1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vai trò và ảnh hưởng của công ty đa quốc gia trong nền kinh tế việt nam. giải pháp của các doanh nghiệp việt nam trước áp lực cạnh tranh của công ty đa quốc gia

36 8,4K 61
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 413 KB

Nội dung

Ngày nay, quá trình toàn cầu hoá đã thúc đẩy sự phát triển và phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế quốc gia, đồng thời dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế thế giới. Các công ty đa quốc gia (MNC) đã ngày càng phát huy được vai trò to lớn của mình trong nền kinh tế thế giới. Nói cách khác, trong quá trình toàn cầu hoá kinh tế, các công ty đa quốc gia đóng vai trò then chốt trong truyền tải khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Vì vậy, các công ty đa quốc gia đang thâm nhập mạnh mẽ vào tất cả các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam. Sự thâm nhập của các công ty đa quốc gia ngày càng nhiều vào nền kinh tế Việt Nam là một xu hướng tất yếu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, đồng thời cũng đặt nền kinh tế Việt Nam trước những thách thức, đặc biệt là áp lực canh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Với các câu hỏi đặt ra như: Vai trò và những ảnh hưởng của công ty đa quốc gia trong nền kinh tế Việt Nam? Chúng ta cần có những giải pháp gì trước áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam đối với các công ty đa quốc gia? Đó là lý do để em xây dựng chuyên đề nghiên cứu: “Vai trò và ảnh hưởng của Công ty đa quốc gia trong nền kinh tế Việt Nam. Giải pháp của các doanh nghiệp Việt Nam trước áp lực cạnh tranh của công ty đa quốc gia”. Nội dung của chuyên đề bao gồm 3 phần: Phần I: Tổng quan về công ty đa quốc gia. Phần II: Vai trò và ảnh hưởng của các công ty đa quốc gia trong nền kinh tế Việt Nam. Phần III: Giải pháp của các doanh nghiệp Việt Nam trước các áp lực cạnh tranh của công ty đa quốc gia. Trong quá trình nghiên cứu em không thể tránh được những sai sót. Vì vậy mong quý thầy, cô và các bạn đóng góp ý kiến để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, quá trình toàn cầu hoá đã thúc đẩy sự phát triển và phụ thuộc lẫn nhaucủa các nền kinh tế quốc gia, đồng thời dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong mọi lĩnhvực của nền kinh tế thế giới Các công ty đa quốc gia (MNC) đã ngày càng phát huyđược vai trò to lớn của mình trong nền kinh tế thế giới Nói cách khác, trong quá trìnhtoàn cầu hoá kinh tế, các công ty đa quốc gia đóng vai trò then chốt trong truyền tảikhoa học, kỹ thuật và công nghệ Vì vậy, các công ty đa quốc gia đang thâm nhậpmạnh mẽ vào tất cả các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổinhư Việt Nam

Sự thâm nhập của các công ty đa quốc gia ngày càng nhiều vào nền kinh tế ViệtNam là một xu hướng tất yếu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế,đồng thời cũng đặt nền kinh tế Việt Nam trước những thách thức, đặc biệt là áp lựccanh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam Với các câu hỏi đặt ra như: Vai trò vànhững ảnh hưởng của công ty đa quốc gia trong nền kinh tế Việt Nam? Chúng ta cần

có những giải pháp gì trước áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam đối với các

công ty đa quốc gia? Đó là lý do để em xây dựng chuyên đề nghiên cứu: “Vai trò và ảnh hưởng của Công ty đa quốc gia trong nền kinh tế Việt Nam Giải pháp của các doanh nghiệp Việt Nam trước áp lực cạnh tranh của công ty đa quốc gia”.

Nội dung của chuyên đề bao gồm 3 phần:

Phần I: Tổng quan về công ty đa quốc gia.

Phần II: Vai trò và ảnh hưởng của các công ty đa quốc gia trong nền kinh tế Việt Nam Phần III: Giải pháp của các doanh nghiệp Việt Nam trước các áp lực cạnh tranh của công ty đa quốc gia.

Trong quá trình nghiên cứu em không thể tránh được những sai sót Vì vậy mongquý thầy, cô và các bạn đóng góp ý kiến để chuyên đề được hoàn thiện hơn Em xinchân thành cảm ơn!

Trang 2

PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA

1.1 Khái niệm

Công ty đa quốc gia – Mulitinational Corporations (MNC) hoặc MulitinationalEnterprises (MNE) là công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụkhông chỉ nằm gói gọn trong một lãnh thổ quốc gia mà hoạt động sản xuất kinh doanhcung cấp dịch vụ trải dài ít nhất ở hai quốc gia và có công ty có mặt lên đến hàng trămquốc gia khác nhau

Công ty đa quốc gia bao gồm công ty mẹ ở một nước thực hiện các đầu tư FDI ranước ngoài để hình thành các công ty con Các công ty mẹ con này ảnh hưởng lẫnnhau và chia sẻ kiến thức, nguồn lực và trách nhiệm lẫn nhau

Hiện tại, trên thế giới có khoảng 60.000 công ty đa quốc gia và sau đây là top 10công ty hàng đầu thế giới:

Trang 3

1.2 Sự ra đời của các công ty đa quốc gia

Tiền thân của các công ty đa quốc gia là công ty quốc gia Công ty quốc gia nàymang quốc tịch của một nước và vốn đầu tư vào công ty này thuộc quyền sở hữu củacác nhà tư bản nước sở tại Việc kinh doanh của họ ngày càng phát triển, hàng hóa vàdịch vụ được sản xuất ra ngày càng nhiều và chất lượng cao hơn Từ thập niên 80,cùng với xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, các công ty quốc gia tiến hành sápnhập với nhau tạo thành công ty đa quốc gia, nhằm mục đích:

