1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xã hội internet và văn hóa việt nam đương đại

318 532 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 318
Dung lượng 14,05 MB

Nội dung

Luận án “Xã hội Internet và văn hoá Việt Nam đương đại” mà người viết thực hiện hướng đến giải quyết vấn đề vừa nêu, với mong muốn sẽ giúp nhận diện một bức tranh toàn cục về xã hội Int

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ THUÝ NGUYỆT

XÃ HỘI INTERNET

VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

Chuyên ngành: VĂN HOÁ HỌC

Mã số: 62.31.70.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HOÁ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

GS TSKH TRẦN NGỌC THÊM

Phản biện độc lập:

GS TS MAI NGỌC CHỪ PGS TS NGÔ ĐỨC THỊNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014

Trang 3

L ời cam đoan _

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu luận

án là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn

của GS TSKH Trần Ngọc Thêm.

NCS Phạm Thị Thuý Nguyệt

_

Trang 4

MỤC LỤC

DẪN NHẬP

0.1 Lý do chọn đề tài 1

0.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

0.3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14

0.4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 17

0.5 Kết quả đóng góp của luận án 19

0.6 Kết cấu và quy cách trình bày luận án 20

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Từ INTERNET đến XÃ HỘI và VĂN HOÁ INTERNET trên thế giới và ở Việt Nam 22

1.1.1 Tổng quan về Internet 22

1.1.2 Khái niệm “Xã hội Internet” và “Xã hội Internet Việt Nam” 38

1.1.3 Khái niệm “Văn hóa Internet” và “Văn hóa Internet Việt Nam” 42

1.1.4 Những khía cạnh phản văn hóa của Internet 45

1.2 Định vị VĂN HOÁ INTERNET và VĂN HÓA INTERNET VIỆT NAM 48

1.2.1 Chủ thể của văn hoá Internet và văn hóa Internet Việt Nam 48

1.2.2 Không gian của văn hoá Internet và văn hóa Internet Việt Nam 53

1.2.3 Thời đại Internet trên thế giới và ở Việt Nam 67

1.3 Tiểu kết chương 1 74

CHƯƠNG 2 QUAN HỆ GIỮA INTERNET VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM 2.1 Internet Việt Nam như một tiểu văn hóa trong văn hóa Việt Nam 75

2.1.1 Nhận thức của người Việt về Internet 78

2.1.2 Văn hóa tổ chức và quản trị Internet ở Việt Nam 88

2.1.3 Văn hóa ứng xử của người Việt với Internet 101

Trang 5

2.2 Các thế đối lập văn hóa giữa xã hội Internet với văn hóa Việt Nam 114

2.2.1 Văn hoá ưu tú và văn hoá đại chúng 115

2.2.2 Tĩnh và Động 120

2.2.3 Đóng và Mở 122

2.2.4 Định cư và Du cư 123

2.2.5 Tự trị làng xã và Toàn cầu hoá 125

2.2.6 Đồng nhất bản sắc và Đa dạng cá nhân hoá 126

2.3 Tiểu kết chương 2 129

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA XÃ HỘI INTERNET 3.1 Một số biến đổi văn hóa cá nhân dưới tác động của xã hội Internet 132

3.1.1 Văn hóa thể hiện bản thân 132

3.1.2 Lối sống và tập quán cá nhân 144

3.2 Một số biến đổi văn hóa cộng đồng dưới tác động của xã hội Internet 153

3.2.1 Biến đổi văn hóa giao tiếp xã hội 153

3.2.2 Một số tập quán mới giao tiếp và ứng xử cộng đồng của người Việt trên Internet 168

3.3 Một số biến đổi văn hóa gia đình dưới tác động của xã hội Internet 182

3.3.1 Ý niệm mới của người Việt về “nhà” và “cư trú” trên Internet 182

3.3.2 Mở rộng quan hệ gia đình trên Internet 186

3.3.3 Sự thoát ly của trẻ vị thành niên khỏi gia đình qua “cánh cổng” Internet 188

3.4 Tiểu kết chương 3 192

KẾT LUẬN 195

TÀI LIỆU THAM KHẢO 202

Trang 7

DẪN NHẬP

0.1 Lý do chọn đề tài

Sự phát triển bùng nổ của kết nối mạng Internet và các điều kiện triển khai Internet băng thông rộng trong những năm gần đây đã thật sự tạo nên những thay đổi lớn lao trong đời sống văn hóa của nhân loại Mạng Internet ban đầu được biết đến như một hệ thống phương tiện kỹ thuật đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc trên phạm

vi rộng cho các hệ thống mạng máy tính, nhưng không lâu sau đó, Internet được phổ biến trong xã hội, trở thành một nền tảng, một nền tảng kết nối (Internet base) các máy tính trên thế giới và tạo ra một “xã hội ảo”, tạo ra một “cộng đồng ảo” và làm thay đổi cảnh quan văn hoá mới Internet đã xác lập không chỉ một môi trường kết nối các máy tính trên phạm vi toàn cầu, mà còn định hình một kỷ nguyên mới trong đời sống văn hóa nhân loại – kỷ nguyên Internet

Sự phát triển của Internet không chỉ là một vấn đề kỹ thuật thuần túy, mà còn

là một vấn đề xã hội Internet trở thành môi trường sống, môi trường làm việc, môi trường học tập, môi trường giao tiếp, môi trường sáng tạo nghệ thuật, môi trường bảo tồn văn hóa, môi trường hoạt động kinh doanh,… của nhân loại Internet thật sự là một xã hội với nhiều biểu hiện và giá trị đa dạng Hầu như tất cả các sắc thái của xã hội thực đều được tìm thấy trong xã hội Internet

Internet ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống con người Chẳng hạn, năm 2008, một tổ chức của Mỹ có uy tín về nghiên cứu Internet là PIALP (Pew Internet and American Life Project) đã tiến hành một khảo sát trên diện rộng đối với

Trang 8

người dùng Internet ở Mỹ, cho thấy Internet đã có vai trò ngày càng sâu sắc trong đời sống người Mỹ(1)

Ở Việt Nam, tốc độ tăng trưởng Internet vượt bậc những năm gần đây đã từng đưa Việt Nam vào top 20 của thế giới (năm 2008) và top 5 của châu Á (năm 2007)

về số người sử dụng Internet [95] Theo Sách Trắng Internet Việt Nam, tính đến hết

quý III/2012, Internet Việt Nam có 31.196.878 người sử dụng, chiếm tỉ lệ 35,49%

dân số Hiện Việt Nam đứng thứ 18/20 quốc gia có số người dùng Internet lớn nhất thế giới, đứng thứ 8 khu vực Châu Á và đứng vị trí thứ 3 ở khu vực Đông Nam

Á (ASEAN) So với năm 2000, số lượng người dùng Internet Việt Nam đã tăng khoảng hơn 15 lần [2]

Giá máy tính ngày càng rẻ, điều kiện truy cập Internet băng thông rộng được

mở rộng, thêm vào đó là những thay đổi xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá đã góp phần làm cho các sinh hoạt trên Internet của cộng đồng người Việt ngày càng trở nên sôi nổi và đa dạng Xã hội Internet Việt Nam đã thật sự hình thành Và trong không gian xã hội mới mẻ đó, người Việt hôm nay với tư cách là chủ thể của nền văn hoá Việt giàu truyền thống cũng đã xây dựng được những giá trị và bản sắc văn hoá trên môi trường Internet Đó có thể là những giá trị và bản sắc văn hoá được chuyển vào từ đời sống thực, nhưng cũng có thể là những giá trị và bản sắc mới được hình thành riêng trong môi trường Internet Những đặc tả về xã hội và văn hoá Internet Việt đến nay còn chưa được cụ thể, chưa được rõ ràng Đặc biệt, mối quan hệ cũng như những ảnh hưởng qua lại giữa xã hội – văn hoá Internet với văn hoá Việt Nam hiện nay cũng chưa được nghiên cứu nhiều Trong bối cảnh mà Internet đang trở thành một nguồn lực quan trọng cho sự phát triển của xã hội hiện đại, là một nền tảng chung cho nhiều thiết kế phát triển của tương lai, Việt Nam cũng không thể lựa chọn con đường phát triển “phi Internet” Các chính sách quốc gia của Việt Nam

(1) Số liệu khảo sát của PIALP tại thời điểm 2008 cho thấy khoảng 45% người lướt web (60 triệu người) cho biết Internet đã giúp họ đưa ra những quyết định mang tính bước ngoặt hoặc đối diện với những khoảnh khắc đáng nhớ trong đời, tăng hơn 40% so với khảo sát năm 2002

Trang 9

về điều này đã rất rõ ràng, do vậy việc nhận diện kịp thời các vấn đề về xã hội và văn hoá Internet trong mối quan hệ với xã hội và văn hoá thực ở Việt Nam đã trở nên cấp

bách Luận án “Xã hội Internet và văn hoá Việt Nam đương đại” mà người viết

thực hiện hướng đến giải quyết vấn đề vừa nêu, với mong muốn sẽ giúp nhận diện một bức tranh toàn cục về xã hội Internet Việt và từ đó nhận chân các biểu hiện và giá trị văn hoá đặc thù mới phát sinh trong cộng đồng người dùng Internet Việt Nam – một cộng đồng chiếm gần nửa dân số Việt Nam đến thời điểm 2012 và có khả năng tăng nhanh trong những năm tới

0.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Vấn đề nghiên cứu xã hội và văn hoá Internet đã sớm được quan tâm trong giới học thuật quốc tế, ngay cả khi Internet còn chưa tìm được sự phát triển bùng nổ

Năm 1978, năm cuốn sách “The Network Nation” xuất bản, có thể được xem

là mốc đánh dấu điểm khởi đầu của các hoạt động nghiên cứu chính thức về xã hội

và văn hóa Internet Thời gian đầu, địa hạt nghiên cứu này chủ yếu do giới khoa học máy tính nắm giữ, chủ đề thường được quan tâm là vấn đề làm việc cộng tác, học tập cộng tác với sự hỗ trợ của máy tính và các hiệu ứng tâm lý, xã hội của nó Kết quả nghiên cứu liên quan thường được trình bày tại hội thảo khoa học thường niên CSCW (Computer-Supported Cooperative Work) do Hiệp hội Máy tính của Mỹ tổ chức vào định kỳ tháng 2 hàng năm Kể từ năm 1990, sự phổ biến nhanh chóng của Internet đã bắt đầu thu hút sự chú ý nhiều hơn của các nhà khoa học xã hội và nhân văn chuyên ngành, đặc biệt là giới nghiên cứu truyền thông Một số dự án có quy mô lớn về

nghiên cứu Internet, tiêu biểu là dự án Pew Internet & American Life(2) và dự án

Internet World(3) đã xây dựng được một khung logic tiếp cận nghiên cứu Internet dưới góc nhìn của khoa học xã hội truyền thống

(2) http://pewinternet.org

(3) http://worldinternetproject.net

Trang 10

Từ năm 1996, môt số trường đại học ở Mỹ bắt đầu tổ chức đào tạo và nghiên cứu chuyên ngành về “Internet học” (Đại học Georgetown, Đại học Maryland, Đại học Brandeis – Hoa Kỳ) Các chủ đề chính được giới học thuật quan tâm trong lĩnh vực nghiên cứu Internet thường bao gồm những chủ đề về kỹ thuật (kiến trúc Internet, bảo mật,…), về xã hội và văn hoá Internet (văn hóa ảo, tác động xã hội của Internet, các mạng xã hội mới, xã hội trực tuyến, tương tác xã hội trên Internet, cộng đồng trực tuyến, giao tiếp qua trung gian máy tính (CMC), quyền kỹ thuật số (digital rights),văn hóa mã nguồn mở…

Đặc biệt, kể từ sau thời kỳ bùng nổ Internet băng thông rộng trên phạm vi toàn cầu và sự phát triển vượt bậc của công nghệ web ở thập niên đầu thế kỷ XXI, xã hội Internet phát triển nhanh và được thừa nhận ở nhiều khu vực và quốc gia chính là nguyên nhân thúc đẩy các trường đại học, các nhà nghiên cứu xã hội và văn hóa quan tâm đến chủ đề này

Chủ đề đầu tiên về xã hội và văn hóa Internet được quan tâm là vấn đề nhận diện xã hội Internet, văn hóa Internet và các đặc tính của nó Michael Benedikt là một trong những người đầu tiên khám phá không gian vô biên và kiến trúc thành phần tạo

nên không gian mạng cũng như các nhánh nhỏ của nó Trong cuốn “Cyberspace: First Steps” xuất bản năm 1991, M Benedkit và các cộng sự (William Gibson,

