BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VƯỢT QUA RÀO CẢN CHỐNG PHÁ PHÁ GIÁ Ở CÁC NƯỚC NHẬP KHẨU
Trang 1Lời mở đầu 4
BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VƯỢT QUA RÀO CẢN CHỐNG PHÁ PHÁ GIÁ Ở CÁC NƯỚC NHẬP KHẨU 5
I/ Khái niệm bán phá giá, các hình thức, vai trò và mặt trái của bán phá giá 5
1.Khái niệm bán phá giá 5
2 Phân loại 5
3 Mặt trái và vai trò của bán phá giá 7
II/ Những nguyên nhân của hành động bán phá giá và điều kiện được xem là bán phá giá 8
1 Những nguyên nhân của hành động bán phá giá 8
1.1 Bán phá giá nhằm đạt mục tiêu chính trị thao túng các nước khác 9
1.2 Do có các khoản tài trợ của Chính phủ 9
1.3 Bán phá giá cũng có thể xảy ra trong trường hợp một nước có quá nhiều hàng tồn kho không thể giải quyết theo cơ chế giá bình thường 10
1.4 Bán phá giá được sử dụng như công cụ cạnh tranh 11
1.5 Một nước có thể do nhập siêu lớn, cần phải có ngoại tệ để bù đắp cho thiếu hụt này 11
1.6 Một số nước làm ra được một số sản phẩm với giá thành rất thấp là nhờ sử dụng lao động trẻ em tiền lương thấp và sử dụng lao động của tù nhân làm hàng xuất khẩu 11
1.7 Ở Việt Nam có hiện tượng một số công ty kinh doanh hàng nhập khẩu trả chậm, đã bán phá giá nhằm dùng nguồn vốn nước ngoài để kinh doanh mặt hàng khác và hàng nhập lậu với khối lượng lớn 12
2 Điều kiện được xem là bán phá giá 12
III/ Khái niệm về chống bán phá giá 13
1 Khái niệm về chống bán phá giá 13
2 Mục tiêu và bản chất của các biện pháp chống bán phá giá 15
IV/ GIỚI THIỆU HIỆP ĐỊNH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO 17
2.1 Định nghĩa thiệt hại: 19
2.2 Nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước 21
3 Ngành sản xuất trong nước 21
4 Nộp đơn yêu cầu tiến hành chống phá giá 21
5 Thu thập thông tin 23
6 Áp dụng biện pháp tạm thời 24
7 Cam kết giá 25
8 Áp dụng thuế và thu thuế chống bán phá giá 26
9 Truy thu thuế 27
10 Rà soát 28
11 Thông báo công khai và giải thích các kết luận 29
12 Cơ chế khiếu kiện độc lập 30
13 Chống bán phá giá thay mặt nước thứ ba 30
Trang 214 Thành viên đang phát triển 30
15 Uỷ ban chống bán phá giá 30
16 Trao đổi và giải quyết tranh chấp 31
17 Điều khoản cuối cùng 31
V/ Quy định của WTO về chống bán phá giá và các hình thức đối kháng 32
1 Các quy định của WTO về bán phá giá 32
2 Các hình thức đối kháng 38
VI/ Vai trò của việc áp dụng chống bán phá giá và các biện pháp tự vệ 41
VII/ Hậu quả của việc áp dụng chống bán phá giá và các hình thức đối kháng 43
VI/ Thực trạng bán phá giá và chống bán phá giá trên thế giới và Việt Nam 44
1.Thực trạng của bán phá giá và chống bán phá giá trên thế giới 44
2 Thực trạng của bán phá giá và chống bán phá giá tại VN 51
2.1 Thực trạng bán phá giá hàng nhập khẩu của nước ngoài ở Việt nam 51
2.2 Thực trạng của bán phá giá và chống bán phá giá tại Việt Nam 56
VIII/ Đề xuất giải pháp để vượt rào cản chống bán phá ở nước nhập khẩu 67
Kết luận 74
Tài liệu tham khảo 76
Trang 3L i m đ uời mở đầuở đầu ầu
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và quốc tế nền kinh tế, hội nhập và tham gia các tổ chứckinh tế quốc tế là xu thế không thể đảo ngược đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triểnkinh tế của mình.
Cùng với việc thực hiện đường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt nam đã đạtđược thành tựu khá ngoạn mục trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá Trong khi nhữngmặt hàng xuất khẩu của Việt nam ngày càng có uy tín trên thị trường thế giới đã xuất hiệnmột số trường hợp hàng xuất khẩu của nước ta bị nước nhập khẩu điều tra và áp dụng thuếchống bán phá giá để tạo ra hàng rào bảo hộ, ngăn cản hàng hoá của ta không cho xuất khẩuvào thị trường của nước họ Việt nam tham gia vào ASEAN, APEC và đàm phán xin gia nhậpWTO đồng nghĩa với sự thay đổi sâu sắc các chính sách thương mại liên quan tới việc mở cửathị trường Hiện tượng bán phá giá hàng nước ngoài chắc chắn sẽ ngày càng tăng trên thịtrường nước ta, có thể gây ra những tổn thất lớn cho các nhà sản xuất tương tự trong nước dohàng rào bảo hộ bằng các biện pháp hạn chế định lượng có thể biến mất, đồng thời thuế suấtthuế nhập khẩu cũng giảm xuống.
Đứng trước thực tế đó, đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu và sớm áp dụng các công cụbảo hộ mới phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong đó cóthuế chống bán phá giá Đây là việc làm mang tính cấp bách và cần thiết vì lợi ích và yêu cầucủa đất nước.
Bài tiểu luận này xin đề cập tới một số nét khái quát về lý luận của việc bán phá giá,thuế chống bán phá giá và thực trạng áp dụng thuế chống bán phá giá tại một số nước đại diệncho những khu vực kinh tế điển hình, cũng như thực trạng và giải pháp của Việt nam trướcviệc hàng hoá nước ngoài nhập khẩu vào bán phá giá ở thị trường nước ta và việc hàng xuấtkhẩu của Việt nam ra nước ngoài bị kiện bán phá giá qua vụ việc Hiệp hội các chủ trại nuôicá Nheo Mỹ(CFA) kiện các doanh nghiệp xuất khẩu Việt nam bán phá giá sản phẩm fillet cáTra, cá Basa, tụm trên thị trường Mỹ.
Trang 4BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI.NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VƯỢT QUA RÀO CẢN
CHỐNG PHÁ PHÁ GIÁ Ở CÁC NƯỚC NHẬP KHẨU
I/ Khái niệm bán phá giá, các hình thức, vai trò và mặt trái của bán phá giá
1.Khái niệm bán phá giá
Theo Hiệp định về chống bán phá giá của WTO (ADP) bán phá giá là việc bán mộthàng hoá nào đó với giá thấp hơn giá của nó trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu Nóimột cách đơn giản, để xác định hành động bán phá giá ta phải so sánh giá cả ở hai thị trường.Tuy nhiên trên thực tế, việc xác định giá hàng hoá ở thị trường nước xuất khẩu (giá trị bìnhthường) và giá ở thị trường nước nhập khẩu (giá xuất khẩu) để tạo ra cơ sở chính xác cho sựso sánh giá trên hai thị trường là khá phức tạp
Theo WTO, giá trị bình thường của hàng hoá là giá của hàng hoá đã được ấn định phụthuộc vào sức tiêu thụ trên thị trường nước xuất khẩu Khi không có giá nội địa để so sánh thìgía trị bình thường được coi là tổng các chi phí sản xuất, tiêu thụ hàng hoá cộng với một phầnlợi nhuận nào đó Hoặc theo cách khác, giá trị bình thường có thể là giá xuất khẩu sang mộtnước thứ ba.Trong trường hợp khi nước xuất khẩu chưa được công nhận là có nền kinh tế thịtrường thì giá trị bình thường được xác định trên cơ sở giá hàng hoá tương tự của một nướcthứ ba có nền kinh tế thị trường.
2 Phân loại
Căn cứ theo thông lệ quốc tế
Theo thông lệ quốc tế, người ta chia hành động bán phá giá thành 2 loại: bán phá giá hàng sảnxuất trong nước trên thị trường nội địa và bán phá giá hàng nhập khẩu Hai trường hợp nàythường được tách riêng và được giải quyết theo hai bộ luật riêng biệt
- Bán phá giá hàng sản xuất trong nước trên thị trường nội địa là việc cá nhân hoặc tổchức sản xuất đặt giá tiêu thụ thấp hơn giá thành tại thị trường trong nước Mục tiêu của hànhđộng bán phá giá này là nhằm loại bỏ khỏi thị trường, hoặc ngăn cản sự thâm nhập thị trường,của một doanh nghiệp hay một sản phẩm của doanh nghiệp
Trang 5- Bán phá giá hàng nhập khẩu là việc doanh nghiệp nước ngoài bán hàng hóa dưới chiphí tại nước nhập khẩu
Căn cứ theo Hiến chương Havana
Trong thời gian đàm phán dẫn tới Hiến chương Havana về quan hệ thương mại quốc tế,những nước tham gia đã chia việc phá giá thành 4 loại:
- Phá giá về giá: Là hành vi được quy định trong điều VI của Hiệp định GATT (“sảnphẩm của một nước được đưa vào kinh doanh trên thị trường của một nước khác với giá thấphơn giá trị thông thường của sản phẩm”)
- Phá giá dịch vụ: Là hành vi tạo ra lợi thế về giá do có phá giá cung cấp dịch vụ vậntải biển
- Phá giá hối đoái: Là hành vi dựa trên cơ sở khống chế tỷ giá hối đoái để đạt được lợithế cạnh tranh
- Phá giá xã hội: Là hành vi xuất phát từ việc nhập khẩu hàng hoá với giá thấp do tùnhân hay lao động khổ sai sản xuất
Hoặc căn cứ theo mục đích và biểu hiện cũng có thể phân thành 3 loại bán phá giá:
- Bán phá giá dai dẳng, thì hàng hóa liên tục được bán với một giá thấp hơn so với giá cả trong nước
nhập khẩu Tình trạng này là tình trạng mà trong đó hàng hóa đơn giản là hàng nhập khẩu khác được bán
dưới những điều kiện tối đa hóa lợi nhuận Bất kỳ hàng rào thương mại nào cũng sẽ dẫn đến một giá cảcao hơn đối với người tiêu dùng trong nước nhập khẩu và ảnh hưởng của phúc lợi của chúng
- Bán phá giá thường xuyên: một xí nghiệp nước ngoài sẽ bán tại giá cả thấp cho đến khi những nhàsản xuất trong nước bị loại ra khỏi thị trường; lúc đó giá cả sẽ gia tăng bởi sự độc quyền xuất hiện Nhữngnhà sản xuất trong nước lúc đó có thể được lôi kéo trở lại thị trường cho đến khi giá cả giảm xuống trởlại Có một tranh luận có giá trị cho việc bảo hộ với việc bán phá giá thường xuyên do việc di chuyểnnguồn lực lãng phí Khi những nhân tố sản xuất di chuyển vào và ra một ngành bởi ảnh hưởng của giá cảnhập khẩu thì chi phí và và sự lãng phí đổ dồn cho xã hội.
