Với tất cả những lý do trên, tôi chọn vấn đề " Tạo biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường rung học cơ sở " Vận dụng qua dạy học lịch sử Việt Nam
Trang 1Hai câu mở đầu quyển Lịch sử nước ta (1941), được biên soạn khi Người
về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam không chỉ có ý nghĩa về mặtphương pháp luận sự cần thiết phải học lịch sử - mà còn có giá trị về nguyên tắc
dạy học - phải biết để tường (hiểu rõ cặn kẽ) Những nguyên tắc về phương pháp
luận và phương pháp dạy học lịch sử nêu trên đã góp phần trong việc xác địnhvai trò, vị trí, ý nghĩa của môn lịch sử trong chương trình giáo dục lịch sử ởtrường phổ thông và nâng cao chất lượng giáo dục môn học Sự trưởng thànhcủa các thế hệ trẻ từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay có sự đónggóp của việc giáo dục lịch sử trong và ngoài nước theo quan điểm, đường lối củaĐảng
Tuy nhiên trong khoảng hơn một thập kỉ gần đây, chất lượng giáo dục nóichung, chất lượng dạy học lịch sử ở nhà trường nói riêng đã giảm sút đến mứclàm cho nhà trường, xã hội lo lắng, quan tâm Để nâng cao chất lượng môn học,khắc phục tình trạng nêu trên, việc cải tiến, đổi mới nội dung, phương pháp dạyhọc bộ môn mang tính cấp bách đang được tiến hành và phải tiến hành thườngxuyên, đồng bộ Trong quá trình thực hiện đổi mới đó phải chú trọng đến việchình thành tri thức lịch sử cho học sinh
"Do đặc điểm của nhận thức lịch sử, việc học tập lịch sử của học sinh không thể trực tiếp quan sát trực quan sinh động các sự kiện xảy ra trong quá khứ’’ [18; 188] Vì vậy, quá trình dạy học lịch sử phải tiến hành trên cơ sở tài
liệu - sự kiện khoa học để tạo biểu tượng cụ thể, có hình ảnh, từ đó hình thànhkhái niệm, nêu quy luật, rút ra bài học lịch sử Có thể nói, biểu tượng là mộtkhâu không thể thiếu được trong quá trình nhận thức nói chung và nhận thứclịch sử nói riêng trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông
Trang 2Trong các loại biểu tượng, biểu tượng về nhân vật lịch sử và địa điểm xảy
ra sự kiện có vị trí, ý nghĩa quan trọng Tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử vềnhững tấm gương người thật việc thật có sức thuyết phục đặc biệt đối với họcsinh Biểu tượng sinh động gây cho các em hứng thú học tập lịch sử, đồng thờikhơi dậy mạnh mẽ những xúc cảm lịch sử đúng đắn, góp phần hình thành nênnhân cách học sinh
Bên cạnh đó, việc tạo biểu tượng về địa điểm xảy ra sự kiện cũng là yêucầu không thể thiếu được trong dạy và học lịch sử Không xác định được địađiểm, không gian của sự kiện, thì sự kiện đó sẽ trở nên trừu tượng, thiếu nộidung thực tế, không phản ánh được hiện thực khách quan trong nhận thức củahọc sinh
Tạo biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch
sử ở các trường phổ thông hiện nay mặc dù đã có những cố gắng, song vẫn cònnhiều hạn chế Qua khảo sát sơ bộ, giáo viên khai thác chưa có hiệu quả nguồnkiến thức phong phú, đa dạng này vào phục vụ dạy học lịch sử Thực tế cho thấyviệc học sinh nhầm lẫn hoặc không hiểu về nhân vật lịch sử là phổ biến Dạynhững sự kiện lịch sử nhưng không xác định được không gian lịch sử, địa điểmcủa sự kiện lịch sử đó ở đâu; xác định không gian, địa điểm, địa danh trên bản
đồ đôi khi còn mơ hồ… Nội dung biểu tượng các em thu được còn nghèo nàn,đơn điệu, còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của chương trình cấphọc… Đó là một trong những nguyên nhân làm cho học sinh ít ham thích học bộ
môn lịch sử Vì vậy, chất lượng giáo dục bộ môn lịch sử ở trường phổ thông
chưa được nâng cao Tình trạng trên là do nhiều nguyên nhân khách quan lẫnchủ quan
Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX có rất nhiều sự kiện quantrọng gắn liền với những nhân vật lịch sử, địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử nổitiếng thời phong kiến của nhân dân ta Đây là thời kì xác lập và phát triển củachế độ phong kiến Việt Nam Chiến thắng Bạch Đằng vĩ đại cuối năm 938 doNgô Quyền lãnh đạo đã chấm dứt thời kì đô hộ kéo dài 10 thế kỉ của phong kiếnphương Bắc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của đất nước Nhưng nền độc lậpdân tộc vừa giành được vẫn luôn luôn bị giặc ngoại xâm đe dọa và công cuộcdựng nước phải gắn liền với cuộc kháng chiến bảo vệ và củng cố nền độc lậpdân tộc: cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077), ba lầnkháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII), khởi nghĩachống Minh, Thanh… Trong trang sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta khắc
Trang 3ghi những chiến thắng huy hoàng thời kì này: chiến thắng Như Nguyệt (1077);chiến thắng Bạch Đằng (1288); chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang (1427);chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (1785); chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa(1789)… Vì vậy cần phải giáo dục cho học sinh nhận thức đúng, đầy đủ vềtruyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân và dân tộc
Với tất cả những lý do trên, tôi chọn vấn đề " Tạo biểu tượng về nhân vật
và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường rung học cơ sở "
(Vận dụng qua dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế tkỉ XIX) làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạyhọc lịch sử là vấn đề đã và đang được các nhà lí luận dạy học, các nhà giáo dụclịch sử cùng nhiều giáo viên nghiên cứu và được đề cập đến trong một số côngtrình:
Cuốn “Giáo dục học tập 1” do Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt chủ biên,
xuất bản năm 1987, nhà xuất bản Giáo dục Cuốn sách đã đưa ra các nguyên tắccủa quá trình dạy học, trong đó có nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vaitrò chủ đạo của thầy và vai trò tự giác, tích cực, độc lập của trò Nguyên tắc nàyđòi hỏi phải phát huy tính tích cực, tính tự giác, độc lập của học sinh trong quátrình dạy học, đồng thời, tác giả cũng đưa ra khái niệm tính tích cực, tự giác vàtính độc lập nhận thức
Cuốn “Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở” do Phan Ngọc Liên – Trịnh Đình Tùng chủ biên, xuất bản năm
1998, nhà xuất bản Giáo dục Các tác giả đã đưa ra cơ sở lí luận và thực tiễn củaviệc phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học
cơ sở và đề ra những con đường, biện pháp, hình thức để phát huy tính tích cựccủa học sinh trong học tập lịch sử Trong đó, tạo biểu tượng là một trong nhữngbiện pháp để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập lịch sử
Cuốn “Đổi mới phương pháp dạy học ở trường cao đẳng sư phạm” do
Trần Đức Minh chủ biên, xuất bản năm 2001, nhà xuất bản Đại học Quốc gia HàNội Tác giả đã đưa ra các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạtđộng học tập của người học như: nêu vấn đề, sử dụng đồ dùng trực quan, traođổi đàm thoại, qua đó nhằm lấy người học làm trung tâm, góp phần nâng caochất lượng dạy – học
Trang 4Thái Duy Tuyên trong “Giáo dục học hiện đại”, xuất bản năm 2001, nhà
xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, cũng trình bày một số vấn đề lý luận về tínhtích tực, độc lập, tự giác của học sinh trong quá trình học tập Tác giả nhấnmạnh tới vai trò của hứng thú đối với việc phát huy tính tích cực của học sinhtrong học tập Từ đó tác giả đưa ra một số biện pháp để phát huy tính tích cựcnhận thức của học sinh trong giờ lên lớp
Cuốn "Phương pháp dạy học lịch sử tập 1”, do GS.TS Phan Ngọc Liên
chủ biên, xuất bản năm 2002, nhà xuất bản Đại học sư phạm Tác giả đã trìnhbày cụ thể về chức năng, nhiệm vụ bộ môn lịch sử ở trường phổ thông, các hìnhthức phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông Tác giả cũng xác địnhvấn đề kiến thức cơ bản là những kiến thức tối ưu, không thể thiếu, là nhữngkiến thức quy định nội dung cần thiết mà học sinh phải nắm vững mới đạt đượctrình độ của chương trình Kiến thức cơ bản gồm nhiều yếu tố liên kết chặt chẽvới nhau thành một hệ thống với sự kiện lịch sử, thời điểm, không gian – địađiểm lịch sử, nhân vật lịch sử Tác giả cũng đã lý giải thế nào là sự kiện, sựkiện lịch sử, phân loại sự kiện lịch sử, mối quan hệ sự kiện lịch sử với khônggian lịch sử - hoàn cảnh địa lí Vấn đề biểu tượng và biện pháp tạo biểu tượng
được trình bày một phần trong chương V: Hình thành tri thức lịch sử cho học sinh, với các nội dung: định nghĩa biểu tượng, ý nghĩa của việc tạo biểu tượng,
mục đích của việc tạo biểu tượng trong dạy học lịch sử, phân loại biểu tượng,các biện pháp sư phạm tạo biểu tượng lịch sử, mối quan hệ giữa biểu tượng vàkhái niệm, Các tác giả đã chỉ rõ, tạo biểu tượng là yêu cầu đầu tiên của việcthực hiện chức năng đặc trưng của dạy học lịch sử
Cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử tập 2”, do GS.TS Phan Ngọc Liên
chủ biên, xuất bản năm 2002, nhà xuất bản Đại học sư phạm Tác giả đã trìnhbày cụ thể về khái niệm và phân loại hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử,những con đường, biện pháp sư phạm được sử dụng để thực hiện chức năng của
các phương pháp dạy học lịch sử Đặc biệt trong chương X: Các con đường, biện pháp sư phạm để thực hiện hệ thống phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông, tác giả đã làm rõ sự khác nhau và mối quan hệ giữa phương pháp dạy
học với con đường, biện pháp, thao tác sư phạm trong giáo dục lịch sử ở trườngphổ thông Tác giả cũng đã trình bày cụ thể việc vận dụng các phương pháptrình bày miệng, sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng sách giáo khoa và các loạitài liệu học tập khác nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử
Trang 5Trong cuốn “Một số chuyên đề về phương pháp dạy học lịch sử” do Phan
Ngọc Liên chủ biên, xuất bản năm 2002, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
có một số bài viết về tạo biểu tượng nhân vật Trong đó, bài viết của TS Đặng
Văn Hồ - Khoa lịch sử - Đại học Huế với nhan đề “Tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử để giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh” đã nêu lên những lí luận cơ
bản về tạo biểu tượng nhân vật lịch sử, vai trò, ý nghĩa của việc tạo biểu tượngcác nhân vật lịch sử, các nguyên tắc và một số biện pháp cụ thể
Cuốn “Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ thông” do Nguyễn Thị Côi chủ biên, xuất bản năm 2006, nhà xuất
bản Đại học sư phạm Tác giả đã nêu rõ: Một trong những biện pháp để nângcao hiệu quả bài học là việc trình bày hình ảnh, xúc cảm lịch sử cho học sinh đểtạo nên hình ảnh về con người, sự kiện trong dạy học lịch sử Nguồn gốc,phương tiện tạo nên hình ảnh về sự kiện, con người quá khứ trong dạy học lịch
sử là lời nói của giáo viên và học sinh, tranh ảnh, bản đồ, các đoạn trích từ tácphẩm văn học, nghệ thuật, Qua đó đã khẳng định vai trò quan trọng của việctạo biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử
Công trình luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Văn Phong với đề tài “Dạy học nhân vật trong bộ môn lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 – 1930 ở trường phổ thông”, năm 2006, trường Đại học sư phạm Hà Nội Tác giả đã nêu lên
những vấn đề lí luận, thực tiễn của việc tạo biểu tượng nhân vật trong dạy họclịch sử ở trường phổ thông Tác giả đã hệ thống các nguyên tắc chung khi tạobiểu tượng nhân vật lịch sử và hệ thống các phương pháp sư phạm giảng dạynhân vật lịch sử ở trường phổ thông
Trong “Giáo trình các hình thức tổ chức dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở” của Nguyễn Thị Côi chủ biên, xuất bản năm 2007, nhà xuất bản Đại
học sư phạm Cuốn sách đã đi sâu vào những kiến thức cơ bản về vấn đề bài họclịch sử ở trường trung học cơ sở: quan niệm về bài học lịch sử, những yêu cầu
cơ bản đối với một bài học lịch sử, các công việc chuẩn bị và tiến hành bài họclịch sử, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập qua bài học lịch sử, các conđường nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường trung học cơ sở Trong đó, tácgiả đã khẳng định việc tạo biểu tượng là một khâu không thể thiếu trong việcnâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường trung học cơ sở
