6. Bố cục của luận văn
4.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Muốn nâng cao chất lượng tín dụng thì một yếu tố không thể thiếu thuộc về người cán bộ tín dụng với tư cách chủ thể cho vay trong quan hệ tín dụng. Người làm tín dụng phải là người am hiểu khách hàng, hiểu biết sâu sắc thực lực tài chính cũng như tiềm năng phát triển của khách hàng. Ngoài ra, cán bộ tín dụng cần phải có vốn hiểu biết nhất định về thị trường và lĩnh vực chuyên môn mà khách hàng của mình đang tiến hành sản xuất, kinh doanh vì nó liên quan trực tiếp đến chất lượng của từng món vay. Điều này thật khó đạt được nếu một cán bộ tín dụng phụ trách nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, cần có sự chuyên môn hoá trong cán bộ tín dụng. Ngân hàng nên phân mỗi cán bộ tín dụng phụ trách một mảng cho vay nhất định được chia theo ngành. Tuỳ theo trình độ, năng lực của từng người để ban lãnh đạo phân công công việc phù hợp. Việc chuyên môn hoá như vậy sẽ tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng dễ dàng giám sát, sát cánh cùng khách hàng trong vấn đề quản lý vốn.
Bên cạnh việc thực hiện chuyên môn hoá ngân hàng phải không ngừng nâng cao kiến thức cho cán bộ tín dụng bằng cách định kỳ mở các lớp huấn luyện bồi dưỡng cán bộ về nghiệp vụ, thị trường, công nghệ. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế nói chung và của lĩnh vực ngân hàng nói riêng thì yêu cầu cần thiết đối với cán bộ tín dụng là kiến thức về tin học và ngoại ngữ. Đây là hai yếu tố giúp cán bộ tín dụng vững vàng, tự tin hơn trong công việc của mình. Vì vậy, ngân hàng cần tạo điều kiện, khuyến khích cán bộ tín dụng nâng cao trình độ, tạo cho họ điều kiện học tập, nghiên cứu.
Đối với cán bộ tín dụng cần những tiêu chuẩn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Phải là người có lý luận nghiệp vụ về lĩnh vực ngân hàng vững vàng, kiến thức về kinh tế tổng hợp, phương pháp nghiên cứu khoa học, am hiểu thị trường, giàu kinh nghiệm thực tế, khả năng tổng hợp tốt. Có như vậy mới đủ khả năng xem xét nhu cầu tín dụng một cách tổng quát và chính xác. Từ đó hoạch định chính sách và phương pháp giải quyết phù hợp.
Phải có kiến thức pháp luật: Hoạt động kinh doanh tín dụng rất phong phú, đa dạng, có liên quan đến hầu hết các ngành, các thành phần kinh tế. Do vậy cũng liên quan đến hầu hết các ngành luật của hệ thống pháp luật trong nước và quốc tế. Để tránh mâu thuẫn chồng chéo đảm bảovừa đúng pháp luật, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, các nhà hoạch định phải am hiểu pháp luật một cách sâu sắc. Để làm được điều này, ngân hàng thường xuyên có những cuộc hội đàm, hội thảo những lĩnh vực pháp luật có liên quan. Cử các cán bộ đi học hoặc mời các chuyên gia về pháp luật về giảng dạy.
Phải có kiến thức dự báo, kiến thức ngoại ngữ, tin học. Đây là cơ sở, phương tiện tiếp cận với cái mới, lường trước những biến động trong tương lai. Đặc biệt phải có kiến thức về Marketing ngân hàng, đây là lĩnh vực mới áp dụng nhưng phát triển rất nhanh chóng, có được kiến thức marketing, người hoạch định vừa có trình độ lý luận, vừa có khả năng thiết lập kênh phân phối, dự báo và ra quyết định. Trên cơ sở đó khai thác triệt để khách hàng hiện có và có chiến lược khai thác khách hàng tiềm năng. Đây là kế hoạch có tính lâu dài, cần thiết cho hoạt động tín dụng trung và dài hạn. Ngân hàng nên thiết lập mối quan hệ với các trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực ngân hàng để tiếp cận với cái mới từng bước trang bị kiến thức cho cán bộ của ngân hàng.