- Bán phá giá không thường xuyên sẽ xuất hiện khi nhà sản xuất nước ngoài (hoặc chính phủ) vớimột thặng dư sản phẩm tạm thời xuất khẩu số này tại bất cứ giá nào mà nó cần Việc bán phá giá theokiểu này có thể có những ảnh hưởng xấu tạm thời đến việc cạnh tranh với những nhà cung cấp trongnước chủ nhà bởi việc làm gia tăng rủi ro trong hoạt động của ngành Những rủi ro này cũng như sự mất
Trang 6mát phúc lợi từ việc di chuyển nguồn lực tạm thời có thể được tránh khỏi bởi việc đưa ra chính sách bảohộ, mặc dù những ảnh hưởng phúc lợi khác có thể được đưa vào trong phân tích khi xem xét những hạnchế thương mại Tuy nhiên, việc bán phá giá thường xuyên dường như không biện hộ được việc bảo hộtrong ngắn hạn
3 Mặt trái và vai trò của bán phá giá
Bản thân khái niệm bán phá giá đã cho thấy tác động lớn nhất của bán phá giá là việc gây rathiệt hại vật chất cho các ngành kinh doanh trong nước Tổn thất này rất lớn xét trên cả góc độvĩ mô và vi mô
- Trên góc độ vĩ mô: một ngành sản xuất bị đe dọa sẽ kéo theo việc phá sản của nhiều
doanh nghiệp thuộc ngành đó, đồng thời dẫn đến tình trạng mất việc làm của nhân viên vàgây ra các tác động dây chuyền tới những ngành kinh doanh khác
- Trên góc độ vi mô: khi đối mặt với hiện tượng bán phá giá, doanh nghiệp sẽ bị mất thị
trường và mất lợi nhuận Đây thực sự là mối lo ngại không chỉ của các nước phát triển mà củacả các nước đang phát triển, vì lợi thế so sánh của các nước luôn thay đổi và cạnh tranh ngàycàng trở nên gay gắt hơn trên thị trường quốc tế Chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp sản xuấtnội địa đều muốn chính phủ bảo vệ họ trước hiện tượng bán phá giá
Xét ở góc độ người tiêu dùng, việc hàng hóa nước ngoài được bán phá giá sẽ mang lại nhữnglợi ích cụ thể, trước mắt cho họ do mua được hàng hóa với giá rẻ Việc bán phá giá sẽ kéotheo hàng loạt những tác động xấu cho các ngành sản xuất trong nước Nó dần dần bóp chếtcác ngành sản xuất non trẻ và thiếu sức cạnh tranh Ngoài ra, một khi hàng hóa bán phá giá đãchiếm lĩnh được thị trường thì các nhà xuất khẩu chắc chắn không dừng lại ở đó mà họ sẽnâng dần giá hàng để thu lợi nhằm bù đắp những chi phí của việc bán phá giá Lúc đó, ngườitiêu dùng sẽ phải mua hàng hóa với giá cao
Như vậy có thể thấy tác động của việc bán phá giá là: gây thiệt hại cho ngành sản xuấtnội địa nhưng lại mang lại lợi ích cho người tiêu dùng Về tổng thể, toàn xã hội cũng được lợitừ bán phá giá
Xuất phát từ thành kiến cố hữu, việc "bán phá giá" thường được coi là có tác động tiêucực, thường vì lý do làm giảm lợi nhuận của những người bán hàng khác hoặc gây thiệt hại
Trang 7cho các nhà sản xuất cùng một mặt hàng của nước nhập khẩu, cho nên người ta thường tìmbiện pháp để chống lại hành động này Cần phải có sự phân tích thấu đáo bản chất của mọitrường hợp bán phá giá để xem có phải tất cả mọi hành động bán phá giá đều có hại haykhông để từ đó có biện pháp đối phó thích ứng
Tuy nhiên dưới góc độ kinh tế, việc bán phá giá không phải không đem lại những lợiích nhất định:
- Dưới góc độ của nước xuất khẩu, bán phá giá tạo điều kiện cho nhà sản xuất có điềukiện phát huy tối đa năng lực sản xuất, khả năng tăng lợi nhuận và thâm nhập thị trường mới; - Khi bán phá giá, các doanh nghiệp thực hiện bán phá giá có khả năng đánh bại đốithủ, loại bỏ dần các đối thủ cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài Và tùy thuộc vàokhả năng cạnh tranh và mức độ phá giá, có thể trở thành doanh nghiệp độc quyền, độc quyềnnhóm, qua đó tận dụng lợi thế của doanh nghiệp độc quyền để tăng lợi nhuận;
- Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có mức tồn kho lớn, để giải phóng hàng tồnkho, doanh nghiệp có thể bán phá giá để giải phóng hàng tồn kho hoặc trong trường hợp khanhiếm ngoại tệ hoặc tìm kiếm ngoại tệ trong trường hợp khẩn cấp, doanh nghiệp có thể thựchiện bán phá giá
Nhìn chung, các chuyên gia kinh tế đều nhìn nhận rằng bán phá giá là hành vi cạnh tranh
không lành mạnh trong quan hệ kinh doanh quốc tế Mặc dù người tiêu dùng sẽ được hưởnglợi vì được mua hàng hóa với mức giá rẻ hơn mức giá thông thường, nhưng bán phá giá cóthể gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự của nước nhập khẩu.Chính vì vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tìm mọi cách, mà trước tiên là bằng việcthỏa thuận thông qua các điều ước quốc tế và xây dựng pháp luật quốc gia, để chống lại hànhvi bán phá giá, nhằm bảo vệ thị trường và nền sản xuất trong nước của mình
II/ Những nguyên nhân của hành động bán phá giá và điều kiện được xem là bán phá giá
1 Những nguyên nhân của hành động bán phá giá
Mỗi một hành động bán phá giá đều nhằm đạt được một số mục tiêu cụ thể và có một sốnguyên nhân dẫn đến hành động đó Chúng ta có thể phân tích và tổng hợp thành một sốnhóm nguyên nhân như sau:
Trang 81.1 Bán phá giá nhằm đạt mục tiêu chính trị thao túng các nước khác
Chính phủ Mỹ đặc biệt quan tâm đến xuất khẩu gạo bởi vì cạnh tranh giá gạo bây giờảnh hưởng lớn đến việc đạt các mục tiêu quan trọng khác Mỹ sẵn sàng bỏ ngân sách muaphần lớn số gạo trên thị trường thế giới rồi bán phá giá Điều này làm cho nhiều nước xuấtkhẩu gạo phải lao đao và sẽ phải chịu vòng phong toả của Mỹ Chẳng hạn, giá xuất khẩu gạocủa Mỹ khoảng 400USD/ tấn, nhưng các nhà xuất khẩu gạo Mỹ sẵn sàng mua với giá500USD/ tấn, thậm chí cao hơn đến 800USD/tấn, và họ cũng sẵn sàng bán ra thị trường thếgiới chỉ bằng 60 - 70%, thậm chí đến 40% giá mua Mức giá này thấp hơn nhiều so với giáthành của chính nông dân Mỹ sản xuất ra Như vậy, Mỹ có thể sẵn sàng bỏ ra 700 - 800 triệuUSD/ năm để tài trợ giá xuất khẩu gạo nhằm thực hiện mục tiêu của mình Chính vì điều nàymà mặc dù sản lượng gạo của Mỹ hàng năm thấp nhưng Mỹ lại thao túng giá gạo trên thịtrường thế giới.
1.2 Do có các khoản tài trợ của Chính phủ
Chính phủ các nước phương Tây coi tài trợ là con đường ngắn nhất để đạt đuợc sự cânbằng kinh tế và đảm bảo cho thị trường hoạt động một cách tối ưu Chính sách tài trợ nhằmđạt được hai mục đích sau:
Duy trì và tăng cường mức sản xuất xuất khẩu
Duy trì mức sử dụng nhất định đối với các yếu tố sản xuất như lao động và tiền vốntrong nền kinh tế Các khoản tài trợ có thể được cấp cho người sản xuất cũng như cho ngườitiêu dùng, nhưng về mặt tác động kinh tế thì chúng đều như nhau vì đều đưa đến những hệquả tương tự.
Những hình thức tài trợ chủ yếu là: Trợ cấp, ưu đãi về thuế, tín dụng ưu đãi, sự tham giacủa Chính phủ vào các chi phí kinh doanh cũng như hỗ trợ xuất khẩu.
- Trợ cấp: Đặc điểm cơ bản của trợ cấp là hướng vào giúp đỡ phát triển sản xuất ở các
nước công nghiệp phát triển, các khoản trợ cấp chiếm một nửa toàn bộ khối lượng tài trợ Tỷtrọng của các khoản trợ cấp cho từng ngành trong tổng số giúp đỡ của Chính phủ có sự khácnhau đáng kể giữa các nước Như ở Anh, ý, Hà Lan thì trợ cấp chiếm phần lớn.
- Ưu đãi về thuế: Những ưu đãi về thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho một số
ngành trong một số loại hoạt động riêng biệt Chúng được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước,
Trang 9mặc dù ít khi được phản ánh trong các chỉ tiêu của Chính phủ vì chúng là ngoại lệ khi ápdụng các thuế suất chuẩn ở Anh, Bỉ, Đan Mạch, giá trị của chúng không lớn, còn ở Mỹ thìtổng số ưu đãi về thuế cho công nghiệp lớn gấp 3 lần khối lượng trợ cấp.
- Ưu đãi về tín dụng: Những ưu đãi về tín dụng là sự cho vay của Chính phủ với điều
kiện hấp dẫn hơn là tìm kiếm trên thị trường vốn ở các nước thuộc Cộng đồng Kinh tế ChâuÂu khoảng 14% tổng khối lượng giúp đỡ cho công nghiệp được thực hiện dưới hình thức tíndụng ưu đãi Phần lớn khối lượng tín dụng của Chính phủ Nhật bản cấp cho các hãng vừa vànhỏ với lãi suất thấp hơn ở lãi suất thị trường vốn 0,5%.
Các Chính phủ cũng thường xuyên bảo đảm các khoản tín dụng, tức là bảo lãnh cho cáccông ty vay mà không trả nợ được Phương pháp tài trợ này thường dùng cho các hợp đồngxuất khẩu để đảm bảo cho các công ty xuất khẩu của nước mình Theo đánh gái, quy mô củatài trợ này chiếm vào khoản từ 2% đến 8% tổng tài trợ công nghiệp ở các nước công nghiệpphát triển.
- Tham gia của Chính phủ vào chi phí kinh doanh: Sự tham gia của Chính phủ vào
chi phí kinhdoanh thường là 15% tổng tài trợ trở xuống Từ thập kỷ 80 đến nay, phần sở hữuNhà nước trong hoạt động kinh doanh có xu hướng giảm Phương pháp này được sử dụng đểbù đắp những tổn thất trong những lĩnh vực kinh tế riêng đang suy thoái.
Hiện nay, tài trợ công nghiệp vẫn được Chính phủ các nước phương Tây duy trì ở mứckhá cao Trên thực tế, các khoản tài trợ giúp các ngành thực hiện công nghệ mới, trang bị máyvà thiết bị hiện đại, nghĩa là giúp các ngành mới gia nhập thị trường và đẩy mạnh phát triểnnhững ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước, tăng cường xuất khẩu.