Trong cuốn “Đại cương lịch sử Việt Nam tập 1” do Trương Hữu Quýnh
chủ biên, xuất bản năm 2008, nhà xuất bản Giáo dục đã trình bày nội dung chủyếu của lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thuỷ đến năm 1858 về hoàn cảnh lịch
Trang 6sử, tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, của Việt Nam Trong Phần 4: Thời đại phong kiến dân tộc, tác giả đã nghiên cứu về lịch sử Việt Nam từ thế kỉ
X đến thế kỉ XIX trên tất cả các lĩnh vực Cuốn sách cũng cung cấp thông tin vềcác nhân vật lịch sử, các địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử quan trọng cần tạo biểutượng cho học sinh
Trong cuốn “Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua hỏi đáp tập 2” do Nguyễn
Thị Côi chủ biên, xuất bản năm 2008, nhà xuất bản Đại học sư phạm Quanhững câu hỏi và lời đáp (mang tính chất hướng dẫn, gợi ý), tác giả đã góp phầnphát huy tính tích cực trong nhận thức của học sinh Cuốn sách cũng cung cấprất nhiều tư liệu liên quan đến các nhân vật lịch sử cùng những địa điểm xảy ra
sự kiện lịch sử nổi tiếng của lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX
Trong cuốn "Một số vấn đề địa danh học Việt Nam" của tác giả Nguyễn
Văn Âu, xuất bản năm 2008, nhà xuất bản Giáo dục, đã đề cập đến một số quanniệm về địa danh, về mặt không gian địa lí tự nhiên và xã hội Cuốn sách viếtnhằm phục vụ cho nghiên cứu địa danh cho nên có thể làm nguồn tư liệu thamkhảo giúp tìm hiểu về quan niệm địa danh, địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử mộtcách khoa học
Cuốn “Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử trung học cơ sở (phần lịch sử Việt Nam)” do Nguyễn Thị Côi chủ biên, xuất bản năm
2009, nhà xuất bản Giáo dục Tác giả đã cung cấp cho chúng ta nắm được nhữngnội dung lịch sử và phương pháp sử dụng hệ thống kênh hình trong dạy họcphần lịch sử Việt Nam Kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử gồm nhiều loại:bản đồ, sơ đồ, hình vẽ, tranh ảnh lịch sử Mỗi loại có một phương pháp sử dụngriêng Cuốn sách đã giúp giáo viên lựa chọn các phương pháp phù hợp để tạobiểu tượng cho học sinh Trong đó có chân dung các nhân vật lịch sử và địađiểm xảy ra sự kiện lịch sử thuộc giai đoạn lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế
kỉ XIX
Trong cuốn “Danh nhân đất Việt’’ do Nguyễn Trang Phương sưu tầm
biên soạn, xuất bản năm 2010, nhà xuất bản Văn học, đã đề cập tới một số nhânvật lịch sử tiêu biểu của lịch sử Việt Nam Cuốn sách đi sâu vào nghiên cứu tàiliệu tiểu sử của nhân vật, bên cạnh đó là những câu chuyện liên quan đến cuộcsống của các nhân vật Thông qua các câu chuyện đó giúp người đọc có sự nhìnnhận, đánh giá khách quan cũng như sự mến phục với các nhân vật lịch sử củadân tộc Cuốn sách là nguồn tư liệu tham khảo để tạo biểu tượng về nhân vậtlịch sử một cách khoa học
Trang 7Luận án tiến sĩ giáo dục học của Nguyễn Đức Cương, “Tạo biểu tượng về địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua dạy học lịch sử Việt Nam từ 1946 đến 1954, Chương trình chuẩn)”, năm 2012, trường Đại học sư phạm Hà Nội Tác giả đã nêu lên những
vấn đề lí luận, thực tiễn của việc tạo biểu tượng về địa điểm xảy ra sự kiện trong
dạy học lịch sử ở trường phổ thông Công trình đã đề cập đến các hình thức,
biện pháp sư phạm tạo biểu tượng về địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch
sử Việt Nam từ 1946 đến 1954 ở trường trung học phổ thông
Như vậy, các công trình nói trên đã gợi ý cho tôi một số định hướng vềnguyên tắc, các biện pháp sư phạm để giải quyết vấn đề: Tạo biểu tượng về nhânvật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường Trung học cơ sở(Vận dụng qua dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX)
Thực hiện đề tài, tôi mong muốn sẽ đóng góp một phần trong việc hìnhthành hệ thống cơ sở lý luận phù hợp và đề xuất các biện pháp sư phạm có tínhkhả thi để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử ở trường phổthông hiện nay
3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định mức độ kiến thức cần tạo biểu tượng về nhân vật, địa điểm xảy
ra sự kiện lịch sử; con đường, biện pháp sư phạm để tạo biểu tượng về nhân vật
và địa điểm xảy ra sự kiện trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX.Trên cơ sở đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử Việt Nam ở trườngTHCS trên tất cả các mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu để làm rõ những vấn đề lí luận của việc tạo biểu tượng
về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
Kết hợp lí luận và thực tiễn, đưa ra một số biện pháp sư phạm để tạo biểutượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử Việt Nam từthế kỉ X đến thế kỉ XIX ở trường THCS
Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng các biện pháp sư phạm, trên cơ sở
đó rút ra kết luận về tính khả thi của các biện pháp sư phạm được tiến hành
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu được xác định là: Quá trình tạo biểu tượng về nhânvật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường THCS
Trang 84.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu việc tạo biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiệntrong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX ở trường THCS, khảosát thực nghiệm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
5 Phương pháp nghiên cứu
5.2 Phương pháp liên ngành
5.2.1 Phương pháp quan sát, phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lí thông tin
Sử dụng phương pháp quan sát để quan sát thực trạng dạy và học tạitrường THCS
Sử dụng phương pháp thu thập, tổng hợp để thu thập, tổng hợp các thôngtin thu được qua quá trình khảo sát, nghiên cứu thực trạng dạy và học, sau đó để
đã đưa ra
Trang 9NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TẠO BIỂU TƯỢNG VỀ NHÂN VẬT VÀ ĐỊA ĐIỂM XẢY RA SỰ KIỆN
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS
Như vậy, biểu tượng là những hình ảnh của những sự vật, hiện tượng củathế giới xung quanh, được hình thành trên cơ sở các cảm giác và tri giác đã xảy
ra trước đó, được giữ lại trong ý thức hay là những hình ảnh mới được hìnhthành trên cơ sở những hình ảnh đã có từ trước Biểu tượng không phải hoàntoàn là thực tế, bởi vì nó là sự xây dựng lại thực tế sau khi đã được tri giác Tuynhiên, những hình ảnh đó cũng không hoàn toàn là kết quả chủ quan xuất phát từnhững hoạt động tâm trí của chủ thể
Biểu tượng là một trong những hình thức quan trọng của sự phản ánh chủquan về thế giới khách quan Không có biểu tượng thì không thể có ý thức Dogắn với các yếu tố tổng hợp nên biểu tượng là bậc thang chuyển hóa từ hình ảnh
cụ thể đến khái niệm trừu tượng, từ cảm giác và tri giác đến tư duy Ngoài ra, dobiểu tượng mang tính chất biến đổi rộng rãi, rõ nét, cho phép xây dựng hình ảnhmới, nên chúng đóng vai trò quan trọng và cần thiết cho hoạt động sáng tạo củacon người
Biểu tượng lịch sử:
Do đặc điểm của bộ môn, khi học tập lịch sử, học sinh không thể trực tiếptri giác các sự kiện lịch sử đã xảy ra trong quá khứ, không thể tái hiện lịch sửtrong phòng thí nghiệm Cho nên, không có biểu tượng nảy sinh từ những trựcgiác đối với sự kiện, hiện tượng có thật mà chỉ trên cơ sở những mảnh quá khứcòn lưu lại để làm chỗ dựa cho việc tái tạo lại quá khứ lịch sử Vì vậy, đôi khibiểu tượng của lịch sử là biểu tượng của trí tưởng tượng
Trang 10Do đó, biểu tượng lịch sử là hình ảnh về sự kiện, nhân vật và bối cảnh tựnhiên, xã hội (liên quan trực tiếp đến sự kiện, nhân vật) được phản ánh trong ócngười với những nét chung nhất, điển hình nhất Biểu tượng lịch sử là một dạngđặc biệt của nhận thức thế giới khách quan Tính đặc biệt của biểu tượng lịch sửđược quy định bởi đặc trưng của lịch sử: Sự kiện là hiện thực khách quan, chỉdiễn ra một lần và để lại dấu vết riêng rẽ Để có được biểu tượng lịch sử, conngười không thể trực tiếp tri giác sự kiện có sẵn, mà phải trên cơ sở phươngpháp khoa học (sưu tầm tài liệu, xử lí phán đoán, mô phỏng sự kiện) để tái tạolại sự kiện lịch sử, phản ánh lịch sử gần giống với hiện thực khách quan Nhưvậy, biểu tượng lịch sử chính là hình ảnh của tri giác gián tiếp từ các hình ảnhriêng rẽ về một sự kiện, nhân vật cụ thể.
Thông qua hoạt động học tập (có sự tổ chức của người thầy, có sự hỗ trợcủa bạn bè), học sinh sẽ có được biểu tượng cụ thể về các sự vật, hiện tượng cótrong bài học Như vậy, việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh cũng có nhữngđiểm riêng: Biểu tượng chỉ có được nhờ sự tổ chức của thầy, sự nỗ lực của bảnthân, sự hỗ trợ của bè bạn và các phương tiện dạy học
Từ những quan niệm chung về biểu tượng, tính đến đặc trưng của việc
nhận thức lịch sử, chúng ta hiểu rằng: “Biểu tượng lịch sử là hình ảnh về những
sự kiện, nhân vật lịch sử, điều kiện địa lí được phản ánh trong óc học sinh những nét chung nhất, điển hình nhất” [18; 54].
Biểu tượng về nhân vật lịch sử:
Biểu tượng nhân vật lịch sử là một bộ phận không thể thiếu trong hệthống các biểu tượng lịch sử nói chung Bởi vì lịch sử không thể tách rời yếu tố
con người, trong đó có những cá nhân làm nên lịch sử Trong cuốn Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông do GS Phan Ngọc Liên chủ biên định nghĩa: "Nhân vật lịch sử là người có một vai trò nhất định trong một sự kiện lịch sử, một thời
kì lịch sử” [16; 26] Biểu tượng nhân vật lịch sử là biểu tượng về hành động cụ
thể của một cá nhân trong mối quan hệ chặt chẽ với quần chúng nhân dân, trongbối cảnh lịch sử cụ thể, tại một địa điểm, thời điểm cụ thể, góp phần không nhỏvào sự phát triển lịch sử Biểu tượng nhân vật lịch sử là những hình ảnh chungnhất, khái quát nhất về nhân vật với những nét tính cách điển hình được phảnánh trong óc học sinh
Trang 11Biểu tượng về địa điểm xảy ra sự kiện
Địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử là nơi chốn cụ thể diễn ra các sự kiện hiệntượng lịch sử, mà ở đó có những điều kiện tự nhiên, xã hội nhất định con người
đã lựa chọn (nhận thức) để thực hiện mục đích của mình
Không gian xảy ra sự kiện lịch sử là khoảng không gian gồm có mọi vật,con người… mà có liên quan ít nhiều đến sự kiện lịch sử đã xảy ra được xácđịnh trên bề mặt trái đất (ở một nơi chốn nhất định - địa điểm)
Như vậy, trong nghiên cứu lịch sử quan niệm về không gian lịch sử và địađiểm lịch sử về cơ bản là một, sự khác nhau chỉ ở tên gọi và mức độ phản ánhnơi xảy ra sự kiện lịch sử Khi dùng khái niệm địa điểm xảy ra sự kiện người tamuốn nhấn mạnh đến vị trí địa lý của sự kiện đó Khi dùng khái niệm khônggian lịch sử người ta lại nhấn mạnh đến nhiều yếu tố liên quan đến nơi xảy ra sựkiện như điều kiện tự nhiên, phạm vi của sự kiện Trong nghiên cứu và dạy họclịch sử, hầu hết được sử dụng khái niệm địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử
Địa danh lịch sử là tên gọi một địa điểm hay các vùng miền, địa phươngxảy ra một sự kiện hiện tượng lịch sử nào đó được lưu lại (người đời nhớ tới),
mà ở đó có những điều kiện tự nhiên, xã hội,… nhất định con người nhận thứcđược để thực hiện ý đồ, mục đích của mình [1; 46]
Như vậy, địa điểm lịch sử, không gian lịch sử và địa danh lịch sử đều lànơi xảy ra sự kiện lịch sử Nhưng địa điểm xảy sự kiện lịch sử bao hàm cảkhông gian lịch sử và địa danh lịch sử Do vậy, theo quan điểm của tác giả,trong dạy học lịch sử thống nhất sử dụng khái niệm địa điểm xảy ra sự kiện lịch
sử là hợp lý hơn cả
Bất cứ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào đều diễn ra ở một địa điểm,không gian xác định Biểu tượng về địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử chính là biểutượng lịch sử được cụ thể hóa ở địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử đó với nhữnghình ảnh điển hình nhất về nơi xảy ra sự kiện lịch sử
Vậy, biểu tượng về địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử là hình ảnh về địađiểm, không gian lịch sử nơi xảy ra sự kiện có mối liên hệ với những sự kiện,nhân vật lịch sử, điều kiện địa lí, những yếu tố kinh tế - xã hội, được phản ánhtrong óc học sinh những nét chung nhất, khái quát nhất
Trang 121.1.2 Vai trò, ý nghĩa của việc tạo biểu tượng về nhân vật trong dạy học lịch sử.
