Mục đích nghiên cứu Luận án xem xét quá trình hình thành và phát triển của làn sóng Hallyu ở Việt Nam cũng như những ảnh hưởng từ làn sóng văn hóa Hàn Quốc Hallyu, đặc biệt là qua phim
Trang 1HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 2HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Lan Phương
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Ở Việt Nam, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và gần đây là toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã tạo nên một nền văn hóa đại chúng đa dạng, chịu nhiều ảnh hưởng từ các nền văn hóa khác, trong đó có văn hóa đại chúng Hàn Quốc - Hallyu
Hallyu chỉ làn sóng văn hóa đại chúng Hàn Quốc (Korean
Popular Culture) lan rộng trên thế giới, bao gồm: phim ảnh, âm nhạc và một số sản phẩm văn hóa đi kèm Sự tác động của Hallyu có thể thấy rõ trong nhiều đối tượng, đặc biệt là giới trẻ 1.2 Trong quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, nhiều vấn đề nghiên cứu về văn hóa được đặt ra, nhất là khi tiếp xúc - giao lưu văn hóa với thế giới,
để việc tiếp nhận tinh hoa văn hóa thế giới xây dựng một nền văn hóa “tiên tiến” hiện nay, vừa có thể hội nhập với văn hóa thế giới, vừa tạo động lực cho phát triển quốc gia về mọi mặt cũng đã được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết
1.3 Một trong những chủ thể văn hóa quan trọng nhất, chiếm số lượng hơn 50% ở Việt Nam chính là giới trẻ (từ 15-30 tuổi) Đây là đối tượng nhạy cảm với cái mới, đặc biệt trong bối cảnh thế giới phát triển có sự đổi mới không ngừng của khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin Thành tựu khoa học đã giúp nuôi dưỡng ước mơ, kích thích khả năng sáng tạo của những người trẻ tuổi đầy năng lượng sống nhưng cũng dễ làm họ mất phương hướng Do đó, là cần thiết khi nghiên cứu sâu nhu cầu giao lưu, học hỏi và sáng tạo văn hóa từ việc tiếp nhận văn hóa nước ngoài mà Hallyu ở Việt Nam là một trường
hợp Vì vậy, với đề tài “Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc (Hallyu) đối với văn hóa Việt Nam đương đại”, luận án sẽ tập
trung vào ảnh hưởng của phim truyền hình Hàn Quốc đối với văn
hóa của giới trẻ ở Việt Nam bởi phim truyền hình Hàn Quốc đã có
tác động mạnh mẽ tới giới trẻ Việt Nam, làm thay đổi hành vi, lối sống, cách ứng xử, thời trang, ngôn ngữ… của họ
Trang 42 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN
2.1 Mục đích nghiên cứu
Luận án xem xét quá trình hình thành và phát triển của làn sóng Hallyu ở Việt Nam cũng như những ảnh hưởng từ làn
sóng văn hóa Hàn Quốc (Hallyu), đặc biệt là qua phim ảnh, đối
với văn hóa của giới trẻ ở Việt Nam hiện nay trong bối cảnh hiện đại hoá và hội nhập quốc tế
Từ mục đích trên, câu hỏi nghiên cứu của luận án được đặt
ra là: Hallyu (qua phim truyền hình) liệu có khả năng dẫn dắt những sự thay đổi trong văn hóa của giới trẻ Việt Nam, từ các lớp văn hóa bên ngoài có thể quan sát được như thời trang, mua sắm, đồ ăn đến các lớp văn hóa sâu hơn như các tiêu chuẩn và giá trị chuẩn mực; và đặc biệt đến lớp văn hóa cốt lõi của con người Việt Nam?