1.3 Bán phá giá cũng có thể xảy ra trong trường hợp một nước có quá nhiều hàng tồn kho không thể giải quyết theo cơ chế giá bình thường
Trong nền kinh tế hàng hóa trước đây, khi gặp khủng hoảng thừa, các chủ doanh nghiệpthường chất đống hàng hoá của mình, châm lửa đốt, hoặc đổ xuống biển để giữ giá, nhất địnhkhông bán phá giá Còn hiện nay, ở các nước kinh tế phát triển, gặp trường hợp này, nhà buôncó thể chọn một trong hai giải pháp thường dùng Trước hết là lưu kho chờ ngày giá lên.Nhưng lưu kho đòi hỏi phải có chỗ chứa, và chỉ áp dụng được với những mặt hành không bị
Trang 10hư hỏng Giải pháp thứ hai là bán xôn Nhiều khi đây là giải pháp duy nhất đối với một sốmặt hàng: thực phẩm sắp hết thời hạn sử dụng, máy vi tính đời cũ, một số kiểu giầy, quần áohết mốt Nhiều cửa hàng lớn ở Pháp (Paris) ngay từ khi vào mùa đã có số hàng tồn đọng lêntới 50% số dự trù bán ra Hàng tồn kho này sẽ nhanh chóng được mang bán với giá khuyếnmãi thấp hơn 30% giá bán thông thường Đến cuối mùa, số hàng tụt xuống còn vài phần trăm,được nhượng lại cho dân bán xôn chuyên nghiệp với giá chỉ bằng 1/10 giá cũ Dân chuyênnghiệp sẽ đẩy hết hàng ra nước ngoài, chủ yếu là sang Châu Phi, Châu á và Đông Âu.
1.4 Bán phá giá được sử dụng như công cụ cạnh tranh
Các hãng nước ngoài sử dụng công cụ bán phá giá để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh,chiếm lĩnh thị trường của các nước nhập khẩu Sau khi đã giành được vị trí khống chế thịtrường, triệt tiêu được sự cạnh tranh của hàng hoá nội địa thì các hãng nước ngoài sẽ thựchiện mục tiêu cuối cùng của mình là tăng giá, tìm cách thao túng thị trường để thu được lợinhuận tối đa.
1.5 Một nước có thể do nhập siêu lớn, cần phải có ngoại tệ để bù đắp cho thiếu hụt này
Khi đó họ có thể áp dụng công cụ bán phá giá để giải quyết vấn đề thiếu hụt ngoại tệ.
1.6 Một số nước làm ra được một số sản phẩm với giá thành rất thấp là nhờ sử dụng lao động trẻ em tiền lương thấp và sử dụng lao động của tù nhân làm hàng xuất khẩu
Theo số liệu của Văn phòng Quốc tế về lao động trẻ em (BIT) thì trên toàn thế giới hiệncó tới 250 triệu trẻ em từ 5 - 14 tuổi đang tham gia một hoạt động kinh tế Còn theo Quỹ Nhiđồng Liên Hợp quốc (UNICEF) thì tại các nước nghèo, cứ 4 trẻ em thì có một trẻ em làm việcnhư người lớn.
Việc sử dụng lao động trẻ em và sử dụng lao động tù nhân ngoài việc mang lại siêu lợinhuận, nó còn là cách để cạnh tranh đối với các đối thủ làm ăn Nhờ giá nhân công rẻ mạt,người ta có thể hạ giá thành sản phẩm, xuất khẩu hàng hoá bán phá giá ở nước ngoài.
Trang 111.7 Ở Việt Nam có hiện tượng một số công ty kinh doanh hàng nhập khẩu trả chậm, đã bán phá giá nhằm dùng nguồn vốn nước ngoài để kinh doanh mặt hàng khác và hàng nhập lậu với khối lượng lớn
Để làm được việc đó, họ tìm cách bán phá giá trên thị trường, có lúc bán ồ ạt chịu lỗ từ10 -20% so với giá vốn nhập khẩu để nhanh chóng thu hồi vốn, đi buôn mặt hàng khác có lãisuất cao hơn, không những đủ bù lỗ số hàng nhập trả chậm, mà còn có lãi lớn.
Năm 1995, ba mặt hàng quan trọng đã bị bán phá giá theo cách tính toán trên là xăngdầu, thép xây dựng và phân bón Cuối năm 1995, giá phân Urê Indonesia nhập vào Việt namđang ở mức cao (260-265USD/ tấn CIF Cảng Sài gòn), nhưng giá bán buôn cả tàu tại TânQuy, Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh liên tục giảm xuống chỉ còn 245đồng/kg.
Ngoài ra, hàng ngoại nhập lậu với khối lượng lớn trong những năm vừa qua thu đượclợi nhuận siêu ngạch từ việc trốn thuế nhập khẩu đã chiếm lĩnh thị trường với giá cạnh tranhso với hàng sản xuất trong nước, loại khỏi thị trường các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Tóm lại, có rất nhiều trường hợp các hãng nước ngoài có thể xuất khẩu hàng của mìnhsang thị trường nước khác với giá thấp hơn giá nội địa và thậm chí thấp hơn cả chi phí sảnxuất, nhưng không phải tất cả mọi trường hợp đều có thể gán cho cái tên “bán phá giá” để ápdụng các biện pháp ngăn cản Trong nhiều trường hợp làm như vậy chỉ tạo ra một sự bảo hộkhông cần thiết cho ngành sản xuất trong nước, làm giảm lợi ích của người tiêu dùng cũngnhư của toàn xã hội.
2 Điều kiện được xem là bán phá giá
Theo Hiệp định, để áp dụng biện pháp chống bán phá giá mỗi quốc gia phải thông qua thủtục điều tra và chứng minh được 3 yếu tố:
- Phải có hành vi bán phá giá của hàng hóa nước ngoài trên thị trường trong nước - Hành vi bán phá giá phải gây thiệt hại đáng kể, hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêmtrọng đến ngành sản xuất trong nước của quốc gia nhập khẩu
- Quốc gia nhập khẩu phải chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phágiá và thiệt hại, hoặc nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước mình.
Trang 12III/ Khái niệm về chống bán phá giá
1 Khái niệm về chống bán phá giá.
Hiện tượng bán phá giá có nguồn gốc khá sớm trong thực tiễn thương mại quốc tế.Mặc dù còn có những quan điểm khác nhau, song pháp luật các nước đều coi đây là một trongnhững hành vi thương mại không lành mạnh Do đó chính phủ nhiều nước cho rằng họ cầnphải có hành động chống lại hành vi đó nhằm bảo vệ ngành công nghiệp trong nước
Vấn đề chống bán phá giá lần đầu tiên được Hiệp hội các quốc gia nghiên cứu ngay từnăm 1922 Đến năm 1947, với sự ra đời của tổ chức GATT, các biện pháp chống bán giáchính thức được đặt dưới sự chi phối của pháp luật quốc tế Lúc ấy, đề tài này chưa được chúý nhiều mà chỉ về sau, khi thương mại phát triển ngày càng nhanh, sự cạnh tranh trở nên ráoriết hơn, và các nước thành viên của GATT cũng ngày càng đông đảo hơn, thì chống bán phágiá mới trở thành một mối quan tâm thật sự Năm 1967, một số quy định về chống bán phá giátại GATT được chuẩn hoá trong Hiệp định về thi hành điều VI của GATT (Agreement on theImplementation of Article VI), thường được gọi tắt là Hiệp định chống bán phá giá Thời giansau đó, Hiệp định về chống bán giá được bổ sung thêm nhiều nội dung quan trọng
Sau vòng đàm phán Uruguay, cùng với sự ra đời của Tổ chức Thương mại thế giới(WTO) các bên đã ký kết Hiệp định về thực thi Điều VI GATT 1994, thường được gọi với tên“Hiệp định về chống bán phá giá của WTO” Là một trong những hiệp định thương mại đabiên của WTO, Hiệp định chống bán phá giá có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các nướcthành viên của WTO
Các quy định trong Hiệp định là cơ sở pháp lý giúp các nước bảo hộ quyền lợi chính đángcủa các ngành sản xuất trong nước khi xảy ra hiện tượng bán phá giá Năm 1995, WTO đã thànhlập Uỷ ban về chống bán phá giá để giám sát việc điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá đốivới các nước thành viên Sau khi phát hiện ra hàng hoá bị bán phá giá có khả năng ảnh hưởng đếnsản xuất trong nước, các ngành đó đề nghị những cơ quan hữu trách thực hiện việc điều tra vàđưa ra kết luận về việc có thực hiện hay không thuế chống bán phá giá để bảo vệ sản xuất trongnước
Trang 13Hiệp định chống bán phá giá của WTO quy định các biện pháp chống bán phá giá chỉđược thực hiện trong những hoàn cảnh nhất định và phải đáp ứng được 4 điều kiện sau:
- Sản phẩm đang bán phá giá: Sản phẩm của nước xuất khẩu đang được bán ở thị
trường của nước nhập khẩu với mức giá thấp hơn giá bán thông thường của sản phẩm đó ởtrên thị trường nước xuất khẩu
- Có sự thiệt hại về vật chất do hành động bán phá giá gây ra hoặc đe doạ gây ra đối
với các doanh nghiệp nội địa đang sản xuất các sản phẩm tương tự với sản phẩm bán phá giá,hoặc gây ra sự trì trệ đối với quá trình thành lập của một ngành công nghiệp trong nước
- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa bán phá giá và thiệt hại vật chất (hoặc đe doạ
gây ra thiệt hại vật chất) do chính hành động bán phá giá đó gây ra Cơ quan điều tra khôngđược áp đặt cho hàng nhập khẩu những gì do các yếu tố khác gây ra
- Tác động của bán phá giá phải có tính bao trùm, ảnh hưởng tới cộng đồng rộng lớn
Xuất phát từ quan điểm cho rằng hành vi bán phá giá, ở một mức độ nghiêm trọng nhấtđịnh là hành vi thương mại không công bằng, luật lệ của GATT trước đây và WTO hiện nayđều cho phép các quốc gia áp dụng biện pháp có tính trả đũa, tự vệ thương mại Trong cácbiện pháp hạn chế thương mại như áp dụng hạn ngạch, hạn chế số lượng, tăng thuế, các biệnpháp hạn chế có tính kỹ thuật, phi thuế quan khác, để chống lại hành vi bán phá giá, các quốcgia chỉ có quyền áp dụng biện pháp tăng thuế nhập khẩu Nói cách khác, quốc gia bị thiệt hạichỉ có thể áp dụng thuế bổ sung (thuế chống bán phá giá) đối với hàng hóa nhập khẩu bị xácđịnh là bán phá giá Các biện pháp hạn chế số lượng hay các biện pháp hạn chế phi thuế quankhác không được coi là hợp pháp
Quyền áp dụng thuế bán phá giá của quốc gia bị thiệt hại thực chất là quyền có tính
ngoại lệ đối với hai nguyên tắc trong thương mại đa biên: Thứ nhất, đó là ngoại lệ đối với
nguyên tắc Đối xử tối huệ quốc (MFN) Thuế chống bán phá giá chỉ áp dụng đối với hàng hóa
cụ thể của quốc gia xuất khẩu cụ thể, đã bị xác định là đối tượng của hành vi bán phá giá Thứ
hai, áp dụng thuế bán phá giá cũng là ngoại lệ đối với nguyên tắc tôn trọng các cam kết về cắt
giảm thuế Quốc gia bị thiệt hại không có nghĩa vụ tôn trọng giữ nguyên mức thuế đã cam kếtđối với các hàng hóa nhập khẩu là đối tượng của hành vi bán phá giá bị cấm.