Marcos Novak, David Tomas) đã nêu ra một cái nhìn rất sâu về những tiềm năng của không gian kỹ thuật số và môi trường kỹ thuật số Không gian mạng đã được định nghĩa trong cuốn sách này là “một thế giới nhân tạo vô hạn mà con người điều hướng trong không gian dựa trên thông tin” Cũng trong công trình này, những vấn đề về cơ

sở triết học cho không gian mạng, mối liên quan giữa cơ thể con người với thực tế

ảo, nguyên lý truyền thông cơ bản trong không gian mạng, kiến trúc phi vật chất hóa của không gian mạng, logic của việc sử dụng các “đại diện đồ họa”(4) (graphic

(4) Khái niệm này liên quan đến lĩnh vực truyền thông đồ họa (graphic communication) “Đại diện đồ họa” (graphic representation) được hiểu như một loại biểu tượng đồ họa có ý nghĩa đại diện cho một đối tượng nào đó

Trang 11

representation), thiết kế của hệ thống phi tập trung hóa (noncentralized) đa thành viên (multiparticipant), các nhánh của không gian mạng và môi trường làm việc trong tương lai của con người

Một trong những chủ đề khác về xã hội, văn hóa Internet được giới nghiên cứu quan tâm là vấn đề giao tiếp qua trung gian máy tính (computer-mediated communication - CMC) Các công trình nghiên cứu về CMC thường chỉ ra những nguyên lý, quy tắc giao tiếp trong môi trường liên máy tính, từ đó phân tích các hành

xử giao tiếp tương ứng của con người Một số công trình tiêu biểu về chủ đề này của các tác giả như J B Walther (1992, 1996); S Herring (1999, 2004); nhóm tác giả C Thurlow - L Lengel - A Tomic (2004); J Bishop (2009) Câu hỏi lớn mà các công trình nghiên cứu về CMC thường quan tâm là vấn đề con người sẽ hóa thân như thế nào khi tham gia giao tiếp trên mạng máy tính, mối quan hệ giữa danh tính thực ngoài đời và danh tính trực tuyến trên mạng Steven Jones (1994) là tác giả quan tâm đến những vấn đề sử dụng Internet, về giao tiếp qua trung gian máy tính (CMC) ở những nhóm người có hoàn cảnh khó khăn, nhóm người bị gạt ra bên lề của sự phát triển – chẳng hạn như người đồng tính nam, phụ nữ, người vô gia cư – và tác động thay đổi chính về chính trị, về xã hội có liên quan S Jones cũng là một trong những tác giả đầu tiên đề nghị áp dụng một loạt các lý thuyết có nguồn gốc từ xã hội học, nghiên cứu truyền thông và nhân học để lý giải xã hội mạng như một không gian có cấu trúc

và có bản sắc

Anthony Smith trong “Software for the Self: Technology and Culture”

(1996) đã tìm cách mô tả ảnh hưởng của cuộc cách mạng thông tin đối với nhân loại hiện nay và cho những gì sẽ xảy ra trong tương lai A Smith lần theo dấu vết sự phát triển của đời sống giải trí từ quá khứ đến hiện tại và chỉ ra sự di chuyển của văn hóa giải trí từ chỗ “chia sẻ trải nghiệm cộng đồng” đến chỗ “tương tác đơn độc” trên mạng máy tính Smith cũng dự báo rằng giải trí có khả năng sẽ trở thành tâm điểm của văn hóa và xã hội bởi vì mọi người sẽ có thời gian và điều kiện thuận tiện để giải trí ngày càng nhiều hơn nhờ các tiến bộ công nghệ cao, trong đó có công nghệ thông tin

Trang 12

Những vấn đề cụ thể về văn hóa kỹ thuật số (digital culture) cũng được Lynn

Hershman-Leeson và các cộng sự đề cập đến trong “Clicking in: Hot Links to a Digital Culture” (1996) Đặc điểm của không gian mạng, cuộc sống kỹ thuật số, bản

sắc cá nhân trên mạng, nghệ thuật kỹ thuật số, ý nghĩa triết học – xã hội của không gian ảo là những chủ đề được nêu ra ở cuốn sách này

M Christine Boyer là người đã tập hợp các bài luận trong “CyberCities: Visual Perception in the Age of Electronic Communication” (1996), trình bày một

quan điểm có phần rời rạc nhưng hấp dẫn về ảnh hưởng của máy tính đến xã hội đương đại Tác giả dự báo tương lai của các thành phố và các trung tâm đô thị trước ảnh hưởng của sự phổ biến thông tin điện tử Bàn đến các đô thị ảo (cybercity), M.C Boyer làm rõ những giả định cơ bản về tác động của truyền thông điện tử đối với kinh nghiệm của con người về đô thị Tác giả cũng cho rằng mạng máy tính đang trở thành tâm điểm mới của văn hóa và xã hội M.C Boyer còn cho rằng thị giác đang có xu hướng ngày càng gia tăng “sự thống trị” của nó đối với các giác quan còn lại qua tác động của công nghệ như truyền hình và thực tế ảo Và điều này, theo tác giả, có thể dẫn đến tình trạng gia tăng niềm đam mê và sự phụ thuộc vào máy tính và công nghệ điện tử – một thứ hiểm họa đối với đời sống nhân văn mà con người phải gánh chịu

từ chính sự phát triển văn minh vật chất mà con người đạt được “Cyperspace là một không gian điện tử mới, vô hình, cho phép màn hình máy tính hay tivi thay thế cho không gian đô thị và kinh nghiệm đô thị” [43 : 242] Những gì mà Boyer phân tích

và dự báo ở thời điểm năm 1996 dường như giờ đây đã là một phần thực tế không thể chối cãi của xã hội Internet

Mark Dery là tác giả đề cập đến những vấn đề khá độc đáo về văn hóa ảo

(cyberculture) trong một công trình xuất bản cũng năm 1996 (Escape Velocity: Cyberculture at the End of the Century) quan sát một loạt các hiện tượng bên lề

của nền văn hóa máy tính, chạm đến nhiều chủ đề bàn luận gắn liền với một số trào lưu về lối sống trong giới chuộng công nghệ máy tính, kiểu như nhạc Punk ảo (cyberpunks), phong trào hippy ảo (cyberhippies), tình dục ảo (cybersexers), sinh vật

ảo (cyborgs)

Trang 13

Một số tác giả quan tâm đến Internet dưới góc nhìn chính trị và bàn đến chủ đề

“quốc gia ảo” (cybernation) Một trong số đó là Neil Barrett với “The State of the Cybernation: Cultural, Political and Economic Implications of the Internet”

Internet được nhận diện như là một Cybernation, nơi không tồn tại các ranh giới và đường biên giới cuối cùng có thể tác động đến ý thức của con người về văn hoá dân tộc, về bản sắc và chính trị Cuốn sách cũng đặc biệt nhấn mạnh sự tiến bộ nhanh đến từng phút của công nghệ mà tác giả gọi là “up-to-minute” (thay vì “up-to-date”) sẽ

có tác động quan trọng đến sự thay đổi diện mạo của cybernation

Năm 1997 là năm có nhiều công trình nổi bật và bao quát về nghiên cứu Internet theo hướng xã hội – văn hóa David Whittle là tác giả được xem là người đầu tiên tìm hiểu toàn diện và phân tích sâu sắc, lý giải triệt để nhiều vấn đề về tiềm năng

của không gian ảo trong “Cyberspace: The Human Dimension” (1997) Ông cung

cấp một cái nhìn tổng quan về không gian mạng, các tập quán và chuẩn mực của nó

Sự thâm nhập vào không gian mạng có những ảnh hưởng sâu sắc đến các cá nhân, đến cộng đồng, đến doanh nghiệp, chính phủ và toàn xã hội Cũng trong năm đó,

David Porter xuất bản “Internet Culture” (1997) – một công trình có tính kinh điển

về văn hóa Internet Từ chỗ chỉ là một hiện tượng văn hóa phụ cận, Internet trở thành một tác nhân quan trọng đối với nền sản xuất và sự chuyển đổi văn hóa Văn hóa Internet ánh xạ lên chính nó nhiều vấn đề của ngôn ngữ, chính trị và bản sắc, định vị vai trò và giá trị của nó một cách rõ ràng trong lịch sử truyền thông và trong không gian công cộng Cuốn sách giải thích những điểm quan trọng về thế giới ảo và những tác động của hiện tượng “di cư hàng loạt” nhiều giá trị của đời sống thực hiện nay qua đường biên giới điện tử Không gian ảo và những nơi được tạo ra bởi các công dân mạng (Net citizens), cộng đồng ảo, cơ thể ảo cũng là những chủ đề được đề cập

đến trong cuốn sách kinh điển này Còn Douglas Groothuis trong “The Soul in Cyberspace” (1997) thì quan tâm đến những khía cạnh về ảnh hưởng của không gian

ảo đến tâm hồn con người và tình trạng con người rơi vào những cạm bẫy của xã hội thông tin phong phú hiện nay do công nghệ mới đem lại đến nỗi con người có thể sẽ

bị “tước đoạt tinh thần”

Trang 14

Máy tính và sự liên kết giữa chúng thật sự đã gây ra nhiều tác động sâu sắc đến đời sống con người và để lại không ít hậu quả, trong đó có nhiều hậu quả liên quan

đến đạo đức, tính chuyên nghiệp, sự riêng tư, quyền tự chủ, tự do ngôn luận “The Social Impact of Computers” của Richard S Rosenberg (1997) đã đề cập đến những

vấn đề này và nêu các ý kiến đề xuất giải pháp xã hội đối với vấn đề sở hữu trí tuệ, tội phạm bảo mật máy tính, vấn đề xã hội thông tin và chính phủ, vấn đề chống độc quyền,… Những ảnh hưởng của Internet đến các tôn giáo cũng được bàn đến Jeffrey

P Zaleski (1997) trong “The Soul of Cyberspace: How New Technology Is Changing Our Spiritual Lives” đã khảo sát các trang web của 5 tôn giáo lớn là đạo

Hồi, đạo Do Thái, đạo Thiên Chúa, đạo Phật và đạo Hindu để nghiên cứu các vấn đề

về sự linh thiêng và tâm linh tôn giáo thay đổi như thế nào trên mạng Internet

Các chủ đề pháp lý liên quan đến Internet không nằm ngoài sự quan tâm của

các nhà nghiên cứu Internet “Cyberlaw: The Law of the Internet” của Jonathan

Rosenoer (1997) cung cấp một hướng dẫn dễ hiểu các vấn đề pháp lý phát sinh như

là kết quả của sự phát triển Internet và World Wide Web Cuốn sách này đề cập đến một loạt các vấn đề pháp lý trên Internet, như vấn đề bản quyền và thương hiệu, nói xấu, sự riêng tư, trách nhiệm, hợp đồng điện tử, thuế, và đạo đức

Cũng trong năm David Porter xuất bản “Internet Culture” (1997), một cuốn sách khác khá bao quát về văn hóa Internet cũng ra mắt – cuốn “Culture of the Internet” của Sara Kiesler và các đồng sự Tuy nhiên, góc độ tiếp cận của cuốn sách

này mang tính cách thực hành nhiều hơn, bàn đến những giải pháp toàn diện cho các vấn đề xã hội quan trọng trên Internet như tội phạm máy tính, quyền sở hữu trí tuệ, quyền riêng tư, tự do ngôn luận, quyền truy cập, và lề lối làm việc từ một điểm nhìn của Mỹ cũng như các nước khác Ngoài ra, dưới góc nhìn phê phán, cuốn sách cũng thảo luận về vai trò của công nghệ trong xã hội đương đại, phân tích các tác động xã hội của việc ứng dụng máy tính trong các lĩnh vực như kinh doanh, y tế, giáo dục, và chính phủ

Trang 15

“Virtual Culture: Identity and Communication in Cybersociety” của

Steven G Jones và các đồng sự xuất bản năm 1997 được xem là đã tạo nên một sự can thiệp quan trọng vào kết quả của cuộc tranh luận hiện đương về vấn đề truy cập

và kiểm soát xã hội ảo (cybersociety), phân tích rõ những cách thức mà Internet và các công nghệ CMC đang được các nhóm đối tượng thiệt thòi về xã hội (chẳng hạn nhóm người đồng tính, người vô gia cư,…) khai thác để gây áp lực thay đổi về xã hội

và chính trị có lợi hơn cho nhóm của họ Các tác giả đã áp dụng một loạt các lý thuyết hữu quan bắt nguồn từ xã hội học, nghiên cứu truyền thông và nhân học để chứng minh về lý luận cũng như về thực tiễn cho một không gian xã hội ảo (cybersociety)

có cấu trúc và có bản sắc

Khía cạnh bản sắc của xã hội Internet cũng được chú ý đến trong một số công

trình nghiên cứu ngay từ thập niên cuối của thế kỷ XX Turkle Sherry trong “Life on the Screen: Identity in the Age of the Internet” (1995) đề cập đến vấn đề con người

buộc phải đánh giá lại bản sắc của mình trong thời đại Internet Con người đang tham gia vào “cuộc sống trên màn hình” như một cách thức mới để suy nghĩ về sự tiến hóa,

về các mối quan hệ, chính trị, quan hệ tình dục, và về chính mình S Turkle cho rằng

