Nội dung cơ bản của quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, chi nhánh Sông Công (Trang 29 - 34)

6. Bố cục của luận văn

1.3.3. Nội dung cơ bản của quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng

Quy trình quản lý rủi ro tín dụng

Xuất phát từ khái niệm quản lý RRTD là quá trình nhận biết, phân tích, đánh giá, đo lường, qua đó đưa ra quyết định chấp nhận hoặc hạn chế những nguy cơ tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng của các NHTM, quy trình của quản lý RRTD được chia ra làm các bước như sau:

Nhận biết RRTD Đo lường, đánh giá RRTD

Kiểm soát RRTD

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bước 1: Nhận biết rủi ro tín dụng. Tại giai đoạn này, NHTM tiến hành xác định các RRTD mà mình có thể gặp phải trong quá trình cấp tín dụng. Trong đó, các NHTM đi phân tích thị trường hoạt động chung nền kinh tế, của từng ngành nghề và đặc điểm của các chủ thể vay vốn, qua đó đưa ra các giả thuyết có thể phát sinh rủi ro. Công việc trên được tiến hành thường xuyên liên tục, thông qua các hoạt động chuyên biệt của bộ phận nghiên cứu phát triển sản phẩm, bộ phận quản lý rủi ro.

Bước 2: Đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng. Tại một thời kỳ nhất định, dựa trên những phân tích nhận biết đã tiến hành đối với RRTD, NHTM tiến hành đánh giá mức độ, số lượng các RRTD có thể phát sinh. Việc đánh giá trên được tiến hành trong phạm vi linh hoạt theo từng khách hàng (qua công tác chấm điểm khách hàng), theo lĩnh vực kinh doanh, và trên qui mô toàn bộ nền kinh tế. Trên thế giới hiện tại sử dụng nhiều mô hình phân loại và lượng hóa các loại RRTD, trong đó tiêu biểu là mô hình xếp hạng tín dụng Moody’s, mô hình 6C….

Bước 3: Kiểm soát rủi ro tín dụng. Từ các kết quả của công tác nhận biết và định lượng RRTD về mức độ cũng như số lượng, NHTM đưa ra hàn động cụ thể của mình ở tầm chiến lược và cụ thể cho từng thời kỳ. Trong đó, NHTM thực hiện hai vấn đề quan trọng bao gồm ngăn ngừa hạn chế RRTD và chấp nhận RRTD ở mức độ cân bằng với chi phí cơ hội bỏ ra.

Các bước trong quy trình quản lý RRTD của NHTM nằm trong một chuỗi công việc có tính chất kế thừa và có quan hệ bổ trợ, tăng cường hiệu quả cho nhau. Thực tế hoạt động kiểm soát RRTD là kinh nghiệm quý báu cho hoạt động nghiên cứu nhận biết và định lượng RRTD hiệu quả hơn, và ngược lại.

Công cụ quản lý RRTD

Để thực hiện quản lý RRTD, NHTM sử dụng một loạt các công cụ chuyên biệt có tính hệ thống, trực tiếp và cả gián tiếp. Trong đó chia làm hai nhóm là nhóm công cụ về cơ chế quản lý RRTD và nhóm công cụ vận hành hệ thống quản lý RRTD.

Nhóm công cụ cơ chế chính sách quản lý RRTD: Là các quan điểm được cụ thể hóa thành chiến lược, đính hướng, chính sách… làm khuôn khổ cho hoạt động tín dụng nói chung và quản lý RRTD nói riêng của NHTM, bao gồm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một là: Xây dựng chiến lƣợc quản trị rủi ro. Đây là điều kiện tiên quyết trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường bién động phức tạp, đòi hỏi mỗi ngân hàng cần phải có chiến lược rõ ràng trong việc quản trị rủi ro tín dụng, bởi vì đó là “kim chỉ nang” cho hoạt động tín dụng. Một chiến lược rõ ràng, chính xác trong dự báo đảm bảo cho bản thân các ngân hàng có thể linh hoạt trong phòng ngừa và xử lý những rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Nó góp phần định hướng cho các hoạt động tín dụng trong tương lai nhằm đảm bảo mục tiêu an toàn và lợi nhuận cao. Nhất là trong điệu kiện hội nhập của nền kinh tế với khu vực và thế giới. Chiến lược này có thời hạn trong thời gian dài, nó quyết định đến sự tồn tại của cả ngân hàng, bởi vì hoạt động tín dụng chiếm tỷ lệ lớn trong hoạt động ngân hàng.

