Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 145 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
145
Dung lượng
2,04 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––––
HÀ NGỌC TÙNG
GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
TẠI HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––––
HÀ NGỌC TÙNG
GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
TẠI HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Ngọc Huấn
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa
công bố tại bất cứ nơi nào. Mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông
tin xác thực.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Thái Nguyên, ngày 27 tháng 09 năm 2014
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Hà Ngọc Tùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế và
Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ
nhiệt tình của tập thể các thầy, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã là nguồn
cổ vũ, động viên quan trọng để tôi hoàn thành luận văn của mình.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu Trường
Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học;
Huyện ủy, UBND huyện Ba Chẽ, Phòng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn,
Phòng Lao động-Thương Binh và Xã hội, Phòng Tài chính- Kế hoạch, Phòng Nội
vụ, Phòng Tài nguyên - Môi trường, Huyện Đoàn Ba Chẽ, Chi cục Thống kê huyện
Ba Chẽ, Ủy ban nhân dân các xã Lương Mông, Đạp Thanh, Thanh Lâm, Thanh
Sơn, Nam Sơn, Đồn Đạc đã tạo mọi điều kiện để giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hoàng Ngọc Huấn- Đài Truyền
hình Việt Nam đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 27 tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn
Hà Ngọc Tùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ................................................... ix
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ....................................................................... 2
5. Bố cục của luận văn ........................................................................................ 2
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO
BỀN VỮNG ...................................................................................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 3
1.1.1. Một số khái niệm chung về nghèo ............................................................. 3
1.1.1.1. Khái niệm về nghèo ............................................................................... 3
1.1.1.2. Các quan điểm tiếp cận vấn đề nghèo .................................................... 4
1.1.1.3. Các quan điểm về chỉ tiêu đánh giá về mức nghèo hiện nay ................... 5
1.1.1.4. Các chỉ tiêu đo lường về nghèo .............................................................. 7
1.1.2. Nội dung của giảm nghèo bền vững .......................................................... 9
1.1.2.1. Một số vấn đề về giảm nghèo bền vững ................................................. 9
1.1.2.2. Sinh kế bền vững ................................................................................. 11
1.1.2.3. Các yếu tố cơ bản của giảm nghèo bền vững ........................................ 11
1.1.2.4. Các tiêu chí đánh giá mức độ bền vững trong giảm nghèo .................. 16
1.1.2.5. Cách tiếp cận giảm nghèo bền vững ..................................................... 16
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững ................................... 22
1.1.3.1. Cơ chế chính sách ................................................................................ 22
1.1.3.2. Ý thức vươn lên thoát nghèo ................................................................ 23
1.1.3.3. Nhóm yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên ............................................. 23
1.1.3.4. Nhóm nhân tố liên quan đến mỗi cá nhân và hộ gia đình ..................... 24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
iv
1.1.3.5. Các yếu tố kinh tế ................................................................................ 25
1.1.3.6. Nhóm yếu tố giáo dục .......................................................................... 27
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 27
1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về giảm nghèo bền vững ...... 27
1.2.1.1. Kinh nghiệm giảm nghèo của huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên – Huế ...... 29
1.2.1.2. Kinh nghiệm giảm nghèo nhanh và bền vững ở huyện Bá Thước, tỉnh
Thanh Hoá ......................................................................................................... 30
1.2.1.3. Kinh nghiệm về giảm nghèo nhanh và bền vững của huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang ....................................................................................... 31
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Ba Chẽ về giảm nghèo bền vững .......... 32
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 34
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 34
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 34
2.2.1.1. Khung phân tích ................................................................................... 34
2.2.1.2. Chọn điểm nghiên cứu ......................................................................... 36
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin .............................................................. 37
2.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ............................................... 37
2.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ................................................ 37
2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu ....................................................... 39
2.2.3.1. Phương pháp xử lý thông tin ................................................................ 39
2.2.3.2. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 39
2.3. Các chỉ tiêu đánh giá công tác giảm nghèo bền vững ................................. 40
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI
HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH ........................................................ 42
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện .............................................. 42
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................... 42
3.1.1.1. Vị trí địa lý, mối quan hệ lãnh thổ của địa bàn nghiên cứu ................... 42
3.1.1.2. Địa hình ............................................................................................... 42
3.1.2. Điều kiện Kinh tế- Xã hội ....................................................................... 45
3.2. Thực trạng công tác giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh .... 57
3.2.1. Kết quả thực hiện công tác giảm nghèo và giảm nghèo bền vững ........... 57
3.2.2. Đánh giá công tác giảm nghèo bền vững ................................................ 66
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
v
3.2.3.1. Cơ chế chính sách ................................................................................ 90
3.2.3.2. Nhóm yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên ............................................. 91
3.2.3.3. Các yếu tố kinh tế ................................................................................ 91
3.2.3.4. Nhóm yếu tố giáo dục .......................................................................... 91
3.3. Đánh giá chung về những kết quả đạt được và những hạn chế của công
tác giảm nghèo bền vững ở huyện Ba Chẽ ........................................................ 95
3.3.1. Kết quả đạt được ..................................................................................... 95
3.3.2. Tồn tại hạn chế ....................................................................................... 95
Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN
VỮNG TẠI HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH ................................. 98
4.1. Quan điểm, định hướng về công tác giảm nghèo ........................................ 98
4.1.1. Quan điểm về công tác giảm nghèo......................................................... 98
4.1.2. Định hướng về công tác giảm nghèo ....................................................... 98
4.1.3. Mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh ........ 99
4.2. Các giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh . 100
4.2.1. Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người nghèo, vận động
tự vươn lên thoát nghèo .................................................................................. 100
4.2.2. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách và sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ
phía Chính quyền............................................................................................ 103
4.2.3. Nhóm giải pháp tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội ... 108
4.2.4. Nhóm giải pháp tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất,
tăng thu nhập .................................................................................................. 109
4.2.5. Các giải pháp khác ................................................................................ 111
4.3. Một số kiến nghị ...................................................................................... 113
4.3.1. Đối với nhà nước .................................................................................. 113
4.3.2. Đối với tỉnh Quảng Ninh ...................................................................... 113
KẾT LUẬN ................................................................................................... 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 117
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 121
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu và chữ viết tắt
WB
FAO
DFID
ILO
UNDP
WCED
MDGs
GDP
UBND
HĐND
TBXH
CSXH
PTNT
KT-XH
SXKD
XĐGN
LĐTBXH
BCĐ
QĐ
NQ
GTSX (CĐ)
GTSX (HH)
GTTT (CĐ)
GTTT (HH)
TTCN
CN- TTCN
KHKT
KH
CK
BTXH
TH
THCS
THPT
Chữ viết đầy đủ
Ngân hàng thế giới
Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc
Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh
Tổ chức lao động quốc tế
Chương trình phát triển Liên hợp quốc
Hội đồng Thế giới về môi trường và Phát triển
Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ
Tổng sản phẩm quốc nội
Ủy ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Thương binh Xã hội
Chính sách xã hội
Phát triển nông thôn
Kinh tế xã hội
Sản xuất kinh doanh
Xóa đói giảm nghèo
Lao động - Thương binh và Xã hội
Ban chỉ đạo
Quyết định
Nghị quyết
Giá trị sản xuất cố định
Giá trị sản xuất hiện hành
Giá trị tăng thêm cố định
Giá trị tăng thêm hiện hành
Tiểu thủ Công nghiệp
Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
Khoa học kỹ thuật
Kế hoạch
Cùng kỳ
Bảo trợ Xã hội
Trung học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tóm tắt năng lực của chính quyền .............................................................14
Bảng 1.2. Biểu hiện về đảm bảo an toàn ...................................................................15
Bảng 1.3. Tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam từ năm 2011-2012 ....................................28
Bảng 2.1. Số lượng, cỡ mẫu nhóm hộ điều tra..........................................................38
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Ba Chẽ ......................................................44
Bảng 3.2. Tương quan giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế
huyện Ba Chẽ giai đoạn 2009-2013 ........................................................47
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế ......................50
Bảng 3.4. Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế .....................................................51
Bảng 3.5. Tăng trưởng kinh tế ngành nông lâm nghiệp thủy sản .............................52
Bảng 3.6. Cơ cấu kinh tế ngành nông lâm nghiệp thủy sản ......................................52
Bảng 3.7. Tình hình sản xuất công nghiệp – TTCN giai đoạn 2009 - 2013 .............53
Bảng 3.8. Thực trạng hộ nghèo huyện Ba Chẽ giai đoạn 2009-2013 .......................59
Bảng 3.9. Tình hình hộ nghèo và nghèo phát sinh ở Ba Chẽ năm 2009-2013 .........62
Bảng 3.10. Hộ nghèo, cận nghèo trong đồng bào dân tộc Dao giai đoạn 2009-2013 ........64
Bảng 3.11. Thống kê số hộ, số khẩu là người dân tộc Dao trên địa bàn huyện
Ba Chẽ .....................................................................................................65
Bảng 3.12. Phân loại hộ điều tra .................................................................................66
Bảng 3.13. Lao động của hộ gia đình .......................................................................66
Bảng 3.14. Hộ nghèo theo độ tuổi năm 2009-2013 ..................................................67
Bảng 3.15. Trình độ học vấn của chủ hộ ..................................................................68
Bảng 3.16. Tổng hợp kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ ...........................................69
Bảng 3.17. Đa dạng hóa việc làm của các nhóm hộ .................................................70
Bảng 3.18. Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình ............................................................71
Bảng 3.19. Tình hình sử dụng và nhu cầu vay vốn ...................................................73
Bảng 3.20. Tình hình nhà ở, phương tiện sinh hoạt chủ yếu ....................................74
Bảng 3.21. Tổng hợp các yếu tố sản xuất kinh doanh ..............................................75
Bảng 3.22. Thực trạng sử dụng đất đai .....................................................................76
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
viii
Bảng 3.23. Tổng hợp các nguyên nhân chủ quan dẫn đến nghèo của các hộ
điều tra .....................................................................................................77
Bảng 3.24. Vai trò trong giảm nghèo của các cấp Chính quyền ...............................78
Bảng 3.25. Các nguồn lực được huy động cho phát triển nhanh kinh tế nông
thôn huyện Ba Chẽ giai đoạn 2009-2013 ................................................82
Bảng 3.26. Kết quả đầu tư cho nông thôn, nông dân huyện Ba Chẽ giai đoạn
2009-2013 ................................................................................................85
Bảng 3.27. Đánh giá của người nghèo về mức độ dễ tiếp cận dịch vụ giảm nghèo ......87
Bảng 3.28. Cảm nhận của người nghèo với các dịch vụ giảm nghèo .......................87
Bảng 3.29. Thái độ vươn lên của các nhóm hộ nghèo .................................................88
Bảng 3.30. Hành vi của người nghèo khi nhàn rỗi ...................................................89
Bảng 3.31. Nhận thức về vai trò, trách nhiệm trong giảm nghèo .............................90
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH
Hình 1.1. Phương pháp đường cong Lorenz ...............................................................8
Hình 1.2. Các yếu tố trụ cột giảm nghèo bền vững ....................................................12
Hình 1.3. Hành vi thoát nghèo của người nghèo ......................................................17
Hình 1.4. Các nhóm yếu tố tác động đến động cơ hành động ..................................18
Hình 1.5. Vòng luẩn quẩn của nghèo đói và mối quan hệ của nó với tăng trưởng
kinh tế và phát triển xã hội ......................................................................21
Hình 2.1. Khung phân tích .......................................................................................35
Hình 3.1. Cơ cấu lao động các ngành năm 2009-2013 .............................................47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giảm nghèo và giảm nghèo bền vững là một trong những chính sách trọng
tâm của Đảng và Nhà nước. Nhà nước đã có rất nhiều chương trình, dự án để đầu tư
cho vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Những năm gần đây, mặc dù tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Ba Chẽ đã
có những bước phát triển đáng ghi nhận, nhưng đời sống của cộng đồng dân cư vẫn
còn nhiều khó khăn, số hộ nghèo, cận nghèo còn cao (chiếm trên 40% tổng số hộ
dân trên địa bàn huyện), đặc biệt là số hộ nghèo, cận nghèo nằm trong độ tuổi thanh
niên rất lớn chiếm đến chiếm 50% tổng số hộ cận nghèo trên địa bàn toàn huyện.
Tình trạng giảm nghèo thiếu tính bền vững (tái nghèo) cũng còn khá phổ biến.
Nguyên nhân là một bộ phận không nhỏ người dân còn mang nặng tâm lý trông
chờ, ỷ lại vào nhà nước, lười lao động, ngại khó, ngại khổ; chưa có ý thức tự vươn
lên thoát nghèo bằng chính khả năng của bản thân; người thoát nghèo không muốn
ra khỏi danh sách hộ nghèo với mong muốn được hưởng những chế độ, chính sách
trợ giúp của Nhà nước. Công tác tuyên truyền, định hướng phát triển sản xuất cho
người nghèo chưa được quan tâm và thực hiện triệt để, dẫn đến việc hiểu sai về
công tác hỗ trợ của Nhà nước cho công tác giảm nghèo, dẫn đến tình trạng trông
chờ, ỷ lại. Bên cạnh đó trình độ học vấn, nhận thức về nghề nghiệp việc của một bộ
phận không nhỏ người dân còn thấp; đặc biệt là lực lượng lao động trong độ tuổi
thanh niên ở vùng sâu, vùng dân tộc có tâm lý ngại đi làm xa hoặc thích đi làm hoặc
bỏ việc theo tâm lý số đông. Một số nơi còn chịu ảnh hưởng nặng nề của một số
phong tục tập quán lạc hậu, sản xuất còn mang tính tự cung tự cấp, phụ thuộc hoàn
toàn vào thiên nhiên hay còn chưa mạnh dạn học hỏi, tiếp thu cái mới, chưa biết áp
dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất... Đặc biệt là trong cộng đồng dân tộc
Dao (Dao Thanh Y, Dao Thanh Phán) vẫn còn có thói quen sử dụng tiền bạc, người
nào làm ra tiền thì người đó tiêu, không biết cách hình thành nguồn tài chính chung
trong gia đình, để tương trợ lẫn nhau và không có kỹ năng chi tiêu... Nếu không có
những giải pháp triệt để, mang tính thực tiễn cao, phù hợp đặc thù của từng cá thể,
đặc biệt là trong đối tượng hộ gia đình trẻ để thoát nghèo bền vững, sẽ tạo thành lực
cản rất lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội. Từ những đặc điểm và yêu cầu bức
thiết trên tác giả chọn đề tài: “Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Chẽ,
tỉnh Quảng Ninh”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung: Phân tích thực trạng đói nghèo tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng
Ninh, rút ra được những nguyên nhân tồn tại. Từ đó đề ra giải pháp giảm nghèo bền
vững đối với các hộ nghèo trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về giảm nghèo bền vững
- Phân tích thực trạng giảm nghèo bền vững ở địa phương; xác định được tồn
tại, hạn chế và nguyên nhân dẫn tới nghèo
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững tai huyện Ba
Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
- Đề xuất giải pháp giảm nghèo bền vững cho huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng
Ninh thoát nghèo bền vững.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến nghèo và giảm nghèo bền vững.
3.2. Phạm vị nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu về giảm nghèo bền vững và các vấn đề
có liên quan đến giảm nghèo bền vững.
- Phạm vi về thời gian: Từ năm 2009 đến năm 2013.
- Phạm vi về không gian: Trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn
- Về mặt lý luận: Đề tài góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về
giảm nghèo bền vững và công tác giảm nghèo.
- Về mặt thực tiễn:
+ Làm rõ được các nguyên nhân dẫn tới nghèo của các hộ nghèo. Đề xuất các giải
pháp góp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh.
+ Đề tài là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, hoạch định
chính sách tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
5. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận
văn được trình bày thành 04 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về giảm nghèo bền vững
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng hộ nghèo và công tác giảm nghèo bền vững tại huyện
Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
Chương 4: Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm chung về nghèo
1.1.1.1. Khái niệm về nghèo
Tại hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Thái Lan năm 1993, các quốc gia trong khu
vực đã thống nhất cao cho rằng: "Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư
không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu
cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của
từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận".(Báo cáo số
21/LĐTBXH-BTXH ngày 25/4/2005 của Bộ Lao động- Thương binh xã hội về
chuẩn nghèo giai đoạn 2006-20101 .
Tại hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại
Copenhagen, Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về nghèo
như sau: "Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đô la
(USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ mua những sản phẩm
thiết yếu để tồn tại "2.
Nhà kinh tế học Mỹ Galbraith cũng quan niệm: "Con người bị coi là nghèo
khổ khi mà thu nhập của họ, ngay dù thích đáng để họ có thể tồn tại, rơi xuống rõ
rệt dưới mức thu nhập cộng đồng. Khi đó họ không thể có những gì mà đa số trong
cộng đồng coi như cái cần thiết tối thiểu để sống một cách đúng mực"3.
Nghèo được định nghĩa như là “sự thiếu hụt, hay sự bất lực trong việc tiếp
cận đến một mức sống mà xã hội chấp nhận”4.
Định nghĩa về nghèo của Engberg-Pedersen (1999), (Blockhus và cộng sự,
2011): “Người nghèo là những người không thể khai thác được các cơ hội vì thiếu
năng lực và nguồn lực và bị phụ thuộc vào người khác”.
Theo Ngân hàng Thế giới, nghèo là tình trạng không có khả năng để có mức
sống tối thiểu, chúng bao gồm tình trạng thiếu thốn các sản phẩm và dịch vụ thiết
yếu như giáo dục, y tế, dinh dưỡng.
1
http://thuvienphapluat.vn/archive/Bao-cao-21-LDTBXH-BTXH-chuan-ngheo-giai-doan-2006-2010
http://voer.edu.vn/m/khai-niem-ngheo-va-chuan-muc-ngheo
3
http://voer.edu.vn/m/khai-niem-ngheo-va-chuan-muc-ngheo
4
Trích bởi FAO, 2005, trang 2
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
4
Ở Việt Nam, căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội và mức thu nhập của nhân
dân trong những năm qua thì khái niệm đói nghèo được xác định như sau: “Nghèo
là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có những điều kiện thoả mãn những nhu cầu
tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống của cộng
đồng xét trên mọi phương diện”5.
Vấn đề nghèo được chia thành các mức khác nhau: nghèo tuyệt đối, nghèo
tương đối, nghèo có nhu cầu tối thiểu.
+ Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo không
có khả năng thoả mãn nhu cầu tối thiểu của cuộc sống: ăn, mặc, ở, đi lại...
+ Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo có
mức sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng và địa phương đang xét.
+ Nghèo có nhu cầu tối thiểu: Đây là tình trạng một bộ phận dân cư có
những đảm bảo tối thiểu để duy trì cuộc sống như đủ ăn, đủ mặc, đủ ở và một số
sinh hoạt hàng ngày nhưng ở mức tối thiểu.
Tất cả những khái niệm trên, có thể nhận thấy đều phản ánh những khía cạnh
chủ yếu của người nghèo:
+ Thứ nhất, người nghèo không được đáp ứng nhu cầu cơ bản ở mức tối
thiểu dành cho con người.
+ Thứ hai, người nghèo có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng
đồng dân cư.
+ Thứ ba, người nghèo thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát
triển của cộng đồng, xã hội.
1.1.1.2. Các quan điểm tiếp cận vấn đề nghèo
- Theo cách tiếp cận hẹp: Nghèo là một phạm trù chỉ mức sống của một cộng
đồng hay một nhóm dân cư thấp nhất so với mức sống của một cộng đồng hay một
nhóm dân cư khác6.
Với cách tiếp cận này mới chỉ đánh giá theo tiêu chuẩn nghèo tương đối, mà
trên thực tế thì lúc nào trong xã hội hiện đại cũng tồn tại hiện tượng nghèo đói kể cả
ở những quốc gia giầu nhất. Cách tiếp cận này là cách tiếp cận phổ biến hiện nay.
Những người theo quan điểm này có xu hướng tìm kiếm một chuẩn nghèo chung để
đánh giá mức độ nghèo đói của từng nhóm dân cư, mà không đi sâu vào giải quyết
những căn nguyên sâu xa, bản chất bên trong của vấn đề. Tức là cơ chế nội tại của
5
6
Truongchinhtriyenbai.gov.vn/files/CD%209.doc
http://voer.edu.vn/m/van-de-ngheo-doi/fd661858
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
5
nền kinh tế đang hàng ngày, hàng giờ đẩy một nhóm dân cư đi vào tình trạng nghèo
đói như một xu thế tất yếu xẩy ra. Do đó các biện pháp tấn công nghèo đói đưa ra
trên theo quan điểm này thường thiếu triệt để, họ chỉ dừng lại ở các biện pháp hỗ trợ
tài chính, kinh tế, và các biện pháp kỹ thuật cho nhóm dân cư nghèo đói đó, nó sẽ
không tạo được động lực để bản thân những người nghèo tự mình vươn lên trong
cuộc sống.
- Theo cách tiếp cận rộng: Vấn đề nghèo theo quan điểm này được tiếp cận
từ phương pháp luận cho rằng căn nguyên sâu xa của nghèo đói là do trong xã hội
có sự phân hoá giầu nghèo, mà chính sự phân hoá đó là hệ quả của chế độ kinh tế xã
hội7. Cách tiếp cận rộng cho phép tiếp cận nghèo một cách toàn diện, đặt hiện tượng
nghèo đói trong sự so sánh với giầu có và trong hoàn cảnh nhất định. Khi nói đến
người nghèo chúng ta không thể không đặt họ vào sự so sánh toàn diện với người
giầu, bằng cách đó chúng ta mới có thể nhìn thấu đáo hộ nghèo như thế nào? Từ đó
lý giải một cách khoa học thực chất của quá trình dẫn tới đói nghèo.
1.1.1.3. Các quan điểm về chỉ tiêu đánh giá về mức nghèo hiện nay
Chuẩn nghèo là thước đo mức sống của dân cư để phân biệt trong xã hội ai
thuộc diện nghèo và ai không thuộc diện nghèo. Cách đánh giá mức độ nghèo đói
hiện nay là định ra một tiêu chuẩn hay một điều kiện chung nào đó. Ai có thu nhập
hay chi tiêu dưới mức thu nhập chuẩn thì sẽ không thể có một cuộc sống tối thiểu hay
đạt được những nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại trong xã hội. Trên cơ sở mức chung
đó để xác định người nghèo hay không nghèo.
Mức thu nhập tối thiểu hoàn toàn không có nghĩa là có khả năng nhận được
những thứ cần thiết tối thiểu dành cho cuộc sống. Trong khi đó mức sống tối thiểu
lại bao hàm tất cả những chi phí để tái sản xuất sức lao động gồm năng lượng cần
thiết cho cơ thể, giáo dục, nghỉ ngơi, giải trí và các hoạt động văn hoá khác. Do vậy
khái niệm về mức sống tối thiểu không phải là một khái niệm tĩnh mà là động, linh
hoạt tùy theo sự khác nhau về môi trường văn hoá, về đời sống vật chất cùng với
quá trình tăng trưởng kinh tế.
- Quan điểm của Ngân hàng thế giới (WB): Ngưỡng nghèo hay mức nghèo,
là mức chi dùng tối thiểu, được xác định như tổng số tiền chi cho giỏ tiêu dùng
7
http://voer.edu.vn/m/van-de-ngheo-doi/fd661858
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
6
trong thời hạn nhất định, bao gồm một lượng tối thiểu lương thực, thực phẩm và
đồ dùng cá nhân cần thiết bảo đảm cuộc sống và sức khỏe một người ở tuổi
trưởng thành và các khoản chi bắt buộc khác. WB xây dựng ngưỡng nghèo trên
cơ sở xác định nhu cầu tiêu dùng về lương thực của con người. Cụ thể:
+ Ngưỡng nghèo thứ nhất là số tiền cần thiết để mua một số lương thực.
Lượng lương thực này phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đủ 2100 kcalo cho mỗi
người mỗi ngày (gồm 40 loại sản phẩm), được gọi là ngưỡng nghèo lương thực.
+ Ngưỡng nghèo thứ hai là bao gồm cả chi tiêu cho sản phẩm phi lương
thực, gọi là ngưỡng nghèo chung. Cách xác định ngưỡng nghèo chung:
Ngưỡng nghèo chung = (ngưỡng nghèo lương thực) + (ngưỡng nghèo phi
lương thực).
- Quan điểm của Liên Hợp quốc (LHQ): Nghèo đói chịu tác động của nhiều
nhân tố, để làm căn cứ để đánh giá mức độ giàu nghèo của một quốc gia, LHQ đã
sử dụng chỉ số nghèo khổ Human Poverty Index (HPI). Giá trị HPI càng cao thì
mức độ nghèo khổ càng lớn và ngược lại. Giá trị HPI của một nước nói lên rằng sự
nghèo khổ của con người ảnh hưởng lên bao nhiêu phần dân số nước đó.
- Quan điểm của tổ chức lao động quốc tế (ILO): Về chuẩn nghèo đói ILO
cho rằng để xây dựng rổ hàng hoá cho người nghèo cơ sở xác định là lương thực thực
phẩm. Rổ lương thực phải phù hợp với chế độ ăn uống sở tại và cơ cấu bữa ăn thích
hợp nhất cho những nhóm người nghèo. Theo ILO thì có thể thu được nhiều calo từ bất
kỳ một sự kết hợp thực phẩm mà xét về chi phí thì có sự khác nhau rất lớn. Với người
nghèo thì phải thoả mãn nhu cầu thực phẩm từ các nguồn calo rẻ nhất .
ILO cũng thống nhất với ngân hàng thế giới về mức ngưỡng nghèo lương
thực thực phẩm 2100 kcalo, tuy nhiên ở đây ILO tính toán tỷ lệ lương thực trong rổ
lương thực cho người nghèo với 75% calo từ gạo và 25% calo có được từ các hàng
hoá khác được gọi là các gia vị.
- Quan điểm của Tổng cục thống kê Việt Nam: Tiêu chuẩn nghèo theo tổng
cục thống kê Việt Nam được xác định bằng mức thu nhập tính theo thời giá vừa đủ
để mua một rổ hàng hoá lương thực thực phẩm cần thiết duy trì với nhiệt lượng
2100 kcalo/ngày/người. Những người có mức mức thu nhập bình quân dưới ngưỡng
trên được xếp vào diện nghèo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
7
- Quan điểm của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội:
Theo quan điểm của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho rằng nghèo là
tình trạng của một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn nhu cầu cơ bản
của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận, tùy theo trình độ
phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của từng khu vực.
Chuẩn nghèo giai đoạn 2006 - 2010 được áp dụng theo Quyết định số
170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành chuẩn nghèo, quy định những người có mức thu nhập xếp vào nhóm hộ
nghèo như sau:
+ Thu nhập bình quân đầu người đối với khu vực nông thôn là dưới 200.000
đồng/người/tháng.
+ Thu nhập bình quân đầu người đối với khu vực thành thị là dưới 260.000
đồng/người/tháng.
Chuẩn nghèo giai đoạn 2011 – 2015 được áp dụng theo Quyết định số
09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo quy định như sau:
- Chuẩn hộ nghèo:
+ Vùng nông thôn: Hộ gia đình có mức thu nhập từ 400.000 đồng/người/tháng
trở xuống.
+ Vùng thành thị: Hộ gia đình có mức thu nhập từ 500.000 đồng/người/tháng
trở xuống.
- Chuẩn hộ cận nghèo
+ Vùng nông thôn: Có mức thu nhập từ 401.000 - 520.000 đồng/người/tháng.
+ Vùng thành thị: Có mức thu nhập từ 501.000 - 650.000 đồng/người/tháng.
Tuy nhiên, với tình hình lạm phát như hiện nay chuẩn nghèo trên chưa đánh
giá được đúng như thực tế. Chuẩn mực nghèo đói của Việt Nam vẫn còn cách quá
xa so với chuẩn mực do Ngân hàng Thế giới đưa ra với ngưỡng 1 USD/người/ngày.
1.1.1.4. Các chỉ tiêu đo lường về nghèo
- Phương pháp đường cong Lorenz:
Đường cong Lorenz thể hiện mối quan hệ giữa tỷ lệ % dân số được cộng dồn với
tỷ lệ thu nhập được cộng dồn tương ứng. Phương pháp này được mô tả bằng đồ thị sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
8
Hình 1.1. Phương pháp đường cong Lorenz
Nguồn: Wikipedia8
Vì dân số được cộng dồn và thu nhập được cộng dồn tương ứng nên mọi
điểm nằm trên đường phân giác (đường chéo) phản ánh một sự phân công tuyệt đối
công bằng. Khoảng cách giữa đường chéo và đường Lozen là một dấu hiệu cho biết
mức độ bất bình đẳng. Đường Lozen càng xa đường chéo thì mức độ bất bình đẳng
càng lớn, điều đó cũng có nghĩa là phần trăm thu nhập của người nghèo nhận được
giảm đi.
Hạn chế của đường Lozen là không lượng hóa được mức độ bất bình đẳng và
trong trường hợp so sánh 2 phân phối thu nhập, nếu đường Lozen tương ứng với 2
phân phối đo cắt nhau thì không thể xếp hạng sự bất bình đẳng được. Vì vậy phải
biểu thị thước đo bằng có số.
- Phương pháp chỉ số nghèo khó: Chỉ số nghèo khó được xác định bằng tỷ lệ
% giữa số dân nằm dưới giới hạn của sự nghèo khó với toàn bộ dân số.
Công thức tính:
Ip =
Số hộ dân ở dưới mức tối thiểu
Tổng số hộ dân cư
x 100
Chỉ số này cho ta biết những thay đổi trong phân phối thu nhập giữa những
người thật sự nghèo với những sự thay đổi trong phân phối thu nhập những người
khá giả. Đây cũng là chỉ tiêu phản ánh tình trạng nghèo của dân cư theo khu vực,
vùng và tỉnh/Thành phố, là căn cứ để xây dựng các chương trình, chính sách giảm
nghèo đối với các khu vực địa lý khác nhau.
8
http://quantri.vn/dict/details/8215-cac-duong-cong-kinh-te-hoc-duong-cong-lorenz
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
9
1.1.2. Nội dung của giảm nghèo bền vững
1.1.2.1. Một số vấn đề về giảm nghèo bền vững
- Khái niệm giảm nghèo: Giảm nghèo là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng
cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Điều này được thể hiện ở tỷ
lệ phần trăm và số lượng người nghèo giảm xuống. Hay giảm nghèo là quá trình
chuyển bộ phận dân cư nghèo lên mức sống cao hơn.
- Phát triển triển bền vững: Theo Hội đồng Thế giới về môi trường và Phát
triển (WCED) của Liên hợp quốc định nghĩa về “phát triển bền vững”: là sự phát
triển đáp ứng những nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng phát
triển của các thế hệ tương lai9.
Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức tại Rio de
Zaneiro (Binxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Môi trường và
Phát triển bền vững tổ chức tại Johanesburg (Công hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác
định như sau: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ,
hợp lý và hài hoà giữa ba mặt của sự phát triển, bao gồm: phát triển kinh tế (nhất
là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã
hội; xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử
lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống
cháy và chặt rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên
nhiên)”. Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn
định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm
tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao được chất lượng môi trường sống.
- Giảm nghèo bền vững: Theo khái niệm phát triển bền vững, giảm nghèo
được coi là một bộ phận hợp thành quan trọng, do đó nó cũng đòi hỏi tính bền
vững. Hiện nay chưa có khái niệm thống nhất nào về giảm nghèo bền vững.
+ Quan điểm của các cấp chính quyền nước ta (Đảng, Chính phủ): Giảm
nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu, đặt dưới sự lãnh đạo trực
tiếp của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo sâu sát, cụ thể và đồng bộ của các cấp chính
quyền, sự phối hợp tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; đồng
thời, phải phát huy vai trò làm chủ của người dân từ khâu xây dựng kế hoạch, đến tổ
chức thực hiện, giám sát, đánh giá hiệu quả của Chương trình. Giảm nghèo bền
vững là kiên quyết không để tái nghèo, là phải duy trì tiếp tục các nguồn đầu tư và
9
http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/hoidapmt/Pages/Th%E1%BA%BFn%C3%A0ol%C3%A0s%E1%BB%B1
ph%C3%A1ttri%E1%BB%83nb%E1%BB%81nv%E1%BB%AFng.aspx
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
10
các biện pháp chỉ đạo thực hiện triển khai liên tục có hướng đích để không cho đói
nghèo quay lại chính nơi chúng ta đang tích cực xóa đói, nơi chúng ta đang thực
hiện quyết tâm giảm nghèo.
+ Quan điểm nhìn từ khía cạnh thu nhập người dân: Giảm nghèo bền vững là
hoạt động hỗ trợ để người dân có ý chí tự vươn lên tạo được nguồn thu nhập ổn
định và đáp ứng được nhu cầu cơ bản của con người .
+ Giảm nghèo bền vững nhìn dưới góc độ năng lực của người dân: Trong
nền kinh tế thị trường, muốn thoát nghèo bền vững thì người dân phải được và có
khả năng tham gia vào “sân chơi” của thị trường10.
+ Theo Trần Đình Thiên – Viện trưởng viện Kinh tế Việt Nam cho rằng:
“Không thể giúp người nghèo bằng cách tặng nhà, tặng phương tiện sống…Đây là
cách giảm nghèo, xoá nghèo nhanh nhưng chỉ tức thời, không bền vững. Muốn
giảm nghèo, xóa nghèo bền vững thì Nhà nước, cơ quan chức năng cần phải cấp
cho người nghèo một phương thức phát triển mới mà tự họ không thể tiếp cận và
duy trì. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ, ngăn ngừa, loại trừ các yếu tố gây rủi ro chứ
không chỉ là sự nỗ lực khắc phục hậu quả sau rủi ro. Đặc biệt, sự hỗ trợ giảm
nghèo này phải được xác lập trên nguyên tắc ưu tiên cho vùng có khả năng, điều
kiện thoát nghèo nhanh và có thể lan tỏa sang các vùng lân cận”. (Giảm nghèo
bền vững giai đoạn 2011-2020: Ý tƣởng và hiện thực)
Nhận thấy, nếu giảm nghèo được hiểu là kết quả từ những nỗ lực của nhà
nước, cộng đồng và người dân làm cho người dân đạt được mức sống vượt trên mức
sống tối thiểu thì bền vững (sustainable) được hiệu là có khả năng chống đỡ được
hay khả năng chịu đựng được. Vậy“Giảm nghèo bền vững là kết quả đạt được từ
những nỗ lực của nhà nước, cộng động và người dân đạt được mức sống cao hơn
mức sống tối thiểu và có khả năng duy trì trên mức tối thiểu này ngay cả khi đối
mặt với những biến cố, rủi ro thông thường”. Quan điểm này chỉ ra rằng để giảm
nghèo bền vững không chỉ dừng lại ở mức sống cao hơn mà còn đòi hỏi những điều
kiện, yếu tố để duy trì và phát triển kết quả đó.
- Mối quan hệ giữa giảm nghèo với phát triển bền vững: Phát triển bền vững
là tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và để đạt được
mục tiêu phát triển bền vững phải đảm bảo nguyên tắc lấy con người là trung tâm
của phát triển bền vững. Giảm nghèo và phát triển bền vững có vai trò, mối quan hệ
tương tác lẫn nhau đó là để phát triển bền vững thì cần phải thực hiện giảm nghèo
10
Nguyễn Hữu Dũng – Viện khoa học Lao động Xã hội (2010)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
11
hay giảm nghèo là một yêu cầu của phát triển bền vững; và phát triển bền vững sẽ
thúc đẩy giảm nghèo nhanh, hiệu quả hơn.
1.1.2.2. Sinh kế bền vững
- Sinh kế: Được mô tả giống như tổng hợp của nguồn lực và năng lực liên
quan tới các quyết định và hoạt động của một người nhằm cố gắng kiếm sống và đạt
được các mục tiêu và ước mơ của mình (DFID 2001).
- Tiêu chí sinh kế bền vững gồm: An toàn lương thực, cải thiện điều kiện môi
trường tự nhiên, cải thiện môi trường cộng đồng- xã hội, cải thiện điều kiện vật
chất, được bảo vệ trách rủi ro và các cú sốc.
- Sinh kế bền vững (FAO 2001) được mô tả là:
+ Chống đỡ được với những cú sốc và áp lực bên ngoài.
+ Không phụ thuộc vào các hỗ trợ từ bên ngoài (hoặc được hỗ trợ bằng cách
thức bền vững về kinh tế và thể chế).
+ Được thích nghi hóa để duy trì sức sản xuất lâu dài của nguồn tài nguyên
thiên nhiên.
+ Bền vững mà không làm suy yếu và ảnh hưởng tới các giải pháp sinh kế
của người khác.
1.1.2.3. Các yếu tố cơ bản của giảm nghèo bền vững
Giảm nghèo bền vững là kết quả đạt được từ những nỗ lực của nhà nước,
cộng đồng và người dân về giảm nghèo và có khả năng duy trì trên mức tối thiểu
này ngay cả khi đối mặt với những biến cố, rủi ro thông thường.
Do vậy, những yếu tố trụ cột của giảm nghèo bền vững:
+ Yếu tố 1: Năng lực của chính bản thân người dân, cộng đồng và chính
quyền phải tốt.
+ Yếu tố 2: Dịch vụ xã hội cơ bản tốt, bao gồm cả việc cung cấp dịch vụ của
các cơ quan chức năng cũng như khả năng tiếp cận của người dân đến dịch vụ xã hội.
Nếu dịch vụ tốt sẽ mang lại cho người dân nhiều lợi ích thiết thực qua đó giúp cho
giảm nghèo bền vững.
+ Yếu tố 3: An toàn, nếu như cùng với nỗ lực để giảm nghèo là những biện pháp để
chủ động phòng ngừa, giảm nhẹ và khắc phục rủi ro thi khi đó tính bền vững sẽ cao.
+ Yếu tố 4: Cơ hội phát triển. Nếu thiếu cơ hội để phát triển thì không sử
dụng được năng lực để mà thoát nghèo. Có thể hình dung bằng sơ đồ sau đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
12
Yếu tố 1
(Năng lực,
Khả năng )
Yếu tố 4
(Cơ hội phát
triển)
Giảm
nghèo bền
vững
Yếu tố 2
(Dịch vụ
xã hội)
Yếu tố 3
(An toàn)
Hình 1.2. Các yếu tố trụ cột giảm nghèo bền vững
Nguồn: Đánh giá tác động giảm nghèo trên địa bàn, Chương trình Chia sẻ, 2007”
* Yếu tố 1 (Năng lực và khả năng): Để giảm nghèo bền vững không thể
thiếu yếu tố “năng lực và khả năng”. Nếu chúng ta chỉ dựa vào các nguồn trợ giúp
trực tiếp để giảm nghèo thì không mang tính lâu dài, khi nguồn trợ giúp không còn
thì người dân lại trở lại với nghèo đói. Ngược lại, khi năng lực của người dân, của
chính quyền và cộng đồng tốt thì khi đó người dân sẽ chủ động vươn lên thoát khỏi
nghèo đói bằng nỗ lực của chính họ cùng với năng lưc hỗ trợ của chính quyền.
Trong một cộng đồng tốt thì hiệu quả đối phó với những rủi ro cũng cao hơn.
Những điều này dẫn đến tính bền vững trong giảm nghèo. Ba nhóm đối tượng cần
xem xét yếu tố năng lực, gồm: Người dân, cộng đồng và chính quyền.
- Năng lực của người dân.: Để đạt tới mức độ bền vững rõ ràng là một hộ gia
đình cần có năm tài sản sinh kế.
+ Vốn nhân lực (hay còn gọi là vốn con người): Bao gồm các yếu tố, như trình
độ giáo dục, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng, tình trạng sức khỏe và khả năng
tham gia lao động...mà một người có khả năng phát huy để đạt được mục đích (nâng
cao mức sống). Ở cấp độ hộ gia đình, tài sản con người bao gồm số lượng và chất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
13
lượng của lao động. Tài sản con người có thể diễn giải bằng các chỉ báo về giáo dục,
số lượng lao động, kỹ năng của lao động, kiến thức bản địa.
+ Vốn tài chính: Được dùng để để định nghĩa cho các nguồn lực tài chính mà
hộ gia đình hoặc cá nhân con người có được. Ba vấn đề cơ bản khi xem xét vốn tài
chính: Những phương tiện và dịch vụ tài chính hiện có và khả năng tiếp cận; Phương
thức tiết kiệm của người dân và các dạng thu nhập. Trong vốn tài chính thì các tiêu
chí quan trọng luôn được xem xét, như: thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, vốn vay (nợ).
+ Vốn vật chất: Là những yếu tố có tính chất hiện vật, bao gồm các công trình
cơ sở hạ tầng của xã hội và hộ gia đình. Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công cộng bao
gồm đường giao thông, cầu cống, công trình thuỷ lợi, các hệ thống cung cấp nước
sạch và vệ sinh, các mạng lưới cung cấp năng lượng (điện), nơi làm việc, nhà ở, bệnh
xá...Các tài sản trong gia đình như đồ dùng nội thất, dụng cụ sinh hoạt, trang thiết bị,
máy móc...
+ Vốn xã hội: Đó là mạng lưới kinh tế, xã hội thiết lập từ các nhóm bạn bè, họ
hàng, láng giềng; các cơ chế hợp tác, liên kết trong sản xuất, kinh doanh trên thị
trường, các mạng lưới trao đổi thương mại với những con người tham gia vào mạng
lưới; những luật lệ, quy ước chi phối hành vi ứng xử, sự trao đổi và quan hệ; các cơ
hội tiếp cận thông tin và tài nguyên; hoạt động của các đoàn thể và chính quyền...
+ Vốn tự nhiên: Bao gồm những yếu tố liên quan hay thuộc về tự nhiên môi
trường như khí hậu, địa hình, đất đai, sông ngòi, rừng, biển, mùa màng...có thể không
thuộc sở hữu của cá nhân nhưng con người phụ thuộc hay bị ảnh hưởng.