“Điều đang nổi lên như một cảm nhận mới về bản sắc là “decentered” (phi tập trung)” Tác giả còn cho rằng, môi trường ảo đã xác nhận một sự thay đổi đáng kể

trong khái niệm của chúng ta về bản thân, về máy tính và về nhiều vấn đề khác trên

thế giới Máy tính nổi lên như một tác nhân “đem chủ nghĩa hậu hiện đại đến trái đất” [83 : 136]

Hướng nghiên cứu so sánh văn hóa cũng được triển khai trong địa hạt này Tiêu biểu có thể kể đến bài viết của nhóm tác giả K K Seo – P C Miller – C

Schmidt – P Sowa (2008) trong “Creating Synergy between Collectivism and Individualism in Cyberspace: A Comparison of Online Communication Patterns between Hong Kong and U.S Students” đăng trên tạp chí Intercultural Communication Bài viết khảo sát sự khác biệt về mô hình truyền thông trực tuyến

của sinh viên Mỹ và sinh viên Hồng Kông Kết quả cho thấy các sinh viên châu Á tương tác nhiều hơn trên mạng bằng cách chủ động xin ý kiến của bạn học, trong khi

Trang 16

sinh viên Mỹ thường quan tâm nhiều hơn đến việc nêu rõ quan điểm độc lập của mình Sinh viên Mỹ có xu hướng trực tiếp và đơn giản trong việc thể hiện vị trí của

họ, trong khi sinh viên châu Á thường sử dụng ngôn ngữ không rõ ràng và thích chuyển tải những suy nghĩ của họ theo kiểu ngầm hiểu

Trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, bối cảnh phát triển Internet trên thế giới

đã thay đổi toàn diện, xã hội Internet mang tính quốc tế hoá rõ ràng hơn nhờ sự mở rộng các điều kiện truy cập Internet ở nhiều quốc gia Có lẽ vì thế, các chủ đề nghiên cứu về xã hội Internet và văn hoá Internet giai đoạn này bắt đầu tập trung nhiều hơn vào những vấn đề liên quan đến các đặc điểm đa ngôn ngữ, đa văn hoá và ảnh hưởng toàn cầu hoá của Internet, dù không hẳn là không được bàn đến từ trước đó

Kaisu Korhonen (1999) bàn đến việc giảng dạy ngôn ngữ theo hướng liên văn hóa thông qua các mô hình dạy học mô phỏng và học tập thông qua môi trường truyền

thông liên văn hóa trong bài viết “Intercultural Communication through Hypermedia” Cách thức mà các nền văn hóa rất khác biệt nhau như Nhật Bản và

Anh sử dụng các nguồn lực để truyền thông hình ảnh luôn tuân theo những cách thức

có liên quan đến hệ thống giá trị văn hóa cơ bản của mỗi nền văn hóa Rumiko Oyama

(2000) trong “Visual Communication across Cultures: A study of visual semiotics

in Japanese and British advertiments” đã phân tích các hình thức quảng cáo và cấu

trúc ký hiệu học của chúng để chỉ ra sự khác biệt có liên quan đến các nền văn hóa

David Block (2004) đề cập đến vai trò và ảnh hưởng của Internet đối với quá

trình toàn cầu hóa trong “Globalization, Transnational Communication and the Internet” Vai trò của Internet đối với quá trình toàn cầu hóa thường được đề cập đến

Trang 17

ở những khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như vấn đề thực hành ngôn ngữ tiếng Anh, tương tác dịch thuật đa ngôn ngữ, sự lây lan của tiếng Anh trên Internet sẽ có những ảnh hưởng, kể cả hậu quả đối với tiến trình toàn cầu hóa Nhưng, dù tiếng Anh đúng

là ngôn ngữ phương tiện chính trên Internet thời gian đầu, nhưng về sau Internet đã thật sự là một không gian thông tin liên lạc chung cho các cộng đồng ngôn ngữ lớn nhỏ khác nhau

Các mô hình sử dụng Internet đáp ứng yêu cầu của bối cảnh giao tiếp xuyên văn hóa được triển khai như những đề tài nghiên cứu điều tra trên các cộng đồng người dùng khác nhau Một kết quả nghiên cứu tiêu biểu thuộc hướng này trên cộng đồng người dùng Internet là sinh viên Trung Quốc do nhóm Wang Y - Sun S & Haridakis P.M tiến hành năm 2009 Các động cơ sử dụng Internet của nhóm sinh viên trung Quốc đã được các tác giả phát hiện trong bối cảnh thích ứng xuyên văn hóa, bao gồm sự tham gia của xã hội, tiếp biến văn hóa, thời gian trải nghiệm, thông tin, giải trí, tiện lợi, sự đồng hành, và bảo tồn tộc người

Cuốn “Understanding Digital Culture” xuất bản lần đầu năm 2011 của

Vincent Miller có thể xem là công trình có góc nhìn toàn diện nhất từ trước đến nay

về văn hóa số (digital culture) Trong công trình này, V Miller đã bàn đến tất cả các khía cạnh và nhân tố khác nhau của văn hóa số, bao gồm những vấn đề về kỹ thuật, truyền thông, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, kể cả những vấn đề đặc sắc như bản sắc số (digital identity), cơ thể số (cyborgs)

Ở góc độ xã hội học Internet, những vấn đề được quan tâm thường là những vấn đề liên quan đến sự phân hóa xã hội, đặc biệt sự phân hóa xã hội theo lứa tuổi trong xã hội Internet, hay những vấn đề liên quan đến các đặc trưng nhóm người dùng (Internet user group) trong xã hội Internet

Ở góc độ văn hóa học, có hai nhóm vấn đề về văn hóa Internet được quan tâm nhất là: 1) những tập quán văn hóa Internet mới định hình trong xã hội Internet; và 2) những biến đổi văn hóa của xã hội do tương tác giữa xã hội Internet và xã hội thực

Trang 18

Điều khá thú vị trong lịch sử nghiên cứu những vấn đề về xã hội và văn hóa Internet là, tham gia vào đội ngũ nghiên cứu không chỉ có các chuyên gia của các trường đại học hay các viện nghiên cứu mà còn có nhiều nghiên cứu viên nghiệp dư vốn là những “công dân tự do” của xã hội Internet cũng góp những tiếng nói tích cực

và không kém phần sâu sắc về các chủ đề liên quan đến nghiên cứu xã hội và văn hóa Internet Đóng góp chính của đội ngũ nghiên cứu viên nghiệp dư này là: 1) tham gia các ý kiến thảo luận tại các diễn đàn nghiên cứu Internet để giúp các chuyên gia thực thụ có cơ hội phát triển các nghiên cứu của mình sâu sắc hơn; và 2) đóng góp các tư liệu và dữ liệu cá nhân cho các nghiên cứu của chuyên gia Thực tế này làm cho hoạt động nghiên cứu Internet được phát triển đúng với phong cách của đối tượng nghiên cứu – phong cách Internet

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về xã hội Internet và văn hóa Internet hầu như chỉ mới là những phác thảo ý tưởng, được công bố trong một số công trình có tính giới thiệu tổng quát và hướng dẫn ban đầu về Internet hoặc được nêu lên trên các diễn đàn

trực tuyến hoặc các website Tiêu biểu có thể kể đến một vài công trình như Internet

và Đời sống (Nguyễn Thế Hùng 2002), Internet – Một cách nhìn tổng quát

(Nguyễn Xuân Phong 2005) Bùi Hoài Sơn là một trong những tác giả ở Việt Nam quan tâm đến việc nghiên cứu về ảnh hưởng của Internet đến cuộc sống con người

Năm 2006, tác giả này công bố cuốn sách chuyên khảo “Ảnh hưởng của Internet đối với thanh niên Hà Nội”, mô tả những gì mà Internet để lại ảnh hưởng trên sự

thay đổi lối sống của giới trẻ thủ đô

Sang đầu những năm 2010, xã hội Việt Nam bắt đầu chú ý nhiều hơn vào những vấn đề xã hội và văn hóa Internet Đã có một số công trình nghiên cứu xã hội học về ảnh hưởng và tác động của Internet đến người Việt, đặc biệt là đến giới trẻ Tác giả Mai Quỳnh Nam bàn đến những khía cạnh tác động của truyền thông đại

chúng hiện tại, trong đó có Internet, đến văn hóa trong bài viết “Truyền thông đại chúng: tương tác văn hóa” đăng trên tạp chí Nghiên cứu Con Người (2010) Chuyên khảo năm 2011 của Nguyễn Quý Thanh “Internet – Sinh viên – Lối sống: Nghiên cứu xã hội học về phương tiện truyền thông kiểu mới” xem xét vai trò của Internet

Trang 19

như một phương tiện truyền thông thế hệ mới, điều tra về tác động thực tế của Internet trên đối tượng sinh viên làm thay đổi văn hóa học tập, văn hóa giải trí và lối sống của giới này ở Việt Nam Tác giả chứng minh sự thâm nhập mạnh mẽ của yếu tố Internet vào hoạt động học tập, hoạt động giải trí và lối sống của sinh viên Một số thay đổi trên tập quán của các nhóm sinh viên thường xuyên sử dụng Internet cũng được ghi nhận Năm 2012, Nguyễn Thị Phương Châm và các đồng sự thực hiện đề tài nghiên

cứu “Một số vấn đề về văn hóa mạng hiện nay (Internet: mạng xã hội và sự thể hiện bản sắc” Tiếp cận vấn đề từ góc độ khảo sát trải nghiệm của người trong cuộc,

nhóm tác giả đã tìm hiểu cách thức mà giới trẻ Việt Nam kết nối vào mạng lưới xã hội và tạo dựng bản sắc cá nhân trong thế giới Internet Những thay đổi chính ở giới trẻ do tác động của Internet về trải nghiệm thời gian, trải nghiệm không gian, trải nghiệm giao tiếp xã hội, những vấn đề về nhu cầu, cách thức thể hiện bản sắc cá nhân trên mạng Internet được chỉ ra dựa vào các dữ liệu khảo sát trải nghiệm và giọng nói của những người tham gia Internet ở độ tuổi từ 16 đến 30 thuộc 3 nhóm xã hội là học sinh trung học phổ thông, sinh viên và thanh niên đã đi làm Kết quả nghiên cứu của

đề tài này cũng được công bố thành sách [3] Năm 2013, Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Mạng xã hội với lối sống của giới trẻ thành phố Hồ Chí Minh” và các bài trình bày tại hội thảo này được biên tập xuất bản thành sách do Nguyễn Thị Hậu chủ biên [6]

Trên các website, các diễn đàn, vấn đề xã hội Internet và văn hóa Internet chủ yếu được một số người dùng Internet nêu lên như những nhu cầu cần giải đáp hoặc chỉ ra các biểu hiện có tính hiện tượng nhưng lại không có nhiều ý kiến trả lời đủ sâu sắc Nhiều bài viết tiếng Việt trên các trang web về chủ đề này chủ yếu là những bài lược dịch từ các tác giả nước ngoài, với tần suất trùng lặp rất cao

Tuy nhiên, khía cạnh nghiên cứu chuyên biệt về văn hóa Internet Việt và mối quan hệ giữa xã hội Internet Việt Nam với văn hóa Việt Nam còn chưa được một nhà nghiên cứu nào thực sự quan tâm theo đuổi Đây là lý do khiến cho đến nay hầu như chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về văn hoá Internet ở Việt Nam Thực tế này cũng dễ hiểu, vì thật ra xã hội Internet ở Việt Nam chỉ mới phát triển rõ

Trang 20

rệt trong khoảng từ 2005 trở lại đây, khi mà Internet băng thông rộng đã trở nên phổ biến, các đơn vị, gia đình và cá nhân có nhiều điều kiện hơn để kết nối Internet với chi phí thấp Trong một khoảng thời gian ngắn như vậy, có thể các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam còn chưa kịp quan tâm đến lĩnh vực này Nhất là, việc nghiên cứu Internet nói chung đòi hỏi giới nghiên cứu xã hội và văn hoá phải có khả năng tiếp cận công nghệ trên một mức độ nhất định

