Đổi mới công tác tổ chức, quản lý tín dụng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, chi nhánh Sông Công (Trang 85 - 86)

6. Bố cục của luận văn

4.2.2. Đổi mới công tác tổ chức, quản lý tín dụng

Xuất phát từ thực tế một cán bộ tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đang kiêm nhiệm nhiều công việc nên rất có khả năng họ không quản lý sát sao tình hình sử dụng vốn vay, tình hình trả nợ của khách hàng dẫn đến nợ bị quá hạn, chuyển nhóm, làm tăng nợ xấu, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Do đó, Chi nhánh cần đổi mới trong công tác sắp xếp, phân công lại chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan đến nghiệp vụ tín dụng để đạt hiệu quả cao trong công tác cho vay, hạn chế rủi ro tác nghiệp của cán bộ. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có thể tham khảo mô hình mà một số Ngân hàng TMCP đang áp dụng và cho thấy hiệu quả khá tốt. Đó là nghiệp vụ tín dụng sẽ được phân chia thành 3 bộ phận (phòng):

Phòng quan hệ khách hàng: có chức năng là đầu mối thiết lập quan hệ khách hàng, duy trì và không ngừng mở rộng mối quan hệ với khách hàng.

Phòng quản lý rủi ro: có chức năng xây dựng và thực hiện chính sách quản lý rủi ro, trực tiếp thẩm định các món vay, tham gia đề xuất cấp giới hạn tín dụng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tham gia quy trình phê duyệt tín dụng, giám sát thực hiện các quyết định, tham gia xử lý các khoản nợ có vấn đề.

Phòng quản lý nợ: thực hiện trực tiếp các tác nghiệp liên quan đến giải ngân, thu hồi nợ, lưu giữ hồ sơ vay.

Ba phòng này cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình cấp tín dụng, phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro và có biện pháp xử lý phù hợp.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, chi nhánh Sông Công (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)