Trang 14Việc xác định mức thuế chống bán phá giá phải dựa trên trên biên độ phá giá của sảnphẩm có liên quan Biên độ phá giá chính là sự chênh lệch về giá giữa giá xuất khẩu đang xemxét với giá thông thường của sản phẩm tại thị trường nội địa, hoặc giá xuất khẩu sang nước thứba, hoặc giá cấu thành của sản phẩm
Theo quy định của WTO, luật quốc gia một nước thành viên phải phù hợp với các Hiệpđịnh và quy định của WTO, những văn kiện này được coi như một bộ phận của hệ thống pháplý quốc gia Do đó các đạo luật khung về chống bán phá giá của các nước thường lặp lại tất cảcác nguyên tắc của Hiệp định chống bán phá giá Để áp dụng các nguyên tắc đó trong thực tế,mỗi nước có thể thêm một số điều khoản chi tiết để thi hành, dựa theo thể chế pháp luật riêngcủa mình Như vậy, về các nguyên tắc chung thì luật các quốc gia phải đồng nhất nhưng về mặtáp dụng thực tiễn, về các quy định liên quan đến thủ tục áp dụng biện pháp chống bán phá giáthì có thể có những điểm khác nhau Do đó, các quốc gia có quyền tự do trong việc xây dựngcác thủ tục để xác định hiện tượng bán phá giá và áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối vớihàng hóa nhập khẩu vào nước mình Tình trạng này là nguyên nhân chủ yếu để nhiều nước lợidụng áp dụng pháp luật chống bán phá giá như là công cụ thực hiện chính sách bảo hộ thái quáthị trường nội địa
2 Mục tiêu và bản chất của các biện pháp chống bán phá giá
Như trên đã phân tích, bán phá giá bị coi là hành vi thương mại quốc tế không côngbằng Như vậy, để tạo dựng lại thế cạnh tranh cân bằng giữa sản phẩm trong nước và sảnphẩm nhập khẩu, bảo vệ thị trường nội địa chống lại các hành vi cạnh tranh quốc tế khônglành mạnh, các quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp chống bán phá giá Do đó mục tiêucủa các biện pháp chống bán phá giá là để bù đắp lại những thiệt hại cho ngành sản xuất nộiđịa phải gánh chịu do hành vi bán phá giá gây ra
Mặc dù, mục tiêu của các biện pháp chống bán phá giá được cho là để đảm bảo sự côngbằng trong thương mại quốc tế nhưng trên thực tế không đơn giản như vậy Đối với các nướcđang phát triển như Ấn Độ, Brazil, Achentina… sử dụng các biện pháp chống bán phá giá để bảovệ nền sản xuất còn non trẻ của chính mình Đối với các quốc gia phát triển, các biện pháp chống
Trang 15bán phá giá vừa là công cụ để hạn chế mở cửa thị trường, hạn chế sự thâm nhập thị trường từ cácquốc gia đang phát triển và vừa là cái van an toàn cần thiết cho chính họ
Như trên đã nêu, các quốc gia có quyền tự do trong việc xây dựng các thủ tục để xácđịnh hiện tượng bán phá giá và áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhậpkhẩu vào nước mình Dẫn đến, nhiều quốc gia đã lạm dụng các biện pháp chống bán phá giámột cách tùy tiện để hạn chế nhập khẩu, hơn là để đạt được các mục tiêu khắc phục có tínhhạn chế mà Hiệp định chống bán phá giá của WTO cho phép.
Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực này thì chống bán phá giá không phải làchính sách công mà là chính sách tư Đó là một phương tiện mà một đối thủ cạnh tranh có thể sửdụng quyền lực của Nhà nước để giành lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ khác Xét từ góc độ bảohộ sản xuất trong nước, bên hưởng lợi là ngành công nghiệp nội địa và nạn nhân của biện pháp nàylà các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài Chúng ta có thể nhận thấy rõ hơn bản chất và mục đíchnày thông qua một bản báo cáo của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ “… mục đích của phápluật chống bán phá giá và chống trợ cấp không phải là bảo vệ người tiêu dùng mà là bảo vệ các nhàsản xuất… Thực chất, chức năng của pháp luật chống bán phá giá là để bảo vệ cho các công ty vànhững người lao động tham gia vào các hoạt động sản xuất ở Hoa Kỳ Vì vậy, chẳng có gì đángngạc nhiên khi người hưởng lợi từ các lợi ích kinh tế này là các nhà sản xuất, ngược lại các chi phíkinh tế sẽ do người tiêu dùng gánh chịu”.
Hơn nữa, các quy định chống bán phá giá là một biện pháp khắc phục thương mại màcác thành viên của WTO đã đồng ý rằng là cần thiết để duy trì hệ thống thương mại đaphương Động cơ kinh tế để sử dụng biện pháp chống bán phá giá là nhằm để duy trì thươngmại công bằng Tuy nhiên, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy có tới 90% các biện phápnày không nhằm bảo vệ cạnh tranh lành mạnh hoặc thương mại công bằng Nói cách khác,biện pháp được coi là hợp pháp của WTO, đến lượt nó, quay lại bóp méo dòng chảy thươngmại quốc tế và hạn chế sự phát triển nội tại khách quan của hoạt động này, đi ngược lại mụcđích của WTO
Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, với những ưu thế về lực lượng laođộng trẻ, đông về số lượng, rẻ về giá thành, trong bối cảnh thực hiện chính sách tăng cườngxuất khẩu Việc hàng hóa Việt Nam là đối tượng chịu sự áp đặt các biện pháp chống bán phá
Trang 16giá của nhiều thị trường khác là điều không thể tránh khỏi Do đó các doanh nghiệp Việt Namcần chủ động tìm hiểu đầy đủ các quy định về bán phá giá, chống bán phá giá của WTO, cũngcủa như các quốc gia nhập khẩu, để từ đó xây dựng các biện pháp đối phó một cách hữu hiệuvà hiệu quả hơn.
IV/ GIỚI THIỆU HIỆP ĐỊNH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO
Hiệp định chống bán phá giá của WTO quy định rất chi tiết nguyên tắc xác định phágiá, cách tính biên độ phát giá và thủ tục điều tra phá giá như sau:
1 Xác định việc bán phá giá 1.1.Định nghĩa phá giá
Một sản phẩm được coi là bị bán phá giá khi:
- giá xuất khẩu sản phẩm đó thấp hơn giá có thể so sánh được trong điều kiện thươngmại thông thường ("giá trị thông thường")
- của sản phẩm tương tự khi tiêu thụở thị trường nước xuất khẩu
WTO không đề cập đến trường hợp bán phá giá khi sản phẩm tương tự trong thị trường nộiđịa của một nước
Sản phẩm tương tự (SPTT): là sản phẩm giống hệt hoặc có các đặc tính gần giống với sảnphẩm là đối tượng điều tra
Điều kiện thương mại thông thường: không có định nghĩa Ví dụ: khi giá bán tại thị trườngnội địa nước xuất khẩu thấp hơn giá thành sản xuất thì có thể coi như là không nằm trong điềukiện thương mại thông thường
Trang 17Trường hợp không có giá nội địa của SPTT ở nước xuất khẩu do:
- sản phẩm không được bán tại nước xuất khẩu trong điều kiện thương mại thôngthường; hoặc
- có bán ở nước xuất khẩu nhưng trong điều kiện đặc biệt; hoặc
- số lượng bán ra không đáng kể (<5% số lượng SPTT bán ở nước nhập khẩu) thì: GTTT = giá xuất khẩu SPTT sang nước thứ ba; hoặc
GTTT = giá thành sản xuất + chi phí (hành chính, bán hàng, quản lý chung ) + lợi nhuậnTrường hợp SPTT được xuất khẩu từ một nước có nền kinh tế phi thị trường (giá bán hàngvà giá nguyên liệu đầu vào và do chính phủ ấn định) thì các quy tắc trên không được áp dụngđể xác định GTTT
Tại cùng một thời điểm hoặc thời điểm càng gần nhau càng tốt
Việc so sánh GTTT và GXK là cả một quá trình tính toán rất phức tạp, vì không phải baogiờ cũng có sẵn mức giá xuất xưởng của GTTT và GXK mà chỉ có mức giá bán buôn hoặcbán lẻ của SPTT ở thị trường nước xuất khẩu (GTTT+) và giá tính thuế hải quan, giá hợpđồng hoặc giá bán buôn/bán lẻ SPTT của nhà nhập khẩu (GXK+) nên thường phải có một sốđiều chỉnh để có thể so sánh GTTT và GXK một cách công bằng
Điều chỉnh các chênh lệch trong:
Trang 18- điều kiện bán hàng - các loại thuế
- số lượng sản phẩm
- đặc tính vật lý của sản phẩm
- và những yếu tố khác ảnh hưởng đến việc so sánh hai giá
Ví dụ: khi lấy giá bán SPTT cho một người mua độc lập ở nước nhập khẩu làm GXK + thìGXK sẽđược xác định bằng cách điều chỉnh như sau:
GXK = (GXK+) - (lợi nhuận) - (các loại thuế + chi phí phát sinh từ khâu nhập khẩu đếnkhâu bán hàng)
Cách so sánh:
Trung bình GTTT so với trung bình GXK; hoặc
GTTT (từng giao dịch) so với GXK (từng giao dịch); hoặc Trung bình GTTT so với GXK (từng giao dịch)
(cách này chỉ được áp dụng khi GXK+ chênh lệnh đáng kể giữa những người mua, cácvùng hoặc giữa các khoảng thời gian khác nhau)
Trường hợp SPTT được xuất khẩu sang nước nhập khẩu qua một nước trung gian (nước xuấtkhẩu):
Giá SPTT ở nước xuất khẩu (nước trung gian) so với giá bán SPTT từ nước xuất khẩusang nước nhập khẩu
Nếu SPTT chỉ đơn thuần được chở từ nước sản xuất qua nước xuất khẩu:
Giá ở nước xuất xứ so với giá bán SPTT từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu
2 Xác định thiệt hại 2.1 Định nghĩa thiệt hại:
- Thiệt hại về vật chất đối với một ngành sản xuất trong nước (thiệt hại hiện tại); hoặc- Nguy cơ gây thiệt hại về vật chất đối với một ngành sản xuất trong nước (thiệt hạitương lai); hoặc
- Làm trì trệ sự phát triển một ngành sản xuất trong nước (không có quy định cụ thể) Như vậy, để xác định thiệt hại cần xem xét các nhân tố sau:
Trang 19Khối lượng hàng nhập khẩu bị bán phá giá: có tăng một cách đáng kể không? Cách tính GTTT: Tác động của hàng nhập khẩu đó lên giá SPTT: Giá của hàng nhập khẩu đó:
+ có rẻ hơn giá SPTT sản xuất ở nước nhập khẩu nhiều không?
+ có làm sút giá hoặc kìm giá SPTT ở thị trường nước nhập khẩu không?