Về kiến thức:
Tạo biểu tượng lịch sử nói chung, biểu tượng nhân vật lịch sử nói riêngchân thực, sống động giúp học sinh khôi phục các bức tranh của quá khứ sinhđộng đúng như nó tồn tại Mỗi nhân vật lịch sử đều đại diện cho một giai cấpnhất định Nhiều đặc điểm cá nhân tiêu biểu sẽ là đặc trưng chung cho giai cấp
mà họ phục vụ Điều này giúp học sinh hiểu được một cách tương đối và đầy đủbản chất của từng giai cấp hay tầng lớp xã hội nhất định Từ đó lí giải các mốiquan hệ xã hội của cá nhân, hình thành cho học sinh các khái niệm về giai cấp
và đấu tranh cách mạng Mặt khác, hoạt động của một nhân vật lịch sử, nhất lànhân vật đại diện cho quyền lợi dân tộc, đều phản ánh lịch sử của dân tộc, củaquần chúng dân nhân ở một mức độ nhất định Vì vậy, tạo biểu tượng về cácnhân vật lịch sử có tác dụng cụ thể hoá một số sự kiện lịch sử, làm sáng tỏnhững vấn đề cơ bản của lịch sử
Mặt khác, tạo biểu tượng về nhân vật còn giúp cho học sinh tránh đượcnhững sai lầm về “hiện đại hóa” lịch sử, những nhận thức thiếu chủ quan, phiếndiện và đánh giá, nhận định tình hình thiếu cơ sở khoa học Bởi vì những tư liệuphong phú về nhân vật lịch sử sẽ giúp cho học sinh có sự nhận thức khách quan
và độ tin tưởng chính xác cao đối với các sự kiện, hiện tượng lịch sử
Bên cạnh đó, việc tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử chân thật và sinhđộng còn giúp cho học sinh đánh giá đúng vai trò của cá nhân trong lịch sử vàmối quan hệ giữa cá nhân với quần chúng nhân dân
Về thái độ:
Trong dạy học phổ thông, bộ môn lịch sử có vai trò giáo dục tư tưởng,đạo đức, tình cảm cho học sinh rất lớn Đặc biệt việc tạo biểu tượng sinh động,hấp dẫn về các sự kiện, hiện tượng; nhất là về các nhân vật lịch sử sẽ có tácđộng sâu sắc đến tư tưởng tình cảm các em Bởi vì đó là những biểu tượng vềcon người thực trong quá khứ Trong một hoàn cảnh cụ thể, hành động của họ
có tác động mạnh đến tư tưởng, tình cảm ở các em Các em không chỉ tri giác
mà còn có những rung động, xúc cảm và sự nhập thân vào lịch sử Biểu tượngcác nhân vật lịch sử thường biểu thị tình cảm đạo đức và là yếu tố kích thích
những cảm xúc đạo đức, hành vi đạo đức Và “khi biểu tượng tham gia vào hoạt động tư duy thì tư duy trở nên sinh động, gợi cảm, say sưa, hồi hộp và khẩn
Trang 13trương” [29; 76] Biểu tượng nhân vật lịch sử tác động không những lên trí tuệ
mà cả về tâm hồn và tình cảm, là yếu tố hình thành nên nhân cách của học sinh
Thông qua các bài học lịch sử, những hành động đấu tranh, hi sinh anhdũng quên mình Tổ quốc, vì sự nghiệp giải phóng nhân dân lao động có sức hấpdẫn lôi cuốn cực kỳ đối với học sinh phổ thông Vì ở độ tuổi các em tình cảm dễrung động và có những xúc cảm lịch sử sâu sắc Từ đó hình thành ở các em lòngkhâm phục, biết ơn đối với các anh hùng, vĩ nhân trong lịch sử Đồng thời có ýthức tự giác về trách nhiệm của mình trong cuộc sống hôm nay Ngược lại, cáchành động xấu xa, tàn bạo sẽ hình thành ở các em thái độ căm ghét Biểu tượng
về nhân vật lịch sử phong phú sẽ giúp các em nhận thức được cái đẹp, cái xấu đểchọn lọc học tập
Về kỹ năng:
Tạo biểu tượng nhân vật lịch sử là một trong những biện pháp quan trọnglàm cho hoạt động trí tuệ của học sinh không ngừng phát triển Vì thông quaviệc giáo viên sử dụng kết hợp các đồ dùng trực quan, tư liệu lịch sử, học sinhphải huy động trí óc quan sát, tư duy và tưởng tượng để có được biểu tượng lịch
sử đúng đắn nhất
Việc tạo biểu tượng nhân vật lịch sử là cơ sở để tiến tới sự nhận thức lýtính của hiện thực lịch sử, là điều kiện để cho học sinh nhận thức lịch sử đúngđắn, tiến tới hình thành khái niệm
1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của việc tạo biểu tượng về địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử.
Về kiến thức:
Về mặt nhận thức lịch sử, nhiều nhà nghiên cứu đã nêu rõ ý nghĩa củabiểu tượng lịch sử trong quá trình học tập lịch sử của học sinh trên các mặt tưduy, cảm xúc, khát vọng, ý chí, hành động Không tạo biểu tượng thì hình ảnhlịch sử mà học sinh thu nhận sẽ nghèo nàn, hiểu biết lịch sử không sâu sắc,không phát triển tư duy, không có cơ sở hình thành khái niệm - giai đoạn nhậnthức lí tính của việc học tập lịch sử
Về tư tưởng, thái độ:
Về mặt tình cảm, đạo đức, biểu tượng có tác dụng không nhỏ đối với họcsinh Biểu tượng về địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử có nhiều ưu thế trong việcgiáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh Vì nó tác động không những lên trítuệ mà vào cả tâm hồn và tình cảm Các em sẽ yêu quê hương, đất nước, conngười, từ đó có thái độ và hành động đúng đắn
Trang 14Vì vậy, việc tạo biểu tượng lịch sử nói chung, biểu tượng về địa điểm xảy
ra sự kiện nói riêng, ngoài khả năng tái tạo lịch sử quá khứ còn có chức năngđiều chỉnh hành động Đó là ý nghĩa to lớn của việc tạo biểu tượng về địa điểmxảy ra sự kiện lịch sử
Về kĩ năng:
Về tác dụng phát triển tư duy, biểu tượng về địa điểm xảy ra sự kiện lịch
sử là một trong những phương tiện quan trọng làm cho hoạt động trí tuệ của họcsinh không ngừng phát triển
Trong mỗi khóa trình lịch sử, không chỉ có một vài địa điểm xảy ra sựkiện, mà có rất nhiều địa điểm lịch sử trở thành địa danh nổi tiếng tiêu biểu chothời đại Cho nên khi học tập, học sinh có biểu tượng đầy đủ về địa điểm xảy ra
sự kiện và các yếu tố khác như điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội - conngười có liên quan, nhờ đó mà khả năng tưởng tượng của các em phát triển Nhưvậy, biểu tượng về địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử là phương tiện kích thích sựphát triển trí tưởng tượng ở học sinh
Biểu tượng về địa điểm xảy ra sự kiện không chỉ khôi phục lại diện mạolịch sử dưới dạng cảm tính, mà còn được dùng để phân tích, khái quát, giải thíchcác hiện tượng lịch sử Ở một mức độ nào đó, biểu tượng tiến gần đến các kháiniệm sơ đẳng, là cơ sở vững chắc để học sinh lĩnh hội các tri thức lí luận kháiquát, hiểu sâu sắc bản chất sự kiện, nêu quy luật và rút bài học lịch sử Từ đógóp phần bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức cách mạng, hoàn thiện nhâncách và phát triển năng lực tư duy lịch sử cho học sinh
1.2 Cơ sở thực tiễn
Để có cơ sở đánh giá việc tạo biểu tượng nói chung, biểu tượng về nhânvật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử nói riêng, tôi tiến hành điềutra GV và HS ở các trường THCS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Mục đích của công tác điều tra:
Nhằm đánh giá tình hình dạy học lịch sử nói chung, hình thức, biện pháptạo biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ởtrường THCS đối với GV và HS
Kết quả điều tra sẽ là cơ sở quan trọng để tác giả khóa luận đối chiếu với
lý luận, đề xuất các biện pháp tạo biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sựkiện, góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THCS
Trang 15Nguyên tắc điều tra:
Đảm bảo tính nghiêm túc và khoa học trong thực hiện các điều kiện vàtiêu chuẩn của thống kê học trong quá trình điều tra và xử lí số liệu
Đảm bảo tính trung thực, chính xác
Để tìm hiểu thực trạng việc dạy học ở trường phổ thông, trong đó chú ýđến tạo biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sửcủa giáo viên, việc khảo sát được tiến hành ở cả GV và HS
Tổ chức điều tra
Thời gian: tháng 03 năm 2014
Địa điểm: Điều tra các trường THCS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Trường THCS Tiên Du, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
Trường THCS Thái Ninh, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
Trường THCS Yên Kỳ, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ
Nội dung điều tra:
Nhận thức của GV lịch sử và HS về môn lịch sử và sự hứng thú trong dạyhọc lịch sử ở trường THCS hiện nay Nhận thức của GV lịch sử về ý nghĩa, tầmquan trọng của việc tạo biểu tượng lịch sử trong dạy học lịch sử ở trường THCS.Những nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ Xđến thế kỉ XIX cần được tạo biểu tượng Những hình thức, biện pháp tạo biểutượng Những thuận lợi và khó khăn trong việc tạo biểu tượng về nhân vật, địađiểm xảy ra sự kiện - nguyên nhân
Hình thức và phương pháp điều tra
Gặp gỡ các thầy cô giáo bộ môn và các em học sinh, trao đổi, lấy ý kiến,tiến hành dự giờ chuyên môn, quan sát tình hình học tập, tiến hành kiểm tra chấtlượng của các em thông qua các câu hỏi, phiếu điều tra (Phụ lục)
Tổng hợp tất cả các nguồn thông tin thu thập được, tiến hành xử lí số liệu,tác giả đã thu thập được kết quả phản ánh thực trạng dạy học nói chung, việc tạobiểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện nói riêng là cơ sở để ngườinghiên cứu đề ra những biện pháp khắc phục để góp phần nâng cao hiệu quả bàidạy lịch sử ở trường THCS Cụ thể:
1.2.1 Đối với giáo viên
Trong thực tế, giáo viên lịch sử ở các trường THCS là những người yêunghề, say sưa với công tác giảng dạy, lo lắng đầu tư cho chuyên môn, tìm mọibiện pháp để có được những giờ dạy tốt, học tốt Nhiều giáo viên đã cố gắngvượt qua khó khăn về cơ sở vật chất, sáng tạo các hình thức tổ chức dạy học, đồ
Trang 16dùng trực quan, tìm cách truyền cho học sinh những cảm hứng trong mỗi giờhọc Đó là những đóng góp tích cực không thể phủ nhận Mặt khác, công cuộcđổi mới giáo dục những năm qua cũng có những bước tiến đáng kể theo hướngngày càng tích cực, giáo viên lịch sử ở trường phổ thông đã được thường xuyênbồi dưỡng cả về chuyên môn và nghiệp vụ.