- Năng lực của chính quyền: Năng lực của chính quyền các cấp (đặc biệt là cơ
sở nơi trực tiếp tiếp nhận và xử lý các vấn đề với người dân) phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như hệ thống bộ máy có được thiết lập đầy đủ? Trình độ, kỹ năng của cán bộ lãnh
đạo, quản lý có phù hợp? Trang thiết bị kỹ thuật điều hành công tác điều hành, quản
lý?. Các biểu hiện về năng lực của chính quyền được thể hiện tóm tắt qua bảng sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
14
Bảng 1.1. Tóm tắt năng lực của chính quyền
STT Danh mục
Hiểu biết
Kỹ năng
Trách nhiêm
- Yêu cầu và định - Kỹ năng đánh giá, - Giải trình /giải
hướng phát triển;
1
Xây dựng kế
hoạch
đáp thắc mắc;
phân tích;
- Phương pháp xây - Kỹ năng làm việc - Tư vấn, tham
dựng kế hoạch;
với người dân;
mưu hỗ trợ người
- Hiểu biết thực tế - Huy động cộng dân;
địa phương.
đồng.
- Sẵn sàng đối
thoại, trao đổi.
Thực hiện
2
kế hoạch,
chính sách,
- Quy trình tổ chức - Kỹ năng tổ chức, -
Công
khai
thực hiện;
điều hành;
- Thời vụ.
- Làm việc với cộng - Lắng nghe và
chế độ
thông tin;
đồng.
giải
trình
kết
quả.
Nguồn : Phòng Nội vụ huyện Ba Chẽ
- Năng lực Cộng đồng: Trong một cộng đồng nếu có sự liên kết chặt chẽ, đoàn
kết, tương trợ sẽ thúc đẩy địa phương phát triển nhanh và bền vững. Có nhiều tiêu chí
đánh giá năng lực của cộng đồng và những điểm chính được thể hiện như sau:
+ Tính liên kết giữa các hộ, nhóm hộ trong cộng đồng
+ Khả năng huy động nguồn lực khi cần thiết
+ Vai trò và sự tham gia của các tổ chức, hội đoàn thể trong hoạt động cộng đồng
+ Đoàn kết giải quyết các vấn đề rủi ro (chia sẻ) đối với cộng đồng hoặc cá
nhân trong cộng đồng
+ Người dân tôn trọng và tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng
(tham gia vào hoạt động tương trợ, chia sẻ khó khăn hoặc tham gia, đóng góp thúc
đẩy phát triển của địa phương).
* Yếu tố 2 (Dịch vụ xã hội): Giảm nghèo là nỗ lực của cả nhà nước, cộng
đồng và người dân trong đó nhà nước (chính quyền) và các đối tác xã hội cung cấp
những dịch vụ cần thiết để người dân thực hiện các giải pháp giảm nghèo. Do vậy,
dịch vụ công và dịch vụ xã hội tốt là điều kiện quan trọng bảo đảm cho giảm nghèo
nhanh và bền vững. Các tiêu chí quan trọng để đánh giá về dịch vụ công cộng và
dịch vụ xã hội gồm có:
+ Tính minh bạch: Sự rõ ràng của các thông tin, sự công bằng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
15
+ Tính linh hoạt: Có khả năng thay đổi theo thực tiễn cuộc sống trên nguyên
tắc lấy người dân làm trung tâm, hiệu quả là thước đo.
+ Số lượng dịch vụ cung ứng: Dịch vụ y tế, giáo dục, thủ tục hành chính, giải
quyết đơn thư...
+ Tính hiệu lực và hiệu quả của các dịch vụ công.
+ Tính kịp thời của dịch vụ.
* Yếu tố 3 (Tính an toàn): Giảm nghèo bền vững phải gắn với khả năng
chống chịu rủi ro. Chủ động phòng, ngừa giảm thiểu rủi ro chính là nền tảng của
giảm nghèo bền vững. Thước đo đánh giá giảm nghèo bền vững về góc độ tính an
toàn là xem xét mức độ và cách thức người dân, cộng đồng và chính quyền địa
phương dự phòng, giải quyết vấn đề rủi ro.
Bảng 1.2. Biểu hiện về đảm bảo an toàn
Phòng ngừa
- Hạ tầng cơ sở có
khả năng chịu được
thiên tai;
Chính - Dự báo được
quyền những rủi ro có khả
năng xảy ra.
Cộng
đồng
Ngƣời
dân
- Tuyên truyền về
cách thức phòng
ngừa rủi ro (ví dụ:
khuyến khích sử
dụng mũ bảo hiểm,
phòng dịch...).
- San sẻ rủi ro thông
qua đa dạng hoá
nguồn thu nhập.
Giảm thiêu
- Sẵn sàng xử lý tình
huống trong khi rủi ro
xảy ra;
- Có phương án tổ chức
lực lượng sẵn sàng khi
rủi ro xảy ra;
- Thông báo nguy cơ
rủi ro cho người dân.
- Hướng dẫn người dân
cách thức cùng hỗ trợ
nhau khi rủi ro xảy ra.
Khăc phục
- Tổ chức khắc phục
rủi ro kịp thời; sẵn
sàng nguồn lực vật
chất, phương tiện hỗ
trợ người dân.
- Tinh thần chia sẻ
khó khăn;
- Đoàn kết thống nhất
khắc phục rủi ro
- Hiểu biết và có kỹ - Vay (tiếp cận tín
năng xử lý khi rủi ro dụng vi mô)
xảy ra.
- Báo cáo cho chính
- Mua bảo hiểm;
quyền, cộng đồng.
Nguồn: Đề tài“Maketing với giảm nghèo bền vững”
* Yếu tố 4 (Cơ hội cho ngƣời nghèo tiếp cận phát triển): Cơ hội phát triển
luôn là vô tận và ngày càng phong phú, mọi cơ hội phát triển đều gắn với việc tiếp
cận với các thị trường (thị trường lao động, đất đai, công nghệ, thông tin, tài chính,
hàng hoá, tín dụng...). Tuy nhiên với người nghèo không dễ để tiếp cận và khai thác
được các cơ hội bởi những bất lợi so với nhóm giàu hay khá giả hơn. Trên thực tế,
nhiều cơ hội còn xa với người nghèo do thiếu các kênh để người nghèo tiếp cận, đặc
biệt là việc tiếp cận với các thị trường này thông qua các yếu tố về kênh. Do đó, cần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
16
xem xét độ mở của các cơ hội cho người nghèo tiếp cận hay khả năng có thể tiếp
cận được.
1.1.2.4. Các tiêu chí đánh giá mức độ bền vững trong giảm nghèo
Để đánh giá mức độ bền vững trong giảm nghèo, không thể chỉ đánh giá dựa
trên số lượng người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, huyện nghèo giảm xuống mà phải
căn cứ trên nhiều tiêu chí khác nhau:
- Thu nhập thực tế của người nghèo, hộ nghèo được cải thiện, vượt qua được
chuẩn nghèo, hạn chế tối đa tình trạng tái nghèo về thu nhập, vì gặp rủi ro hoặc sự
thay đổi của chuẩn nghèo.
- Tạo cơ hội và có khả năng tiếp cận đầy đủ với các nguồn lực sản xuất được
xã hội tạo ra, các dịch vụ hỗ trợ người nghèo và được quyền tham gia và có tiếng
nói của mình đối với các hoạt động lập kế hoạch phát triển kinh tế, giảm nghèo cho
bản thân và địa phương.
- Trang bị một số điều kiện tối thiểu để có khả năng tránh được tình trạng tái
nghèo khi gặp phải những rủi ro khách quan như thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh...hoặc
sự thay đổi của chuẩn nghèo.
- Đảm bảo tiếp cận bình đẳng về giáo dục dạy nghề và chăm sóc sức khoẻ đề
về lâu dài, người nghèo, người mới thoát nghèo và con em học có được kiến thức,
kinh nghiệm làm ăn, tay nghề nhằm tạo ra thu nhập ổn định trong cuộc sống.
1.1.2.5. Cách tiếp cận giảm nghèo bền vững
- Tiếp cận giảm nghèo bền vững với nhóm đối tượng là người nghèo:
Trong giảm nghèo bền vững, yêu cầu cần đạt được đối với nhóm người
nghèo là năng lực của người nghèo tốt hơn, khả năng tiếp cận với dịch vụ xã hội cơ
bản của người nghèo được cải thiện, người nghèo cũng tiếp cận được nhiều cơ hội
phát triển hơn, và khả năng phòng ngừa rủi ro tốt hơn. Tuy nhiên yếu tố năng lực là
yếu tố quyết định đến mục tiêu giảm nghèo bền vững và mấu chốt chính là việc tác
động làm thay đổi nhận thức, hành vi của người nghèo để họ có quyết tâm vươn lên
thoát nghèo.
Hành vi vươn lên thoát nghèo sẽ được hiểu là: toàn bộ nói chung những phản
ứng, cách cư xử trước những kích thích (trong hoàn cảnh cụ thể, nhất định) hướng
đến nâng cao năng lực, tiếp cận dịch vụ, cơ hội phát triển và phòng ngừa rủi ro được
biểu hiện ra bên ngoài của người nghèo. Về mặt lý thuyết, hành vi thoát nghèo của
người nghèo là khâu cuối của quá trình thay đổi với những tác động từ môi trường
bên ngoài diễn ra theo trình tự được giới thiệu trong hình sau đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
17
- Thực hiện các hoạt
động cung cấp thông
tin.
- Giới thiệu chương
trình
- Giới thiệu về sản
phẩm, hình mẫu
- Tuyên truyền lợi ích
và giá trị của sản
phẩm (cả khía cạnh
xã hội, kinh tế, đạo
đức, môi trường,...)
- Khuyến khích thay
đổi hành vi
- Tạo môi trường
thuận lợi (xúc tác) để
hành vi mong đợi
thực hiện
Khuyến khích và
tuyên truyền, vận
động thường xuyên,
bảo đảm cho hành vi
mong đợi tiếp tục
được thể hiện
Hình 1.3. Hành vi thoát nghèo của người nghèo
Nguồn: Rothschild, M. (1997). An historic perspective of social marketing; Đề
tài“Maketing với giảm nghèo bền vững”
Quá trình tác động để thay đổi thái độ của người nghèo làm cho người nghèo
có thái độ tích cực trong giảm nghèo là rất khó và cũng đòi hỏi rất nhiều yếu tố kích
thích. Các kích thích này nhằm khuyến khích và tạo những điều kiện thích hợp cho
những hành vi mong đợi xảy ra (chất xúc tác). Tuy nhiên, thoát nghèo bền vững
không thể đạt được trên cơ sở của một hành vi đơn lẻ mà phải là những hành vi tích
cực, diễn ra thường xuyên. Đó chính là lý do để phải có những chiến dịch hỗ trợ cho
việc duy trì các hành vi tích cực xảy ra thường xuyên.
Toàn bộ quá trình từ bảo đảm cho nhận thức đúng đến duy trì hành vi tích
cực đòi hỏi nhiều nỗ lực, kích thích và những kích thích này phải phù hợp với
những đặc điểm, yếu tố mà người nghèo chịu sự ràng buộc như kinh tế-xã hội - văn
hoá - tôn giáo - phong tục-tập quán.... Dưới đây là mô hình hóa mang tính lý thuyết
về các nhóm yếu tố tác động đến động cơ hành động làm cơ sở diễn giải các nhóm
yếu tố tác động đến hành vi vươn lên của người nghèo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
18
Hình 1.4. Các nhóm yếu tố tác động đến động cơ hành động
Nguồn: Stephan Nachuk (2001), Thức dậy một tiềm năng, Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia, Hà Nội
Mô hình này được lý giải như sau: Với giả định cơ bản đây là mô hình hành
vi của một người bình thường, khi đó động cơ hành động sẽ bị phụ thuộc vào mối
quan hệ giữa lợi ích và chi phí do việc thực hiện hành động đó (kết quả mà hành
động đó mang lại). Khi lợi ích cảm nhận từ việc thực hiện hành động lớn hơn chi
phí cảm nhận thì động cơ hành động xuất hiện. Chênh lệch này càng lớn thì động cơ
càng mạnh. Lập luận này cũng đúng với người nghèo nghĩa là người nghèo sẽ có
quyết tâm hành động thoát khỏi nghèo đói nếu kỳ vọng vào kết quả từ những hành
động, nỗ lực vươn lên của họ lớn hơn chi phí mà họ phải bỏ ra (chi phí cảm nhận).
- Tiếp cận giảm nghèo bền vững với nhóm đối tác xã hội
Các nhóm đối tượng tham gia vào giảm nghèo (gọi tắt là đối tác xã hội) là
các cá nhân, tổ chức hỗ trợ hoặc tham gia vào giảm nghèo. Các yếu tố giảm nghèo
bền vững gắn với nhóm đối tác này là năng lực quản lý của hệ thống chính quyền,
tạo thêm cơ hội phát triển, cung cấp phong phú, chất lượng dịch vụ xã hội cơ bản và
cải thiện cho việc bảo đảm an toàn, hạn chế rủi ro. Tương tự với nhóm đối tượng
trực tiếp (người nghèo), yếu tố năng lực vẫn là yếu tố quyết định đến việc cải thiện
hiệu quả giảm nghèo bền vững. Tại sao có thể nói như vậy? Bởi nếu nhận thức, hiểu
biết, thái độ và ý chí cán bộ, chính quyền và các tổ chức, cá nhân liên quan được cải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
19
thiện thì hoạt động quản lý, can thiệp hỗ trợ giảm nghèo cũng mang lại kết quả tích
cực. Ngược lại, nếu yếu tố năng lực không được cải thiện thì dù tác động đến yếu tố
khác như thế nào thì kết quả giảm nghèo sẽ không cao.
Như đã biết để giảm nghèo bền vững đòi hỏi phải bảo đảm bốn trụ cột gồm:
- Năng lực của người dân, chính quyền, cộng đồng và các đối tác xã hội
nói chung;
- Cơ hội phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, người dân;
- Bảo đảm khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản và dịch vụ công hiệu quả;
- Xây dựng được hệ thống các biện pháp chủ động phòng ngừa, giảm thiểu
và khắc phục rủi ro, bảo đảm an toàn cho người dân.
Việc giảm nghèo không thể bền vững nếu chỉ hướng các nỗ lực vào người
nghèo mà không thúc đẩy và tạo được chuyển biến tích cực đối với các nhóm ảnh
hưởng. Bốn trụ cột này được nhìn nhận cả từ phía đối tượng người nghèo và từ phía
các lực lượng tham gia, hỗ trợ. Người nghèo không thể tiếp cận tốt với dịch vụ xã
hội, cơ hội phát triển hay nâng cao năng lực nếu năng lực của chính quyền địa phương
không tốt, người nghèo cũng không thể được tạo điều kiện thuận lợi về nguồn lực nếu
không có sự hỗ trợ của các cơ quan, các nhà tài trợ; người nghèo cũng sẽ khó vượt qua
rủi ro nếu thiếu sự đoàn kết, trợ giúp trong cộng đồng,... Có thể nói, nếu vai trò của bản
thân người nghèo trong cuộc chiến chống đói nghèo là cơ bản thì vai trò của các lực
lượng tham gia, hỗ trợ đóng vai trò tạo môi trường, định hướng và tiếp sức cho nỗ lực
của người nghèo. Thiếu các yếu tố môi trường thuận lợi, thiếu định hướng đúng cho
người nghèo và thiếu sự hỗ trợ, tiếp sức, người nghèo sẽ không thể vượt qua được đói
nghèo, và được theo từng khía cạnh cụ thể:
- Tạo môi trường thể chế luật pháp, cơ chế, chính sách tích cực thúc đẩy
người nghèo vươn lên.
- Tăng cường điều kiện nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu phát triển, giảm
nghèo bền vững.
- Xây dựng nền tảng xã hội lành mạnh, đoàn kết thúc đẩy sự phát triển cộng
đồng bền vững.
- Quản lý, cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản hiệu quả ít rào cản đối với người
nghèo. Cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản hiệu quả, ít rào cản đối với người nghèo là
một trong những nội dung quan trọng, tạo nền móng bảo đảm các yếu tố của giảm
nghèo bền vững. Do đó, người nghèo cần được cung cấp các dịch vụ như:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
20
+ Nâng cao năng lực cho người dân như thúc đẩy ý chí quyết tâm vươn lên,
vận động thực hiện các can thiệp phù hợp với giảm nghèo bền vững.
+ Khuyến khích người nghèo tham gia, tiếp cận các dịch vụ dạy nghề, chăm
sóc sức khoẻ, giáo dục,...;
+ Cung cấp dịch vụ, sản phẩm thích hợp cho giảm nghèo như tín dụng, bảo
hiểm, các dự án hạ tầng, việc làm cho người nghèo... trong điều kiện là ít rào cản
(chi phí bằng tiền và không bằng tiền; thuận tiện về nơi cung cấp; được quảng bá rõ
ràng). Nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ này có thể được thực hiện bởi cơ quan nhà
nước, cơ quan dịch vụ công và có thể là các doanh nghiệp lợi nhuận và phi lợi
nhuận. Nếu coi họ là những đối tác xã hội thì việc thúc đẩy họ thực hiện tốt hoạt
động cung cấp dịch vụ, sản phẩm cho giảm nghèo bền vững là rất cần thiết.
- Vai trò của công tác giảm nghèo đối với chính trị, kinh tế, xã hội.
Lịch sử phát triển xã hội cho thấy bất kỳ xã hội nào, quốc gia nào, chính
đảng nào theo đuổi mục tiêu tiến bộ xã hội đều phải giải quyết vấn đề nghèo đói,
bởi vì nghèo đói không chỉ là đối tượng mà còn là nguyên nhân, cản trở xã hội phát
triển. Trong quá khứ cũng như hiện tại, chúng ta đều thấy tác động, ảnh hưởng tiêu
cực của nghèo đói đến an ninh chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường,... Đặc
biệt, ngày nay cùng với quá trình toàn cầu hoá kinh tế, bùng nổ thông tin, tốc độ
phân hoá giàu nghèo trên thế giới ngày càng nhanh thì xung đột về kinh tế, chính trị
càng phức tạp. Tình trạng các vụ khủng bố, xung đột sắc tộc trên thế giới đang gia
tăng có nguyên nhân không nhỏ là do nghèo đói, đặc biệt là bất bình đẳng (hay nhìn
nhận nghèo đói một cách tương đối). Ngược lại, nghèo đói, bất bình đẳng có
nguyên nhân từ sự bất ổn về kinh tế, chính trị, môi trường, văn hoá, xã hội,... Chính
vì vậy, nghèo đói vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của bất ổn kinh tế, chính trị;
nó giống như một vòng luẩn quẩn.
Công cuộc giảm nghèo đã được Nhà nước Việt Nam đề ra và thực hiện từ
nhiều năm nay. Chúng ta có thể khẳng định giảm nghèo nhanh và bền vững là một
trong những mục tiêu của tăng trưởng cả trên góc độ xã hội và kinh tế, đồng thời
cũng là một điều kiện cho tăng trưởng bền vững. Về ngắn hạn, khi phân phối một
phần đáng kể trong thu nhập xã hội cho chương trình giảm nghèo thì nguồn lực
dành cho tăng trưởng kinh tế có thể bị ảnh hưởng, song xét một cách toàn diện về
dài hạn thì kết quả xóa đói giảm nghèo lại tạo tiền đề cho tăng trưởng nhanh và bền
vững. Điều đó cũng đồng nghĩa như việc thực hiện người cày có ruộng đã tạo ra sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
21
phát triển vượt bậc của nông nghiệp, nhờ đó mà nhiều nông dân đã thoát khỏi đói
nghèo và có điều kiện tham gia thực hiện cách mạng xanh, tạo sự phát triển mới cho
ngành nông nghiệp.
Hình 1.5. Vòng luẩn quẩn của nghèo đói và mối quan hệ của nó với tăng trưởng
kinh tế và phát triển xã hội
Nguồn: Bộ LĐTBXH, 2005: Vòng luẩn quẩn của nghèo đói và mối quan hệ của nó
với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội
Vai trò của giảm nghèo bền vững có tác động vô cùng to lớn đối với chính
trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Cái đói, cái nghèo đang hiện hữu sẽ luôn là nỗi ám
ảnh của sự lạc hậu, kém phát triển của mỗi Quốc gia. Thực hiện chương trình giảm
nghèo nhanh và bền vững thành công là điều kiện tiền đề quan trọng để cả đất nước
tiến lên hội nhập và phát triển cộng đồng. Giảm nghèo bền vững sẽ đem lại một nền
kinh tế đất nước vững mạnh, dân giàu. Một khi đã có một tiềm lực kinh tế mạnh thì
có thể nghĩ đến việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng một Quốc gia phát
triển về mọi mặt và có vị thế trên trường thế giới.
Giảm nghèo bền vững không đơn giản là việc phân phối lại thu nhập một
cách thụ động mà phải tạo ra động lực tăng trưởng tại chỗ, chủ động tự vươn lên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
22
thoát nghèo. Giảm nghèo không đơn thuần là sự trợ giúp một chiều của tăng trưởng
kinh tế đối với các đối tượng có nhiều khó khăn mà còn là nhân tố quan trọng tạo ra
một mặt bằng tương đối đồng đều cho phát triển, tạo thêm một lực lượng sản xuất
dồi dào và bảo đảm sự ổn định cho giai đoạn sau tăng trưởng nhanh hơn mạnh hơn
(giai đoạn cất cánh).
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững
1.1.3.1. Cơ chế chính sách
Hiện nay, nhiều chính sách giảm nghèo được ban hành nhưng chủ yếu mang
tính hỗ trợ như chính sách y tế, giáo dục, nhà ở..., trong khi đó chính sách đầu tư tạo
sinh kế cho người nghèo chưa nhiều, suất đầu tư thấp như vốn tín dụng ưu đãi, vay
vốn giải quyết việc làm, đào tạo nghề. Các chính sách cũng chưa thật sự hướng vào
mục tiêu nâng cao năng lực thị trường cho người nghèo và hỗ trợ họ tiếp cận thị
trường, mà còn mang nặng tính bao cấp nên phát sinh tư tưởng ỷ lại của người
nghèo, tạo ra xu hướng nhiều hộ dân muốn được vào diện hộ nghèo để được hưởng
chính sách. Một số chính sách hỗ trợ người nghèo còn mang tính ngắn hạn, giải
pháp tình thế, nên chưa tập trung đúng mức vào giải quyết nguyên nhân của đói
nghèo như chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho
người nghèo vùng khó khăn… tạo ra tâm lý ỷ lại, trông chờ của một bộ phận hộ
nghèo, không quyết tâm vươn lên thoát nghèo. Các chính sách hỗ trợ cho nhóm hộ
cận nghèo chưa được quan tâm đúng mức, nên có sự mất công bằng giữa những hộ
nghèo và cận nghèo, tạo ra tâm lý bức xúc của nhóm hộ cận nghèo khi đời sống của
họ lại trở nên khó khăn hơn những hộ nghèo.
“Nhiều cơ chế, chính sách được ban hành và động thời thực hiện, còn có sự
chồng chéo, phân tán nguồn lực dẫn đến việc thực hiện phân bổ và hiệu quả sử
dụng nguồn lực chưa cao. Chưa quan tâm đúng mức đến việc triển khai thực hiện
chương trình, nhu cầu, nguyện vọng của người nghèo; nguồn lực nhà nước còn
nhiều khó khăn, việc lồng ghép giữa các chương trình, dự án chưa tốt, dẫn đến việc
sử dụng các nguồn lực hiệu quả chưa cao. Có một số cơ chế, chính sách đã phát
hiện còn bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn, nhưng việc sửa đổi, bổ sung chậm”Trích thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban
Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về
thực hiện công tác giảm nghèo, chương trình giảm nghèo, triển khai nhiệm vụ năm
2013 và định hướng thời gian tới theo Thông báo số 195/TB-VPCP ngày 15/5/2013
của Văn phòng Chính phủ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
23
1.1.3.2. Ý thức vươn lên thoát nghèo
Để người nghèo thực hiện được mục tiêu giảm nghèo thì bản thân họ phải có
quyết tâm, ý chí. Thực tế, còn có tình trạng không ít người nghèo có tư tưởng cam
phận, không cố gắng vươn lên thậm chí là ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà
nước. Đây là vấn đề quan trọng, là mấu chốt trong giảm nghèo bền vững. Trong hệ
thống các chương trình, chính sách giảm nghèo hiện nay, nội dung về thay đổi nhận
thức, thúc đẩy ý chí quyết tâm vươn lên của người nghèo ít được quan tâm hơn so
với các nỗ lực hỗ trợ lợi ích trực tiếp như hỗ trợ lãi suất, nhà ở…Việc được Đảng,
Nhà nước “bao cấp” ( khi giáp hạt, thiếu đói đã có gạo Nhà nước, không có tiền ăn
Tết cũng có Nhà nước, nhà cửa xuống cấp, hư hỏng, rồi không có nhà cũng có Nhà
nước cấp tiền để làm mới,v.v...) ít nhiều đã ăn sâu vào suy nghĩ của một bộ phận
người nghèo. Tình trạng có đất mà không chịu trồng lúa, trồng ngô; có trâu, bò mà
không chịu chăm sóc, để cho gầy còm, ốm yếu rồi xẻ thịt, uống rượu; thậm chí có
người nghèo được vay tiền từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) mà không biết
tổ chức sản xuất, để ăn dần vào cả gốc….Gia đình đã nghèo, sau khi dựng vợ, gả
chồng cho con, rồi cứ sinh thoải mái, không đủ chỗ ở, xin tách 2-3 hộ khẩu, để được
hưởng chính sách hộ nghèo…. không chịu làm ăn để phát triển kinh tế, làm giàu
cho gia đình mà cứ muốn tiếp tục nghèo để nhà nước “nuôi”. Đây là một thực trạng
đã và đang xuất hiện ở nhiều địa phương, đặc biệt là một bộ phận đồng bào dân tộc
thiểu số cư trú tại miền núi, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. Do vậy cần nâng cao
năng lực của người nghèo để họ nhận thức đúng về nhu cầu, cách thức khắc phục
khó khăn, có kỹ năng để hành động và đặc biệt là họ có quyết tâm, ý chí vươn lên
thoát nghèo. Về lý thuyết khi đã có nhận thức, hiểu biết, kỹ năng và quyết tâm họ sẽ
tìm cách để tiếp cận với cơ hội phát triển, tiếp cận dịch vụ xã hội và chủ động khắc
phục rủi ro vươn lên thoát nghèo bền vững.
1.1.3.3. Nhóm yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Nếu vị trí địa lý không thuận lợi ở những nơi xa xôi hẻo lánh,
địa hình phức tạp (miền núi, hải đảo vùng sâu), không có đường giao thông. Đây
cũng chính là một nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ nghèo đói cao ở các vùng và địa
phương ở vào vị trí địa lý này. Do điều kiện địa lý như vậy, họ dễ rơi vào thế bị cô
lập, tách biệt với bên ngoài, khó tiếp cận được các nguồn lực của phát triển, như tín
dụng, khoa học kỹ thuật và công nghệ, thị trường... làm cho cuộc sống của họ lạc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
24
hậu, khó phát triển, kinh tế chủ yếu là tự cấp, tự túc là những yếu tố khách quan tác
động mạnh mẽ đến vấn đề nghèo đói.
- Về đất đai: Đất canh tác ít, đất cằn cỗi, ít mầu mỡ, canh tác khó, năng suất
cây trồng, vật nuôi đều thấp. Đây là nguyên nhân dẫn đến sản xuất trong nông
nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, làm cho thu nhập của người nông dân thấp, việc
tích luỹ và tái sản xuất mở rộng bị hạn chế hoặc hầu như không có, ảnh hưởng lớn
đến công tác giảm nghèo. Mặt khác khi người nghèo không có đất hay có ít đất thì
phần lớn sinh kế của họ đều dựa vào làm thuê, làm mướn, tham gia vào các hoạt
động phi nông lâm nghiệp, khai thác các nguồn tài nguyên, phá rừng…gây huỷ
diệt, tàn phá môi trường.
- Về khí hậu thời tiết: Điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, thiên tai thường
xuyên xảy ra đặc biệt là bão, lụt, hạn hán, cháy rừng, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất
và đời sống của nhân dân. Tác hại của bão lụt, hạn hán là rất lớn, nó luôn là vấn đề
nóng bỏng ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng nghèo đói của người dân.
1.1.3.4. Nhóm nhân tố liên quan đến mỗi cá nhân và hộ gia đình
- Tập quán sinh hoạt: Về một mặt nào đó, tập quán, lối sống cũng là một trở
lực tới sự phát triển của người nghèo. Tập quán du canh du cư; tình trạng sống thưa
thớt, phân bố rải rác không tập trung gây khó khăn trong việc triển khai và thực hiện
các chương trình, chính sách phục vụ cho việc sản xuất, giao thương (Công trình
thủy lợi, đường, điện). Bên cạnh đó một bộ phận người dân có tập quán trong gia
đình ai làm được tiền thì người đó tiêu, không có khái niệm hình thành quỹ chung
trong gia đình; Tình trạng ăn uống kéo dài trong các lễ cưới, đám ma cộng thêm các
hủ tục lạc hậu về văn hoá, lối sống bám chặt vào số phận của một số đồng bào miền
núi là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo, tái nghèo
- Quy mô và cơ cấu hộ gia đình: Qua nghiên cứu cho thấy quy mô hộ gia
đình có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng nghèo đói. Người nghèo phổ biến ở những
hộ gia đình có quy mô lớn, mỗi hộ có rất nhiều con, tuổi còn nhỏ. Tình trạng sinh
nhiều con, sinh quá dầy ở các cặp vợ chồng trẻ, vợ chồng đang trong độ tuổi sinh đẻ
làm cho cuộc sống gia đình họ gặp rất nhiều khó khăn. Do số người trong gia đình
là tương đối nhiều nên chi tiêu cho những vấn đề thiết yếu hàng ngày là khá cao
(chẳng hạn chi tiêu cho lương thực, quần áo, thuốc men...) trong khi đó, tổng thu
nhập của một hộ nghèo thường không tăng nhiều hoặc có tăng nhưng cũng không
thể đủ để trang trải các khoản chi tiêu hàng ngày, hoặc làm ngày nào ăn hết ngày
đó, không thể có được các khoản tích luỹ nên việc thoát khỏi nghèo trở nên bế tắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
25
- Tỷ lệ người sống phụ thuộc: Theo số liệu của các cuộc điều tra mức sống
dân cư của Tổng cục Thống kê cho ta thấy, tỷ lệ trẻ em trên người lao động ở nhóm
hộ nghèo là rất cao. Có thể nói tình trạng phụ thuộc của các gia đình là “người làm
thì ít, người ăn thì nhiều” và thường xảy ra ra tình trạng thiếu lao động, do số người
trong gia đình đông nhưng phần lớn vẫn chưa tự lao động để nuôi sống bản thân
mình mà phải phụ thuộc vào một vài lao động chính. Tình trạng thiếu lao động còn
thể hiện ở chỗ, người lao động chính, ngoài công việc kiếm tiền nuôi gia đình còn
phải gánh thêm nhiều công việc nhà do số người phụ thuộc tăng. Lao động bỏ ra
của họ cho công việc nhà cũng là đáng kể, vì làm việc nhà nên họ không thể làm
các công việc tạo ra thu nhập khác. Có thể thấy tình trạng hộ nghèo có số người
sống phụ thuộc cao là rất phổ biến, nó xảy ra ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước.
Đây là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn, thậm chí có tính chất quyết định,
tới tình trạng nghèo đói của người dân, nó cản trở việc thực hiện giảm nghèo của
người dân. Cùng với mức sinh cao (gia đình đông con), tỷ lệ người sống phụ thuộc
cũng đã tạo nên một vòng luẩn quẩn của đói nghèo “Do sinh nhiều con nên lao
động thiếu, số người phụ thuộc cao, gánh nặng đè lên vai những người lao động
chính, một người làm để phải nuôi mấy người do đó làm không đủ ăn. Vì vậy, con
cái không được hưởng một cách đầy đủ những nhu cầu thiết yếu như y tế, giáo
dục... dẫn đến vòng đời của chúng sẽ lại rơi vào cảnh nghèo đói.”
1.1.3.5. Các yếu tố kinh tế
- Nghề nghiệp và nguồn thu nhập: Trong các hộ nông dân, những hộ nghèo
thường là những hộ thiếu hoặc không có đất, do vậy, cuộc sống của họ phụ thuộc rất
nhiều vào thu nhập từ làm thuê. Trình độ học vấn thấp khiến họ ít có cơ hội tìm
kiếm việc làm ngoài công việc trong nông - lâm nghiệp không ổn định và thu nhập
thấp. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, sức cạnh tranh của hàng hoá thấp, trình
độ áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất còn thấp, luôn phụ thuộc nhiều vào
thời tiết; nếu có rủi ro xảy ra (như hạn hán, lũ lụt, cháy rừng) thì nguy cơ mất trắng
toàn bộ sản phẩm là rất cao, đồng nghĩa với nguy cơ rơi vào cảnh nghèo, tái nghèo.
- Tình trạng không có hoặc thiếu việc làm: Hiện nay, trong nền kinh tế thị
trường, tình trạng không có việc làm, thiếu việc làm thường xuyên đã ảnh hưởng
trực tiếp đến thu nhập của người dân. Đây cũng chính là nguyên nhân cơ bản làm
cho các hộ gia đình rơi vào cảnh đói nghèo.
- Cơ cấu chi tiêu: Cơ cấu chi tiêu của các hộ nghèo thường rất eo hẹp. Họ chỉ
có khả năng trang trải với mức hạn chế, tối thiểu các chi phí lương thực và phí
lương thực thiết yếu khác. Họ thường phải bỏ thêm chi phí không đáng có hoặc bị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
26
giảm thu nhập vì khó tiếp cận các cơ hội tăng trưởng kinh tế. Thu nhập thấp, họ chỉ
có khả năng trang trải tối thiếu các chi phí lương thực nhưng nó cũng chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng chi tiêu của họ. Mặc dù tỷ trọng chi cho ăn uống cao, nhưng số lượng
và chất lượng bữa ăn của họ vẫn không được đảm bảo, tình trạng thiếu ăn, đứt bữa
vẫn còn. Khẩu phần ăn của họ không đảm bảo được lượng calo cần thiết cho cuộc
sống bình thường nhằm tái sản xuất sức lao động. Tình trạng sức khỏe kém cũng là
một nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, nó cũng làm người nghèo khó thoát khỏi vòng
luẩn quẩn của đói nghèo. Thu nhập thấp → ăn uống không đầy đủ → sức khỏe kém
→ năng suất lao động thấp → làm không đủ ăn → thiếu đói → vay mượn nợ nần
nhiều → thu nhập thấp... đó chính là vòng xoáy mà người nghèo rất dễ mắc phải.
- Nghèo do thiếu vốn: Thiếu hoặc không có vốn là nguyên nhân mà người
nghèo cho rằng có ảnh hưởng lớn nhất đến sự nghèo đói của họ. Không có vốn để sản
xuất kinh doanh chính là trở lực rất lớn đối với người lao động khi tham gia vào kinh
tế thị trường. Vốn là rất cần thiết, là điều kiện ban đầu cần phải có để giúp cho các hộ
nghèo thoát khỏi cảnh nghèo đói. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào các hộ nghèo có
thể tiếp cận với các nguồn tín dụng để họ có nhiều cơ hội trong sản xuất kinh doanh.
Sở dĩ hộ nghèo tiếp cận vốn còn khó khăn là do cách sản xuất của hộ nghèo còn giản
đơn, không biết thâm canh, thiếu kinh nghiệm sản xuất, do lãi suất vay vốn cao và thủ
tục vay còn rườm rà hoặc cũng có thể do họ ngại rủi ro vay về không biết đầu tư vào
đâu, có hoàn được vốn không. Họ sợ đầu tư vào những cái mới vì không biết nó thế
nào, vì thế họ vẫn cứ làm theo cách truyền thống, không có khoa học. Trong nông
nghiệp thì do không biết cách đầu tư, cải tạo đất cho tốt, không đưa các loại giống
mới vào trồng, không có các loại phân bón tăng trưởng hợp lý và cũng không sử dụng
các loại thuốc phòng tránh sâu bệnh dẫn đến năng suất cây trồng thấp và nghèo lại
hoàn nghèo.
- Nghèo do thiếu tài sản vật chất: Thiếu hoặc không có tài sản luôn là
nguyên nhân gây ra nghèo đói đối với các hộ gia đình. Như là các đôi vợ chồng trẻ,
mới bước vào cuộc sống, có xuất phát điểm thấp (giá trị tài sản ban đầu nhỏ) họ gặp
rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, trong việc tiếp cận với thị trường,
nắm bắt các cơ hội, nhạy bén với các xu thế của xã hội. Các hộ có xuất phát điểm
thấp thì rất dễ rơi vào cảnh nghèo nếu có rủi ro xảy ra. Vì tài sản có giá trị của họ,
xét cho cùng, chỉ có căn nhà và một đồ đạc sinh hoạt thiết yếu điều quan trọng ở
đây không phải là tổng giá trị của tài sản là bao nhiêu mà chúng ta phải xem xét khả
năng có thể hoá giá các tài sản này để bù đắp cho các thiệt hại do các rủi ro đem lại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
27
Chính vì không có tài sản để tự bảo hiểm nên nhiều hộ gia đình đã phải sống chung
với nghèo đói. Thiếu tài sản còn thể hiện ở các hộ gia đình không có hoặc không
đáng kể các tư liệu sản xuất đế phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Họ
thường phải sống ở trong những căn nhà lán, lều tạm bợ. Qua đây ta thấy chính sự
thiếu thốn các loại tài sản trên làm cho việc đi lại, nuôi trồng, sản xuất gặp nhiều
khó khăn, là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng nghèo đói ở nhiều nơi.
1.1.3.6. Nhóm yếu tố giáo dục
Người nghèo thường có trình độ học vấn tương đối thấp, thiếu kỹ năng làm việc
và thông tin, thiếu kinh nghiệm sản xuất, không có kinh nghiệm làm ăn, cho nên không
có được các giải pháp để tự thoát nghèo. Dân trí thấp, tự ti, kém năng động, lại không
được hướng dẫn cách thức làm ăn, đây là nguyên nhân làm cho nhiều hộ rơi vào cảnh
đói nghèo triền miên, đặc biệt là các hộ vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc miền
núi, ít người. Các hộ nghèo không có điều kiện học tập văn hoá, các con em họ không có
nhiều cơ hội đến trường, nhất là con em vùng dân tộc ít người, miền núi vùng sâu, vùng
xa, đây cũng là một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo dai dẳng, nghèo từ
đời này sang đời khác. Thực tế, bản thân các hộ nghèo cũng hiểu được rằng trình độ học
vấn là chìa khóa quan trọng để thoát khỏi cảnh nghèo đói. Tuy nhiên, các con số thống
kê được đã chỉ ra rằng, vấn đề lớn liên quan đến việc tiếp thu các kỹ năng, các kiến thức
chung, việc có được thông tin là đặc biệt quan trọng.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về giảm nghèo bền vững
Trong nhiều năm qua, giảm nghèo nhanh và bền vững luôn là vấn đề được
Đảng và Nhà nước Vịệt Nam quan tâm nhằm thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương,
chính sách xóa đói giảm nghèo như xây dựng chính sách phát triển toàn diện kinh tế
xã hội nông thôn; thực hiện chiến lược phát triển cho từng vùng, miền; đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; ưu tiên tín dụng các nguồn vốn cho xóa đói giảm
nghèo, thiết lập nguồn vốn vay cho người nghèo...do đó tỷ lệ đói nghèo của Việt
Nam đã giảm qua các năm. GDP bình quân đầu người vượt ngưỡng 1.960
USD/năm vào năm 2013 đã đưa Việt Nam từ một nước nghèo trở thành một nước
có thu nhập trung bình thấp11. Việt Nam là một trong số rất ít các nước có tốc độ
giảm nghèo nhanh nhất thế giới (Báo cáo MDGs Việt Nam, 2010 tại Hội thảo
11
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/thu-tuong-gdp-binh-quan-dau-nguoi-nam-2013-dat-1960-usd-811231
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
28
“Giới và việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) tại Việt
Nam”). Theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2006-2010 thì tỷ lệ nghèo đói của cả
nước qua các năm như sau: năm 2006 18,5%, năm 2007-15,7%, năm 2008-13,4%;
tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 18,1% năm 2006 xuống còn 9,45% năm 2010. Trong khi đó,
các báo cáo đánh giá nghèo đói có nguồn số liệu từ điều tra mức sống dân cư 19931998-2002-2004-2006 dựa theo chuẩn nghèo chung cho thấy sau 14 năm, nghèo đói
ở Việt Nam đã giảm được 39 điểm phần trăm tương đương với khoảng 24 triệu
người đã thoát khỏi đói nghèo. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã
thực hiện nhiều chủ trương, định hướng lớn hướng tới giảm nghèo bền vững. Tỷ lệ
hộ nghèo cả nước đã giảm từ 14,2% (năm 2010) xuống còn 11,76% (năm 2011) và
9,6% (năm 2012), bình quân giảm 2,3%/năm; Tỷ lệ hộ nghèo các vùng trong cả
nước năm 2011-2012 cụ thể như sau:
Bảng 1.3. Tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam từ năm 2011-2012
STT
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
Tỉnh/Thành phố
CẢ NƢỚC
Miền núi Đông Bắc
Miền núi Tây Bắc
Đồng bằng Sông Hồng
Khu IV cũ
Duyên hải miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐB sông Cửu Long
Năm 2011
Năm 2012
Tỷ lệ hộ
Tỷ lệ hộ
Tỷ lệ hộ nghèo của Tỷ lệ hộ nghèo của
nghèo các vùng so nghèo
các vùng
(%)
với cả nƣớc
(%)
so với cả
(lần)
nƣớc (lần)
11,76
9,60
21,01
1,79
17,39
1,81
33,02
2,81
28,55
2,97
6,50
0,55
4,89
0,51
18,28
1,55
15,01
1,56
14,49
1,23
12,20
1,27
18,47
1,57
15,00
1,56
1,70
0,14
1,27
0,13
11,39
0,97
9,24
0,96
Nguồn: Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện các chính sách và chương trình mục tiêu
quốc gia giảm nghèo bền vững 02 năm 2011-2012 của Bộ LĐTBXH.
Năm 2012, Tỷ lệ hộ nghèo ở miền núi Tây Bắc cao gấp 2,97 lần so với tỷ lệ hộ
nghèo của cả nước; miền núi Đông Bắc là 1,81 lần, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên
là 1,56 lần, Duyên hải miền Trung là 1,27 lần.