+ Phục vụ mục tiêu lớn nhất là tối đa hóa giá trị tài sản công ty nhờ việc khaithác các tiềm năng tại chỗ như: không ngừng tìm kiếm các nguồn nguyên liệu và nhâncông với giá cả so sánh, tìm kiếm những ưu đãi về thuế, bảo vệ tính độc quyền đối vớicông nghệ hay bí quyết sản xuất ở một ngành không muốn chuyển giao cũng là lý do

mở rộng khu vực sản xuất

+ Sự liên kết giữa các công ty quốc gia nhằm tăng khả năng bảo vệ trước nhữngrủi ro Ví dụ, rủi ro trong mua bán hàng hóa như vận chuyển, bảo hiểm, chu kỳ cungcầu,… Rủi ro trong chuyển dịch tài chính như: rủi ro khi chính sách của chính quyềnđịa phương thay đổi, các rủi ro về tỷ giá lạm phát, chính sách, quản lý ngoại hối, thuế,khủng hoảng nợ… Giảm thiểu sự không ổn định của chu kỳ kinh doanh nội địa, chốnglại chính sách bảo hộ mậu dịch ở các nước, bảo vệ thị phần, giảm chi phí trung gianđáp ứng nhanh nhu cầu người tiêu dùng

+ Cuối cùng là, các công ty đa quốc gia có thể sử dụng các công nghệ chế tạotrực tiếp sản xuất theo bằng sáng chế (một bên là nhà cung cấp cho phép sử dụng bằng

Trang 4

sáng chế, một bên trả phí định kỳ cố định và gia tăng theo sản xuất), điều này cho phép

họ độc quyền sản xuất và trực tiếp bán sản phẩm ở nước ngoài

Cạnh tranh gay gắt thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật, nhiều ngành kỹnghệ mới ra đời như công nghệ sinh học, điện tử, người máy…đòi hỏi nhiều vốn,nhiều kỹ thuật cao cấp, công ty một quốc gia không thể đủ sức đáp ứng cho nên sự rađời của công ty đa quốc gia là cần thiết

1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty đa quốc gia

Các công ty đa quốc gia thành lập các chi nhánh và các công ty con tại các quốcgia khác sẽ trở thành công ty đa quốc gia Các công ty đa quốc gia này với hoạt độngsản xuất và kinh doanh ngày càng phát triển chúng sản xuất ra ngày càng nhiều hànghóa và của cải, khai thác các thị trường hiện tại một cách hiệu quả và tìm kiếm các thịtrường mới Mục tiêu của các công ty đa quốc gia này còn bao hàm cả việc tìm kiếmcác nguồn nguyên liệu, nhân công với giá cả so sánh, tìm kiếm những ưu đãi về thuế,

ưu đãi về kinh tế nhằm phục vụ cho mục tiêu to lớn nhất của các công ty là tối đa hóalợi nhuận và tối đa hóa giá trị tài sản công ty

Các công ty đa quốc gia có thể xếp vào 3 nhóm lớn theo cấu trúc phương tiện sảnxuất như sau:

Công ty đa quốc gia “theo chiều ngang” là các công ty đa quốc gia mà có hoạtđộng sản xuất kinh doanh các sản phẩm cùng loại hoặc tương tự các quốc gia mà công

ty này có mặt Một công ty điển hình với cấu trúc này là công ty Mc Donalds

Công ty đa quốc gia “theo chiều dọc” là công ty có các cơ sở sản xuất hay cácchi nhánh, công ty con tại một quốc gia sản xuất ra các sản phẩm mà các sản phẩmnày lại là đầu vào để sản xuất ra sản phẩm của các công ty con hay chi nhánh tạicác quốc gia khác Một ví dụ điển hình cho loại hình cấu trúc công ty “theo chiềudọc” là công ty Adidas

Công ty đa quốc gia “nhiều chiều” là công ty có chi nhánh hay công ty con tạinhiều quốc gia khác nhau mà các công ty này phát triển và hợp tác với nhau cả chiềungang lẫn chiều dọc Một ví dụ điển hình cho loại hình công ty đa quốc gia có cấu trúcnhư trên là Microsoft

Trang 5

1.4 Đặc điểm hoạt động các công ty đa quốc gia

Quyền sở hữu tập trung: các chi nhánh, công ty con, đại lý trên khắp thế giới đềuthuộc quyền sở hữu tập trung của công ty mẹ, mặc dù chúng có những hoạt động cụthể hằng ngày không hẳn hoàn toàn giống nhau

Thường xuyên theo đuổi những chiến lược quản trị, điều hành và kinh doanh cótính toàn cầu Tuy các công ty đa quốc gia có thể có nhiều chiến lược và kỹ thuật hoạtđộng đặc trưng nhưng phù hợp với từng địa phương nơi nó có chi nhánh

1.5 Mục đích phát triển thành công ty đa quốc gia

Thứ nhất, đó là nhu cầu quốc tế hóa ngành sản xuất và thị trường nhằm tránhnhững hạn chế thương mại, thuế nhập khẩu ở các nước mua hàng, sử dụng được nguồnnguyên liệu thô, nhân công rẻ, khai thác các tiềm năng tại chỗ

Thứ hai, đó là nhu cầu sử dụng sức cạnh tranh và những lợi thế so sánh của nước

sở tại, thực hiện việc chuyển giao các ngành công nghệ bậc cao

Thứ ba, tìm kiếm lợi nhuận cao hơn và phân tán rủi ro Cũng như tránh những bất

ổn do ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh khi sản xuất ở một quốc gia đơn nhất

Ngoài ra, bảo vệ tính độc quyền đối với công nghệ hay bí quyết sản xuất ở mộtngành không muốn chuyển giao cũng là lý do phải mở rộng địa phương để sản xuất.Bên cạnh đó, tối ưu hóa chi phí và mở rộng thị trường cũng là mục đích của công ty đaquốc gia

Hoạt động của công ty đa quốc gia, vì được thực hiện trong một môi trường quốc

tế, nên những vấn đề như thị trường đầu vào, đầu ra, vận chuyển và phân phối, điềuđộng vốn, thanh toán… có những rủi ro nhất định Rủi ro thường gặp của các công ty