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát về lịch sử Hallyu trong khu vực và trên thế giới, trong đó tập trung vào phim truyền hình để thấy bối cảnh chung của Hallyu khi tràn tới Việt Nam; đồng thời khái quát các hướng tiếp cận hiện tượng Hallyu từ các công trình nghiên cứu trong và
ngoài nước để xác định cơ sở lý luận của luận án
- Nêu bật các hình thức, mức độ xem phim truyền hình Hàn Quốc của giới trẻ Việt Nam, phân tích những cảm nhận và sự tiếp nhận văn hóa Hàn Quốc được thấy qua những thay đổi về tiêu dùng, thời trang, ẩm thực, ứng xử xã hội,
- Thông qua sự tiếp nhận văn hóa Hàn Quốc, phân tích làm rõ động thái của văn hóa Việt Nam hiện nay từ góc độ của các chủ thể văn hóa và theo định hướng của nhà nước về xây dựng nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến”
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu liên ngành nhân học văn hóa và văn hóa học là phương pháp nghiên cứu chủ yếu được luận án
sử dụng Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng các phương pháp khác: tổng hợp và phân tích tài liệu; điền dã dân tộc học, kết
Trang 5hợp giữa quan sát tham gia, phỏng sâu và thảo luận nhóm; Khảo sát định lượng
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung vào nghiên
cứu giới trẻ Việt Nam (trong độ tuổi 15- 30, khảo sát đại diện ở hai thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội) với phim truyền hình Hàn Quốc
4.2 Phạm vi nghiên cứu: Hallyu là một hiện tượng văn hóa
tổng thể, bao gồm nhiều phương diện của văn hóa, trong đó có phim ảnh, sân khấu, thời trang, ẩm thực… Tuy nhiên, trong phạm vi luận án này, Nghiên cứu sinh chỉ xem xét Hallyu thông qua phim truyền hình bởi đây là kênh chuyển tải văn hóa lớn,
mang tính tổng hợp cao
Về thời gian: luận án tập trung vào quá trình phim Hàn Quốc
được truyền bá rộng rãi ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, khi Hallyu lan rộng với sức cuốn hút mạnh và ảnh hưởng lớn ở
nhiều nước châu Á
Về không gian: luận án khảo sát ở hai thành phố lớn của Việt
Nam là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tập trung ở Hà Nội trong thảo luận tập trung và phỏng vấn sâu
5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
5.1 Về mặt lý luận: Luận án góp phần làm phong phú thêm
cho lý luận về văn hóa đại chúng, về công nghiệp văn hóa, về giao lưu và ảnh hưởng văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa thông qua trao đổi văn hóa nghệ thuật cũng như đóng góp vào
hệ thống tài liệu hữu ích đối với các nhà hoạch định chính sách văn hóa của Việt Nam khi xây dựng chính sách về đối ngoại văn hóa, nhất là đối với các nước trong khu vực cũng như trong quan hệ văn hóa nghệ thuật đối với Hàn Quốc nói riêng
5.2 Về mặt thực tiễn: Luận án sẽ là tài liệu tham khảo về
thực tiễn giao lưu và ảnh hưởng của văn hóa đại chúng ở Việt Nam hiện nay nói chung, về ảnh hưởng của Hallyu nói riêng
Trang 66 BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục những công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến luận án, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, gồm 4 chương Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận của đề tài; Chương 2: Hallyu trên thế giới và ở Việt Nam; Chương 3: Sự tiếp nhận văn hóa Hàn Quốc ở Việt Nam qua phim truyền hình; Chương 4: Ảnh hưởng từ phim truyền hình Hàn Quốc đến văn hóa Việt Nam và những vấn đề đặt ra hiện nay
Chương 1 - TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về Hallyu
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về Hallyu của nước ngoài