Tỷ lệ hộ nghèo tại 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP đã giảm
từ 58,33% (năm 2010) xuống còn 50,97% (năm 2011) và 43,89% (năm 2012), bình
quân giảm trên 7%/năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
29
Tỷ lệ hộ nghèo tại 07 huyện nghèo theo Quyết định 615/QĐ-TTg đã giảm từ
43,56% (năm 2011) xuống còn là 30,13% (giảm 13,43%); Tỷ lệ hộ nghèo tại 23
huyện nghèo theo Quyết định 293/QĐ-TTg cuối năm 2012 còn 43,14%.
Kết quả giảm nghèo nhanh và bền vững dưới sự tác động của vai trò nhà
nước đã được thể hiện rõ ở các địa phương cơ sở thời gian qua. Trạm Tấu và Mù
Cang Chải là 2 huyện của tỉnh Yên Bái nằm trong 61 huyện khó khăn nhất của cả
nước. Những năm qua với nhiều chương trình như: 134, 135, cho vay hộ nghèo... đã
làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn miền núi. Hiện nay cơ sở hạ tầng đã được
cải thiện nhiều, đường giao thông cơ bản đã đi về được đến trung tâm các xã, hệ
thống trường học đã được kiên cố hoá, các công trình thuỷ lợi, nước sinh hoạt đã
đáp ứng cơ bản bước đầu nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Khai hoang
ruộng nước, làm ruộng bậc thang được Nhà nước hỗ trợ đầu tư nên diện tích đã tăng
lên gấp hơn 2 lần so với năm 2000 đáp ứng cơ bản bước đầu cho nhân dân trong
huyện đẩy mạnh sản xuất tự túc lương thực.
1.2.1.1. Kinh nghiệm giảm nghèo của huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên – Huế
Trước đây, Nam Đông (Thừa Thiên – Huế) là vùng đất khó khăn của tỉnh bởi
địa bàn miền núi, xa xôi, cách trở. Huyện có 12 xã - thị trấn thì có tới 7 xã đặc biệt
khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 1.628/4.145 hộ, tỷ lệ hộ nghèo lên tới
35,4% (năm 2001). Nhưng đến năm 2005, Nam Đông dường như đã mang một bộ
mặt mới, những con đường trải bê -tông thẳng băng giúp huyện xích gần với thành
phố Huế hơn. Trường học, trạm y tế cũng được xây dựng mới khang trang, sạch
đẹp. Năm 2005, huyện chỉ còn hơn 10% hộ nghèo và đã chính thức xin rút khỏi
Chương trình 135. Có được thành tựu đó là do huyện đã tập trung mọi nguồn lực từ
chương trình 135/CP đầu tư cho cơ sở hạ tầng, làm nền tảng phát triển kinh tế – xã
hội. Để có thêm nguồn vốn, ngoài hỗ trợ của Chương trình 135 và của tỉnh, Nam
Đông đã thực hiện chính sách tiết kiệm, mỗi năm dôi ra 400 – 500 triệu đồng dùng
xây dựng hạ tầng. Đặc biệt, nhằm thay đổi cách nghĩ, cách làm của bà con, huyện
coi trọng việc xây dựng hệ thống thủy lợi và các mô hình phát triển kinh tế vườn,
cây công nghiệp, trồng rừng. Tuy nhiên, bí quyết quan trọng nhất giúp Nam Đông
giảm nghèo nhanh thành công chính là khơi dậy ý thức tự vươn lên của mỗi hộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
30
nông dân. Hai xã Hương Sơn và Hương Phú trước đây thuộc diện nghèo nhất huyện
nhưng nhờ sự năng động của bà con trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật
nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế mới, hai xã đã tiên phong xin ra khỏi Chương
trình 135 để nhường chỗ trợ cho những địa phương khó hơn mình.
1.2.1.2. Kinh nghiệm giảm nghèo nhanh và bền vững ở huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá
số trên 105 nghìn người (đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 84%, chủ yếu là người
Thái và người Mường), trình độ dân trí thấp; sản xuất manh mún, tự cấp, tự túc,
diện tích sản xuất nông nghiệp ít; hạ tầng cơ sở còn thiếu thốn nhiều, giao thông đi
lại khó khăn, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Đây là một trong 7 huyện nghèo
của Thanh Hoá được hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a
của Chính phủ. Sau hơn 3 năm thực hiện, với nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương
và tỉnh, sự lồng ghép các chương trình, hỗ trợ của các tập đoàn kinh tế nhà nước và
các nguồn kinh phí khác, cùng với sự cố gắng của các cấp, các ngành đã tạo điều
kiện cho nhân dân các dân tộc huyện Bá Thước cải thiện được điều kiện sản xuất,
nâng cao trình độ dân trí, cơ sở hạ tầng được cải thiện, 100% hộ nghèo có nhu cầu
về nhà ở đó được hỗ trợ, giao thông thuận lợi tạo điều kiện cho lưu thông hàng hoá
và đi lại của nhân dân; đời sống nhân dân giảm bớt khó khăn và tỉ lệ hộ nghèo giảm
được 15,99% (từ 55,24% năm 2009 xuống còn 39,25% năm 2012) vượt mục tiêu đề
ra. Đời sống của nhân dân được cải thiện thu nhập bình quân đầu người năm 2011
đạt 9 triệu đồng/người/năm, lương thực bình quân đầu người đạt 339
kg/người/năm. Với mục tiêu tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất,
tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số trong huyện, bảo đảm đến
năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong tỉnh, phấn đấu đến năm 2015 giảm tỷ lệ
hộ nghèo của huyện xuống còn 15 %. Huyện Bá Thước đang tập trung hỗ trợ phát
triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác
tốt các thế mạnh của các xã trong huyện. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
phù hợp với đặc điểm của từng xã và cả huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các
hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
31
ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái
được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng.
1.2.1.3. Kinh nghiệm về giảm nghèo nhanh và bền vững của huyện Bắc Quang, tỉnh
Hà Giang
Huyện Bắc Quang là huyện cửa ngõ phía Nam của Hà Giang, nằm trên quốc
lộ 2 cách thành phố Hà Giang 60 km. Bắc Quang có tổng diện tích tự nhiên là
109.873,69 ha, tổng dân số của huyện là 105.091 người với 25.829 hộ, bình quân 4
người/hộ. Bao gồm nhiều dân tộc khác nhau, trong đó dân tộc Tày chiếm đa số
46,90%, Kinh 25,54%, Dao 14,24%, Nùng 4,80%, Mông 4,80%, còn lại là một số
các dân tộc thiểu số khác chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dân số. Thực hiện Nghị quyết
số 80 của Chính Phủ về định hướng giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2020,
huyện Bắc Quang đã đạt những kết quả theo tiến độ đã đề ra, cụ thể: Để tiếp tục
giúp dân xoá nghèo mang tính bền vững, huyện Bắc Quang đã xác định phải phát
huy nội lực là chính và sản xuất nông lâm nghiệp vẫn là ưu tiên hàng đầu. Trong đó,
chú trọng đến công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất và đẩy mạnh đưa các loại giống mới vào canh tác và thâm
canh tăng vụ đối với các loại cây lương thực, nhất là với cây lúa, Nhờ vậy, huyện
Bắc Quang không những đã đảm bảo về an ninh lương thực trên địa bàn mà còn có
sản phẩm lúa gạo hàng hoá phục vụ nhu cầu của thị trường. Huyện đã đẩy mạnh xây
dựng và phát triển các mô hình sản xuất phát triển kinh tế hộ như hình thức kinh tế
trang trại theo các mô hình vườn- chuồng; mô hình vườn-ao-chuồng, mô hình vườnao-chuồng- rừng. Theo đó, nhiều hộ có quy mô sản xuất khá tạo ra nguồn sản phẩm
hàng hoá phục vụ nhu cầu của thị trường (Mô hình trồng xen canh cây cam và chè
của xã Kim Ngọc; các mô hình trồng rừng, vườn cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia
cầm, nuôi cá; dự án nuôi trâu cái sinh sản…). Các mô hình trên chỉ là một số trong
nhiều mô hình sản xuất phát triển kinh tế hộ ở huyện Bắc Quang nhờ đó, nhiều hộ
dân đã thoát nghèo bền vững và làm giàu chính đáng trên quê hương mình. Có được
kết quả này, ngoài việc được hưởng lợi từ các chương trình dự án của trung ương,
của tỉnh thì chủ trương phát huy nội lực của huyện đóng vai trò quan trọng và mang
tính quyết định. Trong thời gian qua, huyện Bắc Quang đã thực hiện chủ trương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
32
khuyến khích các hộ nông dân trong toàn huyện tận dụng và phát huy thế mạnh của
mình để phát triển kinh tế gia đình. Các hộ nghèo, được bình xét từ cơ sở, có phân
loại các lý do dẫn đến nghèo để hỗ trợ. Vì vậy, việc đầu tư, hỗ trợ vừa đảm bảo
trọng tâm trọng điểm, đúng đối tượng, vừa khuyến khích để phát huy nội lực và có
tính bền vững.
Bên cạnh đó, huyện cũng thực hiện tốt các chính sách, chương trình giảm
nghèo của chính phủ. như Chính sách hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng
thu nhập cho người nghèo; Trong 2 năm 2011, 2012, Ngân hàng Chính sách XH
huyện đã cho 7.200 lượt người nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất
- kinh doanh với số tiền 7,1 tỷ đồng. Đối với chính sách hỗ trợ về y tế và dinh
dưỡng: mỗi năm huyện mua và cấp trên 60.000 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo,
người dân tộc thiểu số; trên 5.000 thẻ cho trẻ em dưới 6 tuổi. Riêng năm
2012, huyện đã hỗ trợ 200 triệu đồng mua thẻ bảo hiểm y tế cho trên 400 người
thuộc hộ cận nghèo. Huyện cũng đã tổ chức xóa nhà tạm cho 203/312 hộ nghèo;
tổ chức thực hiện tốt chương trình đưa văn hoá, thông tin về cơ sở nhằm hỗ trợ
người nghèo hưởng thụ văn hoá, thông tin; Tăng cường các hoạt động truyền thông,
giúp người nghèo tiếp cận các chính sách giảm nghèo, phổ biến các mô hình giảm
nghèo có hiệu quả, gương thoát nghèo điển hình. Qua hơn hai năm thực hiện Nghị
quyết, thu nhập bình quân người nghèo của huyện Bắc Quang đã tăng lên 1,8 lần và
giảm hộ nghèo bình quân xuống 3,05%/năm, đạt so với chỉ tiêu đề ra. Mỗi năm bình
quân tăng 7% hộ khá và 4,5% hộ giàu. Kết quả này là nền tảng để Bắc Quang tiếp
tục thực hiện thắng lợi chỉ tiêu Nghị quyết về xóa đói giảm nghèo từ nay đến 2015.
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Ba Chẽ về giảm nghèo bền vững
- Cấp ủy, chính quyền cần có những Nghị quyết chuyên đề về công tác giảm
nghèo, khuyến khích thoát nghèo; kịp thời ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ về
vốn, giống cây trồng, vật nuôi khuyến khích người dân đẩy mạnh sản xuất, tăng thu
nhập cho gia đình, giảm nghèo bền vững.
- Cần phải tập trung tuyên truyền vận động làm thay đổi dần tập quán sản
xuất lạc hậu, tư tưởng trông chờ ỷ lại; hun đúc cho người nghèo ý, khát khao vươn
lên thoát khỏi nghèo đói coi đó là “chìa khoá” để giảm nghèo bền vững.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
33
- Thực hiện tốt công tác điều tra, khảo sát, phân loại được nhu cầu của từng
hộ nghèo: nhu cầu học nghề, nhu cầu vốn vay phát triển mô hình kinh tế, nhu cầu
tập huấn kiến thức làm ăn, nhu cầu hỗ trợ về lao động, nhu cầu hỗ trợ về giống cây
trồng, vật nuôi để thực hiện các biện pháp giúp đỡ. Hoạt động giúp giảm nghèo cần
phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng địa bàn, từng nhóm đối tượng (Chẳng hạn,
nhóm hộ nghèo do thiếu vốn thì phải có chính sách hỗ trợ tín dụng thích hợp, nhóm
thiếu kinh nghiệm và tay nghề lao động thì phải hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ giáo
dục…).
- Tổ chức các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, đoàn kết tương trợ giúp nhau
thoát nghèo: Giúp nhau về vốn, ngày công lao động, cây con giống, hỗ trợ về khoa
học kỹ thuật, lập kế hoạch phát triển kinh tế, tạo thu nhập và nâng cao khả năng tiếp
thu, tiếp cận thông tin và áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất; Sử dụng có hiệu
quả nguồn vốn nhà nước trong công tác giảm nghèo.
- Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, phổ biến các mô hình, điển hình
giảm nghèo có hiệu quả để nhân rộng; đẩy mạnh công tác hỗ trợ người dân tự nhân
rộng những kinh nghiệm và mô hình tốt đang có ngay trong cộng đồng dân cư về
giảm nghèo. Thực hiện tốt việc huy động nguồn lực hỗ trợ từ cộng đồng, doanh
nghiệp và chính bản thân hộ nghèo trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo.
- Nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể
và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn huyện trong việc giúp
đỡ, hỗ trợ hộ nghèo thoát nghèo, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo
bền vững trên địa bàn huyện Ba Chẽ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
34
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đề ra giải pháp giảm nghèo bền vững
đối với các hộ nghèo trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. Vì vậy để giải
quyết mục tiêu đề tài đặt ra, thì các vấn đề mà tác giả cần tập trung giải quyết là:
- Thực trạng giảm nghèo và nguyên nhân nghèo hiện nay trên địa bàn huyện?
- Những yếu tố ảnh hưởng tới giảm nghèo bền vững?
- Các chính sách giảm nghèo hiện nay của nhà nước có tính khả thi đối với
địa phương?
- Các giải pháp giảm nghèo bền vững là giải pháp nào?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
2.2.1.1. Khung phân tích
Nhằm đạt được mục tiêu đó, nhiệm vụ đặt ra là cần tiến hành các nghiên cứu sau:
(1) nghiên cứu tài liệu thứ cấp (tổng quan các nghiên cứu đã có) và (2) khảo sát thực tế
với quy mô mẫu, nội dung có tính đại diện và phù hợp với khả năng thực hiện.
Sau khi đã lựa chọn được đối tượng là những người nghèo từ kết quả bình
xét, thẩm định hộ nghèo ở các địa phương, công việc thu thập số liệu ở các thôn,
khu phố, xóm và đến hộ gia đình sẽ được tiến hành theo các bước như sau (Sơ đồ
khung phương pháp nghiên cứu).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
35
Vấn đề nghiên cứu
Các giải pháp giảm nghèo bền vững đối với các hộ nghèo
Lựa chọn vùng nghiên cứu
Các số liệu thu thập ở cấp độ vi mô: huyện, xã, thôn, xóm, hộ gia
đình trong phạm vi đơn vị hành chính là huyện
Dữ liệu thông tin
Thông tin định tính
Thông tin định lƣợng
+ Mong muốn của người dân
+ Các nhân tố tác động tới sự
nghèo.
+ Sự quan tâm của các tổ chức
xã hội đối với người nghèo.
+ Các chính sách hỗ trợ
+ Thuận lợi khó khăn
+ Mức độ quyết tâm thoát nghèo
của hộ gia đình.
+ Diện tích đất canh tác
+ Lao động
+ Chi phí sản xuất của hộ
+ Chi tiêu của hộ gia đình
+ Thu nhập của hộ gia đình
+ Đầu tư sản xuất
+ Vốn sản xuất
Phân tích
Giải pháp kiểm định
Hình 2.1. Khung phân tích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
36
2.2.1.2. Chọn điểm nghiên cứu
Lựa chọn điểm nghiên cứu được xem là một công việc quan trọng vì điểm
nghiên cứu mang tính đại diện cho địa bàn nghiên cứu và lĩnh vực nghiên cứu, mặt
khác điểm nghiên cứu có ảnh hưởng khách quan đến toàn bộ kết quả phân tích.
Xuất phát từ điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội với những lợi thế so sánh của
các xã, thị trấn trong huyện, trong những năm qua huyện Ba Chẽ cơ bản đã hình
thành ba tiểu vùng kinh tế tuy ranh giới và sự khác biệt của nó chưa lớn nhưng đây
là cơ sở để có kế hoạch đầu tư phát triển, nhằm góp phần giải quyết nguồn lao động
trên địa bàn.
+ Tiểu vùng 1 gồm 3 xã phía Tây là Lương Mông, Minh Cầm, Đạp Thanh:
Do điều kiện tự nhiên, đất đai, địa hình tạo cho những xã của vùng này có khả năng
phát triển kinh tế tổng hợp như: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp.
+ Tiểu vùng 2: gồm 03 xã Thanh Lâm, Thanh Sơn và Đồn Đạc. Tiểu vùng
này có địa hình, khí hậu đặc thù miền núi phù hợp với việc phát triển trồng rừng
nguyên liệu, phát triển các loại cây lâm đặc sản ngoài gỗ (Nấm Linh chi, Ba kích
tím, Sâm nam, Chè Hoa vàng, Măng tre mai) và phát triển chăn nuôi Trâu, Bò.
+ Tiểu vùng 3: gồm các xã Nam Sơn và Thị trấn Ba Chẽ: diện tích chiếm
14,8%, dân số chiếm 36,8%. Đây là vùng trọng điểm về sản xuất lương thực,
thực phẩm trong toàn huyện, ngoài ra còn là vùng có điều kiện tập trung trồng
cây công nghiệp hàng hoá như; quả Thanh Long, cây Mía tím, rau sạch,
hoa...phát triển ngư nghiệp.
Bên cạnh yếu tố tiểu vùng; các nhóm dân tộc chính đang sinh sống tại huyện
cũng được phân bố theo địa bàn: Dân tộc Tày tập trung trên địa bàn 4 xã Thanh
Lâm, Đạp Thanh, Minh Cầm, Lương Mông. Dân tộc Sán Chỉ phân bổ tại các xã
Thanh Sơn, Thanh Lâm. Dân tộc Dao Thanh Phán tập trung tại xã Đồn Đạc, Thanh
Sơn. Dân tộc Dao Thanh Y tập trung tại xã Nam Sơn. Dân tộc Kinh tập trung tại
Thị trấn và một số thôn trung tâm của xã Đồn Đạc.
Dựa vào đặc điểm của huyện Ba Chẽ và số lượng hộ nghèo ở các xã, tác giả
chọn 6 xã đại diện cho ba tiểu vùng và cả huyện bao gồm:
Tiểu vùng 1 với các xã đại diện là Lương Mông và Đạp Thanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
37
Tiểu vùng 2 với các xã đại diện là Thanh Lâm, Thanh Sơn và Đồn Đạc
Tiểu vùng 3 với xã đại diện là Nam Sơn
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Các tài liệu, số liệu thứ cấp liên quan đến việc đánh giá thực trạng nghèo ở
huyện Ba Chẽ được thu thập tại các cơ quan chức năng, các tài liệu chuyên khảo,
gồm: Báo cáo to tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo huyện Ba
Chẽ giai đoạn 2005 – 2012 của UBND huyện Ba Chẽ; Báo cáo kiểm điểm 5 năm
thực hiện chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 của UBND huyện Ba Chẽ;
Báo công tác giảm nghèo từng năm giai đoạn 2009-2013 của Phòng Lao động
TBXH huyện Ba Chẽ;
- Các cơ quan: Chi cục thống kê, Phòng Lao động TB&XH, Phòng Nông
nghiệp &PTNT, Phòng Dân tộc & Tôn giáo, Các tổ chức Đoàn thể, Uỷ ban nhân
dân các xã, thị trấn...).
- Sách chuyên khảo, tạp chí khoa học, báo cáo kinh tế- xã hội hàng năm, các
trang Web...
- Thực hiện việc điều tra thu thập số liệu về thực trạng hộ nghèo, và các
nguyên nhân.
2.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Phương pháp xác định mẫu điều tra phỏng vấn:
Việc chọn hộ nghiên cứu là bước hết sức quan trọng có liên quan trực tiếp tới
độ chính xác của các kết quả nghiên cứu. Do vậy, việc chọn hộ để điều tra phải
mang tính đại diện cao cho vùng nghiên cứu. Để xác định số lượng hộ cần điều tra
nghiên cứu, ta sử dụng công thức sau:
n=
Trong đó:
N
1+N.ε2
n: là số hộ cần điều tra
ε : là hệ số tin cậy 7%
N: tổng thể mẫu điều tra
Tổng số hộ nghèo của 6 xã là 714 hộ, kết quả tính toán từ công thức cho ta
kết quả xấp xỉ 179 hộ. Tuy nhiên, để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, tác giả lựa
chọn điều tra 198 hộ nghèo và cận nghèo tại 06 xã của huyện Ba Chẽ, các xã này
đại diện cho các tiểu vùng và là nơi sinh sống của nhóm dân tộc chính trên địa bàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
38
huyện Ba Chẽ. Đối tượng điều tra bao gồm các hộ dân là người dân tộc Kinh, Tày,
Sán Chỉ, Dao Thanh Y, Dao Thanh Phán; thông qua đây có sự so sánh và đánh giá
trình độ phát triển, trình độ nhận thức, ý thức của các nhóm dân tộc trong công tác
giảm nghèo. Do những khó khăn trong việc tiếp cận điều tra, tác giả phân bổ mẫu
điều tra như sau:
Bảng 2.1. Số lƣợng, cỡ mẫu nhóm hộ điều tra
Stt
Xã
Cỡ mẫu
1
Lương Mông
33
2
Đạp Thanh
33
3
Thanh Lâm
33
4
Thanh Sơn
33
5
Đồn Đạc
33
6
Nam Sơn
33
Tổng số
Tiêu chí
Xã đại diện tiểu vùng 1
Xã đại diện tiểu vùng 2
Xã đại diện tiểu vùng 3
198
- Quy trình điều tra:
+ Sau khi tiến hành xác định được số lượng mẫu cần điều tra và địa điểm
điều tra, bước tiếp theo là xây dựng phiếu điều tra tình hình kinh tế và thực trạng
nghèo của các hộ.
+ Thu thập tình hình của hộ bằng phiếu điều tra xây dựng trước. Qua phiếu
điều tra này sẽ cung cấp được các thông tin định tính và định lượng về vấn đề liên
quan đến sản xuất, ý thức của người dân trong vấn đề giảm nghèo và nguyên nhân
nghèo của hộ.
* Để thấy rõ hơn vai trò và định hướng của chính quyền địa phương, tác
giả tiến hành điều tra nhận thức, thái độ của cán bộ chính quyền các cấp đối với
công tác giảm nghèo tại huyện Ba Chẽ.
Các nội dung thông tin chủ yếu thu thập gồm: Nhận thức của cán bộ các cấp
về giảm nghèo và giảm nghèo bền vững (kiến thức, kinh nghiệm, định hướng...);
Những hoạt động đang tiến hành trong công tác giảm nghèo và giảm nghèo bền
vững; Thái độ đối với công tác giảm nghèo và giảm nghèo bền vững tại huyện Ba
Chẽ; Các chương trình đào tạo, phổ biến kiến thức đối với lãnh đạo chính quyền các
cấp về công tác giảm nghèo và giảm nghèo bền vững.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
39
Đối tượng điều tra: Khảo sát đối với cán bộ chính quyền và hội đoàn thể địa
phương các cấp. Do các hạn chế về nguồn lực và yếu tố liên quan đến tổ chức thực
hiện điều tra khác, tác giả đã chia làm hai nhóm đối tượng trong một cuộc khảo sát
chung:
+ Cán bộ chính quyền và cán bộ hội đoàn thể cấp huyện vào một nhóm là
cán bộ cấp huyện.
+ Cán bộ chính quyền, cán bộ đoàn thể xã, cán bộ thôn vào một nhóm là cán
bộ xã.
Mẫu nghiên cứu: Tổng mẫu nghiên cứu là 120 người, bao gồm: 53 cán bộ
cấp huyện; 67 cán bộ cấp xã.
2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu
2.2.3.1. Phương pháp xử lý thông tin
a. Đối với thông tin thứ cấp
Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp
thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là
số liệu thì tiến hành lập lên các bảng biểu.
b. Đối với thông tin sơ cấp
Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính
bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp.
2.2.3.2. Phương pháp phân tích thông tin
a. Phương pháp phân tổ
Khi tiến hành điều tra căn cứ theo chuẩn nghèo của Bộ Lao động TBXH, để
phân tổ hộ nghèo và hộ không nghèo. Khi tiến hành phân tổ, tôi sử dụng phương
pháp đồ thị. Có nghĩa sau khi tính được thu nhập bình quân của tất cả các mẫu, sắp
xếp theo chiều tăng dần và tiến hành xác định khoảng cách tổ một cách phù hợp.
Mức thu nhập của nhóm hộ điều tra được chia thành 02 nhóm: nhóm hộ nghèo (năm
2009 mức thu nhập dưới 200 nghìn đồng/người/tháng, năm 2013 mức thu nhập dưới
400 nghìn đồng/người/tháng), nhóm hộ không nghèo (năm năm 2009 mức thu nhập
trên 200 nghìn đồng/người/tháng, năm 2013 mức thu nhập trên 400 nghìn
đồng/người/tháng).
b. Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được vận dụng để mô tả
bức tranh tổng quát về tình hình cơ bản thực trạng hộ nghèo, tình trạng tái nghèo,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
40
các nguyên nhân nghèo, thực trạng các nguồn lực sinh kế cho giảm nghèo bền vững
tại các địa phương. Bằng phương pháp này chúng ta có thể mô tả được những nhân
tố thuận lợi và cản trở đến công tác giảm nghèo.
2.3. Các chỉ tiêu đánh giá công tác giảm nghèo bền vững
- Tính bền vững của giảm nghèo = Tổng số hộ mới đưa vào diện hộ nghèo
trong năm/Tổng số hộ nghèo trong năm.
Chỉ số này phản ánh khả năng dễ bị tổn thương và rơi vào nghèo của dân cư
ở. Chỉ số này càng cao tính bền vững của giảm nghèo càng thấp.
- Tỷ lệ hộ nghèo: Là phần trăm số người có mức chi tiêu bình quân đầu
người thấp hơn chuẩn nghèo chung, được tính theo công thức sau:
Tỉ lệ hộ nghèo (%) =
Số người nghèo chung trong kỳ
Tổng số dân trong kỳ
x 100
- Thu nhập hộ gia đình/năm: Là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và
các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định, bao gồm: (1) Thu từ
tiền công, tiền lương; (2) Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (đã trừ chi phí
sản xuất và thuế sản xuất); (3) Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp,
thuỷ sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất); (4) Thu khác được tính vào thu
nhập (không tính tiền rút tiết kiệm, bán tài sản, vay thuần tuý, thu nợ và các khoản
chuyển nhượng vốn nhận được).
- Số hộ thoát nghèo: Số hộ có mức thu nhập bình quân/1 người cao hơn quy
mức thu nhập của hộ nghèo (quy định của theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg
ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ).
- Tỷ lệ hộ nghèo được tư vấn giúp đỡ thoát nghèo/hộ dân không được hỗ trợ.
Chỉ tiêu này nhằm đánh giá hiệu quả đối với người dân được tư vấn, hướng
dẫn về cách thức tổ chức sản xuất, chi tiêu, quản lý tài chính được thoát nghèo trong
năm so với số hộ dân không được tác động.
- Tỷ lệ hộ dân người đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo.
Chỉ số này nhằm phản ánh số hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện
nghèo thoát nghèo trong năm so với tổng số hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu
số. Thông qua chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả của các chương trình, các biện
pháp tác động đến hộ nghèo và nỗ lực phấn đấu thoát nghèo của cộng đồng dân
tộc thiểu số trên địa bàn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
41
- Tỷ lệ hộ thoát nghèo bền vững hàng năm.
+ Chỉ số này được tính bằng số hộ thoát nghèo, nhưng không có khả năng tái
nghèo ít nhất trong vòng 03 năm so với số hộ thoát nghèo trong cùng năm đó.
+ Chỉ số này nhằm phản ánh tính hiệu quả trong thực hiện các biện pháp, cơ
chế, chính sách về giảm nghèo; khả năng chống đỡ của hộ thoát nghèo với những cú
sốc và áp lực bên ngoài; phát huy được năng lực và khả năng của người dân.
- Tỷ lệ người nghèo có nhận thức đúng về giảm nghèo bền vững.
Chỉ số này được tính toán dựa trên kết quả điều tra về nhận thức của người
nghèo về vai trò, trách nhiệm, ý thức vươn lên. Chỉ số này càng cao tính bền vững của
giảm nghèo càng lớn và khả năng triển khai thực hiện các cơ chế chính sách, các
giải pháp giúp thoát nghèo đạt kết quả cao.
Tỷ lệ nhận thức
đúng (%)
=
Số người nghèo có nhận thức đúng
Tổng số hộ nghèo trong kỳ
x 100
- Tỷ lệ lao động được đào tạo = Số lao động được đào tạo/Tổng số lao động
trong độ tuổi.
Chỉ số này phản ánh chất lượng lao động, khả năng tiếp thu và triển khai
thực hiện các mô hình, dự án; khả năng chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông
nghiệp nhằm tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Tỷ lệ lao động được tạo việc làm có thu nhập ổn định.
Chỉ số này phản ánh tính hiệu quả trong các chương trình hỗ trợ người nghèo
giải quyết việc làm, hiệu quả của các chương trình đào tạo nghề và tính hiệu quả các
các chương trình hỗ trợ về vốn, giống cây trồng....
- Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn sản xuất.
Chỉ số này càng cao, thể hiện việc hộ nghèo được tiếp sức càng lớn. Đó là
nền tảng quan trọng góp phần hạn chế tình trạng tái nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.
- Tỷ lệ hộ nghèo sử dụng hiệu quả vốn vay.
Chỉ số này phản ánh hiệu quả trong việc hướng dẫn, tư vấn cho hộ cận nghèo
về việc làm, dạy nghề, sử dụng vốn chuyển đổi mô hình cây trồng, vật nuôi phù hợp
với điều kiện địa hình đồng ruộng, đồi bãi và trình độ canh tác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
42
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
TẠI HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý, mối quan hệ lãnh thổ của địa bàn nghiên cứu
Ba Chẽ là một huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Quảng Ninh, cách trung
tâm tỉnh Quảng Ninh (Thành phố Hạ Long) 95 km đi theo đường quốc lộ 18A từ Hạ
Long đi Móng Cái và tỉnh lộ 330. Về địa giới hành chính huyện Ba Chẽ được chia
thành 7 xã và 1 thị trấn; diện tích tự nhiên toàn huyện là 57.666 ha, chiếm 9,7%
diện tích tỉnh Quảng Ninh12; Huyện Ba Chẽ có tọa độ địa lý:
21o7’40” đến 21o23’15” Vĩ Độ Bắc
107o58’5” đến 107o22’00” độ Kinh Đông
+ Phía Bắc giáp huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn
+ Phía Đông giáp huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh
+ Phía Tây giáp huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang
+ Phía Nam giáp thị xã Cẩm Phả và huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh
Trên địa bàn huyện có 3 tỉnh lộ đi qua: Tỉnh lộ 330: Hải Lạng - Ba Chẽ Lương Mông - Sơn Động (Bắc Giang); Tỉnh lộ 342: Thanh Lâm (Ba Chẽ) - Kỳ
Thượng (Hoành Bồ); Tỉnh lộ 329: Thị trấn Ba Chẽ - Mông Dương (Cẩm Phả) phục
vụ cho nhu cầu giao lưu kinh tế xã hội của huyện với các địa phương lân cận. Tuy
Ba Chẽ không gần các trung tâm kinh tế lớn trong tỉnh như các huyện khác nhưng
lại khá thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế qua 2 cửa khẩu đường bộ là Móng Cái
(TP. Móng Cái); Hoành Mô (huyện Bình Liêu); cảng Mũi Chùa (huyện Tiên Yên)
là điều kiện rất thuận lợi cho việc lưu thông, trao đổi, tiêu thụ hàng hóa và kết nối
các tour du lịch.
3.1.1.2. Địa hình
Ba Chẽ thuộc địa hình đồi núi cao nằm trong cánh cung Bình Liêu - Đông
Triều, các dãy núi chạy dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Ba Chẽ có địa hình
dốc bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đất tạo thành các thung lũng hẹp và các con
suối, sông lớn nhỏ. Độ cao trung bình của Ba Chẽ từ 300m - 500m so với mực nước
biển. Địa hình Ba Chẽ chia cắt bởi các dãy núi và các sông suối tạo thành những
12
http://quangninh.gov.vn/vi-VN/huyenthi/huyenbache
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
43
thung lũng nhỏ hẹp. Tuy không thuộc vùng núi cao nhưng địa hình chia cắt phức
tạp nên phần lớn là đất dốc, thung lũng nhỏ hẹp, diện tích đất canh tác nông nghiệp
bị hạn chế, tiềm năng đất đai chủ yếu thích hợp cho lâm nghiệp và phát triển chăn
nuôi đại gia súc.
3.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn
Ba Chẽ nằm trong vùng khu hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, nên nóng ẩm
mưa nhiều. Theo số liệu của trạm dự báo và phục vụ khí tượng thủy văn Quảng
Ninh thì khí hậu Ba Chẽ có những đặc trưng sau:
- Nhiệt độ không khí: Trung bình từ 210C - 23oC, về mùa hè nhiệt độ trung
bình dao động từ 26 - 28oC, nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới 37,6oC vào tháng 6. Về
mùa đông chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc nên thời tiết lạnh, nhiệt độ trung bình
dao động từ 12 - 16oC, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối vào tháng 1 đạt tới 1oC.
- Độ ẩm không khí: tương đối trung bình hàng năm ở Ba Chẽ là 83%, cao nhất
vào tháng 3,4 đạt 88%, thấp nhất vào tháng 11 và tháng 12 cũng đạt tới 76%. Do địa
hình bị chia cắt nên các xã phía Đông Nam huyện có độ ẩm không khí tương đối cao
hơn, các xã phía Tây Bắc do ở sâu trong lục địa nên độ ẩm không khí thấp hơn.
- Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.285mm. Năm có lượng
mưa lớn nhất là 4.077mm, nhỏ nhất là 1.086mm. Mưa ở Ba Chẽ phân bố không đều
trong năm, phân hóa theo mùa tạo ra hai mùa trái ngược nhau là: Mùa mưa nhiều
(từ tháng 5 đến tháng 10) và Mùa mưa ít (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau).
- Lũ: Do đặc điểm của địa hình, độ dốc lớn, lượng mưa trung bình hàng năm
cao (trên 200mm), mưa tập trung theo mùa, hệ thống sông suối lưu vực ngắn, thực
vật che phủ rừng thấp, vì thế mùa mưa kéo dài lượng nước mưa vượt quá khả năng
trữ nước của rừng và đất rừng thì xuất hiện lũ đầu nguồn gây thiệt hại từ vùng núi
đến vùng hạ lưu theo một phản ứng dây truyền, ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền
kinh tế - xã hội trong khu vực.
- Nắng: Trung bình số giờ nắng dao động từ 1.600h - 1.700h/năm, nắng tập
trung từ tháng 5 đến tháng 12, tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 2 và 3.
- Gió: Ba Chẽ thịnh hành 2 loại gió chính là gió Đông Bắc và gió Đông Nam.
Gió Đông Bắc bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau; Gió Đông Nam bắt đầu từ
tháng 5 đến tháng 9.
Điều kiện khí hậu của Ba Chẽ cho phép phát triển cả các cây trồng nhiệt đới
và cây trồng ôn đới (ở vùng đồi núi) tạo ra sự đa dạng các sản phẩm nông nghiệp và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
44
tạo ra nhiều nông sản hàng hóa có giá trị như cây ăn quả, mía, rau sạch … đáp ứng
nhu cầu thị trường nhất là các khu vực công nghiệp, đô thị.
3.1.1.4. Tài nguyên đất
Toàn huyện có 8 loại đất chính nằm trong hệ thống đất đồi núi và đất canh tác,
chủ yếu là đất Feralit phát triển trên sa thạch, trên phiến thạch sét, trên macma axit và
phát triển trên phù sa cổ, phù sa ven sông suối. Nhìn chung, các loại đất đều có tầng
dày trung bình 30 - 80 cm trở lên, rất phù hợp với việc gieo trồng các loại cây lương
thực, cây công nghiệp và cây lâm nghiệp.
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Ba Chẽ
Đơn vị: ha
Loại đất
TT
Diện tích (tính đến 31/12/2013)
TỔNG DTTN
60.855,6
1
Tổng DT đất NLN
56.620,5
1.1
Đất nông nghiệp
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
834,6
1.1.1.1
Đất trồng lúa
685,3
1.1.1.2
Đất cỏ dùng vào CN
1.1.1.3
Đất trồng cây HN khác
149,0
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
501,4
1.2
Đất lâm nghiệp
55.206,8
1.2.1
Đất rừng sản xuất
46.892,3
1.2.2
Đất rừng phòng hộ
8.314,5
1.3
Đất NTTS
1.4
Đất NN khác
2
Đất phi NN
1.558,8
3
Đất chƣa sử dụng
2.676,3
1.336,0
0,2
74,5
3,2
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ba Chẽ
3.1.1.5. Tài nguyên nước
* Tài nguyên nước mặt: Do đặc điểm cấu tạo của địa hình tự nhiên đã tạo
được ra nhiều các con sông, suối trên địa bàn huyện. Đặc điểm chung là lòng sông
hẹp, nhiều thác gềnh, lưu lượng nước thay đổi lớn theo mùa, về mùa mưa thường
xảy ra lũ, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Hệ thống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
45
khe suối khá dày đặc phân bố khá đều, mật độ là 1,1km/km2. Sông Ba Chẽ là sông
dài nhất trong hệ thống sông suối trong tỉnh Quảng Ninh. Bắt nguồn từ núi An Váp
huyện Hoành Bồ, diện tích lưu vực 978 km2 với chiều dài sông chính 78,5km, chạy
quanh co, uốn khúc và đổ ra biển tại ngã ba Đồng Rui huyện Tiên Yên. Lưu lượng
nước sông Ba Chẽ tương đối cao nhưng thay đổi theo mùa và chịu ảnh hưởng của
thủy triều, về mùa khô mặn thường xâm nhập đến thị trấn Ba Chẽ. Hiện nay nguồn
nước ở các sông suối bị cạn kiệt nhiều do rừng đầu nguồn bị xâm hại, khả năng giữ
nước bị ít đi ảnh hưởng lớn tới sản xuất.
* Tài nguyên nước ngầm: Lưu lượng nước ngầm trong các giếng khoan khoảng
1m3/h có thể đảm bảo
, pH trung
tính đạt yêu cầu đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp. Nước trên các suối qua xử lý sẽ
đảm bảo chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân. Đây cũng là một
lợi thế của Ba Chẽ trong khi các huyện lân cận nguồn nước mặt ngày càng bị ô nhiễm
do ảnh hưởng của sản xuất công nghiệp, trong tương lai Ba Chẽ sẽ là nơi cung cấp
nguồn nước sạch cho các huyện, thị lân cận.
3.1.1.6. Tài nguyên rừng
Tiềm năng kinh tế quan trọng nhất của Ba Chẽ là khả năng phát triển lâm
nghiệp. Theo kết quả kiểm kê đất năm 2010 toàn huyện có 39.991,4 ha đất có rừng.
Diện tích rừng tự nhiên là 14.764,4 ha, chiếm 37% diện tích đất có rừng. Trong đó:
Rừng trung bình 209,0 ha; Rừng nghèo 2.118,4 ha; Rừng phục hồi 11.383,4 ha; Rừng
hỗn giao gỗ, tre, nứa: 968,1 ha; Rừng tre nứa: 147,0 ha. Khả năng lợi dụng của rừng tự
nhiên không lớn, do hầu hết là rừng nghèo và rừng phục hồi.
3.1.2. Điều kiện Kinh tế- Xã hội
3.1.2.1. Dân số và lao động
Huyện Ba Chẽ được chia thành 8 đơn vị hành chính gồm 07 xã và 1 thị
trấn, được chia thành 03 tiểu vùng. Tiểu vùng 1 bao gồm 3 xã phía Tây là Đạp
Thanh, Lương Mông, Minh Cầm; Tiểu vùng 2 bao gồm 3 xã Thanh Lâm, Thanh
Sơn, Đồn Đạc; Tiểu vùng 3 gồm Thị trấn Ba Chẽ và xã Nam Sơn. Dân số toàn
huyện ước tính đến ngày 31/12/2013 là 20.216 người (tốc độ tăng dân số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
46
1,68%/năm giai đoạn 2005-2012). Dân số nông thôn: 15.884 người (chiếm
78,6% dân số toàn huyện), dân số thành thị là 4.332 người (chiếm 21,4% dân
số toàn huyện). 15.884 người (chiếm 78,6%).
Theo giới tính: Năm 2013 dân số nữ trung bình là 9.878 người, chiếm
48,86%; trong đó nữ trong độ tuổi lao động là 5.514 người, chiếm 47,44%. Đặc biệt
với sự kiên trì của công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình, tỷ số giới tính đã
chuyển về thế cân bằng hơn và đạt mức 101 nam/100 nữ.
Huyện Ba Chẽ có 9 dân tộc anh em sinh sống rải rác ở 86 điểm dân cư thuộc
75 thôn, khu phố. Nhiều nhất là dân tộc Dao với 8.826 người (chiếm 43,7%), tiếp
theo là dân tộc Kinh 4.085 người (chiếm 20,2%), dân tộc Sán Chỉ 3.663 người
(chiếm tỷ lệ 18,1%), Tày 3.304 (16,3%), các dân tộc còn lại (Sán Dìu, Hoa,
Thái, Mường, Nùng) chiếm tỷ lệ nhỏ (1,7%) 13.
2005 2013. Số lao động tham gia các ngành kinh tế quốc dân trên địa bàn huyện là 10.550
người (chiếm 90,7% số lao động trong độ tuổi).
23,4%); khu vực nông thôn là 8.903 người (chiếm 76,6% lao động trong độ tuổi
toàn huyện). Như vậy có thể thấy lao động khu vực nông thôn vẫn chiếm một tỷ
trọng rất lớn. Điều này đặt ra vấn đề phải tạo việc làm cho lao động ở nông thôn.
Lao động theo giới tính: Tỷ lệ lao động nữ khu vực thành thị chiếm 49,4%
lao động trên toàn huyện, tỷ lệ lao động nam chiếm 50,6%. Khu vực nông thôn tỷ lệ
lao động nữ chiếm 48,7%; tỷ lệ nam lao động chiếm 51,3% lao động toàn huyện.
