Tình hình rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Sông Công

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, chi nhánh Sông Công (Trang 67 - 71)

6. Bố cục của luận văn

3.3.4. Tình hình rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Sông Công

Nợ xấu, nợ quá hạn

Bảng 3.8: Phân loại dƣ nợ theo nhóm nợ tại Vietinbank Sông Công

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 319.012 385.023 466.012 653.015

Phân loại theo nhóm nợ

Nhóm 1 310.655 97,38 379.098 98,46 462.543 99,26 650.272 99,58 Nhóm 2 8.179 2,6 5.925 1,54 3.469 0,74 2.077 0,32 Nhóm 5 0 0 3.524 0,92 6.273 1,35 8.684 1,33

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.9: Phân loại số dư cam kết bảo lãnh theo nhóm nợ tại Vietinbank Sông Công

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dƣ bảo lãnh 25.674 53.808 76.293 95.457 Phân loại theo nhóm nợ

Nhóm 1 23.975 93,4 47.311 87,9 71.367 93,5 89.035 93,3

Nhóm 2 0 0 0 0

Nhóm 3 0 0 0 0

Nhóm 4 0 0 0 0

Nhóm 5 0 0 0 0

(Nguồn: Vietinbank Sông Công)

Có thể thấy, trong những năm qua, Vietinbank Sông Công đã làm tốt công tác quản lý, kiểm soát nợ xấu. Nợ xấu phát sinh trong năm 2010 là 3.524 triệu tương ứng với tỷ lệ 0,92% tổng dư nợ, nợ xấu của năm 2012 là 8.684 triệu đồng, chiếm 1,33% tổng dư nợ. So với toàn hệ thống, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh thấp hơn rất nhiều (tỷ trọng nợ xấu của cả hệ thống Vietinbank trong giai đoạn 2009-2012 lần lượt là: 2.02%; 2.1%; 2.61%).

Bên cạnh đó, nợ nhóm 2 của Chi nhánh cũng chiếm tỷ lệ thấp và có xu hướng giảm qua các năm. Đến năm 2012, tỷ lệ nợ nhóm 2 trên tổng dư nợ chỉ còn 0.32%. Chi nhánh không có nợ nhóm 3, nhóm 4. Đây là kết quả rất đáng khích lệ của Chi nhánh, đóng góp tích cực vào mục tiêu lành mạnh hóa dư nợ của hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

Cùng với tốc độ tăng trưởng dư nợ vay, dư cam kết bảo lãnh cũng tăng nhanh chóng qua các năm. Dư bảo lãnh 31/12/2009 là 25.674 triệu đồng, 31/12/2012 là 95.457 triệu đồng, tăng 271,8% so với 31/12/2009. Mặc dù tốc độ tăng trưởng cam kết bảo lãnh khá nhanh, nhưng xét về chất lượng tín dụng, tỷ lệ cam kết bảo lãnh bị phân loại cam kết bảo lãnh không đủ tiêu chuẩn không tăng. Phân loại theo nhóm nợ, cam kết bảo lãnh phân loại vào nhóm 2 đến nhóm 5 chiếm xấp xỉ 6% tổng cam kết bảo lãnh. Tỷ lệ này không tăng so với thời điểm 31/12/2011. Qua đó cho thấy việc quản trị rủi ro trong cam kết bảo lãnh khá tốt. Việc tăng trưởng dư cam kết bảo lãnh đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro tín dụng ở mức tối đa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tình hình trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro

Rủi ro tín dụng là tất yếu trong hoạt động cho vay của các TCTD. Để có thể chủ động chống đỡ khi RRTD phát sinh và theo quy định của NHNN, các TCTD thực hiện trích lập dự phòng RRTD định kỳ. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cũng tuân theo quy định chung đó và có quy định cụ thể về việc trích lập dự phòng rủi ro trong hệ thống của mình.

Bảng 3.10: Tình hình trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro của Vietinbank Sông Công (2009-2012)

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số dư đầu kỳ 2.135 2.393 2.888 3.495

Số phân bổ chi phí trích lập trong kỳ 258 2.836 4.719 8.360 Số đã sử dụng trong kỳ - 2.341 4.112 6.957 Số dư đến cuối kỳ (số phải trích lập) 2.393 2.888 3.495 4.898

(Nguồn: Vietinbank Sông Công)

Biểu đồ 3.2: Dự phòng rủi ro phải trích tại Vietinbank Sông Công (2009-2012)

