diện tíchBVTV Bảo vệ thực vậtXDNTM Xây dựng nông thôn mớiBHXH Bảo hiểm xã hội

CSXH Chính sách xã hội

NQ – CP Nghị quyết – chính phủ

Trang 8

BCH Ban chấp hành ĐVT Đơn vị tính

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Tỷ lệ hộ nghèo tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 9

Bảng 2: Quy định về chuẩn nghèo tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 - 2010 10

Bảng 3: Tỷ lệ hộ nghèo phân chia theo khu vực 10

Bảng 4: Tỷ lệ hộ đói nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2002 – 2011 12

Bảng 5: Tình hình sử dụng đất đai của xã An Hưng giai đoạn 2013 – 2015 22

Bảng 6: Tỷ lệ hộ nghèo ở xã An Hưng giai đoạn 2013 – 2015 27

Bảng 7: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2015 29

Bảng 8: Trình độ văn hóa của các hộ điều tra 29

Bảng 9: Tình hình trang thiết bị nhà ở và phương tiện sinh hoạt của các hộ điều tra năm 2015 31

Bảng 10: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất và nguồn vốn của các hộ điều tra 32

Bảng 11: Tình hình trồng trọt trên địa bàn xã An Hưng 33

Bảng 12: Tình hình chăn nuôi trên địa bàn xã An Hưng 37

Trang 9

Sinh viên: Đinh Thị Xái

Lớp: K46 KTNN

Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Công Định

1.Tên đề tài: “Thực trạng và giải pháp giảm nghèo bền vững ở xã An Hưng

huyện An Lão tỉnh Bình Định”

2 Tính cấp thiết của đề tài

An Hưng là xã nằm phía Đông Bắc huyện An Lão có tổng diện tích tự nhiên là6636.39 ha, được chia làm 05 thôn toàn là đồng bào dân tộc thiểu số đó là dân tộc h’rê,trong những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp đã đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng như điện, đường, trường trạm…, sự nỗ lực cố gắng của lãnh đạo và nhân dân địaphương nên tình hình kinh tế - xã hội đã có những bước chuyển biến tích cực, sản xuấtphát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo đói hàng nămgiảm từ 2,5-3% Tuy nhiên, An Hưng vẫn là xã nghèo, có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất và thunhập trung bình thấp so với các xã, thị trấn trong huyện Vấn đề đặt ra ở đây là: với tìnhhình, thực trạng nghèo đói của An Lão như vậy, huyện An Lão và Xã An Hưng đã cónhững chính sách gì, bằng cách nào, thực hiện các giải pháp nào để đẩy mạnh quá trìnhxoá đói giảm nghèo, từng bước ổn định đời sống của các hộ nghèo, từ đó tạo những điềukiện, tiền đề thuận lợi để các hộ vươn lên thoát nghèo và không bị tái nghèo Đây là vấn

đề rất bức thiết đối với xã An Hưng cần sớm được nghiên cứu và giải quyết

Do vậy các cấp chính quyền địa phương đã cố gắng nhiều trong công tác xóa đóigiảm nghèo nhưng không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả như mong muốn và đãgặp những khó khăn,hạn chế nhất định Đó là những vấn đề còn tồn tại trong công tácXĐGN và cũng chính là nguyên nhân gây ra cảnh nghèo đói cho các hộ nông dân trênđịa bàn xã An Hưng

Trang 10

Quá trình thực hiên đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau: Phương phápthu thập thông tin, phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu, phương pháp chuyên gia,chuyên khảo và đề xuất một số phương pháp nhằm xóa đói giảm nghèo.

4 Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phục lục và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xóa đói giảm nghèo

Chương 2: Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở xã An Hưng, huyện An Lão, tỉnhBình Định

Chương 3: Phương hướng và giải pháp xóa đói giảm nghèo của Xã An Hưng

5 Kết quả nghiên cứu của đề tài:

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến vấn đề nghèo đóicủa các hộ nông dân

- Đánh giá thực trạng đói nghèo của các hộ nông dân ở xã An Hưng huyện An Lão

tỉnh Bình Định, từ đó tìm ra các nguyên nhân và nhân tố gây ra nghèo đói của các hộ nôngdân tại xã An Hưng huyện An Lão tỉnh Bình Định

- Đề xuất một số giải pháp phù hợp với địa bàn nghiên cứu nhằm góp phần xóađói giảm nghèo cho các hộ nông dân trong xã

Trang 11

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đói nghèo đang là vấn đề xã hội bức xúc và nóng bỏng của nhiều quốc gia trênthế giới, là vấn đề được các chính phủ, các tổ chức quốc tế quan tâm để tìm giải pháphạn chế và tiến tới xóa bỏ nạn đói nghèo trên phạm vi toàn thế giới Xóa đói giảmnghèo là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững.Vì vậy,Việt Nam coi xóa đói giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đồng thời, thực hiệnxóa đói giảm nghèo trong từng bước phát triển, đảm bảo công bằng xã hội thể hiệntính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, có ý nghĩa nhân văn, văn hóa sâu sắc Hiệnnay, trên thế giới có khoảng 1,2 tỷ lệ người đang sống trong cảnh đói nghèo, kể cảnước có thu nhập cao nhất thế giới vẫn có một tỷ lệ dân số sống trong tình trạng nghèonàn cả về vật chất và tinh thần Tỷ lệ người nghèo ở mỗi nước cũng khác nhau, đối vớinước giàu thì tỷ lệ đói nghèo nhỏ hơn các nước kém phát triển song khoảng cách giàunghèo lại lớn hơn rất nhiều.Trong xu thế hợp tác và toàn cầu hoá hiện nay thì vấn đềxoá đói giảm nghèo (XĐGN) không còn là trách nhiệm của một quốc gia mà đã trởthành mối quan tâm của cả động đồng Quốc tế

Việt Nam là một trong những nước có thu nhập khá thấp so với các nước trênthế giới, do đó chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN là một chiến lược lâu dài cầnđược sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, kết hợp chặt chẽ với tinh thần tựlực, tự cường, đoàn kết của cả dân tộc để đẩy lùi đói nghèo tiến kịp trình độ phát triểnkinh tế của các nước tiên tiến Chúng ta đều biết đòi nghèo là lực cản trên con đườngtăng trưởng và phát triển của Quốc gia, nghèo khổ luôn đi liền với trình độ dân tríthấp, tệ nạn xã hội, bệnh tật phát triển, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn

xã hội… Trong thời kỳ nước ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá,hiện đạihoá, phát triển kinh tế thị trường như hiện nay, vấn đề XĐGN càng trở nên khó khănhơn vì khoảng cách giàu nghèo ngày càng giãn ra Muốn đạt được hiệu quả thiết thựcnhằm giảm nhanh và bền vững tỷ lệ đói nghèo, nâng cao mức sống cho người dân thìmỗi địa phương, mỗi vùng phải có chương trình XĐGN riêng phù hợp với điều kiện

Trang 12

kinh tế - xã hội, đất đai, thổ nhượng của mình nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

An Hưng là xã nằm phía Đông Bắc huyện An Lão có tổng diện tích tự nhiên là6636.39 ha, được chia làm 05 thôn toàn là đồng bào dân tộc thiểu số đó là dân tộc h’rê,trong những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp đã đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng như điện, đường, trường trạm…, sự nỗ lực cố gắng của lãnh đạo và nhân dân địaphương nên tình hình kinh tế - xã hội đã có những bước chuyển biến tích cực, sản xuấtphát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo đói hàng nămgiảm từ 2,5-3% Tuy nhiên, An Hưng vẫn là xã nghèo, có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất vàthu nhập trung bình thấp so với các xã, thị trấn trong huyện Vấn đề đặt ra ở đây là: vớitình hình, thực trạng nghèo đói của An Lão như vậy, huyện An Lão và Xã An Hưng đã

có những chính sách gì, bằng cách nào, thực hiện các giải pháp nào để đẩy mạnh quátrình xoá đói giảm nghèo, từng bước ổn định đời sống của các hộ nghèo, từ đó tạonhững điều kiện, tiền đề thuận lợi để các hộ vươn lên thoát nghèo và không bị táinghèo Đây là vấn đề rất bức thiết đối với xã An Hưng cần sớm được nghiên cứu vàgiải quyết

Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp giảm nghèo bền vững ở xã An Hưng - An Lão – Bình Định” để nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về công tác xoá đói giảmnghèo

- Phân tích, đánh giá thực trạng và nguyên nhân đói nghèo của các hộ nông dân

xã An Hưng, huyện An Lão, tỉnh Bình Định

- Nghiên cứu các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đói nghèo

- Đề xuất các định hướng và giải pháp chủ yếu giảm nghèo bền vững ở xã An Hưng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế - xã hội có liên quan đến công tác vàchương trình xoá đói giảm nghèo của xã An Hưng, huyện An Lão, tỉnh Bình Định

 Phạm vi nghiên cứu:

Trang 13

+ Không gian: Địa phận tại xã AnHưng, huyện An Lão, tỉnh Bình Định.

+ Thời gian:Số liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 2013 – 2015

4 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

 Phương pháp thu thập thông tin

- Thu thập số liệu thứ cấp: Để hoàn thành đề tài này tôi đã thu thập số liệu thứcấp từ UBND xã An Hưng , phòng LĐTB & XH huyện An Lão và các tài liệu sáchbáo, tạp chí, các trang website

- Thu thập số liệu sơ cấp: bằng cách đi điều tra, phỏng vấn đến từng hộ gia đình

 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Tham khảo ý kiến của cán bộ trong UBND xã, huyện, các ban ngành chuyềnmôn có kinh nghiệm trong chỉ đạo, tổ sản xuất, các hộ nông dân sản xuất giỏi để đưa

ra các giải pháp phù hợp

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Trang 14

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

1.1 Khái niệm

1.1.1 Khái niệm về nghèo đói

Theo các nhà khoa học, nghèo là một vấn đề khó có khái niệm chung để đolường và hiểu cho thấu đáo Do đó, tùy vào quan niệm và cách tiếp cận mà người tađưa ra những định nghĩa khác nhau về nghèo đói

Hội nghị chống nghèo đói khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tổ chức tạiBangkok, Thái Lan vào tháng 9 năm 2003 Các quốc gia đã thống nhất cao và cho

rằng: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các

nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương”.

Nhà kinh tế học người Mỹ Galbraith cho rằng: “Con người bị coi là nghèo khổ

khi mà thu nhập của họ, ngay dù khi thích đáng để họ có thể tồn tại, rơi xuống rõ rệt dưới mức thu nhập của cộng đồng Khi họ không có những gì mà đa số trong cộng đồng coi như cái cần thiết tối thiểu để sống một cách đúng mức”.

Abapia Sen, chuyên gia hàng đầu của tổ chức Lao Động Quốc Tế, người được

giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1998 cho răng: “Nghèo là tất cả những ai thu nhập

thấp hơn dưới 1 đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”.

Ngân hàng thế giới cho rằng: “Nghèo là khái niệm đa chiều vượt khỏi phạm vi

túng thiếu về vật chất Nghèo không chỉ gồm các chỉ số dựa trên thu nhập mà còn bao gồm các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục, dễ bị tổn thương, không có quyền phát ngôn và không có quyền lực”.

Ở Việt Nam trước đây quan niệm những người nghèo khổ là những người bần cốnông, không có ruộng đất, đi làm thuê, cuốc mướn Những năm gần đây thì xác địnhngười nghèo, hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập không đảm bảo cuộc sống tốithiểu, những hộ gia đình thường xuyên thiếu ăn

Trang 15

Trên đây là một số khái niệm xoay quanh về vấn đề nghèo đói.Song để đi sâuđánh giá mức độ nghèo đói thì còn có quan niệm về nghèo đói tương đối và nghèo đóituyệt đối.

Nghèo đói tương đối và nghèo đói tuyệt đối.

Để đánh giá đúng mức độ nghèo, người ta chia thành hai loại: Nghèo tuyệt đối vànghèo tương đối

- Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏamãn những yêu cầu cơ bản, tối thiểu để duy trì cuộc sống như nhu cầu về ăn, mặc, nhà

ở, chăm sóc y tế,…

- Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mứctrung bình của địa phương, ở một thời kì nhất định

Một số khái niệm có liên quan đến đói nghèo

- Đói gay gắt là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống tối thiểu, đói ăn,chịu đứt bữa từ 3 tháng trở lên

- Hộ nghèo là các hộ có thu nhập bình quân tính theo đầu người nằm dưới giớihạn nghèo đói được gọi là hộ nghèo, theo đánh giá chung của nhiều nước hộ có thunhập dưới 1/3 mức trung bình của xã hội là hộ nghèo

- Hộ vượt nghèo hay hộ thoát nghèo là những hộ nghèo mà sau một quá trìnhthực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo cuộc sống đã khá lên và mức thu nhập đã ởtrên chuẩn mực nghèo đói

- Hộ tái nghèo đói là số hộ vốn dĩ trước đây thuộc diện nghèo và đã vượt nghèo,nhưng do nguyên nhân nào đó lại rơi vào hoàn cảnh nghèo đói

- Hộ nghèo hay là hộ mới vào danh sách đói nghèo: là những hộ ở đầu kỳ khôngthuộc diện nghèo đói nhưng đến cuối kỳ lại rơi vào hộ đói nghèo

Vấn đề nghèo đói thường đi đôi với phân phối và thu nhập, sự phân phối thunhập không đồng đều thường dẫn đến sự nghèo đói Do vậy, vấn đề xóa đói giảmnghèo có liên quan mật thiết với tăng trưởng, công bằng xã hội

Tóm lại các quan niệm nghèo đói trên đây phản ánh ba khía cạnh chủ yếu củangười nghèo

- Không được hưởng thụ những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người

Trang 16

- Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư.

- Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng

1.1.2 Khái niệm về xóa đói giảm nghèo

Xóa đói giảm nghèo là tổng thể các biện pháp chính sách của Nhà nước và

xã hội hay là của chính những đối tượng thuộc diện nghèo đói nhằm tạo điều kiện để

họ tăng them thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu nhập không đáp ứng những nhu cầutối thiểu trên cơ sở chuẩn nghèo được quy định theo từng địa phương, khu vực, quốcgia

- Nội dung của xóa đói giảm nghèo được thực hiện trên hai nội dung chính:

- Tạo điều kiện cho người nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, gia tăng thunhập bằng các biện pháp:

- Cấp tín dụng ưu đãi cho người nghèo: cho vay lãi thấp giúp họ có vốn sản xuất

và từ đó thoát nghèo

- Hỗ trợ cho họ đất sản xuất bằng cách giảm các thuế đất

- Thực hiện hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng về đường sá,công trình thủy lợi, tạo điềukiện cho người dân tham gia sản xuất, nâng cao năng suất lao động để thoát nghèo

- Tạo điều kiện cho người dân có điều kiện học hỏi kĩ thuật canh tác sản xuấtbằng cách mở các lớp tập huấn sản xuất , phổ biến kiến thức tới từng thôn bản, nângcao lao động cho người nghèo

- Dựa trên từng cơ sở vùng miền,xác định được thế mạnh, có kế hoạch phát triển cácngành nghề giúp giải quyết tình trạng thất nghiệp, tăng them thu nhập cho người nghèo

- Tạo điều kiện cho người nghèo có cơ hội được tiếp cận với các dịch vụ cơ bảnnhư y tế, giáo dục, vệ sinh, nước sinh…

- Hỗ trợ y tế bằng việc cấp thẻ BHYT,cấp thuộc miễn phí cho người nghèo thôngqua chương trình 137,135

