Sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với phương pháp tường thuật, miêu tả để tạo biểu tượng về địa điểm xảy ra sự kiện

Một phần của tài liệu Tạo biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường rung học cơ sở (Trang 39 - 42)

tả để tạo biểu tượng về địa điểm xảy ra sự kiện

Trong dạy học lịch sử có nhiều đồ dùng trực quan, trong đó, tranh ảnh lịch sử, phim tư liệu là các loại đồ dùng trực quan quy ước thường được sử dụng thường xuyên và phổ biến hơn cả.

Tường thuật là trình bày có chủ đề về một biến cố hay một quá trình lịch sử, những hoạt động cụ thể của quần chúng nhân dân hay một nhân vật lịch sử. Tường thuật bao giờ cũng có chủ đề, tình tiết nhất định nhằm kích thích trí tưởng tượng của học sinh về những hình ảnh của quá khứ. Miêu tả là cách trình bày những đặc trưng của một sự vật, một sự kiện lịch sử để nêu lên những nét

bản chất chủ yếu, cấu tạo bên trong cũng như hình dáng bên ngoài của chúng. Khác với tường thuật, miêu tả không có chủ đề mà chỉ có đối tượng cụ thể cần phải trình bày. Ví dụ: miêu tả điều kiện địa lý nơi diễn ra sự kiện lịch sử: giới tuyến sông Gianh, căn cứ Rạch Gầm - Xoài Mút, Ngọc Hồi – Đống Đa…hay miêu tả một số công trình kiến trúc, văn hóa như chùa Thiên Mụ, chùa Tây Phương… hay một số địa danh kinh tế - chính trị như: Thăng long, Hội An…

Tường thuật là cách trình bày miệng quan trọng thường sử dụng kết hợp với bản đồ, lược đồ để cụ thể hóa các sự kiện lịch sử nhằm đảm bảo tính khoa học, chân thực cũng như sinh động của bức tranh quá khứ. Từ đó giúp học sinh nắm vững kiến thức và rèn luyện các kỹ năng thực hành bộ môn, phát triển năng lực nhận thức.

Bản đồ, lược đồ là loại đồ dùng trực quan quy ước, nhằm xác định địa điểm, diễn biến của sự kiện trong thời gian và không gian nhất định hoặc thể hiện tình hình chính trị, kinh tế, điều kiện tự nhiên. Do vậy bản đồ, lược đồ giúp học sinh suy nghĩ và giải thích các hiện tượng lịch sử về mối liên hệ nhân quả, tính quy luật và trình tự phát triển của quá trình lịch sử, giúp các em củng cố kiến thức đã học.

Khi khai thác bản đồ phản ánh một biến cố, một cuộc chiến tranh nào đó không thể thiếu việc tường thuật, miêu tả của giáo viên hoặc học sinh khiến cho bài học lịch sử không còn khô khan, nặng nề mà trở nên hấp dẫn, gần gũi, chân thực, khơi dậy những cảm xúc lịch sử cho người học. Trước hết những sự kiện lịch sử được miêu tả, tường thuật lại giúp học sinh có cảm giác như chính mình được tham gia, hay đang chứng kiến diễn biến vậy.

Vận dụng khi dạy lịch sử 6, Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch

Đằng năm 938, Mục 2: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938, GV cho HS quan sát

một số tranh ảnh liên quan tới sông Bạch Đằng, tới Ngô Quyền

Bạch Đằng (938) Bạch Đằng

Sau khi cho HS quan sát bức ảnh xong, kết hợp với lược đồ " Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938", GV đặt câu hỏi: Vì sao Ngô Quyền chọn đoạn cửa sông Bạch Đằng làm điểm quyết chiến với quân Nam Hán?

Như vậy, khi quan sát bức tranh, GV miêu tả giúp HS hiểu được vị trí địa lí của sông Bạch Đằng.

Bạch Đằng là một khúc sông lớn do sông Đá Bạc, sông Giá và nhiều nhánh sông khác đổ vào, lòng sông rộng. Bờ phải có núi đá vôi Tràng Kênh ăn sát bờ. Bờ trái có hàng cây um tùm che lấp bờ bến. Có dải đá ngầm Gềnh Cốc chạy ngang qua sông Bạch Đằng phía dưới của sông Chanh...

