1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ảnh hưởng của văn hóa hàn quốc (hallyu) đối với văn hóa việt nam đương đại

175 2,5K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 175
Dung lượng 2,3 MB

Nội dung

Không thể phủ nhận những tác động tích cực mà Hallyu mang lại như các bộ phim giàu tình cảm, chuyển tải những thông điệp đầy tính nhân văn về mối quan hệ của con người, về ước nguyện xây

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Lan Phương

TS Hoàng Cầm

Hà Nội – 2017

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết

quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ

Trang 3

MỤC LỤC

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về Hallyu 10 1.1.1 Các công trình nghiên cứu về Hallyu của nước ngoài 11 1.1.2 Các công trình nghiên cứu về Hallyu của Việt Nam 17 1.2 Cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu Hallyu 22

1.2.2 Các lý thuyết định hướng cho quá trình nghiên cứu 23

Chương 2 HALLYU TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 30 2.1 Sự hình thành và quá trình phát triển của Hallyu 30

Trang 4

2.1.1 Sự hình thành Hallyu 30

2.1.3 Các tác nhân tạo nên thành công của Hallyu 38

2.2.1 Phim Hàn Quốc ngoài rạp và trên truyền hình 47 2.2.2 Phim Hàn Quốc trên các trang mạng (website) 54

Chương 3 - SỰ TIẾP NHẬN VĂN HÓA HÀN QUỐC QUA PHIM

3.1.1 Theo đuổi thần tượng và những thay đổi ứng xử văn hóa 58

3.1.2 Lựa chọn thời trang, ẩm thực và du lịch 64 3.1.3 Những thể nghiệm mới trong làm phim truyền hình và âm nhạc 75

4.1.2 Sự “cộng sinh” trong thế giới toàn cầu hóa và hội nhập 100

Trang 5

4.1.3 Khả năng kết nối và kết nối toàn cầu 105 4.1.4 Từ mẫu hình trong phim truyền hình ra cuộc sống hiện thực 109

4.2 Những vấn đề đặt ra hiện nay về truyền thông và giao lưu văn hóa

119 4.2.1 Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện

4.2.3 Về phương tiện truyền thông hiện đại (internet) 125 4.2.4 Giao lưu, học hỏi kinh nghiệm phát triển và hội nhập văn hóa thế

Trang 7

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Bạn có nghĩ rằng trong tương lai, văn hóa Hàn Quốc có tiếp tục

Biểu đồ 2: Tỷ lệ giới trẻ Việt Nam có thần tượng Hàn Quốc 70 Biểu đồ 3: Mức độ thích học tiếng Hàn của học sinh THPT Hà Nội 71 Biểu đồ 4: Tương quan giới tính và khu vực sinh sống về mức độ thích học

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hallyu (hay Hàn lưu - trào lưu Hàn Quốc) là thuật ngữ có xuất phát từ

Trung Quốc chỉ làn sóng văn hóa đại chúng Hàn Quốc (Korean Popular Culture) lan rộng trên thế giới, bao gồm: phim ảnh, âm nhạc và một số sản phẩm văn hóa đi kèm Hallyu đã hình thành ở nhiều nước châu Á và có những ảnh hưởng với mức độ khác nhau ở các quốc gia như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc,… cũng như có ảnh hưởng ở nhiều nước Nam Mỹ Việt Nam là một trong nhiều quốc gia châu Á mà Hallyu có tác động tương đối lớn, đặc biệt là với giới trẻ Đi cùng với âm nhạc, thời trang, du lịch, ẩm thực, phim truyền hình Hàn Quốc đang ảnh hưởng đến họ ở lối sống, ứng xử, quan điểm thẩm mỹ , và ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam, đặt ra nhiều vấn đề đối với các nhà nghiên cứu và quản lý văn hóa quốc gia

Ảnh hưởng của văn hóa đại chúng trong toàn bộ nền văn hóa cũng là một chủ đề được quan tâm nghiên cứu trên thế giới từ đầu thế kỷ XX, đi cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng Với đặc trưng là văn hóa của đông đảo quần chúng, dành cho đông đảo quần chúng, được chấp nhận, ưa thích bởi đông đảo quần chúng

và đồng thời chúng cũng phản ánh đặc điểm của phần đông quần chúng tại một thời điểm xác định trong một xã hội xác định, văn hóa đại chúng được coi là nằm ở giữa văn hóa dân gian và văn hóa bác học Trong một mối quan

hệ đẳng lập và không có ranh giới, ba tập hợp “văn hóa dân gian”, “văn hóa đại chúng” và “văn hóa bác học”, tuy có những đặc điểm riêng biệt nhưng lại

có sự giao thoa nhất định, tạo nên nền văn hóa Ở Việt Nam, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và gần đây là toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã tạo nên một nền văn hóa đại chúng đa dạng, chịu nhiều ảnh hưởng từ các nền văn hóa khác, trong đó có văn hóa đại chúng Hàn Quốc - Hallyu Sự lan toả và ảnh hưởng mạnh mẽ của Hallyu, đặc biệt là các bộ phim truyền hình Hàn Quốc trong đời sống xã hội và văn hoá Việt Nam nói chung và giới trẻ nói riêng là một thực tế rất rõ ràng Có thể thấy rằng, ngoài sự hấp dẫn, sức thuyết phục cao trong diễn xuất còn bắt nguồn từ những kịch bản mang tính nhân văn cao cả, cốt truyện cảm động, gần gũi với ước nguyện và tâm lý mội

Trang 10

người, những diễn viên xinh đẹp, Thực tế, "trào lưu Hàn Quốc" đang tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống, ứng xử, quan điểm thẩm mỹ của một bộ phận giới trẻ Việt Nam, đặt ra nhiều vấn đề cho những nhà nghiên cứu và những nhà quản lý văn hóa ở Việt Nam

Không thể phủ nhận những tác động tích cực mà Hallyu mang lại như các bộ phim giàu tình cảm, chuyển tải những thông điệp đầy tính nhân văn về mối quan hệ của con người, về ước nguyện xây dựng một xã hội tươi đẹp, cuộc sống đầy đủ, và còn là những sản phẩm giải trí hiện đại, sôi động cho giới trẻ hiện nay… Tuy nhiên, sự xâm nhập quá ồ ạt của Hallyu cũng tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn, bên cạnh sự “si mê thần tượng” đến từ văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc, các em có thể thuộc lòng từng bài hát, từng điệu nhảy, từng tên gọi, sở thích hay tật xấu của “sao Hàn” thì phần lớn giới trẻ ở Việt Nam không biết hoặc không thích các loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam như: chèo, tuồng, ca trù, cải lương Chưa kể đến, các xu hướng thời trang, trang điểm, ẩm thực… của Hàn Quốc đều dễ dàng trở thành trào lưu, thành “mốt” đối với giới trẻ ở Việt Nam Điều đáng nói là từ việc giới trẻ thần tượng một cách thái quá các ca sĩ, diễn viên điện ảnh của Hàn Quốc mà sao nhãng việc học hành, bắt chước tất cả mọi thứ kể cả trong cách ăn mặc của thần tượng Điều đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập và tạo nên những biểu hiện lệch lạc trong lối sống khi cách ăn mặc của các ca sĩ, diễn viên được bắt chước đã không phù hợp với lứa tuổi, điều kiện sống của nhiều bạn trẻ, cũng như khả năng tài chính của nhiều bạn trẻ chưa cho phép có thể mua sắm hàng đắt tiền… cách trang điểm, ăn mặc lòe loẹt, hở hang, nhuộm tóc xanh, đỏ, tím, vàng… theo kiểu của các ca sĩ khi lên biểu diễn trên sân khấu đã tạo nên những hình ảnh phản cảm và nhiều người đã nhận thấy, những nét đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc đã bị bỏ quên

Với định hướng của Đảng và Nhà nước Việt Nam là cần “Xây dựng

một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đi cùng với đổi

mới phát triển đất nước (từ năm 1986), đặc biệt là trong quá trình đẩy nhanh

công nghiệp hóa- hiện đại hóa hiện nay, nhiều vấn đề nghiên cứu về văn hóa được đặt ra, nhất là khi tiếp xúc- giao lưu văn hóa với thế giới Trong quá trình này, vấn đề tiếp nhận tinh hoa văn hóa thế giới để xây dựng một nền văn

Trang 11

hóa “tiên tiến” hiện nay, vừa có thể hội nhập với văn hóa thế giới, vừa tạo động lực cho phát triển quốc gia về mọi mặt cũng đã được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết Quá trình này cũng được xác định là cần có sự chọn lọc để phù hợp với điều kiện lịch sử đất nước và có thể kế thừa- nối dài truyền thống văn hóa Việt Nam, theo đó, không chỉ sự tiếp nhận và chọn lọc như thế nào được quan tâm mà nhu cầu của các chủ thể văn hóa tham gia vào quá trình này cũng rất được quan tâm

Theo báo cáo lao động việc làm quý 4 năm 2015 của Tổng cục Thống

kê, tính đến quý 4 năm 2015, cả nước có hơn 69,6 triệu người từ 15 tuổi trở lên, trong đó có 54,6 triệu người thuộc lực lượng lao động [13] Như vậy, giới trẻ Việt Nam hiện chiếm hơn 50% dân số Việt Nam Họ luôn là đối tượng nhạy cảm với cái mới, đặc biệt trong bối cảnh thế giới phát triển có sự đổi mới không ngừng của khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin Thành tựu khoa học đã giúp nuôi dưỡng ước mơ, kích thích khả năng sáng tạo của những người trẻ tuổi đầy năng lượng sống nhưng cũng dễ làm họ mất phương hướng Do đó, là cần thiết khi nghiên cứu sâu nhu cầu giao lưu, học hỏi và sáng tạo văn hóa từ việc tiếp nhận văn hóa nước ngoài mà Hallyu ở Việt Nam là một trường hợp Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần nối dài thành tựu những nghiên cứu về Hallyu ở Việt Nam, giúp cho góc nhìn được rộng hơn, rõ hơn về nhu cầu và ý nghĩa của giao lưu - tiếp xúc văn hóa thế giới trong quá trình xây dựng văn hóa Việt Nam đương đại Vì vậy, tôi chọn

nghiên cứu “Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc (Hallyu) đối với văn hóa Việt Nam đương đại” làm đề tài luận án Tiến sĩ Văn hóa học Đồng thời, luận

án sẽ tập trung vào ảnh hưởng của phim truyền hình Hàn Quốc đối với văn

hóa của giới trẻ ở Việt Nam bởi phim truyền hình Hàn Quốc đã có tác động

mạnh mẽ tới giới trẻ Việt Nam, (lực lượng chiếm đa số trong dân số Việt Nam, thể hiện phần quan trọng về hình ảnh người Việt Nam và văn hóa Việt Nam), làm thay đổi hành vi, lối sống, cách ứng xử, thời trang, ngôn ngữ… của họ

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Luận án xem xét quá trình hình thành và phát triển của Hallyu ở Việt

Trang 12

Nam cũng như những ảnh hưởng từ Hallyu, đặc biệt là qua phim ảnh, đối với văn hóa của giới trẻ ở Việt Nam hiện nay trong bối cảnh hiện đại hoá và hội nhập quốc tế

Từ mục đích trên, câu hỏi nghiên cứu của luận án được đặt ra là: Hallyu (qua phim truyền hình) liệu có khả năng dẫn dắt những sự thay đổi trong văn hóa của giới trẻ Việt Nam, từ các lớp văn hóa bên ngoài có thể quan sát được như thời trang, mua sắm, đồ ăn đến các lớp văn hóa sâu hơn như các tiêu chuẩn và giá trị chuẩn mực; và đặc biệt đến lớp văn hóa cốt lõi của con người Việt Nam?