đa quốc gia rơi vào 2 nhóm sau:

Rủi ro trong mua và bán hàng hóa như: thuế quan, vận chuyển, bảo hiểm, chu kỳcung cầu, chính sách vĩ mô khác…

Rủi ro trong chuyển dịch tài chính như: rủi ro khi chính sách của chính quyền địaphương thay đổi, các rủi ro về tỷ giá, lạm phát, chính sách quản lý ngoại hối, thuế,khủng hoảng nợ

Trang 6

PHẦN II VAI TRÒ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG TY

ĐA QUỐC GIA TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

2.1 Vai trò của công ty đa quốc gia trong nền kinh tế Việt Nam

Các công ty đa quốc gia đã có những tác động to lớn đối với sự phát triển củakinh tế thế giới nói chung, cũng như các nền kinh tế của các Việt Nam nói riêng.Những tác động đó được thể hiện qua hoạt động thương mại, đầu tư, phát triển nguồnnhân lực, nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ

2.1.1 Vai trò của công ty đa quốc gia trong thương mại quốc tế

a) Thúc đẩy hoạt động thương mại thế giới phát triển

Một trong những vai trò nổi bật của các công ty đa quốc gia là thúc đẩy hoạtđộng thương mại thế giới Trong quá trình hoạt động của mình các công ty đa quốcgia đã thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia và gia công quốc tế Haynói cách khác là các công ty đa quốc gia thúc đẩy thương mại phát triển với ba dònglưu thông hàng hoá cơ bản là: hàng hoá xuất nhập khẩu từ công ty mẹ, hàng hoá bán

ra từ các chi nhánh ở nước ngoài và hàng hoá trao đổi giữa các công ty trong cùngmột tập đoàn Các công ty đa quốc gia chi phối hầu hết chu chuyển hàng hoá giữacác quốc gia bởi các kênh lưu thông xuyên quốc gia của mình

Trong những năm gần đây, với chiến lược đa quốc gia và tạo ra các liên kết giữathương mại và đầu tư giữa các nước với nhau, Việt Nam đã ngày càng hội nhập vớinền kinh tế thế giới, hòa nhập và cùng với nhiều công ty đa quốc gia tại nước mình vàđầu tư những công ty đa quốc gia ra nước ngoài để đưa chúng ta ngày càng đứng vữngtrên thị trường thế giới

Các công ty đa quốc gia hoạt động và phát triển, làm tăng cường quan hệ thươngmại quốc tế qua hoạt động đầu tư FDI ra nước ngoài Đây là luồng vốn chủ yếu manglại sự diệu kì cho nền kinh tế ở các nước đang phát triển, kể cả Việt Nam

Nhìn lại chặng đường vừa qua, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam phát triểnliên tục qua các năm, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 11/2012 là 112,54 tỷ USD, tăng 29% và chiếm54,1% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước Trong đó, xuất khẩu đạt 57,9 tỷ USD,

Trang 7

tăng 34,6% và nhập khẩu là 54,64 tỷ USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2011.

Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam

từ năm 2007 đến 2012

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Tại Việt Nam, các công ty đa quốc gia đến đầu tư và khai thác nền kinh tế với sốlượng rất lớn, từ các mặt hàng thực phẩm, may mặc, thời trang, xe cộ đến những mặthàng kĩ thuật, số hóa, máy tính, máy ảnh, điện thoại, linh kiện điện tử, các hình thứcnhượng quyền thương hiệu, mỹ phẩm…Ví dụ như vào thị trường thực phẩm: Lotteria,Masan, KFC, Jollibee…Đồ uống: Coca-cola, Pepsi…May mặc: Adidas…Các hìnhthức nhượng quyền thương hiệu: Unilever, P&G, Highland coffee,…Các công ty ô tô,

xe máy: Toyota, honda…Các tập đoàn điện máy, điên tử: electrolux, philip, sam sung,intell, acer ,IBM…

Quan hệ quốc tế, thương mại quốc tế ngày càng mở rộng, nhưng Việt Nam khôngchỉ đợi nước ngoài đến đầu tư ở nước mình mà còn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều

Tính đến cuối năm 2012, Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, tính tới thờiđiểm này, đã có 601 dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư đến 53 quốc gia, vùnglãnh thổ với tổng mức đầu tư đăng ký hơn 10 tỷ USD và vốn thực hiện đạt hơn 2 tỷUSD Một số công ty lớn đó là Tập đoàn Viettel, Sữa Vinamilk, Tập đoàn dầu khí ViệtNam(PVN), FPT, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai…

Do đó có thể thấy, với sự hiện diện của các công ty đa quốc gia ở Việt Nam,thương mại quốc tế của nước ta ngày càng mở rộng, từ hoạt động thu hút nhà đầu tư

Trang 8

nước ngoài đến việc đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam, thông qua kênh đầu tư đaquốc gia, chúng ta ngày càng phát triển, nền kinh tế ngày càng đi lên, tăng trưởng caohơn trước.

b) Làm thay đổi cơ cấu thương mại quốc tế

Ngày nay, kinh tế thế giới càng phát triển thì vai trò của các công ty đa quốc giacũng ngày càng cao Với tỷ trọng lớn trong thương mại thế giới thì các công ty đaquốc gia chính là chủ thể chính làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu đối tác trongthương mại thế giới

* Thay đổi trong cơ cấu hàng hoá

Chiến lược phát triển của các công ty đa quốc gia gắn liền với các hoạt động thươngmại, xuất nhập khẩu Qua đó ảnh hưởng trực tiếp tới cơ cấu hàng hoá xuất khẩu