: Lao động có việc làm và đang làm việc ở các
ngành kinh tế của huyện tuy có tăng khá, song cơ cấu còn bất hợp lý. Số lao động làm
việc tại các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ lệ rất thấp, trong khi lao động thuộc
khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng lớn. Khả năng thu hút lao động
nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp còn nhiều khó khăn và hạn chế.
Lao động có tay nghề, có kỹ năng, được đào tạo trong các lĩnh vực còn thấp cả về số
lượng và chất lượng.
13
Theo Báo cáo 2013 của Chi cục Thống kê huyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
47
Bảng 3.2. Tƣơng quan giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế
huyện Ba Chẽ giai đoạn 2009-2013
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
2005
2013
1
Khối nông lâm thủy sản
-
Cơ cấu lao động nông lâm, thuỷ sản
%
81,2
78,5
-
Cơ cấu kinh tế khối nông, lâm thủy sản
%
65,2
48,2
2
Khối công nghiệp - xây dựng
Cơ cấu lao động công nghiệp-xây dựng
%
1,7
2,5
Cơ cấu kinh tế công nghiệp-xây dựng
%
18,3
24,6
Cơ cấu lao động thương mại - dịch vụ
%
17,1
18,9
Cơ cấu kinh tế thương mại - dịch vụ
%
16,5
27,2
3
Khối thƣơng mại - dịch vụ
( Nguồn: Chi cục thống kê huyện Ba Chẽ)
Trong cơ cấu nguồn nhân lực các ngành kinh tế, thì lao động nông nghiệp
vẫn là chủ yếu, cụ thể: Năm 2009 tỷ trọng cơ cấu lao động trong ngành kinh tế của
huyện như sau: ngành nông lâm nghiệp: 81,2%; ngành công nghiệp - xây dựng
1,7% ; ngành dịch vụ 17,1%. Đến năm 2013 cơ cấu kinh tế dịch chuyển trong các
ngành nông lâm nghiệp, công nghiệp-xây dựng, dịch vụ là 78,5%; 2,5%; 18,9%. Sự
chuyển dịch cơ cấu lao động đã diễn ra tích cực theo hướng tăng tỷ lệ lao động phi
nông nghiệp và giảm dần lao động nông nghiệp. Tuy vậy, sự chuyển dịch lao động
của huyện còn chậm.
Hình 3.1. Cơ cấu lao động các ngành năm 2009-2013
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Ba Chẽ)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
48
* Số người được giải quyết việc làm: Số người được giải quyết việc làm mới
từ năm 2006 đến nay trung bình khoảng là 300 - 350 lao động/năm. Cơ cấu việc
làm theo các nhóm ngành như sau : Năm 2009: nhóm ngành công nghiệp - xây
dựng là chiếm khoảng 14,7%; Nhóm ngành nông - lâm - thủy sản chiếm khoảng
70,6%; Nhóm ngành thương mại - dịch vụ chiếm khoảng 14,7%. Năm 2013 tương
tự : 14,8%; 44,5% và 40,7%.
3.1.2.2. Kết cấu hạ tầng của huyện (Giao thông, điện, thuỷ lợi, y tế, giáo dục, cơ sở
vật chất khác...)
- Đường giao thông: Huyện Ba Chẽ hiện có 3 trục đường tỉnh lộ là: Tỉnh lộ
330, Tỉnh lộ 342 và Tỉnh lộ 329. Đây là các trục đường chính của tỉnh qua huyện có
tầm quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện nên trong giai đoạn tới
cần nâng cấp các trục đường này.
Hệ thống giao thông nội huyện hiện có:
+ Đường huyện: Dài 116,62 km, trong đó kết cấu mặt đường là bê tông xi
măng là 72,62 km (đạt 62,27%); đường cấp phối đạt 2,2km (đạt 1,88%); đường đất
là 41,8km (35,8%).
+ Đường xã: Dài 49,43 km. Trong đó, có 12,42 km là đường Bê tông (chiếm
25,1%); còn lại 37,01 km là đường đất (chiếm 74,8%).
+ Đường thôn: Tổng chiều dài 54,22km (đã cứng hóa 6,82%). Đường ngõ
xóm: Tổng chiều dài 143,41 km (hiện nay đã cứng hóa 9,96%). Đường nội đồng:
Tổng chiều dài là 119,71 km (chủ yếu là đường đất).
Đến nay, hầu hết các đường huyết mạch, quan trọng của huyện đều đã được
đầu tư cải tạo, nâng cấp làm mới sẽ tạo điều kiện cho giao thông đi lại, mở ra cơ hội
lớn để giao lưu kinh tế trong và ngoài huyện.
- Hệ thống điện: Hiện nay Ba Chẽ đã có 100% số xã có điện. Tuy nhiên, đến
nay trong số 4.322 hộ mới chỉ có khoảng 95,2% được sử dụng điện bằng nguồn lưới
điện quốc gia, hiện còn 174 hộ chưa được sử dụng điện nằm rải rác ở các thôn bản
thuộc xã Đồn Đạc. Khó khăn lớn nhất hiện nay là số hộ chưa sử dụng điện mặc dù
chỉ chiếm tỷ lệ 4,8% nhưng lại sống rải rác ở các xã mà đường giao thông không
thuận tiện nên việc kéo điện lưới vào các thôn bản này là hết sức khó khăn do địa
hình hiểm trở, dốc cao, tốn kém rất nhiều kinh phí.
- Hệ thống thủy lợi: Do đặc thù là huyện miền núi, diện tích đất canh tác nông
nghiệp nhỏ, manh mún nên các công trình thủy lợi trong huyện hầu hết là công trình
có công suất nhỏ, phục vụ diện tích canh tác nhỏ. Hiện nay, toàn huyện Ba Chẽ có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
49
162,78 km kênh mương (trong đó: đã kiên cố hóa là 54,22km) với năng lực tưới
1.694,5 ha. Có 220 đập dâng với chiều dài thân đập là 3,3289 km (trong đó đã kiên cố
1,8358 km) với năng lực tưới 556,68 ha. Về chất lượng công trình: Đập xây chiếm
83%; đập đất chiếm 17%. Có 54,22 km kênh đã được đầu tư kiên cố (33,1%), còn lại
108,56 km (66,70%) là kênh đất.
- Y tế: Hệ thống y tế ngày càng được củng cố phát triển, từng bước được
hoàn thiện từ tuyến huyện đến tuyến xã. Cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế từng
bước được đầu tư; 100% các xã, thị trấn có trạm y tế và 87,5% số thôn bản có nhân
viên y tế hoạt động; 62,5% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; giường bệnh tăng
từ 40 giường năm 2009 lên 50 giường năm 2013. Đội ngũ cán bộ được tăng cường
đào
/10.000 dân
năm 2013.
- Giáo dục: Hiện nay trên địa bàn huyện có 21 trường, trong đó có 7 trường
mầm non, 14 trường phổ thông. Hệ thống trường lớp đáp ứng được nhu cầu học tập
của con em nhân dân, trong đó có 06 trường đạt chuẩn Quốc gia; 08 điểm trường có
học sinh bán trú xã dân nuôi. Toàn huyện luôn duy trì được 8/8 xã, thị trấn đạt chuẩn
phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo tiêu chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo. Chất
lượng giáo dục đang có sự chuyển biến tích cực, tăng quy mô học sinh, giảm tỷ lệ học
sinh bỏ học, nâng cao dân trí vùng đồng bào dân tộc.
- Hệ thống viễn thông
+ Mạng lưới viễn thông huyện hiện có: 1 tổng A1000 E10 có 5 trạm V5X đặt
tại các xã: Thanh Sơn, Thanh Lâm, Đạp Thanh, Lương Mông, Minh Cầm mỗi trạm
có dung lượng mắc: 288 số.
+ Trạm phát di động: có 4 mạng điện thoại và 4 trạm phát sóng là: Vina
phone, Mobi phone, Vietel môbile, EVN-Telecom ở thị trấn và 5 trạm phát Vina
phone ở: Lương Mông, Đạp Thanh, Thanh Lâm, Thanh Sơn, Nam Sơn, có 1 trạm
Vietel ở xã Lương Mông.
Mạng lưới viễn thông tiếp tục được mở rộng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu
thông tin liên lạc của nhân dân. Đến nay trên bàn huyện có 18.390 thuê bao điện
thoại các loại đạt tỷ lệ 89,3 thuê bao/100 dân; 1.013 thuê bao internet đạt 4,9 thuê
bao/100 dân; 268 thuê bao MyTV đạt 1,3 thuê bao/100 dân; tổng doanh thu dịch vụ
viễn thông đạt 10.994 triệu đồng.
- Hệ thống phát thanh truyền hình: Mạng lưới phát thanh truyền hình không
ngừng được đầu tư, mở rộng. Đến nay phát sóng thanh đã phủ tới 100% các thôn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
50
bản, khu phố, tỷ lệ phủ sóng phát thanh và phủ sóng truyền hình đều đạt 100%.
02 đến 04 số, góp phần tăng cường công tác thông
tin, tuyên truyền đến người dân.
3.1.2.3. Cơ cấu kinh tế của huyện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ qua các năm).
Huyện Ba Chẽ được chia thành 8 đơn vị hành chính gồm 7 xã và 1 thị trấn.
Xuất phát từ điều kiện đất đai, tài nguyên, khí hậu, điều kiện kinh tế - xã hội những
năm qua Đảng bộ và chính quyền địa phương đã xác định cơ cấu kinh tế chung của
huyện là: Nông - lâm - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ.
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế
TT
Hạng mục
I
GTTT (CĐ)
ĐV
2009
2011
2013
72.164
134.957
174.775
TĐTT
GĐ
20092013
13,5
1
N - L – TS
Tr.đ
45.586
63.002
88.835
10,0
2
CN – XD
"
13.454
34.464
43.884
18,4
3
TM – DV
"
13.124
37.491
42.056
18,1
II
GTTT (HH)
93.248
191.148
242.590
1
N - L – TS
Tr.đ
60.798
95.074
121.295
2
CN – XD
"
17.064
45.267
55.311
3
TM – DV
"
15.386
50.807
65.984
100
100
100
CƠ CẤU
1
N - L – TS
%
65,2
52,0
50,0
2
CN – XD
%
18,3
21,6
22,8
3
TM – DV
%
16,5
26,4
27,2
Tr.đ
108.981
160.503
190.174
III
GTSX (CĐ)
1
N - L – TS
"
87.248
108.495
118.344
2
CN – XD
"
7.658
23.524
35.749
3
TM – DV
"
14.075
28.484
36.081
175.104
401.257
545.333
IV
GTSX (HH)
1
N - L – TS
Tr.đ
130.872
271.238
355.033
2
CN – XD
"
16.082
58.810
100.097
3
TM – DV
"
28.150
71.209
90.203
Nguồn: Niên Giám Chi cục Thống kê huyện Ba Chẽ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
51
Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện phát triển ổn
định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng giá trị sản xuất nông
- lâm nghiệp - thủy sản có xu hướng giảm dần; tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp
và dịch vụ có xu hướng tăng dần. Năm 2009: cơ cấu ngành nông - lâm nghiệp - thủy
sản chiếm 65,2%; công nghiệp - xây dựng chiếm 18,3%; Dịch vụ chiếm 16,5% đến
năm 2013 cơ cấu kinh tế dịch chuyển trong các ngành Nông lâm thủy sản, công
nghiệp-xây dựng, dịch vụ là: 50,0%; 22,8% và 27,2%. Sản lượng lương thực có hạt
bình quân/người/năm năm 2009 là 232,7kg; năm 2013 là 263 kg/người/năm. Với tốc
độ tăng trưởng rất khác nhau của các ngành kinh tế, trong thời kỳ 2009 - 2013 cơ
cấu kinh tế huyện Ba Chẽ có sự thay đổi lớn về cả lượng và chất. Về lượng, tỉ trọng
của ngành dịch vụ trong tổng GTSX tăng từ 16,5% lên 27,2%. Tiếp đó là ngành
công nghiệp, xây dựng tăng từ 18,3% năm 2009 lên 22,8% vào năm 2013. Tỉ trọng
ngành lâm - nông nghiệp - thủy sản giảm từ 65,2% xuống còn 50% năm 2013.
Bảng 3.4. Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế
TT
Hạng mục
ĐV
2009
2011
2013
1
N - L – TS
%
65,2
52,0
50,0
2
CN – XD
%
18,3
21,6
22,8
3
TM – DV
%
16,5
26,4
27,2
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Ba Chẽ)
Về chất, cơ cấu GTSX của Ba Chẽ sau 08 năm đã cho thấy thành công bước
đầu của quá trình chuyển dịch nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. Năm 2009,
ngành lâm - nông nghiệp - thủy sản chiếm tới 65,2% GTSX của nền kinh tế. Đến
năm 2013, GTSX ngành lâm - nông nghiệp - thủy sản đã giảm xuống còn khoảng
50% nhường chỗ cho ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, tuy nhiên hiện nay
ngành lâm - nông nghiệp - thủy sản vẫn là ngành giữ vai trò chủ đạo và có tỉ trọng
cao trong nền kinh tế.
- Sản xuất lâm - nông nghiệp - thủy sản:
Giá trị sản xuất ngành lâm - nông nghiệp - thủy sản năm 2013 (theo giá HH)
là 59.679 triệu đồng (đạt tốc độ tăng trưởng 10%/năm giai đoạn 2005 - 2013).
Ngành nông nghiệp tăng trưởng 8,5%/năm; lâm nghiệp 18,9%, thủy sản tăng trưởng
3,0%/năm. Tăng trưởng ngành lâm - nông nghiệp - thủy sản chưa bền vững do phụ
thuộc vào thời tiết khí hậu. Để đảm bảo phát triển ổn định cần giảm tối thiểu vào
thiên nhiên, tăng sự chủ động ứng phó của con người đối với biến đổi khí hậu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
52
Bảng 3.5. Tăng trƣởng kinh tế ngành nông lâm nghiệp thủy sản
TT
Hạng mục
ĐVT
N - L - TS
Tr.đ
2009
2011
2013
34.819,2
36.303,5
59,679
TĐTT
(%/năm)
GĐ 2005
- 2013
10,0
1
Nông nghiệp
"
13.895
22.088
23,056
8,5
-
Trồng trọt
"
10.901
13.805
14,222
4,7
-
Chăn nuôi
"
2.993
8.283
8834
18,6
2
Lâm nghiệp
Tr.đ
14.871
14.065
36345
19,3
3
Thủy sản
"
252
150
278
3,0
(Nguồn: Chi cục Thống kê Ba Chẽ năm 2013)
Với cơ cấu kinh tế chiếm 50% năm 2013, nông lâm nghiệp thủy sản hiện
đang là ngành có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế của huyện đồng thời có vai
trò trong việc giải quyết việc làm cho lao động và đảm bảo đáp ứng nhu cầu lương
thực của huyện. Trong cơ cấu nông lâm nghiệp thủy sản thì lâm nghiệp đã tiến tới là
vai trò chủ đạo chiếm 55,42%, giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 44,04%; giá trị
sản xuất thủy sản chiếm 0,54%.
Bảng 3.6. Cơ cấu kinh tế ngành nông lâm nghiệp thủy sản
TT
Hạng mục
ĐVT
2009
2011
2013
1
Nông nghiệp
%
44,52
59
44,04
-
Trồng trọt
%
67,61
62,5
61,08
-
Chăn nuôi
%
32,39
37,5
38,92
2
Lâm nghiệp
%
55,1
40,5
55,42
3
Thủy sản
%
0,38
0,5
0,54
(Nguồn: Chi cục Thống kê Ba Chẽ năm 2013)
-S
C
– TTCN: Hiện nay trên địa bàn huyện có 64 cơ sở
sản xuất tiểu thủ công nghiệp với 358 lao động (trong đó các cơ sở sản xuất cá thể
chiếm 96,8%) và 358 lao động trong ngành (cơ sở sản xuất TTCN cá thể chiếm
58,6%). Các mặt hàng truyền thống tiếp tục phát triển như: Chế biến nông- lâm sản;
Vật liệu xây dựng; Dịch vụ khác….Tình hình sản xuất CN-TTCN có bước phát
triển khá, giá trị sản xuất tăng nhanh, một số ngành nghề mới phát triển mạnh như
sơ chế gỗ ván sàn, giấy đế xuất khẩu, sản xuất gạch không nung, gia công sản xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
53
khung nhôm kính, sửa chữa cơ khí, máy móc .... Giá trị sản xuất công nghiệp TTCN (theo giá so sánh 2010) ước đạt 55.069 triệu đồng đạt 162% KH, bằng 164%
so với năm trước
- Các cụm, điểm công nghiệp: Huyện Ba Chẽ đang đầu tư xây dựng Cụm
công nghiệp xã Nam Sơn có tổng diện tích gần 50 ha hiện nay đang được huyện Ba
Chẽ thực hiện xong công tác giải phóng mặt bằng. Các hạng mục công trình đầu tư
dự kiến gồm các cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm sản và cảng trung chuyển hàng
hóa từ cụm công nghiệp tiêu thụ ra thị trường bên ngoài. Huyện đã đẩy mạnh công
tác xúc tiến đầu tư, kêu gọi thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp,
đến nay đã có 02 doanh nghiệp (Công ty CP Gỗ Thanh Lâm, Cty CP Kỷ Tâm - Than
Hà Tu) được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư với số vốn trên 160 tỷ đồng,
hiện đã lập xong công tác quy hoạch và triển khai san gạt mặt bằng. Đồng thời,
Huyện đã chủ động tạo 04 khu quỹ đất sạch với diện tích trên 300 ha để phục vụ thu
hút đầu tư.
Bảng 3.7. Tình hình sản xuất công nghiệp – TTCN giai đoạn 2009 - 2013
T
T
1
Cơ sở sản xuất công nghiệp
-
Khu vực kinh tế nhà nước
"
+
Tập thể
+
Chỉ tiêu
ĐVT
2009
2011
2013
Cơ sở
70
77
64
"
1
0
0
Tư nhân
"
2
2
2
+
Cá thể
"
67
75
62
2
Lao động công nghiệp
Ngƣời
267
355
358
-
Khu vực kinh tế nhà nước
"
+
Tập thể
"
7
7
0
+
Tư nhân
"
75
148
148
+
Cá thể
"
185
200
210
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Ba Chẽ)
- Ngành Dịch vụ:
+ Dịch vụ thương mại: Ngành dịch vụ thương mại của huyện trong những
năm qua có những bước phát triển đáng kể, chủ yếu trên lĩnh vực tư nhân. Toàn
huyện có tổng số 5 chợ gồm 1 chợ tại trung tâm thị trấn Ba Chẽ và 4 chợ phiên tại
trung tâm các xã, nơi tập trung đông dân cư như: Chợ phiên Lương Mông tại trung
tâm cụm xã Lương Mông; Chợ phiên Đạp Thanh tại trung tâm cụm xã Đạp Thanh;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
54
Chợ phiên Thanh Lâm; Chợ phiên Tầu Tiên, tại trung tâm cụm xã Đồn Đạc. Các
chợ nằm tại trung tâm xã là đầu mối, nơi giao lưu buôn bán của nhân dân trên địa
bàn xã và các xã lân cận. Tình hình lưu chuyển hàng hóa xã hội: Tổng mức bán lẻ
trên địa bàn huyện năm 2013 là 47.174 triệu đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân
là 12,3%/năm giai đoạn 2005 - 2013. Số người kinh doanh thương mại năm 2013 là
458 người, tăng so với năm 2005 là 113 người.
+ Dịch vụ du lịch - khách sạn, nhà hàng: Ba Chẽ được thiên nhiên ưu đãi với
các thắng cảnh thiên nhiên rừng núi trùng điệp với khí hậu trong lành, mát mẻ và
hấp dẫn; bên cạnh đó là truyền thống và bản sắc văn hóa của 8 dân thiểu số và một
số di tích lịch sử như Miếu Ông, Miếu Bà; lò sứ cổ Nam Sơn… Tuy nhiên đến nay
hạ tầng du lịch chưa được đầu tư đúng mức, du khách cũng ít biết đến Ba Chẽ nên
ngành du lịch và kinh doanh khách sạn nhà hàng của huyện chưa phát triển.
- Dịch vụ vận tải: Toàn huyện chỉ có 3 tuyến vận tải chính: thị trấn Ba Chẽ Hạ Long, thị trấn Ba Chẽ - xã Đạp Thanh và tuyến đường sông khu 5 (thị trấn) Làng Mới (xã Nam Sơn).
- Dịch vụ Tài chính - Ngân hàng: Hiện nay trên địa bàn huyện có 02 chi
nhánh ngân hàng chủ yếu: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân
hàng chính sách xã hội. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng cả năm 2013 đạt 189,6 tỷ
đồng đã đảm bảo kịp thời nhu cầu vay vốn phục vụ đời sống và sản xuất của
nhân dân, các doanh nghiệp (trong đó nguồn vốn huy động của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn là 120 tỷ đồng; Ngân hàng Chính sách xã hội là
69,9 tỷ đồng). Ngân hàng Chính sách xã hội đã làm tốt công tác cho vay vốn
phát triển sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm.
Những thành tựu trong phát triển kinh tế ở cả 3 khu vực nông nghiệp, công
nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng, thu nhập của người dân ngày
càng một tăng là tiền đề quan trọng cho công tác giảm nghèo ở Ba Chẽ có kết quả
tốt. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, công tác quy hoạch chậm,
thiếu ổn định nên hạn chế tốc độ phát triển, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Kết
cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển lại là yếu tố không thuận lợi trong phát
triển kinh tế và trong giảm nghèo ở Ba Chẽ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
55
3.1.2.4. Đánh giá điều kiện Kinh tế - Xã hội ảnh hưởng tới công tác giảm nghèo bền
vững của huyện
a. Thuận lợi
- Ba Chẽ với vai trò là sân sau của thành phố Cẩm Phả, Hạ Long. Huyện Ba
Chẽ không có đường quốc lộ đi qua, nằm xa trung tâm, đất đai rộng (2,9ha/người).
Tuy nhiên, huyện có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội trên
cơ sở tiếp nhận các cơ sở sản xuất công nghiệp được di dời từ Cẩm Phả, Hạ Long
(nhằm giải phóng mặt bằng cho các dự án phát triển đô thị, dịch vụ của các thành
phố này).
- Ba Chẽ là huyện có thế mạnh về rừng và đất rừng (rừng và đất rừng chiếm
90,8% diện tích tự nhiên); Huyện có điều kiện để phát triển các vùng nguyên liệu gỗ
phục vụ cho chế biến trong nước và xuất khẩu. Một bộ phận lớn người dân đã sống
và có nhiều kinh nghiệm trong canh tác nghề rừng nếu được đầu từ khoa học công
nghệ thì giá trị kinh tế lâm nghiệp sẽ tăng lên.
- Địa bàn chia thành các tiểu vùng thuận tiện cho việc phát triển sản xuất
nông, lâm nghiệp mang tính đặc thù; đặc biệt là phát triển kinh tế trạng trại, chăn
nuôi đại gia súc, phát triển cây hàng hóa, sản phẩm có lợi thế so sánh (Nấm Linh
chi, Măng tre mai, Thanh Long, Mía tím, Bí nương, Khoai sọ nương…). Bên cạnh
đó Ba Chẽ có nhiều nguồn dược liệu quý hiếm đặc biệt là Ba kích tím, cây Trà Hoa
vàng, cây Sâm Nam…
- Có điều kiện phát triển du lịch sinh thái với cảnh quan rừng núi, khe suối
tạo nên những ngọn thác bên cạnh những rừng cây thiên nhiên thơ mộng như khu
du lịch Thác Trúc, Khe Lạnh, Khe O... Đây là những khu du lịch sinh thái đang còn
tiềm ẩn ở Ba Chẽ.
- Tài nguyên nhân văn huyện khá đa dạng: Ba Chẽ là huyện có 9 dân tộc anh
em. Mỗi dân tộc với những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên nền văn
hóa đa dạng nhiều nét độc đáo. Ngoài ra còn một số di tích lịch sử như Miếu Ông,
Miếu Bà; Lò sứ cổ Nam Sơn… Các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên tạo ra
một lợi thế cho Ba Chẽ phát triển du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng gắn với nền
văn hóa bản địa.
- Huyện đã đầu tư các tuyến đường giao thông (Tỉnh lộ 329, đường Cửa cái Cái Gian…) tạo thuận lợi cho thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại TP. Cẩm
Phả và TP. Hạ Long.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
56
- Ba Chẽ có mỏ sét với trữ lượng khoảng 500 ha phân bố ở vùng hạ lưu sông
Ba Chẽ thuộc thôn Làng Mới, Cái Gian, Sơn Hải là nguồn tài nguyên có thể khai
thác, chế biến sét nguyên liệu cho công nghiệp. Ngoài ra còn có mỏ đá xây dựng
chiếm diện tích khá lớn (20km2) thuộc thôn Bắc Cáy- xã Đồn Đạc (là đá mác ma, đá
ryolit,...) nhân dân khai thác làm đá xây dựng.
b. Khó khăn
- Vị trí địa lý không thuận lợi, không nằm trên quốc lộ đường 18A. Vì thế Ba
Chẽ giao lưu với bên ngoài có nhiều hạn chế. Đây cũng là một trong những nguyên
nhân làm cho sản xuất của huyện chậm phát triển.
- Tuy không thuộc vùng núi cao nhưng địa hình chia cắt phức tạp nên phần
lớn là đất dốc, thung lũng nhỏ hẹp gây khó khăn cho phát triển sản xuất nông
nghiệp cũng như phát triển cơ sở hạ tầng.
- Huyện nằm cách xa trung tâm kinh tế, công nghiệp của tỉnh nên có nhiều
hạn chế trong việc giao lưu kinh tế, tiếp cận khoa học công nghệ cũng như cạnh
tranh thu hút đầu tư từ bên ngoài.
- Điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, tiềm lực kinh tế của huyện còn nhỏ. Thu
ngân sách trên địa bàn thấp, phần trợ cấp của ngân sách tỉnh chiếm trên 90%. Thu nhập
bình quân đầu người thấp, năm 2013 là 12 triệu đồng/người/năm, bằng 26% so với mức
thu nhập bình quân của tỉnh Quảng Ninh.
: các tuyến
-
đường đi các huyện và tỉnh bạn chưa thông thương, gây khó khăn đi lại trong mùa
mưa lũ. Huyện thường xảy ra ngập lụt, hiện nay chưa có hồ chứa.
- Công nghiệp chưa phát triển, chủ yếu sản xuất nông, lâm nghiệp thuần túy.
Tuy một số vùng chuyên canh đã hình thành nhưng hiện nay sản xuất chủ yếu vẫn
mang tính tự phát, nhỏ lẻ. Tập đoàn cây lâm nghiệp chủ yếu là cây nguyên liệu ngắn
ngày, năng suất thấp (năng suất keo 70m3/ha).
- Hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp- tiểu thủ công
nghiệp còn mang tính tự phát, manh mún, kém hiệu quả và chưa có quy hoạch ổn
định, lâu dài. Ngành nghề thủ công nghiệp chậm phát triển, chưa tạo ra được nhiều
việc làm cho người lao động và chưa có những sản phẩm hàng hóa có tính chất cạnh
tranh trên thị trường.
- Mặt bằng dân trí chưa cao, một bộ phận lớn dân cư chưa có ý thức tự giác
vươn lên thoát nghèo, phong tục tập quán lạc hậu, tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà
nước còn nhiều.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
57
3.2. Thực trạng công tác giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
3.2.1. Kết quả thực hiện công tác giảm nghèo và giảm nghèo bền vững
3.2.1.1. Kết quả thực hiện công tác giảm nghèo
Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng kinh tế cao và tương đối ổn
định, hàng loạt các chính sách XĐGN được triển khai đồng bộ ở tất cả các xã, thị trấn
đã cải thiện đáng kể diện mạo nghèo đói ở huyện, đặc biệt là vùng sâu, vùng đồng bào
dân tộc. Những nỗ lực trên đã góp phần làm giảm nhanh tỷ lệ nghèo hộ nghèo của huyện
từ 23,50% năm 2009 (chuẩn cũ) xuống còn 16,55% năm 2013 (chuẩn mới). Bộ mặt các
xã nghèo đã có sự thay đổi đáng kể, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên.
Nhiều chính sách tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội
cơ bản được thực hiện như lập quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo, huy động nguồn
lực xóa nhà ở tạm bợ…, đời sống vật chất văn hoá tinh thần của nhân dân được nâng lên.
Các chỉ tiêu của chương trình cơ bản hoàn thành theo đúng lộ trình, cụ thể:
- Tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm giảm 10%, không có hộ tái nghèo, phát
sinh nghèo (Các hộ hộ tái nghèo, phát sinh nghèo hàng năm, nguyên nhân chủ yếu
do ốm đau bệnh tật, thiếu lao động, mới tách hộ, đông con, lao động chính bị
chết…)
- Có 6 xã (Lương Mông, Minh Cầm, Đạp Thanh, Thanh Lâm, Thanh Sơn) đã
được Chính phủ công nhận hoàn thành chương trình 135 của Chính phủ và thoát ra
khỏi danh sách các xã đặc biệt khó khăn của Tỉnh.
- Nhận thức của nhân dân về công tác giảm nghèo đã có bước chuyển biến
tích cực. Người dân đã thấy được trách nhiệm của mình trong việc XĐGN từ đó họ
tự nỗ lực vươn lên thoát nghèo.
- Các chính sách, dự án giảm nghèo của nhà nước và của Tỉnh cơ bản đảm
bảo tạo cho chương trình hiệu quả, nhất là chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng các xã,
đặc biệt khó khăn; tín dụng hộ nghèo, khuyến nông, khuyến lâm, đào tạo nâng cao
năng lực cho cán bộ giảm nghèo, dạy nghề cho lao động nông thôn....
- Nhiều mô hình hay, cách làm mới đã đươc ứng dụng góp phần nâng cao
hiệu quả năng suất lao động trong sản xuất nông – lâm nghiệp trên địa bàn, như: Mô
hình trồng Nấm linh chi, trồng Ba kích tím, trồng Măng tre mai, thanh long, trồng
cây chè rừng, nuôi gà đồi, ngan đen, trồng cây dược liệu...
- Số lượng và tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2009-2013:
+ Năm 2008 tổng số hộ toàn huyện tại thời điểm 31/10/2008 là 3.981 hộ, số
hộ nghèo là 1.210 hộ chiếm tỷ lệ 30,39 %.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
58
+ Năm 2009 tổng số hộ toàn huyện tại thời điểm 31/10/2009 là 4.254 hộ, số
hộ nghèo là 1.000 hộ chiếm tỷ lệ 23,50 %.
+ Năm 2010 tổng số hộ toàn huyện tại thời điểm 31/10/2010 là 4.415 hộ, số
hộ nghèo là 2.097 hộ (theo tiêu chí mới) chiếm tỷ lệ 16,48,13 %.
+ Năm 2011 tổng số hộ toàn huyện tại thời điểm 31/10/2011 là 4.588 hộ, số
hộ nghèo là 1.624 hộ chiếm tỷ lệ 35,39%.
+ Năm 2012 tổng số hộ toàn huyện tại thời điểm 31/10/2012 là 4.746 hộ, số
hộ nghèo là 1.299 hộ chiếm tỷ lệ 27,37%. Hộ cận nghèo 662 hộ, chiếm 13,94%.
- Năm 2013 tổng số hộ toàn huyện tại thời điểm 31/10/2103 là 4.899 hộ dân,
số hộ nghèo là 811 hộ chiếm tỷ lệ 16,55%; hộ cận nghèo 656 hộ, chiếm 13,4% tổng
số hộ trên địa bàn huyện.
Từ năm 2011 việc rà soát hộ nghèo được thực hiện theo Quyết định
09/2011/QĐ-TTG ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ và quy trình rà soát
hướng dẫn tại Thông tư 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05/9/2012 của Bộ Lao động
Thương binh và xã hội.
Đánh giá kết quả giảm hộ nghèo huyện Ba Chẽ giai đoạn 2009-2013
Qua bảng trên cho thấy số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm,
tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 10%. Nhiều xã có tỷ lệ giảm nghèo rất tốt
(Lương Mông, Đạp Thanh, Thanh Lâm); Tuy nhiên bên cạnh đó, một số xã còn có
tỷ lệ hộ nghèo rất cao (xã Đồn Đạc, Nam Sơn). Nguyên nhân của sự khác biệt trên:
Đối với những xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp, nhận thức của cấp ủy, chính quyền đối với
công tác giảm nghèo rất cao, đã quan tâm đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế, vận
động người dân tích cực tham gia triển khai thực hiện; làm tốt công tác giải quyết
việc làm cho hộ nghèo; người dân nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của bản thân và
gia đình đối với công tác giảm nghèo. Ngược lại, những xã có tỷ lệ hộ nghèo cao,
bên cạnh yếu tố địa bàn rộng, bị chia cắt, giao thông đi lại khó khăn; ở đây các hình
thức tổ chức sản xuất chưa được phát triển, vai trò của cấp ủy, chính quyền và cộng
đồng tham gia vào hoạt động giảm nghèo còn hạn chế; nhận thức, tính chủ động
tham gia các hoạt động giảm nghèo của người dân chưa cao.
Hoạt động giảm nghèo và chỉ số giảm nghèo trong thời gian quan trên địa bàn
huyện Ba Chẽ đã có nhiều khởi sắc; tuy nhiên những kết quả trên chưa phản ánh đúng
vấn đề giảm nghèo bền vững trong cộng đồng dân cư; những vấn đề mang tính trụ cột
trong giảm nghèo bền vững chưa chưa được phân tích đánh giá một cách sát thực, chưa
đi sâu vào giải quyết những nguyên nhân sâu xa, cản trở đến công tác giảm nghèo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
59
Bảng 3.8. Thực trạng hộ nghèo huyện Ba Chẽ giai đoạn 2009-2013
Năm 2009
TT
Danh mục
Tổng
Hộ
số hộ nghèo
Năm 2010
Tỷ lệ Tổng
(%)
Hộ
Năm 2011
Tỷ lệ Tổng
số hộ nghèo (%)
Hộ
số hộ nghèo
Năm 2012
Tỷ lệ Tổng
(%)
Hộ
số hộ nghèo
Năm 2013
Tỷ lệ Tổng
(%)
Hộ
Tỷ lệ
số hộ nghèo (%)
1
Lương Mông 307
22
7,17
318
36
11,32
328
16
4,88
339
9
2,65
344
4
1,16
2
Minh Cầm
114
11
9,65
113
54
32,99
120
31
18,26
126
14
16,82
129
3
9,64
3
Đạp Thanh
400
66
16,50
409
257
45,69
429
176
34,81
447
113
28,3
466
43
4
Thanh Lâm
366
42
11,48
383
200
34,92
388
152
25,46
424
115
19,00
439
73
11,47
5
Thanh Sơn
338
87
25,74
343
219
60,59
364
182
46,05
380
152
36,36
391
94
25,74
6
Nam Sơn
516
197
38,18
540
347
61,14
566
236
57,17
602
200
54,83
608
158
38,18
7
Đồn Đạc
1.114
510
45,78 1.175
906
58,43 1.238
767
52,23 1.271
651
48,33 1.340
410
45,78
8
Thị Trấn
1.099
65
5,91 1.134
78
14,85 1.155
64
10,63 1.157
45
10,45 1.182
26
5,91
Tổng cộng
4.254 1.000
23,51 4.415 2.097 47,50 4.588 1.624 35,40 4.746 1.299 27,37 4.899
811
16,55
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
59
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16,5
60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
61
3.2.1.2. Tình hình tái nghèo và nghèo phát sinh
Theo số liệu thống kế, tình trạng tái nghèo và phát sinh nghèo giảm dần qua
các năm, năm 2009 số hộ tái nghèo là 65 hộ, hộ phát sinh nghèo là 108 hộ những
đến năm 2013 số hộ tái nghèo là 13 hộ, hộ phát sinh là 52 hộ. Thành tựu đạt được
bên cạnh việc người dân mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, thay đổi cơ cấu cây
trồng…nâng cao thu nhập, đời sống của người dân được nâng lên. Một nguyên nhân
nữa là do việc tổ chức bình xét hộ nghèo, hộ thoát nghèo ở thôn, khu phố được tổ
chức bình xét theo nguyên tắc dân chủ, công khai, khách quan. Các hộ có tên trong
danh sách đưa ra bình xét; đại diện các hộ gia đình trong thôn, khu phố (hội nghị
phải có trên 50% đại diện hộ gia đình tham dự) và phải lấy ý kiến biểu quyết đối với
từng hộ (theo hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín); kết quả biểu quyết phải có trên
50% số người tham dự đồng ý mới đưa vào danh sách đề nghị: Hộ thoát nghèo, cận
nghèo; hộ nghèo, cận nghèo mới. Tuy nhiên khi phân tích, tìm hiểu nguyên nhân số
phát sinh nghèo mới qua các năm, thấy rằng: Phần lớn là những hộ gia đình trẻ, mới
tách khẩu ra ở riêng, không được gia đình hỗ trợ về đất đai, ruộng vườn, hỗ trợ về
vốn giống; bên cạnh đó mục đích của việc tách khẩu ra ở riêng để được nhà nước hỗ
trợ cho xây nhà ở, cấp đất rừng và được hưởng các cơ chế hỗ trợ khác. Căn nguyên
của vấn đề này, xuất phát từ ý thức không muốn thoát nghèo, tư tưởng trông chờ ỷ
lại vào nhà nước và cộng đồng, kéo theo đó là hệ lụy không ít thôn, bản có tư tưởng
dòng họ, tìm cách thay phiên nhau vào diện nghèo để chia sẻ quyền lợi thụ hưởng
các chính sách hỗ trợ. Công tác bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo một số cơ sở còn
có nơi có lúc, chỉ đạo một số cơ sở thiếu kiên quyết, chưa đảm bảo thực hiện theo
đúng quy trình quy định, cho nên số liệu chưa phản ánh đúng với thực tế, Một số
cán bộ thôn, xã, thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo xã, thôn còn né tránh chưa thực
sự vào cuộc, sợ va chạm với dân trong công tác rà soát, bình xét hộ nghèo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
62
Bảng 3.9. Tình hình hộ nghèo và nghèo phát sinh ở Ba Chẽ năm 2009-2013
Năm 2009
Stt
Đơn vị
Số hộ tái
nghèo
Hộ phát
sinh
nghèo
Năm 2010
Số hộ tái
nghèo
Hộ phát
sinh
nghèo
Năm 2011
Hộ phát
Số hộ tái
sinh
nghèo
nghèo
Năm 2012
Số hộ tái
nghèo
Hộ phát
sinh
nghèo
Năm 2013
Số hộ tái
nghèo
Hộ phát
sinh
nghèo
Xã Lương Mông
0
3
0
15
16
0
1
2
0
2
Xã Minh Cầm
0
0
0
1
31
0
2
0
0
3
Xã Đạp Thanh
5
0
0
13
176
1
12
0
11
4
Xã Thanh Lâm
0
4
0
6
152
0
26
2
15
5
Xã Thanh Sơn
1
15
0
30
182
0
5
2
8
6
Xã Nam Sơn
12
20
53
21
236
13
13
4
11
7
Xã Đồn Đạc
44
58
2
175
767
9
3
1
7
8
Thị trấn Ba Chẽ
3
8
0
23
64
4
5
2
0
Cộng
65
108
55
284
1,624
27
67
13
52
0
61
1
(Nguồn Phòng Lao động Thương binh xã hội huyện)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
63
* Tình hình giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào Dân
tộc Dao ở huyện Ba Chẽ.