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khái quát về lịch sử Hallyu trong khu vực và trên thế giới, trong đó tập trung vào phim truyền hình để thấy bối cảnh chung của Hallyu khi tràn tới Việt Nam; đồng thời khái quát các hướng tiếp cận hiện tượng Hallyu từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước để xác định cơ sở lý luận của luận

án

- Nêu bật các hình thức, mức độ xem phim truyền hình Hàn Quốc của giới trẻ Việt Nam, phân tích những cảm nhận và sự tiếp nhận văn hóa Hàn Quốc được thấy qua những thay đổi về tiêu dùng, thời trang, ẩm thực, ứng xử

xã hội,

- Thông qua sự tiếp nhận văn hóa Hàn Quốc, phân tích làm rõ động thái của văn hóa Việt Nam hiện nay từ góc độ của các chủ thể văn hóa và theo định hướng của nhà nước về xây dựng nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến”

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung vào nghiên cứu giới trẻ Việt Nam (trong độ tuổi 15-

30, khảo sát đại diện ở hai thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội) với phim truyền hình Hàn Quốc Giới hạn đối tượng khảo sát được xác định trên cơ sở: Với Việt Nam, cấu trúc xã hội và gia đình còn giữ nhiều yếu tố truyền thống nên giới trẻ còn giữ mối liên hệ khá chặt chẽ với gia đình, chịu sự tác động không nhỏ của các thành viên lớn tuổi hơn trong gia đình cũng như

Trang 13

ngoài xã hội Họ cũng là một đầu mối quan trọng trong đường dây thế hệ, kế tục và đang là lực lượng sản xuất chiếm số đông trong xã hội Việt Nam cũng như chiếm số đông của văn hóa đại chúng đang là xu thế phát triển trên thế giới Do vậy, đây là đối tượng nghiên cứu quan trọng trong nghiên cứu diễn trình văn hóa Việt Nam đương đại

Trong giới trẻ có sự khác biệt về nhiều mặt (nhóm tuổi, nơi sinh sống, nghề nghiệp…), do đó, các đặc điểm tâm lý của họ khá phong phú, đa dạng, thể hiện ở sự năng động, nhiệt huyết nhưng thiếu kinh nghiệm Họ giàu mơ ước và có hoài bão lớn, có thể chấp nhận mạo hiểm để có được cái mới, thích giao lưu, học hỏi và mong muốn có những đóng góp cho xã hội để khẳng định bản thân Xét từ góc độ nghề nghiệp, trong giới trẻ có nhiều nhóm khác nhau Nhóm trẻ nhất đang chuẩn bị kết thúc phổ thông, có mối quan tâm lớn nhất là chọn nghề, chọn trường để tiếp tục học cao hơn, hoặc bước vào làm nghề Nhóm khác học tại các trường cao đẳng, đại học, tiếp thu kiến thức và kỹ năng chuyên môn sâu hơn để trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao Nhóm khác bước vào hoạt động nghề nghiệp đang ứng phó với những khó khăn, thử thách ban đầu Bên cạnh đó, một bộ phận giới trẻ đã khẳng định được vị trí nghề nghiệp của mình, có những cống hiến nhất định cho xã hội Ngày nay, nhờ sự phát triển nhanh của công nghệ - một lĩnh vực có rất nhiều đặc điểm phù hợp với tâm lý giới trẻ, được giới trẻ ưa thích và tích cực vận dụng vào chuyên môn, không ít bạn trẻ đã sớm đạt được thành tựu lớn, nhanh chóng khẳng định bản thân

Giới trẻ là một khái niệm chưa có sự thống nhất về độ tuổi và đặc tính

trong những nghiên cứu xã hội học, nghiên cứu văn hóa, hay trong những nghiên cứu về pháp luật, kinh tế và việc làm Trong nhiều bài viết của truyền thông, báo chí, thậm chí trong một số công trình nghiên cứu khoa học trong

và ngoài nước, khái niệm “giới trẻ” và “thanh niên” được sử dụng đồng nhất Theo Phạm Hồng Tung trong một công trình nghiên cứu về lối sống thanh niên [14], qua tham khảo nhiều khái niệm của các nhà nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu lịch sử của nước ngoài, ông đã hệ thống rồi lựa chọn một khái niệm chung nhất: Giới trẻ là nhóm người giữa lứa tuổi trẻ em và tuổi trưởng thành, ở giai đoạn quá độ từ trẻ con sang người lớn, được tính từ tuổi 15 đến

Trang 14

30 Tuy có sự phát triển về thể chất đạt đến đỉnh cao, nhưng ở họ các yếu tố tâm lý mới được định hình và ổn định một cách tương đối Mary Bucholtz trong nghiên cứu về “Thanh niên và thực hành văn hóa” [98] cũng chỉ ra sự phức tạp và chưa thống nhất của khái niệm “thanh niên” Bà cho biết, tùy theo cấu trúc và đặc trưng về xã hội, tâm sinh lý (của tộc người/chủng tộc) hay ở từng hoàn cảnh, đặc biệt trong xã hội hiện đại, biên độ của thời kỳ “thanh niên” có thể ra ngoài tuổi 40 và trước tuổi 15 Thực tế này cũng có thể thấy ở Việt Nam với nhiều đứa trẻ được nhận xét “trông như thanh niên”, hay với nhiều người lớn (thậm chí trung niên) vẫn được khen có “tính thanh niên” Không để tranh luận, chúng tôi chọn thuật ngữ “giới trẻ” với cảm nhận riêng

về ý nghĩa phân nhóm xã hội rõ hơn của nó, chỉ những người trẻ tuổi có giới hạn về độ tuổi gần gũi với khái niệm “thanh niên” ở Việt Nam (15- 30 tuổi) Kết quả khảo sát của các nghiên cứu đi trước về Hallyu ở Việt Nam cho thấy, nhóm khán giả có tần suất xem phim truyền hình Hàn Quốc nhiều nhất là giới trẻ bao gồm học sinh, sinh viên và người đã đi làm, tiếp đến là những phụ nữ làm nội trợ, còn số người trung niên ở Việt Nam xem phim Hàn Quốc không đáng kể Qua khảo sát thăm dò (với 50 phiếu) tại các trường đại học và các khu đô thị mới, nơi cư trú có nhiều thành phần nghề nghiệp và nguồn gốc dân cư từ các nơi chuyển đến trong thời gian gần đây, chúng tôi thấy thể loại phim truyền hình mà những phụ nữ nội trợ xem thường là những phim về đề tài gia đình, không “phủ khắp” các thể loại Hơn nữa, các ý kiến đánh giá của họ không rõ ràng (do không nhớ chính xác tên và nội dung của phim, dấu ấn để lại về các hình tượng nhân vật, ), nên không thấy rõ ảnh hưởng của Hallyu ở đối tượng này Trong khi đó, tần xuất xem phim thường xuyên, có suy nghĩ và đánh giá, thể hiện sự học hỏi được thấy rõ hơn ở giới trẻ, do đó, đối tượng này được tập trung khảo sát

Với các phim Hàn Quốc (phim điện ảnh, phim truyền hình) được trình chiếu tại Việt Nam cho đến nay, phim truyền hình có sức hút và tầm ảnh hưởng hơn đối với khán giả Việt nên được tập trung khảo sát Theo đó, các phim truyền hình được sử dụng làm cơ sở nội dung khảo sát như lập phiếu điều tra, thảo luận tập trung và phỏng vấn sâu để cung cấp cứ liệu khoa học cho luận án được lựa chọn từ hai nguồn (xem bảng thống kê trong phụ lục),

Trang 15

tính đến cuối năm 2013: (1) Danh sách 6 phim theo đánh giá của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc [34] dựa trên các phương diện: giữ kỷ lục về

số lượng người xem ở châu Á, được mua bản quyền với giá cao và có sức lan tỏa lớn; (2) Danh sách 10 bộ phim được người hâm mộ Việt Nam yêu thích nhất bình chọn [69] Các phim này đại diện cho các thể loại: tâm lý tình cảm-

xã hội, hành động, dã sử, tình cảm- hài hước

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Hallyu là một hiện tượng văn hóa tổng thể, bao gồm nhiều phương diện của văn hóa, trong đó có phim ảnh, sân khấu, thời trang, ẩm thực… Tuy nhiên, trong phạm vi luận án này, Nghiên cứu sinh chỉ xem xét Hallyu thông qua phim truyền hình bởi đây là kênh chuyển tải văn hóa lớn, mang tính tổng hợp cao

- Phạm vi thời gian nghiên cứu: quá trình phim Hàn Quốc được truyền

bá rộng rãi ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, khi Hallyu lan rộng với sức cuốn hút mạnh và ảnh hưởng lớn ở nhiều nước châu Á

- Phạm vi không gian nghiên cứu: luận án khảo sát ở hai thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tập trung ở Hà Nội trong thảo luận tập trung và phỏng vấn sâu

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chính mà luận án sử dụng là phương pháp nghiên cứu liên ngành nhân học văn hóa và văn hóa học Bên cạnh đó, với quan điểm xem xét những ảnh hưởng của Hallyu đối với văn hóa Việt Nam như một hệ quả của quá trình giao lưu - tiếp biến văn hóa với nước ngoài, chúng tôi sử dụng lý thuyết sức mạnh mềm văn hóa, mô hình làn sóng văn hóa và một số khía cạnh tích cực của lý thuyết khuếch tán văn hóa (được trình bày cụ thể ở chương sau) để diễn giải về quá trình này

Để tìm hiểu về hiện trạng của Hallyu cũng như những tác động của nó đối với đời sống văn hoá và lối sống của giới trẻ ở Việt Nam hiện nay, nghiên cứu sinh sử dụng 3 phương pháp nghiên cứu khác nhau để thu thập tư liệu, bao gồm: 1) phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu; 2) phương pháp điền dã dân tộc học, kết hợp giữa quan sát tham gia, phỏng sâu và thảo luận

Trang 16

nhóm và 3) phương pháp khảo sát định lượng

- Trong quá trình tổng hợp và phân tích tài liệu, chúng tôi tiến hành thu thập, xử lý, hệ thống các tài liệu liên quan tới nội dung luận án (với các bài viết tạp chí, tham luận hội thảo, sách, các trang web liên quan, bằng tiếng Việt, Hàn và tiếng Anh);

- Đối với khảo sát định lượng, chúng tôi đã tiến hành điều tra bảng hỏi

với 200 phiếu dành cho đối tượng là học sinh, sinh viên và người đã đi làm, trong độ tuổi từ 15- 30, chia đều cho hai thành phố (Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh) nhằm xác định tần xuất, mức độ tiếp cận phim truyền hình của giới trẻ,

độ phủ rộng các thể loại phim, các yếu tố phim được quan tâm Bảng hỏi có

19 câu, kết quả phiếu thu về hợp lệ là 180 phiếu, được xử lý theo phần mềm thống kê phân tích dữ liệu SPSS Trong tổng số phiếu thu về hợp lệ, có tới 86,1% người trả lời là nữ và có 13,9% là nam Kết hợp với các phiếu điều tra, chúng tôi tổ chức 3 cuộc thảo luận tập trung từ 25 người tại Hà Nội Ngoài việc đi sâu hơn một số câu hỏi trong bảng hỏi, nội dung thảo luận tập trung được chú ý vào cảm xúc, sự cảm nhận về phim Hàn (còn được các bạn trẻ so sánh với phim của Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Mỹ), những trải nghiệm cuộc sống của các bạn trẻ sau khi xem phim Hàn

