Ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong việc tạo biểu tượng về địa điểm của sự kiện lịch sử

Một phần của tài liệu Tạo biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường rung học cơ sở (Trang 47 - 49)

của học sinh trong việc tạo biểu tượng về địa điểm của sự kiện lịch sử

Công nghệ thông tin là phương tiện dạy học hiện đại có khả năng tích hợp cao các chức năng của những phương tiện dạy học truyền thống như tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, sơ đồ, niên biểu,... và các phương tiện kĩ thuật như video, các loại băng đĩa,... Đặc biệt với khả năng đa phương tiện, đa truyền thông, đa tương tác. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học lịch sử sẽ giúp giáo viên nâng cao hiệu quả của việc sử dụng các loại đồ dùng trực quan khi dựng lại bức tranh lịch sử một cách chân thực, giàu hình ảnh và sinh động. Đồng thời nó có thể thu hút sự chú ý của học sinh, kích thích và huy động nhiều giác quan của các em khi nhận thức, điều đó góp phần nâng cao hiệu quả của việc ghi nhớ kiến thức. Nhờ thế, học sinh dễ dàng hiểu đúng bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học lịch sử một cách hiệu quả thông qua trình bày những nội dung có tính trực quan, chính xác, cụ thể,... sẽ giúp HS nhận thức được lịch sử một cách sâu sắc hơn.

Ví dụ khi dạy Bài 25: Phong trào Tây Sơn, phần IV: Tây Sơn đánh tan quân Thanh. GV có thể sử dụng lược đồ động trên máy tính để trình chiếu cho các em học sinh quan sát. GV kết hợp tường thuật diễn biến trận chiến, kết hợp với trao đổi, đàm thoại, nêu vấn đề,... sẽ giúp học sinh có cái nhìn toàn diện về trận chiến oanh liệt của quân dân ta.

Đồn Ngọc Hồi có vị trí then chốt trong hệ thống phòng ngự của địch, nằm án ngữ trên con đường thiên lý (đường số 1), cách Thăng Long khoảng 12km (thuộc Thanh Trì - Hà Nội ngày nay), đồn có khoảng 3 vạn quân đóng giữ, do phó tướng Hứa Thế Hanh chỉ huy. Hệ thống phòng ngự của đồn rất kiên cố, xung quanh cắm nhiều chông sắt, chôn nhiều địa lôi, trên mặt thành đặt nhiều đại bác. Tại đây, vào mờ sáng ngày mồng 5 tết, quân Quang Trung đã tiến đánh và tiêu diệt gọn toàn bộ quân địch. Tạo thế chiến lược cho quân ta tiến vào Thăng Long giành thắng lợi cuối cùng.

Mờ sáng ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu, đội quân của Quang Trung tiến gấp về Ngọc Hồi. Mở đầu hơn 100 voi chiến xông lên phía trước, tiếp sau là đội quân mang 20 tấm lá chắn đi trước cho bộ binh tiến theo sau. Quân địch ra sức cố thủ, bắn đại bác dữ dội nhưng không thể ngăn cản được bước tiến của nghĩa quân. Khi đã áp sát chân đồn giặc, nghĩa quân bỏ lá chắn xuống vào giáp chiến với giặc. Quân Thanh hoảng loạn tháo chạy, bị tiêu diệt rất nhiều. Số còn lại chạy về kinh thành, gặp quân Tây Sơn án binh ở Văn Điền nên vội vàng chạy về Đầm Mực. Tại đây chúng bị đạo quân của đô đốc Bảo chờ sẵn, dốc voi chiến xông ra, hàng vạn tên địch bỏ xác dưới đầm mực. Hệ thống phòng ngự phía Nam Thăng Long của giặc bị đập tan.

Đúng 5 giờ Tết Kỷ Dậu (1789) đại quân do đơ đốc Long chỉ huy xuyên qua Chương Đức (Chương Mĩ), đánh thẳng vào đồn Khương Thượng (Đống Đa - Hà Nụi). Quân Tây Sơn bao vây bốn mặt rồi xông thẳng vào đồn thiêu cháy doanh trại giặc. Quân Thanh bị chết rất nhiều. Tướng giặc là Sầm Nghi Đống không chống cự nổi trong thế cùng phải chạy lên gò Đống Đa thắt cổ tự tử. Từ Ngọc Hồi - Đống Đa, quân Tây Sơn thừa thắng xông thẳng vào kinh thành Thăng Long. Tướng chỉ huy là Tôn Sỹ Nghị khiếp sợ không kịp mặc áo giáp, ngựa không kịp thắng yên cương chạy qua sông Hồng trốn về nước. Quân giặc thấy chủ tướng bỏ chạy như rắn mất đầu, hoảng loạn chen chúc nhau qua cầu phao sông Hồng chạy trốn. Cầu phao bị gẫy, giặc rơi xuống sông chết đuối rất nhiều. Sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn.

dẫn đại quân tiến vào Thăng Long trong niềm hân hoan của nhân dân. Những chiến công hiển hách của sự nghiệp thống nhất lại đất nước và bảo vệ nền độc lập dân tộc trong hoàn cảnh đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng đã nói lên công lao to lớn của phong trào Tây Sơn và người “anh hùng áo vải” Nguyễn Huệ” [8; 100-101].

Một phần của tài liệu Tạo biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường rung học cơ sở (Trang 47 - 49)