Qua 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy và Hội đồng nhân
dân huyện về đẩy mạnh công tác giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 và giai đoạn
2011-2015 trên địa bàn huyện đã được các kết quả đáng khích lệ. Tỷ lệ hộ nghèo
giảm dần qua các năm. Tuy nhiên với đặc thù là huyện vùng cao với 80% dân số là
người dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo nằm phần lớn trong cộng đồng dân tộc thiếu
số. Năm 2009 số hộ nghèo trên địa bàn huyện là 1.000 hộ, trong đó 100% là người
dân tộc thiểu số, chiếm cao nhất là người dân tộc Dao (Dao Thanh Y và Dao Thanh
phán) thuộc 02 xã Nam Sơn và Đồn Đạc. Năm 2013 số hộ nghèo toàn huyện là 811
hộ, hộ dân tộc thiểu số chiếm 782 hộ, chiếm 96,4% tổng số hộ nghèo toàn huyện,
tập trung ở các xã Nam Sơn, Đồn Đạc, Thanh Sơn; Riêng xã Đồn Đạc chiếm
50,55% hộ nghèo trong toàn huyện. Trong quá trình điều tra, nghiên cứu cho thấy
hộ dân tộc Tày, Kinh có nhận thức, sự chịu khó và khả năng làm ăn tốt hơn so với
các nhóm hộ dân tộc khác (người Dao, người Sán Chỉ, Cao Lan) nên thuộc diện hộ
nghèo ít hơn. Qua thực tế tại 02 xã Minh Cầm và Lương Mông có tỷ lệ người Tày
chiếm đa số thì số hộ nghèo chiếm tỷ lệ rất thấp; số hộ nghèo hiện tại của 02 xã trên
là những hộ có người bị ôm đau thường xuyên hoặc hộ thuộc dân tộc Dao đang sinh
sống tại các thôn có đường giao thông đi lại đặc biệt khó khăn. Do đặc thù của huyện
Ba Chẽ, đồng bào dân tộc Dao là dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn nhất (43,6%) trong số
10 dân tộc anh em, cư trú lâu năm trên địa bàn huyện Ba Chẽ. Địa bàn cư trú của đồng
Dao phân bố ở tất cả các xã, thị trấn, cụ thể: Lương Mông có 4/8 thôn (Đồng Cầu, Bãi
Liêu, Khe Nà, Khe Giấy); Minh Cầm 2/5 thôn (Khe Tum, Khe Áng); Đạp Thanh 2/11
thôn (Đồng Dằm, Đồng Khoang); Thanh Lâm 3/9 thôn (Khe Ốn, Đồng Thầm, Vàng
Chè); Thanh Sơn 3/9 thôn (Khe Nà, Thác Lào, Loỏng Toỏng).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
64
Bảng 3.10. Hộ nghèo, cận nghèo trong đồng bào dân tộc Dao giai đoạn 2009-2013
B
1
2
4
6
7
2009 4.254 1.000
885
532
197
2010 4.415
702
675
405
2011 4.588 1.624
673
2012 4.746 1.299
2013 4.899
811
8=6+7
Tổng
cộng
Tỷ lệ %
nghèo dân
tộc Dao
Tỷ lệ % cận
nghèo dân tộc
Dao
Tỷ lệ %
Nghèo+cận nghèo
dân tộc Dao
63
Kết quả điều
tra, rà soát
Nghèo dân tộc Dao
Cận nghèo dân tộc Dao
cuối năm
Tổng
2013
Năm số hộ
dân
Hộ
Hộ
Thanh Thanh
Thanh Thanh
cận
Cộng
Cộng
nghèo
Phán
Y
Phán
Y
nghèo
9
10
11=9+10 12=8+11 13=(8/2)*100 14=(11/4)*100 15=(12/(2+4))*100
729
354
129
483
1.212
73,0
55,0
64,0
174
579
410
79
489
1.068
82,48
72,44
77,56
694
317
1.011
283
117
400
1.411
62,25
59,44
61,43
662
677
264
941
235
94
329
1.270
72,44
49,70
64,76
656
448
196
644
458
69
527
1.171
79,41
80,34
79,82
(Nguồn Phòng Lao động Thương binh xã hội huyện)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
65
Đặc biệt 2 xã có tỷ lệ đồng bào Dao sinh sống cao nhất là Đồn Đạc (12/14
thôn, với tỷ lệ 70,47% tổng số dân) và Nam Sơn (9/10 thôn, với tỷ lệ 90,37% tổng
số dân). Trong những năm qua, được sự quan tâm của trung ương và tỉnh, cơ sở hạ
tầng nông thôn (điện lưới Quốc gia, các tuyến đường liên thôn, liên xã, cơ sở trường
học ở tất cả các bậc học, trạm y tế, các đập thủy lợi, công trình nước sạch phục vụ
sinh hoạt...) vùng đồng bào dân tộc nói chung và vùng đồng bào Dao nói riêng đã
được quan tâm, đầu tư xây dựng, cơ bản đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, ổn định đời sống
của đồng bào dân tộc. Công tác giao đất, giao rừng đã được huyện tập trung thực
hiện, hiện nay có 1.487/1.818 hộ (chiếm tỷ lệ 81,79%) hộ đồng bào dân tộc Dao đã
được nhận đất, nhận rừng để phát triển sản xuất, với diện tích mỗi hộ ít nhất từ 3 ha
trở lên (số hộ chưa được nhận chủ yếu do mới tách hộ từ năm 2009 đến nay). Tuy
nhiên, một thực trạng đáng quan tâm hiện nay là tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trong
đồng bào dân tộc Dao còn rất cao so với tổng số hộ nghèo, cận nghèo toàn huyện.
Phân tích kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2013 cho thấy, tỷ lệ hộ
nghèo trong đồng bào Dao chiếm 72% cao gấp 2,6 lần và cận nghèo 49,6% cao gấp
3,5 lần so với tỷ lệ bình quân chung của cả huyện.
Bảng 3.11. Thống kê số hộ, số khẩu là ngƣời dân tộc Dao
trên địa bàn huyện Ba Chẽ
Số hộ
Stt
Đơn vị
Tổng
số hộ
Số khẩu
Số hộ
là dân
Tổng
Tỉ lệ %
tộc
số khẩu
Dao
23
1.99
4332
Dân
tộc
Dao
Tỉ lệ
%
153
3.53
Số thôn
100%
người
dao/tổng
số thôn
1
Thị Trấn
1158
2
Đồn Đạc
1272
864
67.92
5326
3753
70.47
12/14
3
Nam Sơn
589
507
86.08
3083
2786
90.37
9/10
4
Thanh Sơn
383
112
29.24
1630
560
34.36
3/9
5
Thanh Lâm
401
81
20.20
1885
422
22.39
3/9
6
Đạp Thanh
449
67
14.92
2058
335
16.28
2/11
7
Minh Cầm
129
44
34.11
527
181
34.35
1/5
8
Lương Mông
343
143
41.69
1375
636
46.25
4/8
Tổng cộng:
4724
1841
38.97
20216
8826
43.66
(Nguồn Phòng Lao động Thương binh xã hội huyện)
66
3.2.2. Đánh giá công tác giảm nghèo bền vững
Để có số liệu phục vụ việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã tiến hành điều tra 198
hộ thuộc 06 xã thuộc 03 tiểu vùng khác nhau của huyện Ba Chẽ, cụ thể:
Bảng 3.12. Phân loại hộ điều tra
Stt
1
2
3
4
5
6
Đơn vị
Lương Mông
Đạp Thanh
Thanh Lâm
Thanh Sơn
Nam Sơn
Đồn Đạc
Tổng
Tổng
33
33
33
33
33
33
198
Nghèo và cận nghèo
Thoát nghèo
16
17
16
17
16
17
16
17
16
17
16
17
96
102
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Đối với các hộ nghèo chúng tôi tập trung điều tra nghiên cứu các nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến nghèo và các kiến nghị đề xuất của các chủ hộ nhằm tìm ra
những giải pháp thiết thực giúp các hộ vươn lên thoát nghèo. Đối với các hộ không
nghèo, chúng tập trung điều tra nghiên cứu thu nhập, kinh nghiệm sản xuất kinh
doanh của các hộ để làm cơ sở cho các giải pháp thoát nghèo trên địa bàn toàn
huyện. Bên cạnh đó là tìm hiểu các nguồn lực của các trong phát triển kinh tế của
02 nhóm hộ trên, thông qua đó hiểu rõ hơn về lý do của sự khác biệt giữa nhóm hộ
nghèo và không nghèo.
3.2.2.1. Năng lực của người dân trong giảm nghèo bền vững
a. Vốn nhân lực: Hộ nghèo theo độ tuổi và quy mô nhân khẩu
Trong nhóm hộ nghèo, số lao động bình quân/hộ gia đình là 1,83 thấp hơn so với
nhóm hộ không nghèo và thoát nghèo là 2,31; số lao động trực tiếp tham gia sản xuất và
có nghề phụ của nhóm hộ nghèo cũng thấp hơn so với nhóm hộ không nghèo.
Bảng 3.13. Lao động của hộ gia đình
TT
Số lao động hộ
1
2
3
4
5
6
Không có lao động
Từ 1 đến 2 lao động
Trên 2 lao động
Lao động bình quân/hộ
Lao động Lâm-nông nghiệp (người)
Lao động có nghề phụ (người)
Tổng
Hộ nghèo
Tỷ lệ
Số hộ
(%)
0
75
78.13
21
21.88
1,83
152
80,85
36
96
Hộ không nghèo
Số hộ
0
58
44
2,31
183
53
102
Tỷ lệ (%)
56.86
43.14
77,54
(Nguồn: Số liệu điều tra )
67
Việc thiếu lao động là một trong nguyên nhân tác động đến khả năng phát
triển kinh tế, vượt qua ngưỡng nghèo của các hộ gia đình. Phân tích bảng tổng hợp
hộ nghèo theo độ tuổi (Bảng 3.14) cho thấy lứa tuổi mà thuộc diện nghèo cao nhất
là từ 18-30 và từ 31-40 tuổi; diện hộ nghèo từ 41 tuổi trở lên có xu hướng ổn định,
tăng giảm không nhiều qua các năm. Nguyên nhân của thực trạng trên là do:
Nguyên nhân thứ nhất: Tỷ lệ hộ gia đình trong độ tuổi từ 18 đến 40 cao, phần
lớn là do các hộ mới tách khẩu, chưa được chia đất rừng, diện tích đất phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp ít hoặc không có; nhóm hộ này phải đầu tư cho xây dựng nhà cửa, vật
dụng trong gia đình, phương tiện sản xuất; nhiều hộ gia đình phải nuôi con nhỏ.
Bảng 3.14. Hộ nghèo theo độ tuổi năm 2009-2013
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
2009
2010
2011
2012
2013
1 Tổng hộ nghèo
1.000
2097
1624
1299
811
2 Tổng số khẩu
4.452
9.437
7.307
5.711
3.611
415
853
580
382
153
1.652
2.619
1.777
1.436
596
283
589
624
478
185
1.429
2.961
3.156
2.393
905
216
427
316
250
312
1.135
2.169
1.593
1.220
1.565
Tuổi từ 61 trở lên (hộ)
86
228
211
189
161
Số khẩu
321
849
781
662
545
Stt
Danh mục
3
4
5
6
Tuổi từ 18-30 (hộ)
Số khẩu
Tuổi từ 31-40 (hộ)
Số khẩu
Tuổi từ 41-60 (hộ)
Số khẩu
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Phòng Lao động TBXH huyện)
Nguyên nhân thứ hai: Là do tỷ lệ lao động phụ thuộc trong gia đình rất cao,
quy mô nhân khẩu bình quân của nhóm hộ nghèo năm 2013 là 4,51 nhân khẩu/hộ;
trong khi đó nhóm hộ không nghèo quy mô là 3,94 nhân khẩu/hộ. Đặc biệt qua kết
quả điều tra phần lớn các hộ gia đình trẻ được tách hộ thì vợ ở nhà chăm con nhỏ,
làm việc nhà, người chồng chịu trách nhiệm chính trong việc tìm kiếm các khoản
thu nhập từ làm thuê, khai thác lâm thổ sản…
Nguyên nhân thứ ba: Là do tư tưởng của chủ hộ muốn tách khẩu để được
hưởng các cơ chế hỗ trợ về đất đai, nhà ở; đặc biệt là một bộ phận không nhỏ thanh
niên còn mang nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại vào nhà nước, lười lao động; ý thức
68
chưa đầy đủ về việc phải tự giải thoát mình khỏi cảnh nghèo khó, chưa lo tích góp
vốn để đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh; còn cho rằng, đầu tư xóa đói, giảm
nghèo là việc của Nhà nước, của chính quyền các cấp. Đối với nhóm hộ nghèo có độ
tuổi từ 40 tuổi trở lên phần lớn nằm trong diện ốm đau, tàn tật; trong đó đáng chú ý là
một bộ phận không nhỏ hộ gia đình có điều kiện về kinh tế (diện tích rừng lớn, có lao
động…) nhưng không muốn thoát nghèo, không công khai các nguồn thu nhập trong
quá trình điều tra, bình xét… một bộ phận thì mắc vào tệ nạn xã hội là cờ bạc (nhóm hộ
này tập trung tại các thôn Lang Cang, Nà Làng, Khe Vang xã Đồn Đạc).
- Trình độ học vấn của chủ hộ
Trình độ văn hóa của chủ hộ có ảnh hưởng lớn trong việc tiếp thu khoa học
kỹ thuật, đến trình độ tổ chức điều hành sản xuất cũng như chi tiêu của hộ. Kết quả
điều tra tổng hợp (bảng 3.13) cho thấy trình độ của những hộ nghèo thấp hơn hẳn
những hộ không nghèo. Trình độ trung bình của chủ hộ nghèo là lớp 5 còn những
hộ không nghèo là lớp 7.
Bảng 3.15. Trình độ học vấn của chủ hộ
Hộ nghèo
Stt
Trình độ chủ hộ
Số hộ
Tỷ lệ (%)
Hộ không nghèo
Tỷ lệ
Số hộ
(%)
1
Chưa tốt nghiệp Tiểu học
25
26,04
12
11,76
2
Tốt nghiệp Tiểu học
57
59,38
58
56,86
3
Tốt nghiệp THCS
14
14,58
25
24,51
4
Tốt nghiệp THPT
0
7
6,86
5,708
7,039
Trung bình năm
( Nguồn: Số liệu điều tra )
Sự khác biệt về trình độ học vấn giữa hộ nghèo và hộ không nghèo cho thấy
học vấn có mỗi quan hệ tương đối chặt chẽ với tình trạng đói nghèo. Nên việc nâng
cao trình độ cho các hộ gia đình ở nông thôn miền núi là rất cần thiết. Tuy nhiên
trong quá trình khảo sát của nhóm điều tra cho thấy nhiều hộ nghèo có trình độ
THCS và đều thuộc các hộ gia đình trẻ; Ở đây có thể xác định được nguyên nhân
nghèo của hộ là do không biết cách làm ăn, thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật.
Do vậy cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc nâng cao trình độ nhận thức cho người dân,
để họ có thể tiếp cận với trình độ kỹ thuật mới, phân tích được thông tin thị trường,
để từ đó họ có thể áp dụng cho hoạt động sản xuất, giúp họ tự thoát nghèo.
69
Bên cạnh yếu tố nâng cao trình độ học vấn và kiến thức sản xuất cho các hộ
gia đình, thì một nội dung quan trọng khác là động viên, đưa được lực lượng lao
động trẻ là con em của các hộ dân đã tốt nghiệp THCS, THPT đi học nghề, làm việc
trong ngành than hoặc lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thực tế
cho thấy nếu một hộ nghèo có một lao động được tuyển dụng làm việc tại các đơn
vị trên thì với mức lương, công lao động hiện tại có thể hỗ trợ gia đình thoát nghèo
một cách hiệu quả.
- Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ
Kinh nghiệm sản xuât của chủ hộ có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra
nguồn thu nhập ổn định cho hộ gia đình, nâng cao hiệu quả sản xuất. Khi lao động
gia đình có kỹ năng và kiến thức tốt sẽ góp phần đa dạng hóa việc làm, thực hiện tốt
hơn các hoạt động sản xuất phi nông-lâm nghiệp góp phần nâng cao thu nhập cho
hộ gia đình.
Bảng 3.16. Tổng hợp kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ
Nhóm hộ nghèo
Chỉ tiêu
Stt
ĐVT
Số hộ
Tỷ lệ
(%)
Hộ thoát nghèo
Số hộ
Tỷ lệ
(%)
1
Học nghề
Hộ
37
38,54
54
52,94
2
Tập huấn chuyển giao KHKT
Hộ
35
36,46
72
70,59
3
Thăm quan học tập kinh nghiệm
Hộ
29
30,21
46
45,10
Hộ
17
17,71
93
91,18
Được tư vấn, giúp đỡ của
4
nhóm hộ trong cộng đồng (cầm
tay chỉ việc)
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Từ kết quả điều tra cho thấy nhóm hộ nghèo có ít kinh nghiệm sản xuất hơn từ
việc tham gia các lớp học nghề, tham gia tập huấn, tham quan học tập mô hình. Trong
khi đó nhóm hộ thoát nghèo có số lượng hộ học nghề, được tập huấn rất cao. Điều đáng
nói là ý thức tham gia các chương trình tập huấn của người dân, đặc biệt là nhóm hộ
nghèo còn thấp, nhiều hộ gia đình có tư tưởng tham gia các lớp tập huấn phải được hỗ
trợ kinh phí mới tham gia, nếu không được hỗ trợ thì ở nhà. Kết quả điều tra cũng cho
thấy công tác tập huấn khoa học kỹ thật, hướng dẫn cách làm ăn cho người dân được
triển khai phổ cập đến mọi người dân, không phân biệt giầu, nghèo. Tuy nhiên hiệu quả
của các chương trình tập huấn vẫn chưa tạo ra được nhiều các bước đột phá trong
chuyển đổi nhận thức, thúc đẩy sản xuất của người dân. Nguyên nhân là do nhiều nội
70
dung mang tính chung chung, thiếu cụ thể, chưa sát với nhu cầu của người dân, đặc
biệt là chưa có sự phân loại định hướng cho từng đối tượng cụ thể.
Kết quả điều tra cũng cho thấy, tính hiệu quả rất cao trong việc tư vấn, giúp
đỡ nhau thoát nghèo, giúp đỡ nhau làm giầu trong cộng đồng dân cư; đặc biệt là
việc học tập kinh nghiệm sản xuất từ những hộ tại địa phương theo hình thức cầm
tay chỉ việc, 93% số hộ thoát nghèo được nhận sự tư vấn giúp đỡ thường xuyên của
cộng đồng và của hộ khá giả, có kinh nghiệm làm ăn trong thôn xóm, anh em, họ
hàng. Có thể nói đây là mô hình thực sự có hiệu quả, sát với thực tiễn, bám sát được
các yêu cầu của nhóm hộ trong công tác giảm nghèo, làm giàu chính đáng.
- Khả năng đa dạng hóa việc làm
Khả năng đa dạng hóa việc làm được coi như là một phương cách cải thiện
thu nhập của hộ nông thôn trong điều kiện thiếu hụt về đất đai phục vụ sản xuất.
Hoạt động phi nông nghiệp và làm công, làm thuê, làm việc xa nhà là những nguồn
thu nhập quan trọng và phổ biến ở khu vực nông thôn.
Bảng 3.17. Đa dạng hóa việc làm của các nhóm hộ
Nội dung
Stt
Nhóm hộ
Nhóm hộ
nghèo
không nghèo
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Số hộ
Số hộ
(%)
(%)
51
53,13 77
75,49
1
Làm thêm, làm thuê
2
Kinh doanh dịch vụ
3
3
Lao động làm việc tại các khu công nghiệp
4
3,13
12
11,76
0
6
5,88
Lao động làm trong ngành than
0
5
4,90
5
Xuất khẩu lao động
0
2
1,96
6
Nghề phụ
0
0
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Từ biểu điều tra cho thấy khả năng đa dạng hóa viêc làm của nhóm hộ nghèo
thấp hơn nhiều so với nhóm hộ thoát nghèo, đặc biệt là việc thoát ly, đi làm việc tại
các công ty doanh nghiệp. Đối với các nhóm hộ thoát nghèo sau khi đã vượt
ngưỡng “đủ ăn”, đa số hộ có lợi thế đất đai sẽ đa dạng hóa để tăng thu nhập từ sản
xuất lâm nông nghiệp bằng cách kết hợp trồng cây hàng hóa ngắn ngày và dài ngày,
và phát triển chăn nuôi. Bên cạnh đó, một số hộ đã tìm cách tăng thu nhập phi nông
nghiệp bằng cách đi làm ăn xa hoặc xuất khẩu lao động, đầu tư thương mại – dịch
vụ, phát triển nghề truyền thống để đảm bảo dòng tiền và tăng thu nhập bền vững.
Để giải quyết tốt vấn đề giảm nghèo, cần phải quan tâm đẩy mạnh hơn nữa việc đưa
71
lao động nông thôn đi làm việc tại các công ty, đơn vị của Tập đoàn than và các
doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hạ Long, Móng Cái, Vân Đồn; gắn chặt việc
dạy nghề với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Bồi dưỡng cho người
nghèo kiến thức về thị trường gắn với hướng dẫn cách làm ăn, tiếp cận các nguồn
lực kinh tế góp phần tăng thu nhập.
b. Vốn tài chính của hộ
- Thu nhập của hộ gia đình
Theo báo cáo của Chi cục thống kê huyện Ba Chẽ thu nhập bình quân đầu người
12 triệu đồng/người/năm, năng suất lao động bình quân 31,23 triệu đồng/người/ năm14.
Theo kết quả điều tra, tổng thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn huyện tương đối thấp
(khoảng trên dưới 18.740.000,đồng/năm/hộ); theo đó, thu nhập trung bình của hộ thuần
nông chỉ đạt 48.700 đồng/ngày, tức khoảng 1.460.000 đồng/tháng. Thu nhập khẩu/tháng
được tính từ tổng thu nhập ròng của hộ (thu nhập toàn bộ trừ đi chi phí cho sản xuất) chia
cho nhân khẩu và tính theo tháng. Kết quả cho thấy nhóm hộ nghèo có thu nhập khoảng
trên dưới 390.000 đồng/tháng/người. Với thu nhập đầu người như vậy cho thấy nhu nhập
và đời sống của nhóm hộ thuộc diện nghèo rất khó khăn, chưa có tích lũy để tái sản xuất
và phát triển đời sống văn hóa tinh thần. Phần thu nhập này được tính toán tất cả các sản
phẩm do hộ sản xuất ra bao gồm cả phần được sử dụng cho hộ gia đình. Như vậy thu
nhập của người dân cơ bản còn rất thấp, chủ yếu cố gắng đảm bảo an toàn lương thực,
thực phẩm.
Bảng 3.18. Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình
Chỉ tiêu
Tổng thu nhấp
Trồng trọt
- Ruộng
- Vườn
Chăn nuôi
- Gia súc
- Gia cầm
Lâm nghiệp
Dịch vụ
Thu khác
14
Hộ nghèo
Giá trị
Tỷ lệ (%)
(1000đ)
18.740
100
3.342
17,83
1.978
10,55
1.364
7,28
5.657,6
30,19
4.462
23,81
1.195,6
6,38
4.863
25,95
753,4
4,02
4.124
22.01
Hộ không nghèo
Giá trị
Tỷ lệ (%)
(1000đ)
47.280
100
6.990
14,78
5.265
11,14
1.725
3,65
15.254
32,26
12.718
26,90
2.536
5,36
18.285
38,67
1.266
2,68
5.485
11,6
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Báo cáo của UBND huyện Ba Chẽ về tình hình kinh tế- xã hội huyện Ba Chẽ năm 2013
72
Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ nghèo tuy khá đa dạng bao gồm từ vườn hộ,
khai thác lâm sản, chăn nuôi, làm thuê và dịch vụ; tuy nhiên mức thu nhập này
không cao và thường kém ổn định do quy mô sản xuất, chăn nuôi còn nhỏ lẻ; nhiều
hộ gia đình không có đất để sản xuất, thu nhập phần lớn từ làm thuê (phát cỏ thuê,
khai thác gỗ keo) hoặc từ khai thác tre nứa, lâm sản khác... nhưng tính ổn định
không cao, chỉ làm được vào ngày nắng, vào mùa khô. So với hộ nghèo, hộ thoát
nghèo và hộ khá có thu nhập cao hơn, nguồn thu này được tính từ sản xuất lâm
nghiệp, chăn nuôi, cây hoa mầu, dịch vụ và làm nghề khác. Những hộ không nghèo
thường có nhiều diện tích đất rừng, thuận tiện lợi trong việc khai thác lâm sản và
đầu tư phát triển trồng rừng hơn hộ nghèo. Như vậy hộ nghèo chủ yếu thu nhập từ
cây hàng năm, ít được tiếp cận với thu nhập từ sản xuất Lâm nghiệp và sản xuất
hàng hóa. Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong thu nhập kinh tế hộ, các hộ thoát
nghèo được nhờ có thu nhập từ chăn nuôi, ngoài ra những hộ được cấp đất rừng và
sản xuất lâm nghiệp thường có thu nhập rất cao khi đến chu kỳ khai thác gỗ nguyên
liệu, bên cạnh đó việc tận dụng thời gian làm thêm, làm thuê góp phần đáng kể vào
cơ cấu thu nhập của hộ khá giả và hộ thoát nghèo.
- Tình hình sử dụng vốn và nhu cầu vay vốn
Vốn cho sản xuất tác động rất lớn đến kết quả sản xuất và thu nhập của các
hộ gia đình; quy mô sản xuất được mở rộng hay thu hẹp lại là phụ thuộc vào nguồn
vốn mà hộ dân nắm trong tay. Nhóm hộ có nguồn lực dồi dào thì quy mô sản xuất
sẽ không ngừng được mở rộng, còn nhóm hộ không có nguồn lực vốn thì quy mô
sản xuất không tăng lên; nếu khả năng sản xuất của hộ như nhau thì hộ nào có ít vốn
hơn chắc chắn sẽ gặp khó khăn hơn. Khi quyết định đầu tư sản xuất hoặc mở rộng
sản xuất thì buộc các hộ dân phải có vốn, trong đó vốn được hình thành từ các
khoản tiết kiệm của hộ gia đình được dùng vào sản xuất và các khoản vốn vay khác.
Đối với nhóm hộ có tiết kiệm cao sẽ chủ động về vốn đầu tư cho sản xuất hơn và ít
chịu sự rủi ro hơn so với nhóm hộ có nguồn tiết kiệm thấp.
Kết quả điều tra cho thấy nhóm hộ nghèo có mức tích kiệm tiền mặt bình
quân thấp (3,855 triệu đồng), trong khi đó nhóm hộ không nghèo có nguồn vốn tiết
kiệm cao hơn 2,43 lần nhóm hộ nghèo. Nguyên nhân là do nhóm hộ nghèo ít đất sản
xuất, phải bỏ nhiều lao động vào việc làm thuê hoặc vào phụ thuộc vào khai thác
lâm thổ sản… để đảm bảo an ninh lương thực nên không tạo được nhiều sự dôi dư
về tài chính; Bên cạnh đó, trong cộng đồng dân tộc Dao (Dao Thanh Y, Dao Thanh
phán) vẫn còn có thói quen sử dụng tiền bạc, người nào làm ra tiền thì người đó
73
tiêu, không biết cánh hình thành nguồn tài chính chung trong gia đình. Tích lũy hạn
chế, cùng với thiếu kiến thức về sản xuất, khoa học kỹ thuật là nguyên nhân của
việc đầu tư sản xuất không mang lại hiệu quả cao ở nhóm hộ nghèo. Ngược lại
những hộ có thu nhập càng cao, càng có điều kiện tích lũy để đầu tư tái sản xuất, và
càng có cơ hội để tạo ra thu nhập.
Bảng 3.19. Tình hình sử dụng và nhu cầu vay vốn
TT
Diễn giải
1
Số hộ điều tra
2
Tiền tiết kiệm/hộ
3
Số vốn vay/hộ
4
ĐVT
Hộ nghèo
Hộ không
So sánh
nghèo
(%)
96
102
1000đ
3.855
9.389
243,55
- Ngân hàng CSXH
1000đ
18.750
20.540
109,55
- Ngân hàng NN
1000đ
3.021
8.627
285,57
- Nguồn khác
1000đ
1.055
2.260
214,22
Nhu cầu vay tiếp
1000đ
20.000
30.000
150,00
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Đối với nguồn vốn vay, không có sự chênh lệch quá nhiều giữa các nhóm hộ.
Nguyên nhân là do việc cung cấp nguồn vốn của các tổ chức tín dụng ở địa phương
(Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện…) đã hoạt động
tương đối tốt, đáp ứng được nhu cầu về vốn của tất cả các đối tượng có nhu cầu.
Phân tích số liệu cho thấy, mức vay hiện nay của các hộ nghèo còn thấp, nguyên
nhân là do những hộ này không có đất sản xuất hoặc diện tích đất sản xuất thấp,
khó canh tác, không biết lập các phương án sản xuất, thiếu tài sản thế chấp… phần
lớn các hộ nghèo vẫn chỉ tiếp cận và quan tâm đến nguồn cho vay hộ nghèo là chủ
yếu, chưa biết cách khai thác nguồn cho vay giải quyết việc làm của Chính phủ;
ngồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp.
c. Vốn vật chất của hộ
- Thực trạng nhà ở, phương tiện sinh hoạt chủ yếu
Thiếu hoặc không có tài sản luôn là nguyên nhân gây ra nghèo đói đối với
các hộ gia đình. Như các đôi vợ chồng trẻ, mới bước vào cuộc sống, có điểm xuất
phát thấp (giá trị tài sản ban đầu nhỏ) họ gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh
doanh, trong việc tiếp cận thị trường. Các hộ có xuất phát điểm thấp thì rất dễ rơi
vào cảnh nghèo đói nếu có rủi ro xảy ra. Để đánh giá khả năng đáp ứng một cuộc
74
sống đẩy đủ của các nhóm hộ, tác giả đã tiến hành đánh giá tình hình trang bị tài sản
phục vụ đời sống hàng ngày cua người dân.
Tình hình nhà ở và phương tiện sinh hoạt chủ yếu của nhóm hộ điều tra cho
thấy, đa số các hộ nghèo có nhà bán kiên cố, nhà thiếu kiên cố và nhà tạm, số hộ có
nhà kiên cố chiếm tỷ lệ rất nhỏ (7,29%), cá biệt con một số hộ đang sinh sống trong
những ngôi nhà tạm. Các đồ dùng thiết yếu như chăn màn, quần áo không qua khó
khăn đối với các hộ nghèo. Tuy nhiên, các đồ dùng đắt tiền của hộ nghèo chiếm tỷ
lệ rất nhỏ, nhiều hộ mặc dù có xe máy nhưng phần lớn là xe cũ mua lại hoặc xe máy
Trung Quốc. Do 100% số hộ trong huyện đều được dùng điện nên các hộ đều có
quạt điện, 100% có Tivi nhưng giá trị không cao, phần lớn là Tivi Trung Quốc. Qua
đây ta thấy được bức tranh khái quát cuộc sống khó khăn, túng thiếu của hộ nghèo,
đây cũng chính là nguyên nhân làm cho họ phải sống trong cảnh lam lũ, cơ hàn.
Bảng 3.20. Tình hình nhà ở, phƣơng tiện sinh hoạt chủ yếu
TT
Diễn giải
I
Nhà ở
Nhóm hộ nghèo
Hộ không nghèo
Số hộ
Tỷ lệ (%)
Số hộ
Tỷ lệ (%)
1
Nhà kiên cố
7
7,29
47
46,08
2
Nhà bán kiên cố
32
33,33
55
53,92
3
Nhà thiếu kiên cố
50
52,08
0
0,00
4
Nhà đơn sơ (nhà tạm)
7
7,29
0
0,00
II
Đồ dùng sinh hoạt
1
Xe máy
24
25,00
83
81,37
2
Ti vi
77
80,21
102
100,00
3
Tủ lạnh, tủ bảo ôn
0
0,00
21
20,59
4
Đầu chảo
77
80,21
102
100,00
5
Đầu VCD
14
14,58
43
42,16
6
Quạt điện
96
100,00
102
100,00
7
Xe đạp
6
6,25
4
3,92
8
Máy giặt
0
0,00
2
1,96
9
Bếp Ga
0
0,00
14
13,73
10
Bình nóng lạnh
0
0,00
17
16,67
11
Bàn ghế loại tốt
5
5,21
45
44,12
0
0,00
39
38,24
12
Tài sản đắt tiền khác
(Nguồn: Số liệu điều tra)
75
- Thực trạng các yếu tố sản xuất của hộ
Bảng 3.21. Tổng hợp các yếu tố sản xuất kinh doanh
Số hộ
Tỷ lệ
(%)
Số hộ
Tỷ lệ
(%)
So sánh
(không
nghèo/nghèo)
%
+ Máy cày, máy kéo
0
-
15
14,71
800
+ Máy xay sát
0
-
8
7,84
900
+ Máy tuối lúa
0
-
9
8,82
256
+ Máy cắt cỏ
18
18,75
46
45,10
300
+ Cưa máy
5
5,21
15
14,71
-
+ Máy bào
0
-
0
0,00
743
+ Máy thái rau
7
7,29
52
50,98
300
+ Máy trộn thức ăn
0
-
3
2,94
-
+ Máy trộn bê tông
0
-
0
0,00
200
+ Ô tô vận tải
0
-
2
1,96
-
+ Ô tô khách
0
-
0
0,00
-
+ Máy xúc, gạt
0
-
0
0,00
600
+ Máy phát điện
0
-
6
5,88
-
Nhóm hộ nghèo
Diễn giải
TT
Hộ không nghèo
1 Dụng cụ sản xuất
2
-
Trâu, bò cày kéo
200
- Trâu
7
7,29
14
13,73
300
- Bò
0
-
3
2,94
163
19
19,79
31
30,39
1,500
3 Chuồng trại
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Điều tra các nhóm hộ nghèo của huyện Ba Chẽ cho thấy các yếu tố phục vụ
sản xuất nông lâm nghiệp của các hộ còn ít và thiếu nhiều. Trong số 96 hộ điều tra
chỉ có 18 hộ có máy cắt cỏ, 07 hộ có cưa máy, 07 hộ có Trâu. Qua đây ta thấy chính
sự thiếu thốn các loại tài sản trên làm cho việc nuôi trồng, sản xuất gặp nhiều khó
khăn, là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo hiệu nay.
Đối với các nhóm hộ không nghèo họ thường có xu hướng trang bị những
máy móc, thiết bị nhằm giúp nâng cao năng suất lao động, giải phóng sức lao động.
76
Mặt khác, áp dụng những máy móc thiết bị vào sản xuất lại góp phần tăng hiệu quả
sản xuất, và tăng thu nhập cho hộ. Việc trang bị những máy móc thiết bị cũng là
giải pháp góp phần tăng thu nhập cho hộ từ đó giúp hộ thoát nghèo bền vững.
d. Vốn tự nhiên (Thực trạng sử dụng đất đai)
Đất đai và nông dân là hai vấn đề không thể tách rời nhau, nhất là đối với
vùng núi, sản xuất Lâm –Nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo, vì vậy đất đai nhiều hai
ít, điều kiện canh tác thuận lợi hay khó khăn ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế gia đình
có trở lên khá giả hay đói nghèo của hộ.
Bảng 3.22. Thực trạng sử dụng đất đai
TT
Danh mục
1 Diện tích đất nông nghiệp
ĐTV
m2
Hộ thoát
Hộ nghèo
nghèo
1.620
2.020
- Đất trồng lúa
m3
1.150
1.440
- Đất trồng cây hàng năm khác
m5
470
580
Hệ số canh tác
lần
1,5
1,5
2 Đất Lâm nghiệp
ha
1,54
5,68
- Rừng sản xuất
ha
1,54
5,68
- Rừng phòng hộ khoanh nuôi
ha
0
0
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Do đặc thù của huyện miền núi có tới trên 90% diện tích đất tự nhiên là rừng
và đất trồng rừng, nên diện tích dành cho sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình
chiếm tỷ lệ rất thấp; chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp. Từ biểu số liệu điều tra
cho thấy: Diện tích đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác giữa nhóm hộ
nghèo và hộ không nghèo có sự chênh lệch không nhiều. Tuy nhiện diện tích đất
dành cho sản xuất lâm nghiệp có sự chênh lệch tương đối cao giữa nhóm hộ nghèo
và hộ không nghèo; đặc biệt có nhiều hộ gia đình nghèo tại xã Đồn Đạc chưa được
giao đất, giao rừng, nhiều hộ có diện tích rất nhỏ < 3ha, kèm theo đó là nằm ở
những vị trí xa xôi, độ dốc quá cao, khó để thực hiện các biện pháp canh tác. Trong
định hướng phát triển kinh tế của huyện luôn xác định lâm nghiệp là ngành kinh tế
mũi nhọn, thực tiễn đã chứng minh hiệu quả của nghề rừng trong thay đổi bộ mặt
kinh tế nông thôn miền núi, thúc đẩy kinh tế hộ gia đình. Do vây việc có ít diện tích
đất rừng đã ảnh hưởng nhiều đến phát triển sản xuất của hộ cũng như khả năng
thoát nghèo của hộ.
77
* Những nguyên nhân dẫn đến nghèo của nhóm hộ điều tra.
Việc dẫn đến tình trạng nghèo của các hộ được điều tra có rất nhiều nguyên
nhân: nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Các nguyên nhân chủ
quan cơ bản dẫn đến nghèo của các nhóm hộ điều tra được thể hiện qua biểu sau:
Bảng 3.23. Tổng hợp các nguyên nhân chủ quan dẫn đến nghèo
của các hộ điều tra
TT
Nhân tố tác động dẫn đến nghèo
Số hộ
Tỷ lệ (%)
1
Thiếu đất canh tác
174
87.88
2
Thiếu kinh nghiệm sản xuất
172
86.87
3
Thiếu vốn
161
81.31
4
Lười lao động, thiếu ý trí vươn lên thoát nghèo
153
77.27
5
Khả năng đa dạng hóa việc làm
137
69.19
6
Thiếu phương tiện sản xuất
137
69.19
7
Chi tiêu không có kế hoạch
95
47.98
8
Không có việc làm thường xuyên
84
42.42
9
Đông người ăn theo
67
33.84
10
Mới tách hộ
64
32.32
11
Nguyên nhân khác
49
24.75
12
Mắc tệ nạn cờ bạc…
39
19.70
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Trong các nguyên nhân nghèo của nhóm hộ điều tra, nguyên nhân thiếu vốn,
thiếu tư liệu sản xuất, kinh nghiệm sản xuất và ý thức vươn lên thoát nghèo chiếm
tỷ lệ cao nhất. Số hộ nghèo không có việc làm ngoài nông lâm nghiệp là 137 hộ;
không có việc làm thường xuyên là 84 hộ, đây là vấn đề bức xúc cần nghiên cứu bứt
phá nhằm tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho hộ nghèo.
3.2.2.2. Năng lực của Chính quyền
a, Sự và cuộc của các cấp chính quyền trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo
bền vững: Cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tăng cường công tác lãnh, chỉ
đạo, kiểm tra việc thực hiện chương trình giảm nghèo. Chỉ tiêu giảm nghèo được
đưa vào Nghị quyết của cấp uỷ. Đồng thời thường xuyên quán triệt trong Đảng, các
tổ chức đoàn thể, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về mục tiêu chương trình
78
giảm nghèo về nhiệm vụ của các cấp, các ngành và của người dân về công tác giảm
nghèo. Hàng năm từ cơ sở đến cấp huyện xây dựng kế hoạch đăng ký giảm nghèo
theo lộ trình của chương trình giảm nghèo đã đề ra; thực hiện công tác rà soát,
thống kê hộ nghèo, cấp sổ hộ nghèo, đánh giá thực hiện chương trình theo hệ thống
các chỉ tiêu theo dõi, giám sát do UBND Tỉnh quy định cho giai đoạn 2005- 2010
và giai đoạn 2011-2015. Đội ngũ cán bộ Thương binh và xã hội xã, thị trấn còn
được dự các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác giảm nghèo do Sở lao động-TB&XH
tổ chức hàng năm.
b, Nhận thức của cán bộ các cấp về công tác giảm nghèo bền vững
Nhận thức về nghèo có ảnh hưởng rất lớn đến hành động thúc đẩy giảm
nghèo, để giảm nghèo nhanh, bền vững cần có cả sự nỗ lực của bản thân người
nghèo và sự hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi của các cơ quan, tổ chức liên quan.
Bảng 3.24. Vai trò trong giảm nghèo của các cấp Chính quyền
Chung
Đối tƣợng
Số
(%)
lƣợng
Cán bộ xã
Số
lƣợng
(%)
Cán bộ huyện
Số
lƣợng
(%)
Bản thân người nghèo
50
41,67
27
54,0
23
46,00
Chính quyền các cấp
16
13,33
09
56,25
07
43,75
Các hội, đoàn thể
20
16,67
12
60,0
08
40,0
Cộng đồng
14
11,66
08
57,14
06
42,86
Nhiệm vụ chung
20
16,67
11
55,0
09
45,0
Tổng
120
100
67
100
53
100
(Nguồn: Khảo sát thực tế)
Tìm hiểu nhận thức của cán bộ các cấp về cách thức giải quyết đói nghèo có
ý nghĩa quan trọng vì các giải pháp mà họ đưa ra sẽ dựa trên cơ sở đó. Vì vậy,
nghiên cứu đã đặt câu hỏi: “Theo ông/bà, định hướng chính để giảm nghèo bền
vững nên tập trung vào giải pháp nào sau đây (đánh số từ 1 đến 4 theo thứ tự 1 là
quan trọng nhất, 4 là ít quan trong nhất):
+ Hỗ trợ trực tiếp mang tính cho không (ví dụ: hỗ trợ bằng tiền mặt, thẻ bảo
hiểm miễn phí, cấp giống, ưu đãi vốn,...)
+ Nâng cao năng lực cho người dân (ví dụ: thúc đẩy ý thức tự vươn lên, nâng
cao kỹ năng sản xuất, khả năng quản lý kinh tế hộ gia đình,...)
+ Tạo môi trường thuận lợi (ví dụ: thông tin cơ hội việc làm, cơ hội kinh
doanh, kêu gọi đầu tư vào địa phương,...)
79
+ Cải thiện dịch vụ xã hội cơ bản (ví dụ: tăng chất lượng dịch vụ y tế, giáo
dục, hạ tầng cơ sở,...)
Kết quả cho thấy, hai khía cạnh được đánh giá là quan trọng nhất là nâng cao
năng lực cho người nghèo và tạo môi trường thuận lợi với 42,14% và 39,26%. Chỉ có
12,63% cho rằng hỗ trợ trực tiếp mang tính cho không là quan trọng nhất và chỉ có
5,97% cho rằng dịch vụ xã hội cơ bản là quan trọng nhất. Như vậy vấn đề hỗ trợ trực
tiếp cho người nghèo để người nghèo vươn lên được cho là không thực sự hiệu quả.
Trong nội dung khảo sát về thái độ hay mức độ quan tâm của cán bộ các cấp
đến công tác giảm nghèo xem họ có thích thú và nhận thấy tầm quan trọng với công
tác này hay không. Kết quả cho thấy họ đều coi công tác này cũng giống như những
công việc được giao khác mà họ phải thực hiện. Nguyên nhân hiện nay người dân
vẫn rất mong muốn được nằm trong hộ nghèo để được hưởng các cơ chế chính
sách, do vậy khi đến gia đình họ để tuyên truyền vận động, hướng dẫn họ triển khai
thực hiện các mô hình dự án phát triển sản xuất để vươn lên thoát nghèo, thường
nhận được cái nhìn thiếu thiện cảm, đôi khi còn bị gây cản trở bời những thành viên
trong hộ gia đình. Một số địa phương còn khoán trắng cho cán bộ giảm nghèo,
tuyên truyền vận động phong trào quần chúng tham gia giảm nghèo và tổ chức các
hoạt động giảm nghèo yếu
c. Triển khai các chính sách tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản
xuất, tăng thu nhập
- Chính sách tín dụng ưu đãi: Từ năm 2008-2010-2013 từ chương trình cho
vay hộ nghèo, chương trình cho vay giải quyết việc làm (Dự án 120) cùng với 6
chương trình cho vay khác tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện
đã đầu tư trên 128.419 triệu đồng cho các hộ gia đình được thụ hưởng vay vốn để
tổ chức kinh doanh, đầu tư sản xuất, tạo việc làm, thu hút thêm lao động, tăng thu
nhập cho cả hộ gia đình và người lao động, cải thiện đời sống, góp phần giảm nghèo
và ổn định an sinh xã hội tại địa phương. Trong đó: Doanh số cho vay hộ nghèo là
62.450 triệu đồng cho 7.858 lượt hộ gia đình vay vốn đầu tư vào sản xuất kinh
doanh. Chương trình vay vốn tạo việc làm đã được chú trọng giải quyết cho 234 dự
án thuộc hộ gia đình và xây dựng 91 mô hình với 1.211 hộ tham gia, Hội đoàn thể
vay vốn kinh doanh, phát triển sản xuất với số tiền 16.715 triệu đồng cho 2.337 lượt
hộ vay, tạo việc làm cho trên 728 lao động và thu hút được 750 lao động mới. Đẩy
mạnh chương trình cho vay xuất khẩu lao động, từ 2009 – 2013 đã giải quyết cho
111 hộ gia đình vay vốn với số tiền là 2.182 triệu đồng. Qua công tác kiểm tra việc
80
sử dụng vốn vay, đại đa số các hộ vay vốn đều sử dụng vốn đúng mục đích và đạt
hiệu quả.