Đa số giáo viên đều nhận thức rõ sự cần thiết phải tạo biểu tượng nóichung, biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ởtrường THCS và đã vận dụng lý luận về tạo biểu tượng ở những mức độ khácnhau Một số giáo viên đã áp dụng phương pháp dạy học theo hướng phát huytính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình dạy học Trong dạy học lịch
sử, giáo viên không chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp sự kiện cho học sinh, màtrên cơ sở đó kết hợp với những hình thức, biện pháp khác nhau để tạo đượcnhững biểu tượng lịch sử sinh động Trên cơ sở đó dẫn dắt học sinh đi sâunghiên cứu bản chất của các sự vật, hiện tượng lịch sử góp phần nâng cao hiệuquả những giờ học lịch sử hiện nay ở trường THCS
Tuy nhiên, sự phản ánh trên chỉ mới nhìn nhận ở mặt tích cực Trong dạyhọc lịch sử, giáo viên thường sử dụng địa danh lịch sử, thực chất là gọi tên địadanh nơi xảy ra sự kiện lịch sử, chứ không phải tạo biểu tượng về địa điểm xảy
ra sự kiện lịch sử Về nhân vật lịch sử, giáo viên cũng chưa đi vào khai thác,phân tích để học sinh có cái nhìn đầy đủ, khách quan về nhân vật lịch sử Chính
vì thế, học sinh không thể nhận thức sâu sắc về nhân vật lịch sử, địa điểm của sựkiện, mối quan hệ tác động qua lại giữa địa điểm với sự kiện lịch sử Học sinhnhận thức lịch sử còn hời hợt, không thể đi đến những khái quát đúng đắn, ảnhhưởng đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của các em đối với lịch sử nói chung
và đối với những vùng đất, con người nơi diễn ra sự kiện lịch sử nói riêng
1.2.2 Đối với học sinh
Phải đánh giá khách quan rằng có một bộ phận học sinh rất có ý thức họctập bộ môn, mong muốn khám phá tri thức lịch sử dân tộc, lịch sử loài người,lịch sử văn minh thế giới và văn minh của quốc gia trong khu vực Thực tế quacác kì thi học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện đã phần nào phản ánh đượcbước chuyển biến nhất định về chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông
Nhưng rõ ràng có một bộ phận lớn học sinh chưa thực sự quan tâm tới bộmôn lịch sử, chưa có động cơ, ý thức học tập đúng đắn với bộ môn Điều nàycũng không tránh khỏi trong bối cảnh hiện nay do tác động của nền kinh tế thịtrường, tính thực dụng ngày càng rõ nét trong việc lựa chọn môn học Học lịch
Trang 17sử để mà yêu quê hương, đất nước, quý trọng những truyền thống giá trị củanhân loại và dân tộc còn quá xa đối với các em Qua khảo sát các em học sinh ởcác trường THCS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, chúng tôi phân tích thống kê và rút
ra những kết luận như sau:
Các em chưa có phương pháp học tập phù hợp Cách học chủ yếu của họcsinh ở trên lớp hiện nay là nghe, ghi chép bài giảng của thầy cô Học sinh gặpkhó khăn trong việc ghi nhớ các sự kiện, nội dung lịch sử Với các em thì lịch sử
là một môn khó học với những kiến thức khô khan, trừu tượng, với quá nhiều sựkiện và thật khó để có thể vận dụng yêu cầu của bài học lịch sử vào thực tiễncuộc sống Thêm vào đó, việc thiếu tài liệu học tập và trang thiết bị dạy học mônlịch sử; nhận thức chưa đúng của các em về vị trí, vai trò của môn lịch sử cũng
là những nguyên nhân tác động không nhỏ đến thái độ học tập và hứng thú họctập lịch sử của học sinh Học sinh không tập trung trong giờ học, lơ là, mong hếtgiờ, các em thường học tập trong tâm lý gượng ép, buồn chán thậm chí có một
số học sinh mang bài tập của các môn học khác ra học thay cho việc học và chépbài của môn lịch sử
Hệ quả tất yếu của thái độ, động cơ học tập như đã nói ở trên dẫn đến hiệntượng nhầm lẫn các nhân vật lịch sử, địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử địa phươngnày với địa phương khác, giữa địa danh lịch sử dân tộc với lịch sử thế giới cũngthường xuyên xảy ra Học sinh chỉ nhớ tên nhân vật nhưng không hiểu các nhânvật đó có vai trò gì trong lịch sử Cũng như vậy, học sinh chỉ nhớ địa danh lịch
sử mà không nắm bắt được hoàn cảnh địa lí, điều kiện tự nhiên, xã hội tácđộng đến sự kiện diễn tại địa điểm đó Học sinh không hiểu được lịch sử, lạicàng không có thái độ đúng đắn với lịch sử, với cuộc sống hiện tại và tương lai.Như vậy, mục đích, yêu cầu của bộ môn trên cả ba mặt kiến thức, thái độ, kĩnăng đều không đạt được
1.2.3 Nguyên nhân của thực trạng trên
Nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò, tác dụng của môn học chưa đượcxác định đúng đắn, xã hội chưa thấy rõ tác dụng của lịch sử trong việc giáodưỡng, giáo dục, đặc biệt là giáo dục truyền thống và giáo dục nhân cách chohọc sinh
Chất lượng đội ngũ giáo viên không đồng đều, có giáo viên phải dạynhiều khối lớp nên việc tìm hiểu kĩ trình độ nhận thức, tâm lí học sinh gặp nhiềukhó khăn
Trang 18Đồ dùng dạy học của bộ môn nghèo nàn, tranh ảnh không nhiều, màu sắccủa đồ dùng trực quan thiếu hấp dẫn Nhiều tranh, ảnh đen trắng bị nhòe, mờ,tối, rất khó khăn cho giáo viên trong mô tả trực quan, khiến cho giáo viên kémnhiệt tình trong sử dụng Nhiều thầy cô rất ngại sử dụng đồ dùng trực quan, dạychay khi không có người dự giờ, vì trường thiếu đồ dùng hoặc việc mượn trả đồdùng còn nhiều bất cập, khiến cho giờ học lịch sử trở nên nhàm chán, khôcứng, buồn tẻ, thiếu sức thuyết phục.
Nội dung kiến thức lịch sử ở trường phổ thông quá nhiều sự kiện, gắn với
sự kiện đó cũng có rất nhiều nhân vật, địa điểm mà chỉ diễn ra một lần, khôngđược củng cố, do vậy, học sinh không thể nhớ hết nhân vật và địa điểm xảy ra
sự kiện (vượt quá khả năng của các em)
Địa điểm xảy ra sự kiện không thay đổi, những tên gọi của địa điểm đãthay đổi theo sự phát triển kinh tế, xã hội Sự thay đổi của đơn vị hành chínhchưa được bổ sung vào sách giáo khoa, giáo viên và học sinh chưa cập nhật
Động lực dạy học có phần suy giảm trong một bộ phận giáo viên do đờisống giáo viên, tuy đã được cải thiện nhiều nhưng vẫn còn khó khăn; vị trí ngườigiáo viên trong xã hội có nhiều biến động; động cơ thái độ học tập của học sinhchưa thật đúng đắn, thiếu sự định hướng, hoặc định hướng sai lệch của gia đình,cùng với sự tác động của nền kinh tế thị trường, lấy kinh tế làm trọng,
Tiểu kết chương 1
Từ việc nghiên cứu lí luận và thực tiễn cho thấy, việc tạo biểu tượng lịch
sử nói chung, biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử nói riêng
có vai trò, ý nghĩa to lớn đối với hiệu quả hoạt động nhận thức lịch sử của họcsinh Nếu không tạo được biểu tượng lịch sử thì hoạt động học tập lịch sử củacác em sẽ không có hiệu quả Vì vậy, trong dạy học lịch sử ở trường THCS, giáoviên cần phải đa dạng hóa các hình thức và biện pháp tạo biểu tượng lịch sử nóichung, biểu tượng về nhân vật lịch sử và địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử nóiriêng, theo quan điểm đổi mới, tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS nhằmthực hiện có hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học lịch sử
Từ việc khảo sát, điều tra, nghiên cứu thực trạng, cho phép tác giả có cơ
sở để khẳng định ý nghĩa cấp thiết của việc tạo biểu tượng về nhân vật và địađiểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử (vận dụng qua dạy học lịch sử ViệtNam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX) ở trường THCS
Trang 19Chương 2 NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ KIẾN THỨC PHẢN ÁNH BIỂU TƯỢNG VỀ NHÂN VẬT VÀ ĐỊA ĐIỂM XẢY RA SỰ KIỆN
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS (VẬN DỤNG QUA LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ TK X ĐẾN TK XIX)
2.1 Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần Lịch sử Việt Nam từ TK X – XIX ở trường THCS
2.1.1 Vị trí
Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX là nội dung chủ yếu củachương trình lịch sử lớp 6, 7, phần lịch sử Việt Nam Trước khi học phần lịch sửnày, học sinh đã được tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của quốcgia Đại Việt từ buổi đầu độc lập Ngô - Đinh - Tiền Lê Trên cơ sở đó, học sinhtiếp tục tìm hiểu một giai đoạn lịch sử mới, Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉXIX với nhiều biến động lớn lao Đây là phần kiến thức hết sức quan trọng, bởichính nó bối cảnh xã hội Việt Nam từ thời kì đầu giành độc lập tự chủ cho đếntrước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta Những sự kiện kinh tế, chính trị, vănhóa, xã hội sẽ giúp học sinh nhận thức được thời đại phong kiến độc lập của dântộc ta, nhà nước quân chủ được thành lập và từng bước phát triển đến đỉnh cao ởthế kỉ XV trên một lãnh thổ thống nhất, có những bước phát triển về kinh tế, vănhóa, xã hội nhất định Qua đó, giúp học sinh hiểu được bản chất của chế độphong kiến Việt Nam
2.1.2 Mục tiêu
Giáo dưỡng:
Thông qua những bài học cụ thể với những sự kiện, hiện tượng lịch sử cụthể giúp học sinh thấy được bức tranh toàn cảnh xã hội Việt Nam từ thế kỉ X đếnthế kỉ XIX trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội
Thế kỉ X mở đầu thời đại phong kiến độc lập của dân tộc Việt Nam Nhànước quân chủ được thành lập và từng bước phát triển đến đỉnh cao ở thế kỉ XVtrên lãnh thổ thống nhất
Từ thế kỉ X cho đến thế kỉ XV, nhân dân ta đã cần cù lao động, xây dựngphát triển một nền kinh tế tự chủ, toàn diện Ruộng đất ngày càng mở rộng, thủcông nghiệp ngày càng phát triển, tạo điều kiện cho sự phát triển của thươngnghiệp trong nước cũng như giao lưu với nước ngoài Tuy nhiên do sự chi phốicủa những quan hệ sản xuất phong kiến, xã hội ngày càng phân hoá
Trang 20Trong những thế kỉ xây dựng đất nước, nhân dân ta vẫn phải liên tục tiếnhành cuộc kháng chiến chống ngoại xâm Với lòng yêu nước nồng nàn, tinh thầnchiến đấu kiên cường, anh dũng, nhân dân Đại Việt đã làm nên những chiếnthắng huy hoàng, giữ vững nền độc lập dân tộc.