Khi sản phẩm thuộc diện điều tra được nhập khẩu từ nhiều nước: đánh giá gộp tác động nếuBĐPG >= 2% GXK và khối lượng hàng nhập khẩu từ mỗi nước >= 3% khối lượng nhập khẩuSPTT
Việc khảo sát tác động của hàng nhập khẩu bị bán phá giá đối với một ngành sản xuấttrong nước phải xem xét tất cả các yếu tố kinh tế có thể ảnh hưởng đến ngành sản xuất đó,gồm những yếu tố sau:
Năng suất Thị phần
Biên độ phá giá
Giá nội địa ở nước nhập khẩu
Suy giảm thực tế và nguy cơ giảm doanh số bán hàng Số lượng hàng tồn kho
Khi xác định mối liên hệ giữa việc bán phá giá hàng nhập khẩu và thiệt hại cho mộtngành sản xuất trong nước: cần tính đến những yếu tố khác (ngoài việc bán phá giá), nếu các
Trang 20yếu tố này gây thiệt hại cho ngành sản xuất đó thì không được quy thiệt hại của ngành sảnxuất đó do hàng nhập khẩu bị bán phá giá gây ra
2.2 Nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước
Để xác định nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước cần xem xét: Tốc độ tăng nhập khẩu và khả năng tăng nhập khẩu trong tương lai;
Khả năng tăng năng lực xuất khẩu của nhà xuất khẩu dẫn đến khả năng tăng nhậpkhẩu;
Tình hình hàng nhập khẩu làm sụt giá SPTT ở nước nhập khẩu; Số lượng tồn kho SPTT ở nước nhập khẩu
3 Ngành sản xuất trong nước
Ngành sản xuất trong nước là toàn bộ các nhà sản xuất trong nước sản xuất ra SPTThoặc một số nhà sản xuất có sản lượng chiếm tối đa số tổng sản lượng trong nước
Có thể xuất hiện một số trường hợp đặc thù dẫn tới việc xác định cụ thể ngành sản xuấttrong nước như sau:
- Nhà sản xuất và nhà nhập khẩu/nhập khẩu có liên quan với nhau: ngành sản xuất trongnước là các nhà sản xuất còn lại
- Lãnh thổ nước nhập khẩu bị chia thành nhiều thị trường riêng: các nhà sản xuất ở mỗithị trường có thể coi là một ngành sản xuất riêng nếu:
+ bán toàn bộ hoặc phần lớn sản phẩm liên quan ra thị trường đó; và
+ nhu cầu của thị trường đó đối với SPTT nhập khẩu từ nước khác là không đáng kể
4 Nộp đơn yêu cầu tiến hành chống phá giá
Việc điều tra nhằm xác định sự tồn tại, mức độ và tác động của một số sản phẩm bịbán phá giá sẽ được tiến hành khi:
có đơn bằng văn bản của ngành sản xuất trong nước hoặc đại diện cho ngành sảnxuất trong nước đề nghị điều tra phá giá; hoặc
Trang 21không có đơn bằng văn bản của ngành sản xuất trong nước hoặc đại diện cho ngànhsản xuất trong nước hoặc đại diện cho ngành sản xuất trong nước nhưng cơ quan điều tra cóđầy đủ bằng chứng về việc bán phá giá, thiệt hại và mối liên hệ giữa hai yếu tố này
Đơn đề nghị điều tra phá giá phải bao gồm những thông tin sau:
Tên người nộp đơn, số lượng và giá trị của sản phẩm tương tự do người nộp đơnsản xuất trong nước Nếu đơn được nộp đại diện cho ngành sản xuất trong nước thì đơn phảinêu danh sách tất cả các nhà sản xuất sản phẩm tương tự trong nước và số lượng, giá trị củacác sản phẩm tương tự trong nước và số lượng, giá trị của các sản phẩm tương tự do các nhàsản xuất này sản xuất;
Mô tả sản phẩm đang nghi ngờ bị bán phá giá, xuất xứ hàng hoá, tên nhà xuấtkhẩu hoặc nhà sản xuất nước ngoài;
Giá sản phẩm liên quan khi tiêu thụ ở thị trường trong nước sản xuất hoặc nướcxuất khẩu, hoặc giá mà sản phẩm liên quan được bán cho người mua độc lập đầu tiên ở nướcnhập khẩu;
Số lượng nhập khẩu của sản phẩm đang bị nghi ngờ phá giá, ảnh hưởng của việcnhập khẩu này lên giá sản phẩm tương tự ở thị trường nước nhập khẩu và ảnh hưởng đối vớingành sản xuất trong nước
Cơ quan điều tra sẽ xác minh tính chính xác và đầy đủ của các bằng chứng nêu trongđơn để xác định xem đã có đủ lý do hợp lệ để tiến hành điều tra chưa Cơ quan điều tra sẽkhông tiến hành điều tra phá giá trừ khi xác định được rằng đơn xin điều tra được nộp bởingành sản xuất trong nước hoặc đại diện cho ngành sản xuất trong nước của sản phẩm tươngtự, nghĩa là:
sản lượng sản xuất sản phẩm tương tự của các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc nộp
đơn phải lớn hơn sản lượng của các nhà sản xuất trong nước phản đối đơn; và
sản lượng của các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc nộp đơn phải chiếm ít nhất 25% Cách tính GTTT: tổng sản phẩm tương tự của ngành sản xuất trong nước
Cuộc điều tra phá giá sẽ bị chấm dứt ngay lập tức nếu cơ quan điều tra xác định đượcrằng:
biên độ phá giá nhỏ hơn 2% giá xuất khẩu; hoặc Cách tính GTTT:
Trang 22số lượng nhập khẩu hàng bị nghi ngờ bán phá giá từ một nước nhỏ hơn 3% tổng nhập Cách tính GTTT: khẩu sản phẩm tương tự ở nước nhập khẩu, trừ trường hợp từng nước xuất khẩu có lượnghàng nhập khẩu dưới 3%, nhưng lượng hàng nhập khẩu của tất cả các nước xuất khẩu chiếmtrên 7% tổng sản phẩm nhập khẩu sản phẩm tương tự ở nước nhập khẩu
Thủ tục hải quan vẫn được tiến hành trong khi điều tra phá giá Trừ trường hợp đặcbiệt, một cuộc điều tra phá giá sẽ được tiến hành trong vòng 1 năm, và trong bất kỳ trườnghợp nào cũng không được quá 18 tháng
5 Thu thập thông tin
Cơ quan điều tra sẽ gửi thông báo cho tất cả các bên có quan tâm đến cuộc điều tra phágiá đề nghị cung cấp bằng văn bản mọi bằng chứng liên quan đến cuộc điều tra Thời hạn trảlời câu hỏi điều tra là 30 ngày và có thể được gia hạn thêm 30 ngày hoặc lâu hơn nếu cầnthiết
Ngay khi bắt đầu điều tra, cơ quan điều tra sẽ gửi nguyên văn đơn đề nghị điều tracho các nhà xuất khẩu và cơ quan liên quan ở nước xuất khẩu
và các bên quan tâm khi có yêu cầu
Trong suốt quá trình điều tra, cơ quan điều tra sẽ tạo đầy đủ điều kiện cho các bênquan tâm bảo vệ quyền lợi của mình, gặp các bên có quyền lợi đối nghịch để trao đổi quanđiểm và đưa ra thoả thuận Các bên quan tâm có quyền trình bày các thông tin khác bằngmiệng, nhưng sẽ chỉ được cơ quan điều tra lưu ý tới khi được soạn lại băng văn bản và gửicho các bên quan tâm khác
Bất kỳ thông tin nào có tính bí mật (chẳng hạn, bị đối thủ cạnh tranh lợi dụng hoặc gâytác hại cho người cung cấp thông tin) hoặc được các bên cung cấp một cách bí mật sẽ khôngđược tiết lộ nếu không được bên cung cấp cho phép
Cơ quan điều tra có thể tiến hành điều tra ở nước ngoài nếu cần thiết để thẩm địnhcác thông tin cung cấp hoặc để tìm hiểu thêm chi tiết với điều kiện được sự đồng ý của cáccông ty liên quan và thông báo cho đại diện chính phủ nước này và các nước không phản đối Cơ quan điều tra sẽ tính biên độ phá giá riêng cho từng nhà xuất khẩu hoặc nhà sảnxuất sản phẩm đang bịđiều tra Trường hợp không tính được biên độ phá giá riêng do số nhà
Trang 23xuất khẩu, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc loại sản phẩm liên quan quá lớn thì cơ quanđiều tra có thể giới hạn diện điều tra tới một số nhà sản xuất, xuất khẩu hay nhập khẩu hoặcgiới hạn ở một số loại sản phẩm nhất định bằng cách sử dụng mẫu thống kê, hoặc giới hạn ởtỷ lệ phần trăm lớn nhất của khối lượng hàng xuất khẩu từ nước liên quan
Việc chọn các nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu hoặc loại sản phẩm để điềutra giới hạn sẽ được tiến hành trên cơ sở tham khảo ý kiến và có sự đồng ý của các nhà sảnxuất, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu có liên quan
Trong trường hợp cơ quan điều tra giới hạn diện điều tra như nêu trên, họ vẫn có thểtính biên độ phá giá riêng cho các nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất mà ban đầu không đượcđưa vào diện điều tra nhưng đã cung cấp thông tin đúng thời hạn
Cơ quan điều tra tạo điều kiện cho người tiêu dùng sản phẩm đang điều tra hoặc tổchức đại diện người tiêu dùng cung cấp thông tin liên quan đến cuộc điều tra nếu sản phẩmđược bán lẻ rộng rãi
Điều kiện áp dụng biện pháp tạm thời:
cơ quan điều tra tiến hành điều tra theo đúng thủ tục, gửi thông báo và tạo điều Cách tính GTTT: kiện cho các bên quan tâm cung cấp thông tin và trình bày ý kiến;
có kết luận sơ bộ về việc xảy ra bán phá giá và dẫn đến thiệt hại cho ngành sản xuất Cách tính GTTT: trong nước; và
cơ quan điều tra kết luận rằng biện pháp tạm thời là cần thiết để ngăn chặn thiệt hại Cách tính GTTT: trong quá trình điều tra
Trang 24Biện pháp tạm thời chỉđược áp dụng sớm nhất là 60 ngày sau khi bắt đầu điều tra và sẽduy trì càng ngắn càng tốt, không được quá 4 tháng hoặc trong trường hợp cần thiết thì cũngkhông được quá 6 tháng Trường hợp cơ quan điều tra xác định được điều khoản thuế thấphơn biên độ phá giá đã đủ để khắc phục thiệt hại thì thời hạn áp dụng biện pháp tạm thời cóthể là 6 tháng hoặc 9 tháng
7 Cam kết giá
Việc điều tra có thể ngừng hoặc kết thúc mà không cần áp dụng biện pháp tạm thờihoặc thuế chống bán phá giá nếu một nhà xuất khẩu tự nguyện cam kết tăng giá lên hoặcngừng xuất khẩu phá giá vào khu vực thị trường đang điều tra và được cơ quan điều tra nhấttrí rằng biện pháp này sẽ khắc phục được thiệt hại Mức giá tăng không nhất thiết phải lớnhơn mà thường là nhỏ hơn biên độ phá giá nếu nhưđã đủđể khắc phục thiệt hại cho ngành sảnxuất trong nước.