- Hỗ trợ người nghèo về chính sách dạy nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao
động: Xác định dạy nghề và tạo việc làm lao động nông thôn, nhất là người nghèo
là việc làm rất quan trọng trong chương trình giảm nghèo. Hàng năm tạo việc làm
mới cho trên 250 lao động trên địa bàn huyện. Từ năm 2009 đến năm 2013 huyện
đã mở được 38 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn với 1.307 học
viên tham gia học tập, gồm các nghề: Cơ điện nông thôn, chăn nuôi gia súc gia cầm,
kỹ thuật trồng và chăm sóc lúa lai, kỹ thuật chế biến món ăn, kỹ thuật trồng Nấm
trên rơm, Kỹ thuật trồng nấm linh chi, sửa chữa xe máy, nuôi cá nước ngọt... Từ
chỗ tạo việc làm tại chỗ, đã bước đầu có xuất khẩu lao động, trong 5 năm qua có 88
lao động phổ thông đi xuất khẩu lao động tại Malaysia. Thông qua việc triển khai
công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, nhiều nghề mới đã được mở ra phục vụ
cho nông thôn, nông dân, làm thay đổi cơ cấu lao động góp phần chuyển đổi cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. Tuy nhiên còn gặp rất nhiều khó khăn
do cơ sở dạy nghề ở huyện chưa có, nhu cầu học nghề không tập trung, mức hỗ trợ
học nghề thấp... vì vậy chưa khuyến khích được người nghèo tham gia học nghề.
- Các chính sách hỗ trợ đặc thù phát triển sản xuất: Trong những năm qua,
thực hiện chương trình 135 của Chính phủ, Quyết định 4162 của UBND tỉnh Quảng
Ninh, nhờ có sự quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng và kinh phí hỗ trợ sản xuất.
Huyện đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật về cây
trồng, vật nuôi để nâng cao trình độ sản xuất của bà con nông dân đồng thời tuyên
truyền vận động nhân dân thực hiện nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất được sử
dụng có hiệu quả và đã phát huy được tác dụng các máy móc, thiết bị như máy cày,
bừa đưa vào sản xuất có hiệu quả, nhân dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu mùa
vụ, giống cây trồng, vật nuôi, đưa các giống mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất,
góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo. Xây dựng đạt 91 mô hình với 1.211
hộ tham gia, phát triển sản xuất với số tiền 3.627,745 triệu đồng, các mô hình được
xây dựng đều cơ bản thành công và đạt hiệu kinh tế quả cao, được bà con hưởng
ứng, một bộ phận nhân dân đã học tập làm theo và nhân rộng mô hình. Tổng số vốn
nhà nước hỗ trợ: 3.627,745 triệu đồng và nhân dân đóng góp: 334,5 triệu đồng.
- Chính sách trợ cước, trợ giá: đối với một số mặt hàng chính sách và giống
cây trồng vật nuôi, với kinh phí là 3.683,9 triệu đồng. Ngoài các chính sách trên
hàng năm huyện đã thực tốt các chính sách như hỗ trợ 5 lít dầu hỏa thắp sáng/năm
81
cho hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các vùng chưa có điện lưới theo quy định của nhà
nước và của UBND Tỉnh, từ đó đã góp phần xây dựng nông thôn mới vùng cao.
- Chương trình hỗ trợ sản xuất trong xây dựng nông thôn mới.
+ Chương trình cải tạo vườn tạp: Huyện đã đầu tư từ nguồn vốn xây dựng
nông thôn mới cho 1.155 hộ tham gia, trồng được 56.596 cây ăn quả các loại, với
tổng mức đầu tư 1.220,750 triệu đồng Tập huấn kiến thức cho cộng đồng 9 lớp với
482 người tham gia. Ngoài ra còn tập huấn theo từng dự án sản xuất cho 1.363 lượt
người tham gia.
+ Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” từ nguồn xây dựng Nông thôn mới: Từ
năm 2013, Huyện từng bước triển khai thực hiện đầu tư xây dựng mô hình “mỗi xã
một sản phẩm”, phát triển 5 sản phẩm đặc thù của địa phương (Măng Mai, Mía tím,
Ba Kích tím, Thanh Long, Nấm Linh chi) với tổng mức đầu tư 6.233 triệu đồng.
Huyện cũng đã ban hành Nghị quyết về cơ chế hỗ trợ sản xuất nông – lâm - ngư
nghiệp trên địa bàn huyện với việc thực hiện chính sách ưu đãi lãi suất tiền vay, hỗ
trợ giống, phân bón; trong đó đã hỗ trợ lãi suất tiền vay cho 256 hộ, số tiền 254,8
triệu đồng; lũy kế sau hai năm thực hiện chính sách ưu đãi đã có 305 hộ được vay
vốn với tổng số tiền 4.977,5 triệu đồng, hỗ trợ một lần sau đầu tư phát triển kinh tế
trang trại, gia trại với tổng kinh phí 1.030 triệu đồng cho 8 trang trại, gia trại; hiện
toàn huyện có 15 trang trại, gia trai.
- Đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp nông thôn
+ Thủy lợi: Từ năm 2009 đến năm 2013 tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng
mới, sửa chữa, nâng cấp 59 công trình thủy lợi vừa và nhỏ, nâng tỷ lệ kênh mương
được kiên cố hóa từ 11,5% năm 2008 lên 65,5% năm 2013; nâng tổng diện tích chủ
động tưới, tiêu 85,4 ha năm 2008 lên 930 ha năm 2013.
+ Giao thông: Trong 05 năm qua huyện đã tập trung các nguồn lực đầu tư
nâng cấp 91,37km, mở mới 4,0 km đường giao thông tỉnh, huyện, trục xã, liên xã.
Đến nay 100% số xã có đường giao thông đạt chuẩn của Bộ giao thông vận tải đến
trung tâm xã, thông suốt cả 04 mùa; hệ thống đường trục thôn được cứng hóa 50%.
+ Điện: Tập trung đầu tư cải tạo lưới điện nông thôn đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật; Xây dựng mới 06 công trình điện, 17km đường dây tải điện hạ thế đảm
bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện. Đến nay hệ thống lưới điện trên địa bàn
đã cung cấp điện lưới quốc gia cho 75/75 thôn, bản, khu phố, đạt 100% số thôn
bản có điện lưới quốc gia; nâng tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện 90% năm 2008,
lên 97% năm 2013.
82
- Thực hiện chương trình đưa cơ giới hóa vào nông lâm nghiệp: Tỷ lệ cơ giới
hóa nông nghiệp tăng cao, những khâu công việc nặng nhọc đã được cơ giới hóa
trong phần lớn các nông hộ, đẩy mạnh tiến động sản xuất, giảm sức lao động: Năm
2013 toàn huyện có 823 máy cày, bừa; 1.564 máy tuốt, máy xay xát, máy thái rau
lợn, máy tạch hạt và 659 máy cắt cỏ; 472 cưa máy, 15 máy xúc, ủi các loại... chính
vì vậy góp phần nâng cao năng suất, tăng hiệu quả kinh tế trong hộ gia đình.
Bảng 3.25. Các nguồn lực đƣợc huy động cho phát triển nhanh kinh tế nông
thôn huyện Ba Chẽ giai đoạn 2009-2013
Tổng nguồn vốn huy động 5 năm 2009-2013: 953.387,1 triệu đồng; trong đó:
Vốn ngân sách nhà nước: 845.855,1 triệu đồng.
Chỉ tiêu
Stt
Đvt
Số lƣợng
1
Chương trình mục tiêu quốc gia
Tr.đồng
24.530,9
2
Chương trình hỗ trợ có mục tiêu
Tr.đồng
251.532,2
3
Kiên cố hóa trường lớp học
Tr.đồng
5.032,0
4
Vốn vay ưu đãi
Tr.đồng
32.200,0
5
Huy động các nguồn khác
Tr.đồng
640.092,0
(Nguồn số liệu Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Ba Chẽ)
* Tồn tại, hạn chế trong năng lực của Chính quyền
- Đội ngũ cán bộ chuyên môn làm công tác giảm nghèo ở các xã - thị trấn
vừa thiếu, vừa yếu, lúng túng trong công tác tham mưu, triển khai thực hiện.
- Một số cấp ủy - chính quyền địa phương chưa nhận thức về ý nghĩa và tầm
quan trọng của công tác giảm nghèo nên thiếu sự tập trung đầu tư đúng mức và không
được ưu tiên trong chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Có nơi công tác giảm nghèo không được xem trọng đúng mức, khoán trắng cho cán bộ
giảm nghèo, tuyên truyền vận động phong trào quần chúng tham gia giảm nghèo và tổ
chức các hoạt động giảm nghèo yếu, chưa phát huy tiềm năng thế mạnh sẵn có để đạt
mục tiêu xóa nghèo.
- Công tác đào tạo nghề còn hạn chế (tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ đạt
16,65%), hiệu quả chưa cao, không đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong
và ngoài nước, từ đó làm cho lao động thất nghiệp, thiếu việc làm có chiều hướng
gia tăng.
- Các hoạt động tôn vinh các tấm gương nỗ lực vươn lên thoát nghèo còn ít;
chưa có nhiều cơ chế động viên các cá nhân có thành tích giảm nghèo hoặc tích cực
tham gia các chương trình tập huấn, hướng dẫn cách làm ăn; tổ chức các cuộc thi về
83
giảm nghèo. Hạn chế trong tổ chức các liên quan đến tay nghề, năng suất lao động,
sáng tạo,.. từ cấp thôn bản trở lên
- Chưa xác định được các sản phẩm chủ lực, phát huy tiềm năng đất đai của
địa phương. Sản xuất còn mang tính tự phát chưa có tổ chức sản xuất gắn với sản
xuất-chế biến- tiêu thụ.
3.2.2.3. Năng lực của Cộng đồng
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo các đoàn thể chính trị - xã hội của huyện đã
tích cực tham gia bằng nhiều hình thức như: tuyên truyền vận động nhân dân hiểu
rõ tầm quan trọng của công tác giảm nghèo, tổ chức các lớp hướng dẫn hội viên
chăn nuôi, mua bán nhỏ, mở các lớp tập huấn chăn nuôi, trồng rừng, chuyển gia
khoa học kỹ thuật, các lớp dạy nghề (Nấu ăn, Sơ cấp xây dựng, Trồng nấm Linh
chi, chăn nuôi Thú y, chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng cây dược liệu dưới tán
rừng...), giới thiệu cho vay vốn tín chấp thông qua Ngân hàng Chính sách…
Hàng năm, các tổ chức đoàn thể như Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội
Nông dân, Đoàn Thanh niên đều có kế hoạch và giải pháp cụ thể giúp đỡ hội viên
vươn lên thoát nghèo có địa chỉ, thông qua các mô hình, các giải pháp cụ thể như:
"Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình", “Chi hội nông dân giúp nhau thoát
nghèo” trong đó nội dung chủ yếu là phân công các chi hội, cá nhân giúp đỡ cụ thể
với nhiều hình thức vốn, giống, ngày công, cho vay không lấy lãi. Thông qua những
hoạt động này hàng năm đã giúp cho người dân nâng cao được nhận thức, tự lực
vươn lên thoát nghèo.
* Tồn tại, hạn chế trong năng lực của Cộng đồng
- Chưa triển khai thực hiện được mô hình khuyến nông “từ nông dân đến
nông dân” trên cơ sở học hỏi từ người dân, phát huy vai trò lan tỏa của những người
tiên phong; việc phát triển các tổ nhóm nông dân kết hợp giữa người nghèo và
người không nghèo (người tiên phong) dựa trên các liên kết truyền thống trong cộng
đồng còn hạn chế
- Công tác vận động các doanh nghiệp tham gia giúp đỡ hộ nghèo tạo công
ăn việc làm và đưa lao động nghèo vào làm việc trong các doanh nghiệp của họ và
xây dựng mối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm
còn hạn chế.
- Chưa xây dựng được mô hình an sinh xã hội dựa vào cộng đồng trong việc
phòng chống rủi ro, hỗ trợ sản xuất.
84
3.2.2.4. Dịch vụ công cộng và dịch vụ xã hội
- Hỗ trợ hỗ nghèo về nhà ở: Thực hiện chương trình hỗ trợ về nhà ở cho hỗ
nghèo theo quy định tại Quyết định 167 ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ,
huyện Ba Chẽ có 453 hộ nghèo ở khu vực nông thôn được hỗ trợ nhà ở với số tiền
9.966 triệu đồng; hỗ trợ kinh phí cho các gia đình người có công xây dựng nhà ở từ
nguồn quĩ đền ơn đáp nghĩa với số tiền là 790 triệu cho 23 gia đình. Chương trình
hỗ trợ cho hộ nghèo về nhà ở đã giúp cho hộ nghèo có điều kiện cải thiện về nhà ở
vững chắc và vươn lên thoát nghèo bền vững. Từ đó đã góp phần giúp cho các hộ
yên tâm sản xuất và ổn định đời sống.
- Nước sinh hoạt cho hộ nghèo: Trong những năm qua Huyện đã tranh thủ được
sự quan tâm đầu tư của Nhà nước về các công trình thuỷ lợi. Xây dựng mới 22 công
trình nước sinh hoạt nông thôn, tổng vốn đầu tư 14.683,9 triệu đồng. Sửa chữa nâng
cấp 8 công trình, vốn sửa chữa 2.787 triệu đồng, góp phần nâng cao số hộ nông thôn
được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh từ 56% năm 2008 lên 94% năm 2013.
- Hỗ trợ người nghèo về chính sách về y tế, chăm sóc sức khoẻ: Các chỉ tiêu
về khám chữa bệnh, điều trị đều đạt cả 2 tuyến huyện và xã; 8/8 trạm Y tế xã đều
đạt chuẩn Quốc gia. Đại bộ phận người nghèo được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ y tế
chăm sóc sức khoẻ.
- Chính sách về giáo dục: Ngoài việc thực hiện chương trình cao tầng chuẩn
hoá trường học và các chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ vở viết, sách giáo khoa
cho học sinh con hộ nghèo theo quy định của Nhà nước, trong hơn hai năm qua
được sự quan tâm của Tỉnh, huyện tiếp tục xây dựng và duy trì mô hình "Nội trú xã
dân nuôi", để thu hút học sinh nghèo và những học sinh ở các thôn bản vùng sâu,
vùng xa theo học. Huyện đã thực hiện đầy đủ các chính sách, như chi trả kinh phí
miễn giảm học phí theo Nghị định 49/CP cho sinh viên; hỗ trợ cho 8.991 học sinh
nội trú dân nuôi thuộc các xã; hỗ trợ tiền ăn trưa cho 930 học sinh Mầm non (3-5
tuổi); hỗ trợ tiền chi phí học tập theo NĐ 49 cho học sinh (Mầm non,
TH,THCS,THPT). Triển khai thực hiện hiệu quả chương trình cho vay ưu đãi học
sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Đến nay trên địa huyện đã cho 1.264 học
sinh, sinh viên được vay vốn đi học với số tiền vay 7.404 triệu đồng.
85
Bảng 3.26. Kết quả đầu tƣ cho nông thôn, nông dân huyện Ba Chẽ
giai đoạn 2009-2013
Chỉ tiêu
Stt
Đơn vị tính
Số lƣợng
1.
Xây dựng hạ tầng
Tr.đồng
855.746,2
-
Điện
Tr.đồng
37.908,0
-
Giao thông
Tr.đồng
484.330,0
-
Thủy lợi, nước sinh hoạt
Tr.đồng
58.850
-
Trường học
Tr.đồng
130.780,0
-
Cơ sở vật chất văn hóa
Tr.đồng
66.808,73
-
Y tế, dịch vụ xã hội
Tr.đồng
14.030,0
-
Hạ tầng dịch vụ công cộng
Tr.đồng
7.290,0
-
Đầu tư khác
Tr.đồng
66.970,0
2.
Phát triển sản xuất
Tr.đồng
96.714,30
3.
Tuyên truyền
Tr.đồng
5,6009
4.
Đào tạo
Tr.đồng
216,80
(Nguồn số liệu Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Ba Chẽ)
- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người nghèo: Trong những
năm qua các hoạt động truyền thông về giảm nghèo chủ yếu do Sở Lao độngTB&XH thực hiện như xây dựng cụm panô tuyên truyền tại 3 xã có tỷ lệ hộ nghèo
cao trên địa bàn huyện: Đồn Đạc, Nam Sơn, Thanh Sơn. Đẩy mạnh thực hiện các
nội dung tuyên truyền: Phóng sự về mô hình giảm nghèo, tin, bài về chủ trương
chính sách giảm nghèo qua đài Truyền thanh – Truyền hình huyện; thực hiện phát
thanh, truyền hình bằng 03 thứ tiếng Kinh, Dao Thanh y và Dao Thanh phán. Tuy
nhiên ý thức của một bộ phận người nghèo ở Ba Chẽ chưa cao, nên việc thực hiện
các chủ trương của nhà nước về giảm nghèo còn hạn chế, chưa phát huy nội lực
trong nhân dân.
3.2.2.5. Tính an toàn (Khả năng chống chịu rủi ro)
- Kết quả đạt được: Công tác phòng chống dịch bệnh cho người dân được
quan tâm chỉ đạo, các chương trình Y tế như: Tiêm chủng mở rộng, các chương
trình phòng chống quốc gia (bướu cổ, chống số rét, phòng chống lao, phòng chống
86
HIV/AIDS), tuyên truyền cho nhân dân về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống,
tiêm phòng cho phụ nữ có thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ uốn ván đạt 98%.
Đại bộ phận người nghèo được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ;
cấp đạt 100% thẻ Bảo hiểm Y tế cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, đối tượng
Bảo trợ xã hội, trẻ em dưới 6 tuổi.
Công tác phòng chống bão lũ, thiên tai và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn
được quan tâm chỉ đạo và tập trung giải quyết, kịp thời. Công tác tuyên truyền phòng
chống dịch bệnh trong chăn nuôi đều được tuyên truyền rộng rãi đến mọi người dân,
việc tiêm phòng dịch cho gia súc, gia cầm hàng năm đạt 70-80% tổng đàn.
- Tồn tại hạn chế:
+ Mối liên kết giữa hộ dân với nhau chưa đủ mạnh trong phòng chống lại các
biến động của giá cả, dịch bệnh; liên kết giữa người dân và doanh nghiệp chưa có.
+ Người dân chưa thực sự quan tâm đến phòng ngừa hạn chế rủi ro (ví dụ
trong chăn nuôi gia súc vẫn theo hình thức thả rông, không làm chuồng trại, không
chủ động phòng chống rét và chủ động nguồn thức ăn; chăn nuôi gia cầm khi phát
hiện ổ dịch mới tổ chức tiêm phòng...).
+ Nguồn hỗ trợ các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn khi gặp thiên tai, dịch
bệnh vẫn còn thấp.
3.2.2.5. Đánh giá của người nghèo về chính sách, giải pháp giảm nghèo
Người nghèo là đối tượng tác động chính của các chương trình, chính sách hỗ
trợ giảm nghèo. Để đánh giá một cách xác thực về tính hiệu quả, tính phù hợp của các
chính sách, chương trình giảm nghèo, khả năng tiếp cận của người nghèo, việc thoả
mãn với dịch vụ được cung cấp và tác động của dịch vụ này đến giảm nghèo. Kết quả
nghiên cứu tại các địa phương trên địa bàn huyện cho thấy, các chính sách về giáo dục,
y tế và tín dụng được 100% người nghèo biết. Đồng thời, kết quả khảo sát cho thấy
100% người nghèo đều khẳng định những chính sách, giải pháp như hỗ trợ y tế, giáo
dục, tín dụng, khuyến nông và xây dựng hạ tầng cơ sở đều cần thiết. Tuy nhiên vấn đề
đáng quan tâm hiện này là việc tiếp cận đến các lợi ích, dịch vụ có dễ dàng không? về
lý thuyết dễ dàng thấy rằng tuy cùng được cung cấp các dịch vụ, lợi ích như nhau
nhưng việc tiếp cận đến những dịch vụ, lợi ích này ở những vùng khác nhau, những
nhóm đối tượng khác nhau là khác nhau.
87
Bảng 3.27. Đánh giá của ngƣời nghèo về mức độ dễ tiếp cận
dịch vụ giảm nghèo
Rất dễ
Bình thƣờng
Khó tiếp cận
(%)
(%)
(%)
Tín dụng ưu đãi
10,16
76,30
13,54
Khuyến nông, hướng dẫn cách làm ăn
8,57
73,7
17,73
Hỗ trợ y tế
4,13
80,20
15,67
Miễn giảm học phí
1,25
81,6
17,15
Hạ tầng cơ sở
1,27
95,87
2,86
Chính sách, dự án
( Nguồn: Số liệu điều tra)
Trong quá trình triển khai thực hiện các dịch vụ giảm nghèo thì người nghèo
cũng không dễ dàng hưởng lợi ích hoặc hài lòng với những lợi ích, dịch vụ đó.
Những nhận xét này đã được nhiều báo cáo đánh giá khác nhau nêu ra và nghiên
cứu này sử dụng khảo sát cũng như tham vấn người dân để kiểm chứng. Trước hết
bằng bảng hỏi, nghiên cứu đặt câu hỏi đối với người dân “có thấy cản trở khi tiếp
cận các dịch vụ giảm nghèo không?” Kết quả cho thấy cảm nhận về những trở ngại
ở nhóm thoát nghèo thấp hơn nhóm rất nghèo và nghèo.
Bảng 3.28. Cảm nhận của ngƣời nghèo với các dịch vụ giảm nghèo
Tín dụng
Y tế
Giáo dục
Khuyên
Hạ tầng
(%)
(%)
(%)
nông (%)
(%)
Thoát nghèo
22,37
31,2
23,81
13,33
11,43
Nghèo
38,57
32,25
35,10
24,35
13,47
Rất nghèo
56,64
34,45
37,24
28,15
19,05
Nội dung
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Đây được coi là những rào cản đối với người nghèo khi tiếp cận chính sách,
dịch vụ giảm nghèo, qua đó không thúc đẩy người dân (nhất là người dân tộc) theo
đuổi những dự định đầu tư, phát triển kinh tế hộ gia đình.
3.2.4.6. Nhận thức của người nghèo về vai trò, trách nhiệm, ý thức vươn lên
Để đánh giá về vai trò, ý thức của nhóm hộ nghèo và không nghèo, nội dung
của việc điều tra, khảo sát được tập trung và hướng vào những nội dung như sau:
đánh giá về bản thân mình theo mức độ quyết tâm vươn lên thoát nghèo; thói
quen của cá nhân chủ hộ, thành viên trong hộ gia đình khi nhàn rỗi; thái độ của
88
hộ khi tham gia các lớp tập huấn chuyển giao KHKT, hướng dẫn cách làm ăn; ai
có trách nhiệm giảm nghèo.
+ Với câu hỏi để xác định ý thức của người dân cố gắng vươn lên hay an phận
với cuộc sống hiện tại (theo 03 mức trả lời), kết quả thu đươc như sau:
Bảng 3.29. Thái độ vƣơn lên của các nhóm hộ nghèo
Stt
I
II
Rất mong
muốn (%)
Mong muốn
(%)
Bằng lòng
với cuộc sống
hiện tại (%)
Nghèo
20,83
51,04
28,13
Thoát nghèo
55,88
34,31
9,81
Lương Mông
45,5
39,40
15,2
Đạp Thanh
42,4
42,4
15,2
Thanh Lâm
42,4
39,40
18,2
Thanh Sơn
36,4
45,5
18,2
Nam Sơn
33,3
45,45
21,2
Đồn Đạc
36,3
42,4
24,2
Đối tƣợng/Vùng
Nhóm đối tƣợng
Chia theo vùng
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Qua kết quả điều tra khảo sát cho thấy: Những hộ thoát nghèo có khao khát,
mong muốn thoát nghèo hơn (55% khẳng định là rất mong mốn thoát nghèo và chỉ có
9,81% là có thái độ bằng lòng với cuộc sống hiện tại). Đối với nhóm hộ nghèo, kết quả
khảo sát cho thấy ý thức và khát khao mong muốn thoát nghèo thấp hơn (chỉ có
20,83% khẳng định là rất mong muốn, trong khi đó số bằng lòng với cuộc sống hiện tại
là 28,13%). Nguyên nhân là do tâm lý của người dân sợ rằng khi thoát khỏi diện nghèo,
gia đình không được nhà nước hỗ trợ: Bảo hiểm y tế, con đi học phải mất tiền học phí
và không được nhận các khoản trợ cấp khác được thể hiện rõ trong quá trình bình xét
hộ nghèo tại các thôn, bản, khu phố; Tư tưởng người dân muốn cào bằng “nếu
nghèo thì nghèo cả thôn, không nghèo thì không nghèo cả thôn, không tham gia
bình xét hộ nghèo”. Một số thôn, bản vùng khó khăn, dân tộc thiểu số có tư tưởng,
tâm lý “thích nghèo” ... Tuy nhiên khi nhóm điều tra nêu ra câu hỏi: Nếu hiện nay hộ
nghèo không còn được hỗ trợ nữa mà chỉ hỗ trợ cho vùng nghèo, đầu tư cho cộng đồng
thì anh chị có muốn thoát nghèo không? Kết quả nhận được trên 80% người dân đồng
ý là thoát nghèo, còn lại là bằng lòng với cuộc sống hiện tại.
89
Kết quả thăm dò tại các xã cho thấy: Những hộ dân thuộc các xã Lương
Mông, Đạp Thanh có ý thức và mong muốn thoát nghèo cao hơn so với khu vực các
xã Nam Sơn và Đồn Đạc. Điều này liên quan đến, ý thức, tập quán sinh hoạt của
các cộng đồng trên địa bàn huyện. Đối với những xã ở khu vực Lương Mông, Đạp
Thanh, Thanh Lâm dân tộc Tày chiếm đa số, ý thức vươn lên của họ cao hơn so với
các dân tộc khác trong cùng cộng đồng.
Trong nội dung về hành vi của người nghèo khi nhàn rỗi để tìm hiểu sâu hơn,
thực chất hơn về ý thức, hành vi nhằm vươn lên thoát nghèo của mỗi hộ dân, mỗi
nhóm đối tượng và theo từng đơn vị xã, kết quả cho thấy:
Bảng 3.30. Hành vi của ngƣời nghèo khi nhàn rỗi
Stt
Đối tƣợng/Vùng
Nghỉ ngơi tại
Làm thêm
Đi chơi, uống
nhà (%)
(%)
rƣợu (%)
I
Nhóm đối tƣợng
1
Nghèo
36,5
32,3
31,2
2
Thoát nghèo
31,4
50,0
18,6
II
Chia theo vùng
1
Lương Mông
33,3
48,5
18,2
2
Đạp Thanh
33,4
42,4
24,2
3
Thanh Lâm
33,3
42,4
24,3
4
Thanh Sơn
36,4
39,4
24,2
5
Nam Sơn
33,3
36,4
30,3
6
Đồn Đạc
33,3
39,4
30,3
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Những nỗ lực vươn lên của các hộ dân tại các xã Thanh Lâm, Đạp Thanh,
Lương Mông cao hơn so với các xã khu vực dưới, do thói quen của cộng đồng dân
cư khu vực này dành nhiều thời gian cho công việc, tìm kế sinh nhai. Đối với các xã
khu vực dưới, thời gian dành cho đi làm thêm thấp hơn, nguyên nhân là do thói
quen, nhận thức của một bộ phần người dân là làm chỉ đủ ăn, làm được bao nhiêu
tiền là tiêu hết bấy nhiêu, chỉ khi nào hết tiền thì mới đi làm, nếu còn tiền thì cứ
nghỉ ngơi, hay tụ tập đánh bạc, uống rượu khi có thời gian nhàn rỗi.
Đối với nội dung khảo sát, xem xét nhận thức của người nghèo về vai trò,
trách nhiệm của bản thân họ đối với hoạt động giảm nghèo. Kết quả cho thấy hầu
hết người đều cho rằng vai trò chính trong giảm nghèo là nỗ lực của bản thân người
90
nghèo (73,32%). Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại tư tưởng trông chờ, ỷ lại, thu động
trước chính bản thân mình khi cho rằng hoạt động giảm nghèo là chính quyền
(18,18%); Đặc biệt trong nhóm hộ nghèo thì có rất ít nhóm hộ (65,63%) cho rằng
vai trò của bản thân người nghèo là chính, bên cạnh đó có đến 23,96% cho rằng đó
là trách nhiệm của chính quyền.
Bảng 3.31. Nhận thức về vai trò, trách nhiệm trong giảm nghèo
Yếu tố
Bản thân hộ
gia đình (%)
Chính
quyền (%)
Hội Đoàn
thể (%)
Khác (%)
73,32
18,18
5,56
3,03
Nghèo
65,63
23,96
8,33
2,08
Thoát nghèo
80,39
12,75
2,94
3,92
Lương Mông
81,82
15,15
0
3,03
Đạp Thanh
75,76
15,15
6,06
3,03
Thanh Lâm
75,76
18,18
3,03
3,03
Thanh Sơn
69,70
18,18
9,09
3,03
Nam Sơn
66,67
21,21
9,09
3,03
Đồn Đạc
69,70
21,21
6,06
3,03
Đối tƣợng/Vùng
Nhóm đối tƣợng
Chia theo vùng
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Kết quả khảo sát cho thấy nhận thức về trách nhiệm của bản thân trong giảm
nghèo cũng thay đổi theo từng vùng và địa phương. Do vậy trong triển khai thực
hiện hoạt động giảm nghèo cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, lựa chọn
vùng, địa bàn tập trung cho công tác tuyên truyền để người dân có nhận thức sâu
hơn nữa về hoạt động giảm nghèo.
3.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Chẽ, tỉnh
Quảng Ninh
3.2.3.1. Cơ chế chính sách
Trên bình diện cả nước nói chung và huyện Ba Chẽ nói riêng, nhiều chính
sách giảm nghèo được ban hành nhưng chủ yếu mang tính hỗ trợ như chính sách y
tế, giáo dục, nhà ở..., trong khi đó chính sách đầu tư tạo sinh kế cho người nghèo
chưa nhiều, suất đầu tư thấp như vốn tín dụng ưu đãi, vay vốn giải quyết việc làm,
đào tạo nghề. Các chính sách cũng chưa thật sự hướng vào mục tiêu nâng cao năng
91
lực thị trường cho người nghèo và hỗ trợ họ tiếp cận thị trường, mà còn mang nặng
tính bao cấp nên phát sinh tư tưởng ỷ lại của người nghèo, tạo ra xu hướng nhiều hộ
dân muốn được vào diện hộ nghèo để được hưởng chính sách. Một số chính sách hỗ
trợ người nghèo còn mang tính ngắn hạn, giải pháp tình thế, nên chưa tập trung
đúng mức vào giải quyết nguyên nhân của đói nghèo như chính sách hỗ trợ tiền
điện cho hộ nghèo, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo vùng khó khăn…
tạo ra tâm lý ỷ lại, trông chờ của một bộ phận hộ nghèo, không quyết tâm vươn lên
thoát nghèo. Có thể nói cơ chế chính sách chưa phù hợp, còn dàn trải và chưa gắn
với thực tiễn từng địa phương là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới
giảm nghèo bền vững ở huyện Ba chẽ
3.2.3.2. Nhóm yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên
Ba Chẽ thuộc địa hình đồi núi cao nằm trong cánh cung Bình Liêu - Đông
Triều, các dãy núi chạy dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Ba Chẽ có địa hình
dốc bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đất tạo thành các thung lũng hẹp và các con
suối, sông lớn nhỏ. Độ cao trung bình của Ba Chẽ từ 300m - 500m so với mực nước
biển. Địa hình Ba Chẽ chia cắt bởi các dãy núi và các sông suối tạo thành những
thung lũng nhỏ hẹp. Tuy không thuộc vùng núi cao nhưng địa hình chia cắt phức
tạp nên phần lớn là đất dốc, thung lũng nhỏ hẹp, diện tích đất canh tác nông nghiệp
bị hạn chế, tiềm năng đất đai chủ yếu thích hợp cho lâm nghiệp và phát triển chăn
nuôi đại gia súc. Có thể nói các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên cũng có ảnh
hưởng không nhỏ đến công tác giảm nghèo bền vững chủ yếu đến từ vị trí địa lý và
địa hình của huyện
3.2.3.3. Các yếu tố kinh tế
Người dân huyện Ba Chẽ với thu nhập thấp, nghề nghiệp không ổn định, đa
phần các hộ nghèo là người dân tộc thiểu số vốn đã quen với cuộc sống nghèo và
lạc hậu. Đây là một trong những cản trở lớn đối với công tác giảm nghèo và giảm
nghèo bền vững.
3.2.3.4. Nhóm yếu tố giáo dục
Huyện Ba Chẽ với số lượng hộ là người đồng bào dân tộc khá lớn, thu nhập thấp,
ít được học hành đầy đủ, đây cũng là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến các chính sách về
giảm nghèo và giảm nghèo bền vững. Người nghèo thường có trình độ học vấn tương
đối thấp, thiếu kỹ năng làm việc và thông tin, thiếu kinh nghiệm sản xuất, không có kinh
nghiệm làm ăn, cho nên không có được các giải pháp để tự thoát nghèo. Các hộ nghèo
92
không có điều kiện học tập văn hoá, các con em họ không có nhiều cơ hội đến trường,
nhất là con em vùng dân tộc ít người, miền núi vùng sâu, vùng xa, đây cũng là một trong
các nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo dai dẳng, nghèo từ đời này sang đời khác.
dân trên địa bàn huyện Ba Chẽ
3.2.3.5. Các nguyên nhân
Để triển khai công tác giảm nghèo bền vững một cách có hiệu quả, đặc biệt
là đề ra những giải pháp giảm nghèo một cách sát thực, cần phải xác định rõ đâu là
nguyên nhân dẫn đến sự nghèo đói của hộ, thông qua đó động viên, khích lệ tiềm
năng trong bản thân từng người, từng hộ nghèo được khai thác, phát huy triệt để các
cơ chế chính sách hiện hành trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về
giảm nghèo. Tuy nhiên việc không xác định được nguyên nhân, hay những nguyên
nhân được xác định không đúng với thực tế, có thể làm giảm hiệu quả của các giải
pháp giảm nghèo, thậm chí gây phản tác dụng tạo ra tâm lý ỷ lại, chờ đợi bao cấp
nhiều hơn nữa của nhà nước và của cộng động.
Từ bảng số liệu (Bảng 3.23 Tổng hợp các nguyên nhân chủ quan dẫn đến
nghèo của các hộ điều tra) và các tồn tại hạn chế trong thực hiện giảm nghèo thời
gian qua của huyện Ba Chẽ, xác định được những nguyên nhân dẫn nghèo của hộ
hoặc của địa phương.
- Thứ nhất: Thiếu kinh nghiệm sản xuất, đa số người lao động còn hạn chế
về trình độ học vấn, thiếu kiến thức chuyên môn kỹ thuật phục vụ sản xuất, phát
triển kinh tế; cách thức sản xuất của người dân còn mang tính tự phát, dựa theo bản
năng kinh nghiệm nên năng suất, chất lương cây trồng vật nuôi không phát triển;
vẫn còn hiện tượng bảo thủ trì trệ trong cách nghĩ, cách làm, không chịu khó suy
nghĩ, không chịu đầu tư công sức vốn liếng vào sản xuất, không dám sản xuất làm
ăn lớn.
- Thứ hai: Tình trạng thiếu đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số và hộ
nghèo ở xã; thôn, bản đặc biệt khó khăn còn chiếm tỷ lệ cao. Đất đai vừa là đối
tượng vừa là tư liệu sản xuất nông, lâm nghiệp, trong đó lâm nghiệp là ngành sản
xuất mũi nhọn, chiếm vị trí chủ đạo trong lâm - nông nghiệp - thủy sản của huyện
Ba Chẽ; đất đai trở thành một yếu tố cần thiết để hộ dân phát triển sản xuất, tăng thu
nhập. Vì vậy để thực hiện giảm nghèo bền vững, ổn đinh đời sống nhân dân cần
phải thực hiện tốt chính sách giao đất, giao rừng kết hợp với xây dựng chính sách
phù hợp để người dân có thể gắn kinh tế gia đình với phát triển nghề rừng.
-
.
93
- Thứ ba: Lười lao động, thiếu ý trí vươn lên thoát nghèo. Đó là sự thu động,
ỷ lại, chời đợi trông chờ vào sự trợ giúp của nhà nước, sự giúp đỡ từ cộng đồng của
những người nghèo. Một bộ phận người dân còn thờ ơ, bàng quan không quan tâm
đến thành quả lao động động sản xuất của mình (Chăn nuôi trâu bò thì đem thả rông
trên rừng không chăn dắt bảo quản mất còn không biết, dịch bênh không biết).
- Thứ tư: Khả năng đa dạng hóa việc làm của các hộ dân còn hạn chế, các hộ
nghèo nông dân nghèo thường vi vào cớ do hoàn cảnh thiếu lao động, không có đất
đai để sản xuất mà thiếu đi sự linh hoạt trong tìm kiếm các công việc làm thêm để
thăng thu nhập cho hộ gia đình; một bộ phận nhỏ có ý thức làm thêm nhưng không
quyết liệt, chỉ làm đủ ăn cho ngày hôm nay mà không nghĩ đến tích lũy cho ngày
mai của người dân còn rất phổ biến ở các thôn, bản.
- Thứ năm: Do thiếu hoặc không có vốn để sản xuất, kinh doanh. Vốn dưới
dạng tiền mặt, bất động sản, nguyên vật liệu, giống... có ý nghĩa rất lớn đối với hộ
dân, vì thiếu hoặc không có vốn sẽ là trở ngại rất lớn đối với người dân trong sản
xuất, kinh doanh khi tham gia vào kinh tế thị trường. Song ở đây có một nghịch lý
là những người nghèo thường là những người không có vốn để làm ăn, song chính
họ lại là những người không biết cách bảo quản đồng vốn và làm cho nó sinh sôi
nảy nở, do họ thiếu kinh nghiệm làm ăn, thiếu thông tin, thiếu thị trường. Do đó
nhiều khi họ cũng không dám vay vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh vì lo
không trả được nợ. Mặt khác, cũng không loại trừ một số người nghèo vay vốn, tìm
kiếm tín dụng còn là vì để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tối thiểu như ăn, sửa nhà, ốm
đau bệnh tật...
- Ngoài những nguyên nhân trên, tại địa phương còn có nhiều nguyên nhân
khác dẫn đến tình trạng nghèo, ảnh hưởng đến quá trình giảm nghèo:
+ Quy mô hộ gia đình và tỷ lệ người sống phụ thuộc: Các hộ nghèo ở trên
địa bàn huyện Ba Chẽ đa số là các hộ có nhiều con. Trong tổng số 811 hộ nghèo
năm 2013 của huyện, bình quân mỗi hộ có 4,51 nhân khẩu, tỷ lệ người phụ thuộc là
2,85 do ảnh hưởng quan điểm, tập tục lạc hậu và ít thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
Những hộ nghèo luôn ở trong tình trạng "người làm thì ít, người ăn thì nhiều".. Một
số trường hợp mới tách hộ, con nhỏ không có điều kiện về sinh kế.
+ Chi tiêu không có kế hoạch, đặc biệt là trong cộng đồng dân tộc Dao (Dao
Thanh Y, Dao Thanh Phán) vẫn còn có thói quen sử dụng tiền bạc, người nào làm ra
tiền thì người đó tiêu, không biết cách hình thành nguồn tài chính chung trong gia
đình, để tương trợ lẫn nhau...
94
+ Sự thiếu hiểu biết về xã hội, lạc hậu, duy trì và tồn tại các tai tệ nạn xã hội
như cờ bạc, rượu chè còn xảy ra trong một bộ phận người nghèo.
3.2.3.6. Nguyên nhân của các trường hợp thoát nghèo thành công (giảm nghèo
bền vững)
- Về vốn tài chính: Chủ động cao trong việc tự đi xin vay hay trong việc sử
dụng vốn vay được để giảm nghèo hiệu quả; có yếu tố khách quan bổ sung vốn như
nhận được tiền từ khai thác gỗ rừng trồng (Keo, Sa mộc, quế), mô hình chăn nuôitrồng trọt theo cơ chế hỗ trợ của huyện (nuôi lợn, gà, trâu, bò), thu hoạch từ trồng
cây Lâm sản ngoài gỗ (cây Địa liền, Hương bài, gừng), thu từ trồng cây đặc sản
(Thanh Long, Tre Mai, Nấm Linh chi…); có tiền tiết kiệm.
- Vốn nhân lực: Có thể có nhiều con nhưng con cái đã lớn, có trình độ học
vấn cao hơn, có việc làm và có khả năng hỗ trợ gia đình; Cha mẹ có sức khoẻ tốt và
chăm chỉ làm việc.
- Vốn tự nhiên và vốn vật chất: Có đất và có nhiều tài sản phục vụ cho sản
xuất, bao gồm cả việc đất đai thuận lợi canh tác, có giá trị hoặc có chất lượng cao,
hay đất ở các vị trí thuận lợi để làm cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Vốn xã hội: Cộng đồng dân cư, các cơ quan đoàn thể có nhiều chương trình
giúp đỡ, động viên người nghèo vươn lên thoát nghèo; có nhiều chính sách động
viên khuyến khích hộ thoát nghèo. Cung cấp những hỗ trợ kèm theo (ưu đãi lãi suất
để họ mạnh dạn vay vốn đầu tư, sản xuất, hướng dẫn tập huấn kỹ thuật chăm sóc
cây trồng vật nuôi...)