Trong các thế kỉ X – thế kỉ XV, cùng với sự nghiệp quân sự, chính trị vàphát triển kinh tế, nhân dân Việt Nam đã từng bước xây dựng cho mình một nềnvăn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Những thành tựu văn hóa đạt được, vừa làsản phẩm của sự nghiệp nói trên, vừa đặt nền móng vững chắc lâu dài cho dântộc
Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, tình hình chính trị có nhiều biến động.Nhà nước phong kiến tập quyền Lê Sơ suy sụp và nhà Mạc thành lập Từ đó giảithích nguyên nhân của cuộc chiến tranh phong kiến: chiến tranh Nam - Bắctriều, chiến tranh Trịnh - Nguyễn và tình trạng đất nước bị chia cắt
Mặc dù tình hình chính trị đất nước có nhiều biến động nhưng tình hìnhkinh tế vẫn có bước phát triển mạnh trong thế kỉ XVI – thế kỉ XVIII Đặc biệt, là
sự phát triển của kinh tế hàng hóa, sự hưng khởi của các đô thị
Vào cuối thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến Đàng Ngoài cũng như ĐàngTrong bước vào giai đoạn khủng hoảng suy tàn
Trong chương trình Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X – thế kỉ XIX cho họcsinh cái nhìn khái quát về tiến trình lịch sử dân tộc với sự hưng thịnh và suyvong của chế độ phong kiến Việt Nam
Giáo dục:
Thông qua phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX giáo dụccho học sinh lòng căm ghét áp bức, cường quyền, lòng căm thù quân xâm lược,đồng cảm với nỗi cực khổ của nhân dân, họ phải đứng lên đấu tranh
Làm cho học sinh nhận thức sâu sắc về tinh thần lao động cần cù, sáng tạocủa nhân dân ta phát triển kinh tế - văn hoá của đất nước, tinh thần bất khuấtkiên cường của nhân dân ta trong đấu tranh chống áp bức, bóc lột của thế lựcphong kiến, chống ngoại xâm để bảo vệ độc lập tự chủ
Phát triển:
Rèn luyện cho học sinh khả năng làm việc với sách giáo khoa, tri giác tàiliệu, nghiên cứu tài liệu Đặc biệt kĩ năng làm việc với đồ dùng trực quan, xácđịnh vị trí địa danh và trình bày các sự kiện trên biểu đồ, lược đồ
Góp phần rèn luyện các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh,…
Trang 212.1.3 Nội dung kiến thức cơ bản của chương trình Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ
X đến thế kỉ XIX
Sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của cáctriều đại phong kiến Trung Quốc để giành độc lập của nhân dân ta đã đưa tớithắng lợi hoàn toàn
Vào đầu thế kỉ X, họ Khúc dấy nghiệp, xác lập nền tự chủ, mở đầu trang
sử độc lập của đất nước Tuy nhiên bọn thống trị phong kiến không dễ dàng gìdời bỏ vùng đất chiếm đóng ở phương Nam để tiếp tục bành trước thế lực Vìvậy, chúng dùng mọi thủ đoạn mua chuộc, đe dọa, đem quân xâm lược hòngkhôi phục và củng cố sự đô hộ của chúng
Truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân, đượchun đúc trong hơn 10 thế kỉ đấu tranh giải phóng dân tộc thể hiện ở chiến côngcủa Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938 Chiến thắng này đã giữ vữngnền tự chủ mà Khúc Hạo đã xây đắp và khẳng định việc hoàn thành sự nghiệpđấu tranh giành độc lập, mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỉ nguyênđộc lập dân tộc dưới chế độ phong kiến
Sau 70 năm, kể từ khi Ngô Quyền xưng vương (939) đến lúc Lý CôngUẩn lên ngôi (1009), trải qua các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, đất nước đã trải quacơn tao loạn, vì sự tranh quyền của 12 sứ quân và âm mưu xâm lược của nhàTống Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất đất nước Lê Hoàn đánh bại quânxâm lược ở ải Chi Lăng và trên sông Bạch Đằng lần thứ hai (981)
Lý Thái Tổ dời đô về Đại La, đổi tên Thăng Long (1010), mở đầu thời kìĐại Việt rực rỡ trong lịch sử dân tộc Công cuộc xây dựng đất nước về nôngnghiệp, đặc biệt là văn hóa, giáo dục, sự nghiệp đánh Tống, bảo vệ Tổ quốc lànhững trang sử huy hoàng ở buổi đầu Đại Việt
Nhà Trần lên ngôi (1226), tiếp tục phát triển mọi mặt trong sự nghiệp xâydựng đất nước về kinh tế, văn hóa, giáo dục, pháp luật, đặc biệt lẫy lừng với balần thắng quân Mông - Nguyên (1258, 1285, 1288)
Hồ Quý Ly lên ngôi năm 1400, với những đề nghị cải cách của mình đã
để lại một số bài học cho việc canh tân và phát triển đất nước
Sau 10 năm (1418 - 1427), cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trở thành cuộckháng chiến chống Minh, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi, Nguyễn Trãi
đã giành thắng lợi Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (1428) mở đầu triều đại Lê Sơ, đưachế độ phong kiến dân tộc phát triển đến đỉnh cao, đặc biệt dưới thời vua Lê
Trang 22Thánh Tông Các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, quân sự,luật pháp, đều có bước tiến lớn.
Tiếp đó, thời kì đất nước bị chia cắt với chiến tranh Nam, Bắc triều (1530
- 1583), rồi sự phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài (1620 – 1788) làm cho chế
độ phong kiến Việt Nam suy yếu Nhân dân cơ khổ, liên tiếp nổi dậy chốngphong kiến, địa chủ Phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ Phong trào đấutranh lật đổ các tập đoàn phong kiến thống trị trong nước Lê – Trịnh, Nguyễn,đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của phong kiến Xiêm với chiến thắng RạchGầm – Xoài Mút (1785), và quân Mãn Thanh với đại thắng vang dội Ngọc Hồi –Đống Đa (1789), đặt cơ sở cho sự thống nhất đất nước
Triều đại Quang Trung được thành lập, tuy có những cải cách đất nước vềkinh tế, giáo dục song cuối cùng sụp đổ
Nguyễn Ánh sau khi đánh bại phong trào nông dân Tây Sơn và triều đìnhTây Sơn đã thực hiện sự thống nhất đất nước mà Nguyễn Huệ - Quang Trung đãđặt cơ sở, có những công việc mở mang xây dựng nước nhà; song chế độ phongkiến thời Nguyễn đã suy yếu Các cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra trong
cả nước Trong tình hình chế độ phong kiến Việt Nam thời Nguyễn lâm vào sựkhủng hoảng trầm trọng, thực dân Pháp thực hiện âm mưu xâm lược nước ta
Như vậy, có thể thấy rằng lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX làmột bức tranh đa dạng, đa sắc với những sự kiện lịch sử cụ thể, chân thực, sinhđộng Giáo viên cần khai thác được sự hấp dẫn của những tri thức lịch sử khi tổchức hoạt động nhận thức cho học sinh Trong đó có kiến thức về nhân vật lịch
sử và địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử; giúp cho quá trình nhận thức lịch sử củacác em thực sự trở thành một quá trình nhận thức tích cực, chủ động với niềmhăng say, đầy hứng thú để nhận thức đúng bản chất của lịch sử
2.2 Mức độ kiến thức để tạo biểu tượng về nhân vật trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX.
Với nội dung phong phú của lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX,
hệ thống các nhân vật cần tạo biểu tượng cho học sinh cũng rất đa dạng, thuộcnhiều lĩnh vực khác nhau Trong suốt chiều dài lịch sử đó, dân tộc ta đã sản sinh
ra cả một hệ anh hùng với biết bao tấm gương hi sinh dũng cảm trên khắp cácmặt trận quân sự, chính trị, văn hoá, Tuỳ vào nội dung từng bài học có cácnhân vật lịch sử và vai trò của họ đối với lịch sử, chúng ta có các phương pháptạo biểu tượng khác nhau cho học sinh về các nhân vật đó Có nhân vật cần tạo
Trang 23biểu tượng tỉ mỉ, toàn diện nhưng có nhân vật chỉ cần nêu những nét cơ bản,điển hình nhất về họ.
Các nhân vật phong phú hoạt động trên các lĩnh vực, mặt trận còn hết sức
đa dạng và phong phú Vì vậy chúng ta phải tạo biểu tượng dựa trên vai trò quantrọng của họ đối với lịch sử Nhờ đó phân chia các nhân vật thành những nhómhoạt động khác nhau Dựa trên cơ sở nội dung lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đếnthế kỉ XIX, chúng ta có thể chia ra các nhóm nhân vật như sau:
Nhóm nhân vật hoạt động trên mặt trận quân sự: đây là nhóm nhân vậtđông đảo nhất do đặc điểm của giai đoạn lịch sử này chi phối bao gồm: LíThường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi,
Nhóm nhân vật hoạt động trên lĩnh vực văn hoá – nghệ thuật, bao gồm:
Lê Văn Hưu, Nguyễn Trãi,
Việc phân chia các nhóm nhân vật như trên cũng chỉ mang tính chấttương đối dựa vào vai trò chủ yếu của họ trong lĩnh vực mà họ đóng góp lớnnhất Tuy nhiên, cũng có những nhân vật mà việc phân nhóm không thực hiệnđược rõ ràng, ví như Nguyễn Trãi, ông không chỉ đóng góp trên lĩnh vực quân
sự mà ông còn là một nhà văn, một nhà thơ, một danh nhân văn hoá thế giới vàdân tộc
Với một hệ thống nhân vật phong phú thời kì lịch sử này, giáo viên phảilựa chọn những nhân vật tiêu biểu, căn cứ vào vai trò của họ đối với lịch sử.Nhằm tạo biểu tượng nhân vật sâu sắc, phong phú và phù hợp với thời gian quyđịnh của mỗi nội dung bài học Tùy theo mục đích yêu cầu của từng bài, ý nghĩacủa nhân vật và khả năng nhận thức của học sinh để xác định kiến thức cần đểtạo biểu tượng về nhân vật lịch sử theo hai mức độ sau:
Nhân vật lịch sử cần biết
Nhân vật lịch sử cần biết là những nhân vật có tần số xuất hiện ít trongchương trình hay những nhân vật chỉ xuất hiện trong những thời điểm cụ thể củalịch sử Vai trò lịch sử của những nhân vật này cũng chỉ ở một thời điểm lịch sửnhất định và ảnh hưởng của họ cũng không sâu rộng
Trong giai đoạn lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, có một sốnhân vật lịch sử mà học sinh cần biết như: Đinh Bộ Lĩnh, Lí Thường Kiệt,…
Ví dụ dạy Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập (Lịch sử 7), khi tạo biểu tượng
về nhân vật Đinh Bộ Lĩnh, giáo viên chỉ cần cung cấp cho học sinh những kiếnthức cơ bản nhất về ông:
Trang 24Đinh Bộ Lĩnh quê ở Đại Hữu, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, là con traithứ sử Đinh Công Trứ - một tướng tài thời Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền.Nhờ có tài chỉ huy và chí lớn, năm 20 tuổi Đinh Bộ Lĩnh đã trở thành người cầmđầu cả vùng đất Hoa Lư Ông đã có công lớn trong việc dẹp “Loạn 12 sứ quân”.Với tài cầm quân và sự ủng hộ của dân chúng nên đến cuối năm 967, đất nướctrở lại bình yên, thống nhất Sau đó, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, niên hiệuThái Bình, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư (Ninh Bình).