Những bối cảnh nghiên cứu trên đây cho thấy, đề tài nghiên cứu “Xã hội Internet và văn hóa Việt Nam đương đại” và vấn đề cụ thể mà luận án này quan

tâm trên thực tế chưa có các công trình nghiên cứu trực tiếp tiến hành, đặc biệt là ở Việt Nam Trong quá trình thực hiện luận án, người viết chủ yếu học hỏi từ các công trình đi trước cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu một đối tượng trên Internet chứ không có điều kiện kế thừa trực tiếp các kết quả có sẵn

0.3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Với đề tài “Xã hội Internet và văn hoá Việt Nam đương đại”, người viết đặt

ra năm vấn đề cần quan tâm:

 Vấn đề thứ nhất: Khi Internet toàn cầu phát triển thành một xã hội, những đặc điểm và giá trị văn hóa riêng của xã hội này được hình thành và ngày càng trở nên rõ nét Internet Việt Nam cũng không nằm ngoài kịch bản phát triển đó

Nếu không nhận diện được các đặc điểm và giá trị văn hóa của xã hội Internet (bao gồm cả Internet Việt Nam), các mối quan hệ và ảnh hưởng giữa

xã hội Internet với xã hội thực sẽ không được xử lý phù hợp

Vấn đề thứ hai: Nhiều lĩnh vực đời sống đã phát triển trong xã hội Internet Việt Nam và bị biến đổi bởi ảnh hưởng của xã hội này Chẳng hạn như, lối

sống, kinh doanh, giao tiếp xã hội, giáo dục, nghệ thuật,… đều đã có mặt trong

xã hội Internet Việt Nam Bên cạnh việc sao chép những đặc điểm và giá trị vốn có trong xã hội thực, các lĩnh vực này bị biến đổi như thế nào bởi những ảnh hưởng của xã hội Internet?

Trang 21

Vấn đề thứ ba: Tính toàn cầu của xã hội Internet là rõ ràng, nhưng những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc trong xã hội thực cũng được phản ánh vào xã hội Internet Việt Nam Vậy liệu có thể có cái gọi là “bản sắc văn hóa”

trong xã hội Internet Việt Nam?

 Vấn đề thứ tư: Đến lượt mình, xã hội Internet lại tác động trở lại làm thay đổi

xã hội thực Điều này bắt đầu từ sự thay đổi các hành vi xã hội và hành vi văn

hóa của con người Việt Nam do tác động của Internet Việt Nam Vậy xã hội thực chịu ảnh hưởng thế nào của xã hội Internet?

 Vấn đề thứ năm: Xã hội Internet ở Việt Nam hình thành muộn so với thế giới,

và hình thành trong bối cảnh của một nền văn hóa phương Đông nông nghiệp

truyền thống lâu đời của Việt Nam Trong bối cảnh đó, chắc chắn sẽ có những hiện tượng va chạm văn hóa hay “sốc” văn hóa trong quá trình phát triển

xã hội Internet ở Việt Nam cần được nhận diện, mô tả và xây dựng các phương án thích nghi văn hóa cần thiết

Internet vốn là một hiện tượng công nghệ, nhưng quá trình con người khai thác Internet đã tạo ra một môi trường mới để con người triển khai các hoạt động xã hội

và từ đó hình thành các giá trị văn hóa mới trên môi trường này Chính vậy, đối tượng

nghiên cứu của luận án là mối quan hệ tương tác giữa xã hội Internet (với cả nghĩa rộng là xã hội Internet nói chung và nghĩa hẹp là xã hội Internet Việt Nam) với văn hoá Việt Nam và kết quả của sự tương tác đó Theo đó, tất cả những hiện tượng,

những biểu hiện mang tính xã hội và văn hóa dưới tác động của xã hội Internet Việt Nam trong đời sống văn hóa Việt Nam sẽ thuộc phạm vi quan sát của luận án Khái niệm “văn hoá Việt Nam đương đại” được đề cập trong luận án này được hiểu là kết quả tích hợp bao gồm cả các giá trị truyền thống lâu đời và các giá trị mới hình thành được nhìn thấy và được thừa nhận trong bối cảnh văn hoá Việt Nam hiện nay

Xã hội Internet là xã hội mang tính toàn cầu, tuy nhiên trong phạm vi thích hợp, đề tài sẽ quan tâm trực tiếp đến những hiện tượng xã hội Internet có liên quan đến người dùng Việt Nam và tiếng Việt Trong trường hợp của nghiên cứu này, do

Trang 22

đặc thù của đối tượng nghiên cứu, các tiêu chí địa lý và không gian không đủ hiệu lực để phân định giới hạn của phạm vi nghiên cứu Người viết chọn tiêu chí “chủ thể”

và “ngôn ngữ” để xác định phạm vi Các hiện tượng sử dụng Internet của người Việt trên nền tảng tiếng Việt sẽ là đối tượng quan sát chủ yếu của đề tài Người Việt sử

dụng Internet được luận án nhận diện là cộng đồng người Việt đang sống ở Việt Nam

và cả người Việt định cư ở nước ngoài Phần lớn các quan sát nghiên cứu của luận án nhắm đến cộng đồng người Việt đang sống ở Việt Nam Riêng với cộng đồng người Việt định cư ở nước ngoài, do giới hạn điều kiện nghiên cứu, người viết chủ yếu quan sát đời sống Internet cộng đồng người Việt ở các nước Mỹ, Nga, Pháp (thông qua các website, diễn đàn và mạng xã hội) Số người dùng Internet Việt Nam hiện nay, theo thống kê của VNNIC, tính đến hết quý III/2012, Internet Việt Nam

có 31.196.878 người sử dụng, chiếm tỉ lệ 35,49% dân số và khoảng 50% dân số trong

lứa tuổi từ 15 đến 60 tuổi [31 : 3] Người viết cũng không loại trừ việc quan sát so sánh khi cần thiết một số rất nhỏ những trường hợp người nước ngoài sử dụng thành thạo tiếng Việt có tham gia vào xã hội Internet Việt Nam

Về thời gian, người viết chủ yếu quan sát các hoạt động của xã hội Internet

Việt Nam kể từ năm 2005 đến nay, tức là kể từ khi xã hội Internet Việt Nam phát

triển nhanh nhờ những tiến bộ vượt bậc về Internet băng thông rộng ở Việt Nam

Để quan sát các hoạt động giao tiếp trên Internet của người Việt, luận án chọn các môi trường dịch vụ Internet có tính công cộng, cho phép người nghiên cứu thâm nhập và thực hiện khảo sát trên diện rộng như website, diễn đàn, phòng chat công cộng, mạng xã hội, trò chơi trực tuyến Các hoạt động giao tiếp của người Việt trên môi trường dịch vụ có tính riêng tư cao hoặc truy cập hạn chế như các mạng xã hội dành cho người thân (như Passedon), các nhóm “đóng” trên Facebook, các dịch vụ mạng tin nhắn đòi hỏi kết nối qua danh bạ điện thoại (như Viber) sẽ không thuộc phạm vi quan sát của luận án này Cụ thể, luận án chọn quan sát các trường hợp như sau:

Trang 23

- Website: 123 website chính quyền, doanh nghiệp, trường học, tổ chức đoàn

thể, xã hội (x Phụ lục 2)

- Diễn đàn: 54 diễn đàn trực tuyến (x Phụ lục 3)

- Mạng xã hội: Facebook, ZingMe

- Dịch vụ chat: Yahoo Messenger

- Mạng blog: Yahoo(5), WordPress

- Trò chơi trực tuyến: BarnBuddy, Võ lâm truyền kỳ

0.4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu

Đề tài tiếp cận dưới góc độ văn hóa học, xem việc phát hiện các giá trị văn hóa của xã hội Internet là quan trọng chứ không phải là tìm kiếm và mô tả các biểu hiện

cụ thể của xã hội Internet Những phương pháp chính được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài là:

- Phương pháp hệ thống-cấu trúc: được sử dụng để nghiên cứu bao quát và

toàn diện về xã hội và văn hoá Internet, quan sát đầy đủ các thành phần của hệ thống văn hoá Internet Cụ thể, ở chương 2, người viết áp dụng cách tiếp cận

hệ thống-cấu trúc để phân tích các vấn đề liên quan đến tiểu văn hóa Internet trong hệ thống chung của văn hóa Việt Nam, phân tích các thành tố văn hoá nhận thức – văn hoá tổ chức – văn hoá ứng xử trong văn hoá Internet Việt

- Phương pháp liên ngành: được sử dụng để tổng hợp các thông tin và kết quả

nghiên cứu của những ngành có liên quan như văn hóa học, xã hội học, tâm lý học, nghiên cứu truyền thông Đặc biệt, các tri thức xã hội học, thống kê, tâm

(5) Bao gồm cả Yahoo 360 o và Yahoo 360 Plus Yahoo 360° được ra đời vào ngày 29/3/2005 và chấm dứt hoạt động từ ngày 13/7/2009 Yahoo 360 Plus được nhiều người dùng sử dụng để thay thế cho Yahoo 360 o , nhưng cũng đến 5/2012, Yahoo 360 Plus cũng chấm dứt hoạt động

Trang 24

lý học, khoa học truyền thông được sử dụng nhiều nhất để phối hợp phân tích các vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp so sánh: được sử dụng để phân tích những tương đồng và khác

biệt giữa các hiện tượng và giá trị văn hoá Luận án cũng dùng so sánh ở cấp

độ thấp hơn, cấp độ thủ pháp, để phục vụ cho việc nhận diện những điểm khác biệt giữa các hiện tượng nghiên cứu

- Phương pháp điền dã: được sử dụng để thâm nhập thực tế, và với đề tài này,

phương pháp điền dã được sử dụng là điền dã trực tuyến thông qua các hình thức truy cập Internet khác nhau và đóng vai để thâm nhập bối cảnh của xã hội Internet Ngoài việc truy cập trực tiếp các website, người viết đã thực hiện việc tham gia làm thành viên của nhiều mailgroup, diễn đàn trực tuyến (forum), mạng xã hội (Facebook, Twitter,…), game online (Barn Buddy Farm, SecondLife,…), blog, diễn đàn, phòng chat,… và khi cần thiết thì thực hiện việc chụp ảnh màn hình (PrntScrn) để trích dẫn Một vài trường hợp trích dẫn ảnh chụp màn hình người viết buộc phải sử dụng giải pháp che mờ một số nội dung hay nhân vật để đảm bảo sự tôn trọng tính riêng tư Điền dã trực tuyến

là phương pháp chủ yếu được sử dụng để tiếp cận các vấn đề nghiên cứu trong luận án này

- Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: người viết chủ yếu sử dụng

các bảng hỏi trực tuyến trên môi trường của Google, Facebook Để có tư liệu khảo sát phục vụ cho việc nghiên cứu chung của luận án, người viết đã thực

hiện một cuộc khảo sát trực tuyến trên diện rộng về “Văn hóa Internet” (x Phụ

lục 4) Tham gia trả lời khảo sát có 1.086 người, trong đó có 706 nữ (65%)

Độ tuổi tham gia khảo sát nhiều nhất là từ 18 đến 30 tuổi (829 người, chiếm 76%) Hai nhóm tham gia khảo sát nhiều nhất là học sinh/sinh viên (457 người, chiếm 42%) và những người làm việc văn phòng (300 người, chiếm 28%) Phân bố địa lý của những người tham gia khảo sát tương đối rộng, trong

đó có 14% ở Hà Nội, 61% ở TP.HCM, 23% ở các tỉnh thành khác và 2% ở

Trang 25

nước ngoài Ngoài ra, luận án còn thực hiện một khảo sát bổ sung là “Khảo sát

Internet riêng tư” (x Phụ lục 7) và một vài khảo sát nhỏ khác trên Facebook

Luận án áp dụng thao tác định vị văn hóa trên hệ toạ độ ba chiều Chủ thể – Không gian – Thời gian (C-K-T) để phân lập văn hóa Internet Định vị C-K-T là

cách nhận diện và xác định đối tượng nghiên cứu trong văn hoá học do Trần Ngọc Thêm (2006) đề xuất và phát triển, theo đó các đối tượng nghiên cứu sẽ được quy chiếu đồng thời đến các đặc trưng về chủ thể – không gian – thời gian Trong chương