Ở nước ngoài, hiện tượng Hallyu bắt đầu là đối tượng nghiên cứu từ những năm 1990 và được thực hiện ngày càng nhiều từ sự lan truyền nhanh chóng Hallyu ra thế giới Tựu chung lại, Hallyu được nghiên cứu dưới một số góc nhìn chủ yếu sau đây:
- Góc nhìn văn hóa truyền thông: chính trị, giới, văn hóa nhóm
Một số học giả Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng mang tính xã hội và văn hóa từ các bộ phim truyền hình, phim điện ảnh Hàn Quốc, như Chua & Iwabuchi (2008), Yang (2008), Lin & Tong (2007), Leung (2005), hay kiểm chứng các lý thuyết về truyền thông từ so sánh hiện tượng Hallyu tại các quốc gia khác nhau, nhấn mạnh vào vai trò của kỹ thuật và nội dung truyền thông
(Kwon Dong Hwan (2007), Zhou (2005),
- Góc nhìn truyền bá văn hóa gắn với kinh tế- chính trị
Các nghiên cứu chú ý vào các phân tích về sự quảng bá các sản phẩm văn hóa Hàn Quốc theo mục đích muốn duy trì Hallyu
Đa số phân tích đều tập trung vào thành công của Hallyu với lợi ích kinh tế và khả năng quảng bá hình ảnh đất nước
Trang 7- Góc nhìn truyền bá văn hóa: những giá trị mới của toàn cầu
Một số nhà nghiên cứu đi sâu vào nội dung, tính chất của Hallyu Ingyu Oh (2009) phân thích về sự ra đời và phát triển của hiện tượng Hàn lưu ở Đông Á dưới góc nhìn truyền bá văn hóa, quan tâm tới mối quan hệ “trung tâm- ngoại vi” trong giải thích sự phát triển của Hallyu ở Nhật Bản và Trung Quốc (kể cả Đài Loan và Hồng Kông) Nissim Otmazgin và Irina Lyan (2013) nghiên cứu vai trò của người hâm mộ ở Israel và Palestine trong việc phổ biến xuyên quốc gia âm nhạc đại chúng Hàn Quốc (K-pop) dựa trên kết quả phỏng vấn sâu người hâm
mộ (fan) trẻ tuổi và khảo sát hoạt động của cộng đồng này trên mạng ở Israel và Palestine
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về Hallyu của Việt Nam
Các nghiên cứu về Hallyu đi sau sự “nhập cảnh” Hallyu hơn
10 năm và có sự tiếp thu các nghiên cứu trên thế giới, tập trung vào việc khảo sát mức độ ưa thích phim Hàn cũng như bước đầu phân tích các sản phẩm văn hoá Hàn kèm theo như âm nhạc, thời trang, sản phẩm tiêu dùng, Có thể tổng hợp các nghiên cứu của Việt Nam trên các hướng chính như sau:
- Góc nhìn quản lý văn hóa- xã hội: kiểm soát sự thay đổi Các nghiên cứu tập trung vào hiện tượng, mức độ thâm nhập
của văn hóa Hàn, thể hiện ở những phân tích về phổ biến và ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc thông qua những bộ phim Hàn Quốc tại Việt Nam hay mối liên hệ giữa văn hóa đại chúng Hàn Quốc và Việt Nam hiện tại, được thấy ở sự khám phá về ẩm thực, thời trang Hàn Quốc của người Việt Nam qua ảnh hưởng
từ phim ảnh (Lê Thị Hoài Phương, 2006, 2009) Một số khác lại tập trung tìm hiểu ảnh hưởng của Hallyu tới đối tượng cụ thể
hoặc tại những địa bàn cụ thể, như ở Đồng Nai (Huỳnh Văn Tới, 2011); học sinh THPT Hà Nội (Đỗ Thị Liên Vân, 2014); đời sống người Công giáo ở Đông Nam Bộ (Đinh Thiện
Phương, 2012)
Trang 8- Tìm nguyên nhân sức hút của văn hóa Hàn: từ các sản
phẩm văn hóa mang tính nội dung và từ những sản phẩm/dịch
vụ tiêu dùng (Phan Thị Thu Hiền, 2008, 2012; Vũ Hoa Ngọc, 2011)
- Góc nhìn chính sách văn hóa: định hướng: các nghiên
cứu theo hướng này phân tích sự tiếp nhận Hallyu để tìm hiểu
chiến lược xuất khẩu văn hóa, cách tác động tâm lý công chúng, nhất là công chúng trẻ tuổi (Hà Thanh Vân, 2012)
* Nhận xét và những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu về ảnh hưởng của Hallyu
