Tổ chức tiến hành thực nghiệm

Một phần của tài liệu Tạo biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường rung học cơ sở (Trang 50 - 53)

Địa bàn thực nghiệm: Để tiến hành thực nghiệm sư phạm thuận lợi, trong quá trình thực tập sư phạm lần 2 tôi được phân công thực tập tại trường THCS Tiên Du, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng: tôi chọn lớp 6A là lớp thực nghiệm và lớp 6B là lớp đối chứng. Số lượng và trình độ nhận thức của học sinh hai lớp này ngang nhau, lớp 6A có 27 học sinh, lớp 6B có 27 học sinh, bao gồm cả những học sinh có học lực giỏi, khá, trung bình, yếu tương đồng nhau.

Như vậy, đây là một môi trường tốt, phù hợp để tôi tiến hành bài giảng thực nghiệm theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học đang được thực hiện.

Tôi tiến hành thực nghiệm ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng với hai giáo án khác nhau đã được chuẩn bị theo kế hoạch.

Sau khi giảng xong, để đánh giá được kết quả cuối cùng của bài học, tôi tiến hành kiểm tra việc hiểu kiến thức của học sinh hai lớp bằng bài kiểm tra 10 phút ngay cuối tiết dạy đó. Câu hỏi kiểm tra hoạt động nhận thức các lớp có nội dung hoàn toàn giống nhau.

Tiêu chuẩn đánh giá câu hỏi: Học sinh tìm được những ý trả lời đúng và trả lời câu hỏi trắc nghiệm đúng – sai, hoặc lựa chọn câu trả lời đúng, trình bày đầy đủ ý trong câu hỏi tự luận cuối bài. Điểm tối đa của bài kiểm tra là 10. Những bài kiểm tra sạch sẽ, đúng thời gian quy định, đạt điểm 9 - 10 (loại giỏi). Bài làm tương đối đúng, chưa đầy đủ ý trong câu tự luận, có chỉ số sai ít trong câu trắc nghiệm (1-2 câu), đạt điểm 7 – 8 (loại khá). Bài làm điền chưa chính xác 40 – 50% câu trắc nghiệm, hoặc đúng những câu trắc nghiệm, nhưng sai trong câu tự luận đạt điểm 5 – 6 (loại trung bình). Trả lời không đúng, điền

không chính xác nhiều câu trắc nghiệm (70 – 80%), không đủ ý trong câu tư luận đạt điểm từ điểm 4 trở xuống (loại yếu - kém).

3.3.5. Kết quả

Sau khi chấm bài kiểm tra theo đúng thang điểm đã quy định, xếp loại học sinh qua các mức giỏi, khá, trung bình, yếu – kém, thu được kết quả thực nghiệm như sau:

Bảng 3.1. Kết quả thực nghiệm

Lớp Số

HS

Kết quả thực nghiệm

Giỏi Khá Trung bình Yếu – kém

SL % SL % SL % SL %

6A

TN 27 5 19 14 52 7 26 1 3

6B

ĐC 27 2 7 11 41 11 41 3 11

Để so sánh chính xác độ chênh lệch giữa kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, tôi tính giá trị (t) cho điểm số hai lớp theo công thức: t = Tổng số điểm : Tổng số học sinh

Bảng 3.2. So sánh kết quả kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Lớp Tổng số điểm Tổng số HS Điểm trung

bình (t) Độ chênh lệch

Thực nghiệm 201 27 7.4

1.37

Đối chứng 163 27 6.03

Kết quả thực nghiệm trên cho thấy sự chênh lệch giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng như sau:

Điểm khá – giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là 23 % Điểm trung bình ở lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng là 15 % Điểm yếu – kém ở lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng là 8 %

Chất lượng dạy học lớp thực nghiệm luôn cao hơn lớp đối chứng, điều đó chứng tỏ học sinh ở lớp thực nghiệm đã nắm vững kiến thức hơn lớp đối chứng. Điểm chênh lệch trung bình giữa hai lớp là 1.37 điểm; điều này một lần nữa khẳng định giả thuyết đưa ra là đúng.

Đây là kết quả hoàn toàn trùng khớp với thực tiễn dạy học. Ở lớp thực nghiệm, giáo viên đã hướng dẫn, tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức thông qua việc vận dụng phương pháp tạo biểu tượng để các em có thể tư duy trong

độc lập nhận thức. Do vậy, không khí học tập tại đây rất sôi nổi, các em tích cực làm việc, hăng hái phát biểu xây dựng bài nên tiếp thu nhanh và sâu sắc kiến thức. Ngược lại với lớp thực nghiệm, ở lớp đối chứng, học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ nghe giảng, nhưng các em chỉ ghi chép, tham gia xây dựng bài một cách chiếu lệ, không khí lớp học trầm, dẫn tới hiệu quả giờ học không cao. Kết quả trên khẳng định tính khả thi của các biện pháp tôi đề xuất trong đề tài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, vận dụng phương pháp tạo biểu tượng nhằm phát huy tính tích cực độc lập nhận thức của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông là rất cần thiết.

Kết quả thực nghiệm chứng tỏ rằng, vận dụng phương pháp tạo biểu tượng trong dạy học lịch sử sẽ góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức

Tiểu kết chương 3

Như vậy, chương 3 đã đi sâu vào cụ thể hoá việc vận dụng phương pháp tạo biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường THCS, vận dụng qua dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX. Tôi đã tiến hành thiết kế giáo án sử dụng phương pháp tạo biểu tượng. Sau đó, tiến hành thực nghiệm sư phạm trên cơ sở có mục đích, có yêu cầu rõ ràng. Thông qua quá trình thực nghiệm sư phạm có thể nhận thấy tính hiệu quả và tính khả thi của việc vận dụng phương pháp tạo biểu tượng. Từ đó, khẳng định tính cần thiết phải áp dụng một cách rộng rãi phương pháp tạo biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử để phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo, chủ động cho học sinh.

Một phần của tài liệu Tạo biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường rung học cơ sở (Trang 50 - 53)