1, luận án phân lập những đặc điểm của xã hội và văn hoá Internet Việt căn cứ vào

hệ quy chiếu này

Về tư liệu nghiên cứu, người viết khai thác chủ yếu là nguồn tư liệu trực tuyến công cộng trên Internet trong các website, các diễn đàn, phòng chat, blog, mạng xã hội Một số nguồn tư liệu trực tuyến như email chỉ được tham khảo hạn chế vì tính riêng tư của loại tư liệu này rất cao, không dễ tiếp cận và cũng rất khó sử dụng cho

các minh hoạ Danh sách các nguồn tư liệu nghiên cứu chính được liệt kê ở các Phụ lục 2 và 3

0.5 Kết quả đóng góp của luận án

Về lý luận, kết quả nghiên cứu luận án đóng góp bổ sung một số luận điểm cụ thể về mối quan hệ giữa xã hội Internet với văn hoá Việt Nam như là một phần vấn

đề quan trọng về mối quan hệ giữa xã hội công nghệ hiện đại với văn hoá truyền thống Việt Nam biểu hiện qua các thế đối lập văn hoá (được bàn đến ở 2.2) Các vai trò đặc biệt của Internet với văn hoá được luận án tổng kết từ nhiều công trình nghiên cứu liên quan và từ các hiện tượng thực tế quan sát được

Luận án cũng góp phần xây dựng một khung lý thuyết rõ ràng về Internet dưới góc nhìn văn hoá học, cụ thể là phân tích các thành tố văn hoá nhận thức, văn hoá tổ chức và văn hoá ứng xử của người Việt với Internet Ngoài ra, luận án cũng đóng góp một khung nhận diện xã hội Internet với các mô tả cụ thể về thành tố, về cấu trúc và đặc trưng, làm cơ sở cho những quan sát nghiên cứu sâu hơn về xã hội và văn hoá

Trang 26

Internet sau này Những vấn đề lý luận vừa nêu vẫn đang là lỗ hổng lớn trong bức tranh nghiên cứu văn hoá Internet ở Việt Nam

Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu luận án cung cấp những biện giải văn hoá cần thiết để làm sáng tỏ các căn nguyên văn hoá của nhiều hiện tượng liên quan đến Internet và tương tác của nó với văn hoá Việt Nam Điều này có thể giúp các nhà quản lý xã hội có thể áp dụng để hoạch định chiến lược văn hoá Internet của Việt Nam hoặc có giải pháp hữu hiệu để ứng phó với những biến động khó lường của xã hội Việt Nam dưới tác động của Internet Đặc biệt, luận án mạnh dạn nhận diện các biến đổi văn hoá Việt Nam diễn ra ở từng cấp độ văn hoá cá nhân, văn hoá gia đình, văn hoá cộng đồng dưới tác động của Internet Kết quả này có thể giúp tìm ra những giải pháp tích cực và hiệu quả hơn trong việc kiểm soát và điều chỉnh nhiều thực tế mới phát sinh trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay

0.6 Kết cấu và quy cách trình bày luận án

Nội dung luận án, ngoài phần mở đầu và kết luận, được trình bày trong 3

chương Trong đó, chương thứ nhất trình bày các vấn đề Cơ sở lý luận và thực tiễn

liên quan đến Internet, xã hội Internet và văn hoá Internet, làm tiền đề cho những bàn luận và phân tích ở hai chương tiếp theo Đặc biệt ở chương này, việc định vị Internet trên hệ toạ độ ba chiều Chủ thể - Không gian - Thời gian là rất cần thiết để xác lập các nội dung nghiên cứu ở hai chương sau

Chương thứ hai có tên là “Quan hệ giữa xã hội Internet với văn hoá Việt Nam”, tập trung nhận diện và phân tích mối quan hệ và tương tác giữa xã hội Internet

với văn hoá Việt Nam thông qua một phân tích hệ thống về tiểu văn hoá Internet Việt Nam và lập danh sách các thế đối lập văn hoá giữa xã hội Internet với văn hoá Việt Nam Kết quả nghiên cứu của chương này cũng góp thêm tiền đề để tiến hành nhận diện, phân tích các biến đổi văn hoá Việt Nam dưới tác động của xã hội Internet ở chương tiếp theo

Trang 27

Chương thứ ba được đặt tên là “Một số biến đổi văn hoá Việt Nam dưới tác động của xã hội Internet”, lần lượt nhận diện và phân tích các biến đổi văn hoá Việt

diễn ra trên ba bình diện: văn hoá cá nhân, văn hoá cộng đồng và văn hoá gia đình

Về quy cách trình bày, luận án tuân thủ một số điểm cụ thể như sau:

Các tiểu mục được đánh dấu nhiều nhất với 4 chữ số (ví dụ: 1.1.2.3.) và được

phân cách với nhau bằng dấu chấm Trong đó, chữ số đầu thể hiện số thứ tự chương

Bảng biểu và hình ảnh được đánh số thứ tự từ nhỏ đến lớn trong từng chương,

có kèm số thứ tự của chương phía trước, ví dụ Hình 3.12 nghĩa là hình thứ 12 trong

chương 3 Tiêu đề của bảng biểu, biểu đồ ghi phía trên bảng biểu, biểu đồ; tiêu đề của ảnh ghi ở phía dưới ảnh

Chú thích nguồn cho các trích dẫn trực tiếp trong luận án sẽ được trình bày

trong dấu ngoặc vuông theo công thức [x : y] Trong đó, x là số thứ tự của tài liệu ghi trong danh mục tài liệu tham khảo cuối luận án, y là số thứ tự trang của trích dẫn (ví

dụ [3 : 12] là trích dẫn ở trang 12 trong tài liệu thứ 3) Các tham khảo kiểu tổng hợp

ý chung chứ không phải là trích dẫn trực tiếp sẽ không ghi số trang (ví dụ [5] là dẫn

ý chung từ tài liệu thứ 5)

Vì luận án có nhiều trường hợp tham chiếu đến các website không phải như một tài liệu tham khảo mà như một tư liệu khảo sát điền dã trên Internet nên những trường hợp này sẽ được đánh dấu chú thích nguồn ở cuối trang (footnote)

Trang 28

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Trong chương này, người viết tập trung vào việc quan sát cụ thể sự hình thành của xã hội và văn hoá Internet trên thế giới cũng như ở Việt Nam thông qua sự định hình các giá trị ban đầu của xã hội này, nhận diện và đặc tả các yếu tố cơ bản của xã hội và văn hoá Internet Một trong những việc đầu tiên phải làm là định vị được văn hoá Internet trong cảnh quan chung của văn hoá Để thực hiện điều này, người viết

áp dụng hệ toạ độ ba chiều Chủ thể – Không gian – Thời gian trong nghiên cứu văn hoá mà Trần Ngọc Thêm đã đề xuất và phát triển như một hệ phương pháp nghiên

cứu chuyên biệt của văn hoá học [29] Về chủ thể văn hoá Internet, luận án nhận

diện người dùng Internet trên thế giới cũng như ở Việt Nam, khái quát những đặc

trưng văn hoá quan trọng của họ trong các phân tích liên quan Về không gian của

văn hoá Internet, luận án phân tích sự định hình của không gian xã hội Internet trên

cơ sở của một không gian ảo mang tính kỹ thuật, từ đó nhận diện những đặc trưng cơ bản của không gian xã hội Internet – nơi mà văn hoá Internet định hình và phát triển

Về thời gian, luận án phân tích một thời kỳ đặc biệt trong lịch sử văn minh nhân loại – thời kỳ được gọi chính thức là Thời đại Internet (Internet Age) hay Thời đại thông tin (Information Age)

1.1 Từ INTERNET đến XÃ HỘI và VĂN HOÁ INTERNET trên thế giới và ở Việt Nam

1.1.1 Tổng quan về Internet

1.1.1.1 Mạng Internet

Internet là một hệ thống toàn cầu của các mạng máy tính kết nối với nhau dựa trên việc cùng sử dụng bộ chuẩn giao thức Internet (TCP/IP) để phục vụ cho hàng tỷ người dùng trên toàn thế giới Internet thực chất là một “siêu mạng máy tính”, tích hợp của nhiều máy tính và mạng máy tính khác nhau bao gồm mạng của cá nhân, của

Trang 29

tổ chức công cộng, của doanh nghiệp, của cơ quan học thuật, và của chính phủ, từ phạm vi địa phương đến phạm vi toàn cầu, được liên kết bởi nhiều công nghệ kết nối điện tử khác nhau Vì thế, Internet chứa một nguồn tài nguyên và dịch vụ thông tin rộng lớn

Kể từ khi có Internet, hầu hết các phương tiện truyền thông truyền thống như điện thoại, báo chí, phim ảnh, truyền hình,… đều được định hình lại hoặc định nghĩa lại Các hình thức báo chí và ấn phẩm đã thay đổi rất nhiều để thích ứng với môi trường web Internet đã kích hoạt và tăng tốc các hình thức mới của sự tương tác giữa con người với con người thông qua các hình thức giao tiếp bằng tin nhắn, diễn đàn Internet và mạng xã hội Mua sắm trực tuyến bùng nổ, ảnh hưởng mạnh mẽ đến chuỗi cung ứng của tất cả các ngành công nghiệp

Tiền thân của Internet là mạng ARPANET – một sáng kiến của Cơ quan Các

dự án Nghiên cứu Cao cấp (Advanced Research Projects Agency, viết tắt là ARPA) thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ bắt đầu kết nối các máy vi tính ở các trường đại học

và các trung tâm nghiên cứu quân sự lớn từ năm 1969 Mục tiêu của dự án ARPANET

là tạo ra một mạng máy vi tính lớn, với nhiều đường dẫn – dưới dạng các đường dây điện thoại – có khả năng tiếp tục tồn tại sau một cuộc tấn công hạt nhân hay thảm họa khác Đến giữa thập niên 80, Cơ quan Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (NSF) đã tham gia vào dự án này, thiết lập 5 “trung tâm siêu điện toán” khả dụng cho bất kỳ ai muốn sử dụng chúng cho các mục đích nghiên cứu học thuật Và NSF đã sử dụng ARPANET

là mạng lưới truyền tải chính, nhưng mạng này bị quá tải NSF đã phải tạo ra một mạng mới có năng lực cao hơn (mạng NSFnet) NSFnet kết nối máy vi tính của 60 trường đại học ở Mỹ và 3 trường ở châu Âu Hai năm sau, NSFnet hoạt động và nhập với ARPANET

NSFnet được ứng dụng rộng rãi cho việc nghiên cứu học thuật, nhưng NSF không cho phép những người sử dụng tiến hành các công việc riêng tư trên hệ thống

Do vậy, nhiều công ty viễn thông tư nhân đã xây dựng các hệ thống mạng của riêng

họ, trên cơ sở sử dụng các giao thức nối mạng giống NSFnet Từ đây, mọi người có

Trang 30

thể sử dụng dịch vụ liên mạng để phân phối các thông tin liên quan tới công việc và thương mại Mối liên kết giữa ARPANET, NSFnet và các mạng khác như USENET, BITNET, CompuServ, American Online (AOL) hay Eunet (mạng châu Âu), AUSSIB net (mạng Australia )… được gọi là Internet – mạng của các mạng

Năm 1991, Tim Berners - Lee thuộc Trung tâm nghiên cứu nguyên tử châu Âu (Collseil Européen pour la Recherchc Nuclaire, viết tắt là CERN) tại Thụy Sĩ trình làng ngôn ngữ lập trình HTML (hypertext markup language – ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản) HTML trở thành ngôn ngữ lập trình cơ bản của World Wide Web, hoặc gọi tắt là Web, đưa máy vi tính lên một trình độ phát triển mới vì có thể dẫn người đọc di chuyển từ một trang web này đến một trang web khác chỉ với một thao tác nhấp chuột mà không cần phải học các lệnh và các địa chỉ phức tạp Một tập hợp các trang web có liên quan được gọi là một website, tập hợp tất cả các website trên thế giới tạo thành World Wide Web (mạng lưới toàn cầu) Chính World Wide Web đã tổ chức các tài nguyên nằm rải rác trên diện rộng thành một tổng thể liền lạc trên Internet Sự ra đời của Internet cùng với công nghệ World Wide Web, đã giúp cho nhân loại dễ dàng tìm kiếm và chia sẻ thông tin hơn