Mặc dù các nghiên cứu về Hallyu và ảnh hưởng của Hallyu đến các đối tượng tiếp nhận, đặc biệt là giới trẻ, đã được nghiên cứu nhiều trong hơn 20 năm trở lại đây, song vẫn còn có những khoảng trống, những vấn đề lý luận và thực tiễn cần được nghiên cứu, bổ sung Đó là: các nghiên cứu, tập trung chủ yếu vào khảo sát mức độ ưa thích phim Hàn và sự xuất hiện ở Việt Nam, chưa phân tích rõ và xem xét các sản phẩm văn hoá kèm theo như âm nhạc, thời trang, sản phẩm tiêu dùng… như một trào văn hóa- xã hội Những lựa chọn của “người tiêu dùng” đối với văn hóa Hàn (qua phim ảnh) phản ánh nhu cầu gì về văn hóa cũng như ý nghĩa của nó chưa được luận giải Đó cũng chính là những lý do để tác giả đi sâu nghiên cứu trong luận án
1.2 Cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu Hallyu
1.2.1 Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một khái niệm đa nghĩa do mỗi ngành nghiên
cứu có cách định nghĩa và cách hiểu riêng, tuỳ theo vấn đề nghiên cứu khác nhau Đối với ngành nhân học văn hóa, văn hóa là một khái niệm trung tâm, là đối tượng nghiên cứu cơ bản nhất và ngay từ thời kỳ đầu mới hình thành, các nhà nhân học
đã phát triển riêng các định nghĩa văn hoá của ngành, tiêu biểu
là định nghĩa của nhà nhân học Gary Ferraro: văn hóa là "tất cả
những gì con người CÓ, NGHĨ và LÀM với tư cách là những
Trang 9thành viên của một xã hội" Những gì con người CÓ, theo định
nghĩa này, bao gồm các hiện vật vật chất như quần áo, trang phục, nhà cửa, công cụ sản xuất, v.v Những gì con người
NGHĨ bao hàm các thành tố “ẩn”, nằm trong suy nghĩ của con
người, như niềm tin, triết lý, quan niệm thẩm mĩ, v.v Những
gì con người LÀM là các khuôn mẫu hành vi ứng xử mà chúng
ta quan sát được như vái lạy, bắt tay, gật đầu…
1.2.2 Các lý thuyết định hướng cho quá trình nghiên cứu
- Thuyết Khuếch tán - truyền bá văn hóa: Đây là một lý
thuyết lớn ra đời vào cuối thế kỷ XIX- đầu XX để giải thích những hiện tượng tương đồng văn hóa giữa các tộc người khác nhau trên thế giới Từ thực tiễn và quan niệm lý thuyết khác nhau, có nhiều trường phái giải thích khác nhau, mà trong luận
án này, được sử dụng nhiều nhất là Thuyết Mô hình làn sóng
mới (New Wave Model) của Charles Bailey đưa ra năm 1973,
dựa trên thuyết Làn sóng (Wave theory) hay Mô hình làn sóng
(Wave Model) của Johannes Schmidt đề ra năm 1872
- Lý thuyết về “sức mạnh mềm văn hóa”
“Sức mạnh mềm văn hóa” là thuật ngữ chỉ việc gia tăng và
sử dụng triệt để “quyền lực mềm” hay “sức mạnh mềm” (soft power) trong ngoại giao Nó xuất phát từ sự hấp dẫn về văn hóa,
tư tưởng chính trị và các chính sách của một quốc gia Sức mạnh này đã được nước Mỹ áp dụng trong suốt thời gian dài để phổ biến giấc mơ Mỹ và sau đó được các nước khác, nhất là ở châu Á sử dụng để mở rộng ảnh hưởng của mình Hàn Quốc được đánh giá là đã áp dụng thành công lý thuyết này, trong đó Hallyu là nhân tố chủ đạo
Các lý thuyết trên tạo nên cơ sở lý luận cho các nghiên cứu liên quan đến sự thay đổi văn hóa quốc gia do có những ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài, bằng con đường trực tiếp thông qua những cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa các dân tộc, các cộng đồng… hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện như: điện ảnh,
Trang 10truyền hình, âm nhạc, thời trang, ẩm thực… Đặc biệt, trong nghiên cứu về truyền thông và các vấn đề văn hóa - xã hội trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, một trong các vấn đề được tranh luận nhiều nhất là có hay không “sự xâm lăng” văn hóa giữa các
nước thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng
Tiểu kết chương 1
Hallyu là làn sóng văn hóa Hàn Quốc được dùng để chỉ hiện tượng văn hóa đại chúng của Hàn Quốc như: âm nhạc, phim truyền hình, phim chiếu rạp nhận được sự ưa chuộng của người hâm mộ trên khắp thế giới Trong chương 1, luận án tổng quan các nghiên cứu về Hallyu được tiếp cận theo nhiều hướng như: góc nhìn văn hóa truyền thông (chính trị, giới, văn hóa nhóm); góc nhìn truyền bá văn hóa gắn với kinh tế- chính trị; góc nhìn truyền bá văn hóa (những giá trị mới của toàn cầu); góc nhìn quản
lý văn hóa - xã hội (kiểm soát sự thay đổi); góc nhìn chính sách văn hóa (định hướng) Việc tổng quan này cho thấy bức tranh toàn cảnh về những vấn đề liên quan đến chủ đề mà luận án nghiên cứu, giúp tác giả kế thừa và đúc rút bài học từ những nghiên cứu thực tiễn và sự vận dụng lý thuyết của các nhà nghiên cứu đi trước, quan tâm tới bối cảnh nghiên cứu đã thay đổi so với bối cảnh lý thuyết khi được đưa ra
Chương 2 - HALLYU TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 2.1 Sự hình thành và quá trình phát triển của Hallyu
2.1.1 Sự hình thành Hallyu
“Hallyu” lần đầu tiên được báo giới Trung Quốc đại lục nhắc tới vào năm 1997, sau đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ trong giới trẻ mà còn tới đông đảo người dân ở Trung Quốc, Nhật Bản và được dùng để ám chỉ sự nổi tiếng của các sản phẩm văn hóa Hàn trên thế giới trong thế kỷ XXI Kể từ đó, Hallyu nổi lên, trở thành một trong những lĩnh vực quan tâm quan trọng trong số các hiện tượng truyền thông và văn hóa quốc tế đối với các nhà nghiên cứu, trở thành một ví dụ điển
Trang 11hình cho đa dạng văn hóa và khu vực hóa, cũng như chủ nghĩa dân tộc trong văn hóa
2.1.2 Các dấu mốc phát triển của Hallyu
Trong các nghiên cứu về Hallyu, các nhà nghiên cứu sử dụng nhiều cách phân chia dòng sản phẩm của nó Có cách phân chia dựa theo tiêu chí “sản phẩm” văn hóa (mang tính nội dung- phim truyền hình, âm nhạc, game online, truyện tranh ; hay những sản phẩm/dịch vụ tiêu dùng - mỹ phẩm, thời trang, ẩm thực, điện thoại di động, đồ điện tử, du lịch…) Nhưng cách phân chia phổ biến là theo thời gian, dựa vào sự khởi phát, phát triển và ảnh hưởng của Hallyu ra khu vực Đông Bắc Á, Châu Á, Trung Đông, Châu Phi, Bắc Mỹ, Châu Âu
2.1.3 Các tác nhân tạo nên thành công của Hallyu
Thứ nhất, tác nhân có tính chất căn bản, mang ý nghĩa sâu xa
là sự tăng trưởng kinh tế và xã hội dân chủ, tự do
Thứ hai, đó là sự ủng hộ và quan tâm của chính phủ Hàn
Quốc trong lĩnh vực “xuất khẩu” văn hóa ra nước ngoài “Xuất
khẩu văn hóa” qua con đường kinh tế chính là chiến lược truyền
bá văn hóa của Hàn Quốc
Thứ ba, Hàn Quốc đã khai thác tốt những nét tương đồng về
văn hóa trong các sản phẩm văn hóa mang xuất khẩu
Thứ tư, cùng với sự mở cửa thực sự sau Thế vận hội 1988 và
hòa nhập với xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa, các sinh viên du học nước ngoài trở về đã mang theo những ý tưởng mới mà họ học tập, tiếp thu được, không chỉ riêng trong lĩnh vực chuyên môn thuần túy mà cả trong điện ảnh, âm nhạc, ẩm thực Những
ý tưởng mới đã giúp ích cho thế hệ trẻ Hàn Quốc có thêm động lực trong sáng tạo Khả năng sáng tạo cộng với khát khao cống hiến của thế hệ trẻ sau khi tu nghiệp ở nước ngoài trở về đã tạo
ra một sự đột phá trong việc làm phim và sáng tác âm nhạc: tự
tin trong sáng tác và nhanh chóng cho ra mắt tác phẩm
2.2 Sự hiện diện của Hallyu ở Việt Nam
Trang 122.2.1 Phim Hàn Quốc ngoài rạp và trên truyền hình
a Phim điện ảnh ngoài rạp