Cơ quan điều tra sẽ không chấp nhận cho các nhà xuất khẩu cam kết giá nếu thấy việccam kết không khả thi, chẳng hạn như khi số lượng nhà xuất khẩu thực tế quá lớn Trongtrường hợp này, cơ quan điều tra sẽ giải thích rõ lý do không chấp nhận cam kết giá với cácnhà xuất khẩu
Nếu cơ quan điều tra chấp nhận việc cam kết giá thì cuộc điều tra phá giá và thiệt hạivẫn có thể được hoàn tất nếu nhà xuất khẩu muốn như vậy và cơ quan điều tra đồng ý Trongtrường hợp này, nếu điều tra đi đến kết luận là không có phá giá hoặc không gây thiệt hại thìviệc cam kết giá sẽ đương nhiên chấm dứt, trừ khi kết luận trên được rút ra trong bối cảnh đãcam kết giá rồi Trường hợp này cam kết giá sẽ duy trì trong thời hạn hợp lý
Cơ quan điều tra có thểđề nghị nhà xuất khẩu cam kết giá nhưng nhà xuất khẩu khôngbắt buộc phải cam kết
Các cơ quan hữu quan của nước nhập khẩu có thể yêu cầu bất kỳ nhà xuất khẩu nào đãchấp nhận cam kết giá cung cấp thông tin định kỳ về thực hiện cam kết giá Trường hợp nhàxuất khẩu vi phạm cam kết giá, cơ quan điều tra có thể lập tức áp dụng biện pháp tạm thờitrên cơ sở các thông tin mà họ có (best information)
Trang 258 Áp dụng thuế và thu thuế chống bán phá giá
Việc quyết định có đánh thuế chống bán phá giá hay không và đánh thuế tương đươnghay nhỏ hơn biên độ phá giá sẽ do cơ quan điều tra của nước nhập khẩu quyết định
Đối với một sản phẩm bị bán phá giá, cơ quan chức năng sẽ xác định biên độ phá giáriêng cho từng nhà xuất khẩu/sản xuất Thuế chống bán phá giá sẽđược áp dụng cho từngtrường hợp, trên cơ sở không phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu từ tất cả các nguồn đượccoi là gây thiệt hại, trừ trường hợp đã cam kết giá
Trị giá thuế chống bán phá giá áp dụng sẽkhông được vượt quá biên độ phá giá Có hai hình thức thu thuế chống bán phá giá:
+ Kiểu tính thuế hồi tố (kiểu của Mỹ): việc tính mức thuế được căn cứ vào số liệu của
thời điểm trước khi điều tra (6 tháng - 1 năm) Sau khi điều tra, cơ quan chức năng bắt đầu ápdụng một mức thuế chống bán phá giá Sau khi áp dụng được một thời gian, nếu nhà nhậpkhẩu yêu cầu đánh giá lại mức thuế (do giá xuất khẩu tăng lên) thì cơ quan chức năng sẽ tiếnhành xác định lại số tiền thuế phải nộp trong vòng 12 tháng, chậm nhất là 18 tháng ngay saukhi nhận được yêu cầu Sau đó mức thuế mới sẽ được áp dụng Việc hoàn thuế sẽ được thựchiện trong vòng 90 ngày sau khi xác định lại mức thuế cuối cùng phải nộp
+ Kiểu tính thuế ấn định (kiểu của EU): cơ quan điều tra lấy số liệu của thời điểm
trước khi điều tra để tính biên độ phá giá và ấn định biên độ này cho cả quá trình áp dụng thuếchống bán phá giá Sau khi áp dụng được một thời gian, nếu nhà nhập khẩu đề nghị hoàn thuếvới phần giá trị cao hơn biên độ phá giá (do giá xuất khẩu tăng) thì cơ quan chức năng sẽ tiếnhành xem xét việc hoàn thuế trong vòng 12 tháng, chậm nhất là 18 tháng ngay sau khi nhậnđược đề nghị hoàn thuế phần giá trị cao hơn biên độ phá giá (do giá xuất khẩu tăng) thì cơquan chức năng sẽ tiến hành xem xét việc hoàn thuế trong vòng 12 tháng, chậm nhất là 18tháng ngay sau khi nhận được đề nghị hoàn thuế kèm theo đầy đủ bằng chứng Việc hoànthuế sẽ được thực hiện trong vòng 90 ngày kể từ khi ra quyết định hoàn thuế.
Thu thuế với hàng nhập khẩu từ các nhà xuất khẩu không điều tra:
Trường hợp số nhà xuất khẩu/sản xuất sản phẩm bán phá giá quá lớn, không tính riêngbiên độ phá giá thì được cơ quan chức năng sẽ giới hạn việc điều tra ở một số nhà xuấtkhẩu/sản xuất nhất định trên cơ sở trao đổi với các nhà xuất khẩu/sản xuất liên quan.
Trang 26Mức thuế đối với hàng nhập khẩu từ các nhà xuất khẩu không điều tra không được vượtquá bình quân gia quyền BĐPĐ của các nhà xuất khẩu có điều tra
Sau mỗi đợt rà soát, hàng nhập khẩu thuộc diện không điều tra sẽ được hoàn lại khoảnthuế bằng:
Bình quân gia quyền BĐPG (cũ) - bình quân gia quyền BĐPG (mới)
Khi có yêu cầu từ các nhà xuất khẩu không điều tra, cơ quan chức năng sẽ tính lại mứcthuế bằng:
Bình quân gia quyền GTTT (nhà XK có điều tra) - giá xuất khẩu (nhà XK không điềutra)
Phải loại trừ các biên độ bằng không và biên độ tối thiểu (2%) khi tính bình quân giaquyền BĐPG
Hàng nhập khẩu mới, nghĩa là: chưa được xuất khẩu sang nước nhập khẩu trong giaiđoạn điều tra nhập khẩu từ nguồn không liên quan đến các nhà xuất khẩu đang bị đánh thuếchống bán phá giá trong thời gian tiến hành rà soát
Tuy nhiên, hàng nhập khẩu này có thể bị truy thu thuế kể từ ngày bắt đầu rà soát nếu cóquan chức năng xác định được là có bán phá giá
9 Truy thu thuế
Các biện pháp tạm thời và thuế chống bán phá giá chỉđược áp dụng với sản phẩmđược đưa ra bán sau thời điểm quyết định áp dụng biện pháp tạm thời (60 ngày sau khi điềutra) hoặc quyết định đánh thuế chống bán phá giá (1 năm - 18 tháng sau khi điều tra) có hiệulực
Có thể truy thu thuế trong các trường hợp sau:
a quyết định đánh thuế chống bán phá giá được căn cứ vào thiệt hại vật chất; hoặcb quyết định đánh thuế chống bán phá giá được căn cứ vào nguy cơ gây thiệt hại vàthiệt hại thực tế đã có thể xảy ra nếu không áp dụng biện pháp tạm thời
c Có thể truy thu thuế đến tận 90 ngày trước khi áp dụng biện pháp tạm thời nếu cơquan chức năng xác định được:
Trang 27có cả một quá trình bán phá giá gây ra thiệt hại hoặc nhà nhập khẩu đã hoặc lẽ ra Cách tính GTTT: phải nhận thức được rằng nhà xuất khẩu đang bán phá giá và việc bán phá giá đó có thể gâythiệt hại; và
thiệt hại bị gây ra bởi khối lượng rất lớn hàng nhập khẩu trong thời gian ngắn trước Cách tính GTTT: khi áp dụng biện pháp tạm thời (trường hợp này nhà nhập khẩu được phép trình bày ý kiến)
Tuy nhiên không được truy thu thuế với sản phẩm được nhập khẩu trước ngày bắt đầuđiều tra
Phải hoàn thuế trong những trường hợp sau:
- Nếu mức thuế cuối cùng xác định được thấp hơn mức thuế tạm thời đã thu thì phảihoàn lại khoản chênh lệch cho nhà nhập khẩu, nếu cao hơn thì không được thu thêm.
- Nếu kết luận điều tra cuối cùng khẳng định việc bán phá giá sẽ có thể dẫn đến thiệthại hoặc làm chậm sự phát triển của ngành sản xuất trong nước thì thuế chống bán phá giá chỉđược đánh từ ngày ra kết luận điều tra cuối cùng và phải hoàn lại số tiền đặt cọc đã thu khi ápdụng biện pháp tạm thời
- Nếu kết luận cuối cùng là không đánh thuế chống phá giá thì khoản tiền đặt cọckhi áp dụng biện pháp tạm thời séc được hoàn trả
+ thay đổi mức thuế thì có dẫn đến thiệt hại không.
Cơ quan chức năng sẽ quyết định ngừng đánh thuế nếu, sau khi rà soát, xác địnhđược rằng không cần tiếp tục đánh thuế nữa
Về nguyên tắc, thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng tối đa trong 5 năm Trước khihết thời hạn trên, cơ quan chức năng sẽ tiến hành tự rà soát hoặc theo đề nghị của đại diệnngành sản xuất trong nước Nếu như sau khi rà soát (thường trong vòng 12 tháng), cơ quan
Trang 28chức năng xác định được là việc ngừng đánh thuế có thể dẫn đến thiệt hại thì có thể tiếp tụcđánh thuế
11 Thông báo công khai và giải thích các kết luận
Khi cơ quan điều tra thấy rằng sẽ có đầy đủ bằng chứng để tiến hành điều tra phá giáthì họ sẽ gửi thông báo cho nước hoặc nước có sản phẩm bị điều tra và các bên có quan tâmkhác Thông báo này gồm những thông tin sau:
- tên (các) nước xuất khẩu sản phẩm có liên quan; - ngày bắt đầu điều tra;
- căn cứ về hành vi phá giá ở trong đơn xin điều tra;- tóm tắt các yếu tố được coi là cơ sở xác định thiệt hại; - địa chỉ liên hệ để liên lạc với đại diện của các bên; - thời hạn đưa ra quan điểm cho các bên
Cơ quan điều tra phải gửi thông báo trong các trường hợp sau:
- kết luận sơ bộ hay kết luận cuối cùng về việc có xảy ra phá giá hay không;- nhà xuất khẩu chấp nhận cam kết giá và khi chấm dứt cam kết giá;
- áp dụng biện pháp tạm thời;
- kết luận về cuộc điều tra và áp dụng, chấm dứt áp dụng thuế chống bán phá giá
Mỗi một thông báo như nêu trên phải được soạn dưới dạng một báo cáo riêng, trong đónêu đầy đủ thông tin và kết luận sơ bộ hay kết luận cuối cùng về phá giá và thiệt hại và phảibao gồm những thông tin như sau:
+ tên (các) nhà cung cấp sản phẩm hoặc trường hợp không có thông tin thì phải nêutên nước cung cấp sản phẩm đó;
+ mô tả sản phẩm;
+ biên độ phá giá, giải thích phương pháp so sánh giá xuất khẩu với giá trị thôngthường;
+ chứng minh thiệt hại;
+ lý do chính dẫn đến kết luận sơ bộ, lý do chấp nhận hoặc phản đối các kiến nghị củanhà xuất khẩu và nhập khẩu
Trang 2912 Cơ chế khiếu kiện độc lập
Tất cả những thành viên WTO mà luật pháp quốc gia có quy định về biện pháp chốngbán phá giá phải đảm bảo một cơ chế hành chính, trọng tài hoặc toà án độc lập với cơ quanđiều tra nhằm rà soát lại các quyết định hành chính liên quan đến việc ra kết luận cuối cùngvề việc có áp dụng chống bán phá giá hay không và việc điều chỉnh thời hạn áp dụng thuếchống bán phá giá
13 Chống bán phá giá thay mặt nước thứ ba
Một nước thứ ba có thể nộp đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá ở nước khác Đơnnày phải nêu các thông tin về giá để chứng minh rằng hàng nhập khẩu bị bán phá giá và gâythiệt hại cho ngành sản xuất trong nước liên quan ở nước thứ ba Chính phủ ở nước thứ baphải tạo mọi điều kiện cho cơ quan điều tra của nước nhập khẩu điều tra các thông tin cầnthiết
Khi xử lý đơn của nước thứ ba, cơ quan điều tra của nước nhập khẩu sẽ xem xét tácđộng của việc bán phá giá nêu trong đơn tới toàn bộ ngành sản xuất liên quan của nước thứba, nghĩa là không chỉđánh giá thiệt hại do tác động của việc bán phá giá đối với xuất khẩucủa ngành đó sang nước nhập khẩu hay thậm chí đối với toàn bộ xuất khẩu của ngành đó
Việc quyết định có tiến hành điều tra hay không sẽ do nước nhập khẩu quyết định
14 Thành viên đang phát triển
Các thành viên phát triển của WTO sẽ lưu ý đến tình hình riêng của thành viên đangphát triển khi xem xét áp dụng thuế chống bán phá giá
15 Uỷ ban chống bán phá giá
Uỷ ban chống bán phá giá bao gồm đại diện thành viên WTO được thành lập nhằmthực hiện các nghĩa vụ quy định trong Hiệp định này và tạo điều kiện cho các thành viên traođổi với nhau về các vấn đề liên quan đến việc thực hiện Hiệp định Chống bán phá giá Uỷ bannày họp ít nhất 2 lần mỗi năm, Ban Thư ký WTO sẽ thực hiện chức năng thư ký cho Uỷ bannày
Trang 30Các thành viên WTO phải thông báo cho Uỷ ban chống bán phá giá: ngay lập tức khihọ áp dụng các biện pháp chống bán phá giá tạm thời hay lâu dài; nửa năm một lần (theo mẫuquy định) về các biện pháp chống bán phá giá mà họ áp dụng trong vòng 6 tháng trước đấy.Các thành viên có thể tham khảo thông báo này tại Ban thư ký WTO; cơ quan nào ở nướcmình có thẩm quyền điều tra phá giá, luật quy định thủ tục điều tra phá giá ở nước mình
16 Trao đổi và giải quyết tranh chấp
Các quy định trong biên bản về Giải quyết tranh chấp (DSU) của WTO sẽ được ápdụng cho việc trao đổi và giải quyết tranh chấp liên quan đến Hiệp định chống bán phá giácủa WTO, trừ khi có quy định khác đi
17 Điều khoản cuối cùng
Các thành viên WTO chỉ được áp dụng biện pháp đối phó với hàng xuất khẩu bị bánphá giá từ các nước thành viên khác theo quy định của GATT 1994 và được diễn giải bởiHiệp định này Các thành viên cũng phải đảm bảo luật, các quy định và các thủ tục hànhchính về chống bán phá giá của mình phù hợp với Hiệp định này
Trang 31V/ Quy định của WTO về chống bán phá giá và các hình thức đối kháng.