Khả năng hội tụ công nghệ đã đem lại cho Internet ngày nay một diện mạo phong phú hơn rất nhiều và khiến nó trở nên gần gũi và hiện hữu rõ ràng hơn với đời sống con người Ngoài máy tính, Internet đã có mặt ở hầu hết các loại thiết bị điện tử sinh hoạt khác như tivi, máy in, máy photocopy, máy fax, máy nghe nhạc, điện thoại

di động, thậm chí là ở đồng hồ, kính đeo mắt, và tương lai còn là các vật dụng theo thiết kế IoT(6) Internet cũng được phân phối trên các môi trường khác nhau như mạng điện thoại hữu tuyến, mạng điện thoại không dây, đường lưới điện, cáp truyền hình, sóng vệ tinh,… Sự phát triển vượt bậc của công nghệ kỹ thuật số cũng cho phép con

Trang 31

người tích hợp vào Internet một khối lượng dữ liệu khổng lồ thông qua con đường số hoá, và phát triển năng lực truyền thông của Internet tiến nhanh về phía truyền thông

đa phương tiện (multimedia)

Internet với vai trò trung gian kết nối các máy tính và các mạng máy tính với nhau, thêm vào đó là hình thức tồn tại của Internet ngày nay vô cùng phong phú, đa dạng như vừa nêu khiến việc xác định một ranh giới rõ ràng về Internet với các phương tiện truyền thông khác trở nên rất “mờ” Đến mức, nhiều nhà nghiên cứu đã gọi Internet bằng những cái tên đặc biệt Ví dụ, mạng Internet đã được gọi là “siêu phương tiện truyền thông” (super-medium) theo cách gọi của A Jansson, là “phương tiện truyền thông siêu việt” (meta-medium) theo cách gọi của A Fagerjord, hay là

“phương tiện truyền thông lai ghép” (hybrid-medium) theo cách gọi của M.Sveningsson, M.Lövheim, và M.Bergquist [dẫn theo 49 : 85]

Và cũng chính bối cảnh công nghệ đặc biệt do mạng Internet tạo ra đó đã mở đường cho sự hình thành và phát triển một cấu phần mới trong nền văn hoá nhân loại làm thay đổi rất nhiều cảnh quan văn hoá hiện đại

1.1.1.2 Internet trong vai trò cung cấp, phân phối các giá trị văn hóa và thúc

đẩy hội nhập văn hóa toàn cầu

Sự phát triển bùng nổ về phương diện xã hội của Internet, đặc biệt là sự phát triển theo cấp số nhân các kết nối xã hội giữa hàng tỷ người dùng Internet đã thúc đẩy Internet phát triển thành một trung tâm tri thức nhân loại, là một nguồn dự trữ và tái tạo thông tin khổng lồ mà khó một thư viện nào có thể sánh bằng Tốc độ các tài liệu,

tư liệu, dữ liệu của nhân loại đang được số hóa và chuyển tải vào Internet ngày càng tăng Bên cạnh đó, hàng loạt những nỗ lực cung cấp các giải pháp, tiện ích để quản

lý, khai thác và sử dụng tài nguyên thông tin Internet được dẫn đầu bởi những công

ty dịch vụ Internet lớn như Google đang biến Internet thật sự thành một “thiên đường văn hóa” – nơi mà con người hầu như có thể tìm kiếm chỉ trong giây lát những giá trị thông tin cần thiết phục vụ cho cuộc sống của mình và của mọi người Internet trở thành địa chỉ cung cấp tài nguyên văn hóa mà con người hiện nay có xu hướng nghĩ

Trang 32

đến trước tiên mỗi khi có nhu cầu tìm hiểu các vấn đề về cuộc sống cá nhân và đời sống xã hội

Internet không còn là thứ để “liếc mắt trông vào”, mà đã thật sự trở thành một nơi để tham dự và hiện hữu Sự thay đổi quan trọng mà Internet đem lại cho đời sống văn hóa nhân loại là Internet đã thúc đẩy phát triển mô hình phân phối tri thức của nhân loại theo mô hình đa phương – đồng đẳng, chứ không phải chỉ phân phối tri thức

theo mô hình định tuyến – phân tầng theo các thế hệ tri thức như trước (x Hình 1.1)

Trong mô hình phân phối tri thức định tuyến – phân tầng theo các thế hệ tri thức, xu hướng chính là sẽ có các “trung tâm tri thức” nào đó thuộc thế hệ trước được xác lập để thực hiện phân phối cho các đối tượng thuộc các thế hệ tiếp sau trong xã hội theo con đường tuần tự, hết lượt này đến lượt khác Trung tâm tri thức đó có thể

là nhà trường, có thể là thư viện, có thể là thầy giáo, là bác sĩ, v.v., và những dạng thức tương tự khác, giữ quyền phân phối tri thức, thiết lập những nền tảng học tập truyền thống theo kiểu “không thầy đố mày làm nên” và xác lập rõ ràng cái gọi là

“bản quyền tri thức” Trong khi đó, ở mô hình phân phối tri thức đa phương – đồng đẳng mà Internet thúc đẩy phát triển, xu hướng phổ biến, tự do chia sẻ kiến thức cho nhau mới là chủ đạo, ý niệm về “bản quyền tri thức” trở nên mờ nhạt

Hình 1.1: Hai mô hình phân phối tri thức

Trang 33

Internet cũng trở thành “kênh phân phối” các giá trị và sản phẩm văn hoá Sách báo, âm nhạc, hội hoạ, điện ảnh, văn chương,… đều đã được “phân phối” đến người thưởng thức thông qua Internet Thậm chí Internet đang có xu hướng trở thành “kênh phân phối chính” với một số trường hợp, tiêu biểu là âm nhạc và điện ảnh

Khả năng hội tụ công nghệ của Internet cũng đã tạo ra một kịch bản mới về truyền thông văn hóa – đó là truyền thông đa phương tiện (multimedia) Các giá trị văn hóa trước đây vốn phụ thuộc rất nhiều vào các dạng phương tiện vật chất mang chứa chúng, thì giờ đây đều có khả năng hội tụ qua kịch bản số hóa và dễ dàng được chia sẻ trên Internet Chính thực tế này đã hậu thuẫn cho sự bùng nổ về truyền tải các file nhạc, file ảnh và tạo ra những thói quen mới về hưởng thụ văn hóa và giải trí trên môi trường Internet

Một khía cạnh khác về vai trò cung cấp và phân phối các giá trị văn hóa của Internet là sự khởi động xu thế “văn hóa miễn phí” trên môi trường Internet Đó là một xu thế của xã hội Internet ủng hộ và thúc đẩy sự tự do phân phối và sửa đổi các công trình sáng tạo dưới hình thức của “nội dung miễn phí” thông qua Internet Bối cảnh này cũng đặt luật bản quyền vào quan điểm phải xem xét lại vì đó có thể là một trong những yếu tố làm cản trở sự sáng tạo của nhân loại, là hệ thống “văn hóa cho phép” không còn hợp với thời đại nữa Đương nhiên, một kịch bản như thế sẽ gây ra không ít tranh cãi cũng như các phản ứng gay gắt từ giới chủ văn hóa hiện thời Nhưng cũng không thể không công nhận rằng, thực tế phát triển xã hội Internet đã manh nha những mầm mống quan trọng cho một tương lai văn hóa miễn phí nào đó đang chờ đợi nhân loại ở phía trước Tại thời điểm 2/2013, kết quả tra Google với từ

“freeware” (phần mềm miễn phí) trả về đến 218 triệu trang kết quả, “free ebook” cũng trả về đến 152 triệu kết quả, “free dictionary” trả về 128 triệu kết quả, còn “free mp3” thì trả về đến hơn một tỷ kết quả, “free photo” lên đến hơn 5 tỷ kết quả, Không chỉ trên phương diện số lượng, xã hội Internet đang cung cấp nhiều dịch vụ có chất lượng và đáng tin cậy về các nội dung miễn phí, dù ranh giới giữa các nội dung trả tiền và nội dung miễn phí vẫn còn được xác lập và tôn trọng, nhưng đáng nói là Internet luôn cung cấp những lựa chọn khác nhau, đan xen giữa miễn phí và trả phí

Trang 34

khiến cho những nội dung phải trả tiền dần dần mất vị thế của chúng Thử nhìn vào những gì mà Google đang làm với Google Books sẽ thấy rõ xu thế vừa nêu Google Books cung cấp xen kẽ các bản điện tử miễn phí và trả tiền nhiều đầu sách, cho phép người tra cứu có nhiều lựa chọn hơn để tiếp cận nội dung các tác phẩm Sự xen kẽ đó bao gồm cả việc cung cấp một số trang đọc được và một số trang hạn chế của các cuốn sách, cho phép người đọc tiếp cận với nội dung tác phẩm tuy không phải là toàn

bộ

Văn hóa miễn phí (free culture) được bàn đến như một vấn đề chính thức trong cuốn sách xuất bản năm 2004 của Lawrence Lessig Nhưng trên thực tế, phong trào này được biết đến sớm hơn từ những năm cuối thập niên 90 với những hình thức cụ thể khác nhau về cấp quyền sử dụng, nghiên cứu, sao chép, chia sẻ, chỉnh sửa và phân

phối các sản phẩm trí tuệ Kết quả khá thú vị của xu thế này là sự thừa nhận kiểu giấy phép Copyleft(7) (ngược với Copyright) và câu thông điệp “All Rites Reversed” (nhại ngược với “All Rights Reserved” Những quyền được cấp phép trong Copyleft là quyền tự do sử dụng và nghiên cứu tác phẩm, quyền

tự do sao chép và chia sẻ tác phẩm với người khác, quyền tự do thay đổi tác phẩm và quyền tự do phân phối các tác phẩm đã chỉnh sửa (các tác phẩm phái sinh)

Tương lai của văn hóa miễn phí vẫn đang còn ở phía trước, và chắc chắn cuộc đấu tranh cho quan điểm tự do chia sẻ tri thức trong cộng đồng nhân loại không dẫn đến một kịch bản miễn phí hoàn toàn, nhưng cũng sẽ dẫn đến nhiều sự điều chỉnh đáng kể Văn hóa nhân loại trên thực tế đang tiến nhanh về phía trí tuệ toàn cầu – một

Hình 1.2: Biểu tượng Copyright

và Copyleft

Trang 35

nền tảng trí tuệ phát triển trên cơ sở của sự chia sẻ rộng rãi và miễn phí các giá trị văn hóa và tri thức nhân loại

Nhờ Internet mà việc trao đổi thông tin của con người trở nên hết sức thuận tiện, đặc biệt là khi Internet trở thành môi trường hội tụ các công nghệ truyền thông khác nhau, hoạt động trao đổi văn hoá giữa các nhóm người, giữa các dân tộc, quốc gia cũng được thúc đẩy Internet là nhân tố làm cho bức tranh toàn cầu hoá về văn hoá trở thành hiện thực Những công cụ tìm kiếm trên Internet như Google không chỉ

là chìa khoá mở cửa kho tri thức khổng lồ trên Internet, mà còn là con đường dẫn các nền văn hoá xích lại gần nhau và qua đó các giá trị văn hoá dần dần trở thành các giá trị toàn cầu Trên thực tế, những công cụ giúp con người tiếp cận văn hóa toàn cầu đã trở nên rất dễ dàng, từ những công cụ dịch thuật đa ngôn ngữ đến những công cụ tìm kiếm thông tin dễ dàng kiểu Google Search

1.1.1.3 Internet trong vai trò tác nhân chuyển đổi văn hóa

Mở rộng khả năng tiếp cận các nguồn văn hoá bên ngoài thông qua không gian công cộng Internet

Không gian công cộng (public space) là khái niệm mà ngành thiết kế kiến trúc

và quy hoạch đô thị thường sử dụng để chỉ những khu vực trong tổng thể quy hoạch kiến trúc đô thị được bố trí công năng phục vụ cho những sinh hoạt chung của cộng đồng như quảng trường, công viên,… Tuy nhiên, trong nghiên cứu về xã hội thì không gian công cộng (public sphere) được hiểu với ý nghĩa trừu tượng hơn

Theo J Habermas, đó là không gian mà mọi thành viên xã hội đều có khả năng tiếp cận, tham gia và trao đổi ý kiến với nhau mà không phải (hoặc ít phải) chịu áp lực từ bên ngoài hoặc chịu các ràng buộc phức tạp từ các định chế có sẵn Đó cũng thường là nơi tập họp các luồng ý kiến công luận, ý muốn của công chúng và các quan điểm phản biện xã hội cần thiết cho các định chế Không gian công cộng, vì thế, trở thành cầu nối trung gian giữa “không gian cá nhân” (private sphere) với “không gian công quyền” (public authority sphere), cho phép các thành viên xã hội có thể cùng thảo luận và tìm ra những giải pháp thích hợp cho các vấn đề xã hội Nhìn dưới