Trong những năm gần đây, tỷ suất lợi nhuận trong ngành dịch vụ tăng cao còntrong ngành nông nghiệp và công nghiệp giảm dần Do đó, các công ty nói chung vàcác các công ty đa quốc gia nói riêng cũng chuyển mạnh sang đầu tư vào các ngànhdịch vụ và thúc đẩy giá trị xuất khẩu của hàng hoá dịch vụ tăng cao Bên cạnh đó, hiệnnay giao dịch trên thế giới đang thay đổi theo chiều hướng tăng tỉ trọng hàng hoá cóhàm lượng vốn hoặc kỹ thuật cao và giảm dần tỉ trọng hàng sử dụng nhiều lao động vànguyên liệu Những sản phẩm quan trọng nhất trong thương mại thế giới hiện nay chủyếu thuộc ngành sản xuất không dựa vào nguyên liệu trong đó các sản phẩm bán dẫn làmột trong những sản phẩm mũi nhọn

Nguyên nhân của xu hướng này xuất phát từ chiến lược tập trung phát triển cácngành có trình độ công nghệ cao của các công ty đa quốc gia nhằm duy trì khả năngcạnh tranh cao và thu lợi nhuận tối đa

* Thay đổi trong cơ cấu đối tác

Cùng với sự thay đổi trong cơ cấu hàng hoá thì cơ cấu đối tác trong thương mạithế giới hiện nay cũng đang dần thay đổi Tỷ trọng của hàng hoá xuất khẩu của cácnước đang phát triển ngày càng cao, đặc biệt là các nước mới công nghiệp Sự thay đổichiến lược của các các công ty đa quốc gia và hệ thống sản xuất quốc tế của chúng mở

ra nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi tham giavào các hoạt động hướng về xuất khẩu

Trang 9

2.1.2 Vai trò của các công ty đa quốc gia đối với đầu tư quốc tế

a) Các công ty đa quốc gia thúc đẩy lưu thông dòng vốn đầu tư trên toàn thế giới

Trên thực tế, hầu hết các hoạt động đầu tư nước ngoài được thực hiện qua kênhcông ty đa quốc gia Các công ty đa quốc gia hiện chi phối trên 90% tổng FDI trêntoàn thế giới Chỉ tính riêng các công ty đa quốc gia của tam giác kinh tế (Mỹ, NhậtBản, Tây Âu) đã chiếm 1/3 lượng FDI toàn cầu Giá trị của lượng vốn FDI thực sự làthước đo vai trò to lớn của các công ty đa quốc gia trong nền kinh tế thế giới vì FDI làcông cụ quan trọng nhất của các công ty đa quốc gia trong việc thực hiện chiến lượctoàn cầu của mình

Với tư cách là chủ thể của hoạt động đầu tư trên thế giới các công ty đa quốc gia

là nhân tố đặc biệt quan trọng có ảnh hưởng mang tính quyết định tới toàn bộ hoạtđộng đầu tư quốc tế

Việt Nam chúng ta có tiềm năng, chúng ta ngày càng nổi lên như một con thuyềnnhỏ trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ngày càng có nhiều công ty quốc gianhòm ngó đến chúng ta, kênh đầu tư FDI ngày càng sôi động, chúng ta ngày càng đónnhận được sự để ý từ nhiều quốc gia phát triển

b) Các công ty đa quốc gia làm tăng tích luỹ vốn của nước chủ nhà

Vai trò này của các công ty đa quốc gia được thể hiện qua một số khía cạnh sau:Thứ nhất: Bản thân các công ty đa quốc gia khi đến hoạt động ở các quốc gia đềumang đến cho nước này một số lượng vốn nào đó Hơn nữa, trong quá trình hoạt độngcác công ty đa quốc gia cũng đóng cho ngân sách của nước chủ nhà qua các khoảnnhư: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, chi phí về viễn thông, điệnnước… Mặt khác, nhờ có các công ty đa quốc gia mà một bộ phận đáng kể người dân

có thêm thu nhập do làm việc trực tiếp trong các công ty chi nhánh nước ngoài hoặcgián tiếp thông qua việc cung cấp các dịch vụ cho các công ty đa quốc gia và hoặcnhững người lao động khác Tại các nước có thị trường chứng khoán phát triển thì cáccông ty đa quốc gia làm ăn hiệu quả chính là kênh để thu hút tiền nhãn rỗi của ngườidân và của các nhà đầu tư trong việc mua cổ phiếu của các công ty này

Thứ hai: Ngoài việc vốn ban đầu để đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinhdoanh các công ty đa quốc gia còn thực hiện các biện pháp huy động thêm vốn từCông ty mẹ, từ các chi nhánh thành viên của tập đoàn, từ các đối tác, các tổ chức tài

Trang 10

chính và tín dụng thế giới… Đây chính là hình thức thu hút đầu tư của các nước đangphát triển hiện nay.

Thứ ba: Các công ty đa quốc gia góp phần cải thiện cán cân thanh toán của cácnước thông qua việc tích luỹ ngoại hối nhờ các hoạt động xuất khẩu Hoạt động xuấtkhẩu của các công ty đa quốc gia chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạchxuất khẩu của các nước Điều đó không chỉ thể hiện ở vai trò thúc đẩy thương mại thếgiới của các công ty đa quốc gia mà còn đem lại một nguồn ngoại tệ quan trọng, gópphần tạo thế cân bằng cho cán cân thanh toán của nước chủ nhà

Với thế mạnh về vốn các công ty đa quốc gia đóng vai trò là động lực thúc đẩytích luỹ vốn của nước chủ nhà Thông qua kênh công ty đa quốc gia, nước chủ nhà cóthể tăng cường thu hút vốn FDI đầu tư vào nước mình Chúng ta có thể điểm qua mộtvài tập đoàn, công ty mang lại vốn cho nước chủ nhà:

Tập đoàn Viettel đã đầu tư ra nước ngoài nhiều nơi, điển hình là ở Campuchia,Lào, Zimbabique, Hatti….Và đến hết 2012, theo Tổng giám đốc Viettel Hoàng AnhXuân, tập đoàn này đã chuyển 84 triệu USD về nước Trong đó, được biết chiếm tỷtrọng phần lớn là thị trường Camphuchia Đây là luồng vốn thu về đáng kể cho ViệtNam Viettel dự kiến, năm 2013 sẽ chuyển về nước 150 - 160 triệu USD từ 4 thịtrường đã kinh doanh gồm Campuchia, Lào, Mozambique và Haiti

Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), sản lượng khai thác ở nước ngoài tính đếntháng 9/2012 là 2,02 triệu tấn dầu quy đổi, doanh thu dầu khí đạt 1,03 tỉ USD, doanhthu kinh doanh xăng dầu là 1,577 tỉ USD Tổng doanh thu ở nước ngoài là 2,61 tỉUSD, lợi nhuận đã chuyển về nước (chưa tính phần được quay vòng tái đầu tư) là 282triệu USD (ngoài ra, dự án Nhenhetxky - Nga lợi nhuận PVN thu về được khoảng 130

- 140 triệu USD)…

Tóm lại, thông qua các công ty đa quốc gia, chúng ta một mặt thu được vốn đầu

tư khá lớn từ nước ngoài, một mặt chúng ta nhận được vốn của công ty nước chủ nhà,đây là luồng vốn quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước ta, tác độngtích cực đến đời sống kinh tế xã hội quốc gia

2.1.3 Đối với hoạt động phát triển và chuyển giao công nghệ

a) Các công ty đa quốc gia là chủ thể chính trong phát triển công nghệ thế giới

Trong chiến lược cạnh tranh, các công ty đa quốc gia luôn coi công nghệ là yếu

Trang 11

tố quan trọng, giữ vị trí hàng đầu Do đó, thúc đẩy đổi mới công nghệ bằng hoạt độngNghiên cứu và phát triển (R&D) là nhiệm vụ sống còn của các công ty Đi đầu trongđổi mới công nghệ đồng nghĩa với nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường

và giữ vị trí độc quyền

Ngày nay, nhận thức của các công ty đa quốc gia về khoa học công nghệ đãchuyển biến Nếu như trước đây, các công ty đa quốc gia thường đầu tư lớn cho cácphòng thí nghiệm, các viện nghiên cứu để các cơ sở này tạo ra các phát minh sáng chếnày Tại các công ty đa quốc gia đang diễn ra quá trình quốc tế hoát hoạt động R&Dmột cách mạnh mẽ Công nghệ mới ra đời không chỉ từ các phòng thí nghiệm, các việnnghiên cứu, các trường đại học mà còn từ chính các cơ sở sản xuất của công ty đa quốcgia Thí dụ Motorola đã thiết lập hệ thống R&D của mình bao gồm 14 cơ quan tại 7quốc gia, tập đoàn Bristol Myer Squibb có 12 cơ sở hoạt động R&D tại 6 quốc gia.Bước chuyển quan trọng trong chính sách hoạt động R&D của công ty đã cónhững thay đổi căn bản Nếu trước đây các công ty đầu tư cao cho công tác R&D tạicông ty mẹ thì nay đang thực hiện chính sách phi tập trung hoá do một số lý do sau:Thứ nhất: Tiềm năng về tri thức không chỉ bó hẹp trong một vài công ty hoặcmột nước nào đó Như vậy, để tiếp cận với tiềm năng này các công ty phải thiết lậpthêm nhiều cơ sở hoạt động R&D mới Tại những khu vực đó, các công ty có thể làmgiàu thêm nguồn tri thức bằng việc mở rộng hoạt động R&D, đồng thời tiếp thu thànhquả từ các đối thủ cạnh tranh

Thứ hai: Trong cuộc cạnh tranh toàn cầu để chiếm lĩnh thị trường các công tybuộc phải đưa sản phẩm ra thị trường càng nhanh càng tốt nên buộc các công ty đaquốc gia phải thực hiện R&D ở nước ngoài

Các hoạt động R&D thường tập trung tại những khu vực dồi dào nguồn tri thức

Ví dụ năm 1994 khoảng 90% các nghiên cứu do các chi nhánh các công ty đa quốc giacủa Mỹ thực hiện ở những nước công nghiệp phát triển Microsoft đã thành lập mộtphòng nghiên cứu tại Anh để thuê lao động khoa học với chi phí rẻ hơn

Bước vào thiên niên kỷ mới, tầm quan trọng của khoa học công nghệ đối với việcphát triển kinh tế xã hội một lần nữa lại thu hút sự quan tâm đặc biệt của các quốcgia và các doanh nghiệp sự thay đổi mau chóng của công nghệ đang tạo ra nền sảnxuất có giá trị gia tăng cao hơn

Trang 12

Trong các ngành hưởng lợi từ các hoạt động R&D thì ngành công nghệ thông tinđứng hàng đầu Mức đầu tư cho công nghệ thông tin của Mỹ hàng năm là 8% GDP,Nhật Bản là 7%, Hàn Quốc 6% , Pháp và Đức là 4%.

Các công ty đa quốc gia không chỉ đầu tư cho hoạt động R&D bằng chính sứclực của mình mà chúng còn nhận được sự hỗ trợ về nhiều mặt từ chính phủ của cácnước tư bản Ví dụ chính phủ Nhật Bản giúp 6 công ty lớn là Fujisu, Hitachi,Mitshubishi, Kinzonku, Nihondenki và Toshiba cùng nghiên cứu kỹ thuật siêu mạch.Trong khuôn khổ chiến lược phát triển công nghệ, công ty đa quốc gia cũng thiết lậpcác mối liên kết với các trung tâm nghiên cứu và viện nghiên cứu

b) Các công ty đa quốc gia với hoạt động chuyển giao công nghệ

Ngày nay, công nghệ đóng vai trò quyết định đối với sự sống còn của các công

ty Các công ty nói chung, đặc biệt là các công ty đa quốc gia luôn coi công nghệ làyếu tố giữ vị trí hàng đầu Công nghệ là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh, chiếmlĩnh thị trường và giứ thế độc quyền Do đó, trong quá trình thực hiện đầu tư ra nướcngoài các công ty đa quốc gia thường có những phương thức và những kênh riêng đểthực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ của mình

