6. Bố cục của luận văn
3.4.1. Những mặt tích cực trong công tác quản trị rủi ro tín dụng
Để hạn chế RRTD, Chi nhánh Sông Công đã áp dụng đồng thời nhiều biện pháp nhằm hạn chế phát sinh mới các khoản nợ quá hạn, nợ xấu, đồng thời xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu hiện có. Sau một thời gian triển khai, công tác quản trị RRTD tại Chi nhánh Sông Công đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Thứ nhất, hoạt động tín dụng luôn tuân theo các quy định của NHNN, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về tỷ lệ an toàn tín dụng, về báo cáo tín dụng, tuân thủ đầy đủ hệ thống các quy định, quy chế, quy trình cho vay.
Thứ hai, Chi nhánh Sông Công đã tạo lập và duy trì tốt mối quan hệ tín dụng thường xuyên, lâu dài và có sự tín nhiệm nhất định với một số Tập đoàn, công ty lớn như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Công Ty Điện lực Thái Nguyên, Hợp tác xã Chiến Công, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên DIESEL Sông Công, Công ty CP Phụ tùng máy số 1, Công ty CP Meinfa,…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thứ ba, công tác thẩm định, tổ chức quản lý hoạt động tín dụng ngày càng hoàn thiện. Đối với mọi khoản cấp tín dụng, ngân hàng đã lập hồ sơ, xét duyệt theo đúng thủ tục, quy trình đã được ban hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định, phát hiện sớm những rủi ro, đưa ra các biện pháp quản lý rủi ro, loại trừ những dự án, những phương án kém hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng tiến hành kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.
Thứ tư, Chi nhánh Sông Công đã chú ý thu hồi nợ quá hạn. Các khoản nợ quá hạn phát sinh từ những năm trước, Chi nhánh đã tích cực áp dụng nhiều biện pháp như bám sát từng khoản thu của doanh nghiệp để thu nợ, thanh toán công nợ để thu hồi vốn, thực hiện giãn nợ, miễn giảm lãi hoặc giảm lãi suất nợ quá hạn đối với doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, có điều kiện trả nợ cho Công ty. Những trường hợp khách hàng không hợp tác, có dấu hiệu tẩu tán tài sản Chi nhánh tiến hành khởi kiện đề nghị các cơ quan pháp luật xử lý theo đúng quy định để hạn chế việc thất thoát tài sản, giảm thiểu rủi ro.
Thứ năm, công tác kiểm tra kiểm soát được tăng cường. Chi nhánh thường xuyên tổ chức rà soát, kiểm tra hồ sơ, phương án vay, định kỳ kiểm tra nội bộ toàn bộ hồ sơ tín dụng hàng năm. Do vậy đã hạn chế được tối đa các rủi ro tín dụng có thể xảy ra.
Thứ sáu, công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ được chú trọng: 100% cán bộ mới được tham gia các lớp học tập huấn nghiệp vụ và các cán bộ được tham gia các lớp nâng cao nghiệp vụ chuyên môn do Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tổ chức. Ngân hàng công thương định kỳ hàng năm tổ chức hội thi nghiệp vụ ngân hàng để rà soát trình độ cán bộ, có chế độ đãi ngộ cán bộ giỏi cũng như đào tạo lại cán bộ không đạt yêu cầu hoặc luân chuyển đến vị trí công việc yêu cầu thấp hơn nếu không qua kỳ sát hạch.