1 Các quy định của WTO về bán phá giá
Luật chống bán phá giá của Liên minh Châu Âu ra đời năm 1968 và đã được sửa
đổi và bổ sung nhiều lần chủ yếu nhằm đưa những nội dung mới của việc thực hiện Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch 1994 (Hiệp định Chống bán phá giá 1994) vào luật của EU hiện nay.
Theo Hiệp định về thực hiện Điều VI Hiệp định chung về thuế quan và thương mạiGATT (hay còn được biết đến dưới tên gọi Hiệp định chống bán phá giá)ban hành vào tháng4/1979, một sản phẩm bị coi là bán phá giá nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuấtkhẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh của sản phẩmtương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường
Bán phá giá được xác định dựa vào 2 yếu tố cơ bản là: 1- biên độ phá giá từ 2% trở lên;
2- số lượng, trị giá hàng hóa bán phá giá từ một nước vượt quá 3% tổng khối lượnghàng nhập khẩu (ngoại trừ trường hợp số lượng nhập khẩu của các hàng hóa tương tự từ mỗinước có khối lượng dưới 3%, nhưng tổng số các hàng hóa tương tự của các nước khác nhauđược xuất khẩu vào nước bị bán phá giá chiếm trên 7%).
Theo quy định của WTO, biên độ phá giá được xác định thông qua việc so sánh vớimức giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự được xuất khẩu sang một nước thứ bathích hợp, với điều kiện là mức giá có thể so sánh được này mang tính đại diện, hoặc đượcxác định thông qua so sánh với chi phí sản xuất tại nước xuất xứ hàng hóa cộng thêm mộtkhoản chi phí hợp lý cho quản trị, bán hàng, các chi phí chung khác và một khoản lợi nhuận.Như vậy, có thể hiểu rằng biên độ phá giá là mức chênh lệch giá thông thường của hàng hóatương tự với mức giá xuất khẩu hiện tại Việc xác định giá thông thường được tính toán rấtphức tạp dựa trên cơ sở sổ sách và ghi chép của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất là đối tượngđang được điều tra với điều kiện là sổ sách này phù hợp với các nguyên tắc kế toán được chấpnhận rộng rãi và phản ánh được một cách hợp lý các chi phí.
Trang 32Để xác định hàng hóa có bị bán phá giá hay không, việc bán phá giá có gây thiệt hạiđáng kể cho ngành sản xuất trong nước hay không để áp đặt các biện pháp chống phá giá thìđiều quan trọng nhất và phức tạp nhất này ở quá trình điều tra về bán phá giá Ở những quốcgia khác nhau, việc điều tra sẽ được thực hiện bởi các cơ quan chức năng khác nhau Theoquy định trong Hiệp định về chống bán phá giá của WTO thì việc điều tra chỉ được tiến hànhkhi có đơn yêu cầu bằng văn bản của ngành sản xuất trong nước hoặc của người nhân danhcho ngành sản xuất trong nước Đơn yêu cầu sẽ được coi là đủ tư cách đại diện cho ngành sảnxuất trong nước nếu như đơn này nhận được sự ủng hộ bởi các nhà sản xuất chiếm tối thiểu50% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được làm ra Tuy nhiên, việc điều tra sẽ khôngđược bắt đầu nếu như các nhà sản xuất bày tỏ ý kiến tán thành điều tra chiếm ít hơn 25% tổngsản lượng của sản phẩm tương tự được ngành sản xuất trong nước làm ra.
Trong thương mại quốc tế, khi hàng hóa bị xem là bán phá giá thì chúng có thể bị ápđặt các biện pháp chống bán phá giá (anti-dumping) như thuế chống phá giá, đặt cọc hoặc thếchấp, cam kết hạn chế định lượng hoặc điều chỉnh mức giá của nhà xuất khẩu nhằm triệt tiêunguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước nhập khẩu, trong đó thuế chống bán phágiá là biện pháp phổ biến nhất hiện nay Về thực chất, thuế chống bán phá giá là một loại thuếnhập khẩu bổ sung đánh vào những hàng hóa bị bán phá giá ở nước nhập khẩu nhằm hạn chếnhững thiệt hại do việc bán phá giá đưa đến cho ngành sản xuất của nước đó nhằm bảo đảmsự công bằng trong thương mại (nói chính xác đó là một sự bảo hộ hợp lý cho sản xuất trongnước).
Thuế chống bán phá giá đánh vào các nhà sản xuất riêng lẻ chứ không phải là thuế ápđặt chung cho hàng hóa của một quốc gia Nguyên tắc chung nêu ra trong Hiệp định củaWTO là không được phân biệt đối xử khi áp dụng thuế chống phá giá, tức là nếu hàng hóa bịbán phá giá được xuất khẩu từ những quốc gia khác nhau với cùng biên độ phá giá như nhauthì sẽ áp đặt mức thuế chống phá giá ngang nhau Mức thuế chống phá giá sẽ phụ thuộc vàobiên độ phá giá của từng nhà xuất khẩu chứ không phải áp dụng bình quân (ngay cả khi cácnhà xuất khẩu từ cùng một quốc gia) và không được phép vượt quá biên độ phá giá đã đượcxác định.Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp bán phá giá nào cũng bị áp đặt các biệnpháp chống bán phá giá Theo quy định của WTO cũng như luật pháp của rất nhiều nước thì
Trang 33thuế chống bán phá giá chỉ được áp đặt khi hàng hóa được bán phá giá gây thiệt hại đáng kểhay đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất ở nước nhập khẩu Như vậy, nếu mộthàng hóa được xác định là có hiện tượng bán phá giá nhưng không gây thiệt hại đáng kể chongành sản xuất mặt hàng đó ở nước nhập khẩu thì sẽ không bị áp đặt thuế chống bán phá giávà các biện pháp chống phá giá khác Thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước được hiểu làtình trạng suy giảm đáng kể về sản lượng, mức tiêu thụ trong nước, lợi nhuận sản xuất, tốc độphát triển sản xuất, việc làm cho người lao động, đầu tư tới các chỉ tiêu khác của ngành sảnxuất trong nước hoặc dẫn đến khó khăn cho việc hình thành một ngành sản xuất trong nước.Chính vì những lý do trên mà các nước, nhất là những nước phát triển đã và đang sử dụng lýdo chống bán phá giá để chèn ép một cách bất bình đẳng các nước đang phát triển Điển hìnhcủa vụ việc này là các vụ kiện tôm và cá ba sa của Mỹ đối với các nhà sản xuất các mặt hàngnày của Việt Nam và một số nước khác Để đảm bảo tính công bằng trong thương mại quốctế, tất cả các nước liên quan cần nghiên cứu và thực hiện đúng những quy định của Hiệp địnhchống bán phá giá của GATT/ WTO
Xác định hành vi bán phá giá
Thông lệ quốc tế định nghĩa hành động bán phá giá là bán sang nước khác với giá thấphơn thị trường trong nước 'Than phiền' chỉ là theo cảm tính, còn để khởi kiện thì phải tìmbằng chứng có tính thuyết phục, và điều này thường không đơn giản
Bằng chứng thứ hai của hành động bán phá giá là căn cứ vào giá bán cao nhất của sảnphẩm sang một nước thứ ba, hay chi phí sản xuất của DN tại nước xuất khẩu cộng thêm chiphí bán hàng và lợi nhuận nhất định Đây là trường hợp mà Mỹ đã áp dụng trong vụ kiện cábasa của Việt Nam bán phá giá vào thị trường Mỹ.
Một bằng chứng khác để kiện bán phá giá là việc chính phủ trợ cấp cho DN sản xuấthàng xuất khẩu Phía Mỹ cùng một số nước khác đã cố gắng tìm bằng chứng này trong các vụkiện bán phá giá đối với VN nhưng đều thất bại.
Chi phí kiện bán phá giá
Để khởi kiện và xét xử một vụ bán phá giá, như vụ kiện cá basa, phía Mỹ đã phải huyđộng một lực lượng hùng hậu các luật sư kinh nghiệm đầy mình, cũng như mọi lý lẽ từ kinhtế đến chính trị Bộ Thương mại Mỹ cũng phải cử các đoàn điều tra sang Việt Nam nhiều lần
Trang 34để 'xem' qui trình sản xuất của từng doanh nghiệp cụ thể Vụ kiện bán phá giá đó đã phải kéodài 14 tháng và kết quả cũng mang tính áp đặt hơn là thuyết phục
Thi hành án và trả đũa
Nếu một mặt hàng bị buộc là bán phá giá, nước nhập khẩu có thể áp một loại thuế bánphá giá với hai mục đích: để nâng giá bán tại thị trường nhập khẩu - bảo vệ các doanh nghiệpcủa mình, và để trừng phạt các doanh nghiệp ở nước xuất khẩu
Nếu một nước không công nhận kết quả vụ kiện vì cho là bất hợp lý, họ có thể tuyênbố trả đũa thương mại bằng việc tăng thuế nhập khẩu với nước kia, kết quả là các nước nhỏ sẽ
bị thiệt nhiều hơn.
Các nước thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) có thể khiếu nại kết quảvụ kiện lên WTO để hy vọng có kết quả công bằng hơn Nhưng ngay cả khi kết luận mộtnước sai mà không thuyết phục được chính phủ nước đó, WTO cũng chỉ có thể cho phépnước kia trả đũa thương mại “một cách hợp pháp”
Việt Nam càng sớm tham gia vào WTO thì càng sớm được hưởng một luật chơi tươngđối công bằng Phải hiểu nghĩa tương đối để không nên kỳ vọng một cách tuyệt đối vào quyềnlực của WTO Nước Mỹ đã từng bị cộng đồng Châu Âu kiện về nâng thuế mặt hàng thép, vàkết quả WTO cũng chỉ có thể cho phép Châu Âu trả đũa.
Trên thực tế, nhằm bảo hộ công nghiệp nội địa, có rất nhiều chính phủ đều áp dụng cáchành động nhằm vào bán phá giá Cho đến nay, WTO chưa đưa ra việc giải quyết vấn đề bánphá giá thông qua đàm phán mà vẫn căn cứ theo điều 6 của GATT cho phép các nước hànhđộng chống bán phá giá Nhưng chỉ khi việc bán phá giá làm tổn hại đến công nghiệp củanước nhập khẩu thì các biện pháp chống bán phá giá mới được áp dụng.