Nhân vật lịch sử cần hiểu
Nhân vật lịch sử cần hiểu là những nhân vật có vai trò to lớn đối với tiếntrình lịch sử của dân tộc Những nhân vật lịch sử này có ảnh hưởng không chỉtới lịch sử Việt Nam ở một thời điểm mà còn ảnh hưởng sâu rộng trong một thờigian dài Vì vậy, học sinh cần phải hiểu rõ về vai trò cụ thể của họ đối với lịchsử
Trong giai đoạn lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, học sinh cầnphải hiểu rõ về nhân vật Trần Quốc Tuấn với vai trò đánh tan quân xâm lượcMông – Nguyên Ngoài ra, còn rất nhiều những nhân vật lịch sử trong giaiđoạn lịch sử này cần tạo biểu tượng cho học sinh hiểu như: Lê Lợi, QuangTrung,
Ví dụ dạy Bài 25: Phong trào Tây Sơn (Lịch sử 7), khi tạo biểu tượng về
Quang Trung, giáo viên phải phân tích để học sinh hiểu được Quang Trung làmột anh hùng dân tộc, một nhân vật tiểu biểu của lịch sử Việt Nam
Quang Trung Nguyễn Huệ (1753 – 1792) là vị anh hùng dân tộc vĩ đạicủa Việt Nam thế kỉ XVIII, người đã mở đầu công cuộc thống nhất đất nước,bảo vệ độc lập dân tộc, mở ra một triều đại mới Với thiên tài quân sự và chínhtrị của mình, ông đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, lần lượt tiêu diệt hai tậpđoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn, đánh tan 5 vạn quân Xiêm và 20 vạn quânMãn Thanh xâm lược Triều đình Tây Sơn do ông lập ra tuy ngắn ngủi, song đã
để lại dấu ấn sâu đậm về văn hoá, xã hội trong lịch sử dân tộc
Theo miêu tả trong Quang Trung anh hùng dân tộc của Hoa Bằng thì
Nguyễn Huệ tóc quăn, da sần, mắt như chớp sang, tiếng nói sang sảng như tiếng
chuông, nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, can đảm Sách Tây Sơn thuật lược còn miêu tả
đôi mắt Quang Trung “ban đêm khi ngồi không có đèn thì ánh sáng từ mắt soisáng cả chiếu”
Dưới quyền của Tây Sơn vương Nguyễn Nhạc, ông được phong làm LongNhương tướng quân khi mới 26 tuổi Là một tay thiện chiến, hành quân chớp
Trang 25nhoáng, đánh đâu được đấy, Nguyễn Huệ nhanh chóng trở thành vị tướng trụ cộtcủa vương triều Tây Sơn Khi mà vua Thái Đức đang phải lo củng cố xây dựngtriều đình, thì Nguyễn Huệ là người được trao cầm quân đánh Đông dẹp Bắc.Tất cả những chiến thắng vang dội của quân Tây Sơn đều gắn liền với tên tuổicủa vị tướng trẻ tài ba này
Ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý (1792) vào khoảng 11 giờ khuya, QuangTrung từ trần, ở ngôi 5 năm, thọ 40 tuổi, miếu hiệu là Thái tổ Vũ Hoàng đế Thihài ông được an tang ngay trong thành, tại phủ Dương Xuân [9; 183-184]
Trong dạy học lịch sử, việc xác định được nhân vật lịch sử và mức độ yêucầu nhận thức về nhân vật đó là một yêu cầu mang tính tất yếu Nhân vật mà tácgiả sử dụng trong khoá luận là những nhân vật lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đếnthế kỉ XIX đã được khoa học lịch sử xác định, được ghi chép trong sách giáokhoa lịch sử 6, 7
Bảng 2.1 Bảng thống kê các nhân vật lịch sử Việt Nam
từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX
cần tạo biểu tượng
Yêu cầu xácnhận kiếnthức cần đạt
6 Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng
Bạch Đằng năm 938
7 Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập - Đinh Bộ Lĩnh Biết
7 Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh
- Tiền Lê
7 Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công
cuộc xây dựng đất nước
- Lý Công Uẩn Biết
7 Bài 11: Cuộc kháng chiến chống
quân xâm lược Tống (1075 – 1077)
- Lý Thường Kiệt Biết
- Lê Văn Hưu - Biết
7 Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần
cuối TK XIV)
Trang 267 Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
(1418 – 1427)
7 Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ
Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước
phong kiến tập quyền (TK XVI –
XVIII)
- Mạc Đăng Dung - Biết
7 Bài 23: Kinh tế - văn hoá TK XVI
Bài 28: Sự phát triển văn hoá dân
tộc (cuối TK XVIII – nửa đầu TK
có thể nói, xác định đúng mức độ kiến thức để tạo biểu tượng cho học sinh trongdạy học lịch sử vừa là nguyên tắc, vừa là biện pháp thực hiện đổi mới phươngpháp dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử
Mức độ kiến thức không chỉ là sự khác nhau về nhận thức của học sinhđối với các sự kiện, hiện tượng lịch sử được tìm hiểu ở các cấp học, mà còn ápdụng ở những điều kiện khác, học sinh trường chuyên, lớp chọn không giốnglớp đại trà, giữa ban khoa học tự nhiên với khoa học xã hội, Ngay trong mộtlớp học, yêu cầu về mức độ kiến thức khác nhau giữa học sinh giỏi với học sinhkhá, trung bình, yếu và kém
Trang 27Như vậy, giáo viên xác định mức độ kiến thức lịch sử nói chung, kiếnthức để tạo biểu tượng về địa điểm xảy ra sự kiện nói riêng trong quá trình dạyhọc lịch sử cho học sinh vừa là yêu cầu, vừa là biện pháp để góp phần giảm tảikiến thức, khắc phục căn bệnh nhồi nhét, đảm bảo nguyên tắc "vừa sức", giúphọc sinh nắm và hiểu được kiến thức cơ bản tốt hơn
Thực tế lịch sử cho thấy, ở một địa điểm có thể xảy ra nhiều sự kiện ở cácthời điểm khác nhau, nhưng đối với sự kiện này chỉ cần biết địa điểm của sựkiện, đối với sự kiện khác không dừng lại biết mà còn phải nhớ và hiểu sâu sắc
về địa điểm của sự kiện đó
Tùy theo mục đích yêu cầu của từng bài, ý nghĩa của địa điểm (mối quan
hệ giữa địa điểm với sự kiện) và khả năng nhận thức của học sinh để xác địnhkiến thức cần để tạo biểu tượng về địa điểm của sự kiện theo hai mức độ sau:
Địa điểm xảy ra sự kiện cần biết
Địa điểm cần biết là những địa điểm xảy ra sự kiện các em đã từng đượcnắm bắt từ trước, một tên gọi chung ở một phạm vi lớn như Bắc Bộ, Trung Bộ,Nam Bộ,
Ở nội dung lịch sử Việt Nam từ TK X - TK XIX, chúng ta bắt gặp một sốđịa điểm của sự kiện cần phải biết như: cố đô Hoa Lư, thành nhà Hồ, ải ChiLăng, Xương Giang,
Ví dụ khi dạy Bài 9 : Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê (Lịch sử 7),
khi giới thiệu về kinh đô Hoa Lư, giáo viên có thể giới thiệu khái quát về địađiểm này như sau:
Hoa Lư, nay thuộc tỉnh Ninh Bình là thủ đô xưa của nước ta thời Đinh –
Lê, được xây dựng từ thế kỉ thứ X Qua tài liệu khảo cổ học, thì Hoa Lư cũ rộngkhoảng 300 ha, chia thành 2 khu vực, thành nội và thành ngoại với nhiều cungđiện lộng lẫy Trong các địa danh còn lại của cố đô Hoa Lư nay, nơi đẹp nhất và
ý nghĩa nhất là đền vua Đinh, vua Lê Theo sử sách ghi lại, hai ngôi đền nàyđược xây dựng từ thời Lý, khi Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long Khi được tìmhiểu và có những biểu tượng cụ thể về Hoa Lư, học sinh sẽ thấy được sức mạnh,văn hóa truyền thống của dân tộc ta từ nhiều thế kỉ trước
Địa điểm xảy ra sự kiện cần phải hiểu
Trong dạy học lịch sử, yêu cầu nhận thức lịch sử của học sinh không dừnglại ở biết mà cần phải hiểu và vận dụng Tại sao Ngô Quyền chọn đoạn cửa sông
Trang 28Bạch Đằng để quyết chiến với quân Nam Hán? Tại sao Lý Thái Tổ dời đô vềĐại La, đổi tên Thăng Long (1010)? Tại sao Lam Sơn được chọn làm căn cứtrong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? Như vậy, tất cả những địa điểm trên đều cótác động đến sự kiện lịch sử xảy ra, là sự nhận thức của con người về điều kiện
tự nhiên, tận dụng điều kiện tự nhiên để thực hiện mục đích của mình đạt đượckết quả cao nhất Vì vậy, những địa điểm đó cần phải hiểu chứ không dừng lạibiết và nhớ Từ sự hiểu biết đó để vận dụng vào nghiên cứu, hiểu biết những địađiểm, sự kiện hiện tượng lịch sử khác nữa
Ví dụ khi dạy Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
(Lịch sử 6), giáo viên phải phân tích và miêu tả để học sinh hiểu được vì saoNgô Quyền chọn đoạn cửa sông Bạch Đằng làm điểm quyết chiến với quânNam Hán
Bạch Đằng là một khúc sông lớn do sông Đá Bạc, sông Giá và nhiềunhánh sông khác đổ vào, lòng sông rộng Bờ phải có núi đá vôi Tràng Kênh ănsát bờ Bờ trái có hàng cây um tùm che lấp bờ bến Có dải đá ngầm Gềnh Cốcchạy ngang qua sông Bạch Đằng phía dưới của sông Chanh
Sông Bạch Đằng còn có tên nôm là sông Rừng, vì hai bờ sông, nhất làphía tả ngạn, toàn là rừng rậm, hạ lưu thấp, độ dốc không cao do vậy ảnh hưởngcủa thủy triều lên xuống rất mạnh Mực nước sông lúc triều lên xuống chênhlệch nhau đến 3m Khi triều lên lòng sông rộng hàng nghìn mét, sâu hơn chụcmét
Biết rõ quân địch sẽ kéo vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, NgôQuyền hạ lệnh cho hàng vạn quân sĩ bí mật lên rừng đẵn gỗ rồi vót nhọn đầu vàbịt sắt đem về đóng ở lòng sông Bạch Đằng Số cọc đóng xuống lòng sông có tớihàng ngàn chiếc Khi nước triều lên, bãi cọc chìm trong một vùng sông nướcmênh mông Hai bên bờ sông phía trên bãi cọc, Ngô Quyền còn bố trí quân maiphục sẵn sàng ra đánh địch khi chúng rơi vào trận địa Ngô Quyền đích thân cầmquân ra trận [8; 49-50]
Từ nhận thức nói trên chúng tôi đi vào từng bài, phân tích làm rõ mức độyêu cầu về kiến thức để tạo biểu tượng về địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy họclịch sử Việtt Nam từ TK X-TK XIX Để thực hiện được cụ thể hóa nội dung,mức độ yêu cầu về kiến thức, chúng tôi căn cứ vào mục tiêu, nội dung, chuẩnkiến thức kĩ năng, định hướng thái độ và các nguyên tắc dạy học
Bảng 2.2 Bảng thống kê địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử Việt Nam
Trang 29từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX
Lớp Bài trong SGK
Địa điểmxảy ra sựkiện
Sự kiện – nội dunglịch sử có liên quanđến địa điểm xảy ra sự
kiện
Yêu cầu xácnhận kiếnthức cần đạt
Năm 938: trận chiến trên sông Bạch Đằng giữa quân ta và quân Nam Hán
Hiểu vì sao
ta chọn sông Bạch Đằng làm điểm quyết chiến với quân Nam Hán
- Sông Bạch Đằng
- Năm 968: Hoa Lư – Ninh Bình được chọn làm nơi đóng đô của triều Đinh
- Năm 981: Lê Hoàn đánh bại quân xâm lược Tống
Năm 1010: Lý Thái
Tổ dời đô về Đại La (nay là Hà Nội), đổi tên thành là Thăng Long
- Hiểu tại sao lại chọn Đại La để đóng đô
Năm 1076 – 1077:
Cuộc chiến giữa quân
ta và quân Tống trên sông Như Nguyệt
- Tây Kết,
- Năm 1258: Chiến thắng Đông Bộ Đầu trong kháng chiến Mông – Nguyên lần thứ nhất
- Năm 1285: Chiến
- Biết
- Biết
Trang 30Hàm Tử, Chương Dương
- Thăng Long, Vạn Kiếp
- Sông Bạch Đằng
thắng lớn của quân Đại Việt trong kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ hai
- Năm 1285: Quân ta quét sạch 50 vạn quânMông – Nguyên ra khỏi bờ cõi nước ta
- Năm 1288: Trận quyết chiến chiến lượctrên sông Bạch Đằng giành thắng lợi
Tốt Động Trúc Động
Chi Lăng , Xương Giang
- Lam Sơn là căn cứ địa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Năm 1426: Nghĩa quân tiến ra Bắc, uy hiếp thành Đông Quan, chiến thắng TốtĐộng – Trúc Động
- Năm 1247: Vây hãmthành Đông Quan, tiêudiệt viện binh của giặc, chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang
- Hiểu vì saochọn Lam Sơn làm căn
cứ của cuộc khởi nghĩa
- Phủ chúa Trịnh
- Năm 1785: Quân Tây Sơn tiêu diệt 5
- Hiểu vì saochọn Rạch
Trang 31- Ngọc Hồi –Đống Đa
vạn quân Xiêm
- Năm 1789: Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh
Gầm – Xoài Mút làm điểm quyết chiến với quân giặc
và địa điểm của từng sự kiện ở từng bài trong sách giáo khoa, xác định mức độkiến thức cần tạo biểu tượng trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế
kỉ XIX Theo tác giả, việc xác định đúng mức độ kiến thức về nhân vật và địađiểm xảy ra sự kiện để tạo biểu tượng cho học sinh trong dạy học lịch sử ởtrường phổ thông vừa là nguyên tắc, vừa là biện pháp Thực hiện đúng nguyêntắc và biện pháp sẽ góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nâng caohiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ thông
Chương 3 CÁC BIỆN PHÁP TẠO BIỂU TƯỢNG VỀ NHÂN VẬT VÀ ĐỊA ĐIỂM XẢY RA SỰ KIỆN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS (VẬN DỤNG QUA DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ TK X - TK XIX).