Trang 36

góc độ dân chủ xã hội, chính trong không gian công cộng, các cá nhân công dân được tham gia bày tỏ quan tâm, trao đổi tư tưởng, thông tin, thực hiện các mục tiêu chung

có tính chất hỗ tương, nêu kiến nghị với nhà nước và đòi hỏi các viên chức nhà nước phải chịu trách nhiệm trong công vụ Cũng vì thế, không gian công cộng là một thành phần quan trọng không thể thiếu trong sự hình thành và phát triển của xã hội dân sự

ở nhiều quốc gia

Cũng J Habermas (2004) cho rằng, Internet còn được xem là “không gian công cộng 2.0” vì những gì mà nền tảng công nghệ mới của Internet đã đem lại tác động sâu sắc đến không gian công cộng truyền thống và tạo ra một “phiên bản” mới của không gian công cộng – nó “mở” (open), mang tính toàn cầu, và tạo ra khả năng tham gia – chia sẻ – tương tác nhiều hơn, nhất là trong thế “ẩn danh/nặc danh” (anonymous)

Dưới góc độ văn hoá, không gian công cộng còn chính là môi trường trung gian của quá trình chuyển đổi văn hoá Quan sát thực tế truyền thông đại chúng Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX chẳng hạn, có thể thấy rõ vai trò của truyền thông đại chúng trong việc góp phần chuyển đổi văn hoá Việt Nam từ truyền thống sang hiện đại Ở giai đoạn này, truyền thông đại chúng chính là không gian phổ biến các yếu tố văn hoá mới từ phương Tây vào xã hội Việt Nam với tinh thần phân tích phản biện

và chọn lọc Những vấn đề về nữ giới, về văn minh phương Tây đã được chuyển vào môi trường không gian công cộng của truyền thông đại chúng đầu thế kỷ và qua đó

xã hội Việt Nam trở nên quen thuộc hơn với những vấn đề này Khi một vấn đề văn hoá nào đó “được truyền thông” (mediated), tức là vấn đề đó sẽ có cơ hội được phổ biến trong xã hội và trở thành một giá trị xã hội mới

Internet giờ đây với vai trò của một thứ “không gian công cộng 2.0” thật sự có tác dụng “trung chuyển” văn hoá rất rõ ràng để qua đó nhiều giá trị văn hoá bên ngoài

có thể thâm nhập vào văn hoá Việt Nam Quan sát của người viết về Internet phát triển gần đây ở Việt Nam cho thấy, không gian công cộng Internet là nơi mà các luồng

tư tưởng mới về văn hoá nghệ thuật, về giáo dục, về lối sống,… từ bên ngoài du nhập

Trang 37

vào văn hoá Việt Nam Giờ đây người Việt có được cơ hội rộng mở để tiếp cận dễ dàng với các nền văn hoá khác nhau trên thế giới Các công cụ hỗ trợ người dùng tiếp cận các sản phẩm văn hoá khác nhau trên các vật liệu truyền thông khác nhau dường như đã hoàn thiện Google trở thành công cụ tra cứu thông tin phổ biến, thuận tiện và quen thuộc với người Việt đến mức nó đã sớm được thừa nhận trong văn học dân gian ngày nay qua câu thơ nhại Kiều “trăm năm trong cõi người ta – cái gì không biết thì tra Gu-gồ (Google)”

Có một nhân tố quan trọng đã được “cấy” trước vào môi trường Internet để rồi dần dần có ảnh hưởng thật sự gây chuyển đổi văn hoá Việt Nam Đó chính là nhân tố

“văn hoá công luận” mang đậm tính chất phản biện đang phát triển ngày một mạnh

mẽ trên môi trường Internet Chính xã hội Internet vốn tạo ra một thứ không gian công cộng mang tính toàn cầu đã trở thành “người bảo trợ” cho văn hoá “công luận” Cộng đồng Internet người Việt đã góp tay xây dựng được một nền văn hoá công luận tích cực trên không gian công cộng Internet – nơi những vấn đề thuộc về lợi ích chung

có thể được thảo luận một cách công khai và sòng phẳng, tác động hiệu quả đến quá trình ra quyết định phát triển xã hội Thậm chí, xã hội dân sự Việt Nam trở nên có hiệu lực hơn nhờ phát triển và gia tăng quyền lực của công luận dựa vào Internet Nhìn vào nhiều trường hợp các cư dân mạng Internet ở Việt Nam – mà thật ra trong trường hợp này họ đại diện cho tiếng nói và nguyện vọng của người dân – đã lên tiếng nhận xét, đánh giá nhiều chính sách quản lý Nhà nước hay đòi hỏi trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp và nhờ đó đạt được những điều chỉnh tích cực trong các quyết

định xã hội Xã hội dân sự, theo Trần Hữu Quang (2010), “là một khái niệm được dùng để chỉ không gian xã hội công cộng nằm ngoài nhà nước và ngoài lĩnh vực riêng

tư của cá nhân và gia đình, bao gồm tổng thể các định chế độc lập tương đối với nhà nước và các hoạt động tự nguyện trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, truyền thông đại chúng, tôn giáo, xã hội ” [18 : 17] Theo cách tư duy của định nghĩa này, có thể nói môi trường Internet đã tạo điều kiện cho các hoạt động tập thể

tự nguyện của người dân phát triển mạnh hơn, và trở thành một nguồn lực phát triển hiệu quả hơn cho xã hội

Trang 38

Về văn hóa truyền thông, Internet đã đem đến một hệ thống tài nguyên mới để giới truyền thông khai thác như một kênh truyền thông có nhiều năng lực tiếp cận công chúng và chuyển tải thông điệp hơn, đặc biệt là năng lực truyền thông đa phương tiện Nhưng cũng chính Internet đã góp phần tạo ra những tác động quan trọng, làm

“biến dạng” nền báo chí Việt Nam theo một kịch bản không thể tưởng tượng trước,

mà kết quả của nó là tạo ra những sự phân chia gay gắt như báo chính thống – báo lá cải, báo “lề trái” – báo “lề phải” Báo lá cải không phải là một thực tế gì mới mẻ, nó được biết đến từ lâu Nhưng ở Việt Nam, các xu hướng báo lá cải đã phát triển bùng

nổ kể từ khi Internet phát triển, nhất là trên môi trường báo mạng điện tử Còn hiện tượng báo “lề trái” – xét cho cùng là sự khai thác đặc điểm “tự quản và phi tập trung” của không gian công cộng Internet để chuyển tải những vấn đề xã hội bị hạn chế bàn luận do chính sách kiểm duyệt báo chí

Vấn đề tình dục – một vấn đề vốn bị xem là tuyệt đối cấm kỵ luận bàn trong truyền thống văn hóa Việt Nam thì đã tìm được “lối thoát riêng” trong xã hội Internet khi mà những chủ đề căn bản nhất về tình dục như tìm hiểu cơ thể, bí mật tình dục,

bí quyết tình dục, nghệ thuật tình dục, khoái cảm tình dục hầu như đều được bàn đến công khai trên xã hội Internet chứ không còn theo cách “ngầm hiểu” của xã hội truyền thống Tham gia một diễn đàn về tình yêu hôn nhân và gia đình trên Internet, bất cứ

ai cũng có thể đặt câu hỏi cho bất kỳ một thắc mắc nào từ việc quan hệ tình dục trước hôn nhân có nên hay không cho đến việc sử dụng bao cao su thế nào cho đúng cách Thực tế này đem lại sự thay đổi dễ nhận thấy trong quan niệm tình dục cởi mở hơn ở giới trẻ, cho dù đến nay vẫn chưa hẳn là các điều kiện xã hội đã đủ để dẫn đến một cuộc cách mạng tình dục thật sự trong xã hội Việt Nam

Kết nối văn hóa – Hỗn dung văn hóa – Phát tán văn hoá trên môi trường Internet

Năng lực kết nối của Internet ngày càng tỏ ra phát huy sức mạnh khôn lường của nó, và qua đó Internet cũng tiến hành một thứ nhiệm vụ mà những thế kỷ trước nhân loại phải mất rất nhiều công sức mới có thể làm được – đó là nhiệm vụ phát tán

Trang 39

văn hoá Trường hợp của Google và Facebook là một ví dụ điển hình Hai dịch vụ trực tuyến này dường như đã thi nhau sáng tạo ra hết các phương pháp kết nối thế giới của Internet và tiến hành phát tán văn hoá Đó có thể xem là hai “tuyến tàu siêu tốc” đang hàng ngày gửi những chuyến tàu con thoi băng qua đời sống xã hội để mang theo ngày càng nhiều người trên đó và chuyên chở các giá trị văn hoá từ nơi này đến nơi khác Google và Facebook có lẽ đang là hai tác nhân rất quan trọng từ xã hội Internet có ảnh hưởng đặc biệt đến đời sống văn hóa của nhân loại thông qua Internet

Facebook kết nối các người dùng với nhau theo những “chiến thuật” rất hiệu quả Người dùng sau khi dùng địa chỉ email của mình để đăng ký tài khoản sẽ được hướng dẫn sử dụng bộ công cụ của Facebook để tìm kiếm bạn bè qua địa chỉ email

đó (x Hình 1.3) Bên cạnh đó, người dùng có thể giới thiệu bạn bè cho nhau, hoặc

Facebook chủ động đề nghị quan tâm đến bạn của bạn thông qua gợi ý “Có thể bạn quen với những người này” Rồi những cách thức khác nữa như tự đề nghị kết bạn qua bản tin facebook (home page), tự kết bạn qua trao đổi comment trên tường (facebook wall),…(8)

Google sử dụng công cụ tìm kiếm (search engine), các dịch vụ về không gian

và các dịch vụ đa ngôn ngữ để thực hiện việc kết nối thế giới và phát tán văn hoá Google Earth, Google Street, Google Map là những dịch vụ về không gian cho phép con người di chuyển ảo đến các không gian vật lý ngoài tầm với tự nhiên của con người một cách dễ dàng Google Earth còn cho phép đính các mẫu thông tin mô tả

(8) Thống kê của FMB – Facebook Marketing Bible (gold.insidenetwork.com/facebook-marketing-bible) đến cuối tháng 6/2012 cho thấy con số thành viên tham gia Facebook đã lên đến 950 triệu, nghĩa là tính trung bình cứ khoảng 7 người trên thế giới thì có 1 người dùng (user) tham gia vào mạng lưới xã hội này Số người dùng Facebook đã chiếm đến 39,5% tổng số người dùng Internet và cứ tăng trung bình 5% mỗi tháng Hoạt động phát tán văn hoá của Facebook thực hiện theo chiến thuật “đem thông tin đến tận nhà” dựa trên các liên kết của bảng tin FB và các liên kết tag Trên facebook, mỗi tháng các user của Facebook đăng tải

và chia sẻ với bạn bè khoảng ba tỷ bức ảnh, năm tỷ mẩu tin hay lời nhắn; mỗi người trung bình có 130 người bạn; bình quân mỗi user của Facebook gửi lời đề nghị kết bạn (friend request) khoảng 8 lần mỗi tháng; bỏ ra ít nhất 55 phút mỗi ngày để đọc và viết trên Facebook (nguồn: http://www.pagewash.com).

