6. Bố cục của luận văn
3.3.3. Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
Dựa trên quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam quy định cụ thể trong hệ thống ngân hàng công thương về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quyết định số 234/QĐ-HĐQT- NHCT37 ngày 09/06/2005 v/v Ban hành quy định về việc PLN, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHCT và quyết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
định số 296/QĐ-HĐQT-NHCT37 ngày 01/08/2007 v/v sửa đổi bổ sung một số điều của quy định về việc PLN, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHCT; Tính tỷ lệ khấu trừ giá trị TSBĐ khi trích lập DPRR theo công văn số 320/CV-HĐQT-NHCT37 ngày 03/12/2008 và theo thông tư của Ngân hàng Nhà nước số 15/2010/TT-NHNN Ngày 16/6/2010 ....v.v Thông báo tỉ lệ khấu trừ giá trị TSBĐ khi trích lập DPRR.
Việc phân loại nợ được chia thành 5 nhóm với tỷ lệ trích lập dự phòng như sau:
Các nhóm nợ Tỷ lệ trích lập dự phòng
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn 0%
Nhóm 2: Nợ cần chú ý 2%
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn 25%
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ 50%
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn 100%
(Nguồn: Thông tư của Ngân hàng Nhà nước số 15/2010/TT-NHNN ngày 16/6/2010)
Công thức tính dự phòng cụ thể:
Số tiền phải trích dự phòng = (Giá trị các khoản nợ - giá trị các TSBĐ x Tỷ lệ khấu trừ) x Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
Tỷ lệ khấu trừ giá trị các tài sản đảm bảo được quy định như sau:
Loại tài sản đảm bảo Tỷ lệ
Số dư trên tài khoản tiền gửi VNĐ tại chi nhánh 100% Số dư trên tài khoản tiền gửi USD tại chi nhánh 95% Trái phiếu chính phủ:
- Thời hạn còn dưới 1 năm
- Thời hạn còn lại từ 1 đến 5 năm - Thời hạn còn lại trên 5 năm
95% 85% 80% Thương phiếu, giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng 75% Chứng khoán của các tổ chức tín dụng khác 70%
Chứng khoán của doanh nghiệp 65%
Bất động sản 50%
Các loại tài sản đảm bảo khác 30%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ngoài ra ngân hàng còn phải trích lập dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
Công tác phân loại nợ do cán bộ tín dụng trực tiếp phân loại có sự kiểm soát của lãnh đạo phòng và Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề.
Công tác kiểm tra, kiểm soát
Việc thực hiện các quy định về kiểm tra, kiểm soát tín dụng tại Chi nhánh Sông Công ngày càng được tăng cường. Song song với công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất tình hình hoạt động tín dụng, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ được đẩy mạnh, công tác phối hợp giữa các phòng trong việc kiểm tra được thực hiện tốt hơn.
Công tác kiểm tra được thực hiện ở tất cả các mặt của hoạt động tín dụng, ở các bước trước, trong và sau khi cho vay. Kiểm tra việc thực hiện công tác tín dụng theo đúng pháp luật và các quy định của Nhà nước, quy chế, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Kiểm tra trước khi cho vay: Được thực hiện trong quá trình tiếp nhận, thẩm định phương án, cụ thể:
Kiểm tra về đối tượng vay vốn.
Kiểm tra việc chấp hành quy chế, quy trình nghiệp vụ, chấp hành các quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong quá trình thẩm định. Chấp hành quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về phân cấp thẩm định và quyết định cho vay.
Kiểm tra việc phân tích, đánh giá hiệu quả của phương án sau khi đưa vào thực hiện trên cơ sở đó đối chiếu với kết quả thẩm định phương án ban đầu nhằm rà soát đánh giá những mặt được, chấn chỉnh khắc phục những tồn tại nhằm nâng cao chất lượng thẩm định phương án vay vốn.
Kiểm tra trong khi cho vay: Kiểm tra việc thực hiện ký kết hợp đồng, hợp đồng phải đảm bảo tính pháp lý, đúng quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Kiểm tra việc chấp hành các quy định của NHNN, quy chế, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong quá trình thực hiện quản lý các khoản vay về hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp, hồ sơ pháp lý của khoản vay, hồ sơ giải ngân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo đảm tiền vay, chứng thực hợp đồng bảo đảm của công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Kiểm tra sau khi cho vay: Kiểm tra việc thực hiện thu nợ và các vấn đề phát sinh trong quá trình thu nợ cho đến khi thanh lý hợp đồng, cụ thể:
Kiểm tra việc lưu trữ hồ sơ tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.
Kiểm tra việc thực hiện thu nợ tiền vay theo đúng kế hoạch được giao. Thực hiện các chế độ quy định của Nhà nước và ngành về xử lý gia hạn nợ, miễn giảm lãi tiền vay, khoanh nợ, xoá nợ.
Kiểm tra tình hình công nợ, hàng tồn kho, tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. Định kỳ hoặc đột xuất Ngân hàng thực hiện kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, kiểm tra tình trạng của tài sản đảm bảo,… Ngoài ra phải thường xuyên yêu cầu đơn vị gửi báo cáo tài chính để cán bộ kiểm tra tình hình tài chính của chủ đầu tư.
Tóm lại, công tác kiểm tra phải được thực hiện toàn diện trên các mặt của hoạt động tín dụng, phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Nó có thể do cán bộ tín dụng thực hiện kiểm tra, do phòng Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề, phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ hoặc các đoàn kiểm tra của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, NHNN thực hiện.