Việc chuyển giao khoa học và công nghệ là một trong những tác động tích cựccủa các công ty đa quốc gia vào Việt Nam Khoa học công nghệ là cái cốt lõi dẫn đến

sự thành công của nhiều công ty đa quốc gia Khi đầu tư vào Việt Nam cũng vậy, cáccông ty đa quốc gia muốn cạnh tranh tốt, muốn chiếm lĩnh thị trường và thu được lợinhuận thì cần phải có những kênh, những phương pháp chuyển giao khoa học côngnghệ thích hợp

Các công ty đa quốc gia chuyển giao công nghệ cho chúng ta bằng nhiều phươngthức, có thể kể đến những công nghệ hạng nhất, công nghệ hạng hai… thông qua cáchình thức đầu tư liên kết, liên minh cổ phần, hay FDI… công nghệ của các công ty sẽ

về với Việt Nam và từ đó chúng ta có thể tiếp thu và phát triển những công nghệ nàyphát triển xa hơn

Có thể lấy một số ví dụ như công nghệ sản xuất bia của Carlsberg, công nghệ sảnxuất bia Tiger, công nghệ sản xuất Cocacola, Pepsi, công nghệ lắp ráp máy tính, côngnghệ máy gia công…

Trang 13

2.1.4 Các công ty đa quốc gia góp phần thúc đẩy sự phân công lao động trong và ngoài nước

a) Mối quan hệ giữa chiến lược của các công ty đa quốc gia và sự phát triển nguồn lực

Nhân tố con người đóng vai trò then chốt trong mọi sự phát triển Mỗi công tymuốn phát triển phải có một bộ máy lãnh đạo tốt, tài tình, hiệu quả và lực lượng laođộng có tay nghề Một công ty có thể mua được công nghệ máy móc tốt nhưng nếukhông có người vận hành và không biết sử dụng thì công nghệ đó cũng không có giátrị Nhận thức được tầm vai trò của nguồn lực trong sự phát triển, các công ty đa quốcgia luôn đề ra những chính sách phát triển nguồn lực song song cùng với những chiếnlược phát triển của mình

Thật vậy, chiến lược phát triển nguồn lực của các công ty đa quốc gia luôn gắnliền với chiến lược phát triển chung của công ty Mỗi một chiến lược phát triển khácnhau sẽ có sự đầu tư khác nhau đối với nguồn lực Khác với các công ty nội địa, cáccông ty đa quốc gia phân bổ nguồn lực của mình trên quy mô quốc tế theo sự phâncông lao động giữa các chi nhánh Sự phân bổ lao động tại các chi nhánh theo trình độcao thấp, số lượng nhiều ít lại tuỳ vào chiến lược phát triển chi nhánh của công ty đaquốc gia

Công ty đa quốc gia đặc trưng vốn có của nó là xuất hiện ở nhiều quốc gia,thường những nước phát triển, công ty gốc sẽ ở đất nước của họ, họ sẽ sử dụng nhữnglao động mà họ tin tưởng cho những mục đích cao, sản xuất ra những mặt hàng chính

ở công ty của họ Còn những nước khác, họ đầu tư và phát triển những ngành nghề,mặt hàng thường nhật hơn, ai ai cũng có thể làm

Điều này cũng không ngoại lệ ở Việt Nam, chúng ta đầu tư ra nước ngoài nhữngthế mạnh của chúng ta, của nền kinh tế, nào là mạng di động, sữa chữa, lắp ráp máytính, nhà đất… Chúng ta thu hút nước ngoài bằng những ngành nghề mà đại đa số laođộng của chúng ta làm được và phù hợp với lao động của chúng ta,…

Một số chiến lược phát triển cụ thể như sau:

Chiến lược độc lập: Hoạt động của các chi nhánh tại chính quốc chỉ nhằm phục

vụ thị trường nội địa và một số thị trường lân cận chứ không có mục đích xuất khẩu

Để đáp ứng nhu cầu của các thị trường khác thì các công ty đa quốc gia lại thành lập

Trang 14

các chi nhánh và tiến hành các hoạt động tương tự Với cách làm như vậy các công ty

đa quốc gia tạo ra một lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động tại các nước mà

nó có chi nhánh Tuy nhiên, mức độ đào tạo của công ty đa quốc gia cho lực lượng laođộng còn hạn chế Các công ty đa quốc gia thường tiến hành các hoạt động R&D tạicông ty mẹ và không chuyển giao những công nghệ hàng đầu cũng như kỹ năng tiêntiến nhất cho nước chủ nhà

Chiến lược hợp nhất giản đơn: Khác với chiến lược trên, trong chiến lược này,các công ty đa quốc gia thường phân công cho mỗi chi nhánh đảm nhận một khâu hoặcmột công đoạn nào đấy trong dây chuyền gia tăng giá trị của mình Các công ty mẹkhông áp dụng cách thức giống nhau tại các chi nhánh như trong “chiến lược độc lập”.Các chi nhánh chỉ thực hiện một hoặc một số hoạt động nhằm cung cấp cho một sảnphẩm đầu vào cho công ty mẹ dựa vào lợi thế của nước chủ nhà Trong chiến lược nàykhông có sự lặp lại cơ cấu tổ chức lao động của công ty mẹ tại các chi nhánh mà chỉ cómột cơ cấu bổ sung cho công ty mẹ trong toàn hệ thống Do đó, số lượng và chấtlượng lao động tại các chi nhánh rất khác nhau và phụ thuộc vào chiến lược thu hútcông ty đa quốc gia cũng như những lợi thế cạnh tranh của nước chủ nhà Những nước

có nhiều tiềm năng đem lại lợi ích cho công ty đa quốc gia thì công ty đa quốc gia sẽđầu tư vào nhiều và cũng sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người lao động Trình độ laođộng tại các nước lại tuỳ thuộc vào nội dung hoạt động của chi nhánh do các công ty