- Các phỏng vấn sâu tập trung ở Hà Nội với 12 người từ nhóm thảo

luận tập trung Câu hỏi phỏng vấn sâu được soạn theo dạng mở, ngoài thông tin về các vấn đề chính thuộc nội dung nghiên cứu, câu hỏi còn cho phép người cấp tin có thể nói/kể tự do về cuộc sống cũng như cảm nghĩ của họ sau khi xem phim Ví dụ, chủ đề và ý nghĩa phim, hình tượng nhân vật và diễn biến của phim đưa đến những suy nghĩ như thế nào về cuộc sống hiện đại, tình yêu, bạn bè và công việc, cuộc sống gia đình Hàn và Việt, thời trang, so sánh ẩm thực Việt - Hàn

Ngoài phỏng vấn sâu, chúng tôi cũng thực hiện phương pháp quan sát

tham gia dưới các hình thức: Xem những phim truyền hình của Hàn Quốc đã

có ở Việt Nam, trước hết là những phim đã lựa chọn (đưa vào danh sách khảo sát như đã đề cập phía trên), ngoài ra là những phim được trình chiếu trên các kênh truyền hình lớn của Việt Nam trong khoảng thời gian thực hiện luận án; Tham gia cùng nhóm đối tượng phỏng vấn sâu diễn đàn bình luận phim Hàn

Trang 17

trên mạng xã hội của họ để theo dõi và tìm hiểu tin tức, ý kiến khán giả về những phim đang phát trên kênh truyền hình quốc gia hoặc trên các kênh phim mạng được họ tìm kiếm Tư liệu này được dùng tham khảo hoặc kết hợp với các tư liệu phỏng vấn sâu

5 Những đóng góp mới của luận án

Luận án góp phần làm sáng tỏ hiện tượng Hallyu ở Việt Nam, những biểu hiện và mức độ ảnh hưởng văn hóa Hàn Quốc ở Việt Nam thông qua phim truyền hình, thấy được một phần biến đổi văn hóa Việt Nam cũng như ý nghĩa của giao lưu văn hóa nghệ thuật Hàn - Việt và khu vực, khả năng tiếp cận và hội nhập văn hóa toàn cầu của Việt Nam trong quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam đương đại Luận án có thể làm rõ, ảnh hưởng văn hóa Hàn Quốc chỉ là một trong những ảnh hưởng văn hóa nước ngoài ở Việt Nam hiện đang có nhiều nguồn, nhiều hướng tiếp xúc từ các khu vực khác trên thế giới ngoài Đông Á

6 Ý nghĩa thực tiễn của luận án

Luận án góp phần làm phong phú thêm cho lý luận về giao lưu và tiếp biến văn hóa thông qua trao đổi văn hóa nghệ thuật

Luận án đóng góp vào hệ thống tài liệu hữu ích đối với các nhà hoạch định chính sách văn hóa của Việt Nam khi xây dựng chính sách về đối ngoại văn hóa, nhất là đối với các nước trong khu vực cũng như trong quan hệ văn hóa nghệ thuật đối với Hàn Quốc nói riêng

Luận án sẽ là một tài liệu tham khảo về thực tiễn giao lưu và tiếp biến văn hóa ở Việt Nam hiện nay nói chung, về ảnh hưởng của Hallyu nói riêng

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận của đề tài

Chương 2: Hallyu trên thế giới và ở Việt Nam

Chương 3: Sự tiếp nhận văn hóa Hàn Quốc ở Việt Nam qua phim truyền hình

Chương 4: Ảnh hưởng từ phim truyền hình Hàn Quốc đến văn hóa Việt

Trang 18

Nam và những vấn đề đặt ra hiện nay

Trang 19

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về Hallyu

Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu tập trung vào vấn đề lịch

sử lan tỏa của Hallyu (qua các dấu mốc thay đổi “chiến thuật” tạo sóng được

mã hóa bằng các con số công nghệ: 1.0, 2.0,… Như đối với phim ảnh là sự phát triển và mở rộng nội dung hay chủ đề sáng tác, đi cùng với việc hoàn thiện hình thức biểu đạt và thủ pháp nghệ thuật, diễn viên, ) Một số khảo sát khác đã chú ý đo đếm tần xuất hiện diện của Hallyu ở các lãnh địa khác nhau (từ một số nước châu Á đến toàn châu lục, một số nước châu Phi, châu Âu, Mỹ,…), hoặc quan tâm tới vai trò của phương tiện truyền thông (tivi, internet, điện thoại,…) trong lan truyền văn hóa, hoặc đi vào phân tích giá trị nghệ thuật, nội dung của phim,… Mặc dù các nghiên cứu có chỉ ra những thành công và hạn chế của những tác động từ phim Hàn nói riêng, Hallyu nói chung đến văn hóa các nước châu Á, Đông Á cũng như ở Việt Nam, nhưng cảm nhận, suy nghĩ và trải nghiệm cùng văn hóa Hàn ở người Việt Nam, đặc biệt

là trong giới trẻ chưa thực sự được phân tích sâu từ những điều tra định tính, Phát triển và quảng bá các sản phẩm văn hóa đã là mục tiêu của chính sách văn hóa Hàn Quốc, do đó, ngay khi Hallyu xuất hiện (khoảng giữa thập niên 1990 của thế kỷ XX), nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu truyền thông cũng như nghiên cứu về thương mại quốc tế, kinh tế đối ngoại của Hàn Quốc đã quan tâm, đặc biệt chú ý vào các đợt đỉnh sóng của Hallyu hay sự thoái trào của nó Hàng loạt những báo cáo, các nghiên cứu khoa học được thực hiện đi sâu khai thác những thành công và hạn chế của Hallyu, thông qua việc tìm hiểu những đánh giá của người tiêu dùng để đề xuất những kiến nghị cải tổ, đổi mới nhằm mục đích duy trì và phát triển Hallyu ở giai đoạn mới

Ở phương Tây, không nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của Hallyu, các nghiên cứu viết bằng tiếng Anh về Hallyu đều là của du học sinh người Hàn tại Mỹ hoặc phương Tây Ngoài ra, cũng có một số báo cáo và tham luận của

Trang 20

người phương Tây trình bày tại các hội thảo nhưng đối tượng nghiên cứu đa phần là người dân các nước Châu Á, nơi chịu ảnh hưởng lớn nhất từ Hallyu

Ở Việt Nam, một số công trình nghiên cứu về Hallyu cũng đã được thực hiện liên tiếp trong những năm qua và thường sử dụng kết quả từ điều tra xã hội học Với những nghiên cứu về Hallyu ở trong và ngoài nước, có thể nhận thấy

sự quan tâm và cách tiếp cận khác nhau giữa các tác giả

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về Hallyu của nước ngoài

Thứ nhất, góc nhìn văn hóa truyền thông: chính trị, giới, văn hóa nhóm

Văn hoá truyền thông (Media Culture) là thuật ngữ dùng để chỉ những hiện tượng của đời sống xã hội do phương tiện truyền thông (và cũng là hoạt động truyền thông) chi phối (hay thậm chí thống trị) Các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của hệ thống báo chí, truyền hình, phim ảnh, quảng cáo, internet… làm thay đổi hành vi, quan điểm, lối sống của con người trong những cộng đồng khác nhau đã trở thành đề tài nghiên cứu thường xuyên của giới chuyên môn Giáo sư Jostenim Gripsrud, chuyên gia hàng đầu trong nghiên cứu văn hóa truyền thông đã xem xét cấu trúc và quá trình của hoạt động truyền thông đại chúng như là tổng thể của một quá trình văn hóa, một hiện tượng văn hóa Hiện tượng văn hóa này vừa là sản phẩm của môi trường văn hóa có tính lịch sử cụ thể vừa có sự liên hệ tương tác với các hiện tượng văn hóa khác và có tác động lên diện mạo của đời sống văn hóa, xã hội [6]

Từ cách tiếp cập đó, một số học giả Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng mang tính xã hội và văn hóa từ các bộ phim truyền hình, phim điện ảnh Hàn Quốc, như nghiên

cứu của Chua & Iwabuchi (2008), Văn hóa Pop Đông Á: Phân tích làn sóng

Hàn Quốc; Yang (2008), Gắn bó với phim truyền hình Hàn Quốc: Những câu chuyện về giới, phương tiện truyền thông và sự hình thành tầng lớp tại Đài Loan; Lin & Tong (2007), Vượt ranh giới: tiêu thụ phim truyền hình Hàn Quốc của nam giới và sự dàn xếp quan hệ giới trong xã hội Hồng Kong hiện đại; Leung (2005); Siriyusak & Shin của Ko Yu Fen (2005): Phim truyền hình Hàn Quốc và tác động văn hóa của nó tại Đài Loan; Hayashi (2005),

Trang 21

Yếu tố chính trị của phim truyền hình “Bản tình ca mùa đông” Các tác giả

này đã xem xét ảnh hưởng của các sản phẩm văn hóa Hàn Quốc ở các nước

mà Hallyu tràn tới qua sự hâm mộ cuồng nhiệt của người dân sở tại, mức tiêu thụ và sử dụng các sản phẩm văn hóa Hàn Có thể nói, vào những năm 2000 -

2008, sức mạnh, giá trị và ý nghĩa của Hallyu đã được quan tâm trong các nghiên cứu, nó cũng chỉ ra sự tiếp nhận Hallyu tạo nên những biến đổi văn hóa ở Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, cho thấy mức độ và tính chất của hiện tượng truyền bá - lan tỏa văn hóa này

Một số nghiên cứu khác tập trung vào sự kiểm chứng các lý thuyết về truyền thông từ so sánh hiện tượng Hallyu tại các quốc gia khác nhau qua sự định hướng và sự hài lòng của khán giả, cách sử dụng phương tiện truyền thông, từ đó bàn về cách thức nâng cao hiệu quả kinh tế - chính trị, cải thiện phương tiện cũng như nội dung của các sản phẩm truyền thông Họ còn cho rằng, với sự giúp sức của kỹ thuật và nội dung truyền thông (các phim truyền hình, các chương trình truyền hình trực tiếp, ), khả năng Hallyu có thể góp phần làm thay đổi suy nghĩ của người dân trên thế giới về con người và đất

nước Hàn Quốc Đó là nghiên cứu của Kwon Dong Hwan (2007), Có quá

sớm để nói về Hallyu ở Philippines? Tiểu thuyết Hàn Quốc và sự tiếp nhận của khán giả Philippines; hay công bố của nhóm tác giả Kang Hyung Goo-

Moon Hyo Jin- Yoon Jung Won (2007), Nghiên cứu liên quan đến nhận thức

tương hỗ về hình ảnh quốc gia và hình ảnh từ sản phẩm văn hóa Hàn Quốc: Nghiên cứu đối tượng sinh viên Hàn Quốc và Trung Quốc; Zhou (2005), Ảnh hưởng của làn sóng Hàn Quốc lên văn hóa nghe nhìn của Trung Quốc; hai

nghiên cứu của Lee Jun Woong (2005), Nghiên cứu kiểm chứng mô hình hiệu

quả truyền thông giữa các nền văn hóa đối với hiện tượng Hallyu tại Trung Quốc: tập trung phân tích sự hình thành tín nhiệm, cảm tình, thái độ của người Trung Quốc theo mức độ sử dụng sản phẩm văn hóa Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan; và (2003), Hiệu quả truyền thông của Hallyu: Ảnh hưởng của tiêu dùng sản phẩm văn hóa Hàn Quốc tới nhận thức và thái độ của người Trung Quốc đối với Hàn Quốc,

Một số tác giả theo quan điểm nên tạm ngưng phát triển Hallyu nhưng không được đồng tình nên trong nghiên cứu những đánh giá của họ chỉ nhằm

