TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1 Tổ chức lớp

Một phần của tài liệu Tạo biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường rung học cơ sở (Trang 58 - 63)

1- Tổ chức lớp

- Lớp: - Sĩ số:

2- Kiểm tra bài cũ:

? Khúc Hạo đã làm gì để củng cố quyền tự chủ?

? Tường thuật diễn biến chính cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (930-931) trên lược đồ?

3- Dẫn dắt vào bài mới

Ở cửa sông Bạch Đằng đã diễn ra nhiều trận thủy chiến của dân tộc ta chống ngoại xâm như: trận Bạch Đằng năm 938, trận Bạch Đằng năm 981, trận Bạch Đằng năm 1288, nhưng đáng chú ý nhất là trận Bạch Đằng năm 938. Đánh giá về trận Bạch Đằng năm 938 nhà sử học Ngô Thì Sĩ ở thế kỉ XVIII đã nói như sau: "Trận Bạch Đằng này là vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lừng lẫy ở một thời bấy giờ mà thôi đâu". Vậy trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 đã diễn ra trong hoàn cảnh như thế nào? Tại sao Ngô Quyền chọn đoạn cửa sông Bạch Đằng để quyết chiến với quân Nam Hán? Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta? Để trả lời những câu hỏi trên chúng ta cùng tìm hiểu Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938

4- Tổ chức các hoạt động dạy và học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN

- GV yêu cầu HS đọc đoạn đầu mục 1 trong SGK, kết hợp với tư liệu sưu tầm về Ngô Quyền để trả lời câu hỏi:

? Hãy trình bày những hiểu biết của em về Ngô Quyền?

- HS: suy nghĩ, trả lời

- GV: bổ sung, giới thiệu về Ngô Quyền

+ Ngô Quyền (898-944) người Đường Lâm (Sơn Tây - thuộc Hà Nội ngày nay), cha là Ngô Mân, làm châu mục Đường Lâm.

+ Ngô Quyền là người có sức khỏe, chí lớn, mưu cao, mẹo giỏi. Sách Đại Việt sử kí toàn thư nói rằng: "Khi ông ra đời, đầy nhà có ánh sáng lạ,... lớn lên khôi ngô, tuấn tú, mắt sáng như chớp, dáng đi như hổ, gồm đủ trí dũng, sức có thể nâng được vạc lớn...". Trong cuộc kháng chiến chống Nam Hán lần thứ nhất, Ngô Quyền đã từng chiến đấu anh dũng. Là một tướng giỏi lại có nhiều công lao, ông được Dương Đình Nghệ tin yêu và gả con gái cho. Sau khi đánh đuổi được giặc Nam Hán, Ngô Quyền được Dương Đình Nghệ phong cho làm Thứ sử, trấn giữ Ái Châu (Thanh Hóa).

- GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK để trả lời 2 câu hỏi:

? Ngô Quyền kéo quân ra Bắc nhằm mục đích gì? ? Vì sao Kiều Công Tiễn cho người cầu cứu quân Nam Hán?

- HS: suy nghĩ, trả lời - GV chốt ý:

- Sau khi đánh đuổi quân Nam Hán lần thứ nhất, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ và tiến hành công cuộc xây dựng nền tự chủ. Sự việc đang tiến hành thì tháng 4/937, một viên tướng dưới quyền là Kiều Công Tiễn đã giết Dương Đình Nghệ để cướp quyền bính. Hành động đó gây nên sự phẫn nộ lớn trong nhân dân.Lúc đó, Ngô Quyền đang làm Thứ sử châu Ái (vùng Thanh Hóa) nghe tin đã nổi giận, kéo

1.Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào?

Ngô Quyền (898-944) người Đường Lâm (Sơn Tây - thuộc Hà Nội ngày nay. Ông là người có sức khỏe, chí lớn, mưu cao, mẹo giỏi

quân từ châu Ái ra Đại La để trị tội Kiều Công Tiễn. + Ngô Quyền kéo quân ra Bắc để tiêu diệt Kiều Công Tiễn, trừ hậu họa

+ Bảo vệ nền tự chủ đang được xây dựng (bởi vì việc xây dựng nền tự chủ đang được tiến hành thì tháng 4/937 Kiều Công Tiễn làm phản, giết Dương Đình Nghệ)