- Về nhận thức, ý thức vươn lên: Có quyết tâm thoát nghèo cao, có ý chí học
hỏi các kỹ thuật mới, có nhận thức tốt; Năng động và biết cân bằng hợp lý giữa tiêu
dùng và tiết kiệm để có vốn đầu tư vào sản xuất trong tương lai; thực hiện tốt việc
đa dạng hóa việc làm, tranh thủ làm thêm. Không có tệ nạn xã hội; có độ tin cậy tín
dụng cao.
- Về năng lực: Biết tận dụng triệt để và khai thác có hiệu quả các cơ hội từ
các chương trình và chính sách giảm nghèo; Tiếp cận được tốt với các nguồn thông
tin và quyết định được đúng đắn về các vấn đề liên quan đến sản xuất. Triển khai
thanh công các mô hình trồng trọt hay chăn nuôi mới.
3.2.3.7. Nguyên nhân của các trường hợp tái nghèo và nghèo phát sinh (nghèo mới)
- Rủi ro: Tai nạn bất thường xảy ra trong sản xuất và kinh doanh; việc mắc
phải bệnh nặng hoặc bệnh kinh niên, mất đi lao động chủ chốt trong gia đình; thiên
tai, bệnh dịch trong cây trồng hay vật nuôi, mất mùa; các rủi ro khác trong sản xuất.
95
-
, việc làm: Tình trạng thiếu việc làm, dư thừa lao động tại địa
phương; thói quen lười làm việc, không muốn đi làm ăn xa; trình độ học vấn thấp.
- Thay đổi về nhân khẩu: Hộ gia đình mới chia tách.
: Hộ gia đình vướng vào các tệ nạn của xã hội như rượu
chè, cờ bạc cũng có ảnh hưởng lớn đến thu nhập và chi tiêu của hộ.
3.3. Đánh giá chung về những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế của công tác
giảm nghèo bền vững ở huyện Ba Chẽ
3.3.1. Kết quả đạt được
Công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện trong thời gian qua đã đạt
được những kết quả tích cực:
- Sự lãnh đạo, chỉ đạo tích cực của cấp uỷ Đảng, Chính quyền các cấp,
sự quan tâm đầu tư, giúp đỡ của Trung ương, của Tỉnh, các đơn vị trợ giúp và
sự vào cuộc của các ngành, đoàn thể; tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đã
từng bước nâng lên và ổn định, các chỉ tiêu phát triển kinh tế hàng năm đều đạt
và vượt kế hoạch.
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm theo đúng kế hoạch đề ra, tỷ lệ hộ tái
nghèo thấp; Thực hiện tốt công tác hỗ trợ phát triển sản xuất cho người nghèo như:
cho vay tín dụng ưu đãi, khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ dạy nghề, hỗ trợ đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu về sản xuất và dân sinh; hỗ trợ người nghèo tiếp
cận các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, trợ giúp pháp
lý; quan tâm đầu tư đến công tác truyền thông về giảm nghèo, đào tạo nâng cao
năng lực cho cán bộ giảm nghèo, bước đầu đã tạo được sự đồng thuận trong nhận
thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân về thực hiện các mục tiêu giảm nghèo.
- Các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo cho những đối tượng đặc
biệt như Chương trình 135 của Trung ương, chương trình hỗ trợ sản xuất 4162 của
Tỉnh cơ bản đã phát huy được tác dụng và góp phần quan trọng vào kết quả giảm
nghèo của huyện.
- Nhận thức của nhân dân về công tác giảm nghèo đã có bước chuyển biến
tích cực. Người dân đã thấy được trách nhiệm của mình trong việc giảm nghèo từ
đó họ tự nỗ lực vươn lên thoát nghèo.
3.3.2. Tồn tại hạn chế
Kết quả giảm nghèo của huyện Ba Chẽ trong thời gian qua là khá nhanh, tính
bình quân tỷ lệ hộ nghèo giảm 10,3%; mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể
96
về giảm nghèo, nhưng sự giảm nghèo của huyện Ba Chẽ vẫn chưa thực sự bền
vững, điều đó được thể hiện ở các vấn đề sau:
- Tỷ lệ hộ nghèo của huyện có giảm nhưng vẫn còn rất cao (toàn huyện còn
811/4.899 hộ, chiếm tỷ lệ 16,55%). Trong đó còn 03/8 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 20%
trở lên (xã Thanh Sơn 24,04%, Nam Sơn 25,99%, Đồn Đạc 30,6%). Tỷ lệ hộ nghèo
có giảm theo đúng lộ trình đề ra hàng năm, nhưng vẫn còn nhiều hộ phát sinh
nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 có giảm nhưng không có sơ sở vững chắc, do đối
tượng điều tra, rà soát có sự thay đổi so với năm 2012 (Không xét vào diện hộ
nghèo, hộ cận nghèo đối với những hộ gia đình chỉ có 02 vợ chồng trẻ tuổi đời dưới
40 hiện chưa có con hoặc nuôi con đang học phổ thông, có sức lao động, có tư liệu
sản xuất nhưng lười lao động); không bình xét vào diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đối
với những hộ chỉ có người già, cao tuổi, nhưng con của họ có đời sống khá trở lên.
- Tỷ lệ hộ cận nghèo cao (656 hộ cận nghèo, chiếm 13,4% tổng số hộ trên
địa bàn huyện) tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo rất lớn, bởi vì mỗi khi có những tác động
bất lợi đến hộ cận nghèo (thiên tai, dịch bệnh, ốm đau...) thì họ dễ bị tái nghèo trở
lại do không đủ năng lực để đối phó với những biến cố đó.
- Trình độ dân trí không đồng đều, thiếu kiến thức và kinh nghiệm làm ăn;
năng lực trong phát triển kinh tế hộ và tham gia phát triển kinh tế- xã hội của đia
phương còn hạn chế; khi được hỗ trợ vay vốn thì không biết phát huy hiệu quả của
đồng vốn, dẫn đến không hoàn được nợ; chưa có ý thức tiết kiệm; chưa chủ động
tìm kiếm và tiếp cận các cơ hội phát triển cũng như chủ động phòng ngừa chống đỡ
được với những cú sốc và áp lực bên ngoài. Nhiều mô kinh tế, hình kinh nghiệm
giảm nghèo có hiệu quả chậm được áp dụng, phổ biến nhân rộng.
- Một bộ phận nhân dân vẫn còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào nhà nước để
được nhận sự hỗ trợ, trợ cấp của nhà nước; còn có tư tưởng bằng lòng với cuộc sống
hiện tại, có gì dùng đấy, không chịu khó làm ăn, lười lao động, không tự vươn lên
thoát nghèo.
- Sự vào cuộc của chính quyền ở một số xã đối với mục tiêu giảm nghèo còn
chưa thỏa đáng; chậm triển khai, tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách về giảm
nghèo. Việc chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện còn chung chung, thiếu giải pháp
cụ thể phù hợp cho từng đối tượng và từng địa bàn khác nhau. Thiếu phối hợp chặt
chẽ giữa các ngành và đoàn thể trong việc huy động các nguồn lực, xây dựng cộng
đồng đoàn kết, tương trợ lẫn nhau phòng chống rủi ro, hỗ trợ sản xuất.
97
- Cán bộ giảm nghèo chưa được xem trọng, một số nơi bố trí cán bộ không
đủ tầm, trình độ năng lực yếu phụ trách công tác giảm nghèo. Công tác tuyên truyền
vận động của cấp ủy, chính quyền về xóa nghèo vươn lên làm giàu ở một số xã thực
hiện chưa quyết liệt và thường xuyên; chưa làm tốt công tác tôn vinh, khen thưởng
đối với các cá nhân có thành tích xuất sắc trong giảm nghèo.
- Cơ chế hỗ trợ, giúp đỡ hộ thoát nghèo, cận nghèo trong vòng 3 năm đầu ổn
định cuộc sống chưa được quan tâm, phần nào tác động không nhỏ đến tâm lý, động
lực thoát nghèo trong đối tượng hộ nghèo. Một số cơ chế hỗ trợ dành cho người
nghèo của Trung ương đang tạo ra tâm lý ỷ lại của người người nghèo, chưa khuyến
khích tính chủ động vươn lên của người nghèo.
- Kinh tế xã hội trên địa bàn huyện tuy đã có sự phát triển nhưng còn thấp,
chưa thực sự khai thác được thế mạnh của địa phương trong phát triển kinh tế, các
nghị quyết thúc đẩy phát triển kinh tế, an sinh xã hội của huyện chưa thực sự đi vào
đời sống nhân dân, bên cạnh đó do địa hình chia cắt phức tạp nên ảnh hưởng đến
phát triển kinh tế của người dân.
98
Chƣơng 4
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI
HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH
4.1. Quan điểm, định hƣớng về công tác giảm nghèo
4.1.1. Quan điểm về công tác giảm nghèo
- Xác định giảm nghèo bền vững là ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương; phải được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, tổ
chức đoàn thể chỉ đạo sát sao để triển khai thực hiện.
- Giảm nghèo bền vững phải gắn liền với việc nâng cao nhận thức cho
người nghèo, để thúc đẩy người nghèo chủ động và tự nguyện thực hiện giảm
nghèo, góp phần trực tiếp thực hiện thành công mục tiêu xóa đói giảm nghèo của
Đảng và Nhà nước.
- Tạo môi trường, tạo điều kiện, tạo cơ hội để tiếp sức cho hộ nghèo vươn
lên; đồng thời phát huy nội lực, tích cực, chủ động tiếp thu học tập khoa học kỹ
thuật, tận dụng các nguồn lực để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống để thực hiện
thoát nghèo bền vững.
- Làm tốt công tác phòng ngừa, khắc phục rủi ro cho hộ nghèo trước những
biến cố; xã hội hóa các hoạt động giảm nghèo, đa dạng hóa việc huy động nguồn
lực hỗ trợ cho công tác giảm nghèo.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển các thành phần kinh tế nhằm tăng
việc làm, thu nhập để giảm nghèo.
4.1.2. Định hướng về công tác giảm nghèo
Bám sát tinh thần, nội dung Nghị quyết số 80/NQ-CP của Chính phủ ngày
19/5/2011 về Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đên năm
2020; Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015
của Chính phủ; Mục tiêu giảm nghèo bền vững của Tỉnh Quảng Ninh và của huyện
Ba Chẽ.
Xác định mục tiêu trước mắt và mục tiêu đến năm 2020, định hướng giảm
nghèo bền vững cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh cần
thực hiện tốt các nội dung sau:
- Nâng cao năng lực, nhận thức, hun đúc cho người nghèo ý chí, khát khao
vươn lên thoát khỏi nghèo đói, qua đó nhằm giảm nhanh, bền vững hộ nghèo.
99
- Tận dụng tối đa các nguồn lực (lao động, đất đai…), cơ chế chính sách, lợi
thế sẵn có, thay đổi tập quán sản xuất, góp phần nâng cao năng xuất lao động, nâng
cao thu nhập.
- Giúp người dân nâng cao kiến thức, kinh nghiệm làm ăn, năng lực trong
phát triển kinh tế hộ và tham gia phát triển kinh tế- xã hội của đia phương; biết phát
huy hiệu quả của đồng vốn; tạo lập được kỹ năng chi tiêu hợp lý và ý thức tiết kiệm.
- Ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ người nghèo thúc đẩy sản xuất theo
hướng hàng hóa, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương, với phương châm nhà
nước hỗ trợ giống, hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ kỹ thuật, người dân phải đóng góp thêm
một phần vốn, sức lao động, đất đai...Kịp thời có cơ chế động viên khuyến khích hộ
thoát nghèo, hộ vươn lên làm giàu.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo và giải quyết việc làm cho
lao động trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động mọi nguồn lực,
trí tuệ của các thành phần kinh tế, của các tổ chức xã hội và của mọi người để thực
hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
- Làm tốt công tác đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau thoát nghèo ngay tại cộng
đồng dân cư; nhận rộng các mô hình giảm nghèo, giúp nhau phát triển kinh tế, các mô
hình nông dân đào tạo nông dân ngay tại cộng đồng dân cư. Xây dựng được mô hình
an sinh xã hội dựa vào cộng đồng trong việc phòng chống rủi ro, hỗ trợ sản xuất.
- Vận động được sự vào cuộc của các doanh nghiệp tham gia, giúp đỡ hộ
nghèo tạo công ăn việc làm và đưa lao động nghèo vào làm việc trong các doanh
nghiệp của họ và xây dựng mối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp trong việc
tiêu thụ sản phẩm.
- Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ người nghèo, người cận nghèo, người
thuộc diện bảo trợ xã hội, tạo điều kiện cho người nghèo giảm bớt khó khăn về vật
chất, tinh thần như: hỗ trợ về y tế, miễn giảm học phí, trợ giúp người nghèo về nhà
ở, hỗ trợ về công cụ sản xuất, đất sản xuất, đất ở bằng các chương trình dự án.
4.1.3. Mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
4.1.3.1. Mục tiêu tổng quát: Đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo đặc
biệt là hộ nghèo người đồng bào dân tộc thiểu số. Tạo sự chuyển biến trong sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân, nâng
cao dân trí, môi trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc
phòng. (Báo cáo tổng hợp “Quy hoạch phát triển tổng thể PTKT-XH huyện Ba Chẽ đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030”; http://www.quangninh.gov.vn/vi-VN/Trang/tin.)
100
4.1.3.2. Mục tiêu cụ thể
* Mục têu đến năm 2015
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 13,1%/ năm. Cơ cấu giá trị sản xuất: Công
nghiệp-xây dựng 24,5%, thương mại-dich vụ 27,0%, nông-lâm-thủy sản 48,0%.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10% (theo tiêu chí chuẩn nghèo giai đoạn
2011 – 2015), thu nhập bình quân 17 triệu/người/năm.
- Mỗi năm tạo việc làm mới cho 350-400 lao động; Tỷ lệ lao động qua đào
tạo là 30%.
- Có 01 xã được công nhận đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới.
- Về Y tế: đạt 12 bác sĩ/1 vạn dân; 33 giường bệnh/ 1 vạn dân.
- 100% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
* Mục têu đến năm 2020
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 15%/ năm. Cơ cấu giá trị sản xuất: Công
nghiệp-xây dựng 37,0%, thương mại-dich vụ 28,0%, nông-lâm-thủy sản 35,0%.
- 7/7 xã đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới.
- Tỷ lệ hộ nghèo còn 3% (theo tiêu
–
/năm.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 65%; Mỗi năm tạo việc làm mới cho 450-500
lao động.
- Về Y tế: đạt 13 bác sĩ/1 vạn dân; 51 giường bệnh/ 1 vạn dân.
- Môi trường được đảm bảo, 100% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh
hoạt hợp vệ sinh.
4.2. Các giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
4.2.1. Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người nghèo, vận động tự
vươn lên thoát nghèo
4.2.1.1. Thúc đẩy ý chí, quyết tâm vươn lên thoát nghèo
Đây là giải pháp quan trọng, người nghèo phải có ý thức vươn lên thoát
nghèo và nỗ lực thoát nghèo thì mới thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền
vững. Chính vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên làm cho người nghèo nhận thức đúng về
giảm nghèo bền vững và vai trò của họ trong tiến trình giảm nghèo, và đây sẽ là cơ
sở quan trọng cho việc chuyển đổi hành vi, ý chí ở người dân.
- Trước tiên cần chuyển tải đến người nghèo nhận thức là không ái có thể
vượt khỏi đói nghèo, tạo dựng cuộc sống đủ đầy mà chỉ dựa vào những hỗ trợ từ
101
bên ngoài (để tránh những tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước). Giúp người
nghèo xóa bỏ mặc cảm (cho rằng nghèo đói là do số phận) và có thể có được cuộc
sống tốt đẹp hơn, sung túc hơn nếu nỗ lực vươn lên.
- Để cho mỗi một người dân, một cộng đồng dân cư có nhận thức đúng về
giảm nghèo, cần thực hiện một số giải pháp sau:
+ Tổ chức các hoạt động phổ biến các chủ trương, chính sách thông qua các
hoạt động tại cộng đồng dân cư thông qua các buổi họp thôn, các buổi sinh hoạt của
các tổ chức đoàn thể, lồng ghép xem các phóng sự về các cá nhân, hộ gia đình biết
khắc phục khó khăn vươn lên làm giàu chính đáng, giới thiệu các mô hình giảm
nghèo hiệu quả.
+ Phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ và những
người có uy tín trong cộng đồng tuyên tryền, vận động nhân dân, con cháu mạnh dạn
đăng ký thoát nghèo, thi đua phát triển kinh tế, không bằng lòng với cuộc sống hiện
tại; gương mẫu thực hiện giảm nghèo.
+ Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở, tăng cường bám
nắm hộ nghèo, hộ cận nghèo, cộng đồng dân cư nghèo, vận động họ từng bước thay
đổi cách nghĩ cách làm, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, chăn nuôi phát triển kinh tế gia
đình, không cam phận với cái nghèo
- Để giúp cho người nghèo, cộng đồng dân cư thấy được giá trị, lợi ích của
giảm nghèo bền vững, và mỗi người đều có thể thực hiện được, cần triển khai thực
hiện các biện pháp sau:
+ Tuyên truyền, vận động những giá trị của giảm nghèo bền vững gắn với
các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, truyền thống...của địa phương, dòng tộc.
+ Giới thiệu và tôn vinh những nhân tố điển hình, mô hình sản xuất, kinh
doanh và cách làm ăn thoát nghèo có hiệu quả ngay tại cộng đồng dân cư, ngay
trong dòng họ, ngay trong dân tộc mình.
+ Thường xuyên tuyên truyền về công tác xoá đói giảm nghèo với nhiều hình
thức phong phú như: Thông qua hệ thống phát thanh, truyền hình địa phương, Hệ
thống cụm loa FM tại thôn, khu phố, tờ rơi, áp phích…và các hoạt động văn hoá,
văn nghệ lồng ghép chủ đề xoá đói giảm nghèo cho phù hợp với tâm lý, tập quán
102
của đồng bào các dân tộc miền núi nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng ý chí, lòng
tin quyết tâm tự vươn lên thoát nghèo.
- Thực hiện các hoạt động khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cần thiết để
người nghèo có được trải nghiệm cũng như có các phần thưởng động viên kịp thời
khi tham gia vào hoạt động trên.
+ Cung cấp những hỗ trợ kèm theo (ưu đãi lãi suất, hỗ trợ con giống, vật
nuôi để họ mạnh dạn vay vốn đầu tư, sản xuât; tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây
trồng vật nuôi được hỗ trợ tiền đi lại; hoặc thưởng cho những hộ vận động được hộ
khác triển khai thực hiện các mô hình, dự án có hiệu quả)
+ Tổ chức cho thử nghiệm, làm quen với cách làm mới, kỹ thuật mới, mô
hình mới.
+ Khen thưởng kịp thời nếu tổ chức thử nghiệm thành công (ví dụ: tặng
thưởng nếu thoát nghèo, tăng hỗ trợ nếu thực hiện các mô hình dự án thành công...).
4.2.1.2. Nâng cao nhận thức, năng lực ở hộ nghèo
- Giúp cho người nghèo, cộng đồng dân cư nhận thức sâu hơn về việc nâng
cao năng lực để tăng hiệu quả lao động, cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống,
thông qua để giảm nghèo bền vững.
- Vận động hộ nghèo, người nghèo tích cực tham gia các lớp tập huấn, học
tập kinh nghiệm sản xuất, chuyển giao khoa học kỹ thuật, kỹ năng chi tiêu trong gia
đình, kỹ năng quản lý kinh tế hộ gia đình, lập kế hoạch sản xuất; tham gia vào các
khóa hoặc buổi tập huấn đầu bờ các mô hình, cách thức sản xuất theo từng lại cây,
con giống.
- Tạo điều kiện cho mọi người nghèo được tham gia các khóa tập huấn về
khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao KHKT...khuyến khích họ áp dụng những
hiểu biết, kinh nghiệm sản xuất vào ứng dụng thực tế.
- Đa dạng hóa các hình thức tập huấn, hướng dẫn, định hướng nâng cao năng
lực cho hộ nghèo: Tổ chức mạn đàm tại trong các cuộc họp của thôn, sinh hoạt của
các đoàn thể nhân dân; tổ chức theo hình thức trình diễn; tổ chức chia sẻ, truyền đạt
kinh nghệm làm ăn giữa các hộ gia đình trong cộng đồng, dòng tộc; chia sẻ kinh
nghiệm làm ăn, các mô hình kinh tế hiệu quả giữa các thôn, bản, giữa các dòng họ
với nhau.
103
- Tổ chức các hội thi, liên hoan liên quan đến tay nghề, năng suất lao động;
vinh danh các sảm phẩm tiêu biểu, sáng tạo của nông dân từ cấp thôn khu trở lên.
4.2.2. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách và sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ phía
Chính quyền
4.2.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo, sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến
cơ sở
- Kiện toàn bộ máy Ban chỉ đạo giảm nghèo từ huyện đến cơ sở, nâng cao
năng lực chỉ đạo, điều hành của các ban chỉ đạo cho phù hợp với điều kiện thực tế
của từng địa phương. Đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ trực tiếp là công tác giảm
nghèo ở các huyện, các xã nhằm trang bị cho họ những kiến thức cần thiết về công
tác dân vận.
- Để mang lại kết quả giảm nghèo bền vững cần phải có sự đầu tư và chỉ đạo
quyết liệt từ mọi cấp mọi ngành, đặc biệt là vai trò chỉ đạo điều hành tổ chức thực
hiện ở cấp huyện và cơ sở. Có sự phân công các tổ chức đoàn thể, các ban phòng,
các trường học, tổ chức trên địa bàn huyện mỗi đơn vị giúp đỡ hướng dẫn xóa
nghèo cho một số hộ. Cách thức chính là khảo sát hộ và hướng dẫn hộ cách làm ăn,
vay vốn, chuyển đổi cơ cấu sản xuất phù hợp, bởi trình độ và sự năng động cũng
như kinh nghiệm làm ăn của các hộ nghèo còn rất thấp cần sự hướng dẫn chỉ bảo
tận tình theo phương thức cầm tay chỉ việc. Thời gian qua ở huyện Ba Chẽ đã có
một số đơn vị làm tốt việc hướng dẫn giúp đỡ hộ nghèo. Tuy nhiên nhiều bộ phận
đang hưởng ứng và chấp hành một cách miễn cưỡng, hình thức. Do vậy cần tăng
cường sự chỉ đạo của chính quyền cấp huyện để yêu cầu các tổ chức đơn vị được
phân công giúp đỡ hộ nghèo vào cuộc một cách thiết thực, có cam kết và có chương
trình công tác cụ thể để giúp đỡ hộ nghèo, cuối năm có đánh giá kiểm tra kết quả
xoá nghèo tại hộ và kết quả công tác của đơn vị giúp đỡ để làm tiêu chí đánh giá
hoàn thành nhiệm vụ công tác của đơn vị đó. Có như vậy kết quả giảm nghèo sẽ
nhanh hơn và đi theo được hướng giảm nghèo bền vững hơn.
4.2.2.2. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, thu nhập cho
người nghèo, xã nghèo
- Xuất phát từ những lợi thế của huyện và căn cứ vào phương hướng phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030, cần tập
104
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: Công nghiệp – xây dựng; thương mại-dịch
vụ; nông-lâm-ngư nghiệp, để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện:
+ Tập trung phát triển các vùng nguyên liệu gỗ, vùng dược liệu (chủ yếu ba kích
tím) theo hướng thâm canh gắn với chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị.
+ Tiếp nhận các cơ sở sản xuất công nghiệp được di dời từ Cẩm Phả, Hạ
Long (nhằm giải phóng mặt bằng cho các dự án phát triển đô thị, dịch vụ của các
thành phố này).
+ Phát triển mạnh khu vực nông thôn với trọng tâm là phát triển nông nghiệp
hàng hóa an toàn chất lượng cao với những sản phẩm có lợi thế của huyện như:
thanh long ruột đỏ, mía tím, nấm linh chi, tre mai, chè hoa vàng, chăn nuôi đại gia
súc cung cấp cho 2 khu kinh tế mở Vân Đồn và Móng Cái, các khu du lịch, khu
công nghiệp, đô thị
+ Phát triển du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với nền
văn hóa bản địa.
- Chú trọng
-
liên kết chặt chẽ 4 nhà
từ khâu sản xuất - tiêu thụ.
- Phát triển công nghiệp chế biến lâm sản. Gắn việc phát triển vùng nguyên
liệu với nhà máy chế biến, thực hiện tốt sự liên kết giữa người dân tham gia phát
triển vùng nguyên liệu với các nhà máy chế biến. Kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp
đầu tư tập trung chủ yếu các lĩnh vực sau:
+ Chế biến gỗ: tập trung chủ yếu các sản phẩm: các loại ván nhân tạo, gỗ
ghép thanh, đồ gỗ nội thất .. phục vụ tiêu dùng trong nước và tiến tới xuất khẩu.
Xuất phát từ lợi thế của Ba Chẽ là điều kiện đất đai rộng có điều kiện phát triển các
nhà máy chế biến gỗ có quy mô lớn
+ Sản xuất rượu Ba kích và đa dạng hóa các sản phẩm về dược liệu
+ Sảm xuất các sản phẩm từ Chè Hoa vàng và các sản phẩm từ Tre.
105
+ Tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp
công nghiệp chế biến lâm nông sản, chế biến dược liệu, sản xuất vật liệu xây dựng
... vào cụm công nghiệp Nam Sơn, cụm công nghiệp Đạp Thanh và Thanh Lâm.
- Xây dựng khu vui chơi giải trí để du khách được ở nhà của người bản xứ,
ăn món ăn đặc sản của đồng bào dân tộc, giao lưu trao đổi văn hóa với người dân,
được tận hưởng những làn điệu dân ca, hát Soóng Cọ, hội Lồng Tồng của dân tộc
Tày, hát giao duyên của dân tộc sán chỉ, múa Phùn Voòng của người Dao, hát Then
của đồng bào Tày… Ngoài ra còn xây dựng một số hình thức thể thao trên mặt nước
như ô tô nước, đua thuyền…các môn thể thao, các trò chơi dân gian của các dân tộc.
Xây dựng làng văn hóa du lịch cộng đồng gắn với phát triển nông thôn mới: Làng
văn hóa dân tộc (dân tộc Dao) tại thôn Nam Hả (xã Nam Sơn); Làng văn hóa dân
tộc Tày Làng Dạ (Thanh Lâm).
4.2.2.3. Các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông lâm nghiệp
- Hội đồng nhân dân huyện ban hành Nghi quyết về các chính sách khuyến
khích sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản theo hướng hành hóa (hỗ trợ lãi xuất vay
vốn Ngân hàng; hỗ trợ giống, hỗ trợ vật tư đối với từng cây, con vật nuôi).
- HĐND, UBND huyện nghiên cứu ban hành các hướng dẫn định mức, tiêu
chuẩn kỹ thuật và thủ tục thanh quyết toán nguồn ngân sách tập trung Chương trình
Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới đối với các loài cây, con vật nuôi có
giá trị kinh tế cao để thúc đẩy người dân sản xuất theo hướng hàng hóa, giảm nghèo
bền vững.
4.2.2.4. Triển khai thực hiện tốt việc liên kết, tiêu thụ sản phẩm
- Xây dựng được mối liên kết với các huyện lân cận (Tiên Yên, Đầm Hà,
Hoành Bồ, Bình Liêu) để thống nhất xây dựng vùng nguyên liệu (vùng nguyên liệu
gỗ, ba kích tím, thanh long ruột đỏ, mía tím ...) phục vụ cho công tác tiêu thụ, công
nghiệp chế biến ổn định, bền vững.
- Đẩy mạnh mối quan hệ kinh tế giữa Ba Chẽ với thành phố lớn, khu công
nghiệp, khu đô thị: đây là thị trường lớn tiêu thụ các loại lâm nông sản của Ba Chẽ.
Ngược lại Ba Chẽ có thể tiếp nhận được sự hỗ trợ của thành phố, khu công nghiệp,
đô thị trên các lĩnh vực: cung cấp công nghệ, hợp tác liên doanh, liên kết, trao đổi
106
hàng hóa, hợp tác và giúp đỡ về đào tạo cán bộ dạy nghề, giải quyết việc làm cho
lao động trên địa bàn huyện.
- Có sự phối hợp chặt chẽ các huyện lân cận để xây dựng nên những tuyến
du lịch mới, đồng thời phối hợp giúp đỡ nhau trong công tác quảng cáo tuyên
truyền thu hút khách du lịch và kêu gọi nhà đầu tư. Liên kết với các Công ty du lịch
TP. Hạ Long, liên kết với các tuor du lịch của các tỉnh thành phía Bắc (đặc biệt là
thành phố Hà Nội) để gắn kết các tuyến du lịch và thu hút khách.
4.2.2.5. Xây dựng các cơ chế hỗ trợ, chính sách phù hợp tạo điều kiện để người
nghèo vươn lên, thoát nghèo bền vững
- Thực hiện xoá bao cấp trong giảm nghèo, chuyển sang những phương pháp,
phương thức hỗ trợ phù hợp, trong đó triển khai thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ
phát triển sản xuất Nông- Lâm- Ngư- Tiểu thủ công nghiệp: Người dân vay vốn,
nhà nước hỗ trợ lãi xuất để phát triển sản xuất; hỗ trợ cây con giống theo một tỷ lệ
nhất định (ví dụ: nhà nước hỗ trợ 70%, người dân bỏ ra 30%; nhà nước hỗ trợ
chuồng trại, thức ăn, người dân đầu tư con giống....) thông qua đó để người dân có
trách nhiệm và ý thức hơn trong việc phát triển kinh, vươn lên thoát nghèo.
- Ban hành cơ chế hỗ trợ đối với những hộ gia đình thoát nghèo, cận nghèo
để ổn định cuộc sống trong vòng 03 năm đầu để tránh tái nghèo. Thực hiện việc hỗ
trợ lãi suất từ nguồn ngân sách địa phương, để Ngân hàng CSXH cho hộ cận nghèo
vay với lãi suất 0%, giúp họ sản xuất kinh doanh, chuyển đổi nghề nghiệp, phát
triển kinh tế vươn lên làm giàu.
- Nhà nước ưu tiên ngân sách để thực hiện chính sách khuyến khích thoát
nghèo bền vững đối với những hộ nghèo và thôn có tỷ lệ nghèo cao có ý chí tự
nguyện đăng ký thoát nghèo bền vững, trong đó lấy chính sách khuyến khích hộ
thoát nghèo bền vững làm chính sách cơ bản, nền tảng để giảm tỷ lệ hộ nghèo của
thôn và xã. Đồng thời phát huy vai trò chủ động, tính tự giác, tinh thần tích cực và ý
thức thoát nghèo của từng hộ nghèo, thôn có tỷ lệ nghèo cao để đăng ký thoát nghèo
hoặc giảm nghèo nhanh, bền vững.
- Tăng cường công tác khuyến nông –lâm-ngư miễn phí cho người nghèo
làm nông nghiệp ở nông thôn thông qua bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng áp dụng
107
kỹ thuật và công nghiệp mới, nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất kinh doanh
nông nghiệp có năng suất và thu nhập cao; về kiến thức kinh doanh trong kinh tế hộ
gia đình; trước hết là kiến thức và kỹ năng xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh,
hạch toán thu –chi, tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm...để tăng thu nhập, thoát
nghèo bền vững.
- Nhà nước tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện cho hộ nghèo về mặt bằng kinh
doanh, tạo cơ hội làm ăn và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, đồng thời tổ chức đào tạo, bồi
dưỡng kiến thức và kỹ năng phù hợp.
4.2.2.6. Tổ chức tốt việc huy động các nguồn lực cho giảm nghèo bền vững
- Ngoài nguồn vốn được ngân sách trung ương hỗ trợ từ chương trình mục
tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và việc làm và các chương trình phát triển kinh
tế xã hội miền núi có liên quan đến việc thực hiện giảm nghèo của địa phương, để
tăng thêm nguồn lực cho chương trình giảm nghèo bền vững, cần đẩy mạnh xã hội
hoá công tác giảm nghèo, thực hiện tuyên truyền vận động nhân dân phát huy nội
lực tại chỗ; khuyến khích các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội các doanh nghiệp
và các nhà hảo tâm tham gia ủng hộ nguồn lực vật chất cho công tác giảm nghèo
của địa phương.
- Tổ chức tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”. Tổng kết rút kinh
nghiệm và nhân rộng các mô hình xã hội hoá công tác giảm nghèo có hiệu quả, huy
động các nguồn lực trong xã hội cho công tác giảm nghèo.
- Tăng cường dân chủ và công khai hoá các hoạt động giảm nghèo để dân
biết, tham gia và giám sát thực hiện. Đề cao tinh thần trách nhiệm tính chủ động
sáng tạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, phát hiện và xử lý nghiêm những
trường hợp làm thất thoát kinh phí, nhất là ngân sách nhà nước, vốn đóng góp của
từng lớp dân cư cho công tác giảm nghèo.
- Tổ chức tốt việc lồng ghép chương trình dự án phát triển với mục tiêu giảm
nghèo bền vững, đồng thời vận động các tổ chức trong và ngoài nước tăng cường
nguồn lực cho công tác giảm nghèo.
108
4.2.3. Nhóm giải pháp tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội
4.2.3.1. Hỗ trợ về về đất sản xuất cho hộ nghèo
- Rừng và đất lâm nghiệp là nguồn tư liệu sản xuất không thể thiếu của bà con
các dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa như huyện Ba Chẽ. Cần đẩy mạnh việc giao
đất, giao rừng cho các hộ gia đình, tạo động lực khuyến khích nhân dân tích cực tham
gia bảo vệ và phát triển rừng; đảm bảo cho thu nhập từ rừng trở thành nguồn thu
đáng kể đối với các hộ nông dân miền núi; góp phần giảm nghèo bền vững, ổn định
chính trị - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái
- Việc giao đất, giao rừng phải có sự tham gia của người dân địa phương và
công bố công khai phương án giao đất, giao rừng tại thôn, khu phố; hạn mức giao
cho mỗi hộ gia đình tối đa 5 ha/hộ (giao từ ≥ 3 đến ≤ 5 ha/hộ); nếu hộ bố, mẹ đã
được giao đất, giao rừng trên 10 ha, khi chia tách khẩu cho con cái thì phải tự chia
đất cho hộ mới tách, đảm bảo tối đa 5 ha/hộ.
- Gắn việc giao đất với khuyến nông và hỗ trợ tín dụng để giúp ngƣời dân sử
dụng có hiệu quả đất được giao.
4.2.3.2. Tăng cường hỗ trợ về y tế cho người nghèo
- Thực hiện tốt công tác y tế dự phòng nhằm tuyên truyền, vận động bà con
ăn chín, uống sôi, phổ biến kiến thức về y tế, để người dân tự chăm lo sức khỏe cho
bản thân và gia đình, đảm bảo 100% hộ nghèo đều được cấp thẻ Bảo hiểm Y tế, thẻ
khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo dân tộc thiểu số.
- Thực hiện tốt chính sách ưu đãi đặc biệt cho đồng bào dân tộc thiểu số
nghèo, đảm bảo đa số được chăm sóc sức khỏe ban đầu ngay tại cơ sở. Cấp phát
thuốc miễn phí cho các đối tượng quá khó khăn.
- Thường xuyên tổ chức các đợt khám chữa bệnh lưu động miễn phí, định kỳ
tại các thôn, làn và hướng dẫn bà con cách phòng tránh bệnh tật.
4.2.3.3. Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo
- Đẩy mạnh thực hiện phổ cập giáo dục THCS cho trẻ em hộ nghèo, phổ cập
nghề cho thanh niên nông thôn, vùng dân tộc.
- Nâng cấp cơ sở vật chất các trường PTCS, THCS hiện có ở các xã đặc biệt
khó khăn theo hình thức “bán trú dân nuôi” ở những nơi khó khăn cho con em đồng
bào dân tộc để tạo nguồn cán bộ.
109
- Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ giáo dục miền núi như: Cấp sách giáo
khoa miễn phí, miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khác có liên quan đến
học tập của con em hộ nghèo, thực hiện trợ cấp và cấp học bổng nhằm tạo điều kiện
cho con em các gia đình đồng bào dân tộc thiểu số đi học ở 3 cấp học và cho vay tín
dụng để con em đồng bào học nghề và chuyên nghiệp nhằm tạo cơ hội cho tất cả
con em hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc được học tập ở hệ thống giáo dục quốc dân.
4.2.4. Nhóm giải pháp tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng
thu nhập
4.2.4.1. Đẩy mạnh tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo
- Đảm bảo huy động đủ nguồn vốn cho số hộ nghèo và hộ có nguy cơ tái
nghèo vay, tạo điều kiện để người nghèo dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng,
vốn vay thuận lợi và sử dụng có hiệu quả.
- Phối hộp chặt chẽ với các tổ chức hội: Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn
Thanh niên, Hội cực chiến binh…thực hiện tốt hợp đồng uỷ thác, các tổ tiết kiệm có
lợi cho người nghèo.
4.2.4.2. Hỗ trợ khoa học kỹ thuật, vốn và kinh nghiệm làm ăn cho hộ nghèo
- Đẩy mạnh công tác hỗ trợ hộ nghèo về kiến thức và kỹ năng xây dựng kế
hoạch, bố trí sản xuất hợp lý, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào tổ chức sản
xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm gắn với giải pháp hỗ trợ vốn, tăng thu nhập bền
vững. Đối tượng cần tập trung ưu tiên khi thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo
cách làm ăn là những hộ nghèo có lao động, có đất sản xuất nhưng thiếu kinh
nghiệm, kiến thức; những hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách, phụ nữ nghèo.
- Duy trì việc mở các các lớp tập huấn tại địa bàn dân cư; hội nghị đầu bờ;
xây dựng mô hình trình diễn; sử dụng các tờ rơi; quảng cáo, phát hành tài liệu để
phổ biến kiến thức cho nhân dân, nhất là các đối tượng nghèo. Nội dung cần tập
trung ưu tiên hướng dẫn, phổ biến trong thời gian tới là: những kiến thức, kỹ năng
về xây dựng kế hoạch, ra quyết định sản xuất kinh doanh phù hợp với thị trường; bố
trí sản xuất; quản lý chi tiêu trong gia đình, quản lý sản xuất.
- Các phòng ban chuyên môn của huyện phối hợp chặt chẽ với chính quyền
địa phương, cộng đồng dân cư tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật canh tác,
110
trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp,
dịch vụ buôn bán nhỏ...cung cấp thông tin về khoa học kỹ thuật, thị trường, nhất là
các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa.
- Xây dựng các chương trình, dự án đào tạo, tập huấn hướng dẫn người
nghèo cách làm ăn phải phù hợp với tâm lý của người nghèo, phong tục của từng
địa phương, bảo đảm vừa học lý thuyết vừa thực hành tại chỗ để hộ nghèo nắm bắt
nhanh và ứng dụng ngay trong sản xuất, nâng cao thu nhập; hướng dẫn các hộ
nghèo rèn luyện kỹ năng và phương pháp làm ăn với những mô hình thiết thực nhất,
đơn giản và có hiệu quả.
4.2.4.3. Thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm
- Quan tâm đào tạo dạy nghề cho người lao động có tay nghề, có kỹ thuật
theo yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, để họ áp dụng vào
sản xuất, vươn lên làm giàu trong tương lai. Có các chính sách hỗ trợ phát triển
ngành nghề, khôi phục nghề truyền thống, tạo việc làm tại chỗ.
- Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hoá và áp dụng công nghệ cao, nhất là công nghệ sinh học, hình thành các vùng sản
xuất nông nghiệp công nghệ cao để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
(vùng chuyên canh trồng rau sạch, vùng sản xuất tập trung với các sản phẩm chủ
lực như: Mía tím, thanh long ruột đỏ, nấm linh chi, măng tre mai); phát triển các gia
trại, trang trại chăn nuôi tập trung. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp –
tiểu thủ công nghiệp: Công nghiệp chế biến nông – lâm thủy sản; Công nghiệp sản
xuất vật liệu xây dựng; Công nghiệp khai thác và sơ chế khoáng sản; Thủ công
nghiệp và ngành nghề.
- Phối hợp với Trường Đạo tạo nghề mỏ Hữu Nghị, Trường Đào tạo nghề mỏ
Hồng Cẩm vận động lực lượng thanh niên đã học xong THCS, THPT hiện đang chưa
có việc làm đi học Trung cấp nghề mỏ (Khai thác hầm lò, cơ điện...) nhằm cung cấp
nguồn nhân lực cho ngành Thanh (Tốt nghiệp bố trí việc làm tại Công ty nhà nước
thuộc Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam).
111
4.2.5. Các giải pháp khác
4.2.5.1. Giảm quy mô hộ gia đình và tỷ lệ phụ thuộc
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động toàn xã hội thực hiện mỗi
cặp vợ chồng chỉ một hoặc hai con, nhằm làm chuyển biến sâu sắc về nhận thức,
tâm lý tập quán sinh nhiều con trong cộng đồng dân tộc trên địa bàn huyện Ba
Chẽ. Hoạt động tuyên truyền vận động phải phù hợp với từng nhóm đối tượng,
từng khu vực, đặc biệt là những thôn có mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ ba còn
cao, vùng sâu, vùng xa.
- Vận động các tầng lớp nhân dân, người có uy tín trong cộng đồng, già làng,
người cao tuổi nhắc nhở con cháu thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ, tich cực
thực hiện hương ước, quy ước nhằm nâng cao nhận thức từng bước chuyển đổi hành
vi một cách bền vững trong thực hiện chính sách DS-KHHGĐ.
4.2.5.2. Thực hiện tốt chính sách an ninh xã hội, trợ giúp các đối tượng yếu thế
- Hỗ trợ người nghèo khi gặp rủi ro và những hộ nghèo thuộc diện chính sách
mà không có khả năng lao động. Trong cuộc sống thường xảy ra các rủi ro gây thiệt
hại bất thường như mất mùa, sản xuất kinh doanh thua lỗ, tai nạn, ốm đau... làm cho
rất nhiều người không nghèo cũng trở nên nghèo và cần sự hỗ trợ của Nhà nước,
cộng đồng.
- Xây dựng hệ thống các giải pháp cứu trợ xã hội đột xuất hữu hiệu đối với
người nghèo. Chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện cứu trợ kịp thời, nhanh chóng ứng
phó và hạn chế thiệt hại về người và của khi thiên tai xảy ra, trợ giúp người nghèo
khắc phục hậu quả thiên tai.