Trang 22

nêu ra những điểm chưa hợp lý của việc quản lý phát triển Hallyu Họ đã dự báo về khó khăn của Hallyu và cho rằng khi đang có lợi thế, Hallyu cần xác định cụ thể hơn con đường đi sắp tới Những phê phán của họ được đặt trong bối cảnh diễn ngôn văn hóa của Chính phủ Hàn Quốc, chỉ ra những suy nghĩ sai lệch, không thực tế trong nội dung những sản phẩm truyền hình và việc sử dụng phương tiện này trong truyền bá văn hóa Những vấn đề này cũng được

đề cập trong nghiên cứu của Lee Jong Nim (2007), Hiện trạng và vấn đề của

Hallyu truyền hình: tập trung vào sự biến đổi bối cảnh thị trường truyền hình trong nước và môi trường chế tác truyền hình; trong bài viết của Jeon Kyu

Chan và Yoon Tae Jin (2005), Dòng chảy văn hóa châu Á và Hallyu, hay bài

Khu vực hóa truyền hình Đông Á và Hallyu của Ha Jong Won- Yang Eun

Kyung (2002) Sau những phân tích, các tác giả cho rằng, với thế mạnh về khả năng chiếm sóng dài lâu trên truyền hình các nước Đông Á, các nhà sản xuất phim truyền hình Hàn Quốc nên khai thác thế mạnh của mình là đi vào

sự tương đồng văn hóa cũng như tính chuyên nghiệp cao của ngành công nghiệp văn hóa Hàn, chúng có thể giúp tiếp tục phát triển Hallyu Bổ sung cho nhận định này có phân tích của Yoon Jae Sik và các đồng nghiệp trong

Đề án những phương án khắc phục sự thoái trào của Hallyu (2008), chỉ ra

những điểm thuận lợi và đưa ra những đề xuất mang tính cảnh báo cho Hallyu sau khi khái quát về thực trạng tồn tại của Hallyu ở một vài quốc gia châu Á

Dù có những phê phán nhưng mục tiêu chính của những nghiên cứu trên là ngợi ca thành công của Hallyu, cho rằng người Hàn Quốc đã may mắn cũng như đã có nhận định đúng đắn để quyết định một bước tiến vĩ đại làm thay đổi hình ảnh đất nước Sự quảng bá về một “Hàn Quốc năng động” (Dynamic Korea) là một minh chứng cho việc Hàn Quốc tự tin hơn kể từ khi Hallyu lan rộng đến nhiều nước khác ngoài châu Á Các nghiên cứu trên hầu hết đều là những phân tích nhằm chỉ ra ảnh hưởng tích cực trong quá trình phổ biến - truyền bá văn hóa Hàn Quốc tới cộng đồng các nước mà Hallyu hướng tới, thông qua truyền thông Sở dĩ chiều cạnh tiêu cực của nó hay cái nhìn đa chiều về ảnh hưởng của Hallyu chưa được quan tâm là bởi, các nhà nghiên cứu nhận thấy sự dễ tính của người tiêu dùng nước ngoài khi đón nhận lối sống Hàn hiện đại qua phim ảnh, đi cùng các hình thức giải trí khác như

âm nhạc, trò chơi truyền hình trực tiếp (gameshow),

Trang 23

Thứ hai, góc nhìn truyền bá văn hóa gắn với kinh tế- chính trị

Khi xem xét Hallyu từ góc nhìn truyền bá văn hóa gắn với kinh tế - chính trị, các phân tích thường được nhìn nhận từ lý thuyết về công nghiệp văn hóa, theo đó sức mạnh tiềm ẩn của văn hóa về phương diện kinh tế được coi là đặc trưng quan trọng nhất Một trong những biểu tượng tiêu biểu của công nghiệp văn hóa chính là điện ảnh và kết quả của sự phối hợp giữa máy móc cơ khí, công nghiệp chất liệu, văn học nghệ thuật và kinh doanh thu lợi trong hơn một thế kỷ đã qua Sự biến đổi của các sản phẩm văn hóa truyền thông, đặc biệt trong thời đại bùng nổ phương tiện thông tin cho thấy, các sản phẩm văn hóa đã được tính toán kỹ cho nhu cầu tiêu thụ của đại chúng, sự tiêu chuẩn hóa các sản phẩm cũng như hợp lý hóa kỹ thuật liên quan đến việc cung ứng, phân phối sản phẩm

Đó là các nghiên cứu chú ý vào các phân tích về sự quảng bá các sản phẩm văn hóa Hàn Quốc (giai đoạn đầu chủ yếu là phim bộ truyền hình/seri phim truyền hình) theo mục đích muốn duy trì Hallyu Đa số phân tích đều tập trung vào thành công của Hallyu với lợi ích kinh tế và khả năng quảng bá hình ảnh đất nước mang tính chính trị, từ đó các tác giả bàn thảo về mục tiêu cần tiếp tục hướng tới Trong các nghiên cứu này, mức độ tiếp nhận Hallyu của các nước chưa thực sự được quan tâm trong các phân tích về triển vọng phát triển Hallyu, thông qua sử dụng các sản phẩm văn hóa Hàn Quốc Có thể

thấy những nội dung này trong nghiên cứu của Go Jung Min (2005), Phương

án phát triển bền vững Hallyu; hay nghiên cứu của Lee Ki Hyung (2005), Đánh giá và định vị Hallyu qua lăng kính nghiên cứu văn hóa; và Heo Jin

(2002), Nghiên cứu liên quan đến hiện tượng Hallyu và tiêu dùng truyền hình

Hàn Quốc tại Trung Quốc Thêm vào đó, các tác giả còn đề cao vai trò của

sản phẩm văn hóa Hàn Quốc đã tạo ra trào lưu mới trong văn hóa thế giới và cho rằng, nên có những cú hích (bằng đầu tư phương tiện kỹ thuật, kinh phí sản xuất) để mở rộng tầm ảnh hưởng của Hallyu, tất yếu sẽ dẫn theo những thành quả trong lĩnh vực kinh doanh thương mại - phát triển công nghiệp văn hóa

Một số nghiên cứu có tính “hỗn hợp” về quan hệ kinh tế - văn hóa - chính trị trong xem xét Hallyu đã chỉ ra những hệ quả mang tính tiêu cực của

Trang 24

Hallyu khi họ đi sâu phân tích đặc tính và dòng chảy chính của Hallyu Chẳng hạn, Jo Han Hye Jung và các đồng nghiệp (2003) đã công bố cuốn sách

Hallyu và văn hóa đại chúng châu Á, phân tích những tin, bài viết về Hallyu

với các nhóm vấn đề: (1) Dòng chính của Hallyu (chỉ làn sóng Hàn Quốc tại Châu Á) là phim truyền hình và ca múa nhạc; (2) Việc duy trì Hallyu là làm thế nào để “giá trị văn hóa trở thành tiền” (한류지속하기); (3) Diễn giải về Hallyu là tìm ra lời đáp cho câu hỏi “Tại sao lại là văn hóa Hàn Quốc?” (한류소화하기) Nhóm tác giả đã nhấn mạnh và chỉ rõ từng nội dung cơ bản của Hallyu, muốn có cái nhìn đúng mực về một hiện tượng văn hóa nhanh chóng trở thành sản phẩm thương mại Theo họ, cần có sự đầu tư hợp lý để Hallyu phát triển, trong chu trình đi từ sản phẩm đến tiêu dùng, có mối quan hệ cùng

có lợi ở cả phía nhà sản xuất- kinh doanh và người tiêu dùng, không thể xem

Hallyu như một phương tiện bành trướng về văn hóa Hay cuốn sách Hallyu

của Đông Á của Shin Yoon Hwan và Lee Han Woo (2006) [172] đã phân tích

các luận ý cơ bản và phân loại sản phẩm Hallyu dựa trên các vấn đề: (1) bản chất: Hallyu đi theo hướng nào, là sản phẩm văn hóa hay thương mại; (2) hiệu quả (tích cực, hạn chế): tác động xã hội của Hallyu; (3) quan điểm chính trị: Chủ nghĩa dân tộc cực đoan (hay chủ thuyết nước châu Á của người Á), Chủ nghĩa dân tộc Các ông còn cho rằng, về cơ bản, việc hoạch định các mục tiêu trong chính sách văn hóa Hàn đã được tạo dựng tương đối thực dụng, ẩn dưới các quan điểm tích cực về quảng bá văn hoá

Thứ ba, góc nhìn truyền bá văn hóa: những giá trị mới của toàn cầu

Từ góc nhìn này, một số nhà nghiên cứu đi sâu vào nội dung, tính chất của Hallyu, trong đó có hai công trình tiêu biểu Trước hết là nghiên cứu của

Ingyu Oh (2009) - Làn sóng Hàn Quốc: việc tăng người tiêu dùng văn hóa

xuyên quốc gia ở Trung Quốc và Nhật Bản (Hallyu: The Rise of

Transnational Cultural Consumers in China and Japan) Tác giả giải thích về

sự ra đời và phát triển của hiện tượng Hàn lưu ở Đông Á dưới góc nhìn truyền

bá văn hóa, quan tâm tới mối quan hệ “trung tâm- ngoại vi” trong giải thích

sự phát triển của Hallyu ở Nhật Bản và Trung Quốc (kể cả Đài Loan và Hồng Kông) Ông cho rằng, sức ảnh hưởng của Hallyu từ chính quốc ra bên ngoài

là do giải quyết được mối quan hệ trong các nhân tố được đưa vào nội dung

Trang 25

sáng tạo Hallyu (như giai tầng xã hội, nhóm/tộc người, thế hệ, và giới) Ông chỉ ra các nhân tố này đều được thấy trong nhu cầu của người tiêu dùng Hallyu ở các nước trên, chủ yếu là nữ giới (trong đó có nhóm phụ nữ trung niên và ở Nhật đối tượng này nhiều hơn) Các phân tích của ông cho thấy, các sản phẩm Hallyu (khởi đầu là phim truyền hình) đã hướng tới giải quyết các mối quan hệ trên ở tầm xuyên quốc gia và có tính thời đại Đó là sự đề cao vai trò đại chúng trong quan hệ giai cấp/giai tầng, lấy lại và đề cao vị thế người phụ nữ trong quan hệ giới, sự kết hợp tinh tế trong quan hệ thế hệ (truyền thống với hiện đại) và cách giải quyết xung đột trong quan hệ tộc người hay giữa các nhóm cộng đồng khác nhau Theo ông, đây cũng chính là lý do giải thích tại sao Nhật Bản hay Đài Loan, hai nước được xem là trung tâm của châu Á hiện đại, không truyền bá được văn hóa của mình qua nền điện ảnh và truyền hình đã phát triển ra ngoại vi (là Hàn Quốc - phát triển sau Nhật Bản

và Đài Loan, hay tới các nước châu Á ), để tạo nên làn sóng văn hóa vượt biên giới quốc gia như Hallyu Nghiên cứu của ông còn mở rộng nhận định khi cho rằng, bằng Hallyu, Hàn Quốc muốn dùng sức mạnh văn hóa kết hợp với kinh tế dịch chuyển “trung tâm” châu Á (tới Hàn Quốc) và có thể mở rộng lãnh địa cho Hallyu [130]