Sông Bạch Đằng còn có tên nôm là sông Rừng, vì hai bờ sông, nhất là phía tả ngạn, toàn là rừng rậm, hạ lưu thấp, độ dốc không cao do vậy ảnh hưởng của thủy triều lên xuống rất mạnh. Mực nước sông lúc triều lên xuống chênh lệch nhau đến 3m. Khi triều lên lòng sông rộng hàng nghìn mét, sâu hơn chục mét.

Biết rõ quân địch sẽ kéo vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền hạ lệnh cho hàng vạn quân sĩ bí mật lên rừng đẵn gỗ rồi vót nhọn đầu và bịt sắt đem về đóng ở lòng sông Bạch Đằng. Số cọc đóng xuống lòng sông có tới hàng ngàn chiếc. Khi nước triều lên, bãi cọc chìm trong một vùng sông nước mênh mông. Hai bên bờ sông phía trên bãi cọc, Ngô Quyền còn bố trí quân mai phục sẵn sàng ra đánh địch khi chúng rơi vào trận địa. Ngô Quyền đích thân cầm quân ra trận [8; 49-50].

Hoặc khi vận dụng dạy lịch sử 7, Bài 25: Phong trào Tây Sơn, khi dạy về chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút giáo viên có cho học sinh quan sát một số bức tranh liên quan đến địa điểm này và miêu tả như sau:

Rạch Gầm và Xoài Mút là hai con sông nhỏ, thường gọi là rạch, nhưng giữ vị trí quan trọng trong thế trận của Nguyễn Huệ. Thủy binh Tây Sơn bố trí ở hai rạch này sẽ là hai mũi tiến công lợi chặn đầu và khóa đuôi toàn bộ đội hình quân địch một khi chúng đã lọt vào trận địa mai phục.

Khoảng giữa Rạch Gầm và Xoài Mút, dòng sông Mỹ Tho có cù lao Thới Sơn. Đây là một bãi đất bồi, chu vi dài 5 dặm (khoảng 6 km) nằm hơi chếch về phía nam sông Mỹ Tho, đối diện với cửa sông Xoài Mút. Tiếp theo cù lao Thới Sơn về phía nam là cù lao Hộ hay bãi Tôn. Bộ binh Tây Sơn bố trí trên những cù lao đó có thể dùng đại bác bắn vào sườn đội hình quân địch và sẵn sàng tiêu diệt

những tên địch liều lĩnh đổ bộ lên để tìm đường tháo chạy. Những nhánh sông nằm giữa các cù lao và bờ nam là những nơi mai phục và xuất phát của dội thuyền chiến Tây Sơn lao ra chia cắt đoàn thuyền của địch thành từng mảnh mà tiêu diệt.

Chọn đoạn sông Mỹ Tho từ Rạch Gầm đến Xoài Mút là trận địa quyết chiến, chứng tỏ nghệ thuật lợi dụng địa hình hết sức tinh tường của Nguyễn Huệ. Dòng sông rộng cùng với các nhánh sông, cù lao bờ sông ở đây đáp ứng đầy đủ yêu cầu bố trí một thế trận tiến công vận động lớn cho phép quân Tây Sơn bao vây chặn rồi chia cắt, tiêu diệt toàn bộ quân địch.

Đoạn sông Mỹ Tho từ Rạch Gầm đến Xoài Mút cách Mỹ Tho khoảng 6 km, cách Trà Tân khoảng 15 km. Quân Tây Sơn từ Mỹ Tho có thể nhanh chóng đến chiếm lĩnh trận địa và giữ bí mật không cho quân địch ở Trà Tân dò biết. Trên cơ sở phán đoán đúng ý đồ của địch và những nguồn tin do thám tin cậy, Nguyễn Huệ không những nắm được âm mưu tiến công của địch mà còn biết cả kế hoạch và thời gian tiến công nữa. Do đó, Nguyễn Huệ có thể chủ động xác định không gian và thời gian của trận quyết chiến, bày sẵn thế trận để đợi giặc.

Như vậy, thông qua việc quan sát tranh ảnh cùng miêu tả của giáo viên sẽ giúp học sinh có biểu tượng sống động về đoạn sông Rạch Gầm - Xoài Mút, nơi diễn ra chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn đánh đuổi quân Xiêm xâm lược [31].

Một phần của tài liệu Tạo biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường rung học cơ sở (Trang 39 - 42)