4.2.5.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong
công tác giảm nghèo bền vững
- Vận động thuyết phục đoàn viên, hội viên tự nguyện tham gia phong trào
giảm nghèo bằng những hành động cụ thể, thiết thực như: Tuyên truyền cho mọi
người dân thấy rõ giảm nghèo là trách nhiệm của cả cộng đồng, giáo dục cho hội
viên tinh thần tích cực lao động sản xuất; tuyên truyền các cơ chế chính sách hỗ trợ
sản xuất; cơ chế về vốn, tín dung; các định hướng về chuyển dịch cơ cấu vật nuôi,
112
cây trồng; tuyên tryền vận động đoàn viên, hội viên đẩy mạnh sản xuất hàng hóa
phát triển ngành nghề.
- Phát động trong toàn thể hội viên thực hiện tiết kiệm để tạo tích lũy vốn
phục vụ sản xuất, phong trào xây dựng quỹ tín dụng, hỗ trợ người nghèo, thông qua
đó nhằm nâng cao đời sống thực hiện gia đình văn hóa mới, xây dựng nếp sống mới
ở khu vực dân cư, chăm lo phát triển sự nghiệp y tế và giáo dục.
- Động viên những người làm ăn giỏi có kinh nghiệm hướng dẫn giúp đỡ bồi
dưỡng đoàn viên, hội viên nghèo đói. Thường xuyên phối hợp tổ chức các hoạt
động hướng dẫn "đầu bờ", mời những chủ hộ nông dân nghèo đến tại thửa ruộng,
chuồng trại của các hộ làm ăn khá xem xét thực tế, cùng nhau bàn bạc, trao đổi. Từ
đó để họ tiếp thu kinh nghiệm làm ăn, học tập kỹ thuật mới, vì đối với người nghèo
không chỉ là vấn đề tri thức, mà còn là vấn đề tâm lý, nên nếu được những người
cùng cảnh thực sự thông cảm thì người nghèo đỡ mặc cảm, dễ gần, dễ học.
- Triển khai thực hiện được mô hình khuyến nông “từ nông dân đến nông dân”
trên cơ sở học hỏi từ người dân, phát huy vai trò lan tỏa của những người tiên phong;
phát triển các tổ nhóm nông dân kết hợp giữa người nghèo và người không nghèo
(người tiên phong) dựa trên các liên kết truyền thống trong cộng đồng.
- Tuyên truyền vận động bà con bài trừ các hủ tục nặng nề trong ma chay,
cưới xin, giỗ chạp..., đó cũng là một biện pháp gián tiếp để giúp người nghèo yên
tâm sản xuất, nâng cao đời sống từng bước thoát đói, vượt nghèo.
4.2.5.4. Xây dựng tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau trong cộng đồng dân cư
- Các tổ chức xã hội, cá nhân có uy tín trong cộng đồng làm tốt vai trò liên kết
xã hội, xây dựng tính đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong cộng đồng thôn, xóm nhằm
chia sẻ khó khăn, đóng góp hỗ trợ người nghèo, người gặp rủi ro, người khó khăn.
- Tuyên truyền trong cộng đồng dân cư, những giá trị như đoàn kết, tương
thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau, hỗ trợ người khó khăn như là trụ cột cơ bản duy trì
sự tồn tại của cộng đồng, xã hội.
- Phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội
trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy truyền thống đoàn kết, tương
thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau, nêu cao đạo lý “uống nước nhớ nguồn” “Nhường
113
cơm xẻ áo” lúc khó khăn, hoạn nạn để giúp đỡ người nghèo mà trước hết là giúp đỡ
ngay những người nghèo khó bên cạnh mình, cộng đồng mình.
- Tổ chức các sự kiện trong cộng đồng, quyên góp cho mục tiêu hỗ trợ người
gặp rủi ro; tôn vinh những tấm gương, điển hình về xây dựng cộng đồng đoàn kết,
chia sẻ, hỗ trợ nhau khi khó khăn từ thôn, khu trở lên.
4.3. Một số kiến nghị
4.3.1. Đối với nhà nước
- Tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình giảm nghèo như chương
trình 135 giai đoạn III, chương trình 167 và các chương trình hỗ trợ giáo dục, hỗ trợ
y tế.
- Chính sách giảm nghèo cần mở rộng sang các đối tượng “cận nghèo”,
“mới thoát nghèo” để tiếp tục hỗ trợ người dân thoát nghèo bền vững.
- Có thay đổi, điều chỉnh đối với các chính sách hỗ trợ cho người nghèo để
làm sao giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo, tránh sự so bì, trông chờ, ỷ lại vào
chế độ chính sách.
- Cần có sự chỉ đạo thống nhất và phối hợp đồng bộ của nhiều ngành, nhiều
cấp, nhiều tổ chức cùng triển khai thực hiện.
4.3.2. Đối với tỉnh Quảng Ninh
- Đề nghị Tỉnh có cơ chế khen thưởng cho hộ thoát nghèo và có cơ chế
khuyến khích xã thoát nghèo bền vững. Có cơ chế hỗ trợ người nghèo khi gặp rủi ro
và những hộ nghèo thuộc diện chính sách mà không có khả năng lao động.
đẩy phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện đời sống của người dân, giảm nghèo nhanh và
bền vững. Sớm triển khai thực hiện đưa các ngành công nghiệp phụ trợ từ Hạ Long và
Cẩm Phả về Ba Chẽ (nhiệt điện, cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng ...)
- Đề nghị tỉnh phối hợp với Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam, Tổng
Công ty than Đông Bắc quan tâm, hỗ trợ nguồn lực giúp Ba Chẽ xây dựng một số
cơ sở hạ tầng thiết yếu (đường giao thông, hồ chứa nước, kênh mương thủy lợi).
Quan tâm đầu tư, sớm nâng cấp hệ thống tỉnh lộ trên địa bàn huyện (Tỉnh lộ 330:
114
Hải Lạng - Ba Chẽ - Lương Mông - Sơn Động (Bắc Giang); Tỉnh lộ 342: Thanh
Lâm (Ba Chẽ) - Kỳ Thượng (Hoành Bồ); Tỉnh lộ 329: Thị trấn Ba Chẽ - Mông
Dương (Cẩm Phả).
- Đề nghị sớm ban hành Nghị quyết Phát triển Kinh tế rừng để khai thác triệt
để tiềm năng về tài nguyên rừng, tạo đà phát triển mạnh mẽ hơn cho kinh tế rừng
của tỉnh Quảng Ninh nói chung, huyện Ba Chẽ nói riêng.
115
KẾT LUẬN
Giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, nhất quán và là một trong những
nhiệm vụ lâu dài, phức tạp đặt trong chương tình tổng thể phát triển kinh tế xã hội
của Đảng và Nhà nước. Công tác giảm nghèo và giảm nghèo bền vững đòi hỏi cả hệ
thống chính trị quyết tâm vào cuộc triển khai đồng bộ đến từng thôn, xóm, người
dân. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với sự
cố gắng của chính quyền và nhân dân, huyện Ba Chẽ đã đạt được nhiều thành công
trong công tác giảm nghèo, số hộ nghèo đều giảm qua các năm (bình quân giảm
10% /năm) song trên thực thế công tác giảm nghèo bền vững còn nhiều khó khăn,
vướng mắc cần nghiên cứu đề xuất các giải pháp có căn cứ khoa học và khả thi
nhằm tháo gỡ.
Đề tài “Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh” đã
tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác giảm nghèo
và giảm nghèo bền vững; phân tích thực trạng công tác giảm nghèo bền vững tại huyện
Ba Chẽ thời gian qua, làm rõ được các nguyên nhân dẫn tới nghèo của các hộ nghèo. Đề
xuất các giải pháp góp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Ba Chẽ, Quảng
Ninh. Những nội dung cụ thể mà luận văn đã đạt được bao gồm:
Thứ nhất, hệ thống hóa được cơ sở lý luận về giảm nghèo: các quan điểm về
nghèo, các chỉ tiêu đánh giá về mức nghèo, phương pháp đo lường nghèo; đề cập được
một số vấn đề lý luận về giảm nghèo bền vững như khái niệm giảm nghèo và giảm
nghèo bền vững; sinh kế bền vững, các yếu tố cơ bản của giảm nghèo bền vững và các
yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững.
Thứ hai là, đưa ra được một số kinh nghiệm về giảm nghèo bền vững của
một số địa phương trong nước và rút ra bài học kinh nghiệm về giảm nghèo bền
vững cho huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh.
Thứ ba, trên cơ sở dữ liệu thu thập được từ phiếu điều tra khảo sát tình hình
kinh tế và thực trạng nghèo của các hộ năm 2013, theo phương pháp điều tra chọn
mẫu trên địa bàn nghiên cứu gồm 06 xã với 198 hộ, đã tiến hành phân tích, đánh giá
ý thức và mong muốn thoát nghèo trong cộng đồng dân cư; đánh giá các nguyên
nhân ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo bền vững như năng lực của chính quyền,
năng lực của người dân, việc cung cấp các dịch vụ xã hội. Từ kết quả phân tích cho
thấy sự giảm nghèo thiếu bền vững của huyện Ba Chẽ được thể hiện trên các nội
dung là: (i1) Tỷ lệ giảm nghèo nhanh nhưng không ổn định, tỷ lệ hộ cận nghèo cao
116
(chiếm 13,4% tổng số hộ trên địa bàn huyện) tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo lớn, bởi vì
mỗi khi có những tác động bất lợi đến hộ cận nghèo (thiên tai, dịch bệnh, ốm đau...)
thì họ dễ bị tái nghèo trở lại do không đủ năng lực để đối phó với những biến cố đó.
(i2) Trình độ dân trí không đồng đều, thiếu kiến thức và kinh nghiệm làm ăn; năng
lực trong phát triển kinh tế hộ và tham gia phát triển kinh tế- xã hội của đia phương
còn hạn chế; thiếu chủ động tìm kiếm và tiếp cận các cơ hội phát triển cũng như chủ
động phòng ngừa chống đỡ được với những cú sốc và áp lực bên ngoài. (i3) Người
dân vẫn còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào nhà nước để được nhận sự hỗ trợ, trợ
cấp của nhà nước; còn có tư tưởng bằng lòng với cuộc sống hiện tại, có gì dùng đấy,
không chịu khó làm ăn, lười lao động, không tự vươn lên thoát nghèo. (i4) Việc chỉ
đạo, điều hành tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách về giảm nghèo còn chung
chung, thiếu giải pháp cụ thể phù hợp cho từng đối tượng và từng địa bàn khác
nhau. Thiếu phối hợp chặt chẽ giữa các ngành và đoàn thể trong việc huy động các
nguồn lực, xây dựng cộng đồng đoàn kết, tương trợ lẫn nhau phòng chống rủi ro, hỗ
trợ sản xuất.
Thứ tư, từ cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và thực trạng. Tác giả đề
xuất phương hướng và giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng
Ninh như sau: (i1) Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người nghèo, vận
động tự vươn lên thoát nghèo. (i2) Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách và sự hỗ trợ,
tạo điều kiện từ phía Chính quyền. (i3) Nhóm giải pháp tạo điều kiện cho người nghèo
tiếp cận các dịch vụ xã hội (i4) Nhóm giải pháp tạo điều kiện cho người nghèo phát
triển sản xuất, tăng thu nhập. (i5) Các giải pháp mang tính đặc thù khác.
Các giải pháp giảm nghèo bền vững không chỉ tập trung vào việc khuyến
khích động viên người dân chủ động vươn lên thoát nghèo mà còn tập trung vào các
giải pháp tạo cơ chế chính sách hỗ trợ người nghèo thúc đẩy sản xuất, giải quyết
việc làm, tiếp cận với các dịch vụ xã hội, thu hút các nguồn lực hỗ trợ cho người
nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.
Giảm nghèo bền vững cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện Ba Chẽ là công
việc khó khăn, lâu dài và phức tạp, thực hiện được điều đó là quá trình đấu tranh
bền bỉ, kiên quyết. Điều đó đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của chính bản thân người
nghèo, sự quan tâm thường xuyên, đầu tư, giúp đỡ kịp thời của cộng đồng; sự phối
hợp, lồng ghép các chương trình, dự án phát triển gắn với quá trình xây dựng nông thôn
mới và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương./.
117
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ansel M. Sharp, Charles A. Register, Paul W. Grimes (2005), Kinh tế học trong
các vấn đề xã hội, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), Báo cáo tóm tắt Kết quả thực
hiện các chính sách và Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững
02 năm (2011-2012); Phương hướng nhiệm vụ giảm nghèo 2013 và định hướng
đến năm 2015.
3. Báo cáo triển khai thực hiện công tác giảm nghèo huyện Ba Chẽ các năm 2009,
2010, 2011, 2012, 2013 - Ban Chỉ đạo giảm nghèo huyện Ba Chẽ.
4. Báo cáo kiểm điểm, đánh giá 5 năm thực hiện chương trình giảm nghèo giai
đoạn 2006-2010, Ủy ban nhân dân huyện Ba Chẽ.
5. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Ba Chẽ các năm 2009, 2010, 2011,
2012, 2013. Ủy ban nhân dân huyện Ba Chẽ.
6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, (2005), Vòng luẩn quẩn của nghèo đói
và mối quan hệ của nó với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2004), Kỷ yếu Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững.
8. Chi cục Thống kê huyện Ba Chẽ. Niên giám thống kê huyện Ba Chẽ các năm
2009, 2010, 2011, 2012, 2013.
9. Chính phủ (2008), Nghị quyết số 30/NQ- CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ
về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững.
10.
2011 đến năm 2020.
11. Đàm Hữu Đắc (2006), “Xóa đói giảm nghèo theo hướng phát triển bền vững ở
nước ta hiện nay”, Tạp chí Cộng sản và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội,
Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.
12. Bùi Xuân Dự (2010), Marketing xã hội với giảm nghèo bền vững, Luận án Tiến
sỹ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
13. Nguyễn Thị Hằng (1997), Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện
nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
118
14. Nguyễn Thị Hằng (2001), “Xóa đói giảm nghèo-biện pháp hữu hiệu để bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững” (tham luận tại Hội nghị Phát triển bền vững,
Hà Nội tháng 11, 2001).
15. Đặng Thị Hoài (2011), Giảm nghèo theo hướng bền vững ở Việt Nam, Luận văn
Thạc sĩ kinh tế Chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. I.Bhushan, Erik Bloom (2001), Nguyễn Minh Thắng, Nguyễn Hải Hữu, Vốn
nhân lực của người nghèo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động-Xã hội, Hà Nội.
17. Hà Quế Lâm (2000), Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số ở nước ta hiện
nay - thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
18. La Thị Thùy Lê (2012), Nghèo đói và các nhân tố tác động tới nghèo đói tại
huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Giai đoạn 2007-2011), Luận văn thạc sĩ
kinh tế, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên.
19. Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (2012) Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam
“Khởi đầu tốt, nhưng chưa phải đã hoàn thành - Thành tựu ấn tượng của Việt
Nam trong giảm nghèo và những thách thức mới”.
20. Oxfam và ActionAid Việt Nam (2013), Tóm lược gợi ý chính sách: Nhân rộng
“Mô hình giảm nghèo” tại các cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
21. Oxfam và ActionAid Việt Nam (2013), “Mô hình giảm nghèo tại một số cộng
đồng dân tộc thiểu số điển hình tại Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp tại Hà
Giang, Nghệ An và Đăk Nông” tháng 3/2013.
22. Oxfam và ActionAid Việt Nam (2011) Theo dõi nghèo theo phương pháp cùng
tham gia tại một số cộng đồng dân cư nông thôn Việt Nam.
23. Ninh Hồng Phấn (2011), Nghiên cứu giải pháp triển khai có hiệu quả chương
trình giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc
Kạn, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh,
Đại học Thái Nguyên.
24. Phòng Lao động TBXH huyện Ba Chẽ. Biểu tổng hợp kết quả điều tra hộ nghèo,
hộ cận nghèo huyện Ba Chẽ các năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013.
25. Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Ba Chẽ (2012). Số liệu theo kết quả theo
dõi diễn biến tài nguyên rừng năm 2012.
119
26. Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo, quy định những người có mức thu
nhập xếp vào nhóm hộ nghèo, giai đoạn 2006-2010.
27. Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, giai đoạn 2011-2015.
28. Stephan Nachuk (2001), Thức dậy một tiềm năng, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội
29. Ngô Trường Thi (2009) “Một số vấn đề về định hướng chiến lược giảm nghèo
giai đoạn 2011-2020” – Bản tin khoa học số 19/Quý II-2009 – Viện Khoa học
Lao động và Xã hội.
30. Thủ tướng Chính phủ (2012), Phê duyệt chiến lược phát triển bền vững Việt
Nam giai đoạn 2011- 2020, Quyết định số 432/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ ngày 12/04/2012.
31.
(Rio+20), Hà nội tháng 5 năm 2012.
32. Hà Quang Trung (2014), Cơ sở Khoa học của việc giảm nghèo bền vững cho
các họ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, Luận án Tiến sĩ, Trường Trường
Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên.
33. Ủy ban nhân dân huyện Ba Chẽ. Báo cáo tình hình thực hiện chính sách, pháp
luật về giảm nghèo huyện Ba Chẽ giai đoạn 2005 - 2012.
34. Ủy ban nhân dân huyện Ba Chẽ (2010). Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế xã hội huyện Ba Chẽ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
35. Ủy ban nhân dân huyện Ba Chẽ (2009). Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Nghị
quyết Trung ương 7 Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tại huyện Ba
Chẽ (Giai đoạn 2009-2013).
36. Ủy ban nhân dân huyện Ba Chẽ (2007). Biểu thống kê, kiểm kê diện tích đất đai
đến ngày 01/01/2014 của Huyện Ba Chẽ (Theo Thông tư số 08/2007/TTBTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
120
37. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Ba Chẽ lần thứ XXII, nhiệm kỳ
2005 – 2010.
38. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Ba Chẽ lần thứ XXIII, nhiệm kỳ
2010 – 2015
39. Viện Khoa học Lao động và Xã hội (2006), Nâng cao hiệu quả thị trường cho
người nghèo: Đánh giá sinh kế và thị trường có sự tham gia của người dân tại
Đắc Nông, Hà Nội.
40. Website
http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/
http.//chinhphu.vn/
http.//daidoanket.vn/
http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/
http://quangninh.gov.vn/vi-VN/huyenthi/huyenbache
http://thuvienphapluat.vn/archive/Bao-cao-21-LDTBXH-BTXH-chuan
ngheo-
giai-doan-2006-2010
http://voer.edu.vn/m/khai-niem-ngheo-va-chuan-muc-ngheo
http://voer.edu.vn/m/van-de-ngheo-doi/fd661858
Truongchinhtriyenbai.gov.vn/files/CD%209.doc
http://quantri.vn/dict/details/8215-cac-duong-cong-kinh-te-hoc-duong-cong-lorenz
http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/hoidapmt/...
http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/...
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/thu-tuong-gdp-binh-quan-dau-nguoi-nam-2013
121
PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT NGƢỜI DÂN
I. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HỘ
1. Địa bàn khảo sát.
Thôn:………………………………Xã……………………………………….
2. Chủ hộ: …………………………………………............... ……………….
Giới tính:…………
- Năm sinh:…………………. Dân tộc:……………..;
- Trình độ Học vấn:…………………...
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật đƣợc đào tạo cao nhất:
-Tổng số khẩu:……………..Nam…………………Nữ:………………
- Số điện thoại chủ hộ:………………………………………………….
3. Số năm tách khẩu
- Dưới 3 năm:.......................
- Từ 3 đến 5 năm:.................
- Từ 5 đến 10 năm:...............
- Trên 10 năm:......................
4. Một số đặc điểm về thành viên trong hộ.
TT
1
2
3
4
5
6
8
9
10
Họ và tên
Giới
tính
Năm
sinh
Quan Trình
hệ với
độ
chủ hộ PT
Nghề
nghiệp
Tình trạng
việc làm
122
5. Tài sản của hộ gia đình hiện tại.
- Nhà ở của hộ gia đình (Hiện trạng: ………………………………………)
Quyền sử dụng: Nhà riêng của hộ
Đang ở nhờ
Nhà đi thuê
Tài sản phục vụ nhu cầu sinh hoạt
(Chỉ tính những loại có giá trị từ 200.000 đồng trở lên)
- Phương tiện đi lại:………………………
- Tài sản, đồ dùng lâu bền cho sinh hoạt:
+ Bàn ghế các loại…………………
+ Ti vi:……………………
+ Đầu chảo………………..
+ Loa máy các loại
+ Tủ lạnh:…………………
+ Máy bơm nước……………
+ Tủ bảo ôn…..
+ Bếp ga
+ Nồi cơm điện
+ Tủ đựng quần áo các loại
+ Các loại tủ khác
+ Quạt điện
+ Máy phát điện sinh hoạt
+ Xe đạp
+ Bình nước nóng
+ Máy giặt, máy sấy quần áo
+ Tài sản, đồ dùng lâu bền đắt tiền khác…
………………………………………………...
Tài sản phục vụ sản xuất Kinh doanh
+ Máy cày, máy kéo
+ Máy xay sát
+ Máy tuối lúa
+ Máy cắt cỏ
+ Cưa máy
+ Máy bào
+ Máy thái rau
+ Máy trộn thức ăn
+ Máy trộn bê tông
+ Ô tô vận tải
+ Ô tô khách
+ Máy xúc, gạt
+ Thuyền, xuồng đánh bắt thuỷ sản.
+ Tài sản khác trong gia đình.....………………..
………………………………………………….
Số
lƣợng
Giá trị hiện
tại (1.000đ)
123
6. Đất đai phục vụ sản xuất:
Loại đất
- Đất nông nghiệp:
+ Đất 1 vụ lúa
Tổng diện tích (m2)
Hình thức sở hữu
+ Đất 2 vụ lúa
+ Đất vườn
+ Đất trồng mầu
+ Đất đồi
- Đất Lâm nghiệp
+ Khoanh nuôi tái sinh
+ Đất rừng trồng
+ Đất đi thuê
- Đất ao, hồ
- Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản
6. Tổ chức sản xuất trên đất của hộ gia đình
Các hình thức
Đơn vị tính
Số lƣợng
+ Trồng Keo
ha
………….Cây
+ Trồng Xa Mộc
+ Trồng Thông
+ Trồng Quế
+ Cây Tre Mai
+ Trồng cây dược liệu
(Hương bài, Tre mai,
Gừng, Địa liền, Kim
Ngân; Nhân trần, Ba
kích)………………..…
+ Trồng cây ăn quả …………..m2 ……….Cây
(bưởi, vải, nhãn, mít, ổi)
+ Cây khác……
+ Cấy lúa
…………m2
+ Trồng màu
…………m2
Ghi chú
……….năm tuổi
…………..kg
124
7. Chăn nuôi của hộ gia đình:
+ Trâu:………..…….; Bò:………………;
+ Nuôi cá:………………………………………
+ Lợn:…………(trọng lượng:………….Kg);
+ Gia cầm:…….…………………………….
+ Động vật hoang dã:………………
+ Chăn nuôi khác:…………………………...…………………………
8. Công việc hiện nay hộ gia đình đang làm:
- Làm ruộng
(Số ngày làm việc ruộng:…
- Kinh doanh, buôn bán nhỏ
- Trồng rừng, sản xuất lâm nghiệp
( Số ngày dành cho làm việc
trong tháng:….………
- Làm thuê
( Số ngày đi làm trong tháng:
- Chăn nuôi (lợn, gà, trâu, bò):
:……………………………
- Công việc khác: (Thợ xây, chạy xe ôm, thợ mộc..)…………………….
……………………………………………………….………………………..
………………………………………………………...………………………
* Công việc của chồng:……………………………………………………..
* Công việc của vợ:…………………………………………………………
9. Các nguồn thu nhập của hộ gia đình
Nguồn thu
Số lƣợng/đơn vị
Thành tiền
TT
Đơn giá
tính
(1000,đ)
(Tính 12 tháng qua)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Lúa
Ngô
Khoai
Sắn
Đậu, Lạc
Rau quả
Lợn
Mía
Gà, ngan, vịt
125
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
Trứng gia cầm
Trâu, bò
Cá nuôi trong ao hồ
Ong mật
Cây dược liệu (Hương
bài, Gừng, Địa liền,
………………..…
Trồng Nấm
Măng tre
Gỗ rừng trồng
Than củi
Củi
Từ đi làm thuê:……
Khai thác tre, lâm sản:
Buôn bán khác
Tiền lương, trợ cấp
Các khoản thu khác…
……………………..
Tổng cộng
* Thu nhập của hộ gia đình hàng tháng.
- Tổng thu nhập hàng tháng của hộ gia đình:………………đồng/ tháng.
+ Từ đi làm thuê:……………………………đồng
+ Khai thác tre, lâm sản:………………………… đồng
+ Bán rau củ quả:…………………………..đồng.
+ Các thu nhập khác:…………………………..………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
- Trong các nguồn thu hàng tháng, nguồn thu nào là chủ yếu:………………
- Thu nhập của hộ gia đình thì do chồng hay vợ làm ra chính:…..…………
126
10. Các khoản thu nhập khác trong 12 tháng qua đƣợc tính vào thu nhập
của hộ gia đình.
Nguồn thu
1. Lương hưu, mất sức
2. Trợ cấp xã hội thường xuyên
3. Tiền từ nước ngoài gửi về
4. Tiền lãi gửi tiết kiệm
5. Các khoản thu nhập khác
Cộng (1+2+3+4+5)
Mã số
01
02
03
04
05
06
Trị giá (1.000 đ)
A. TỔNG THU CỦA HỘ GIA ĐÌNH = Tổng thu (9) + Tổng thu (10)
……………………………………………………………………………….
11. Chi phí sản xuất trồng trọt của hộ gia đình (trong 12 tháng qua).
Nội dung
Chi phí (1000,đ)
- Giống cây trồng:
- Phân bón
- Thuốc trừ sâu
- Thuốc diệt cỏ
- Thuê phát thực bì
- Thuê cuốc hố
- Thuê trồng
- Thuê cày, làm đất
- Thuê cấy, gặt
- Thuê làm cỏ
- Thuê tuốt
- Thuê vận chuyển
- Chi phí khác
12. Chi phí sản xuất Chăn nuôi của hộ gia đình (trong 12 tháng qua).
Nội dung
- Giống Vật nuôi
- Thức ăn tinh
+ Gạo
+ Ngô
+ Sắn
+ Khoai
- Cám tăng trọng
Chi phí (1000,đ)
127
- Thức ăn xanh
- Thuốc thú y
- Chi phí chuồng trại
- Chi phí khác
B. TỔNG CHI CỦA HỘ = Tổng chi (11) + Tổng chi (12)
………………………………………………………………………………..
13. Chi tiêu ăn uống bình quân/tháng của hộ gia đình
Chi tiêu trung bình
Các khoản chi (bao gồm cả phần mua,
1 tháng của hộ
TT
trao đổi, tự túc….)
Trị giá
Số lượng
1. Chi cho lƣơng thực:
- Gao các loai
- Lương thực khác (ngô, bột mì, khoai lang, săn...)
- Lương thực chế biến (mì ăn liền, miến dong, bún
tươi...)
2. Thực phẩm:
- Thịt các loai
- Trứng các loại
- Đâu phụ
- Mỡ, dầu ăn
- Cá các loại
- Rau các loại
- Quả các loại
- Nước măm, nước chấm
- Gia vị các loại
- Đường ăn
- Sữa các loại
- Bánh, mứt, kẹo
- Cà phê, chè (trà)
- Thực phâm khác
3. Chi cho chất đốt dành cho đun, nấu
4. Các khoản chi ăn uống khác
- Đồ uống
- Rượu, bia các loại
Tổng chi ăn uống
Chi ăn uống bình quân/khẩu/tháng
(1.000 đ)
128
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14. Các khoản chi tiêu khác ngoài ăn uống của hộ gia đình
Ƣớc tính giá
TT
Các khoản chi
trị
May mặc, mũ, nón, giày, dép
Sửa chữa các thiết bị (xe máy, bếp điện, bếp
gas, bếp dầu,...)
Nhà ở (thuê, sửa chữa)
Điện, nước sinh hoạt
Khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ...
Mua thuốc tư chữa bệnh
Chi cho giáo dục ( Học phí, đồ dùng học tập,
sách vở, các khoản tiền đóng góp ...)
Chi cho liên lạc (điện thoạt...)
Chi mua sắm thường xuyên các đồ dùng cho
sinh hoạt (bóng điện, xà phòng, kem đánh
răng, bàn chải, xô, chậu, khăn mặt, dây dẫn
nước....
Trợ giúp họ hàng, người thân
Các khoản Ma chay, cưới hỏi, giỗ, tết, thăm
hỏi.
Thuế các loại
Các khoản đóng góp (An ninh quốc phòng,
khyến học, vệ sinh môi trường, lao động công
ích, nông thôn mới, ủng hộ cho các hiệp hội,
từ thiện, nhân đạo...)
14.
15.
Nộp bảo hiểm các loại..
16.
Các khoản chi khác
Các loại quỹ là thành viên của các tổ chức
hội, đoàn thể...
Tổng cộng
15. Sử dụng các khoản vay từ Ngân hàng
- Vay vốn từ NHCS:
+ Đã vay bao nhiêu món……………Số tiền:…………
+ Mục đích sử dụng:
- Vay từ Ngân hàng NN&PTNT…………………………………
+ Đã vay số tiền:…………
+ Mục đích sử dụng:………………………….
Ghi chú
129
16. Xác định các nguyên nhân nghèo:
- Chưa có việc làm, đang hành nghề tự do:
- Thiếu đất sản xuất:
- Thiếu vốn sản xuất:
- Không có kiến thức sản xuất:
- Lười lao động:
- Đông người ăn theo:
- Mới tách hộ:
- Ốm đau thường xuyên:
* Trong những nguyên nhân nghèo của hộ, thì những nguyên nhân nào là
chính:
………………………………………………………………..………………
………………………………………………………………………………….
………………………………………..………….……………………………
CÁC THÔNG TIN BỔ SUNG
1. Khi nói đến nghèo đói, Anh/chị nghĩ đến vấn đề nào? (liệt kê 3 vấn đề
quan tâm nhất):
(1)..............................................................................................................
(2)..............................................................................................................
(3)..............................................................................................................
2. Theo Anh/chị xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ của:
Bản thân người nghèo
Cộng đồng
Chính quyền các cấp
Nhiệm vụ chung
Các hội, đoàn thể
3. Theo Anh/chị, ai là ngƣời đóng vai trò chính trong công tác giảm
nghèo?
Chung
Huyện
Xã
Tỉnh
130
4. Anh/chị có mong muốn vƣơn lên thoát nghèo không?
Rất mong muốn
Bằng lòng với cuộc sống hiện tại
Mong muốn
5. Khi đƣợc hỗ trợ, giúp đỡ để hộ gia đình thoát nghèo Anh/chị có đồng
ý thực hiện không?
Nhiệt tình, cùng phối hợp làm
Đồng ý làm
Không muốn giúp đỡ, để hộ gia đình như hiện nay
6. Khi nhàn rỗi (ngoài thời gian chăm sóc, trồng rừng, cấy hái mùa vụ,
chăn nuôi... có định hƣớng từ trƣớc) Anh/chị sẽ làm gì?
Nghỉ ngơi, làm việc nhà
Tìm thêm việc để làm
Đi thăm bạn bè, người thân (đi chơi)
7. Hiện nay đang vào vụ khai thác Quế, gỗ Keo, gỗ Sa Mộc..., nhu cầu về
lao động rất nhiều, trong khi đó gia đình mình đang có con nhỏ. Anh/chị có sẵn
lòng gửi con để 2 vợ chồng đi làm thêm không?
Sẵn sàng gửi con để đi làm thêm
Xem mức tiền công và địa bàn đi làm
Ở nhà trông con, để chồng hoặc vợ đi làm
8. Hiện nay xã đang có lớp tập huấn, bồi dƣỡng về kỹ thuật nghề chăn
nuôi, trồng trọt, chuyển giao KHKT. Anh/chị có sẵn lòng tham gia để năm
thông tin không?
Tham gia tập huấn nếu có hỗ trợ tiền
Không tham gia
Xem lớp tập huấn về cái gì đã rồi mới tham gia
9. Để tham gia phát triển kinh tế gia đình Anh/chị cần và mong muốn gì?
...................................................................................................................
...................................................................................................................
131
10. Hiện nay Huyện có cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất theo nguyên tắc
hỗ trợ sau đầu tƣ (mức hỗ trợ 50%). Anh/chị có tham gia không?
Chỉ tham gia nếu đầu tư 100%
Sẵn sàng tham gia
Tham gia nếu huyện bao tiêu sản phẩm
Không tham gia vì sợ không làm được
11. Anh/chị cho biết hiện nay việc tiếp cận các nguồn vốn vay trên địa
bàn có khó không?
Tương đối khó khăn
Bình thường
Không muốn vay
12. Gia đình anh chị có vay vốn ngân hàng để phát triển sản xuất không?
Có vay vốn
Không vay
Vay không biết để làm gì
13. Gia đình anh/chị có tham gia vào các khoản gửi tiết kiệm nào không?
Có tham gia
Không tham gia
Tự tích kiệm
14. Có một chƣơng trình cho vay hỗ trợ sản xuất rất mới (thực hiện lãi
suất ƣu đãi 0,05% vốn vay). Điều kiện: Hộ gia đình phải ứng vốn ra làm trƣớc,
cán bộ Ngân hàng xuống thẩm định nếu đạt 60% dự án mới thực hiện cho vay.
Gia đình anh/chị có tham gia thực hiện không?
Sẵn sàng tham gia
Cần phải nghiên cứu
Không tham gia vì sợ không làm được
132
15. Theo Anh/chị, định hƣớng chính để giảm nghèo bền vững nên tập
trung vào giải pháp nào sau đây (đánh số từ 1 đến 4 theo thứ tự 1 là quan
trọng nhất, 4 là ít quan trong nhất):
Hỗ trợ trực tiếp mang tính cho không (ví dụ: hỗ trợ bằng tiền mặt,
thẻ bảo hiểm miễn phí, cấp giống, ưu đãi vốn,...)
Nâng cao năng lực cho người dân (ví dụ: thúc đẩy ý thức tự vươn
lên, nâng cao kỹ năng sản xuất, khả năng quản lý kinh tế hộ gia đình,...)
Tạo môi trường thuận lợi (ví dụ: thông tin cơ hội việc làm, cơ hội
kinh doanh, kêu gọi đầu tư vào địa phương,...)
Cải thiện dịch vụ xã hội cơ bản (ví dụ: tăng chất lượng dịch vụ y tế,
giáo dục, hạ tầng cơ sở,... ).
Xin cảm ơn!
133
PHIẾU KHẢO SÁT CÁN BỘ THAM GIA VÀO XĐGN
1. Khi nói đến nghèo đói, ông/bà nghĩ đến vấn đề nào? (liệt kê 3 vấn
đề quan tâm nhất):
(1).......................................................................................................................
(2).......................................................................................................................
(3).......................................................................................................................
2. Theo ông/bà XĐGN là nhiệm vụ của:
Bản thân người nghèo
Cộng đồng
Chính quyền các cấp
Nhiệm vụ chung
Các hội, đoàn thể
3.Theo ông/bà, ai là ngƣời đóng vai trò chính trong công tác giảm
nghèo?
Chung
Xã
Huyện
Tỉnh
4. Theo ông/bà, định hƣớng chính để giảm nghèo bền vững nên tập
trung vào giải pháp nào sau đây (đánh số từ 1 đến 4 theo thứ tự 1 là quan
trọng nhất, 4 là ít quan trong nhất):
Hỗ trợ trực tiếp mang tính cho không (ví dụ: hỗ trợ bằng tiền
mặt, thẻ bảo hiểm miễn phí, cấp giống, ưu đãi vốn,...)
Nâng cao năng lực cho người dân (ví dụ: thúc đẩy ý thức tự
vươn lên, nâng cao kỹ năng sản xuất, khả năng quản lý kinh tế
hộ gia đình,...)
Tạo môi trường thuận lợi (ví dụ: thông tin cơ hội việc làm, cơ
hội kinh doanh, kêu gọi đầu tư vào địa phương,...)
Cải thiện dịch vụ xã hội cơ bản (ví dụ: tăng chất lượng dịch vụ
y tế, giáo dục, hạ tầng cơ sở,... ).
134
5. Xin ông/bà cho biết đối với công tác giảm nghèo:
Ông bà chủ động tham gia công tác này với niềm đam mê.
Ông bà tham gia công tác này theo yêu cầu nhưng thấy thích thú
Ông bà tham gia công tác này và coi công việc này đơn thuần như
những công việc được giao khác.
Ông bà phải tham gia công tác này chứ không phải là mong muốn
6. Ông/bà có mong muốn tiếp tục làm công việc này không?
Có
Không
7. Có khát khao giải quyết tình trạng nghèo đói ở địa phương không?
Có
Không
8. Ông/bà có thƣờng đƣa ra các sáng kiến, giải pháp trong công tác
giảm nghèo không?
Có
Không
Khác, cụ thể ........
9. Ông/bà có đƣợc thông tin, nhận thức về XĐGN qua (xếp theo
thứ tự từ cao nhất đến thấp nhất)
Tập huấn
Quán triệt của cấp trên
Các phương tiện truyền thông (tivi, đài, báo...)
10. Ông/bà đã tham gia tập huấn các lĩnh vực liên quan đến XĐGN
chƣa?
Có
Chưa
- Nếu có, cho biết đã được tập huấn bao nhiêu lần? ...................lần
- Tổng thời gian tham gia tập huấn:
ngày
- Nội dung tập huấn:…………………………………………………….
………………………………………………………………………….
12. Hàng năm có đƣợc phổ biến những thông tin, vấn đề mới liên
quan đến XĐGN?
Có
Không
Xin cảm ơn!
[...]... hưởng đến giảm nghèo bền vững tai huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh - Đề xuất giải pháp giảm nghèo bền vững cho huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh thoát nghèo bền vững 3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến nghèo và giảm nghèo bền vững 3.2 Phạm vị nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu về giảm nghèo bền vững và các vấn đề có liên quan đến giảm nghèo bền vững -... sách tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh 5 Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận văn được trình bày thành 04 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về giảm nghèo bền vững Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng hộ nghèo và công tác giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh Chương 4: Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng. .. tích thực trạng đói nghèo tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, rút ra được những nguyên nhân tồn tại Từ đó đề ra giải pháp giảm nghèo bền vững đối với các hộ nghèo trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về giảm nghèo bền vững - Phân tích thực trạng giảm nghèo bền vững ở địa phương; xác định được tồn tại, hạn chế và nguyên nhân dẫn tới nghèo - Phân tích... vi về không gian: Trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh 4 Ý nghĩa khoa học của luận văn - Về mặt lý luận: Đề tài góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về giảm nghèo bền vững và công tác giảm nghèo - Về mặt thực tiễn: + Làm rõ được các nguyên nhân dẫn tới nghèo của các hộ nghèo Đề xuất các giải pháp góp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh + Đề tài là nguồn tài liệu... 1.1.2 Nội dung của giảm nghèo bền vững 1.1.2.1 Một số vấn đề về giảm nghèo bền vững - Khái niệm giảm nghèo: Giảm nghèo là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo Điều này được thể hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo giảm xuống Hay giảm nghèo là quá trình chuyển bộ phận dân cư nghèo lên mức sống cao hơn - Phát triển triển bền vững: Theo Hội đồng... năng chi tiêu Nếu không có những giải pháp triệt để, mang tính thực tiễn cao, phù hợp đặc thù của từng cá thể, đặc biệt là trong đối tượng hộ gia đình trẻ để thoát nghèo bền vững, sẽ tạo thành lực cản rất lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội Từ những đặc điểm và yêu cầu bức thiết trên tác giả chọn đề tài: Giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu... quan hệ giữa giảm nghèo với phát triển bền vững: Phát triển bền vững là tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và để đạt được mục tiêu phát triển bền vững phải đảm bảo nguyên tắc lấy con người là trung tâm của phát triển bền vững Giảm nghèo và phát triển bền vững có vai trò, mối quan hệ tương tác lẫn nhau đó là để phát triển bền vững thì cần phải thực hiện giảm nghèo 10 Nguyễn... sóc sức khoẻ đề về lâu dài, người nghèo, người mới thoát nghèo và con em học có được kiến thức, kinh nghiệm làm ăn, tay nghề nhằm tạo ra thu nhập ổn định trong cuộc sống 1.1.2.5 Cách tiếp cận giảm nghèo bền vững - Tiếp cận giảm nghèo bền vững với nhóm đối tượng là người nghèo: Trong giảm nghèo bền vững, yêu cầu cần đạt được đối với nhóm người nghèo là năng lực của người nghèo tốt hơn, khả năng tiếp cận... nghèo bền vững thì người dân phải được và có khả năng tham gia vào “sân chơi” của thị trường10 + Theo Trần Đình Thiên – Viện trưởng viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: “Không thể giúp người nghèo bằng cách tặng nhà, tặng phương tiện sống…Đây là cách giảm nghèo, xoá nghèo nhanh nhưng chỉ tức thời, không bền vững Muốn giảm nghèo, xóa nghèo bền vững thì Nhà nước, cơ quan chức năng cần phải cấp cho người nghèo. .. giải pháp sinh kế của người khác 1.1.2.3 Các yếu tố cơ bản của giảm nghèo bền vững Giảm nghèo bền vững là kết quả đạt được từ những nỗ lực của nhà nước, cộng đồng và người dân về giảm nghèo và có khả năng duy trì trên mức tối thiểu này ngay cả khi đối mặt với những biến cố, rủi ro thông thường Do vậy, những yếu tố trụ cột của giảm nghèo bền vững: + Yếu tố 1: Năng lực của chính bản thân người dân, cộng ... nghiên cứu Chương 3: Thực trạng hộ nghèo công tác giảm nghèo bền vững huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh Chương 4: Giải pháp giảm nghèo bền vững huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh Số hóa Trung tâm Học liệu... đói nghèo huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, rút nguyên nhân tồn Từ đề giải pháp giảm nghèo bền vững hộ nghèo địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá sở lý luận giảm. .. Thực trạng công tác giảm nghèo bền vững huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh 57 3.2.1 Kết thực công tác giảm nghèo giảm nghèo bền vững 57 3.2.2 Đánh giá công tác giảm nghèo bền vững 66 Số hóa