Giải pháp khắc phục tình trạng bị kiện bán phá giá của hàng xuất khẩu Việt Nam.doc

15 1.4K 5
Giải pháp khắc phục tình trạng bị kiện bán phá giá của hàng xuất khẩu Việt Nam.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải pháp khắc phục tình trạng bị kiện bán phá giá của hàng xuất khẩu Việt Nam

MỞ ĐẦU …………………………………………………………… 2I. KHÁI NIỆM VỀ BÁN PHÁ GIÁ1. Khái niệm …………………………………………………. 32. Kiện chống bán phá giá …………………………………… 33. Quy trình xử lý vụ việc chống bán phá giá ………………. 44. Thuế chống bán phá giá …………………………………… 6II. TÌNH TRẠNG BỊ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ CỦA HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM1. Tình hình chống bán phá giá trên thế giới ………………. 72. Các vụ kiện bán phá giá hàng xuất khẩu Việt Nam …… 93. Những bất lợi Việt Nam gặp phải trong các vụ kiện …… 11III. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC1. Chủ động phòng chống các vụ kiện bán phá giá ………. 122. Các giải pháp đối phó với vụ kiện chống bán phá giá đã xảy ra ………………… 13KẾT LUẬN ……………………………………………………… 141 Trong bối cảnh tự do hóa thương mại ngày càng phát triển, các hàng rào thương mại cổ điển dần được tháo bỏ thì khái niệm bán phá giá và chống bán phá giá ngày càng phổ biến. Có thể thấy, với mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm gần 20% trong thời gian gần đây và việc một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đã bước đầu có được chỗ đứng vững chắc tại các thị trường lớn đã dẫn đến khả năng các vụ kiện chống bán phá giá ngày càng gia tăng. Điều này về lâu dài sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Thông qua các vụ kiện bán phá giá hàng xuất khẩu của Việt Nam giúp chúng ta rút ra bài học kinh nghiệm. Vì vậy, để giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực do các vụ kiện bán phá giá gây ra, các doanh nghiệp Việt Nam cần có các biện pháp không chỉ ứng phó có hiệu quả mà phải chủ động ngăn ngừa những nguy cơ xảy ra các vụ kiện chống bán phá giá. Bài tiểu luận nhằm tìm hiểu tình hình bị kiện bán phá giá của hàng xuất khẩu việt Nam qua đó xây dựng giải pháp khắc phục.Chúng tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của giảng viên bộ môn Kinh Tế Quốc Tế trong việc hướng dẫn làm bài. Chúng tôi cũng cảm ơn các anh chị trong thư viện trường tạo mọi điều kiện để cho chúng tôi tìm kiếm tài liệu liên quan, cùng tất cả các bạn đã đưa ra những câu hỏi, những ý kiến đóng góp giúp chúng tôi hoàn thành bản tiểu luận này.Trong quá trình làm bài không tránh khỏi những sai sót, mong nhận được những nhận xét, ý kiến phản hồi của Giảng viên và các bạn. Chúng tôi xin chân thành cám ơn.I. KHÁI NIỆM VỀ BÁN PHÁ GIÁ1. Khái niệm2 Bán phá giá xảy ra khi một công ty xuất khẩu một hàng hoá với giá thấp hơn giá trị thông thường trên thị trường nội địa của mình dẫn đến giá bán lẻ sản phẩm đó thấp hơn mặt bằng giá hợp lý của thị trường nước nhập khẩu. Mục đích bán phá giá nhằm tăng mức khai thác năng lực sản xuất dư thừa, tranh thị phần để tiến đến kiểm soát thị trường mục tiêu nhằm lũng đoạt giá cả, giành lợi nhuận cao trong tương lai.Trong WTO bán phá giá được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài đối với ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu. Nếu hành động bán phá giá này gây thiệt hại đáng kể cho các nhà sản xuất của nước nhập khẩu thì cơ quan chức