Đối với cán bộ quản lý điều hành hoạt động tín dụng, ngoài những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ, cần nhấn mạnh những điểm sau:
Phải nắm chắc kiến thức pháp luật cả về kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng. Phải hiểu thấu đáo các quy định, thể chế để vận dụng một cách linh hoạt Phải có khả năng phân tích những chỗ sai đúng của chính sách, chế độ, từ đó cần làm và tránh những gì.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đối với cán bộ trực tiếp tham gia giao tiếp với khách hàng và tiến hành thẩm định dự án đề xuất lãnh đạo ra quyết định, đồng thời giám sát dự án này. Đây là những cán bộ thừa hành tác nghiệp, quyết định đúng sai của người lãnh đạo phụ thuộc khá nhiều vào đội ngũ này. Do đó, ngoài tiêu chuẩn chung, đòi hỏi họ phải có những người trung thực, khách quan, thẳng thắn, kiên định, rõ ràng, giám bảo vệ cái đúng, đấu tranh với những cái sai, có ý thức bảo vệ tài sản của ngân hàng. Ngoài trình độ chuyên môn về nghiệp vụ, cán bộ trực tiếp tác nghiệp phải sâu sát thực tế, hiểu biết nhất định về kinh tế thị trường, nắm vững pháp luật và những vấn đề có liên quan. Trong điều kiện hiện nay, tồn tại tiêu cực xã hội là tất yếu, khó tránh khỏi khách hàng dùng thủ đoạn tinh vi lừa đảo, lập hồ sơ giả, thế chấp giả, vốn sử dụng sai mục đích. Để phát hiện những hành vi sai trái này, cán bộ cần có năng lực nghề nghiệp trong kiểm tra thẩm định dự án, biết dùng thủ pháp nghệ thuật khi cần thiết. Cần có tâm lý và thái độ đúng mực khi giao tiếp khách hàng lần đầu.
Để đáp ứng được các yêu cầu đó, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công cần tập trung vào những công việc sau:
Về tuyển dụng cán bộ: Đặc điểm của công tác phân tích là yêu cầu người thực hiện phải có kiến thức tổng hợp về kế toán, tài chính và các kiến thức xã hội khác. Do vậy, chi nhánh cần có những chính sách hợp lý để ưu tiên thu hút những sinh viên giỏi của các trường thuộc các chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, thương mại, pháp lý cũng như những người có trình độ, năng lực, kinh nghiệm về tín dụng và phân tích tài chính về làm việc. Ngoài ra, có thể lựa chọn những cán bộ đã có kinh nghiệm, năng lực ở các bộ phận khác như giao dịch viên, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán... để đào tạo bổ sung lực lượng cho đội ngũ cán bộ tín dụng.
Về sử dụng cán bộ: Chi nhánh cần căn cứ vào tính chất phức tạp của từng đối tượng khách hàng và năng lực, đạo đức của từng cán bộ để phân công công việc cho phù hợp; đặt kế hoạch bồi dưỡng hay chuyển sang làm công việc khác đối với những cán bộ không đáp ứng các yêu cầu công việc. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần nghiên cứu ban hành những quy định, chế tài xử lý nghiêm khắc những cán bộ vì lợi ích cá nhân, vì thiếu tinh thần trách nhiệm gây thất thoát vốn ngân hàng.
Về cơ chế đãi ngộ: Chi nhánh cần nghiên cứu và triển khai cơ chế động lực một cách hợp lý để thực sự có tác dụng tích cực kích thích cán bộ tín dụng hoàn thành tốt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
các nhiệm vụ được giao. Ngân hàng nên dùng lợi ích cá nhân để nâng cao trách nhiệm cán bộ tín dụng, gắn lợi ích của họ với công việc. Nếu làm tốt được thưởng, nếu cố ý làm sai, tuỳ theo mức độ xử phạt bằng kinh tế hay có mức độ cao hơn.
Về bồi dưỡng, đào tạo cán bộ: Hoạt động tín dụng đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải cập nhật các kiến thức mới cả về chuyên môn nghiệp vụ cũng như các kiến thức tổng hợp khác về pháp lý, kinh tế-xã hội. Do vậy, việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ là rất quan trọng. Ngoài các lớp tập huấn nghiệp vụ tín dụng được tổ chức cho các cán bộ mới như hiện nay, chi nhánh cần thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo về kinh nghiệm cho vay, thẩm định tài chính doanh nghiệp cho tất cả các cán bộ tín dụng. Cán bộ giảng dạy có thể là chính các cán bộ tín dụng, thẩm định có trình độ, kinh nghiệm của ngân hàng hoặc thuê các chuyên gia từ Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước, giảng viên các trường đại học có uy tín như: Đại học Kinh tế Quốc dân, đại học Ngoại thương, Học viên ngân hàng, Học viện tài chính, ...
Do yêu cầu về kiến thức kinh tế xã hội tổng hợp sâu rộng khi phân tình hình tài chính doanh nghiệp và thẩm định cấp tín dụng nên không phải bất cứ cán bộ nào, nhất là sinh viên mới ra trường hay các cán bộ mới thuyên chuyển cũng có thể nắm bắt một cách đầy đủ. Vì vậy, cách đào tạo bồi dưỡng cán bộ tốt nhất là đào tạo bằng chính công việc. Khi phân tích, thẩm định đặc biệt là đối với các công ty có quy mô lớn, có độ phức tạp và đa dạng cao nên có hai cán bộ cùng thực hiện, một cán bộ có kinh nghiệm chịu trách nhiệm chính, một cán bộ mới cùng tham gia. Qua thực tế kết hợp với nền tảng kiến thức của mình, các cán bộ mới sẽ có thể nắm bắt nhanh hơn kỹ năng phân tích, thẩm định tài chính doanh nghiệp, hạn chế xảy ra rủi ro tín dụng.