Trang 40

các địa chỉ địa lý và văn hoá trên toàn cầu và qua đó tạo ra các hoạt động phát tán văn hoá trên môi trường Internet Google Search và Google Translation được kết hợp với nhau trong các ngữ cảnh tra cứu toàn văn (full-text search) cũng đã giúp thực hiện phát tán văn hoá thông qua cầu nối tìm tin và dịch thuật

Đặc tính kết nối toàn cầu, nhất là thông qua các dịch vụ trên nền tảng web, đã liên kết các “vùng miền” văn hoá khác nhau trên môi trường Internet một cách dễ dàng và biến Internet thành một môi trường hỗn dung văn hoá, dung nạp đồng thời nhiều dòng, nhiều xu hướng, nhiều trào lưu văn hoá khác nhau trên thế giới, dẫn đến một kịch bản tiếp biến văn hoá theo kiểu “trộn” Các thành viên sử dụng Internet có thể chịu ảnh hưởng thường xuyên của một nền văn hoá “trộn” nhiều thứ với nhau một

cách ngẫu hứng và dễ dàng nhờ khả năng siêu liên kết web và nhờ các dịch vụ hỗ trợ đa ngôn ngữ trên Internet ngày càng trở nên phổ biến và hiệu quả

Chương trình dịch thuật của Google và một

số công cụ dịch thuật đa ngôn ngữ khác như Ace Translator,… có thể xem

là một ví dụ điển hình của việc hỗ trợ khả năng hỗn dung văn hoá của Internet thông qua hỗ trợ làm việc

đa ngôn ngữ cho các công dân Internet Trạng thái hỗn dung văn hoá của Internet có thể được nhận thấy thông qua hiện tượng “chung sống” đồng thời của các luồng văn hoá trong môi trường Internet đã đem đến một thực tế trong việc tiếp nhận văn hoá là

Hình 1.3: Bộ công cụ kết nối của Facebook cho phép người dùng

dễ dàng tìm kiếm và kết nối bạn bè

Ngày đăng: 13/11/2014, 07:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Đào Lê Hoà An (2013), “ Nghiên cứu về hành vi sử dụng Facebook của con người – một thách thức mới cho Tâm lý học hiện đại ” , Khoa học (Khoa học Xã hội và Nhân văn), Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, 49(83), tr.15-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu về hành vi sử dụng Facebook của con người – một thách thức mới cho Tâm lý học hiện đại”", Khoa học (Khoa học Xã hội và Nhân văn)
Tác giả: Đào Lê Hoà An
Năm: 2013
[2] Ban Chỉ đạo quốc gia về CNTT – Bộ Thông tin và Truyền thông (2011), Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam (Sách trắng), NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam (Sách trắng)
Tác giả: Ban Chỉ đạo quốc gia về CNTT – Bộ Thông tin và Truyền thông
Nhà XB: NXB Thông tin và Truyền thông
Năm: 2011
[3] Nguyễn Thị Phương Châm (2013), Internet: Mạng lưới xã hội và sự thể hiện bản sắc, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Internet: Mạng lưới xã hội và sự thể hiện bản sắc
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Châm
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2013
[4] Friedman L. T. (2005), Thế giới phẳng: Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ 21, nhóm dịch và hiệu đính: Nguyễn Quang A-Nguyễn Hồng Quang-Vũ Duy Thành-Lã Việt Hà-Lê Hồng Vân-Hà Thị Thanh Huyền, NXB Trẻ, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới phẳng: Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ 21
Tác giả: Friedman L. T
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2005
[5] Gillin P. (2007), Những tác nhân gây ảnh hưởng mới, (Phương Thúy – Hồng Vân dịch dịch từ nguyên bản The New Influencers: A Marketer’s Guide to the New Social Media), NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh và Tinh Văn Media Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những tác nhân gây ảnh hưởng mới
Tác giả: Gillin P
Nhà XB: NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh và Tinh Văn Media
Năm: 2007
[6] Nguyễn Thị Hậu (2013), Mạng xã hội với giới trẻ thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa Văn nghệ, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mạng xã hội với giới trẻ thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Thị Hậu
Nhà XB: NXB Văn hóa Văn nghệ
Năm: 2013
[7] Đỗ Nam Liên (2005), Văn hóa nghe nhìn và giới trẻ, NXB Khoa học xã hội, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa nghe nhìn và giới trẻ
Tác giả: Đỗ Nam Liên
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2005
[8] Macionis J. (1987), Sociology, (bản dịch tiếng Việt của Trung tâm Dịch thuật), NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sociology
Tác giả: Macionis J
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 1987
[9] Mai Quỳnh Nam (2010), “ Truyền thông đại chúng: tương tác văn hóa ” , Nghiên cứu Con Người, 3(48), tr.37-44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông đại chúng: tương tác văn hóa”, "Nghiên cứu Con Người
Tác giả: Mai Quỳnh Nam
Năm: 2010
[10] PhunuNet, “ Kinh nghiệm chụp ảnh tự sướng cực lừa tình ” , WikiPhunu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm chụp ảnh tự sướng cực lừa tình
[12] Trần Hữu Quang (2000), “ Nên quản lý Internet theo kiểu nào ” , Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số ra ngày 11/05/2000, tr.37 và 45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nên quản lý Internet theo kiểu nào”, "Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Tác giả: Trần Hữu Quang
Năm: 2000
[13] Trần Hữu Quang (2001), Chân dung công chúng truyền thông qua khảo sát xã hội học tại thành phố Hồ Chí Minh, NXB Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chân dung công chúng truyền thông qua khảo sát xã hội học tại thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Trần Hữu Quang
Nhà XB: NXB Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2001
[14] Trần Hữu Quang (2005), “ Khái niệm hiện đại hóa ” , Xã hội học, 2 (90), tr.103-107 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm hiện đại hóa”, "Xã hội học
Tác giả: Trần Hữu Quang
Năm: 2005
[15] Trần Hữu Quang (2006), “ Thế giới không phẳng ” (bình luận về cuốn Thế giới phẳng của Thomas Friedman), Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số ra ngày 28/9/2006, tr.17-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới không phẳng” (bình luận về cuốn "Thế giới phẳng" của Thomas Friedman), "Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Tác giả: Trần Hữu Quang
Năm: 2006
[16] Trần Hữu Quang (2008), “ Truyền thông đại chúng trong xã hội hiện đại ” , Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Thứ Sáu 30/5/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông đại chúng trong xã hội hiện đại”, "Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Tác giả: Trần Hữu Quang
Năm: 2008
[17] Trần Hữu Quang (2009), “ Một số quan niệm đương đại về xã hội dân sự ” , Khoa học xã hội, 12 (136), tr. 13-23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số quan niệm đương đại về xã hội dân sự”, "Khoa học xã hội
Tác giả: Trần Hữu Quang
Năm: 2009
[18] Trần Hữu Quang (2010), “ Hướng đến một khái niệm khoa học về xã hội dân sự ” , Khoa học xã hội, 4 (140), tr.10-23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng đến một khái niệm khoa học về xã hội dân sự”, "Khoa học xã hội
Tác giả: Trần Hữu Quang
Năm: 2010
[19] Radughin A. A. (2004), Văn hóa học: những bài giảng, Viện Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa học: những bài giảng
Tác giả: Radughin A. A
Năm: 2004
[20] Bùi Hoài Sơn (2006), Ảnh hưởng của Internet đối với thanh niên Hà Nội, NXB Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của Internet đối với thanh niên Hà Nội
Tác giả: Bùi Hoài Sơn
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 2006
[21] Nguyễn Quý Thanh (2011), Internet – Sinh viên – Lối sống: Nghiên cứu xã hội học về phương tiện truyền thông kiểu mới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Internet – Sinh viên – Lối sống: Nghiên cứu xã hội học về phương tiện truyền thông kiểu mới
Tác giả: Nguyễn Quý Thanh
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2011

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Hai mô hình phân phối tri thức - xã hội internet và văn hóa việt nam đương đại
Hình 1.1 Hai mô hình phân phối tri thức (Trang 32)
Hình 1.3: Bộ công cụ kết nối của Facebook cho phép người dùng - xã hội internet và văn hóa việt nam đương đại
Hình 1.3 Bộ công cụ kết nối của Facebook cho phép người dùng (Trang 40)
Bảng 1.1: Danh sách top 12 các quốc gia có vấn nạn - xã hội internet và văn hóa việt nam đương đại
Bảng 1.1 Danh sách top 12 các quốc gia có vấn nạn (Trang 53)
Bảng 1.2: Thống kê số người dùng Internet Việt Nam - xã hội internet và văn hóa việt nam đương đại
Bảng 1.2 Thống kê số người dùng Internet Việt Nam (Trang 79)
Bảng 2.2: Bảng chữ cái viết theo kiểu “mật mã 9x” - xã hội internet và văn hóa việt nam đương đại
Bảng 2.2 Bảng chữ cái viết theo kiểu “mật mã 9x” (Trang 90)
Hình 2.1: Mô hình phân tầng xã hội Internet - xã hội internet và văn hóa việt nam đương đại
Hình 2.1 Mô hình phân tầng xã hội Internet (Trang 95)
Bảng 2.3: Danh sách một số diễn đàn tiếng Việt có đông thành viên - xã hội internet và văn hóa việt nam đương đại
Bảng 2.3 Danh sách một số diễn đàn tiếng Việt có đông thành viên (Trang 105)
Hình 2.2: Các mức trình độ tận dụng Internet - xã hội internet và văn hóa việt nam đương đại
Hình 2.2 Các mức trình độ tận dụng Internet (Trang 109)
Bảng 2.4: Một số ví dụ về các mức trình độ tận dụng Internet ở các lĩnh vực cụ thể - xã hội internet và văn hóa việt nam đương đại
Bảng 2.4 Một số ví dụ về các mức trình độ tận dụng Internet ở các lĩnh vực cụ thể (Trang 109)
Bảng 2.5: Thống kê các hoạt động Internet của người Việt 15-54 tuổi ở khu vực - xã hội internet và văn hóa việt nam đương đại
Bảng 2.5 Thống kê các hoạt động Internet của người Việt 15-54 tuổi ở khu vực (Trang 110)
Hình 2.3: Cửa sổ liệt kê chat room Yahoo tại cùng một thời điểm cho thấy các phòng chat chuyên - xã hội internet và văn hóa việt nam đương đại
Hình 2.3 Cửa sổ liệt kê chat room Yahoo tại cùng một thời điểm cho thấy các phòng chat chuyên (Trang 114)
Hình 2.4: Mô hình “khử” dần các thế đối lập văn hoá - xã hội internet và văn hóa việt nam đương đại
Hình 2.4 Mô hình “khử” dần các thế đối lập văn hoá (Trang 121)
Hình 3.1: Nút công cụ bình luận bằng hình ảnh của Facebook - xã hội internet và văn hóa việt nam đương đại
Hình 3.1 Nút công cụ bình luận bằng hình ảnh của Facebook (Trang 142)
Hình 3.2: một số trường hợp dùng các câu nói hài hước làm chữ ký trên diễn đàn - xã hội internet và văn hóa việt nam đương đại
Hình 3.2 một số trường hợp dùng các câu nói hài hước làm chữ ký trên diễn đàn (Trang 146)
Hình 3.4: Mô hình quan hệ cộng đồng tuyến tính: gia đình – làng xã – làng nước - xã hội internet và văn hóa việt nam đương đại
Hình 3.4 Mô hình quan hệ cộng đồng tuyến tính: gia đình – làng xã – làng nước (Trang 148)
Hình 3.5: Mô hình quan hệ cộng đồng phi tuyến tính do tác động của xã hội Internet - xã hội internet và văn hóa việt nam đương đại
Hình 3.5 Mô hình quan hệ cộng đồng phi tuyến tính do tác động của xã hội Internet (Trang 149)
Hình 3.6: Khảo sát về thời gian bắt đầu ngày làm việc thực hiện trên Facebook - xã hội internet và văn hóa việt nam đương đại
Hình 3.6 Khảo sát về thời gian bắt đầu ngày làm việc thực hiện trên Facebook (Trang 154)
Hình 3.7: Sơ đồ phát triển giao tiếp liên văn hoá  [Kim Y.Yun, W. Gudykunst 1988] - xã hội internet và văn hóa việt nam đương đại
Hình 3.7 Sơ đồ phát triển giao tiếp liên văn hoá [Kim Y.Yun, W. Gudykunst 1988] (Trang 163)
Hình 3.8: Tháp phát triển văn hoá qua hoạt động giao tiếp - xã hội internet và văn hóa việt nam đương đại
Hình 3.8 Tháp phát triển văn hoá qua hoạt động giao tiếp (Trang 164)
Hình 3.9: Tháp phát triển văn hoá qua hoạt động giao tiếp - xã hội internet và văn hóa việt nam đương đại
Hình 3.9 Tháp phát triển văn hoá qua hoạt động giao tiếp (Trang 166)
Hình 3.10). Nhân loại bước vào giai đoạn giao tiếp toàn cầu, ít phụ thuộc hơn - xã hội internet và văn hóa việt nam đương đại
Hình 3.10 . Nhân loại bước vào giai đoạn giao tiếp toàn cầu, ít phụ thuộc hơn (Trang 168)
Hình 3.11: Một số bộ ký hiệu sticker để biểu đạt cảm xúc sử dụng trong chat Facebook - xã hội internet và văn hóa việt nam đương đại
Hình 3.11 Một số bộ ký hiệu sticker để biểu đạt cảm xúc sử dụng trong chat Facebook (Trang 174)
Hình 3.12: Ảnh chụp màn hình so sánh kết quả tra cứu Google   đối với các mục từ liên quan đến "cư dân Internet" - xã hội internet và văn hóa việt nam đương đại
Hình 3.12 Ảnh chụp màn hình so sánh kết quả tra cứu Google đối với các mục từ liên quan đến "cư dân Internet" (Trang 189)
Hình 3.13: Ảnh chụp màn hình so sánh kết quả tra cứu Google - xã hội internet và văn hóa việt nam đương đại
Hình 3.13 Ảnh chụp màn hình so sánh kết quả tra cứu Google (Trang 189)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w