Sau nghiên cứu của Ingyu Oh là nghiên cứu của hai tác giả Nissim

Otmazgin và Irina Lyan (2013) - Hallyu tràn tới sa mạc: Người hâm mộ

K-pop ở Israel và Palestine (Hallyu across the Desert: K-K-pop fandom in Israel

and Palestine) Các tác giả nghiên cứu vai trò của người hâm mộ ở Israel và Palestine trong việc phổ biến xuyên quốc gia âm nhạc đại chúng Hàn Quốc (K-pop) Những phân tích được dựa trên kết quả phỏng vấn sâu người hâm

mộ (fan) trẻ tuổi và khảo sát hoạt động của cộng đồng này trên mạng (chiếm một phần nhỏ dân cư ) ở Israel và Palestine Kết quả nghiên cứu chỉ ra sự địa phương hóa sản phẩm văn hóa nước ngoài cũng như ảnh hưởng của nó tới mỗi cá nhân Thêm vào đó, vai trò của cộng đồng người hâm mộ hết sức cần thiết trong bối cảnh văn hóa toàn cầu hóa, đó là tổ chức trung gian tạo thành cầu nối giữa công nghiệp âm nhạc (cũng như văn hóa) và những người tiêu dùng địa phương Hai tác giả cũng chỉ ra, tuy các nhóm hâm mộ K-pop ở hai nước có những đặc điểm khác nhau về xã hội, tôn giáo, nhưng không ảnh hưởng tới sự kết nối (mạng) của họ để thực hành K-pop và mở rộng hiểu biết

Trang 26

về văn hóa Hàn Và kết quả là, K-pop đã giúp hình thành các cộng đồng xã hội mới (từ các nhóm người hâm mộ) mà các thành viên có thể chia sẻ thêm nhiều điều từ mối quan tâm chung đầu tiên là K-pop Hoạt động mạng lưới người hâm mộ trẻ tuổi này đã giúp các thành viên có thể khẳng định cái riêng của mình và có thêm vốn xã hội, giúp những thanh niên Israel và Palestine có thể chia sẻ thêm nhiều điều quan tâm khác, vượt qua rào cản chính trị- xã hội, sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ quốc gia để mở rộng tầm nhìn ra thế giới Trong nghiên cứu K-pop ở Israel và Palestine, Otmazgin và Lyan cũng quan tâm tới cách nhìn về truyền bá văn hóa trong bối cảnh khác biệt về tộc người, văn hóa, tôn giáo giữa Israel, Palestine và châu Á

Cả hai nghiên cứu của Ingyu Oh về Hallyu ở Trung Quốc (cả Đài Loan, Hồng Kong), Nhật Bản và nghiên cứu của Otmazgin và Lyan về K-pop ở Israeal, Palestine là những tham khảo thiết thực cho luận án này, với cách nhìn về giao lưu và truyền bá văn hóa trong đó quan tâm tới sự tương tác giữa các bên tham gia Hơn nữa, các tác giả đã mở rộng hơn cách nhìn đối tượng nghiên cứu của mình trong bối cảnh văn hóa thế giới với toàn cầu hóa và hiện đại hóa

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về Hallyu của Việt Nam

Có thể nói, văn hóa Hàn Quốc “nhập cảnh” Việt Nam ngay sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức (1992), theo đó phim truyền hình Hàn Quốc đã sớm đến Việt Nam nhưng phải đến giữa những năm 2000 làn sóng văn hóa Hàn (Hallyu) mới thực sự hiện diện ở Việt Nam và bắt đầu từ đây các nghiên cứu về ảnh hưởng văn hóa của Hallyu ở Việt Nam được thực hiện Trong nội dung các nghiên cứu, ngoài việc khảo sát mức độ ưa thích phim Hàn thì sự xuất hiện ở Việt Nam các sản phẩm văn hoá Hàn kèm theo như âm nhạc, thời trang, sản phẩm tiêu dùng… cũng đã được đề cập đến, xem xét như một trào lưu văn hóa- xã hội nhưng phân tích chưa rõ Những lựa chọn của “người tiêu dùng” đối với văn hóa Hàn (qua phim ảnh) phản ánh nhu cầu gì về văn hóa cũng như ý nghĩa của nó chưa được các tác giả luận giải

Thứ nhất, góc nhìn quản lý văn hóa- xã hội: kiểm soát sự thay đổi

Trang 27

- Tập trung vào hiện tượng, mức độ thâm nhập của văn hóa Hàn

Trước hết là tham luận của Lê Thị Hoài Phương: “Sự phổ biến và ảnh

hưởng của văn hóa Hàn Quốc thông qua những bộ phim Hàn Quốc tại Việt Nam” được trình bày ở Hội nghị quốc tế Những hoạt động văn hóa sáng tạo của phụ nữ và triển vọng xây dựng mạng lưới văn hóa của phụ nữ ở Hàn Quốc và Đông Nam Á, do UNDP tổ chức tại Seoul năm 2006 [168] Tác giả

đề cập tới sự “chiếm sóng” của các phim dài tập trên hệ thống truyền hình Việt Nam, sự ưa thích và học hỏi các mẫu hình trên màn ảnh của những người trẻ tuổi Việt Nam nhưng chưa có những cứ liệu khảo sát cụ thể Hay ít nhất, cách thức phát sóng phim truyền hình Hàn ở Việt Nam (như thể loại, nội dung, chất lượng phim, ) có ảnh hưởng như thế nào tới sự tìm hiểu văn hóa Hàn của người Việt Nam còn chưa được chỉ ra Tiếp tục sự quan tâm này, năm 2009, Lê Thị Hoài Phương có tham luận “Văn hóa đại chúng Hàn Quốc

ở Việt Nam- Những cái nhìn từ văn hóa” tại Hội thảo Quốc tế tổ chức tại

Seoul: Lịch sử trao đổi văn hóa giữa các nước Châu Á và Hàn Quốc Tác giả

đề cập tới mối liên hệ giữa văn hóa đại chúng Hàn Quốc và Việt Nam hiện tại, được thấy ở sự khám phá về ẩm thực, thời trang Hàn Quốc của người Việt Nam qua ảnh hưởng từ phim ảnh Tuy nhiên, bài viết vẫn chỉ nêu những ảnh hưởng văn hóa Hàn ở bề mặt, chưa phân tích sâu những trải nghiệm về văn hóa Hàn, hay những nguyên nhân của việc chịu ảnh hưởng văn hóa Hàn

Năm 2011, Huỳnh Văn Tới tiến hành điều tra về “Ảnh hưởng của làn

sóng văn hoá Hàn Quốc ở Đồng Nai” qua khảo sát 400 học sinh, sinh viên,

công nhân và người lao động ở nhiều ngành nghề khác nhau ở địa phương Kết quả khảo sát cho thấy, số người biết đến văn hóa Hàn Quốc từ phim truyền hình nước này chiếm tỉ lệ tới 89,5%, so sánh với con số không đáng kể 4% số người biết văn hóa Hàn trực tiếp từ người Hàn Quốc (số liệu so sánh này thực sự không cần thiết bởi với rào cản ngôn ngữ, người Việt không thể tìm hiểu trực tiếp văn hóa Hàn) Kết quả khảo sát đã chỉ ra, tác động của Hallyu đến nhận thức, thói quen tiêu dùng của người dân thông qua những bộ

phim có tỷ lệ người xem cao như: Chuyện tình Paris (73,25%), Anh em nhà

bác sĩ (70,25%), Nàng Dae Jang Geum (64,75%), Bản tình ca mùa đông

(62,25%)… và cuối cùng, tác giả đã đưa các dẫn liệu phản ánh sự học hỏi về

Trang 28

vẻ đẹp ngoại hình từ các diễn viên thần tượng Hàn Quốc với sự xuất hiện các kiểu dáng trang phục, trang sức, vật dụng, cách trang điểm, mái tóc của nhiều người trẻ tuổi trên đường phố hoặc nơi đông người, trong phân xưởng, nhà máy, hay giảng đường đại học [53]

Năm 2014, Đỗ Thị Liên Vân đã thực hiện nghiên cứu “Ảnh hưởng của

làn sóng Hàn tới lối sống, hành vi ứng xử của học sinh THPT Hà Nội giai đoạn 2009-2013” qua khảo sát 1.050 em học sinh ở 9 trường THPT trên địa

bàn thành phố Hà Nội Tác giả chỉ ra, tại sao làn sóng Hàn lại dễ dàng tràn tới nhiều quốc gia châu Á, đặc biệt là Việt Nam và với lứa tuổi học sinh THPT Một mặt, nghiên cứu chỉ ra những cảm nhận tích cực trong tiếp nhận các giá trị văn hóa hiện đại của nước ngoài Một mặt, nghiên cứu chỉ ra xu hướng ồ

ạt, không biết lựa chọn những giá trị phù hợp với lứa tuổi, với điều kiện kinh

tế của bản thân và gia đình… điều đó phải chăng đã tạo nên những tiêu cực, lệch lạc trong lối sống và hành vi ứng xử của các em? Những luận giải khoa học trong phân tích các số liệu nghiên cứu thực tế của tác giả được xác định

từ khung lý thuyết về quan hệ trung tâm - ngoại vi theo mô hình làn sóng mới của Charler Bailey (1973) Từ đó, tác giả đề xuất các khuyến nghị, giải pháp

cụ thể đối với từng nhóm chủ thể, có liên quan đến việc định hướng lối sống

và hành vi ứng xử cho học sinh THPT Hà Nội trong giao lưu, tiếp nhận, hội nhập quốc tế về văn hóa hiện nay và trong những giai đoạn tiếp theo

Cùng năm 2014, Nguyễn Thị Hoa có nghiên cứu “Tác động của điện

ảnh Hàn Quốc đến đời sống văn hóa của giới trẻ Việt Nam hiện nay (Khảo sát tại nội thành Hà Nội)” Kết quả điều tra giúp tác giả nêu được thực trạng

ảnh hưởng của phim Hàn Quốc đến văn hóa của giới trẻ Việt Nam qua đó đánh giá, phân tích những tác động tích cực và tiêu cực, những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chịu ảnh hưởng văn hóa Hàn tại Việt Nam và đề xuất một

số giải pháp nhằm định hướng sự tiếp nhận văn hóa cho giới trẻ Việt Nam Nghiên cứu của Đinh Thiện Phương về “Ảnh hưởng của văn hóa Công giáo qua điện ảnh Hàn Quốc đến đời sống người Công giáo ở Đông Nam Bộ

- Việt Nam ” [41] đã chỉ ra, từ phim ảnh Hàn Quốc, các nghi lễ của Công giáo Hàn Quốc đã có ảnh hưởng đến nghi lễ, việc đặt tên theo các Thánh Công giáo Hàn Quốc cho con và các hội đoàn ở Đông Nam Bộ Vấn đề phẩm phục

Trang 29

của linh mục, việc chọn tổ chức lễ cưới tại nhà thờ của các đôi nam- nữ theo Công giáo hoặc thậm chí, một số không theo Công giáo, hay việc chọn hình thức hỏa táng trong tang lễ cũng chịu ảnh hưởng từ phim truyền hình Hàn Quốc Cùng với mối quan tâm ở khía cạnh này, bài viết của Minh Thạnh

“Hallyu và ảnh hưởng cải đạo tại Việt Nam” [48] cũng cho rằng, làn sóng

văn hóa Hàn đến Việt Nam có tác động đến lĩnh vực tôn giáo Ông đặt vấn đề, liệu rằng xu thế cải đạo từ Phật giáo sang Tin Lành ở Hàn Quốc cuối thế kỷ

XX có du nhập Việt Nam không? Bài viết cho biết, có nhiều người Hàn là tín

đồ nhiệt thành truyền đạo đang làm các công việc có liên quan tới văn hóa tại Việt Nam, nhiều nhất là dạy học Họ rất tích cực đóng góp cho Hallyu và ý thức rằng Tin Lành theo kiểu Hàn Quốc là một dạng quyền lực mềm (phát huy giá trị đạo đức, văn hóa, ) có sức mạnh không nhỏ trong truyền bá văn hoá Hàn

