TRẦN QUỐC TOẢN

Một phần của tài liệu Tạo biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường rung học cơ sở (Trang 71 - 73)

IV- Kiến thức bài học 1 Củng cố

2- Hướng dẫn về nhà

TRẦN QUỐC TOẢN

Trần Quốc Toản là dòng dõi nhà Trần, thuộc thế hệ cháu của vua Trần Thái Tông. Trần Quốc Toản sinh vào năm 1267, cha mất sớm, ở với mẹ và được người chú dạy dỗ. Ngay từ nhỏ, Quốc Toản đã bộc lộ năng khiếu võ nghệ và lòng quả cảm hơn người. Chàng trai Quốc Toản rất ham đọc sách quân sự và có chí lớn.

Bấy giờ vào năm 1282, giặc Mông – Nguyên đang ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ hai. Vua Trần đã triệu tập các vương hầu, tướng lĩnh về bến Bình Than (Hải Dương) bàn kế sách chống giặc. Hôm ấy Trần Quốc Toản cũng theo xe vua từ Thăng Long ra Bình Than. Nhưng vì còn ít tuổi nên không được lính canh giữ cho vào dự Hội nghị để bàn việc quân. Trần Quốc Toản uất ức lắm. Cậu giận đến nỗi trong tay cầm quả cam mà Quốc Toản bóp nát ra lúc nào không biết.

Tuy ấm ức nhưng Quốc Toản không nản lòng. Trong đầu chàng trai trẻ nung nấu ý nghĩ sẽ tự mình chiêu binh giết giặc. Thế là, khi trở về trang trại của mình, Trần Quốc Toản đã tập hợp những người thân thuộc và dân làng xung quanh, họp thành một đạo quân tới hơn 1000 người, tự sắm sửa vũ khí, chiến thuyền và cũng nhau ngày đêm luyện tập võ nghệ chờ thời cơ giết giặc. Đội quân trẻ tuổi của Trần Quốc Toản giương cao lá cờ đề sáu chứ “Phá cường địch, báo hoàng ân” (phá giặc mạnh, đền ơn vua), làm nức lòng nhân dân trong vùng.

Cuối năm 1284, khi cả nước đang sôi sục không khí sẵn sàng chống giặc, Trần Quốc Toản cưỡi ngựa dẫn đầu đoàn quân tiến về Thăng Long gặp Trần Quốc Tuấn xin được chiến đấu. Trần Quốc Tuấn rất mừng, liền cho phép Quốc Toản đem quân đến Đông Bộ Đầu (Hà Nội) tham gia cuộc duyệt binh lớn ở Thăng Long.

Năm 1285, quân Mông – Nguyên tràn vào nước ta. Theo lời kêu gọi của triều đình, Trần Quốc Toản dẫn quân lên đường tham gia kháng chiến. Đến tháng 5/1285, mở đầu giai đoạn phản công của ta, Trần Quốc Toản đã tham gia đánh giặc và lập nên chiến thắng Tây Kết (Hưng Yên). Tiếp đó, ông đã chỉ huy đội quân của mình tham dự trận Chương Dương (Hà Nội) do Trần Quang Khải chỉ huy, rồi thừa thắng tiến lên tấn công đại bản doanh của giặc ở Thăng Long. Giặc Mông – Nguyên khốn quẫn, chết và bị thương rất nhiều. Kị binh của chúng nổi tiếng thế giới cũng không cứu vãn được tình hình. Tướng đầu sỏ của giặc là Thoát Hoan phải bỏ Thăng Long cắm đầu chạy về Kinh Bắc (Bắc Ninh) để tìm đường rút về nước.

Biết tin đó, Trần Quốc Toản được lệnh cấp tốc điều quân sang mai phục ở vùng sông Như Nguyệt (Sông Cầu). Quân giặc chạy qua đây bị phục binh của Trần Quốc Toản đổ ra đánh quyết liệt. Giặc bị thua to. Nhưng không may trong trận này, Trần Quốc Toản đã hi sinh anh dũng. Lúc ấy ông mới 18 tuổi. Trần Quốc Toản mất đi đã để lại trong lòng mọi người biết bao thương tiếc, mến phục. Tin báo về Thăng Long, vua Trần Nhân Tông vô cùng thương tiếc.

Sau kháng chiến thành công, vua Trần đã sai làm lễ tế Trần Quốc Toản. Vua đã làm bài văn tế và phong thêm cho Trần Quốc Toản tước vương. Người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản đã trở thành tấm gương sáng của tuổi trẻ yêu nước Việt Nam.

LÊ LỢI

Lê Lợi (1385 – 1433), quê ở Lam Sơn (xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá). Ông nội là Lê Đinh vốn quê ở làng Như Áng (nay là xã Kiên Thọ, Ngọc Lạc, Thanh Hoá) dời nhà đến Lam Sơn, tổ chức khai hoang, lập làng. Cha là Lê Khoáng, làm hào trưởng, có uy tín trong vùng. Năm 1407, giặc nhà Minh xâm lược nước ta, chúng mua chuộc, dụ dỗ, mời Lê Lợi vào làm quan nhưng ông kiên quyết từ chối. Sử cũ chép “Ông ngầm nuôi kẻ mưu sĩ, bỏ của, phát thóc giúp người cơ bần, nhún lời hậu lễ để thu hào kiệt”. Năm 1416, ông tập hợp lực lượng, thành phần bộ chỉ huy gồm 19 người, mở hội thề Lũng Nhai và hai năm sau ông dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh, xưng là Bình Định Vương. Trong thời gian đầu, cuộc khởi nghĩa gặp nhiều khó khăn. Kẻ địch đã bắt cả vợ con ông, đào mồ mả tổ tiên gia đình ông, nhưng Lê Lợi không chịu khuất phục. Dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi và bộ chỉ huy, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành được thắng lợi (1427). Đầu năm 1428 Lê Lợi lên ngôi vua lấy niên hiệu Thuận

Thiên. Năm 1433, Lê Lợi mất, triều đình suy tôn niên hiệu Lê Thái Tổ, cử

Một phần của tài liệu Tạo biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường rung học cơ sở (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w