đa quốc gia quyết định dựa trên cơ sở xem xét lợi thế của địa phương kết hợp vớichiến lược của công ty đa quốc gia Ví dụ các công ty đa quốc gia muốn khai thác lợithế về nguồn lao động rẻ thì việc làm tạo ra chủ yếu ở trình độ thấp Trường hợp nàythường xảy ra tại các nước đang phát triển Ngược lại, nếu mục tiêu của công ty đaquốc gia là phát triển những hoạt động có trình độ cao, phát triển những ngành có hàmlượng khoa học kỹ thuật cao thì chúng lại chủ yếu đầu tư vào các nước phát triển hoặctiến hành tại các quốc gia mà công ty mẹ đặt trụ sở Trên cơ sở này, việc làm tạo ra lànhững việc làm yêu cầu kỹ năng và trình độ cao, tương ứng với mức lương cao vàtrương trình đào tạo nâng cao cho người lao động

Chiến lược hợp nhất phức tạp: Trong chiến lược này, mỗi chi nhánh trong hệthống công ty đa quốc gia chỉ chuyên sản xuất một sản phẩm hoặc một bộ phận củasản phẩm có quan hệ tương thích với sản phẩm của các chi nhánh khác trong mạng

Trang 15

lưới sản xuất quốc tế hợp nhất trên quy mô khu vực hoặc toàn cầu Với chiến lược nàycông ty đa quốc gia nhằm tối đa hoá hiệu quả của hệ thống sản xuất quốc tế của mình.

Do đó, khối lượng lao động trong toàn bộ hệ thống sẽ giảm tới mức tối thiểu Số lượngviệc làm tạo ra tại mỗi chi nhánh phụ thuộc vào chức năng của chi nhánh trong hệthống Do tính tích hợp sâu giữa các hoạt động của các chi nhánh trong toàn bộ hệthống đòi hỏi mức tương đồng tương đối của lực lượng lao động giữa các chi nhánh.Như vậy, quy mô và chất lượng lao động mà công ty đa quốc gia tạo ra hoàn toànphụ thuộc vào động cơ, chiến lược của các công ty đa quốc gia Mỗi chiến lược pháttriển này cũng lại thay đổi khi có sự biến động của môi trường kinh doanh quốc tế.Điều đó sẽ dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức nguồn lao động Ngày nay, quátrình toàn cầu hoá đang làm gia tăng áp lực đối với các công ty đa quốc gia và làm chocông ty này thường lựa chọn chiến lược “hợp nhất phức tạp” Tuy nhiên, dù có áp lựcnào thì các công ty đa quốc gia vẫn đóng góp lớn vào việc tạo công ăn việc làm vànâng cao trình độ lao động

b) Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm

Các công ty đa quốc gia ra đời ngày càng nhiều, từ đó kéo theo sự hình thànhmột thị trường thu hút nhân lực, tạo việc làm lớn cho Việt Nam Công ty đa quốc gia lànơi làm việc lý tưởng của nhiều người, Cuộc khảo sát “Mô hình công ty lý tưởng củangười tìm việc” trong tháng 7/2012 của công ty cung cấp về các giải pháp nguồn nhânlực Adecco Việt Nam cho thấy: Đa số người tìm việc đều cho rằng công ty đa quốc gia

là môi trường hấp dẫn nhất để làm việc và cơ hội thăng tiến trong công việc có tầmquan trọng nhất khi ứng tuyển vào công việc mới

Lấy ví dụ đơn giản tại Huế, công ty Scavi đã tạo ra việc làm cho rất nhiều côngnhân, họ là những người vốn chỉ là những lao động phổ thông, họ sống chủ yếu ở khuvực nông thôn, với sự xuất hiện của các công ty đa quốc gia, họ có được công việc ổnđịnh và gia tăng thu nhập cho mình Chúng ta cũng có thể thấy ở những công ty tương

tự, như Tiger Beer, Carlberg, Việt Hoa, Sam sung, Intel, Dell… tại Việt Nam

Qua đó, có thể thấy rằng, các công ty đa quốc gia đã và đang tạo ra thị trườngnhân lực lớn có thể nói vào bậc nhất tại Việt Nam

Các công ty đa quốc gia tác động đối với phát triển nguồn lực và tạo việc làmqua hai cách trực tiếp và gián tiếp Cách trực tiếp là thông qua các dự án của công ty

Trang 16

đa quốc gia góp phần tạo ra một khối lượng công việc khổng lồ Cách gián tiếp là cáccông ty đa quốc gia đã tạo ra nhiều cơ hội cho việc phát triển nguồn lực.

Là những công ty có quy mô lớn nên nhu cầu về lao động của các công ty đaquốc gia cũng rất lớn Thông qua việc thiết lập các chi nhánh ở nước ngoài các công ty

đa quốc gia đã trực tiếp tạo ra một khối lượng đáng kể việc làm cho các nước tiếp nhậnđầu tư Một cách gián tiếp các công ty đa quốc gia cũng tạo ra một khối lượng lớn việclàm thông qua việc liên doanh với các đơn vị khác để cùng phát triển Thông qua việcliên kết với các nhà cung cấp, các nhà phân phối từ đó mở rộng phạm vi hoạt động củanhững đơn vị này và chính những đơn vị này lại tạo ra thêm nhiều công ăn việc làmcho người lao động

2.2 Ảnh hưởng của công ty đa quốc gia trong nền kinh tế Việt Nam

2.2.1 Những ảnh hưởng tích cực

Các công ty đa quốc gia ngày càng có tác động tích cực đối với sự nghiệp cảicách và đổi mới nền kinh tế Việt Nam Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóatrong điều kiện vốn tích lũy trong nước còn thấp, do đó phải tìm mọi biện pháp để khaithác nguồn vốn nước ngoài như thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vay nợ,nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), các khoản viện trợ… Sự hiện diện củacác công ty đa quốc gia đồng nghĩa với việc cung cấp một nguồn vốn quan trọng cho

sự nghiệp công nghiệp hóa của đất nước Hơn thế, sự đầu tư của các công ty nướcngoài không chỉ giải quyết cho Việt Nam những vấn đề về vốn mà cả công nghệ, trangthiết bị, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý…lâu nay còn yếu kém