- Hỗ trợ về giáo dục: miễn giảm học phí cho con em của gia đình thuộc đốitượng nghèo

- Hỗ trợ về nhà ở, nước sạch

- Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước và là sựnghiệp của toàn dân Phải huy động nguồn lực của Nhà nước, của xã hội và của người

Trang 17

dân để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, nhất là sản xuấtlâm nghiệp, nông nghiệp để xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.Cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng xã hội, sự nỗ lực phấn đấuvươn lên thoát nghèo của người nghèo, hộ nghèo là nhân tố quyết định thành công củacông cuộc xóa đói giảm nghèo

1.2 Thực trạng và tiêu chí đánh giá nghèo đói Việt Nam

1.2.1 Thực trạng nghèo đói Việt Nam

Nghèo đói không phải là hiện tượng chỉ đến khi có kinh tế thị trường, mở cửa,hoà nhập vào thế giới mới xuất hiện Đối với nước ta nghèo đói và phân hoá giàunghèo đã từng xảy ra trong nhiều thời kỳ lịch sử xa xưa, trong các xã hội phong kiếnthực dân thống trị và đô hộ.Nghèo đói kinh tế của nông dân ở nông thôn là một nét đặctrưng điển hình của nghèo đói ở Việt Nam trước đây Hiện nay nét đặc trưng này vẫntiếp tục hiện hữu Nó phản ánh thực tế về trình độ phát triển kinh tế ở nước ta Rõ nhất

là cơ cấu kinh tế nông nghiệp thuần nông lệ thuộc nặng nề vào tự nhiên, trình độ phâncông lao động, chuyên môn hoá, xã hội hoá còn rất thấp, phương thức sản xuất, canhtác còn mang nặng tính cổ truyền, thô sơ

Nhìn phổ quát, kinh tế hàng hoá ở nước ta còn ở một trình độ thấp, kinh tế thịtrường chỉ mới sơ khai, nhiều vùng nghèo, vệt nghèo vẫn còn ở hình thái kinh tế tựnhiên, tù cung, tù cấp.Thị trường chưa phát triển và thống nhất trong cả nước, cơ cấuloại hình thị trường còn chưa hoàn chỉnh Do đó, nghèo đói ở nước ta nằm trong phạm

vi, tính chất của nghèo đói ở một nước nông nghiệp lạc hậu, chậm phát triển đang từngbước chuyển mình một cách lâu dài và khó khăn sang hình thái phát triển của xã hộicông nghiệp

Ở thời kỳ kinh tế hiện vật cộng với mô hình kinh tế tập trung, bình quân bao cấpcũng có hiện tượng nghèo đói với hai đặc với mô hình kinh tế tập trung, bình quân baocấp cũng có hiện tượng nghèo đói với hai đặc trưng nổi bật là nghèo dai dẳng kéo dài

và nghèo có cấp độ lớn Đại đa số dân cư xã hội trong thời kỳ này rơi vào tình trạngnghèo hoặc chỉ vừa đủ cho những sinh hoạt tiêu dùng vốn rất hạn chế về nhu cầu.Theo đánh giá của UNDP, trước đổi mới (1986) trên 70%dân số Việt Nam ở vào tình

Trang 18

trạng nghèo đói Đây là vấn đề gay gắt đã và đang đặt ra cho Đảng, Nhà nước và nhândân ta nhiệm vụ phải giải quyết.

Với một nền kinh tế lạc hậu, có chiến tranh, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là giảiphóng đất nước, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã buộc chúng ta ápdụng mô hình kinh tế tập trung, bình quân và bao cấp Mô hình kinh tế và cơ chế quản

lý này - Theo quan điểm lịch sử cụ thể - có những mặt hợp lý, cần thiết và có tác dụngtích cực đã huy động sức người và của góp phần vào việc giải phóng đất nước.Tuynhiên việc kéo dài những phương pháp cò trong tình hình mới khi tình hình và điềukiện đã thay đổi làm bộc lộ nhiều nhược điểm của mô hình và cơ chế

Trong thời kỳ này nghèo đói dường như không được nhìn nhận như một tồn tạithực tế trong xã hội Bởi quan niệm trước đây trong chủ nghĩa xã hội không thể cónghèo đói.Nó chỉ có trong xã hội tư bản chủ nghĩa Do đó cách nhìn nhận, đánh giá vềnghèo đói ở đây có phần méo nó, thiếu khách quan và không khoa học Với một nềnkinh tế lạc hậu, chậm phát triển không thể không có nghèo đói Nguyên nhân nghèođói trong thời kỳ này không phải chủ yếu do lười lao động, tay nghề kém (nhữngnguyên nhân chủ quan thuộc về người lao động) mà chủ yếu là do cơ chế kìm hãm sựphát triển của cá nhân và xã hội (những nguyên nhân khách quan)

Ở kinh tế hiện vật, bao cấp, bình quân không có cạnh tranh kinh tế, không mởrộng thị trường, không làm nảy nở nhu cầu kinh doanh, không hối thúc sù cần thiếtphải tháo vát, năng động, có tài năng, phải đổi mới cách nghĩ, cách làm Nó chỉ thúcđẩy con người đi theo các tiêu chí sao cho ở vào một vị thế xã hội thuận lợi, có điềukiện hưởng bao cấp ưu đãi của nhà nước Hiện tượng lãi giả, lỗ thật của đa số các đơn

vị kinh tế quốc doanh thời bao cấp là một thực tế vì không hạch toán đủ và đúng Giàulên bằng con đường phi kinh tế để tiêu dùng lãng phí phi kinh tế cũng là một thực tếtrong thời kỳ này Do những ràng buộc và kìm hãm bởi quan niệm về định hướngnhững giá trị xã hội (khôngkhuyến khích và thúc đẩy vươn tới làm giàu bằng sản xuấtkinh doanh, không đổi mới và phát triển nhu cầu ) do chính sách và cơ chế (khôngdựa trên độngbề mặt các lớp quan hệ xã hội Vì chế độ phân phối, cung cấp hiện vậtbao cấp đã không hạch toán theo giá trị trong sản xuất lẫn trong tiêu dùng Trong giaiđoạn tõ 1993 đến 1998, tình trạng nghèo đói ở cả khu vực nông thôn lẫn thành thị đã

Trang 19

giảm đi nhiều - Tỷ lệ dân sống dưới ngưỡng nghèo đói ở nông thôn giảm tõ 66%xuống còn 45% và ở thành phố giảm tõ 25% xuống còn 9% Ngay cả tỷ lệ sống ở dướingưỡng nghèo về lương thực, thực phẩm

Việt Nam là nước đang phát triển, nhưng tỷ lệ hộ nghèo còn cao Tuy nhiên, đóinghèo đối với nước ta vẫn là một vấn đề hết sức trầm trọng, đòi hỏi các cấp các ngànhquan tâm giải quyết xóa đói giảm nghèo hướng tới một xã hội tích cực về kinh tế, lànhmạnh về xã hội, ổn định về chính trị, kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội

là một vấn đề hàng đầu, cấp thiết hiện nay Xóa đói giảm nghèo là mối quan tâm lớnnhất không chỉ riêng ở nước ta mà còn là mối quan tâm lớn của các tổ chức quốc tế,

và của mỗi quốc gia

Trong tất cả các mục tiêu thiên niên kỉ, Việt Nam đạt được những thành tựu đặcbiệt trong mục tiêu 1, giảm nghèo Việt Nam đã giảm được 75% tỉ lệ nghèo, từ 58,1%năm 1990 xuống còn 14,5% năm 2008 Tỉ lệ thiếu đói giảm 2/3, từ 24,9% năm 1993xuống còn 6,9 năm 2008 Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.168 USD,Việt Nam trở thành nước có thu nhập thấp, tuy nhiên vẫn được đánh giá là một nướcnghèo Theo kết quả của Tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo trong cả nước theochuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội công bốngày 30/5/2011, cả nước có 3.055.566 hộ nghèo và 1.612.381 hộ cận nghèo