Ngày nay, các nước nhập khẩu chống bán phá giá bằng cách thu thuế nhập khẩu ngoạingạch đối với sản phẩm cá biệt của nước xuất khẩu cá biệt, khiến giá hàng nhập 'xấp xỉ giáthông thường', hoặc loại bỏ sự tổn hại của công nghiệp nội địa nước nhập khẩu WTO đã sửađổi một số điều trong Hiệp định Chống bán phá giá, trong đó quy định các nước nhập khẩuphải kết thúc các biện pháp chống bán phá giá và thời gian thực thi sau 5 năm Khi nước nhập
Trang 35khẩu xác định được biên độ của bán phá giá đặc biệt nhỏ (nhỏ hơn 2% giá cả xuất khẩu củasản phẩm này) thì việc điều tra bán phá giá phải kết thúc.
Hiệp định cũng quy định các thành viên WTO phải thông báo kịp thời và chi tiết vớiUỷ ban các biện pháp chống bán phá giá về những hành động chống bán phá giá tạm thời vàcuối cùng, khi nảy sinh tranh chấp, khuyến khích các thành viên thương lượng với nhau Cácthành viên cũng có thể sử dụng thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO.
Luật chống bán phá giá áp dụng đối với tất cả các nước không phải là thành viên EU.Đối với các nước bị coi là chưa có nền kinh tế thị trường hoặc đang trong quá trình chuyểnđổi, EU có thể áp dụng những điều khoản đặc biệt được quy định trong các hiệp định ký giữaEU với các nước thứ 3
Luật sửa đổi năm 1996 đã đưa ra cơ sở pháp lý cho việc áp dụng các biện pháp chốngbán phá giá theo 4 điều kiện:
(i) mặt hàng đó đang bị bán phá giá (giá bán thấp hơn giá thương mại thông thường);(ii) ngành công nghiệp sản xuất mặt hàng đó đang bị đe dọa hoặc đang bị tổn thươngvật chất;
(iii) có mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu đó và tổn thương vật chất củangành công nghiệp của EU; và (iv) việc áp đặt các biện pháp chống bán phá giá là vì lợi íchcủa Cộng đồng.
Định nghĩa bán phá giá (dumping) được trình bày trong các văn kiện GATT như sau:bán phá giá và việc bán những hàng hóa xuất khẩu ở một giá thấp hơn “giá trị bình thường”(giá trị bình thường nghĩa là giá bán sản phẩm ở nước xuất khẩu)
GATT cũng xác định:
Mức phá giá = Giá bán hàng tại thị trường trong nước – Giá xuất khẩu.
EU áp dụng luật chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu từ nước thứ ba, kể cả cácđối tác thương mại được hưởng ưu đãi, trừ các thành viên của khu vực kinh tế châu Âu (EEA)trong một số lĩnh vực chịu sự chi phối trong khuôn khổ chính sách cạnh tranh của EU
Khi một mặt hàng nào đó được xác định là bán phá giá vào thị trường EU và có đơnkiện của người sản xuất của Liên minh thì Ủy ban châu Âu sẽ xem xét việc bán phá giá đó có
Trang 36ảnh hưởng đến lợi ích chung của EU hay không Trên cơ sở đó sẽ đưa ra biện pháp xử lý cụthể.
“Trốn thuế bán phá giá” là cụm từ chỉ những nỗ lực của các bên đáng lẽ phải đóng thuếchống bán phá giá nhưng lại trốn tránh để không phải đóng loại thuế này bằng cách tìm mọicách để hoạt động “chính thức” ở bên ngoài phạm vi thuế chống bán phá giá, trong khi đó lạivẫn tham gia lâu dài vào các hoạt động thương mại tương tự như trước đây.
Các cuộc đàm phán tại Vòng Uruguay đã xác định được ba loại trốn thuế chống bán phágiá là: Trốn thuế của các nước nhập khẩu, trốn đóng thuế của các nước thứ ba, và trốn đóngthuế của các nước “đang phát triển” Các nguyên tắc về các biện pháp để ngăn chặn tình trạngtrên đã được thảo luận nhưng vẫn chưa đi đến cách giải quyết thống nhất ủy ban chống bánphá giá của WTO đã bắt đầu tiến hành cuộc thảo luận, xem xét các biện pháp để có được giảipháp cho vấn đề này, và đã đạt được sự thoả thuận về phạm vi xem xét trong tương lai (gồmcác quá trình và các chương trình nghị sự) Những cuộc thảo luận không chính thức và lâu dàivề yếu tố nào gây nên tình trạng trốn thuế bán phá giá, đã được tổ chức Đây là vấn đề đầutiên được nêu lên trong chương trình nghị sự
Mâu thuẫn cơ bản của vấn đề chống trốn thuế là mâu thuẫn giữa Mỹ, Liên minh ChâuÂu và các nước khác Những nước này đã có các nguyên tắc chống trốn thuế và mong muốnhợp pháp hoá các nguyên tắc này Nhiều nước rất thận trọng khi đưa ra các biện pháp chốngtrốn thuế bán phá giá, bởi vì các biện pháp này có thể hạn chế các hoạt động đầu tư hợp pháp,có thể bóp méo giao dịch thương mại và đầu tư Để giải quyết mâu thuẫn này, đòi hỏi phải cósự phù hợp giữa Hiệp định chống bán phá giá hiện thời của WTO và các biện pháp chống trốnthuế bán phá giá trong tương lai Để thực hiện được điều này, cần phải tính đến lợi ích mà quátrình toàn cầu hoá các hoạt động, các nguyên tắc cơ bản và các mục tiêu trong Hiệp định củaWTO mang lại Việc này đòi hỏi phải phân tích các trường hợp cụ thể để xem xét xem, giaodịch thương mại được tiến hành như thế nào, nhằm tìm kiếm giải pháp không phương hại đếngiao dịch và đầu tư hợp pháp, đồng thời tăng cường các nguyên tắc của Hiệp định chống bánphá giá hiện thời Mặt khác, hiện tại chưa có các nguyên tắc thống nhất về việc chống trốnthuế trong Hiệp định của WTO Vì vậy, các nước có luật về chống trốn thuế nên đưa ra các
Trang 37biện pháp cụ thể, căn cứ vào điều VI của GATT hoặc của Hiệp định chống bán phá giá củaWTO, và phải được giải quyết rõ ràng trong phạm vi của GATT/WTO
2 Các hình thức đối kháng
Những quy định mới về các biện pháp chống trốn thuế được phác thảo dựa trên kết luậncủa hội thảo (được rút ra trong các trường hợp bán phá giá ) và dựa trên các quan điểm đượcđưa ra tại các cuộc đàm phán Vòng Uruguay Những quy định mới quy định hai biện pháp, đólà :
Biện pháp thứ nhất, những thay đổi trong mô hình hoạt động kinh doanh không thể
được giải thích bằng những lý do pháp lý hay những suy đoán kinh tế
Biện pháp thứ hai, suy yếu hiệu lực về giảm thuế chống bán phá giá và đây là dấu
hiệu của bán phá giá khi so sánh với giá thông thường
EU cũng bổ sung thêm các tiêu chí trong tiêu chuẩn xác định các biện pháp chống trốnthuế, EU cũng từng bước tiến hành các biện pháp hành chính để hoàn thiện các biện phápchống bán phá giá từ việc đăng ký hàng nhập khẩu đến việc cấp các giấy chứng nhận đã đóngthuế Phạm vi của các biện pháp này không chỉ rộng mà còn phải tính đến các cuộc điều tramới về bán phá giá và mức độ thiệt hại do bán phá giá gây ra
Dưới đây là các trường hợp trốn thuế chống bán phá giá được hầu hết các nước quan tâm:
(1) Khai báo sai thuế hải quan và những hành động bất hợp pháp khác ;
(2) Chuyển sang xuất khẩu hàng hoá có mức độ chênh lệch nhỏ so với hàng hoá phảiđóng thuế chống bán phá giá ( những sản phẩm có ít sự điều chỉnh );
(3) Xuất khẩu các linh kiện sản phẩm phải đóng thuế chống bán phá giá và lắp ráp cáclinh kiện tại nước nhập khẩu ( trốn thuế của nước nhập khẩu);
(4) Xuất khẩu các linh kiện sản phẩm phải đóng thuế chống bán phá giá sang nước thứ bavà lắp ráp các linh kiện tại đó ( trốn thuế của nước thứ ba);
(5) Xuất khẩu sản phẩm phải đóng thuế chống bán phá giá từ nước thứ ba
Trang 38Bên làm đơn kiện chống bán phá giá có thể là một thể nhân, một pháp nhân, một hiệphội hoặc một liên đoàn đại diện cho tối thiểu 25% tổng sản lượng mặt hàng đó tại các nướcEU.
Một Uỷ ban Tư vấn gồm đại diện của các nước thành viên EU và do đại diện của Uỷ banchâu Âu làm chủ tịch sẽ xem xét đơn kiện Uỷ ban châu Âu sẽ tiến hành điều tra chống bánphá giá nếu đơn kiện được đánh giá là cung cấp đầy đủ bằng chứng việc bán phá giá và nhữngtổn thất vật chất Uỷ ban châu Âu phải quyết định tiến hành điều tra hay khước từ đơn kiệntrong vòng 40 ngày kể từ khi nhận được đơn kiện.
Uỷ ban châu Âu (EC) sẽ cho đăng quyết định điều tra chống bán phá giá trên Công báo(The Official Journal of the European Communities) Quyết định này bao gồm tên sản phẩmsẽ bị điều tra, tên nước xuất xứ của sản phẩm đó và tóm tắt những thông tin EC đã nhận được,họ cũng nêu thời gian tiến hành điều tra, thời gian cho phép các bên hữu quan trình bày quanđiểm của họ;
Tổng vụ Thương mại thuộc Uỷ ban châu Âu tiến hành các cuộc điều tra chống bán phágiá Trong trường hợp liên quan đến Việt Nam, Uỷ ban châu Âu sẽ tìm một nước có nhữngđiều kiện tương tự với Việt Nam để xác định trị giá thông thường của mặt hàng đang bị điềutra Thường thường họ sẽ chọn các nước có giá cao hơn giá của các doanh nghiệp liên quancủa Việt Nam để làm tăng biên độ phá giá của các vụ điều tra.
Mặc dù vậy, các nhà xuất khẩu mặt hàng đang bị điều tra vẫn có thể làm đơn xin đượcxem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường (MES) nếu chứng minh được rằng họ hoạt độngtheo cơ chế kinh tế thị trường và không có sự can thiệp của nhà nước Nếu đơn xin công nhậnquy chế kinh tế thị trường được chấp nhận, giá trị thông thường sẽ được tính toán trên cơ sởcác thông tin về giá thành do nhà xuất khẩu cung cấp Trong trường hợp đơn xin công nhậnquy chế thị trường bị từ chối, các nhà xuất khẩu vẫn có thể tìm cách chứng minh họ hoạt độngkhông có sự can thiệp của nhà nước đối với đến giá xuất khẩu và như vậy họ có quyền yêucầu được đối xử riêng rẽ (IT) khi EU tính toán thuế chống bán phá giá.
Trong một số vụ điều tra liên quan đến nhiều nhà xuất khẩu, do rất khó hoàn thành đượcviệc điều tra trong một thời gian nhất định, EC có thể áp dụng việc lấy mẫu, tức là chọn mộtsố công ty để điều tra kỹ và kết quả điều tra các công ty mẫu này sẽ là cơ sở để xác định thực