- Được tin Ngô Quyền kéo quân ra Bắc, Kiều Công Tiễn hoảng sợ, biết mình không thể đối phó được Ngô quyền, vội sai người sang Nam Hán cầu cứu. Kiều Công Tiễn muốn dùng thế lực của nhà Nam Hán để chống Ngô Quyền, đoạt bằng được chức Tiết độ sứ. Đây là một hành động phản phúc "cõng rắn cắn gà nhà"

Nhà Nam Hán sau cuộc xâm lược lần thứ nhất bị thất bại (năm 931), vẫn nuôi mộng xâm lược nước ta lần nữa. Do đó, khi Kiều Công Tiễn cầu cứu, vua Nam Hán đã nắm lấy cơ hội này, vội cử con là Vạn Vương Lưu Hoằng Tháo đem thủy binh sang xâm lược nước ta. Bản thân vua Nam Hán cũng chỉ huy một đạo quân đóng ở Hải Môn (huyện Bách Bạch - Quảng Tây) để có thể cứu viện cho con kịp thời.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm các vấn đề sau + Nhóm 1: Trình bày kế hoạch xâm lược nước ta

lần thứ 2 của quân Nam Hán?

+ Nhóm 2: Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền như

thế nào?

+ Nhóm 3: Giải thích vì sao Ngô Quyền quyết định

chọn đoạn cửa sông Bạch Đằng để tiêu diệt quân Nam Hán?

- HS chia nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày. Các nhóm khác bổ sung, góp ý

- GV hướng dẫn HS thảo luận, nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.

?Trình bày kế hoạch xâm lược nước ta lần thứ 2 của quân Nam Hán?

Năm 938, vua Nam Hán cử con trai là Vạn Vương Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thủy sang xâm lược nước ta. Bản thân vua Nam Hán cũng chỉ huy một đạo quân đóng ở Hải Môn (huyện Bách Bạch - Quảng Tây) để có thể cứu viện cho con kịp thời. ?Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền như thế nào? - Nghe tin quân Nam Hán sắp vào nước ta, Ngô Quyền và nhân dân ta chuẩn bị tích cực cho kháng chiến

+ Với sức sống của nền tự chủ vừa giành được, nhân dân ta quyết không trở lại cuộc đời nô lệ như trước mà sẽ vùng lên đánh đuổi quân giặc..

+ Ngô Quyền đã chuẩn bị kế hoạch đánh giặc rất chu đáo. Một mặt ông đã nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Tống Bình - Hà Nội) khẩn trương bắt giết Kiều Công Tiễn - trừ mối họa bên trong, ổn định tình hình trong nước.

+ Mặt khác, ông chuẩn bị kế hoạch đánh giặc. Ngô Quyền cùng các tướng lĩnh phân tích điểm mạnh, điểm yếu của địch, của ta. Với lòng tự tin Ngô Quyền, đã nói với các tướng lĩnh của mình rằng: "Hoằng Thao là một đứa trẻ dại, đem quân từ xa đến, quân lính mỏi mệt, lại được tin Kiều Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta sức còn mạnh, địch với quân mỏi mệt tất phá được. Song họ có lợi ở thuyền, nếu ta không phòng bị trước, thì chuyện được thua chưa thể biết được, vót nhọn đầu mà bịt sắt, thuyền của họ nhân khi nước triều lên, tiến vào bên trong mà hàng cọc, bấy giờ ta sẽ dễ bề chế ngự, không kế gì hay hơn kế ấy cả," ? Giải thích vì sao Ngô Quyền quyết định chọn đoạn cửa sông Bạch Đằng để tiêu diệt quân Nam Hán? Sông Bạch Đằng có vị trí chiến lược rất quan trọng,

- Ngô Quyền tiến quân vào thành Đại La - Hà Nội bắt giết Kiều Công Tiễn, ổn định tình hình trong nước và chuẩn bị kế hoạch tiêu diệt quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

địa hình, địa vật đặc biệt, có thể chiến thắng quân thù Bạch Đằng là một khúc sông lớn do sông Đá Bạc, sông Giá và nhiều nhánh sông khác đổ vào, lòng sông rộng. Bờ phải có núi đá vôi Tràng Kênh ăn sát bờ. Bờ trái có hàng cây um tùm che lấp bờ bến. Có dải đá ngầm Gềnh Cốc chạy ngang qua sông Bạch Đằng phía dưới của sông Chanh..."