Từ cuối thập kỷ 80 đến đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, khi
Việt Nam bước vào thời kỳ Đổi mới, ngành Điện ảnh Việt Nam
rơi vào tình trạng khủng hoảng Giữa thập niên 90, ngành điện ảnh Việt Nam dần dần bước ra khỏi thời kỳ khủng hoảng, nhiều rạp chiếu phim được nâng cấp, trang bị hiện đại hơn Từ năm
2001 đến nay là thời gian thịnh vượng của phim Hàn Quốc tại Việt Nam Các công ty thương mại và tập đoàn giải trí của Hàn Quốc đã đầu tư xây dựng các cụm rạp chiếu phim lớn với trang thiết bị hiện đại, đưa ra các mức vé cạnh tranh và nhiều ưu đãi
Sự thống trị của hai tập đoàn Hàn Quốc CGV và Lotte có thể thấy được thông qua các con số thống kê Tính đến 2014 khi tính về số lượng màn hình chiếu phim trên cả nước, CGV là người dẫn đầu với khi chiếm tới 45% tổng số lựợng, Lotte đứng thứ hai với 18%, trong khi hai doanh nghiệp trong nước là Galaxy và BDH chỉ chiếm lần lượt 6% và 3% Tuy nhiên, số lượng phim Hàn Quốc được trình chiếu lại chiếm tỉ lệ rất khiêm tốn, thậm chí là không đáng kể
b Phim nhiều tập trên sóng truyền hình
Phim Hàn Quốc xuất hiện nhiều ở Việt Nam từ năm 1994, sau khi hai nước Việt Nam – Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992 và nhanh chóng “làm mưa làm gió” ở thị trường Việt Nam bởi phong cách hoàn toàn mới lạ và khán giả Việt Nam từ chỗ chưa hề biết về phim Hàn Quốc, đã trở thành một lực lượng hùng hậu cổ vũ và giúp Hallyu – trào lưu Hàn Quốc xuất hiện và phát triển ở Việt Nam
Bằng nguồn phim làm quà tặng từ giai đoạn đầu những năm 1992- 1996, trải qua 20 năm, với sự trao đổi thương mại, nhập khẩu phim chính hãng, phim Hàn Quốc chiếm ưu thế trong số lượng các phim phát sóng trên truyền hình Việt Nam Sự đổ bộ của phim Hàn ở thị trường Việt đều có chủ ý, Hàn Quốc mong muốn khán giả Việt Nam thông qua phim ảnh để hiểu rõ hơn về
Trang 13văn hóa và con người Hàn Quốc, nhằm giúp các tập đoàn kinh
tế lớn như Samsung, Hyundai, LG, thành công tại Việt Nam
2.2.2 Phim Hàn Quốc trên các trang mạng (website)
Nhu cầu giải trí của giới trẻ ngày càng cao, dịch vụ phim online- xem phim trực tuyến đã trở thành lựa chọn hàng đầu Theo kết quả thu được từ cuộc điều tra về hình thức xem phim Hàn Quốc của giới trẻ thì có đến 56,6% chọn cách xem phim
trên website Tại một số trang web phim như phim14.net, các
poster (tranh quảng cáo) của phim Hàn luôn luôn đứng đầu, bảng thống kê lượt xem nhiều trong ngày cũng là sự thống trị của phim Hàn Quốc
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2, tác giả luận án đã hệ thống hóa và làm rõ quá trình hình thành và sự phát triển của Hallyu, phân tích tác nhân tạo nên thành công của Hallyu Với đặc trưng về thể loại
và đối tượng khán giả, phim truyền hình Hàn Quốc có ưu thế hơn trong các thể loại của Hallyu khi đã đem đến sự đồng cảm
về quá khứ cũng như những trải nghiệm trong suy nghĩ về cuộc sống hiện tại
Đó cũng là lý do chính để phim truyền hình Hàn Quốc thành công lớn và trở thành dòng phim không thể thiếu trên truyền hình Việt Nam Các phân tích khác về tình hình phim Hàn Quốc được chiếu ngoài rạp, trên các trang mạng cũng cho thấy, không thể phủ nhận sức thu hút, hấp dẫn của phim ảnh Hàn Quốc đối với khán giả Việt Nam
Chương 3 - SỰ TIẾP NHẬN VĂN HÓA HÀN QUỐC
QUA PHIM TRUYỀN HÌNH 3.1 Những biểu hiện của sự tiếp nhận
3.1.1 Theo đuổi thần tượng và những thay đổi ứng xử văn hóa
a Theo đuổi thần tượng
Kết quả khảo sát ý kiến của các bạn trẻ về “thần tượng” Hàn Quốc cho thấy, khán giả tiếp nhận họ ở cả hai chiều cạnh: như một con người thực (real) và một con người được “hình dung”