Qua bảng trên cho thấy, số phải trích lập dự phòng rủi ro liên tục tăng trong các năm gần đây. Cụ thể, năm 2009 số phải trích dự phòng rủi ro là 2.393 triệu đồng, đến năm 2012, con số này là 4.898 triệu đồng, tăng 2.505 triệu đồng, tương đương tăng 105%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nguyên nhân của việc tăng số phải trích lập dự phòng rủi ro do dư nợ chi nhánh, nhóm nợ xấu tăng. Cụ thể, dư nợ tín dụng từ năm 2009 đến năm 2012 tăng từ 319.012 triệu đồng lên thành 653.015 triệu đồng, tương đương mức tăng 105%; số dư cam kết bảo lãnh từ năm 2009 đến năm 2012 tăng từ 25.674 triệu đồng lên thành 95.457 triệu đồng, tăng 272%; kéo theo trích lập dự phòng rủi ro chung của Chi nhánh Sông Công tăng. Bên cạnh đó nợ nhóm 5 tăng kéo theo số phải trích lập dự phòng cụ thể cho các nhóm nợ tăng và đẩy số phải trích dự phòng rủi ro tăng dần theo các năm. Tuy nhiên, xét về số tương đối, tỷ lệ DPRR tín dụng phải trích trên tổng dư nợ và số dư cam kết bảo lãnh thì tỷ lệ này ổn định, duy trì ở mức thấp trong năm 2011 và năm 2012, cho thấy việc quản trị rủi ro tín dụng của Chi nhánh khá tốt.

Bảng 3.11: Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng so với tổng dƣ nợ và số dƣ bảo lãnh tại Chi nhánh Sông Công giai đoạn 2009-2012

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

DPRR tín dụng phải trích (A) 2.393 2.888 3.495 4.898 Tổng dư nợ (B) 319.012 385.023 466.012 653.015 Tổng số dư cam kết bảo lãnh (C) 25.674 53.808 76.293 95.457 Tỷ lệ (A/(B+C) (%) 2.393 2.888 3.495 4.898

(Nguồn: Vietinbank Sông Công)

Theo biểu trên, tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD so với tổng dư nợ và số dư cam kết bảo lãnh của Chi nhánh tăng đột biến năm 2012 lên đến 4,898 triệu đồng. Nguyên nhân do trong những năm qua, Chi nhánh phát sinh dư nợ nhóm 5 của các đơn vị: Công ty CP Tân Việt Thắng, Công ty CP Tân Đông Bắc, Công ty CP Thép Tân Quang, Doanh nghiệp tư nhân Phác Hương, Công ty CP Xây dựng Sông Cầu, Công ty CP Kết cấu Miền Bắc, Công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Nguyên Minh, Công ty CP Minh Hạnh, Công ty TNHH Quang Thành Đạt dẫn đến khoản trích lập dự phòng rủi ro tăng đột biến. Sau một thời gian có biện pháp cùng tháo gỡ khó khăn tài chính với đơn vị, chi nhánh đã đưa Công ty CP Tân Đông Bắc về nhóm 1, một số đơn vị khác tiến hành khởi kiện, thanh lý tài sản để thu hồi nợ gốc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong các khách hàng có dư nợ dưới tiêu chuẩn tại chi nhánh (nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5), các đơn vị điển hình hoạt động trong lĩnh vực xây lắp là Công ty CP Tân Việt Thắng, Công ty CP Tân Đông Bắc, Công ty CP xây dựng Sông Cầu, Công ty CP Kết cấu Miền Bắc, Công ty TNHH Thương mại & Xây dựng Nguyên Minh, Công ty CP Minh Hạnh, Công ty TNHH Quang Thành Đạt. Đây là những công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, từ năm 2009 trở về trước, nên kinh tế đang trong giai đoạn phát triển nhà nước mở rộng nhiều dự án đầu tư các đơn vị này thực hiện nhiều công trình thuợc dự án ngân sách, từ năm 2010 nhà nước thực hiện thắt chặt đầu tư công nên nguồn vốn cho các công trình bị thu hẹp hoặc dừng dự án do không có ngân sách, các đơn vị không thu hồi được công nợ dẫn đến bị chuyển nợ quá hạn và xếp vào nhóm nợ xấu. Cùng khó khăn với ngành xây dựng là ngành thép các đơn vị có nợ xấu còn lại là các doanh nghiệp sản xuất thép: Công ty CP Thép Tân Quang, Doanh nghiệp tư nhân Phác Hương do suy thoái kinh tế nên nhu cầu về thép trong nước sụt giảm các đơn vị có số lượng tồn kho lớn không kịp tiêu thụ, giá thép giảm quá nhanh dẫn đến thua lỗ.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, chi nhánh Sông Công (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)