- Tìm nguyên nhân sức hút của văn hóa Hàn

Đó là bài viết của Phan Thị Thu Hiền “Sức hấp dẫn nữ tính của Hàn

Lưu ở Đông Nam Á” trình bày tại Hội thảo quốc tế Hàn Quốc học ở Đông Nam Á, tổ chức tại Đại học tổng hợp Chulalongkorn, Bangkok, Thái Lan,

tháng 10/2008 Tác giả cho rằng, Hallyu đến được các nước châu Á là do “sức hấp dẫn nữ tính” từ các sản phẩm của nó như phim, âm nhạc, công nghệ làm đẹp, mỹ phẩm, thời trang, ẩm thực, du lịch, các sản phẩm tiêu dùng… Như vậy, bản chất của các sản phẩm Hallyu đã được đề cập tới, nhưng biểu hiện thực sự của “sức hấp dẫn nữ tính” của Hallyu chưa được chỉ ra Năm 2012, Phan Thị Thu Hiền tiếp tục quan tâm tới bản chất của Hallyu trong nghiên cứu xã hội học của mình về ảnh hưởng của nó ở Việt Nam Qua khảo sát 1.114 học sinh, sinh viên, kết quả cho thấy 59% số học sinh, sinh viên thích

và rất thích K-pop (so sánh với 10,9% không thích); 37,7% thường xuyên xem phim Hàn Quốc Trong đó, đối tượng xem để tìm hiểu về ẩm thực chiếm 65,2%, thời trang - 59,6%, mỹ phẩm- 36%, thời trang tóc- 36,5% Theo tác giả, điều cuốn hút học sinh, sinh viên khi xem phim Hàn chính là đã “xây dựng hình tượng Hàn Quốc rất hiện đại, đồng thời rất cổ truyền Kiểu thức phát triển của Hàn Quốc thỏa mãn những nhu cầu tinh thần của học sinh, sinh viên cả về sự giàu có, thịnh vượng vật chất lẫn sự tôn vinh các giá trị đạo đức,

Trang 30

nhân văn” [24, tr.96]

Năm 2011, Vũ Hoa Ngọc thực hiện “Nghiên cứu về ảnh hưởng của phim

Hàn Quốc đối với sinh viên Hà Nội”, qua điều tra 532 phiếu hỏi tại 03 trường

đại học trên địa bàn Hà Nội (Đại học Văn hóa Hà Nội, Đại học KHXH&NV, Đại học Bách khoa) Từ thực trạng yêu thích phim Hàn Quốc của sinh viên, tác giả cho rằng, ngoài sự hấp dẫn, sức thuyết phục cao trong diễn xuất còn bắt nguồn từ nhiều kịch bản mang tính nhân văn cao, được biểu hiện ở cốt truyện cảm động, gần gũi, diễn viên đẹp, đã tạo nên những thần tượng cho giới trẻ- nhu cầu hoàn toàn bình thường và tự nhiên mà họ muốn tìm thấy trong văn hoá

Thứ hai, góc nhìn chính sách văn hóa: định hướng

Hà Thanh Vân với nghiên cứu về “Sự tiếp nhận văn hóa Hàn Quốc của

các bạn trẻ Việt Nam hiện nay: những điểm nhìn từ một cuộc khảo sát xã hội học văn hóa” (2012) đã thực hiện điều tra xã hội học gần như toàn quốc, với

600 bạn trẻ ở độ tuổi từ 15- 30 (300 nam và 300 nữ) sống tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và 10 tỉnh thành khác là Cần Thơ, Bến Tre, Bình Thuận,

Đà Nẵng, Nghệ An, Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên, Yên Bái, Lai Châu, trên tất cả các địa bàn đồng bằng, duyên hải, miền núi Đó là những học sinh phổ thông, sinh viên, công nhân, viên chức nhà nước, làm kinh doanh và nghề

tự do, tỉ lệ đồng đều, mỗi nghề nghiệp là 100 người Tác giả còn thử nghiệm phỏng vấn qua mạng dưới hình thức mở một biểu mẫu trên Google Docs (một ứng dụng của Google cho điều tra/khảo sát định lượng qua mạng internet) và trên email để lấy ý kiến của cộng đồng trẻ tuổi với mục đích tìm hiểu sự tiếp nhận của họ đối với những giá trị văn hóa Hàn Quốc trong thời đại bùng nổ internet hiện nay Kết quả, dù chưa bao phủ hết nhưng đã cho thấy, xuất khẩu văn hóa là một chiến lược quốc gia của Hàn Quốc và cho đến nay họ đã thành công ở nhiều nước Châu Á, trong đó có Việt Nam Từ đây, tác giả đã đặt ra nhiều vấn đề về suy nghĩ, cách học hỏi chiến lược xuất khẩu văn hóa, cách tác động tâm lý công chúng, nhất là công chúng trẻ tuổi, để có thể tiếp nhận nhẹ nhàng các sáng tạo văn hóa mới và cần xem xét sự ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc ở cả hai chiều cạnh tích cực, tiêu cực trong trao đổi văn hóa Với chiều tích cực, tác giả cho là, trong giao thoa văn hóa qua phim ảnh, cần phát

Trang 31

huy giá trị của sự gần gũi, tương đồng về phong tục, tập quán văn hóa truyền thống giữa hai nước để có thể tiếp thu nét tinh hoa văn hóa hiện đại mà Hàn Quốc đã làm được Tác giả còn cho đây là bài học kinh nghiệm về khai thác tiềm năng kinh tế và giá trị xã hội do văn hóa mang lại, cách chiếm lĩnh thị hiếu công chúng, đặc biệt là công chúng trẻ, đối tượng giàu tiềm năng trên mọi phương diện Chiều tiêu cực, tác giả chỉ sự lùi bước của văn hóa Việt Nam, đã nhường chỗ cho văn hóa Hàn Quốc trên nhiều lĩnh vực để giới trẻ bị cuốn theo làn sóng văn hóa ngoại lai, xao nhãng những giá trị văn hóa dân tộc

1.2 Cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu Hallyu

1.2.1 Khái niệm văn hóa

Văn hóa là một khái niệm đa nghĩa do mỗi ngành nghiên cứu có cách

định nghĩa và cách hiểu riêng, tuỳ theo vấn đề nghiên cứu khác nhau, Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê 164 định nghĩa văn hóa khác nhau trong các công trình nghiên cứu nổi tiếng thế giới [68] Định nghĩa văn hóa đầu tiên đã được nhà nhân học tiên phong người Anh cuối thế kỷ XIX,

E.B Tylor đưa ra trong công trình Văn hoá nguyên thuỷ (Primitive Culture,

1871), rằng “văn hóa là một tổng thể phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và những năng lực hay tập quán khác do con người có được với tư cách là thành viên của xã hội” [121] Đối với ngành nhân học văn hóa, văn hóa là một khái niệm trung tâm, là đối tượng nghiên cứu cơ bản nhất và ngay từ thời kỳ đầu mới hình thành, các nhà nhân học đã phát triển riêng các định nghĩa văn hoá của ngành Nhà nhân học Gary Ferraro, dựa vào định nghĩa về văn hoá của Taylor và nhiều nhà nghiên cứu khác, đã đưa ra một định nghĩa đơn giản, dễ hiểu và có tính bao quát hơn, là

"tất cả những gì con người CÓ, NGHĨ và LÀM với tư cách là những thành

viên của một xã hội" [75, tr 16] Những gì con người CÓ, theo định nghĩa

này, bao gồm các hiện vật vật chất như quần áo, trang phục, nhà cửa, công cụ

sản xuất, v.v Những gì con người NGHĨ bao hàm các thành tố “ẩn”, nằm

trong suy nghĩ của con người, như niềm tin, triết lý, quan niệm thẩm mĩ, v.v

Những gì con người LÀM là các khuôn mẫu hành vi ứng xử mà chúng ta quan

sát được như vái lạy, bắt tay, gật đầu…

Trang 32

Như vậy, theo nghĩa rộng, văn hoá bao gồm tất cả những yếu tố cấu

thành nên đời sống con người Không chỉ hàm ý đời sống tinh thần, văn hóa

nghệ thuật, sinh hoạt tâm linh, tôn giáo, văn hóa còn là sự ứng xử của con người với thiên nhiên, với bản thân và cộng đồng Đó cũng là phương thức con người thể hiện những tri thức được đúc kết qua nhiều thế hệ, các dạng sinh kế để tồn tại và phát triển Là sản phẩm do con người tạo ra, được hình thành và nuôi dưỡng cùng với quá trình sống, đến lượt nó, văn hóa lại chi phối, quyết định sự tồn tại, bản sắc và sự phát triển bền vững của cộng đồng người

Để lý giải sự phát triển và đặc biệt là sự ảnh hưởng của Hallyu đối với văn hoá và lối sống của giới trẻ trong bối cảnh “công nghiệp hoá, hiện đại hoá” Việt Nam hiện nay, trong luận án này, các hướng tiếp cận được sử dụng

từ một số lý thuyết chính dưới đây:

1.2.2 Các lý thuyết định hướng cho quá trình nghiên cứu

Thuyết Khuếch tán - truyền bá văn hóa: Đây là một lý thuyết lớn ra

đời vào cuối thế kỷ XIX- đầu XX [11, tr 20-28] để giải thích những hiện tượng tương đồng văn hóa giữa các tộc người khác nhau trên thế giới, xem xét

có hay không mối quan hệ nguồn gốc hay lịch sử giữa các dân tộc, thừa nhận

sự vay mượn trong quá trình văn hóa của các dân tộc, xác định các hình thức vay mượn, nguyên nhân và vai trò của sự vay mượn cũng như nguyên tắc xác định các mối quan hệ vay mượn Theo đó, khi hai nền văn hóa gặp nhau, các cộng đồng chủ thể có thể trao đổi - tiếp nhận - vay mượn lẫn nhau tất cả hoặc một số thành tố văn hóa của hai bên Hiện tượng vay mượn này diễn ra cả trong những xã hội có cấu trúc phức tạp và đơn giản, và thường là các thành

tố văn hóa vật chất như kỹ thuật hay kiến trúc,… dễ được trao đổi, vay mượn nhiều hơn các thành tố văn hóa tinh thần như ý tưởng, mẫu hành vi hay thực hành tôn giáo, tín ngưỡng, Từ thực tiễn và quan niệm lý thuyết khác nhau,

có nhiều trường phái giải thích khác nhau

Trường phái văn hóa - lịch sử của các học giả Đức và Áo (đại diện có

F Ratsel, F.Grabner, W.Schimidt ), đã đưa ra những khái niệm về “khu vực văn hóa” và “vòng văn hóa” (tương đương tổ hợp văn hóa) để giải thích sự tương đồng hay vay mượn văn hóa giữa các tộc người mà nguồn gốc lịch sử

Trang 33

có liên quan với nhau từ lâu đời, sinh sống trong khu vực có tương đồng về điều kiện tự nhiên Theo họ, các yếu tố hoặc toàn bộ văn hóa (tổ hợp văn hóa) được lan truyền từ một trung tâm đi các nơi/điểm (trong khu vực), từ tộc người này sang tộc người khác, diễn ra lâu dài và có thể bằng con đường di cư hoặc qua giao lưu kinh tế - văn hóa,

Trường phái truyền bá văn hóa ở Bắc Mỹ (đại diện có F.Boas,

R.Dixon, A.L Kroeber, ) cho rằng, yếu tố văn hóa mới được phát sinh luôn

có xu hướng lan tỏa ra ngoài điểm khởi phát của nó, không theo tác nhân di

cư hay từ một trung tâm cố định Thậm chí, theo A.L Kroeber, sự truyền bá văn hóa còn được tính đến ở những tác nhân “kích thích” (tư tưởng) làm nảy sinh các sáng tạo văn hóa mới và ông còn phát hiện ra mối quan hệ đa chiều giữa trung tâm và ngoại vi trong các hiện tượng lan truyền văn hóa

