Sử dụng hệ thống các câu hỏi, bài tập nhận thức và câu hỏi gợi mở để tạo biểu tượng về địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử.

Một phần của tài liệu Tạo biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường rung học cơ sở (Trang 42 - 44)

tạo biểu tượng về địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử.

Trong quá trình lĩnh hội kiến thức, kết quả học tập của học sinh phụ thuộc vào phần lớn tư duy tích cực của các em. Bởi vì có tư duy sáng tạo, các em mới có khả năng hiểu được bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử. "Hoạt động tự

lập là bản chất của quá trình nhận thức, là đặc điểm của nhân cách học sinh và là hình thức tổ chức dạy học" [11; 108].

Câu hỏi là gì? Câu hỏi nói chung là câu được dùng để diễn đạt một điều chưa biết, một thắc mắc, một vấn đề cần làm sáng tỏ, cần giải thích. Nó thường đi với các từ để hỏi và kết thúc bằng một dấu hỏi.

Câu hỏi nhận thức: Câu hỏi nhận thức là câu hỏi khi đặt ra tạo được một mâu thuẫn trong nhận thức của học sinh, để giải quyết mâu thuẫn đó, nếu chỉ sử dụng kiến thức cũ không giải quyết được mâu thuẫn, không trả lời được câu hỏi.

Muốn trả lời câu hỏi phải huy động vốn kiến thức cũ, tiếp thu những kiến thức mới do thầy gợi mở cung cấp, phải huy động nhiều thao tác tư duy mới giải quyết được câu hỏi.

Bài tập nhận thức: Bài tập nhận thức trong giảng dạy lịch sử là tình huống có vấn đề, nó được giải quyết với những điều kiện, dữ liệu, phương tiện cho trước (tất nhiên không thể đầy đủ) và phải tìm tòi, sáng tạo lời giải. Trong quá trình giải quyết bài tập nhận thức, học sinh phải biết vận dụng những kiến thức đã học, những tài liệu liên quan, biết tìm tòi sáng tạo, bài tập nhận thức là một hệ thống chứ không phải là một bài tập rời rạc [11; 109].

Về lí luận cũng như qua quá trình giảng dạy, chúng ta nhận thức có hai loại câu hỏi cần sử dụng khi trình bày các sự kiện.

Một là: Những câu hỏi nêu vấn đề (nhận thức) thường được đặt ra ở đầu giờ, hay đầu một tiểu mục trước khi giảng các sự kiện liên quan đến địa điểm. Loại câu hỏi này được đặt ra để định hướng nội dung kiến thức cơ bản, phản ánh sự kiện lịch sử.

Hai là: Những câu hỏi gợi mở được đặt ra trong quá trình tiến hành bài giảng để giúp HS giải quyết những kiến thức cơ bản của câu hỏi nêu vấn đề.

Vận dụng khi dạy lịch sử 6, Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch

Đằng năm 938, mục 2, trong khi giảng GV có thể đặt câu hỏi nhận thức và gợi

mở như:

Câu hỏi nhận thức Câu hỏi gợi mở

? Tại sao Ngô Quyền chọn đoạn cửa sông Bạch Đằng làm điểm quyết chiến với quân Nam Hán?

- Vị trí của sông Bạch Đằng?

- Lòng sông Bạch Đằng có lợi thế gì? - Hai bờ sông Bạch Đằng có lợi thế gì và những đặc điểm đó có tác dụng như thế nào đối với trận đánh?

- Cần phải có những yếu tố tự nhiên nào nữa thì trận thủy chiến mới thắng lợi? Hay khi dạy Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) trong chương trình lịch sử 7, giáo viên sử dụng lược đồ trận Chi Lăng – Xương Giang. Giáo viên có thể đặt câu hỏi nhận thức và câu hỏi gợi mở như sau:

Câu hỏi nhận thức Câu hỏi gợi mở

chọn ải Chi Lăng làm trận địa phục kích tiêu diệt viện binh địch?

- Phía Tây ải Chi Lăng có núi hay giáp sông?

- Phía Đông ải Chi Lăng có đồng bằng hay núi?

- Ở giữa ải Chi Lăng là đồng bằng hay đồi núi?

Thông qua hệ thống các câu hỏi gợi mở sẽ giúp học sinh có biểu tượng cụ thể và nhớ lâu kiến thức về trận đánh Chi Lăng – Xương Giang.

Một phần của tài liệu Tạo biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường rung học cơ sở (Trang 42 - 44)