Sông Bạch Đằng còn có tên nôm là sông Rừng, vì hai bờ sông, nhất là phía tả ngạn, toàn là rừng rậm, hạ lưu thấp, độ dốc không cao do vậy ảnh hưởng của thủy triều lên xuống rất mạnh. Mực nước sông lúc triều lên xuống chênh lệch nhau đến 3m. Khi triều lên lòng sông rộng hàng nghìn mét, sâu hơn chục mét.

Biết rõ quân địch sẽ kéo vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền hạ lệnh cho hàng vạn quân sĩ bí mật lên rừng đẵn gỗ rồi vót nhọn đầu và bịt sắt đem về đóng ở lòng sông Bạch Đằng. Số cọc đóng xuống lòng sông có tới hàng ngàn chiếc. Khi nước triều lên, bãi cọc chìm trong một vùng sông nước mênh mông. Hai bên bờ sông phía trên bãi cọc, Ngô Quyền còn bố trí quân mai phục sẵn sàng ra đánh địch khi chúng rơi vào trận địa. Ngô Quyền đích thân cầm quân ra trận. => Công việc chuẩn bị cho trận đánh vừa hoàn tất thì cũng là lúc đoàn thuyền chiến Nam Hán kéo đến, nước triều từ từ dâng, quân giặc ồ ạt kéo vào sông Bạch Đằng. Vậy trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 đã diễn ra như thế nào? Ý nghĩa của chiến thắng này đối với dân tộc như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu phần 2 của bài học hôm nay: 2- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938

- GV yêu cầu HS đọc mục 2 SGK

- GV: Sử dụng lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 938 để trình bày diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng - GV yêu cầu học sinh chú ý quan sát bản đồ treo bản, giải thích rõ các kí hiệu, giải thích rõ hơn: ở 2 bên bờ

2- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 Đằng năm 938

cửa sông Bạch Đằng có những con sông nhỏ để giấu quân thủy của ta: sông Chanh ở tả ngạn, sông Giá, sông Nam Triệu (sông Cấm) ở hữu ngạn.

- GV tường thuật trận đánh của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938.

Vào một ngày mưa rét giữa mùa đông năm 938, Vạn vương Hoằng Tháo cầm đầu thủy quân Nam Hán tiến vào cửa sông Bạch Đằng. Đợi lúc thủy triều ngập hết trận địa bãi cọc, theo đúng kế hoạch, một đội thuyền binh nhẹ do tướng Ngô Tất Tố chỉ huy tiến ra chặn địch rồi vờ thua chạy. Hoằng Tháo hăm hở thúc quân đuổi theo, vượt qua trận địa cọc ngầm mà không hề hay biết. Ngô Quyền chỉ huy quân cầm cự với giặc. Khi thủy triều bắt đầu rút, Ngô Quyền mới hạ lệnh phản kích. Những mũi tên từ trên vách đá vun vút lao xuống như mưa, hàng trăm chiến thuyền của ta bắt đầu xuất hiện. Hoằng Tháo hốt hoảng quay đầu tháo chạy. Ra đến gần cửa sông, đúng lúc nước triều rút mạnh, bãi cọc ngầm nhô lên. Quân ta dồn sức tấn công, quân từ phía thượng lưu đánh xuống, quân mai phục hai bờ sông và quân thủy từ các sông nhánh xông ra đánh tạt ngang. Đội hình thuyền địch rối loạn, xô vào nhau, va phải cọc bị vỡ, đắm rất nhiều. Thuyền địch không sao thoát ra khỏi cửa biển được. Quân địch phải bỏ cả chèo, lái, nhảy xuống sông, phần bị giết, phần chết đuối, thiệt hại đến quá nửa. Hoằng Tháo cũng bị bỏ mạng.

Thất bại nặng nề và bất ngờ của đạo thủy quân Hoằng Tháo đã làm cho vua Nam Hán kinh hoàng, chỉ biết thương khóc, hạ lệnh rút quân, hoàn toàn bỏ mộng xâm lược nước ta.

- GV đặt câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ và trả lời:

? Nêu kết quả và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng?

?Vì sao nói trận Bạch Đằng năm 938 là một chiến

- Cuối năm 938, đoàn quân xâm lược của Lưu Hoằng Tháo đã kéo vào cửa biển nước ta

- Ngô Quyền chủ động đánh quân Nam Hán tại trận địa sông Bạch Đằng

Một phần của tài liệu Tạo biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường rung học cơ sở (Trang 58 - 63)