Hai nhà nhân học tiêu biểu của Mĩ như F Boas, C.L.Wisler, qua nghiên cứu về văn hóa của người Da Đỏ châu Mỹ, đã phát triển thành lí thuyết “vùng văn hoá” với sự hình thành trung tâm sáng tạo văn hoá và từ đây lan truyền đi thông qua tập hợp các đặc trưng văn hoá tiêu biểu (hay “típ văn hoá đặc trưng được cho là sản phẩm của các “bộ lạc đặc trưng”) CL Wisler còn cho rằng, sự giống nhau hay vay mượn văn hóa giữa các vùng, giữa các tộc người, ngoài sự truyền đi/khuyếch tán từ trung tâm thì cần quan tâm tới mối quan hệ hai chiều giữa trung tâm và ngoại vi vùng văn hoá, nhưng đây chỉ là sự phán đoán và ông vẫn nhấn mạnh đến vai trò lan toả, khuếch tán từ trung tâm hơn là sự tác động trở lại của ngoại vi [69, tr.32]

Trường phái truyền bá văn hóa của Anh (đại diện có W Rivers,

W.Dawson, G Elliot Smith, W Perry ) lại tập trung mối quan tâm vào quá trình giao lưu, tiếp xúc giữa các tộc người, xem đây như tiền đề để những sáng tạo văn hóa được lan truyền Trường phái này cũng cho rằng, quá trình tiếp xúc- vay mượn các yếu tố văn hóa có thể tạo những kích thích để nảy sinh các yếu tố văn hóa mới ở tộc người “vay mượn” Thêm nữa, theo đại diện lớn nhất của trường phái truyền bá văn hoá Anh, G Elliot Smith (1871-1937), sự vay mượn hay lan tỏa các yếu tố văn hóa, có trường hợp là do nhập

cư, nhóm cư dân này có thể áp đặt văn hóa của mình lên văn hóa địa phương nhưng họ phải chinh phục được người bản địa Nhưng trong nhiều trường

Trang 34

hợp, sự tương đồng hay giống nhau trong các thành tố văn hóa là do giao lưu,

vay mượn dưới nhiều dạng và hình thức khác nhau

Thuyết Mô hình làn sóng mới (New Wave Model) của Charles Bailey

đưa ra năm 1973, dựa trên thuyết Làn sóng (Wave theory) hay Mô hình làn

sóng (Wave Model) của Johannes Schmidt đề ra năm 1872 [trích theo 64],

cũng là một lý thuyết của dòng thuyết khuếch tán - truyền bá văn hóa, được

dùng để giải thích mức độ tiếp xúc văn hóa, sự lan truyền các hiện tượng văn

hóa mới tại nơi nó tràn tới làm biến đổi văn hóa hay xuất hiện trào lưu văn

hóa mới

Hình 1: Mô hình làn sóng của Johannes Schmidt, 1872

[Nguồn: 64]

Hình 2: Mô hình làn sóng mới theo không gian và thời gian của

phải vẽ lại mô hình này để người đọc có thể đọc được nó nói

về cái gì

Trang 35

[Nguồn: 114, tr 76.]

Hình 3: Mô hình làn sóng mới theo một hướng của Charles Bailey,

1973

[Nguồn:114, tr 77]

Khởi đầu, nó được sử dụng trong nghiên cứu biến đổi ngôn ngữ, sau đã

sử dụng trong nghiên cứu biến đổi văn hóa Theo thuyết này, người sử dụng

có thể giải thích những hình thức mới của ngôn ngữ, được cho là lan truyền từ một điểm trung tâm ra các vùng ngoại vi trong trạng thái sôi động ở trung tâm

và yếu dần ở ngoại vi (được so sánh với hình ảnh ném hòn đá xuống mặt nước) Mọi sự biến đổi và cách tân ngôn ngữ (cũng như trong văn hóa) bao

Trang 36

giờ cũng xuất phát từ một nơi rồi lan truyền ra các vùng khác và chính sự lan truyền ấy đã tạo nên động lực cho sự phát triển ngôn ngữ (hay văn hóa) Với

mô hình giao cắt của các vòng sóng (theo Schmidt, hình 1) hay các mô hình sóng đồng tâm (hình 2) và tâm sóng di chuyển theo một hướng của Bailey (hình 3), các nhà nghiên cứu theo thuyết này muốn giải thích các nguyên tắc lan truyền cũng như hệ quả của chúng Nhưng C Bailey quan tâm hơn tới sự xuất hiện “vật cản”, là một yếu tố tự nhiên hay xã hội nào đó (tại bản địa) có khả năng chặn sự lan truyền nên sóng đi theo một hướng (hình 3) Đó là sự tương tác, mối quan hệ hai chiều của hiện tượng văn hóa lan tỏa có điểm “va chạm” ở nơi đến, hoặc khả năng phủ trùm, dung hợp giữa hai nền văn hóa

- Lý thuyết về “sức mạnh mềm văn hóa”

Xây dựng hình ảnh quốc gia, mở rộng ảnh hưởng dựa trên các giá trị văn hóa,… là cách được nhiều quốc gia sử dụng rộng rãi trong vài thập kỷ gần đây Theo thuật ngữ mà giới khoa học xã hội và chính trị học hay sử dụng thì đây chính là việc gia tăng và sử dụng triệt để “quyền lực mềm” hay “sức mạnh mềm” (soft power) trong ngoại giao Cha đẻ của thuật ngữ này, Giáo sư Joseph S Nye cho rằng sức mạnh mềm là khả năng để đạt được điều mình muốn thông qua sự thu hút, hấp dẫn người khác mà không cần dùng đến vũ lực hay đe dọa Nó xuất phát từ sự hấp dẫn về văn hóa, tư tưởng chính trị và các chính sách của một quốc gia [42, tr.9] Sức mạnh này đã được nước Mỹ

áp dụng trong suốt thời gian dài để phổ biến giấc mơ Mỹ và sau đó được các nước khác, nhất là ở châu Á sử dụng để mở rộng ảnh hưởng của mình Hàn Quốc được đánh giá là đã áp dụng thành công lý thuyết này, trong đó Hallyu

là nhân tố chủ đạo của quyền lực mềm trong chiến lược phát triển đất nước của Hàn Quốc

Các lý thuyết trên tạo nên cơ sở lý luận cho các nghiên cứu liên quan đến sự thay đổi văn hóa quốc gia do có những ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài, bằng con đường trực tiếp thông qua những cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa các dân tộc, các cộng đồng… hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện như:

Trang 37

điện ảnh, truyền hình, âm nhạc, thời trang, ẩm thực… Đặc biệt, trong nghiên cứu về truyền thông và các vấn đề văn hóa - xã hội trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, một trong các vấn đề được tranh luận nhiều nhất là có hay không “sự xâm lăng” văn hóa giữa các nước thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng Sự có mặt của các hệ thống truyền thông phát triển có tên tuổi, qua các tạp chí nhượng quyền, các kênh phát trên truyền hình cáp, phim ảnh, hàng hóa… tại các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay có ảnh hưởng như thế nào đến lối sống và văn hóa nước sở tại

Thuyết “Mô hình làn sóng mới” cũng được sử dụng trong nghiên cứu

năm 2014 của Đỗ Thị Liên Vân: “Ảnh hưởng của làn sóng Hàn tới lối sống,

hành vi ứng xử của học sinh THPT Hà Nội giai đoạn 2009-2013” Hướng

tiếp cận Hallyu với lý thuyết làn sóng đem lại những phân tích và hiểu biết thú vị, nhưng mới dừng lại ở việc xem xét các hiện tượng, biểu hiện của sức ảnh hưởng mà chưa thực quan tâm đến sự tương tác hai chiều và ý nghĩa của quá trình giao lưu- tiếp xúc văn hóa này, đây là một khía cạnh quan trọng mà luận án cần phân tích

Học giả Nhật Bản - Ingyu Oh, cũng theo cách tiếp cận truyền bá luận khi nghiên cứu về ảnh hưởng của Hallyu ở một số nước Đông Á với chuyên

luận “Sự tăng lên người tiêu dùng văn hóa xuyên quốc gia ở Trung Quốc và

Nhật Bản” [130] (đã trình bày ở phía trên), quan tâm tới sự không cố định của

các “trung tâm” lan truyền văn hóa, trong bối cảnh thế giới hiện nay Chuyên luận của ông, về mặt lý thuyết, phủ nhận “trung tâm”- “ngoại vi” qua chứng minh mối quan hệ hai chiều và khả năng thay đổi cực giữa chúng bởi quá trình phát triển khác nhau giữa các vùng/khu vực, tộc người hay quốc gia Chẳng hạn, ông đã đặt câu hỏi tại sao Nhật Bản - một đất nước được xem là trung tâm của châu Á nhưng không lan truyền được văn hóa của mình mà để Hallyu thâm nhập Ông chỉ ra, các yếu tố văn hóa lan truyền không liên quan tới vấn đề nơi phát sinh là “trung tâm” hay không mà do nó có đáp ứng nhu cầu trong tìm kiếm những ý tưởng mới, ý nghĩa tinh thần phù hợp với thời đại Chính điều này mới thúc đẩy quá trình giao lưu- tiếp xúc văn hóa và đẩy hiện tượng khuếch tán văn hóa thành làn sóng

Nghiên cứu về “Người hâm mộ K-pop ở Israel và Palestine” của

Trang 38

Nissim Otmazgin và Irina Lyan [104] cũng đã chỉ ra, ý nghĩa của sự lan truyền Hallyu là khả năng kết nối toàn cầu của nó mà không phụ thuộc vào vấn đề nguồn gốc tộc người, đặc điểm khu vực, mối quan hệ lịch sử, hay tương đồng về điều kiện tự nhiên- xã hội,

Tiểu kết chương 1

Cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa và đô thị hóa tại các nước phương Tây từ cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, văn hóa đại chúng đã xuất hiện, trở thành dòng văn hóa chủ đạo của phương Tây giai đoạn đầu và giữa thế kỷ XX; và lan tỏa ra toàn thế giới cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI Với đối tượng khán giả đa dạng, thông qua phương thức truyền bá là truyền thông đại chúng (phim ảnh, truyền hình, ) và đặc trưng thay đổi linh hoạt, luôn hướng đến sự mới mẻ, cái tôi cá nhân được coi trọng và đề cao hơn, văn hóa đại chúng, cùng với văn hóa dân gian và văn hóa bác học, đã hòa vào dòng chảy văn hóa đương đại, làm phong phú và đa dạng hơn văn hóa đương đại Bên cạnh đó, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã khiến sự giao lưu, tiếp biến và ảnh hưởng giữa các nền văn hóa, trong đó có văn hóa đại chúng diễn ra nhanh hơn, đa dạng hơn và cũng phức tạp hơn Nhiều hiện tượng văn hóa đại chúng có ảnh hưởng lớn đang được tranh luận, nghiên cứu dưới nhiều lý thuyết và trường phái khác nhau, trong đó có Hallyu Hallyu là làn sóng văn hóa Hàn Quốc được dùng để chỉ hiện tượng văn hóa đại chúng của Hàn Quốc như: âm nhạc, phim truyền hình, phim chiếu rạp nhận được sự