năng của nước nhập khẩu có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá để bù đắp cho những thiệt hại do hành vi bán phá giá gây ra. 2. Kiện chống bán phá giáa. Vụ kiện bán phá giá là gì?Mặc dù thường được gọi là “vụ kiện” nhưng đây không phải thủ tục tố tụng tại Toà án mà là một thủ tục hành chính do cơ quan hành chính nước nhập khẩu thực hiện. Thủ tục này nhằm giải quyết một tranh chấp thương mại giữa một bên là ngành sản xuất nội địa và một bên là các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài; không liên quan đến quan hệ cấp chính phủ giữa hai nước xuất khẩu và nhập khẩu. Đối tượng của vụ kiện là một loại hàng hoá nhất định nhập khẩu từ một hoặc một số nước xuất khẩu.Trình tự, thủ tục và các vấn đề liên quan được thực hiện gần giống như trình tự tố tụng xử lý một vụ kiện tại toà. Khi kết thúc vụ kiện, nếu không đồng ý với quyết định cuối cùng của cơ quan hành chính, các bên có thể kiện ra Toà án.b. Những quy định về vấn đề chống bán phá giá:Các nguyên tắc về chống bán phá giá được quy định tại: − Điều VI Hiệp định chung về thuế quan và Thương mại (GATT): bao gồm các nguyên tắc chung− Hiệp định về chống bán phá giá (Agreement on Antidumping Practices): các quy tắc, điều kiện, trình tự thủ tục kiện - điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá cụ thể. Mỗi nước lại có quy định riêng về vấn đề chống bán phá giá (thường xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc chung liên quan của WTO). Các vụ kiện chống bán phá giá và việc áp thuế chống bán phá giá thực tế ở các nước tuân thủ các quy định nội địa này. c. Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá:Theo quy định của WTO thì việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá chỉ có thể thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi đa tiến hành điều tra, ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của cả 3 điều kiện sau:− Hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá (với biên độ phá giá không thấp hơn 2%).− Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại hoặc bị đe doạ thiệt hại đáng kể, ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.3 − Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại.3. Quy trình xử lý vụ việc chống bán phá giáTheo quy định của Pháp lệnh chống bán phá giá 20/PL-UBTVQH11, một vụ việc điều tra và xử lý chống bán phá giá có thể được tiến hành qua bốn giai đoạn: • Giai đoạn 1: Thẩm định hồ sơ và ra quyết định điều traNhà sản xuất nội địa đưa ra đơn kiện với các bằng chứng về việc bán phá giá và thiệt hại, xác định loại hàng hoá và danh tính các nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan. Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi xướng điều tra khi: − Đối tượng nộp đơn đáp ứng yêu cầu về tính đại diện − Có tương đối đủ bằng chứng về việc bán phá giá gây thiệt hại.• Giai đoạn 2: Điều tra sơ bộ và ra kết luận điều tra sơ bộ Việc điều tra được tiến hành theo hai nhóm vấn đề: − Xác định có bán phá giá hay không và biên độ phá giá. − Xác định việc bán phá giá có gây thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa hay không.Cơ quan điều tra sẽ gửi bảng câu hỏi cho bị đơn và các bên liên quan, thu thập và xác minh thông tin, bằng chứng liên quan. Các bên bảo vệ quyền lợi của mình chủ yếu qua việc trả lời bằng câu hỏi, cung cấp thông tin bổ sung cho cơ quan điều tra. Kết luận vụ kiện: Đưa ra kết luận sơ bộ về các vấn đề được điều tra. Áp dụng biện pháp tạm thời: Trường hợp kết luận khẳng định có tồn tại việc bán phá giá gây thiệt hại đáng kể, cơ quan có thẩm quyền có thể quyết định áp dụng biện pháp tạm thời (đặt cọc, ký quỹ hoặc thuế tạm thời) đối với hàng hoá nhập khẩu liên quan. Cam kết về giá: Vào bất kỳ giai đoạn nào sau khi có kết luận sơ bộ khẳng định có việc bán phá giá gây thiệt hại đáng kể, nhà xuất khẩu và cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu có thể thoả 4 thuận để đạt được cam kết về giá (nhà xuất khẩu cam kết tăng giá xuất khẩu lên hoặc ngưng xuất khẩu phá giá hoặc chấp nhận các quota…).Nếu cam kết về giá được chấp nhận việc điều tra sẽ xem như chấm dứt với nhà xuất khẩu đó (trừ khi họ yêu cầu tiếp tục việc điều tra).• Giai đoạn 3: Điều tra cuối cùng và ra kết luận cuối cùng Cơ quan điều tra tiếp tục tiến hành điều tra, xác minh lại các vấn đề trong kết luận sơ bộ và xem xét các bình luận, phản hồi từ các bên. Các phiên điều trần1 có thể được tổ chức để cơ quan điều tra trực tiếp nghe các bên trình bày lập luận của mình và trả lời lập luận của đối phươngKết luận cuối cùng: Cơ quan điều tra ra kết luận cuối cùng.• Giai đoạn 4: Áp dụng biện pháp chống bán phá giá và tiến hành rà soátCó 2 trường hợp: − Kết luận khẳng định (có bán phá giá gây thiệt hại đáng kể): áp thuế chống bán phá giá. Nếu biên độ phá giá dưới 2% hoặc việc áp thuế không phù hợp với lợi ích cộng đồng thì sẽ không áp thuế. − Kết luận phủ định (không bán phá giá và/hoặc không gây ra thiệt hại đáng kể): không áp thuế và hoàn trả các khoản đặt cọc. Rà soát hàng năm (rà soát lại): Được thực hiện theo yêu cầu của các bên liên quan để tính biên độ phá giá thực của các nhà xuất khẩu trong năm trước đó hoặc để điều chỉnh, chấm dứt mức thuế áp dụng.Rà soát tổng thể:Cơ quan điều tra thực hiện rà soát vào cuối thời hạn 5 năm kể từ khi áp dụng thuế hoặc kể từ khi rà soát lại để xác định chấm dứt áp thuế hay tiếp tục thêm 5 năm nữa.1 Phiên điều trần là buổi đối chất do cơ quan điều tra tiến hành trên cơ sở yêu cầu của các bên liên quan trong đó các bên liên quan được trình bày trực tiếp lập luận của mình, nghe đối phương trình bày lập luận và được trả lời các lập luận của đối phương.5 Hình 1: Trình tự tiến hành một vụ kiện bán phá giáNguồn: Cục quản lý cạnh tranh 4. Thuế chống bán phá giá:Thuế bán phá giá là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu thông thường) nhằm vô hiệu hóa việc bán phá giá, bù đắp những tổn thất do bán phá giá gây ra cho các doanh nghiệp của nước nhập khẩu. Thuế chống phá giá được ra đời từ những năm đầu của thế kỷ 20, trước hết tại Canada (1904), sau đó đến New Zealand (1905), Australia (1906), Mỹ (1914).Về nguyên tắc, mức thuế chống bán phá giá được tính riêng cho từng nhà xuất khẩu nước ngoài và không cao hơn biên phá giá của họ; Trường hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài không được lựa chọn để tham gia cuộc điều tra thì mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho họ không cao hơn biên phá giá trung bình của tất cả các nhà xuất khẩu được chọn.6 Có hai cách xác định thời điểm tính mức thuế chính thức:− Tính thuế cho khoảng thời gian sắp tới (EU): Mức thuế chính thức sẽ được xác định ngay trong quyết định áp thuế ban hành khi kết thúc điều tra và có