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1 Các biện pháp tạo biểu tượng nhân vật trong dạy học lịch sử Việt Nam
từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX
Trang 323.1.1 Tạo biểu tượng nhân vật lịch sử thông qua sử dụng tài liệu tiểu sử của
nhân vật
Tài liệu tiểu sử là những tài liệu ghi chép một cách đầy đủ cuộc đời củanhân vật từ nguồn gốc xuất thân cho đến những thay đổi lớn trong suốt cuộc đờinhân vật đó Tài liệu tiểu sử có hai dạng, tài liệu tiểu sử chi tiết và tài liệu tiểu sửkhái quát
Tài liệu tiểu sử chi tiết ghi chép một cách tỉ mỉ, đầy đủ, cụ thể kiến thức,
sự kiện về cuộc đời, thân thế sự nghiệp của nhân vật Thông qua loại tài liệu nàygiáo viên có thể cung cấp cho học sinh một cách đầy đủ nhất những kiến thức vềnhân vật, từ đó giúp các em có sự hình dung và nắm bắt được toàn bộ cuộc đờihoạt động của nhân vật để hình thành được biểu tượng sinh động, chính xác Sửdụng tài liệu tiểu sử chi tiết để tạo những biểu tượng về nhân vật có vai trò lớntrong tiến trình lịch sử Những sự kiện trong cuộc đời nhân vật đó gắn liền vớinhững sự kiện của lịch sử dân tộc hay lịch sử thế giới
Vận dụng khi dạy Lịch sử 7 - Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427), giới thiệu về Lê Lợi – anh hùng dân tộc, vị lãnh tụ cao nhất của cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn
Lê Lợi (1385 – 1433), quê ở Lam Sơn (xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân,Thanh Hoá) Ông nội là Lê Đinh vốn quê ở làng Như Áng (nay là xã Kiên Thọ,Ngọc Lạc, Thanh Hoá) dời nhà đến Lam Sơn, tổ chức khai hoang, lập làng Cha
là Lê Khoáng, làm hào trưởng, có uy tín trong vùng Năm 1407, giặc nhà Minhxâm lược nước ta, chúng mua chuộc, dụ dỗ, mời Lê Lợi vào làm quan nhưngông kiên quyết từ chối Sử cũ chép “Ông ngầm nuôi kẻ mưu sĩ, bỏ của, phát thócgiúp người cơ bần, nhún lời hậu lễ để thu hào kiệt” Năm 1416, ông tập hợp lựclượng, thành phần bộ chỉ huy gồm 19 người, mở hội thề Lũng Nhai và hai nămsau ông dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh, xưng là Bình Định Vương Trongthời gian đầu, cuộc khởi nghĩa gặp nhiều khó khăn Kẻ địch đã bắt cả vợ conông, đào mồ mả tổ tiên gia đình ông, nhưng Lê Lợi không chịu khuất phục Dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi và bộ chỉ huy, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giànhđược thắng lợi (1427) Đầu năm 1428 Lê Lợi lên ngôi vua lấy niên hiệu ThuậnThiên Năm 1433, Lê Lợi mất, triều đình suy tôn niên hiệu Lê Thái Tổ, cửNguyễn Trãi viết bia Vĩnh Lăng [9;116]
Tài liệu tiểu sử khái quát chủ yếu chỉ nêu những mốc cơ bản, những sựkiện có tính chất bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của nhân vật Theo cáchnày giáo viên cung cấp và học sinh nắm được những mốc quan trọng mà qua đó
Trang 33thể hiện được nhân vật là người như thế nào Tài liệu tiểu sử khái quát dùngtrong tạo biểu tượng về nhân vật có tần số xuất hiện ít trong chương trình haynhững nhân vật chỉ xuất hiện trong những thời điểm cụ thể của lịch sử.
Vận dụng khi dạy lịch sử 6, Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch
Đằng năm 938 Khi giới thiệu về Ngô Quyền, giáo viên có thế tóm tắt tiểu sử
của nhân vật này cho học sinh:
Ngô Quyền (898 - 944) người Đường Lâm (Sơn Tây - thuộc Hà Nội ngàynay), cha là Ngô Mân, làm châu mục Đường Lâm Ngô Quyền là người có sứckhỏe, chí lớn, mưu cao, mẹo giỏi Sách Đại Việt sử kí toàn thư nói rằng: "Khiông ra đời, đầy nhà có ánh sáng lạ, lớn lên khôi ngô, tuấn tú, mắt sáng nhưchớp, dáng đi như hổ, gồm đủ trí dũng, sức có thể nâng được vạc lớn " Trongcuộc kháng chiến chống Nam Hán lần thứ nhất, Ngô Quyền đã từng chiến đấuanh dũng Là một tướng giỏi lại có nhiều công lao, ông được Dương Đình Nghệtin yêu và gả con gái cho Sau khi đánh đuổi được giặc Nam Hán, Ngô Quyềnđược Dương Đình Nghệ phong cho làm Thứ sử, trấn giữ Ái Châu (Thanh Hóa)[2; 141]
Sử dụng tiểu sử đối với tạo biểu tượng nhân vật cho HS thường được sửdụng đối với các nhân vật ít được HS tìm hiểu qua các nguồn thông tin GV phảichọn lọc những sự kiện cơ bản, những chi tiết thật "đắt" trong một dãy các sựkiện về tiểu sử hoạt động của nhân vật Từ đó đảm bảo được yêu cầu về mặt thờigian và mối tương quan với các kiến thức lịch sử cơ bản khác trong bài
3.1.2 Sử dụng tài liệu văn học để tạo biểu tượng nhân vật lịch sử
Tài liệu văn học là các tác phẩm văn học được sáng tác qua lăng kính chủquan của tác giả Từ xa đến nay tác phẩm văn học có vai trò lớn đối với việc dạyhọc lịch sử ở trường phổ thông, trong đó tạo biểu tượng nhân vật lịch sử thôngqua tài liệu văn học cũng là một phương pháp đạt hiệu quả cao
Trước hết tác phẩm văn học bằng những hình tượng cụ thể có tác độngmạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của người đọc Giữa văn học và khoa học nóichung, sử học nói riêng có mối liên hệ khăng khít, vì trong khi sáng tác một tácphẩm văn học nhà văn phải nghiên cứu tài liệu lịch sử
Thứ hai, tài liệu văn học, tác phẩm văn học góp phần quan trọng làm chobài giảng sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập cho học sinh Trongdạy học lịch sử và tạo biểu tượng nhân vật lịch sử giáo viên nên sử dụng các loạitài liệu văn học chủ yếu sau: tác phẩm văn học ra đời vào thời kì xảy ra sự kiệnlịch sử, tiểu thuyết lịch sử, hồi kí cách mạng,… Mỗi loại có ý nghĩa khoa học
Trang 34riêng trong việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Xác định loại tài liệu văn họcphải phù hợp với mục đích yêu cầu của việc tạo biểu tượng nhân vật và yêu cầucủa bài học Đặc biệt các tác phẩm văn học thường có nhiều yếu tố hư cấu, hìnhtượng hóa nên trong khi sử dụng giáo viên phải đặc biệt chú ý khai thác nhữngyếu tố là sự thật lịch sử, sự kiện có thật để truyền đạt cho học sinh Đồng thờiphải loại bỏ những truyện kiếm hiệp, tiểu thuyết võ hiệp xuyên tạc lịch sử, ảnhhưởng xấu đến việc hình thành biểu tượng nhân vật lịch sử thiếu chính xác, giáodục tư tưởng tình cảm sai lệch cho học sinh.
Việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường phổ thôngphải đảm bảo hai tiêu chuẩn cơ bản: giá trị giáo dưỡng, giáo dục và giá trị vănhọc Tài liệu ấy phải là một bức tranh sinh động về những sự kiện, nhân vật lịch
sử của thời đại đang học Một số cách để sử dụng tài liệu văn học trong tạo biểutượng nhân vật lịch sử:
Đưa vào bài giảng một đoạn thơ, văn ngắn viết về nhân vật lịch sử đanghọc
Dùng một đoạn trích để cụ thể hóa một kết luận khoa học về nhân vật
Sử dụng tài liệu văn học là biện pháp có hiệu quả cao đối với sự tiếp thucủa HS Vì những kiến thức văn học, đặc biệt là những áng văn hay, câu thơchân thực dễ gây xúc động và hứng thú học tập ở HS Từ đó các em nắm biểutượng rất nhanh về nhân vật và có ấn tượng rất khó quên
Vận dụng khi dạy lịch sử 7, Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII) Khi giới thiệu về nhân vật Trần Hưng Đạo,
giáo viên có thể sử dụng tài liệu văn học để tạo biểu tượng về nhân vật lịch sửnày như sau:
Trần Hưng Đạo (1228 – 1300) tên thật là Trần Quốc Tuấn Ông là nhàquân sự, chính trị kiệt xuất, đồng thời cũng là nhà văn đời Trần Trần Hưng Đạoquê ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường, nay thuộc tỉnh Nam Định
Thuở nhỏ, có người đã khen Quốc Tuấn là bậc kỳ tài Khi lớn lên, TrầnQuốc Tuấn càng tỏ ra thông minh xuất chúng, thông kim bác cổ, văn võ songtoàn
Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng tài có đủ tài đức Năm 1258, Trần QuốcTuấn chỉ huy đánh chặn quân Mông Cổ ở Hưng Hoá
Năm 1284, khi quân Nguyên - Mông chuẩn bị sang xâm lược Đại Việt lần thứ II, Trần Quốc Tuấn đã viết bài “Hịch tướng sĩ” gửi các tuỳ tướng vàquân đội nhằm động viên, cổ vũ tinh thần yêu nước, trách nhiệm của binh sĩ,
Trang 35tướng lĩnh, nêu lên ý chí quyết tâm chiến đấu chống quân xâm lược.
Hịch tướng sĩ đã tố cáo tội ác tày trời của lũ giặc Mông – Nguyên đối vớidân ta Trong phần mở đầu, Trần Quốc Tuấn nêu rõ: “…Ngó thấy sứ giặc đi lạinghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dêchó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để thoả lòngtham không cùng…” Tội ác của giặc khiến mọi người phẫn uất, nung nấu lòngcăm thù và ý chí quyết tâm quét sạch quân giặc ra khỏi bờ cõi Ý chí đó thể hiệntrong con người có trọng trách chỉ huy quân đội: “…Ta thường tới bữa quên ăn,nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xẻ thịt lột
da, nuốt gan uống máu quân thù Dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìnxác này gói trong da ngựa ta cũng cam lòng”
Để động viên tinh thần của các tướng sĩ, chứng minh rõ chân lí lợi íchthân thiết của mỗi người gắn liền với lợi ích tối cao của quốc gia dân tộc, bàihịch viết: “ Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc của các ngươicũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn;chẳng những xã tắc, tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng
bị quật lên” Ngược lại, nếu chiến thắng, đuổi được giặc thù thì quyền lợi của cánhân, cũng như quyền lợi của quốc gia, dân tộc được bảo toàn: “…Chẳng nhữngthái ấp của ta mãi mãi vững bền, mà bổng lộc của các ngươi cũng đời đời hưởngthụ; chẳng những gia quyến của ta được êm ấm gối chăn, mà vợ con các ngươicũng được bách niên giai lão; chẳng những tông miếu của ta được muôn đời tế
lễ, mà tổ tiên các ngươi cũng được thờ cúng quanh năm” Những lời hịch nêutrên thể hiện một chân lý: đuổi được giặc, cứu được nước thì có tất cả; chịu thuagiặc, để mất nước thì mất tất cả Rõ ràng độc lập dân tộc gắn liền với lợi ích củatừng gia đình, cuộc sống và danh dự của mỗi con người Đúng là “không có gìquý hơn độc lập tự do”
Bài hịch cũng nêu cao những tấm gương trung dũng của người xưa và củangười đương thời để kích động lòng tự trọng của các võ tướng, vạch rõ tội ác, sựhỗn xược của kẻ thù để gây lòng căm thù giặc Bài hịch còn thể hiện tình nghĩagiữa chủ tướng và quân sĩ, kêu gọi mọi người cùng chung lưng gánh vác côngviệc quốc gia thời loạn lạc
Bài hịch với lập luận chặt chẽ, có lí có tình, vừa tha thiết vừa nghiêmnghị, đã tác động sâu sắc đến lí trí, tình cảm của quân dân và tướng lĩnh Đây làlời hịch cứu nước, nó kích động lòng yêu nước của quân sĩ, nó thôi thúc, cổ vũ
họ xông lên chiến đấu vì nước, vì dân Vì vậy, sau nhiều đòn tiến công bằng
Trang 36những trận có ý nghĩa chiến lược như Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, ThăngLong, Vạn Kiếp,… quân dân Đại Việt đã tiêu diệt và quét sạch 50 vạn quân xâmlược Mông – Nguyên ra khỏi bờ cõi.