Bảng 1: Tỷ lệ hộ nghèo tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015

(Nguồn: Khảo sát mức sống hộ dân cư năm 2015 của Tổng cục thống kê)

Tỷ lệ hộ nghèo từ 11,76% (năm 2011) xuống còn 9,6 % (năm 2012 ) và 7,8 %(năm 2013) , 5,97 % (năm 2014 ), và 5 % (năm 2015) Trong tổng số 64 tỉnh, thànhphố, có 5 tỉnh, thành phố tỷ lệ hộ nghèo dưới 5% là TP.HCM (0,01%); Bình Dương(0,05%); Đồng Nai (1,45%); Bà Rịa - Vũng Tàu (4,35%); Hà Nội (4,97%) Đây cũng

Trang 20

là những địa phương đã ban hành chuẩn nghèo riêng, cao hơn chuẩn nghèo quốc gia 1.Điện Biên là địa phương có tỷ lệ nghèo lớn nhất cả nước (trên 50%) Ngoài ra, còn có

81 huyện thuộc 25 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%, trong đó bao gồm 54 huyện nghèotheo Nghị quyết 30a của Chính phủ

Bảng 2: Quy định về chuẩn nghèo tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh

giai đoạn 2006 - 2010

Chuẩn Vùng Hà Nội TP Hồ Chí Minh

Hộ nghèo Nông thôn < 550.000 < 830.000

Thành thị < 750.000 < 1.000.000Cận nghèo Nông thôn 551.000 – 750.000

Thành thị 751.000 – 1.000.000

(Nguồn: Bộ lao động thương binh và xã hội)

Kết quả công bố cũng cho thấy có 14 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo từ 5% đến dưới 10%;

18 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo từ 10% đến dưới 20%; 16 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo từ 20% đến dưới30%; 6 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo từ 30% đến dưới 40%; 3 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo từ trên 40%đến dưới 50%, là: Lai Châu, Lào Cai và Hà Giang Xét về tỷ trọng số người nghèo ởtừng vùng so với tổng số hộ nghèo trên cả nước, với 77.802 hộ nghèo, chiếm tỷ trọng2,55%, khu vực Đông Nam bộ là khu vực có số lượng hộ nghèo thấp nhất Khu vựcĐông Bắc có số lượng hộ nghèo lớn nhất cả nước với 581.560 hộ, chiếm 19,03%

Bảng 3: Tỷ lệ hộ nghèo phân chia theo khu vực

2002 (0,420), 2006 (0,424) , 2010 (0,433) cho thấy ko mức độ chênh lệch giàu nghèokhông có nhiều khác biệt qua các năm

Trang 21

- Tỷ lệ nghèo cao ở khu vực Đông Bắc và Tây Bắc dọc biên giới Trung Quốc,duyên hải miền trung, và Tây Nguyên

- Tỷ lệ nghèo trung bình ở hai vùng đồng bằng châu thổ chính của Việt Nam làđồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long

- Tỷ lệ đói nghèo thấp nhất ở các thành phố lớn, đặc biệt ở Hà Nội, thành phố

Hồ Chí Minh và khu vực miền Đông Nam bộ Tỷ lệ nghèo cao ở những nơi có địa hìnhđồi núi hiểm trở, đất đai kém màu mỡ và cách xa thành phố nà ngược lại những vùngmiền có điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội thuận lợi tỷ lệ nghèo thấp hơn Ở ViệtNam, những người nghèo 6 nhất sống tại các vùng núi, nơi các xã nghèo chiếm tỉ lệlớn trên toàn quốc.Trong khi đó, một số lượng lớn người nghèo lại sống bên cạnhnhững người khá giả tại hai vùng đồng bằng và ven biển Chính sách xóa đóigiảm nghèo của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể tuy nhiên nó khôngbền vững, bởi tỷ lệ tái nghèo cao, số hộ nghèo giảm song không chắc chắn số ngườinghèo trong xã hội cũng giảm mà thậm chí còn tăng do tác động của lạm phát

Chương trình 135: " Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùngđồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa"

- Chương trình Xoá đói giảm nghèo đặc biệt của Chính phủ - do ủy ban Dân tộc

và Miền núi là cơ quan thường trực, theo các Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày

31 tháng 7 năm 1998 và số 138/2000/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2000 của Thủtướng Chính phủ, song thử nhìn nhận tỷ lệ hộ nghèo qua các năm Tỷ lệ hộ nghèo dântộc thiểu số Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số (DTTS) tăng liên tục trong giai đoạn 1993

và 2008 và còn hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước

Tổng cục thống kê, dựa trên các tiêu chuẩn mà các nước đang phát triển và các tổchức Quốc tế hiện nay đang sử dụng để xác định mức nghèo đói Và cho rằng, ngườinghèo đói là người có mức chi tiêu dưới mức cần thiết để đạt được 2.100 calo bìnhquân/người/ ngày Theo chuẩn mực này, tỷ lệ người nghèo đói ở nước ta còn cao hơnvới những đánh giá của Bộ lao động thương binh và xã hội

Nghèo đói có nhiều nguyên nhân, ở nước ta có thể đưa ra ba nhóm nguyên nhânchính sau:

- Nhóm nguyên nhân do điều kiện thời tiết: Khí hậu khắc nghiệc, thiên tai, đất

Trang 22

đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn, cản trở, kìm hãm sự phát triểnkinh tế xã hội dẫn đến nghèo đói.

- Nhóm nguyên nhân chủ quan của người nghèo: trình độ hiểu biết thấp, thiếuvốn, thiếu kinh nghiệm làm ăn, thiếu đất sản xuất, đông con,…

- Nhóm nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách: Các chính sách thuộc về đầu tưxây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực khó khăn, chính sách khuyến khích sản xuất,vay các nguồn vốn, y tế, giáo dục… Thiếu hoặc không đồng bộ, nguồn lực đầu tư chovùng nghèo, xã nghèo còn hạn chế, hiệu quả thấp

Để thấy tình hình nghèo đói ở nước ta trong thời gian qua ta đi vào phân tích sốliệu dưới đây:

Bảng 4: Tỷ lệ hộ đói nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2002 – 2011.

- Trung du, miền núi phía Bắc 47,9 29,4 27,5 25,1 29,4 26,7

- Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung 35,7 25,3 22,2 19,2 20,4 18,5

Trang 23

Phân theo vùng, tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 cao nhất ở vùng Trung du và miền núiphía Bắc 26,7%; tiếp theo là Tây Nguyên là 20,3%; thấp nhất ở Đông Nam Bộ 1,7%;Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là 18,5%; đồng bằng Sông Hồng 7,1% và

đồng bằng Sông Cửu Long 11,6%

1.2.2 Tiêu chí đánh giá nghèo đói Việt Nam.

Chuẩn nghèo là một khái niệm động, nó biến đổi theo không gian và thời gian

Về không gian, nó biến đổi theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng haytừng quốc gia Ở Việt Nam chuẩn nghèo biến đối theo 3 vùng sinh thái khác nhau,vùng nông thôn đồng bằng, vùng nông thôn miền núi và hải đảo.Về thời gian, chuẩnnghèo cũng có sự biến đổi lớn, nó biến đổi theo trình độ phát triển kinh tế- xã hội vànhu cầu của con người theo từng giai đoạn lịch sử Kinh tế-xã hội phát triển thì đờisống của con người cũng được cải thiện tốt hơn, tuy nhiên không phải tất cả các nhómdân cư đều có tốc độ cải thiện giống nhau, thông thường thì nhóm không nghèo có tốc

độ tăng mức thu nhập, có thể mức sống cao hơn nhóm nghèo

Không có định nghĩa duy nhất về nghèo đói, do đó cũng không có một phươngpháp hoàn hảo để đo được nó Nghèo là tình trạng thiếu thốn ở nhiều phương diện,nhưng có thể đo lường được phương diện đó một cách nhất quán thì không phải là đơngiản, còn nếu ta đem gộp tất cả những khía cạnh đó vào một chỉ số nghèo đói nhằmthông tin cho các chính sách công và để đánh giá được mức độ thành công của cácchính sách đó

Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế-xã hội của nước ta và thực trạng đờisống trung bình dân cư hiện nay, có thể xác lập và đánh giá đói nghèo theo mấy chỉtiêu dưới đây:

- Thu nhập bình quân đầu người/ tháng ( hoặc năm)

- Điều kiện về nhà ở và tiện nghi sinh hoạt

- Điều kiện về tư liệu sản xuất

- Điều kiện về vốn tích lũy để dành

Trong 4 chỉ tiêu trên chỉ có chỉ tiêu về thu nhập là chi tiêu có định lượng

cụ thể; còn 3 chỉ tiêu còn lại về đồ dùng sinh hoạt, giá trị tài sản, chỉ tiêu về vốn đềukhông có định lượng cụ thể Nếu chỉ dựa trên 3 chỉ tiêu này để phân định đói nghèo thì

Trang 24

sự xác định này là lệch lạc Ví dụ xét về chỉ tiêu đồ dùng sinh hoạt, vẫn có hiện tượngnhững người không nghèo đến nay chưa có nhà kiên cố về một số nguyên nhân như:

họ không có kế hoạch xây nhà cửa kiên cố hoặc muốn tập trung tiền của để đầu tư chocon cái ăn học Trong khi đó một số người tuy đói nghèo vẫn được ở nhà xây kiên cốbởi đó có thể là tài sản cha ông để lại Cũng trong 4 chỉ tiêu này, cần đặc biệt chú ý tớichỉ tiêu về thu nhập và nhà ở; cùng các tiện nghi sinh hoạt trong nhà Hai chỉ tiêu nàyphản ánh trực tiếp mức sống Hai chỉ tiêu này còn lại cho thấy rõ thêm tình cảnh thật

sự của người nghèo và các hộ đói nghèo, nhất là ở nông thôn Trong thực tế đã lâmvào cảnh đói nghèo thì thường TLSX hết sức ít ỏi, nghèo nàn, kém giá trị sử dụng vàkhai thác làm ra của cải Người nghèo và các hộ nghèo, đặc biệt là các hộ nông dânnghèo hầu như không có vốn tích luỹ cho sản xuất và tái sản xuất Hai chỉ tiêu này còngiúp chúng ta phân biệt rõ ràng hơn giữa người giàu và người nghèo, giữa hộ giàu và

hộ nghèo ở các vùng nông thôn và thành thị Chúng ta càng thấy rõ hơn đặc trưng cơbản kinh tế xã hội của hiện tượng đói nghèo, nổi bật nhất là về mặt kinh tế

- Chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 theo Chỉ thị số TTg ngày 21-9-2010 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 thang

1752/CT-01 năm 21752/CT-011, mức chuẩn nghèo và cận nghèo được xác định

+ Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (hay từ 4800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo

+ Hộ nghèo ở thành thị là hộ có thu nhập bình quân 500.000 đồng/người/tháng(hay từ 6000.000 đồng/người/năm) trở xuống là nghèo

+ Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồngđến 520.000 đồng/người/tháng (hay từ 4812.000 đến 6240.000 đồng/người/năm) trởxuống là cận nghèo

+ Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đến 650.000đồng/người/tháng (hay từ 6012.000 đến 7800.000 đồng/người/năm) trở xuống là cận nghèo

Trang 25

1.3 Chủ trương chính sách Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo

1.3.1 Chủ trương của Đảng và Nhà nước

Báo cáo chính trị tại Đại hội XI của Trung ương Đảng tiếp tục khẳng địnhchủ trương cơ bản về XĐGN là: "Thực hiện chương trình XĐGN thông qua nhữngbiện pháp cụ thể, sát với tình hình địa phương, xoá nhanh các hộ đói, giảm mạnh vàbền vững các hộ nghèo Tiếp tục tăng tổng nguồn vốn XĐGN, mở rộng các hình thứctín dụng phục vụ người nghèo sản xuất, kinh doanh Có chính sách trợ giá nông sản,phát triển cơ cấu lao động, tạo việc làm và nghề phụ, đặc biệt là lao động ở các vùngnông thôn, nhằm tăng thu nhập của các hộ nông dân Thực hiện các chính sách an sinh

xã hội đảm bảo an toàn cuộc sống mọi thành viên cộng đồng, bao gồm bảo hiểm xãhội đối với người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế, cứu trợ xã hội những ngườigặp rủi ro, bất hạnh" Chiến lược phát triển kinh tế - Xã hội 2011-2015 đã cụ thể hoáchủ trương trên thành mục tiêu chiến lược XĐGN như sau: "Bằng nguồn lực của Nhànước và của toàn xã hội, tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cho vay vốn, trợ giúpđào tạo nghề, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ, giúp đỡ tiêu thụ sản phẩmđối với những vùng nghèo và xã nghèo Chủ động di dời một bộ phận nhân dân không

có đất canh tác và điều kiện sản xuất đến lập nghiệp ở những vùng có tiềm năng.Nhànước tạo môi trường thuận lợi khuyến khích mọi người dân vươn lên làm giàu chínhđáng và giúp đỡ người nghèo Thực hiện trợ cấp xã hội đối với những người có hoàncảnh đặc biệt khó khăn, tàn tật, neo đơn , không có người bảo trợ, nuôi dưỡng Phấnđấu đến năm 2015 về cơ bản giảm tỷ lệ hộ nghèo đến mức thấp nhất, thường xuyênphát huy những thành quả trong công tác xoá đói giảm nghèo" Từ những chủ trương

và chiến lược trên chúng ta có thể thấy một số quan điểm cụ thể trong công tác chỉđạo, triển khai công tác XĐGN của Đảng và Nhà nước như sau:

- Xoá đói giảm nghèo phải dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả bềnvững, đồng thời chủ động tạo các nguồn lực cho các hoạt động trợ giúp người nghèo

- Xoá đói giảm nghèo không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước, của toàn xã hội màtrước hết là bổn phận của người nghèo, phụ thuộc vào sự vận động tự giác của bảnthân người nghèo, cộng đồng nghèo

Trang 26

- Triển khai có hiệu qủa các chương trình, dự án XĐGN bằng các nguồn tàichính trợ giúp của Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước

- Việc hỗ trợ và cho vay vốn đối với người nghèo phải đi liền với công tác tưvấn, hướng dẫn sử dụng vốn vay có hiệu quả căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của từng hộgia đình

1.3.2 Chính sách và các chủ trương xóa đói giảm nghèo

Xoá đói giảm nghèo luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm

nhằm thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh".Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách XĐGN như: xây dựng chínhsách phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn, thực hiện chiến lược phát triểnkinh tế cho từng vùng, miền, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, ưu tiên tíndụng các nguồn vốn cho XĐGN, thiết lập nguồn vốn vay cho người nghèo, cận nghèonhư Ngân hàng chính sách, đặc biệt hiện nay đã và đang thực hiện chương trình mụctiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, theo đó nhiều chính sách ưu tiên cho hộnghèo, cận nghèo được triển khai thực hiện như chính sách về giáo dục, y tế Nhờ sựquan tâm đầu tư trên, tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam nói chung có xu hướng giảm mạnh

và đã đạt được một số kết quả đáng kể trong công tác XĐGN Để nâng cao chất lượng,hiệu quả công tác xoá đói, giảm nghèo, góp phần hạn chế phân hoá giàu nghèo, trongthời gian tới cần tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau:

Một là, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong việc

khuyến khích làm giàu, đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo, hạn chế phân hoá giàu nghèo.Tập trung triển khai đồng bộ các chương trình xoá đói, giảm nghèo nhất là ở vùng sâu,vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; bảo đảm tính bền vững kể cả trước mắt và lâu dàitrong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Hai là, Phát huy tối đa nội lực, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xoáđói, giảm nghèo và hạn chế phân hoá giàu nghèo