hiệu lực cho hàng hoá liên quan nhập khẩu trong khoảng thời gian sau đó; − Tính thuế cho khoảng thời gian đã qua (Hoa Kỳ): Mức thuế nêu tại quyết định áp thuế ban hành chỉ là tạm thời; hết mỗi năm kể từ ngày có Quyết định này, cơ quan điều tra sẽ xác định biên phá giá thực tế của các nhà xuất khẩu trong năm đó và quyết định mức thuế chính thức cho họ (nếu mức này cao hơn mức thuế tạm tính thì doanh nghiệp phải nộp bổ sung; nếu thấp hơn sẽ được hoàn trả).Theo quy định của WTO, dù theo cách tính nào thì cứ tròn 01 năm kể từ ngày có Quyết định áp thuế, các bên liên quan trong vụ kiện đều có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền rà soát lại để giảm, tăng mức thuế hoặc chấm dứt việc áp thuế. II. TÌNH TRẠNG BỊ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ CỦA HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM1. Tình hình chống bán phá giá trên thế giới Trên cơ sở điều tra hàng năm của WTO đã có 208 vụ khởi kiện chống bán phá giá mới trong năm 2008, so với 163 vụ trong năm 2007 và 202 vụ năm 2006. Hình 2: Anti – Dumping – Number of Investigations InitiatedSố vụ chống bán phá giá không tăng, nhưng xu hướng các nước giàu áp dụng rào cản đối với hàng hoá nhập khẩu đến từ các nước nghèo lại tăng mạnh. Liên minh châu Âu, Ấn Độ và Mỹ đứng đầu danh sách các nước áp dụng biện pháp chống bán phá giá, còn Trung Quốc luôn đứng đầu danh sách các nước có hàng bị kiện bán phá giá, tiếp theo là Hàn Quốc, Malaysia, Nga và Thái Lan. 7 Bảng 1: Những nước thành viên WTO tiến hành kiện chống bán phá giá nhiều nhất (tính từ 1/1/1995 đến 31/12/2007)Tên nước Số vụ điều tra Số vụ áp dụng biện pháp chống bán phá giáSố vụ bị kiện ra WTOẤn Độ 508 355 3Hoa Kỳ 402 245 25EU 372 244 5Achentina 222 161 3Nam Phi 205 121 2Tất cả thành viên WTO 3210 2049 59Bảng 2: Những nước thành viên WTO bị kiện chống bán phá giá nhiều nhất (tính từ 1/1/1995 đến 31/12/2007)Tên nước Số vụ điều tra Số vụ áp dụng biện pháp chống bán phá giáTrung Quốc 597 423Hàn Quốc 243 143Hoa Kỳ 181 101Đài Loan 178 112Nhật Bản 141 103Indonesia 135 76Ấn độ 130 78Thái Lan 129 80Nga 105 88Các vụ kiện bán phá giá tập trung chủ yếu vào ngành hóa chất, tiếp đến là các nguyên vật liệu cơ bản như sắt, thép, nhôm và giày da.Hình 3: Những sản phẩm trong cuộc điều tra chống bán phá giá8 Nguồn: Tổ chức thương mại thế giới 2. Các vụ kiện bán phá giá hàng xuất khẩu Việt NamMặc dù không phải là mục tiêu lớn của các vụ kiện chống bán phá giá nhưng với năng lực xuất khẩu ngày càng tăng và với lợi thế cạnh tranh chủ yếu về giá, nhiều loại hàng hoá Việt Nam đang phải đối mặt ngày càng nhiều hơn với những nguy cơ kiện chống bán phá giá ở các thị trường. Từ năm 1994 đến nay đã có hơn 37 vụ kiện về thương mại chống lại Việt Nam, trong đó đa số các vụ về chống bán phá giá. Liên minh châu Âu trở thành thị trường khó tính nhất với 10 vụ. Trước đây chỉ có những nước phát triển như Mỹ, EU . kiện chúng ta, nhưng gần đây có cả những nước đang phát triển như Ấn Độ, Ai Cập… Diện mặt hàng bị kiện ngày càng mở rộng, từ những mặt hàng có kim ngạch nhỏ đến lớn.Bảng 3: Thống kê các vụ kiện chống bán phá giáViệt Nam có liên quanNămThứ tự vụ kiệnMặt hàngNước kiệnQuá trình điều traBiện pháp tạm thờiBiện pháp cuối cùngNgày Tỉ lệ Thời gian200934 Máy điều hòaThổ Nhĩ KỳChưa có kết luận33 Đĩa ghi DVDẤn ĐộChưa có kết luận32 Túi nhựa PEHoa Kỳ52.30% - 