Yêu cầu của công nghiệp hóa là phát triển tỷ trọng sản xuất công nghiệp, đặc biệt

là ngành dịch vụ trong GDP, tăng giá trị xuất khẩu hàng hóa để hội nhập Các công ty

đa quốc gia, nhất là các công ty đa quốc gia lớn đã hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu

đó Các công ty đa quốc gia đã góp phần tích cực trong việc thực hiện sự chuyển dịch

cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Vấn đề Việt Nam quan tâm hiện nay là tạo việc làm cho người lao động và nângcao chất lượng nguồn lao động Trong những năm gần đây số lượng công nhân làmviệc trong các khu công nghiêp, khu chế xuất, các công ty liên doanh với nước ngoàingày càng tăng: Từ năm 1995 đến năm 2000, trung bình mỗi năm lao động trong khuvực FDI tăng lên khoảng 47.8 nghìn người; Đến cuối năm 2005 khu vực FDI đã thu

Trang 17

hút được hơn 800 nghìn lao động trực tiếp và gần 2 triệu lao động gián tiếp Các công

ty đa quốc gia không chỉ mang đến cơ hội việc làm cho người lao động mà còn tạođiều kiện cho lao động Việt Nam tiếp cận kỹ năng, công nghệ và kinh nghiệm quản lýtiên tiến, giúp lao động trong nước có điều kiện được đào tạo nâng cao tay nghề ngaytại doanh nghiệp hoặc gửi đi đào tạo ở nước ngoài

Như vậy có thể nói sự đầu tư của các công ty đa quốc gia vào Việt Nam là nhân

tố quan trọng thúc đẩy sự nghiệp chuyển đổi sang kinh tế thị trường mở cửa để hộinhập quốc tế của Việt Nam

Cụ thể qua tập đoàn quốc gia sam sung Việt Nam để làm rõ những ảnh hưởngthuận lợi trên: Nhận thấy được nhiều thế mạnh ở Việt Nam như : tài nguyên dồi dào,nguồn nhân công giá rẻ, nhiều chính sách thu hút đầu tư nước ngoài rất hấp dẫn vềthuế suất đặc biệt là đối với các ngành công nghệ cao…Tập đoàn Samsung đã lựa chọnđầu tư vào Việt Nam để kinh doanh ngành sản xuất đồ điện tử

Sau 17 năm có mặt tại Việt Nam (1996-2013), Samsung có 2 cơ sở sản xuất điện

tử công nghệ cao là nhà máy Samsung Vina tại Thủ Đức (TP HCM) và khu phức hợpSamsung Electronics (KCN Yên Phong, Bắc Ninh) Đây là 2 địa điểm sản xuất điện tửcông nghệ cao, là nhà đầu tư nước ngoài thành công và liên tục trong nhiều năm dẫnđầu về TV và điện thoại di động thông minh có màn hình cảm ứng

 Nhà máy Samsung Vina (SAVINA) : sản xuất màn hình máy tính, ti vi phổthông và cao cấp và một số sản phẩm điện tử gia dụng

+ Năm 1996, Samsung Vina (liên doanh với Công ty Cổ phần TIE) đi vào hoạtđộng với tổng vốn đầu tư hơn 36,5 triệu USD, chuyên sản xuất và kinh doanh hàngđiện tử tiêu dùng với sản phẩm đầu tiên là TV CRT

+ Chỉ 3 năm sau, song song với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm

1997-1998, nhà máy đã nâng công suất lên 5 lần so với thời điểm thành lập

+ Nhiều cái “đầu tiên” mang tên Samsung đã mở màn cho những trào lưu côngnghệ mới, tiêu biểu như: Ti Vi LED, Ti Vi 3D và đầu đĩa Blu-ray 3D, Ti Vi thôngminh (SmartTV)

+ Đầu năm 2011, Samsung Vina cũng là công ty đầu tiên giới thiệu khái niệm

“Một cuộc sống thông minh hơn” và mở ra trào lưu sản phẩm công nghệ số thôngminh và nhân văn

Trang 18

 Khu phức hợp Samsung Electronics ( SEV): Đây là nơi sản xuất điện thoại diđộng lớn nhất của Samsung ở khu vực Đông Nam Á, 95% cung ứng cho thị trườngquốc tế, thị trường trong nước chỉ 5%.

+ Tháng 4/2009, SEV đi vào hoạt động với số vốn đầu tư gần 700 triệuUSD.Chưa đầy một năm sau khi đi vào sản xuất, tháng 9/2010 SEV đã đạt cột mốckim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD

+ 90% sản phẩm điện thoại di động do công ty sản xuất được xuất khẩu đến 52quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đến các nước trong khu vực Đông Nam Á,Trung Á, châu Phi, châu Âu và khối CIS (các nước thuộc Liên Xô cũ)

+ Tính đến hết năm 2012, tổng vốn đầu tư của Công ty Samsung Electronics ViệtNam đã đạt 950 triệu USD trên tổng số vốn đăng ký 1,5 tỷ USD Samsung electronicsđược xếp vào top 5 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

+ Nhận được các ưu đãi từ chính phủ Việt Nam: Cùng với việc cho phép SEVđược hưởng ưu đãi đầu tư cao nhất như một doanh nghiệp công nghệ cao, với các ưuđãi như được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm bằng 10% trongsuốt thời gian thực hiện dự án; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể

từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo…,thì Chính phủ cũng đã đồng ý điều chỉnh các tiêu chí nghiên cứu và phát triển (R&D)đối với dự án của SEV

Ngày đăng: 23/04/2014, 18:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w