Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, chi nhánh Sông Công (Trang 34 - 36)

6. Bố cục của luận văn

1.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý RRTD là sự kết hợp của hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức độ RRTD kết hợp với các định mức NHTM đặt ra, và các chỉ tiêu nội tại về chi phí cơ hội trong quản lý RRTD.

Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn: là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được cho ngân hàng cho dù do nguyên nhân nào đi nữa. Khi đó, ngân hàng sẽ xem xét và chuyển khoản cho vay này từ tài khoản dư nợ sang tài khoản nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của tất cả các nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt. Nó cho thấy chất lượng thẩm định tín dụng, chất lượng sản phẩm và các chính sách hỗ trợ khách hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ: Đây là chỉ tiêu nói lên chất lượng tín dụng của một ngân hàng.

Công thức tính: Tỷ lệ nợ quá hạn: = (Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ) x 100%. Tỷ lệ này phản ánh mức độ rủi ro của ngân hàng trên thực tế đối với các khoản cho vay, tỷ lệ này càng thấp càng chứng tỏ chất lượng các khoản vay và khả năng thu lời của các NHTM càng cao, và cho thấy hiệu quả quản lý RRTD tại NHTM đó càng cao. Tại Việt Nam, các khoản nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam được phân loại theo thời gian và được phân chia theo thời hạn thành 04 nhóm:

Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày - Nợ cần chú ý. Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày - Nợ dưới tiêu chuẩn. Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày - Nợ nghi ngờ. Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên - Nợ có khả năng mất vốn.

Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu:

Nợ xấu (hay nợ có vấn đề, nợ không lành mạnh, nợ khó đòi, nợ không thể đòi,…) là những khoản nợ mang các đặc trưng:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này đã hết hạn.

Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi.

Tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trãi nợ gốc và lãi.

Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 90 ngày.

Theo thông tư số 15/2010/TT-NHNN ngày 16 tháng 06 năm 2010 Quy định vềnợ xấu của tổ chức tín dụng bao gồm các nhóm nợ như sau:

Nhóm nợ dƣới tiêu chuẩn bao gồm:

Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày;

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;

Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

Nợ nghi ngờ bao gồm:

Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày;

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

Nợ có khả năng mất vốn bao gồm:

Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên;

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

Tỷ lệ nợ xấu:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tỷ lệ nợ xấu cho biết, trong 100 đồng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu, chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng của một NHTM và mức độ của nó phản ánh hiệu quả công tác quản lý RRTD của NHTM đó.

Hệ thống quản lý RRTD được thiết lập và vận hành nhằm kiểm soát RRTD của NHTM, nó không trực tiếp đem lại doanh thu kinh doanh, do đó hiệu quả của hệ thống quản lý RRTD được thể hiện thông qua hiệu quả kinh doanh chung của hoạt động tín dụng, trong đó nổi bật là sự cân đối giữa chi phí vận hành hệ thống quản lý RRTD so với chi phí cơ hội mà NHTM phải đánh đổi. Hệ thống quản lý RRTD được cho là hoạt động có hiệu quả khi nó hạn chế tối đa việc phát sinh và gây thiệt hại của RRTD trong giới hạn chi phí nhất định.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, chi nhánh Sông Công (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)