76.11% Áp thuế chống bán phá giá tạm thời31Giầy và đế giày cao suCanadaVụ kiện chấm dứt do không có thiệt hại liên quan tới phá giá (25/09/2009)30 GiầyBraxinRút đơn kiện do số lượng hàng nhỏ200829 Sợi vảiẤn ĐộChưa có kết luận28 Lò xo không bọcHoa Kỳ116,31%27 Vải nhựaThổ Nhĩ Kỳ1.16 USD/kg200726 Đĩa ghiẤn ĐộRitek: (3.04 Rupi/ cái). Các công ty khác (3.23 Rupi/cái)25Đèn huỳnh quangẤn Độ19,5 – 72,16 INR/cái24 Bật lửa gaThổ Nhĩ KỳKhông áp thuế vì không có bằng chứng về việc lẩn tránh thuế chống bán phá giá9 200623 Giày mũ vảiPeruKhông áp thuế vì không có bằng chứng về thiệt hại22 Dây curoa Thổ Nhĩ Kỳ31/3/2007 4,55 US$/kg 5 năm200521Nan hoa xe đạp, xe máyArgentina81% 24/6/2007 81% 5 năm20Đèn huỳnh quangAi Cập0,36-0,43 USD/cái 22/8/2006 0,32 USD/cái 5 năm19 Giày mũ daEU14,2-16,8% 5/10/2006 10% 2 năm200418 Ván lướt sóngPeru5,2 USD/ chiếc17Đèn huỳnh quangEU 66,1 % Hàng hóa được chuyển tư Trung Quốc sang Việt Nam rồi xuất khẩu vào EU để trốn thuế chống bán phá giá16 Chốt cài inoxEU7,7 %15 Ống tuýt thépEUĐơn kiện bị rút lại14 Xe đạpEU15,8 %- 34,5 %13 Lốp xeThổ Nhĩ Kỳ29- 49%12Vòng khuyên kim loạiEU 51,2 %- 78,8 % Hàng hóa được chuyển tư Trung Quốc sang Việt Nam rồi xuất khẩu sang EU để trốn thuế chống bán phá giá200311 TômHoa Kỳ12,11- 93,13% 4,13- 25,76%Rà soát hành chính (POR1)10 Ô xít kẽmEU 28%Hàng hóa được chuyển tư Trung Quốc sang Việt Nam rồi xuất khẩu sang EU để trốn thuế chống bán phá giá20029 Cá da trơnHoa Kỳ 36,84%-63,88%Kêt quả rà soát lần 1: CATACO (80,88%); Các công ty V N khác (63,88%); Vinh Hoan (6,81%) Đang trong giai đoạn rà soát lần 28 Bật lửa gaHàn QuốcĐơn kiện bị rút lại7 Bật lửa gaEUĐơn kiện bị rút lại6Giày và đế giày không thấm nướcCanadaVụ kiện chấm dứt do không có bằng chứng về thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa của EU2001 5 TỏiCanada1,48 CAD/kg2000 4 Bật lửa gaBaLan0,09 Euro/cái10 [...]... chọn biện pháp, quy tắc tính toán với doanh nghiệp Việt Nam nữa mà phải hành động trong khuôn khổ những điều kiện nhất định III GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BỊ KIỆN BÁN PHÁ GÍA Về nguyên tắc, kiện chống bán phá giá là công cụ được sử dụng để đối phó với các hiện tượng bán phá giá (cạnh tranh không lành mạnh) từ nước ngoài gây thiệt hại Trên thực tế, đằng sau các biện pháp chống bán phá giá là việc... nhau 12 Đây là biện pháp để hạn chế tầm ảnh hưởng của luật chống bán phá giá đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tận dụng thị trường giảm nguy cơ bị kiện Khối lượng sản phẩm nhỏ hơn sẽ giảm khả năng bị kiện gây thiệt hại cho nền sản xuất nước nhập khẩu và được coi là hàng nhập khẩu không gây ảnh hưởng Thuế chống bán phá giá sẽ không áp dụng lên tất cả các mặt hàng • Về việc hợp... trọng trong điều tiết xuất khẩu khi phát hiện một thị trường xuất khẩu quá nóng (2) Bộ máy quản lý chống bán phá giá phải tiếp tục được kiện toàn và mang tính chuyên nghiệp cao, hỗ trợ kỹ thuật chống bán phá giá, phổ biến kiến thức, đào tạo chống bán phá giá quốc tế đến doanh nghiệp Kích thích phát triển các công ty luật, nâng cao trình độ các luật sư, nhà quản trị về chống bán phá giá, tăng lượng nhân... không thể thắng trong vụ kiện nhà sản xuất nên cố gắng giành được mức bán phá giá thấp nhất Chủ động thương lượng với chính phủ của nước khởi kiện thực hiện cam kết giá nếu thực sự doanh nghiệp có hành vi phá