Khi ông mất, vua phong cho ông tước Hưng Đạo đại vương Triều đìnhlập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh, ấp phong của ông thuở sinh thời Cônglao sự nghiệp của ông khó kể hết Vua coi như bậc trượng phu, trăm họ kínhtrọng ông gọi là Hưng Đạo Đại vương Trần Hưng Đạo là một anh hùng dân tộc,một danh nhân văn hoá Việt Nam [9; 78-79]
3.1.3 Tạo biểu tượng nhân vật lịch sử thông qua đồ dùng trực quan, kết hợp
với tài liệu lịch sử, văn học.
Đồ dùng trực quan có nhiều loại nhưng đối với tạo biểu tượng nhân vậtlịch sử thì chủ yếu nên sử dụng tranh, ảnh lịch sử (gồm tranh minh họa đươngthời, tranh minh họa hiện thời và ảnh tư liệu) Sử dụng tranh, ảnh mang lại nhậnthức chính xác, sinh động về nhân vật Trên cơ sở đó tạo xúc cảm lịch sử chocác em, nhất là tranh do người đương thời vẽ
Tranh, ảnh lịch sử cũng có nhiều loại: tranh chân dung các nhân vật lịch
sử, tranh biếm họa,… Hiện nay, các phương tiện trực quan như trình chiếuvideo, tư liệu lịch sử được sử dụng tương đối phổ biến Trong các trường phổthông hầu hết đã trang bị được những hệ thống phương tiện đó, tranh, ảnh lịch
sử vẫn giữ vai trò quan trọng Nhưng không phải tất cả giáo viên đều sử dụngtranh ảnh lịch sử và khai thác tốt nội dung trong đó nên việc sử dụng tranh ảnhchỉ mang tính chất hình thức, không làm cho giờ học sinh động Để khắc phụctình trạng đó khi sử dụng tranh ảnh lịch sử để tạo biểu tượng nhân vật nói riêng
và biểu tượng lịch sử nói chung cần chú ý mấy điểm sau:
Chọn tranh, ảnh có khả năng mang lại hiệu quả cao trong việc khắc họabiểu tượng nhân vật
Chuẩn bị tốt phương án sử dụng tranh ảnh (sử dụng khi nào, đặt ở vị trínào, minh họa, thuyết minh ra sao)
Để việc khai thác tranh ảnh có hiệu quả, phát huy được tính tích cực củahọc sinh nhằm mục tiêu: học sinh tự tìm hiểu nội dung tranh, ảnh dưới sự hướngdẫn, tổ chức của giáo viên, xin được nêu một số gợi ý như sau:
Bước 1: Cho học sinh quan sát tranh, ảnh để xác định một cách khái quátnội dung tranh, ảnh cần khai thác
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở, tổ chức hướng dẫn học sinh tìmhiểu nội dung tranh ảnh
Trang 37Bước 3: Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh, ảnh sau khi
đã quan sát, kết hợp gợi ý của giáo viên và tìm hiểu nội dung trong bài học
Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung câu trả lời của học sinh, hoàn thiệnnội dung khai thác tranh, ảnh cung cấp cho học sinh
Sử dụng tốt tranh, ảnh lịch sử sẽ khắc họa hình ảnh cụ thể, sinh độngtrong óc học sinh tạo cho các em có biểu tượng chính xác, hiệu quả bài học cao
Vận dụng khi dạy lịch sử 7, Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ, mục IV:
Một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc Khi giới thiệu về Nguyễn Trãi,
giáo viên có thể sử dụng kênh hình 47 – Nguyễn Trãi trong sách giáo khoa, sau đó
gi i thi u v cu c đ i, s nghi p c a ông đ h c sinh có th hình dung rõ h n ộc đời, sự nghiệp của ông để học sinh có thể hình dung rõ hơn ời, sự nghiệp của ông để học sinh có thể hình dung rõ hơn ự nghiệp của ông để học sinh có thể hình dung rõ hơn ủa ông để học sinh có thể hình dung rõ hơn ể học sinh có thể hình dung rõ hơn ọc sinh có thể hình dung rõ hơn ể học sinh có thể hình dung rõ hơn ơn.
Hình 47 – Nguyễn Trãi
- Em biết gì về Nguyễn Trãi?
- Tư tưởng chỉ đạo quân sự chủ yếu của ông là gì?
- Những đóng góp của ông đối với thắng lợi của khởinghĩa Lam Sơn nói riêng và dân tộc ta nói chung?
- Em hãy kể tên một số tác phẩm tiêu biểu củaNguyễn Trãi mà em biết?
Sau khi học sinh trao đổi, giáo viên chốt lại những ý chính (dựa vào nộidung trên), qua đó giúp học sinh hiểu rõ tư tưởng và công lao to lớn của NguyễnTrãi đối với dân tộc
Qua bức ảnh trong sách giáo khoa, ta thấy Nguyễn Trãi là người tầmthước, khuôn mặt nhân hậu, thông minh, mũ áo ông mặc là trang phục của viênquan thời Lê, được nhà Nguyễn khôi phục lại
Nguyễn Trãi (1380 – 1442) là nhà văn, nhà chính trị, nhà tư tưởng kiệtxuất Việt Nam, một danh nhân văn hoá thế giới Hiệu là Ức Trai, quê làng NhịKhê, huyện Thượng Phúc, Tỉnh Hà Tây Cha Ông là Nguyễn Ứng Long, tứcNguyễn Phi Khanh, mẹ ông là Trần Thị Thái – con gái của Trần Nguyên Đán,thuộc dòng họ Tôn Thất
Vì mẹ mất sớm, nên từ nhỏ ông sống với cha ở làng Nhị Khê Vốn thôngminh, hiếu học lại được cha rèn cặp nên chẳng bao lâu kiến thức uyên thâm củaông đã nổi tiếng khắp vùng
Năm 1400, ông đi thi, đỗ Thái học sinh, ra làm quan với nhà Hồ
Năm 1406, nhà Minh đem quân xâm lược nước ta, cha con Hồ Quý Ly tổchức kháng chiến nhưng thất bại và bị bắt Nhiều bề tôi nhà Hồ cũng cùng
Trang 38chung số phận, trong đó có Nguyễn Phi Khanh Tương truyền, vì thương cha,Nguyễn Trãi bèn cùng với em là Phi Hùng, cải trang là dân phu đi theo để sănsóc cha.
Đến nửa đường, Nguyễn Phi Khanh gọi Nguyễn Trãi đến khuyên:
- Cha nghĩ một mình em con đi theo cha là đủ
Nguyễn Trãi rơm rớm nước mắt thưa:
- Nơi đất khách quê người nhiều hiểm nguy rình rập, em Hùng còn nhỏtuổi, sức vóc lại yếu, con không yên tâm
Nguyễn Phi Khanh lắc đầu:
- Con nghĩ như vậy là tròn chữ hiếu, thế còn chữ trung con tính sao đây?
Nguyễn Trãi im lặng, thấy vậy, cha ông nói tiếp
- Còn tính mạng của trăm vạn dân lành đang sống trong cảnh điêu linhkhốn khổ Họ đang ngóng đợi, trông mong vào những người như con đó Conđừng quên, nòi giống Lạc Hồng chúng ta, từ ngàn xưa, bất kể nam, phụ, lão, ấuđều không cúi đầu khom lưng trước ngoại bang
Nghe lời cha dạy, Nguyễn Trãi gạt nước mắt, tìm cách trốn về Nam quốc Lời dạy của cha khi nào cũng văng vẳng bên tai: “Con phải nghe cha, trở
về trả thù nhà, đền nợ nước Đuổi sạch giặc Minh ra khỏi nước ta, đó cũng làcách trả thù cho cha vậy”
Khoảng năm 1416, Nguyễn Trãi tìm đến với Lê Lợi, một anh hùng kiệtxuất, người đứng đầu phong trào khởi nghĩa Lam Sơn Nguyễn Trãi được Lê Lợihết sức coi trọng, cử ông giữ chức Tuyên phụng đại phu, Hàn lâm thừa chỉ Ông
đã cùng với Lê Lợi xây dựng một đường lối chính trị và quân sự đúng đắn, đánhdấu một bước ngoặt của khởi nghĩa Lam Sơn như: bỏ miền núi mà tiến xuốngđồng bằng, bỏ cố thủ mà chủ động tấn công, góp phần đưa nghĩa quân từngbước tới chiến thắng
Khi đã tương quan lực lượng với giặc, Nguyễn Trãi lại được Lê Lợi giaocho một nhiệm vụ quan trọng là nhân danh Lê Lợi viết thư cho tướng giặc Minh.Các lá thư ấy đều thể hiện năng lực của một nhà tư tưởng, một nhà biện luậnthiên tài, vừa mắng nhiếc, khiêu khích giặc, vừa phân tích lý lẽ phải trái, vừamềm mỏng dụ hàng Tất cả đều nhằm đẩy kẻ địch tới những tình thế khó khan
Nguyễn Trãi không chỉ dừng lại ở việc vạch trần kế hoạch và thảo thưchiếu Ông còn đích thân đến một số thành để dụ hàng Ông thuyết phục đượcnhiều tướng giặc ra hàng, trong số đó có người như Thái Phúc về sau đã giúpnghĩa quân trong việc binh vận, làm cho quân Minh thêm rã ngũ Và cuối năm
Trang 391427, trong chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang, ông có công lớn giúp nghĩaquân của ta đánh tan mười lăm vạn quân cứu viện của giặc do tướng Liễu Thăng
và Mộc Thạnh chỉ huy, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Minh
Năm 1428, đất nước hoàn toàn giải phóng Nguyễn Trãi vâng mệnh vua,viết Bình Ngô đại cáo – một áng thiên cổ hung văn nhằm tuyên cáo với toàn thểnhân dân về nền độc lập của xã tắc và khẳng định thêm một lần nữa rằng nướcĐại Việt ta:
“…Tuy mạnh yếu có lúc khác nhauSong hào kiệt đời nào cũng có”
Nguyễn Trãi là một nhà yêu nước vĩ đại, đồng thời cũng là một thiên tài.Ông là người văn võ song toàn, am hiểu nhiều lĩnh vực: tư tưởng, chính trị, quân
sự, kinh tế, ngoại giao, văn học nghệ thuật Đặc biệt là trong lĩnh vực văn học,ông đã để lại một di sản lớn Những tác phẩm của ông là đỉnh cao của văn thơthế kỉ XV Hai áng văn lịch sử nổi tiếng của ông là Bình Ngô Đại Cáo và ChíLinh sơn phú đã đưa ông lên vị trí là người viết anh hùng ca hay nhất trong lịch
sử Việt Nam thời phong kiến Về thơ ca, ông được đánh giá là một nhà thơ ưu túbậc nhất của lịch sử văn học Việt Nam với các tác phẩm tiêu biểu như: Ức Traithi tập, Quốc âm thi tập,…
Với những đóng góp của mình, ông được mệnh danh là “Nhà văn hoá lớncủa Việt Nam” Năm 1980, ông được thế giới kỉ niệm 600 ngày sinh và được
công nhận là Danh nhân văn hoá thế giới [26; 113-115].
3.2 Các biện pháp tạo biểu tượng về địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX
3.2.1 Sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với phương pháp tường thuật, miêu
tả để tạo biểu tượng về địa điểm xảy ra sự kiện
Trong dạy học lịch sử có nhiều đồ dùng trực quan, trong đó, tranh ảnhlịch sử, phim tư liệu là các loại đồ dùng trực quan quy ước thường được sử dụngthường xuyên và phổ biến hơn cả
Tường thuật là trình bày có chủ đề về một biến cố hay một quá trình lịch
sử, những hoạt động cụ thể của quần chúng nhân dân hay một nhân vật lịch sử.Tường thuật bao giờ cũng có chủ đề, tình tiết nhất định nhằm kích thích trítưởng tượng của học sinh về những hình ảnh của quá khứ Miêu tả là cách trìnhbày những đặc trưng của một sự vật, một sự kiện lịch sử để nêu lên những nétbản chất chủ yếu, cấu tạo bên trong cũng như hình dáng bên ngoài của chúng.Khác với tường thuật, miêu tả không có chủ đề mà chỉ có đối tượng cụ thể cần