ưa chuộng của người hâm mộ trên khắp thế giới Trong chương 1, luận án tổng quan các nghiên cứu về Hallyu được tiếp cận theo nhiều hướng như: góc nhìn văn hóa truyền thông (chính trị, giới, văn hóa nhóm); góc nhìn truyền bá văn hóa gắn với kinh tế- chính trị; góc nhìn truyền bá văn hóa (những giá trị mới của toàn cầu); góc nhìn quản lý văn hóa - xã hội (kiểm soát sự thay đổi); góc nhìn chính sách văn hóa (định hướng) Việc tổng quan này cho thấy bức tranh tương đối toàn cảnh về những vấn đề liên quan đến chủ đề mà luận án nghiên cứu, giúp tác giả kế thừa và đúc rút bài học từ những nghiên cứu thực tiễn và sự vận dụng lý thuyết của các nhà nghiên cứu đi trước, quan tâm tới bối cảnh nghiên cứu đã thay đổi so với bối cảnh lý thuyết khi được đưa ra, quan tâm tới quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ hơn trước và tinh thần

Trang 39

“hậu hiện đại hóa” Vì thế, khi sử dụng thuyết khuếch tán - truyền bá văn hóa trong nghiên cứu về ảnh hưởng của Hallyu tại Việt Nam, tác giả luận án sử dụng một số quan điểm tích cực của nó Đó là sự giao lưu - tiếp xúc văn hóa, cũng như sự vay mượn - học hỏi các yếu tố văn hóa bên ngoài, là một nhu cầu không thể thiếu của mọi chủ thể văn hóa và của bất cứ nền văn hóa nào, đặc biệt đi là ý tưởng, sự gợi mở có được, hay các khuôn mẫu mới được hình thành từ quá trình giao lưu - tiếp xúc văn hóa này

Chương 2 HALLYU TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

2.1 Sự hình thành và quá trình phát triển của Hallyu

2.1.1 Sự hình thành Hallyu

Hallyu: hay Làn sóng Hàn Quốc (ti ế ng Hàn Quố c: 한류/ 韓流)

trước tiên là một hiện tượng ngẫu nhiên đã bùng phát ở Trung Quốc, sau đó

đã ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ trong giới trẻ mà còn tới đông đảo người dân ở Trung Quốc, Nhật Bản Đây là tên gọi bắt nguồn từ cách gọi của một số nhà báo ở Bắc Kinh, được công nhận rộng rãi gần 20 năm nay và được dùng

để ám chỉ sự nổi tiếng của các sản phẩm văn hóa Hàn Quốc trên thế giới trong

thế kỷ XXI Trong luận án này, khái niệm này được hiểu cụ thể như sau: Làn

sóng Hàn Quốc là hiện tượng truyền bá có hiệu quả văn hóa đại chúng Hàn Quốc tới công chúng các nước trên thế giới, đặc biệt là giới trẻ Các sản phẩm của Hallyu gồm: phim ảnh, âm nhạc và một số loại hình văn hóa khác (kèm theo) như thời trang, mỹ phẩm, ẩm thực, du lịch

Trang 40

“Hallyu” lần đầu tiên được báo giới Trung Quốc đại lục nhắc tới vào

năm 1997, khi bộ phim Tình yêu là gì (Shiri) của Samhwa Production sản

xuất được đón nhận nồng nhiệt lúc phát sóng tại đây Tiếp sau đó, hàng loạt

tác phẩm như Tình anh trao em (1994), Người mẫu (1997), Ước mơ vươn tới

một ngôi sao (1997), Anh em nhà bác sĩ (1997), Vườn sao băng (2008), Con trai con gái (2012), Trăng Seoul (2013)… được đưa sang Trung Quốc, chiếm

sóng giờ vàng trên nhiều kênh truyền hình tại đất nước đông dân số 1 thế giới này Nó đã gây một hiệu ứng đặc biệt cho chính những người làm phim tại Hàn Quốc khi thấy những tác phẩm của mình có giá bản quyền cao ở Trung Quốc

Tại những nước châu Á khác, phim Hàn Quốc xuất hiện dầy hơn trên truyền hình hay ngoài các trung tâm chiếu phim từ khoảng năm 1994, nhưng phải đến năm 1998, khi Hallyu đã trở thành hiện tượng văn hóa ở Trung Quốc, Nhật Bản thì “làn sóng Hàn” mới bắt đầu tràn tới những quốc gia khác

ở châu Á Phim Hàn Quốc, đa phần là các phim bộ truyền hình, kèm theo cụm

từ Hallyu bắt đầu được nhắc đến thường xuyên hơn, được đón nhận nồng nhiệt hơn tại Đài Loan, Hong Kong, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam, trước khi tạo những “cơn lốc” Hallyu tại Mông Cổ, Trung Đông, Bắc Âu, các nước Đông Âu rồi lan sang Nam Mỹ, Mexico… Kể từ đó, Hallyu nổi lên, trở thành một trong những lĩnh vực quan tâm quan trọng trong số các hiện tượng truyền thông và văn hóa quốc tế đối với các nhà nghiên cứu Nó đã trở thành một ví

dụ điển hình cho đa dạng văn hóa và khu vực hóa, là một ví dụ cho một số nhà nghiên cứu và chính trị gia có mối quan tâm tới chủ nghĩa dân tộc trong văn hóa Tại Việt Nam, khi hai nước Việt- Hàn thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức vào năm 1992, đến năm 1994, phim Hàn Quốc được đã được giới thiệu trên các kênh truyền hình của quốc gia

Các nghiên cứu về Hallyu ở Hàn Quốc xuất hiện từ khoảng cuối năm

1999 và tăng mạnh sự quan tâm từ năm 2001 Khi Hallyu có xu hướng thoái trào vào năm 2008 thì sự hoài nghi và phản Hallyu cũng xuất hiện tại một số nước như Trung Quốc, Hồng Kông và Nhật Bản Tuy nhiên, hiện nay Hallyu lại trỗi dậy và một số nhà nghiên cứu Hallyu đã tìm ra sức mạnh của nó chính

là cách thức các nhà công nghiệp văn hóa và giải trí Hàn đã sáng tạo, là

Ngày đăng: 17/05/2017, 16:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
109296448. A.Perxisk (1972), "Truyền bá luận (khuếch tán luận)" - Đại bách khoa toàn thư Xô Viết, Maxcơva, tr.8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền bá luận (khuếch tán luận)
Tác giả: A.Perxisk
Năm: 1972
109296449. Vũ Tuấn Anh, Từ Cheabol Hàn Quốc suy nghĩ về tập đoàn kinh tế Việt Nam, http://vie.vass.gov.vn/tintuc/pages/goc-nhin.aspx?ItemID=22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ Cheabol Hàn Quốc suy nghĩ về tập đoàn kinh tế Việt Nam
109296450. Nguyễn Văn Ánh, Đỗ Đình Hãng, Lê Đình Chỉnh (1996), Hàn Quốc lịch sử và văn hóa, Nxb.Văn Hóa, tr 64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hàn Quốc lịch sử và văn hóa
Tác giả: Nguyễn Văn Ánh, Đỗ Đình Hãng, Lê Đình Chỉnh
Nhà XB: Nxb.Văn Hóa
Năm: 1996
109296451. Chris Barker (2011), Nghiên cứu văn hóa, Đặng Tuyết Anh dịch; Nguyễn Thị Hiền và Đoàn Thị Tuyến hiệu đính, Nxb. Văn hóa thông tin, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu văn hóa
Tác giả: Chris Barker
Nhà XB: Nxb. Văn hóa thông tin
Năm: 2011
109296452. Cục Thông tin Hàn Quốc (1999), Hàn Quốc xin chào bạn, Nxb Cục Thông tin Hàn Quốc, Seoul, tr 49 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hàn Quốc xin chào bạn
Tác giả: Cục Thông tin Hàn Quốc
Nhà XB: Nxb Cục Thông tin Hàn Quốc
Năm: 1999
109296453. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb. Sự thật, Hà Nội, tr. 63, 64, 65, 125 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Sự thật
Năm: 1997
109296454. Jostenim Gripsrud, (2002) Understanding Media Culture (Hiểu về văn hoá truyền thông), Nguyễn Thị Thu Hường, Hoàng Thu Thủy, Bùi Hoài Sơn (dịch), Nxb. Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Understanding Media Culture (Hiểu về văn hoá truyền thông)
Nhà XB: Nxb. Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam
109296455. Đặng Cảnh Khanh (2006), Xã hội học Thanh niên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 79 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học Thanh niên
Tác giả: Đặng Cảnh Khanh
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
109296456. Đỗ Nam Liên (2005), Văn hóa nghe - nhìn và giới trẻ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr 244 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa nghe - nhìn và giới trẻ
Tác giả: Đỗ Nam Liên
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2005
109296457. Nhiều tác giả (1979), Trung tâm và ngoại vi trong nghiên cứu văn hoá sau phát kiến địa lí, (người dịch....), Nxb. Khoa học, Maxcơva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung tâm và ngoại vi trong nghiên cứu văn hoá sau phát kiến địa lí
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb. Khoa học
Năm: 1979
109296458. Ronald Inglehart (2008), Hiện đại hóa và Hậu hiện đại hóa, Dịch: Nguyễn Thị Phương Mai- Nguyễn Chí Tình- Nguyễn Mạnh Trường; Hiệu đính: Vũ Thị Minh Chi, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện đại hóa và Hậu hiện đại hóa
Tác giả: Ronald Inglehart
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2008
109296460. Nguyễn Văn Tình (2009), Chính sách văn hóa trên thế giới và việc hoàn thiện chính sách văn hóa ở Việt Nam, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách văn hóa trên thế giới và việc hoàn thiện chính sách văn hóa ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Tình
Nhà XB: Nxb. Văn hóa thông tin
Năm: 2009
109296461. Tổng cục Thống kê (2015), Báo cáo Điều tra lao động việc làm quý 4 năm 2015, Nxb Tổng cục Thống kê, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Điều tra lao động việc làm quý 4 năm 2015
Tác giả: Tổng cục Thống kê
Nhà XB: Nxb Tổng cục Thống kê
Năm: 2015
109296462. Phạm Hồng Tung (2011), Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế
Tác giả: Phạm Hồng Tung
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật
Năm: 2011
109296463. Từ điển Tâm lý học của Mỹ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tâm lý học của Mỹ
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
109296464. Từ điển Tiếng Việt, Nxb Viện Ngôn ngữ, H. 2001. I.2. LUẬN VĂN VÀ BÀI VIẾT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Viện Ngôn ngữ
109296465. Belik A.A (2000), “Văn hóa học - những lý thuyết nhân học văn hóa”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội, tr 32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa học - những lý thuyết nhân học văn hóa”, "Tạp chí Văn hóa nghệ thuật
Tác giả: Belik A.A
Năm: 2000
109296466. Phan Thị Kim Anh (2012), “Ảnh hưởng Hàn lưu đến giới trẻ Việt Nam (qua góc nhìn của môt người làm mẹ)”, Hội thảo Quốc tế 20 năm quan hệ Việt – Hàn, tổ chức tại Trường Đại học KHXH & NV Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng Hàn lưu đến giới trẻ Việt Nam (qua góc nhìn của môt người làm mẹ)"”," Hội thảo Quốc tế" 20 năm quan hệ Việt – Hàn
Tác giả: Phan Thị Kim Anh
Năm: 2012
109296467. Bộ Y tế và Tổng cục Thống kê, “Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam”, 2003, http://www.gso.gov.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam
109296468. Lý Xuân Chung (2008), “Tìm hiểu văn hóa của Hàn Quốc trong quá trình hội nhập và bài học kinh nghiệm”, Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu văn hóa của Hàn Quốc trong quá trình hội nhập và bài học kinh nghiệm”, "Nghiên cứu Đông Bắc Á
Tác giả: Lý Xuân Chung
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w