Ba là, Có chủ trương, biện pháp tích cực, đúng đắn, công khai, minh bạch để giải

quyết vấn đề đói nghèo, hạn chế phân hoá giàu nghèo với những nội dung, hình thứcmới

Trang 27

1.4 Kinh nghiệm trong công tác giảm nghèo ở một số địa phương

Kinh nghiệm XĐGN của tỉnh Bình Định

Các huyện đã triển khai và thực hiện nhân rộng 92 mô hình nông – lâm – ngưnghiệp để xóa đói giảm nghèo; hỗ trợ cho 115 cán bộ khuyến nông ở thôn, làng Thựchiện chính sách khuyến nông và phát triển thương mại với việc hỗ trợ dạy nghề chođồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện Bên cạnh đó , Các huyện cũng tổ chức đào tạongoại ngữ, giáo dục định hướng, giải quyết hồ sơ, giấy tờ hành chính, đảm bảo đầy đủnhu cầu vay vốn từ ngân hàng cho người dân lao động trước khi tham gia xuất khẩulao động của các huyện

Theo Sở LĐTB&XH tỉnh, đến năm 2015, Bình Định đặt ra mục tiêu giảm tỷ lệ

hộ nghèo xuống còn dưới 8% với nhiều chính sách ưu tiên đảm bảo người nghèo có cơhội và điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội công cộng Để thực hiện có hiệu quảnhững mục tiêu trên, Tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo,khắc phục tình trạng có quá nhiều chính sách tính dụng với nhiều mức lãi suất Ápdụng chung mức lãi suất ưu đãi, ưu tiên hộ nghèo là hộ đồng bào dân tộc thiểu số ởcác huyện nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn

Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và chế thu, sửdụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; có cơ chế,chính sách hỗ trợ phù hợp đối với học sinh nghèo đang học tại các trường Chính sách

ưu đãi, thu hút đối với giáo viên công tác ở địa bàn khó khăn Tiếp tục thực hiện chínhsách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, chủ động,tích cực huy động nguồn lực của cộng đồng

xã hội, doanh nghiệp, gia đình, dòng họ cùng với nguồn chop vay vốn tín dụng ưu đãi

để hỗ trợ hộ nghèo cải thiện nhà ở cho các đối tượng nghèo là đồng bào dân tộc thiểusố, Bên cạnh đó, Bình Định cũng chú trọng đến những chính sách hỗ trợ người nghèotiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý, hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hóa, thông tincũng như một chính sách đặc thù cho địa bàn khó khăn nhất Trong đó ưu tiên tậptrung nguồn đầu tư trước để hoàn thành và đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới đốivới cơ sở trường lớp học, trạm y tế,nhà văn hóa ở các xã đặc biệt khó khăn vùng đồngbào dân tộc

Trang 28

Kinh nghiệm XĐGN của tỉnh Quảng Nam

Tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức tọa đàm về kết quả thực hiện “ Xây dựng, nhânrộng mô hình điểm khu dân cư thực hiện hài hòa xóa đói, giảm nghèo và bảo vệ môitrường trên địa bàn huyện” Đến nay tỉnh đã làm tốt công tác vận động tuyên truyềnnên trong quá trình thực hiện chương trình 134 đã kêu gọi được đông đảo người dântham gia, hưởng ứng thực hiện của các hộ, các cộng đồng làng trong việc thực hiệnchương trình xóa nhà tạm đã tạo phong trào sâu rộng, sôi nỗi ở địa phương với mụctiêu lớn cần đạt được là tất cả các hộ dân tộc thiểu số nghèo đều có nhà ở vững chắc.Qua thực hiện chương trình này còn có ý nghĩa giải quyết thêm việc làm, tăng thunhập cho người lao động là dân tộc thiểu số tại địa phương Nhiều thôn đã tự thành lậpcác tổ mộc, giúp nhau làm nhà bằng cách đổi công cho nhau… thậm chí có những hộkhông được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở theo chương trình 134 cũng nhiệt tình thamgia hỗ trợ giúp đỡ ngày công để làm nhà cho hộ nghèo Qua triển khai thực hiện, vaitrò của già làng, trưởng thôn và người có uy tín trong cộng đồng cũng được phát huy

Kinh nghiệm XĐGN của tỉnh Quảng Ninh

Là một tỉnh có nhiều lợi thế, tiềm năng về phát triển kinh tế theo hướng côngnghiệp - thương mại, dịch vụ và du lịch, không để cái khó, cái nghèo cản trở mục tiêuphát triển kinh tế của tỉnh, Quảng Ninh đã chớp mọi thời cơ, vận dụng linh hoạt các cơchế chính sách nhằm giảm nghèo thông qua chương trình xây dựng nông thôn mới Tỷ

lệ hộ nghèo đã giảm từ 4,89% năm 2011 xuống còn 3,69% cuối năm 2012 Tỉnh đã tậptrung chỉ đạo thực hiện tốt công tác giảm nghèo, tập trung nguồn lực đầu tư, lồng ghép

và hỗ trợ triển khai các mô hình dự án phát triển kinh tế gắn với đặc thù của từng địaphương Đã hỗ trợ trực tiếp giúp vùng nghèo, hộ nghèo tự vươn lên thoát nghèo, tổng

số tiền chi cho an sinh xã hội từ ngân sách năm 2012 ước đạt 1.093,8 tỷ đồng tăng43% so với năm 2011

Kinh nghiệm XĐGN của tỉnh Nghệ An

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo của Đảng vàNhà nước, đã có những đóng góp thiết thực đối với đồng bào, nhân dân khu vực biêngiới.Giai đoạn 2008 – 2010 tỉnh đã vận động xây dựng được 238 ngôi nhà đại đoàn

Trang 29

kết, 8 công trình dân sinh, thực hiện các đề án phát triển kinh tế, xã hội, củng cố anninh quốc phòng trên địa bàn 23 xã biên giới của tỉnh.

Giai đoạn 2011 – 2015, tỉnh ủy, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo nhân rộng các mô hìnhphát triển kinh tế - xã hội đảm bảo an ninh quốc phòng tại huyện Sơn Kỳ Huyện Bắc Lý

là một trong những địa bàn biên giới khó khăn nhất trong tỉnh, tỷ lệ hộ đói nghèo chiếm87%, các điều kiện phát triển kinh tế, xã hội gặp nhiều khó khăn Chính vì vậy, nhân dânSơn Kỳ đang rất cần nhận được sự giúp đỡ của toàn xã hội để đẩy nhanh công cuộc xóađói, giảm nghèo Trong thời gian từ ngày 23 đến 28 tháng 3 năm 2011, đoàn công tác củaBCH của tỉnh đã tiến hành khảo sát toàn diện các vấn đề điều kiện tự nhiên, tình hìnhnhân dân, hệ thống chính trị cơ sở, cơ sở hạ tầng, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh trênđịa bàn huyện Sơn Kỳ để đánh giá đúng thực trạng tất cả các mặt chính trị, kinh tế, xã hộitại địa bàn biên giới này để giúp huyện có thể nhanh chóng thoát nghèo

Kinh nghiệm XĐGN của tỉnh Hà Giang

Những năm qua nhờ chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cùng với côngtác chỉ đạo sát sao, xã hội hoá các nguồn lực, tỉnh đã thực hiện công tác xóa nhà tạm,xóa đói nghèo của tỉnh đã đạt được kết quả tích cực Tỷ lệ hộ nghèo trog tỉnh giảmnhanh từ 51,05% năm 2005 xuống còn 27,64% năm 2008, cơ sở hạ tầng ở các xã đặcbiệt khó khăn đã có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt Trong đó,việc xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo là quan trọng và việc tác động làm thayđổi nhận thức của người dân về ý thức tự vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống,tránh trông chờ ỷ lại là điểm mấu chốt

Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh việc xoá nhà tạm để đảm bảo cho người dân có nơi an

cư lạc nghiệp, qua đề án hỗ trợ thêm 5.836 hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167.Quá trình thực hiện cũng mang tính xã hội hoá cao, ngoài nguồn vốn của Nhà nước,các doanh nghiệp trung ương cũng đã hỗ trợ rất nhiều, cùng với nguồn tài chính củagia đình, dòng họ, thôn xóm giúp đỡ Đến nay, tỉnh Hà Giang đã xoá được khoảng14.000 căn nhà tạm Riêng năm 2009, xoá được 6.287 căn nhà tạm thì có 2.212 nhàxây, 1.312 nhà trình tường, 1.372 nhà sàn và 1.048 nhà gỗ trong tổng số gần 140 tỷdùng xoá nhà tạm thì nguồn tiền xã hội hoá chiếm tới 2/5 Nhiều ngôi nhà vững chắc

đã được dựng lên đảm bảo theo những tiêu chí đã đặt ra tạo điều kiện cho bà con cóchỗ ở tốt hơn

Trang 30

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở XÃ AN HƯNG,

HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã An Hưng

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã An Hưng nằm ở phía Đông Bắc huyện An Lão có tổng diện tích tự nhiên là6636.39 ha, được chia làm 05 thôn toàn là đồng bào dân tộc thiểu số đó là dân tộc h’rênăm 2015 với 390 hộ / 1394 nhân khẩu và được giới hạn bởi:

- Phía Bắc giáp xã Ba Trang huyện Ba Tơ Tỉnh Quãng Ngãi

- Phía Đông giáp xã Hoài Sơn huyện Hoài Nhơn Tỉnh Bình Định

- Phía Đông Nam giáp xã Hoài Châu Bắc huyện Hoài Nhơn Tỉnh Bình Định

- Phía Nam - Đông Nam giáp xã Hoài Châu huyện Hoài Nhơn Tỉnh Bình Định

- Phía Nam giáp xã An Tân huyện An Lão Tỉnh Bình Định

- Phía Tây giáp xã An Trung huyện An Lão Tỉnh Bình Định

2.1.1.2.Địa hình

Xã An Hưng cũng như huyện An Lão nằm trong vùng chuyển tiếp giữa caonguyên Gia Lai nên địa hình có độ dốc cao, không bằng phẳng Địa hình chủ yếu làđồi núi và ruộng bậc thang bị chia cắt bởi nhiều sông suối.Các sông suối có độ gấpkhúc lớn, độ dốc cao, ruộng đất có địa hình bậc thang

2.1.1.3 Điều kiện thời tiết

An Hưng nằm trong vùng khí hậu gió mùa nhiệt đới, có hai mùa rõ rệt:

- Mùa khô: Từ tháng 02 đến tháng 09 có gió mùa Đông bắc mang đặc tính khí hậunhiệt đới ít hơi ẩm, nóng Vào tháng 06,07 thường có gió Lào, hầu như không có mưa

- Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 01 năm sau do ảnh hưởng của khí hậuvùng cao nguyên Gia Lai nên lượng nước mưa tương đối lớn

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hằng năm từ 25 – 26 độ C

+ Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối cao trung bình trong năm từ 80 – 85% có

Trang 31

Độ dày tầng đất từ mỏng đất trung bình, độ phì tự nhiên từ trung bình đến khá Nhómđất này thích hợp cho trồng cây lâm nghiệp.

2.1.2.Đặc điểm kinh tế - xã hội.

2.1.2.1.Tình hình sử dụng đất.

Đất đai có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tất cả các ngành sản xuất, đặc biệt

là sản xuất nông nghiệp và giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong chiếc lược XĐGNcủa xã, góp phần tích cực trong quá trình thực hiện sự nghiệp CNH-HĐH đất nước Hoàn thành công tác kiểm kê đất đai năm 2015 đúng qui định, đồng thời tiếpnhận 3 hồ sơ ( trong đó: 01 hồ sơ chuyển nhượng CNQSD đất; 01 hồ sơ xin xác nhậncấp lại, cấp đổi GCNQSD đất trường hợp bị mất tại thôn 2; 01 hồ sơ biến động đấtrẫy) đã chuyển lên Phòng Tài Nguyên và Môi Trường

Công tác xử lí các trường hợp vi phạm về đất đai: Lập biên bản 03 trường hợp( trong đó: 01 trường hợp tự ý kéo điện lên suối con để khai thác đá chẻ; tự ý mua bánđất công ích tại thôn 4 do UBND xã quản lý và 01 vụ tự ý cất nhà trái phép tại thôn 4.Các trường hợp đã mời lên xử lý và hướng dẫn xong

- Triển khai kế hoạch sử dụng đất khu dân cư: Đã hướng dẫn và xét duyệt đúng

07 hộ đủ điều kiện giao đất tại các thôn với tổng diện tích 2.583m2

Trang 32

- Phối hợp với Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện và đơn vị tư vấn cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã theo dự án hoàn thiện hệ thốngquản lí đất đai Việt Nam ( VLAP): 694 GCNQSĐ

Đối với xã An Hưng, việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đang là sựkiện nổi bật cần quan tâm, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và dồn điền đổi thữa,xác lập các mô hình kinh tế đã và đang đóng góp phần không nhỏ vào việc phát triểnkinh tế và XĐGN

Bảng 5: Tình hình sử dụng đất đai của xã An Hưng giai đoạn 2013 – 2015

Chỉ tiêu 2013 2015 2015/2013

DT (ha) % DT(ha) % +/- %

Tổng diện tích tự nhiên 6636,39 100 6636,39 100 -

-1.Đất nông nghiệp 5.746,55 86,59 5.712.07 86,07 -34,48 99,93

- Đất sản xuất nông nghiệp 1.102,88 16,61 1.089,76 16,42 -13,04 98,8

- Đất sản xuất lâm nghiệp 4.643,20 69,96 4.622,43 69,65 -20,77 99,55

- Đất nuôi trồng thủy sản 0.47 0,007 0,47 0,007 -

-2 Đất phi nông nghiệp 297,98 4,49 368,46 5,55 70,48 123,6

3 Đất chưa sử dụng 591,86 8,92 556,06 8,38 -35,8 93,94

( Nguồn: UBND Xã An Hưng)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy đất đai được chia làm 3 nhóm, cơ cấu

sử dụng đất có sự biến động qua các năm nhưng mức độ không lớn, tổng diện tích đất

tự nhiên của xã là 6.636,39 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất sovới các nhóm đất khác, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp thì giảmxuống qua các năm Nguyên nhân mà đất sản xuất nông nghiệp giảm là do thứ nhất làhằng năm bị thiên tai lũ lụt gây sạt lở, rửa trôi, xói mòn; thứ hai do còn áp dụng hìnhthức canh tác du canh du cư, dẫn đến đất cằn cỗi, bạc màu nên bỏ hoang 1- 2 năm mớiquay lại khu vực đó sản xuất lại Đất lâm nghiệp giảm là do việc phá rừng làm nươngrẫy của người Hrê, khai thác gỗ để kiếm sống bữa ăn hàng ngày chứ không có tích lũy,

đó chỉ là một nguyên nhân nhỏ, nguyên nhân quan trọng nhất là các người dân từ dướimiền xuôi lên làm ăn đã dùng những máy móc hiện đại khai thác gỗ, tàn phá rừng quámức đã để lại hậu quả nặng nề như lấy đi cái thu nhập của người dân bản địa, hằng nămgây ra lũ lụt, sạt lở Điều này trở thành vấn đề mà các cấp chính quyền cần can thiệp vào.Đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên qua các năm vì xây dựng trụ sở cơ quan

Trang 33

xã, xây dựng các công trình công cộng như trường học, trạm y tế,…Tổng diện tích đấtnông nghiệp của xã năm 2015 so với năm 2013 tăng 70,48 ha, tăng với tỷ lệ 123,6 %.Với diện tích đất chưa sử dụng năm 2013 là 591,86 ha chiếm 8,92 % trong tổngdiện tích đất tự nhiên của xã, nhưng nhìn chung diện tích đất chưa sử dụng này đãđược đưa vào sử dụng trong những năm vừa qua Vì vậy diện tích đất có xu hướnggiảm qua các năm nên đến năm 2015 còn 556,06 ha Và người dân tận dụng diện tíchđất chưa sử dụng vào những mục đích cụ thể như: cải tạo đất hoang hoá, khai hoangđất nhằm phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông lâm nghiệp tạo công ăn việc làm,tăng thu nhập cho người dân.

2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động của xã

Toàn xã có 05 thôn dân số toàn xã là 390 hộ, 1394 nhân khẩu ( dân tộc Hrêchiếm 97%), số lao động trong độ tuổi: 680 người, chiếm 52,8% dân số, trong đó; laođộng nông nghiệp chiếm tỷ lệ: 90%, lao động trong công nghiệp chiếm 1%, lao độngtrong thương mại dịch vụ chiếm 4%, lao động khác chiếm tỷ lệ 5% trong tổng số laođộng của xã

Lao động là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế của từng vùng cũng nhưlao động trong từng ngành mà người ta có thể đánh giá được tình hình kinh tế của mộtvùng hay một quốc gia Đối với một xã An Hưng là xã thuộc khu vực II, vùng caomiền núi thì đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng nhu cầu đòihỏi của thị trường lao động như hiện nay là một việc rất khó khăn

Nhìn chung lực lượng lao động của xã khá dồi dào, song chất lượng lao độngchưa cao, sự phân bố còn bất hợp lý với sự nghiệp phát triển kinh tế hiện nay Laođộng ngành nông nghiệp chiếm phần lớn nhưng diện tích đất nông nghiệp ít, sản xuấtmang tính thời vụ, các nghành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chưa phát triểnmạnh dẫn đến tình trạng lao động thiếu việc làm theo mùa vụ khá phổ biện, chất lượnglao động còn nhiều hạn chế, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa cao

2.1.2.3 Tình hình trang thiết bị cơ sở hạ tầng

Xã An Hưng là một xã miền núi, thuộc chương trình 135, 134 của chính phủ,những năm trước đây cơ sở hạ tầng của xã rất khó khăn khi mùa mưa thì đường bị xạt

lở phương tiện đi lại không đi được, trong lúc đó đời sống của nhân dân gặp nhiều khó

Trang 34

khăn, nhưng những năm gần đây nhờ có sự đầu tư của chính phủ, các dự án phi chínhphủ cùng với sự phấn đấu của UBND xã và toàn thể người dân trên địa bàn nên hệthống cơ sở hạ tầng của xã đã thay đổi nhiều

- Hệ thống cơ sở hạ tầng:

Trong năm 2015, được sự quan tâm của UBND huyện đã hỗ trợ duy tu, bảodưỡng kênh mường tại thôn 4 và sân sinh hoạt văn hóa thể thao xã; nâng cấp và xâydựng mới trạm y tế xã đạt chuẩn trong năm 2015

+ Từ nguồn thủy lợi phí tiếp tục đầu tư tuyến kênh mương đồng tại thôn 2 vớichiều dài là 300m, hiện công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng

+ Từ nguồn xây dựng nông thôn mới ( Trái Phiếu Chính Phủ ): đầu tư tuyếnđường bê tông tại thôn 1, với chiều dài 489m, nghiệm thu và ban giao đưa vào sử dụng

và công trình sữa chữa, nâng cấp hệ thống nước sinh hoạt tự chảy thôn 5, thực hiệngiai đoạn 2015 – 2016 hiện đang chuẩn bị thi công để phục vụ cho nhân dân thôn 5 vàthôn 3 Hệ thống đường giao thông được xây dựng và kiện toàn sẽ tạo điều kiện vôcùng thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã, góp phần không nhỏvào công cuộc XĐGN, xây dựng nông thôn mới

- Hệ thống điện:

Có thể nói hệ thống điện đã đem lại một nền văn hóa cho vùng đồi núi của xãSông Kôn nói chung và các thôn bản nói riêng Trước đây chưa có điện người dân phảithắp đèn dầu để thắp sáng, người dân không hề biết thông tin gì về giá cả thị trường,các chương trình người bạn của nhà nông và nhiều chương trình có ích khác Từ khi cóđiện đời sống của bà con nơi đây đã có nhiều thay đổi hơn trước nhiều, các thông tintruyền hình cũng được nắm bắt, hiện nay có hầu hết 100% hộ sử dùng điện thắp sáng,đoạn đường giao thông tại khu vực xã đã có đèn chiếu sáng

Chất lượng văn hóa truyền thanh được nâng cao, có nhiều hoạt động tích cựctrong công tác tuyên truyền các chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, xâydựng đời sống văn hóa, gia đình văn hóa gắn liền với cuộc vận động là “ Toàn dânđoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”

Thường xuyên đưa tin bài theo đúng pháp luật của đai cấp trên, thông tin kịp thờicác chủ trường chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, thường xuyên đưa tin

Trang 35

về người nông dân sản xuất giỏi Đặc biệt, chương trình giáo dục pháp luận đượctuyên truyền trên đài phát thành xã với thời lượng phát sóng được là 460 giờ.

- Y tế - Văn hóa:

+ Về y tế: Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng được duy trì thường

xuyên, tổ chức khám bệnh cho 1.986 lượt người; công tác y tế dự phòng luôn được chútrọng, cán bộ y tế xã luôn sát cơ sở nắm bắt tình hình để có hướng xử lí kịp thời, từđầu năm đến nay không để dịch bệnh xảy ra, tổ chúc tiêm chủng đầy đủ cho trẻ emdưới 1 tuổi 24 trẻ; tiêm phòng sởi mũi 2 cho trẻ 18 tháng tuổi 30/31 trẻ; trẻ từ 6 – 60tháng tuổi được uống vitamin A đợt 1 là 163, đợt 2 là 164 trẻ, phụ nữ có thai đượctiêm phòng uốn ván mũi 2 trở lên 35 phụ nữ; bà mẹ sinh con được tháng uống vitamin

A đợt 1 là 34 bà mẹ

Tổ chức khám sức khỏe cho người cao tuổi và người tàn tật trên địa bàn xã 130người.Chương trình phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi luôn được duytrì Đã thực hiện việc cân đo cho số trẻ trong độ tuổi là 179 trẻ; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổisuy dinh dưỡng thể nhẹ cân 23,46%, giảm 1,82% so với năm 2014 Tỷ lệ trẻ em tấpcòi 33,51%

Tiếp tục duy trì chuẩn quốc gia y tế xã theo Bộ tiêu chí Quốc gia xã

Các hoạt động Dân Số - KHHGĐ tiếp tục được quan tâm, chất lượng dịch vụngày càng được nâng lên Đã triển khai tốt các hoạt động truyền thông và chăm sócsức khỏe sinh sản và KHHGĐ, có 250 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng biệnpháp tránh thai, có 01 trường hợp sinh con thứ 3

+ Văn hóa – xã hội:

Hoạt động VHTT – TDTT, truyền thanh có bước chuyển biến, phục vụ nhiệm vụcủa địa phương, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân Tổ chức nhiềuđợt tuyên truyền sâu rộng nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, tiếp tục tuyên truyền đẩymạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn thể cán bộ,đảng viên và nhân dân Tổ chức giải bóng chuyền mừng Đảng, mừng Xuân năm 2015;tham gia giải bóng chuyền do huyện tổ chức

Tổ chức lễ hội văn hóa lần thứ V/2015 được tổ chức thành công góp phần bảo vệ

và phát huy giá trị bản săc văn hóa, giá trị văn hóa tinh thần

Ngày đăng: 26/06/2016, 15:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w