giá, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp cùng ngành hàng của nước nhập khẩu Cam kết giá có ưu điểm là nhanh chóng hơn, ít tốn kém và các nhà sản xuất, xuất khẩu ở nước bị kiện sẽ được hưởng phần... nghiệp Việt Nam nếu bị kiện sẽ bất lợi hơn bởi trong cam kết gia nhập WTO, Việt Nam chấp nhận bị xem là nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm kể từ ngày gia nhập Cam kết của Việt Nam về phương pháp tính toán giá − Nếu doanh nghiệp Việt Nam bị điều tra chứng minh được ngành sản xuất của mình hoạt động theo các điều kiện kinh tế thị trường thì cơ quan điều tra phải sử dụng giá và chi phí ở Việt Nam... tế để các số liệu của doanh nghiệp được cơ quan điều tra chấp nhận sử dụng khi tính toán biên phá giá − Lưu giữ tất cả các số liệu, tài liệu có thể làm bằng chứng chứng minh không bán phá giá Có quỹ dự phòng đảm bảo các chi phí theo kiện tại nước ngoài; • Nhóm giải pháp khác: Tăng cường áp dụng các biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu thay cho cạnh tranh bằng giá thấp (đầu tư nâng... phá giá là việc bảo vệ ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu trước sự gia tăng của hàng nhập khẩu giá rẻ Chính phủ và Doanh nghiệp cần phối hợp trong việc chủ động phòng tránh và đối phó với các vụ kiện bán phá giá 1 Chủ động phòng tránh các vụ kiện bán phá giá • Đàm phán: Chính phủ tích cực triển khai đàm phán song phương, đa phương để tranh thủ nhiều nước thừa nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế... nghiệm đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá và hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động của các hiệp hội 2 Các giải pháp đối phó với vụ kiện chống bán phá giá đã xảy ra • Về phía chính phủ: Chính phủ cần tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong kháng kiện, thành lập quỹ trợ giúp theo đuổi các vụ kiện để hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp kháng kiện và cung cấp 2 Một sản phẩm xuất khẩu với khối lượng lớn... ảnh hưởng của luật này và giảm thiểu được thế bị động − Dự báo danh mục các ngành hàng và các mặt hàng có khả năng bị kiện phá giá để có sự phòng tránh cần thiết − Xây dựng một chính sách giá hợp lý: + Đảm bảo sự thống nhất về mức giá giữa các thị trường xuất khẩu khác nhau, giữa thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa + Đảm bảo được tính cạnh tranh của sản phẩm (mức độ cạnh tranh của mức giá đó tại... kiện tôm có “Liên minh hành động ngành thương mại công nghiệp tiêu dùng Mỹ” (CITAC) “Hiệp hội các nhà nhập khẩu và phân phối tôm Mỹ” (ASDA) đứng về phía các doanh nghiệp Việt Nam chống lại vụ kiện bán phá giá của Mỹ 14 Bán phá giá và chống bán phá giá là một trong những vấn đề nổi bật trong thương mại quốc tế hiện nay Các doanh nghiệp Việt nam cũng bị cuốn vào những hoạt động liên quan đến vấn đề bán . 44. Thuế chống bán phá giá …………………………………… 6II. TÌNH TRẠNG BỊ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ CỦA HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM1 . Tình hình chống bán phá giá trên thế giới. thuế. II. TÌNH TRẠNG BỊ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ CỦA HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM1 . Tình hình chống bán phá giá trên thế giới Trên cơ sở điều tra hàng năm của WTO đã

Ngày đăng: 25/10/2012, 16:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan