1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÃ HỘI INTERNET VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

28 626 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 194 KB

Nội dung

DẪN NHẬP 0.1. Lý do chọn đề tài Sự phát triển bùng nổ của kết nối mạng Internet và các điều kiện triển khai Internet băng thông rộng trong những năm gần đây đã thật sự tạo nên những thay đổi lớn lao trong đời sống văn hóa của nhân loại. Internet được phổ biến trong xã hội, trở thành một nền tảng, một chuẩn kết nối (Internet base) các máy tính trên thế giới và tạo ra một “xã hội ảo”, tạo ra một “cộng đồng ảo” và làm thay đổi cảnh quan văn hoá mới. Internet đã xác lập không chỉ một môi trường kết nối các máy tính trên phạm vi toàn cầu, mà còn định hình một kỷ nguyên mới trong đời sống văn hóa nhân loại – kỷ nguyên Internet. Sự phát triển của Internet không chỉ là một vấn đề kỹ thuật thuần túy, mà còn là một vấn đề xã hội. Internet trở thành môi trường sống, môi trường làm việc, môi trường học tập, môi trường giao tiếp, môi trường sáng tạo nghệ thuật, môi trường bảo tồn văn hóa, môi trường hoạt động kinh doanh,… của nhân loại. Internet thật sự là một xã hội với nhiều biểu hiện và giá trị đa dạng. Hầu như tất cả các sắc thái của xã hội thực đều được tìm thấy trong xã hội Internet. Ở Việt Nam, tốc độ tăng trưởng Internet vượt bậc những năm gần đây đã từng đưa Việt Nam vào top 20 của thế giới (năm 2008) và top 5 của châu Á (năm 2007) về số người sử dụng Internet. Theo Sách Trắng Internet Việt Nam, tính đến hết quý III2012, Internet Việt Nam có 31.196.878 người sử dụng, chiếm tỉ lệ 35,49% dân số. Xã hội Internet Việt Nam đã thật sự hình thành. Những đặc tả về xã hội và văn hoá Internet Việt đến nay còn chưa được cụ thể, chưa được rõ ràng. Đặc biệt, mối quan hệ cũng như những ảnh hưởng qua lại giữa xã hội – văn hoá Internet với văn hoá Việt Nam hiện nay cũng chưa được nghiên cứu nhiều. Trong bối cảnh mà Internet đang trở thành một nguồn lực quan trọng cho sự phát triển của xã hội hiện đại, việc nhận diện kịp thời các vấn đề về xã hội và văn hoá Internet trong mối quan hệ với xã hội và văn hoá thực ở Việt Nam đã trở nên cấp bách. Luận án “Xã hội Internet và văn hoá Việt Nam đương đại” mong muốn giúp nhận diện một bức tranh toàn cục về xã hội Internet Việt, từ đó nhận chân các biểu hiện và giá trị văn hoá đặc thù mới phát sinh trong cộng đồng người dùng Internet Việt Nam.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ________________________________________________________________ PHẠM THỊ THÚY NGUYỆT XÃ HỘI INTERNET VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 62.31.70.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2014 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN __________________________________________ 1. Sự phát triển của xã hội Internet ở Việt Nam và vấn đề hạn chế tác hại của Internet đối với học sinh. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Tính tự chủ của học sinh trong thời đại đa truyền thông”. NXB Tổng hợp Đồng Nai 5/2011. 2. Internet và vai trò là tác nhân biến đổi văn hóa ở Việt Nam. Tập san Khoa học Xã hội & Nhân văn, Trường Đại học KHXH và NV TP.HCM, số 50 6/2011. 3. Sự chuyển dịch văn hoá truyền thống vào đời sống Internet ở Việt Nam. Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, ISBN 0866-8655, số 340 10/2012, tr. 26-29. 4. Đặc tả xã hội Internet Việt Nam. Tạp chí Phát triển nhân lực, ISBN 1859-2732, số 4(35) 2013, tr.56-67. ________________________________________ Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. TRẦN NGỌC THÊM Phản biện 1: ______________________________________ Phản biện 2: ______________________________________ Phản biện 3: ______________________________________ Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đào tạo họp tại _______________________________ _________________________________________________ vào hồi ___ giờ ___ , ngày ___ tháng ___ năm ________ Phản biện độc lập 1: _______________________________ Phản biện độc lập 2: _______________________________ Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện Trường Đại học KHXH&NV – Đại học Quốc gia TP.HCM DẪN NHẬP 0.1. Lý do chọn đề tài Sự phát triển bùng nổ của kết nối mạng Internet và các điều kiện triển khai Internet băng thông rộng trong những năm gần đây đã thật sự tạo nên những thay đổi lớn lao trong đời sống văn hóa của nhân loại. Internet được phổ biến trong xã hội, trở thành một nền tảng, một chuẩn kết nối (Internet base) các máy tính trên thế giới và tạo ra một “xã hội ảo”, tạo ra một “cộng đồng ảo” và làm thay đổi cảnh quan văn hoá mới. Internet đã xác lập không chỉ một môi trường kết nối các máy tính trên phạm vi toàn cầu, mà còn định hình một kỷ nguyên mới trong đời sống văn hóa nhân loại – kỷ nguyên Internet. Sự phát triển của Internet không chỉ là một vấn đề kỹ thuật thuần túy, mà còn là một vấn đề xã hội. Internet trở thành môi trường sống, môi trường làm việc, môi trường học tập, môi trường giao tiếp, môi trường sáng tạo nghệ thuật, môi trường bảo tồn văn hóa, môi trường hoạt động kinh doanh, … của nhân loại. Internet thật sự là một xã hội với nhiều biểu hiện và giá trị đa dạng. Hầu như tất cả các sắc thái của xã hội thực đều được tìm thấy trong xã hội Internet. Ở Việt Nam, tốc độ tăng trưởng Internet vượt bậc những năm gần đây đã từng đưa Việt Nam vào top 20 của thế giới (năm 2008) và top 5 của châu Á (năm 2007) về số người sử dụng Internet. Theo Sách Trắng Internet Việt Nam, tính đến hết quý III/2012, Internet Việt Nam có 31.196.878 người sử dụng, chiếm tỉ lệ 35,49% dân số. Xã hội Internet Việt Nam đã thật sự hình thành. Những đặc tả về xã hội và văn hoá Internet Việt đến nay còn chưa được cụ thể, chưa được rõ ràng. Đặc biệt, mối quan hệ cũng như những ảnh hưởng qua lại giữa xã hội – văn hoá Internet với văn hoá Việt Nam hiện nay cũng chưa được nghiên cứu nhiều. Trong bối cảnh mà Internet đang trở thành một nguồn lực quan trọng cho sự phát triển của xã hội hiện đại, việc nhận diện kịp thời các vấn đề về xã hội và văn hoá Internet trong mối quan hệ với xã hội và văn hoá thực ở Việt Nam đã trở nên cấp bách. Luận án “Xã hội Internet và văn hoá Việt Nam đương đại” mong muốn giúp nhận diện một bức tranh toàn cục về xã hội Internet Việt, từ đó nhận chân các biểu hiện và giá trị văn hoá đặc thù mới phát sinh trong cộng đồng người dùng Internet Việt Nam. 0.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề nghiên cứu xã hội và văn hoá Internet đã sớm được quan tâm trong giới học thuật quốc tế, ngay cả khi Internet còn chưa tìm được sự phát triển bùng nổ. Năm 1978, năm cuốn sách “The Network Nation” xuất bản, có thể được xem là mốc đánh dấu điểm khởi đầu của các hoạt động nghiên cứu chính thức về xã hội và văn hóa Internet. Kể từ năm 1990, sự phổ biến nhanh chóng của Internet đã bắt đầu thu hút sự chú ý nhiều hơn của các nhà khoa học xã hội và nhân văn chuyên ngành, đặc biệt là giới nghiên cứu truyền thông. Các chủ đề chính được giới học thuật quan tâm trong lĩnh vực nghiên cứu Internet thường bao gồm những chủ đề về kỹ thuật (kiến trúc Internet, bảo mật,…), về xã hội và văn hoá Internet (văn hóa ảo, tác động xã hội của Internet, các mạng xã hội mới, xã hội trực tuyến, tương tác xã hội trên Internet, cộng đồng trực tuyến, giao tiếp qua trung gian máy tính (CMC), quyền kỹ thuật số (digital rights),văn hóa mã nguồn mở… Đặc biệt, kể từ sau thời kỳ bùng nổ Internet băng thông rộng trên phạm vi toàn cầu và sự phát triển vượt bậc của công nghệ web ở thập niên đầu thế kỷ XXI, xã hội Internet phát triển nhanh và được thừa nhận ở nhiều khu vực và quốc gia chính là nguyên nhân thúc đẩy các trường đại học, các nhà nghiên cứu xã hội và văn hóa quan tâm. Chủ đề đầu tiên về xã hội và văn hóa Internet được quan tâm là vấn đề nhận diện xã hội Internet, văn hóa Internet và các đặc tính của nó. Một chủ đề khác là vấn đề giao tiếp qua trung gian máy tính (computer-mediated communication - CMC). Steven Jones (1994) là một trong những tác giả đầu tiên đề nghị áp dụng một loạt các lý thuyết có nguồn gốc từ xã hội học, nghiên cứu truyền thông và nhân học để lý giải xã hội mạng như một không gian có cấu trúc và có bản sắc. Những vấn đề cụ thể về văn hóa kỹ thuật số (digital culture) cũng được đề cập đến. Một số tác giả quan tâm đến Internet dưới góc nhìn chính trị và bàn đến chủ đề “quốc gia ảo” (cybernation). Năm 1997 là năm có nhiều công trình nổi bật và bao quát về nghiên cứu Internet theo hướng xã hội – văn hóa. David Whittle (1997) là tác giả được xem là người đầu tiên tìm hiểu toàn diện và phân tích sâu sắc, lý giải triệt để nhiều vấn đề về tiềm năng của không gian. Khía cạnh bản sắc của xã hội Internet cũng được chú ý đến trong một số công trình nghiên cứu ngay từ thập niên cuối của thế kỷ XX. Trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, bối cảnh phát triển Internet trên thế giới đã thay đổi toàn diện, xã hội Internet mang tính quốc tế hoá rõ ràng hơn nhờ sự mở rộng các điều kiện truy cập Internet ở nhiều quốc gia. Có lẽ vì thế, các chủ đề nghiên cứu về xã hội Internet và văn hoá Internet giai đoạn này bắt đầu tập trung nhiều hơn vào những vấn đề liên quan đến các đặc điểm đa ngôn ngữ, đa văn hoá và ảnh hưởng toàn cầu hoá của Internet, dù không hẳn là không được bàn đến từ trước đó. D. Block (2004) đề cập đến vai trò và ảnh hưởng của Internet đối với quá trình toàn cầu hóa trong “Globalization, Transnational Communication and the Internet”. Ở góc độ xã hội học Internet, những vấn đề được quan tâm thường là những vấn đề liên quan đến sự phân hóa xã hội, đặc biệt sự phân hóa xã hội theo lứa tuổi trong xã hội Internet, hay những vấn đề liên quan đến các đặc trưng nhóm người dùng trong xã hội Internet. Ở góc độ văn hóa học, có hai nhóm vấn đề về văn hóa Internet được quan tâm nhất là: 1) những tập quán văn hóa Internet mới định hình trong xã hội Internet; và 2) những biến đổi văn hóa của xã hội do tương tác giữa xã hội Internet và xã hội thực. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về xã hội Internet và văn hóa Internet hầu như chỉ mới là những phác thảo ý tưởng, được công bố trong một số công trình có tính giới thiệu tổng quát và hướng dẫn ban đầu về Internet hoặc được nêu lên trên các diễn đàn trực tuyến hoặc các website. Sang đầu những năm 2010, xã hội Việt Nam bắt đầu chú ý nhiều hơn vào những vấn đề xã hội và văn hóa Internet. Đã có một số công trình nghiên cứu xã hội học về ảnh hưởng và tác động của Internet đến người Việt, đặc biệt là đến giới trẻ. Đề tài nghiên cứu “Xã hội Internet và văn hóa Việt Nam đương đại” và vấn đề cụ thể mà luận án này quan tâm trên thực tế chưa có các công trình nghiên cứu trực tiếp tiến hành, đặc biệt là ở Việt Nam. 0.3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận án đặt ra năm vấn đề cần quan tâm: - Nhận diện đặc điểm và giá trị văn hóa riêng của xã hội Internet. - Các lĩnh vực đời sống đã phát triển trong xã hội Internet và bị biến đổi như thế nào bởi ảnh hưởng của xã hội này? - Liệu có thể có “bản sắc văn hóa” trong xã hội Internet? - Xã hội Internet tác động trở lại làm thay đổi xã hội thực như thế nào? Xã hội thực chịu ảnh hưởng thế nào của xã hội Internet? - Nhận diện những hiện tượng va chạm văn hóa trong quá trình phát triển xã hội Internet ở Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu của luận án là mối quan hệ tương tác giữa xã hội Internet (với cả nghĩa rộng là xã hội Internet nói chung và nghĩa hẹp là xã hội Internet Việt Nam) với văn hoá Việt Nam và kết quả của sự tương tác đó. Khái niệm “văn hoá Việt Nam” được đề cập trong luận án này được hiểu là kết quả tích hợp bao gồm cả các giá trị truyền thống lâu đời được thừa nhận và các giá trị mới hình thành nhưng đã ổn định trong nền văn hoá Việt Nam trước khi có sự ảnh hưởng rõ rệt của xã hội Internet. Thuật ngữ “đương đại” được luận án sử dụng theo nghĩa “đang hiện hữu”, tức là bao gồm những gì đang diễn ra và cả những gì là truyền thống vẫn đang còn tồn tại hiện nay. Đề tài quan tâm trực tiếp đến những hiện tượng xã hội Internet có liên quan đến người dùng Việt Nam và tiếng Việt. Về thời gian, luận án chủ yếu quan sát các hoạt động của xã hội Internet Việt Nam kể từ năm 2005 đến nay, tức là kể từ khi xã hội Internet Việt Nam phát triển nhanh nhờ những tiến bộ vượt bậc về Internet băng thông rộng ở Việt Nam. Luận án chọn các môi trường dịch vụ Internet có tính công cộng, cho phép người nghiên cứu thâm nhập và thực hiện khảo sát trên diện rộng như website, diễn đàn, phòng chat công cộng, mạng xã hội, trò chơi trực tuyến. Cụ thể: 123 website chính quyền, doanh nghiệp, trường học, tổ chức đoàn thể, xã hội; 54 diễn đàn trực tuyến; mạng xã hội Facebook, ZingMe; dịch vụ chat Yahoo Messenger; mạng blog Yahoo, WordPress; trò chơi trực tuyến BarnBuddy, Võ lâm truyền kỳ. 0.4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu - Phương pháp hệ thống-cấu trúc: được sử dụng để nghiên cứu bao quát và toàn diện về xã hội và văn hoá Internet, quan sát đầy đủ các thành phần của hệ thống văn hoá Internet. - Phương pháp liên ngành: được sử dụng để tổng hợp các thông tin và kết quả nghiên cứu của những ngành có liên quan như văn hóa học, xã hội học, tâm lý học, nghiên cứu truyền thông. - Phương pháp so sánh: được sử dụng để phân tích những tương đồng và khác biệt giữa các hiện tượng và giá trị văn hoá. - Phương pháp điền dã: được sử dụng để thâm nhập thực tế, và với đề tài này, phương pháp điền dã được sử dụng là điền dã trực tuyến thông qua các hình thức truy cập Internet khác nhau và đóng vai để thâm nhập bối cảnh của xã hội Internet. - Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: Khảo sát trực tuyến trên diện rộng về “Văn hóa Internet” với 1.086 người tham gia trả lời, trong đó có 65% nữ, 76% ở độ tuổi 18 – 30, 42% học sinh, sinh viên, 28% thuộc giới văn phòng, 14% ở Hà Nội, 61% ở TP.HCM, 23% ở các tỉnh thành khác và 2% ở nước ngoài. Ngoài ra, luận án còn thực hiện một khảo sát bổ sung là “Khảo sát Internet riêng tư” và một vài khảo sát nhỏ khác trên Facebook. Về tư liệu nghiên cứu, chúng tôi khai thác chủ yếu là nguồn tư liệu trực tuyến công cộng trên Internet trong các website, các diễn đàn, phòng chat, blog, mạng xã hội. 0.5. Bố cục luận án Chương 1 “Cơ sở lý luận và thực tiễn” trình bày các vấn đề và khái niệm liên quan đến Internet, xã hội Internet và văn hoá Internet, làm tiền đề cho những bàn luận và phân tích ở hai chương tiếp theo. Chương 2 “Quan hệ giữa xã hội Internet với văn hoá Việt Nam”, tập trung nhận diện và phân tích mối quan hệ và tương tác giữa xã hội Internet với văn hoá Việt Nam thông qua một phân tích hệ thống về tiểu văn hoá Internet Việt Nam và lập danh sách các thế đối lập văn hoá giữa xã hội Internet với văn hoá Việt Nam. Chương 3 “Một số biến đổi văn hoá Việt Nam dưới tác động của xã hội Internet” nhận diện và phân tích các biến đổi văn hoá Việt diễn ra trên ba bình diện: văn hoá cá nhân, văn hoá cộng đồng và văn hoá gia đình. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Từ INTERNET đến XÃ HỘI và VĂN HOÁ INTERNET 1.1.1. Tổng quan về Internet Internet là một hệ thống toàn cầu của các mạng máy tính kết nối với nhau dựa trên việc cùng sử dụng bộ chuẩn giao thức Internet (TCP/IP) để phục vụ cho hàng tỷ người dùng trên toàn thế giới. Internet thực chất là một “siêu mạng máy tính”, tích hợp của nhiều máy tính và mạng máy tính khác nhau bao gồm mạng của cá nhân, của tổ chức công cộng, của doanh nghiệp, của cơ quan học thuật, và của chính phủ, từ phạm vi địa phương đến phạm vi toàn cầu, được liên kết bởi nhiều công nghệ kết nối điện tử khác nhau. Vì thế, Internet chứa một nguồn tài nguyên và dịch vụ thông tin rộng lớn. Khả năng hội tụ công nghệ đã đem lại cho Internet ngày nay một diện mạo phong phú hơn rất nhiều và khiến nó trở nên gần gũi và hiện hữu rõ ràng hơn với đời sống con người. Ngoài máy tính, Internet đã có mặt ở hầu hết các loại thiết bị điện tử sinh hoạt khác như tivi, máy in, máy photocopy, máy fax, máy nghe nhạc, điện thoại di động, thậm chí là ở đồng hồ, kính đeo mắt, và tương lai còn là các vật dụng theo thiết kế IoT. Internet cũng được phân phối trên các môi trường khác nhau như mạng điện thoại hữu tuyến, mạng điện thoại không dây, đường lưới điện, cáp truyền hình, sóng vệ tinh,… Sự phát triển vượt bậc của công nghệ kỹ thuật số cũng cho phép con người tích hợp vào Internet một khối lượng dữ liệu khổng lồ thông qua con đường số hoá, và phát triển năng lực truyền thông của Internet tiến nhanh về phía truyền thông đa phương tiện (multimedia). Internet với vai trò trung gian kết nối các máy tính và các mạng máy tính với nhau, thêm vào đó là hình thức tồn tại của Internet ngày nay vô cùng phong phú, đa dạng như vừa nêu khiến việc xác định một ranh giới rõ ràng về Internet với các phương tiện truyền thông khác trở nên rất “mờ”. Đến mức, nhiều nhà nghiên cứu đã gọi Internet bằng những cái tên đặc biệt. Ví dụ, mạng Internet đã được gọi là “siêu phương tiện truyền thông” (super- medium) theo cách gọi của Jansson, là “phương tiện truyền thông siêu việt” (meta-medium) theo cách gọi của Fagerjord, hay là “phương tiện truyền Trang 1 [...]... giới trẻ đối với văn hoá Internet đang hình thành 2.2 Các thế đối lập văn hóa giữa xã hội Internet với văn hóa Việt Nam Xã hội thực và xã hội Internet đang cùng tồn tại trong mối quan hệ tác động qua lại, và cũng đang tồn tại những giá trị đối ngược nhau cần được nhận diện Các thế đối lập chính giữa xã hội thực và xã hội Internet mà luận án chỉ ra bao gồm: đối lập văn hóa ưu tú – văn hóa đại chúng, đối... (time-space compression) Chương 2 QUAN HỆ GIỮA INTERNET VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM 2.1 Internet như một tiểu văn hóa trong văn hóa Việt Nam Văn hoá Internet Việt Nam đã thật sự trở thành một tiểu văn hoá với những đặc điểm riêng rõ nét trong nền văn hoá Việt Nam Bản thân tiểu văn hoá Internet với tư cách là một thành phần mới trong lòng hệ thống văn hoá Việt Nam vừa nhận những tác động từ hệ thống lớn đến... tiểu văn hoá Internet với văn hoá Việt Nam phần nào được hình dung thông qua những vấn đề về nhận thức, về tổ chức, về ứng xử của người Việt hiện nay đối với Internet 2.1.1 Nhận thức về Internet Vốn là một thành tựu của trình độ kỹ thuật hiện đại và văn minh phương Tây, khi được dung nạp vào xã hội giàu truyền thống văn minh nông nghiệp như xã hội Việt Nam, Internet được tiếp nhận với những nhận thức văn. .. hình thành một cách rõ ràng như: đạo đức và trách nhiệm xã hội, quy ước xã hội, luật lệ, nghi thức xã hội, tập quán xã hội và hoạt động xã hội Những yếu tố này cũng ngày càng được đẩy mạnh tốc độ hoàn thiện để tạo dựng những nền móng vững chắc hơn cho sự phát triển của xã hội Internet Có thể nói, giai đoạn đầu “hỗn mang” của xã hội Internet đã ở phía sau Xã hội Internet đã được “cấu hình” rành mạch với... làng xã – toàn cầu hóa, đối lập đồng nhất bản sắc – đa dạng cá nhân hóa Trang 13 Chương 3 MỘT SỐ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA XÃ HỘI INTERNET 3.1 Một số biến đổi văn hóa cá nhân dưới tác động của xã hội Internet 3.1.1 Văn hóa thể hiện bản thân Văn hóa cá nhân được hiểu là những gì liên quan đến nhận thức về giá trị bản thân, hoạt động và tương tác của cá nhân, là lối sống, phong cách và. .. thành một bộ phận quan trọng của văn hoá Việt Nam đương đại Xã hội Internet Việt Nam phát triển với tốc độ rất nhanh trong những năm gần đây, các năng lực người dùng Internet Việt cũng tăng trưởng đáng kể khiến cho các kết nối xã hội trong môi trường Internet càng ngày càng trở nên phổ biến Văn hoá Internet Việt định vị một cách rành mạch trong lòng hệ thống văn hoá Việt Nam với những giá trị đặc thù... đáo các đặc tính văn hóa hoàn toàn khác biệt của xã hội Internet Thực tế này cũng cho thấy Việt Nam chưa có chiến lược văn hóa thật sự đủ hiệu lực để ứng phó với các vấn đề mới phát sinh trong xã hội Internet Việt Nam cũng đã phải đối mặt với vấn đề tổ chức xã hội Internet như thế nào để phù hợp với tập quán quản lý truyền thống của Việt Nam Tiêu biểu nhất là vấn đề tổ chức các website và các diễn đàn... ngữ, tập quán văn hóa và môi trường pháp lý có liên quan Một cách nói như xã hội Internet Việt Nam chính là được xác lập theo mức nghĩa thứ hai vừa nêu Trong luận án này, người viết chọn khái niệm làm việc chính là khái niệm xã hội Internet với mức nghĩa thứ nhất Có thể nhận diện xã hội Internet dựa trên ba đặc trưng: lãnh thổ – tổ chức xã hội – văn hóa Về lãnh thổ, không gian mạng Internet, ban... cố gắng phân tích sự biến đổi văn hoá diễn ra cùng với sự sao chép văn hoá từ xã hội thực sang xã hội Internet ở một số lĩnh vực văn hoá tiêu biểu như văn hoá cá nhân, văn hoá cộng đồng và văn hoá gia đình Tính cộng đồng và văn hoá làng xã dường như vẫn là những giá trị bản sắc văn hoá Việt khó phai mờ, ngay cả trên môi trường Internet Nét bản sắc này đem lại cho diện mạo Internet nhiều nét điểm xuyết... trong mới quan hệ tương tác giữa xã hội Internet với văn hoá Việt Nam truyền thống Cú sốc văn hoá nặng nề mà Internet đem lại cho văn hoá truyền thống Việt Nam chính là “quả bom sex” và làn sóng cách mạng tình dục đang dấy lên trên xã hội Internet Điều bị xem là cấm kỵ hàng đầu trong văn hoá Việt Nam truyền thống đã trở thành chuyện bình thường như cơm bữa trên đời sống Internet hiện nay TP.HCM, tháng . “đang hiện hữu”, tức là bao gồm những gì đang diễn ra và cả những gì là truyền thống vẫn đang còn tồn tại hiện nay. Đề tài quan tâm trực tiếp đến những hiện tượng xã hội Internet có liên quan. cầu hóa trong “Globalization, Transnational Communication and the Internet”. Ở góc độ xã hội học Internet, những vấn đề được quan tâm thường là những vấn đề liên quan đến sự phân hóa xã hội, đặc. kiện quan trọng để tạo ra các chuyển đổi văn hoá. Internet đang tạo ra những tiền đề quan trọng cho chuyển đổi văn hoá Việt Nam thông qua các thể nghiệm văn hoá. Internet có ba nhân tố quan trọng

Ngày đăng: 05/11/2014, 10:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w