Hai là: Xây dựng chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng của ngân hàng phải thực hiện ba mục tiêu cơ bản, lợi nhuận, an toàn và lành mạnh. Một chính sách tín dụng hợp lý phải được xây dựng dưa trên những căn cứ sau:

Nguồn vốn của ngân hàng, bao gồm cả vốn huy động, và vốn chủ sở hữu. Dựa vào quy mô nguồn vốn, ngân hàng có thể lựa chọn kỳ hạn đầu tư, loại hình cho vay phù hợp.

Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, điều này ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của thị trường. Do đó ngân hàng cần phải có sự phù hợp thống nhất đối với các điểu chỉnh vĩ mô của Chính phủ.

Thị trường mục tiêu của ngân hàng, nguồn lực vật chất và trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên là nhân tố tác động đến khả năng hoạt động của ngân hàng trên những khu vực thị trường nhất định. Chính những nhân tố này sẽ phát huy lợi thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường

Căn cứ vào những phân tích, dự báo rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Đây là những phân tích mang tính chất kỹ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và ngoài nước, điển hình là những phân tích dự báo về tình hình tài chính tiền tệ như lãi suất, lạm phát, ngoại tệ…

Để quản lý rủi ro tín dụng, người ta đưa ra một số nhóm vận hành hệ thống quản lý rủi ro tín dụng:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một là thiết lập hệ thống các bộ phận chuyên biệt trong quản lý RRTD, với nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cần thiết trong công tác nghiên cứu nhận biết, đánh giá định lượng và kiểm soát RRTD. Các bộ phận trên có thể là các phòng ban chuyên biệt có chức năng quản lý RRTD như phòng quản lý RRTD, phòng chính sách và phát triển sản phẩm, phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ… hoặc là một phần hoạt động có chức năng quản lý RRTD như bộ phận tái thẩm định tín dụng… Việc thiết lập các phòng ban với quy mô, cấp độ là phụ thuộc vào từng NHTM trong từng giai đoạn phát triển. Điều này phụ thuộc vào quan điểm của NHTM đó, và những tính toán về cân đối chi phí trong việc phát triển hệ thống quản lý RRTD và chi phí cơ hội phải bỏ ra để vận hành nó.

Hai là tiến hành các nghiệp vụ cụ thể trong hoạt động quản lý RRTD theo các định mức cần thiết đặt ra. Công việc này gồm nhóm các yêu cầu định mức về chất lượng hoạt động tín dụng và quản lý RRRTD của NHTM, được thực hiện theo từng giai đoạn của qui tình tín dụng và quản lý RRTD, bao gồm các công việc như sau:

Thứ nhất thực hiện tốt công tác phân tích tín dụng và xác định mức độ rủi ro tín dụng. Thực hiên phân tích tín dụng một cách đầy đủ và toàn diện nhằm đánh giá khách hàng và tính hiệu quả của dự án trước khi cho khách hàng vay. Việc phân tích, thẩm định tín dụng được thực hiện trong và sau khi cho vay. Đó là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi khoản vay nhằm đảm bảo tính chính xác, tính kinh tế của đồng vốn tín dụng đến được đúng đối tượng sử dụng vốn hiệu quả. Quá trình này chỉ chấm dứt khi khoản vay được hoàn trả đúng thời hạn và đầy đủ. Công tác này có vai trò quyết định trong việc khoản vay có sinh lời hay không, qua đó đảm bảo chu kỳ đồng vốn của ngân hàng từ huy động đến cho vay đến thu nợ, hoặc có đảm bảo được mục đích kinh doanh của ngân hàng hay không.

Thứ hai: Thực hiện đầy đủ khâu đảm bảo tín dụng. Các yêu cầu tài sản bảo đảm (TSBĐ) của ngân hàng với mục đích nhằm hạn chế rủi ro trong trường hợp khách hàng không thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng vay vốn về việc thanh toán gốc và lãi khi đến hạn. Tuy nhiên việc thực hiện hình thức bảo đảm tiền vay nào là phụ thuộc vào tình hình của khách hàng, và của bản thân ngân hàng cho vay.

Thứ ba: Thực hiện tốt quy trình giám sát tín dụng. Cán bộ tín dụng phải theo sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích không và để kiểm tra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

việc bảo quản vật tư hàng hóa hình thành từ vốn vay, tình hình TSBĐ, tiến độ thực hiện dự án… có thực hiện đúng theo hợp đồng hay không.

Hơn nữa, mục đích của việc giám sát tín dụng là để phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn, giúp cho ngân hàng phát hiện và xử lý kịp thời những khoản nợ có vấn đề, qua đó có thể hạn chế được những rủi ro không cần thiết.

Thứ tư: Xử lý hiệu quả nợ quá hạn. Để có thể xử lý được nợ quá hạn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng, bản thân các ngân hàng cần phải ý thức được rằng những khoản nợ quá hạn là những khoản nợ vay có vấn đề, cho nên phải có quyết định kịp thời, hoặc là tiếp tục gia hạn nợ nếu đánh giá người vay vẫn còn khả năng trả nợ Nhưng như thế này khả năng rủi ro tín dụng vẫn cồn rất cao, hoặc là thanh lý, thu hồi khoản nợ trước hạn. Đây là những quyết định rất quan trọng, nó cho thấy ngân hàng có thể bị rủi ro hay không.

Thứ năm: Phân tán rủi ro tín dụng. Đây là động tác mà mỗi ngân hàng bắt buộc phải duy trì trong suốt cả quá trình quản lý tín dụng. Yêu cầu các ngân hàng phải tôn trọng các giới hạn trong cho vay (dưới 15% vốn tự có), dựa trên những đánh giá về TSBĐ (nhỏ hơn hoặc bằng 70% giá trị TSBĐ), thực hiện đồng bộ với chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu trong hoạt động kinh doanh và yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm cho các tài sản hình thành từ vốn vay và TSBĐ. Không nên tập trung cho vay quá nhiều vào một loại đối tượng, một ngành, một địa bàn, cần phải đa dạng hoá danh mục cho vay nhằm mục đích đa dạng hoá rủi ro, tăng cường khả năng xử lý linh hoạt các tình huống có thể xảy ra. Đồng thời cũng cần phải sử dụng nghiệp vụ cho vay hợp vốn nhằm mục đích san sẻ rủi ro cho các đơn vị khác.

Thứ sáu: Sử dụng các công cụ ngoại bảng. Đây là biện pháp hạn chế rủi ro rất hữu hiệu của ngân hàng, nó không những có thể hạn chế được rủi ro mà còn có thể mang lại được lợi nhuận cho ngân hàng. Đòi hỏi sử dụng công cụ thị trường phái sinh phải có hệ thống, bao gồm các công cụ quyền chọn, kỳ hạn, tương lai, hoán đổi.

Trên cơ sở các hoạt động tín dụng và hoạt động kinh doanh, mỗi ngân hàng cần phải đưa ra các chính sách sử dụng các công cụ phái sinh dựa trên những phân tích đánh giá về tình hình biến động của thị trường tiền tệ. Đây là biện pháp quản lý cấp cao trong hoạt động ngân hàng. Hiện nay xu hướng giải quyết RRTD trong hoạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

động ngân hàng bằng các công cụ phái sinh đang ngày càng phổ biến, và rất hiệu quả. Nhưng nó cũng có tính hai mặt, nếu dự đoán phân tích sai về thị trường sẽ dẫn tới rủi ro cao hơn vừa cả RRTD mà còn rủi ro trong khả năng thanh toán các khoản lỗ do kinh doanh các công cụ này gây ra. Trên thực tế, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 cũng bắt nguồn từ sự đổ vỡ khả năng thanh toán các công cụ tài chính phái sinh từ thị trường cho vay bất động sản.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, chi nhánh Sông Công (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)