Thiết lập các quy trình nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, chi nhánh Sông Công (Trang 60 - 64)

6. Bố cục của luận văn

3.3.2. Thiết lập các quy trình nghiệp vụ

Hoạt động tín dụng được quản lý thông qua quy trình cho vay, quy trình cấp bảo lãnh, quy trình xử lý rủi ro,... Các quy trình này được áp dụng thống nhất trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

toàn hệ thống của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và áp dụng chung cho mọi khách hàng.

Quy trình cho vay

Bước 1: Phân tích, đánh giá trước khi cho vay

Đây là bước quan trọng nhất, là bước đưa ra các phân tích, đánh giá ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định có cho vay hay không, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Quá trình tiến hành phân tích trước khi cho vay trải qua các giai đoạn sau:

Thứ nhất là tiếp nhận hồ sơ vay vốn. Trong giai đoạn ban đầu này cán bộ tín dụng sẽ tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng, cấu trúc hoạt động và mục đích vay vốn của khách hàng. Sau quá trình thảo luận ban đầu, các cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn.

Thứ hai là phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn. Trong giai đoạn này, cán bộ tín dụng tiến hành tìm hiểu, phân tích khách hàng; thẩm định đánh giá khả năng tài chính, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng đồng thời thực hiện phân tích tình hình quan hệ của khách hàng với ngân hàng. Cán bộ tín dụng xem xét, kiểm tra, phân tích mức độ tin cậy của báo cáo tài chính và tiến hành phân tích tình hình tài chính của khách hàng theo hướng dẫn cụ thể của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Mối quan hệ tín dụng giữa khách hàng với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác sẽ xem xét rất cẩn thận để đảm bảo tính an toàn của khoản cho vay.

Thứ ba là phân tích, thẩm định dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh. Mục tiêu của công việc này là đánh giá và đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả về mặt tài chính của phương án, khả năng trả nợ, rủi ro có thể xảy ra...

Thứ tư là chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng

Cán bộ tín dụng chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng Công thương. Mức xếp hạng của Ngân hàng công thương gồm các mức: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C. Mức xếp hạng tín dụng khách hàng trên giảm dần từ khách hàng có mức xếp hạng cao nhất đến mức xếp hạng thấp nhất dành cho nhưng khách hàng mất khả năng trả nợ. Trên cơ sở xếp hạng tín dụng khách hàng Ngân hàng Công thương sẽ đưa ra các chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sách phù hợp với các nhóm khách hàng như chính sách về lãi suất, tài sản bảo đảm, tiếp thị khách hàng ...

Thứ năm là các biện pháp báo đảm tiền vay. Tùy thuộc vào tình hình tài chính, hạng tín dụng của khách hàng Chi nhánh áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay phù hợp. Cán bộ tín dụng sẽ xem xét một số nội dung sau: kiểm tra tình hình thực tế của tài sản bảo đảm, thẩm định tài sản, định giá tài sản bảo đảm....

Thứ sáu là lập tờ trình thẩm định cho vay. Sau khi thảo luận với cán bộ thẩm định, cán bộ tín dụng sẽ trình tờ trình kèm theo hồ sơ vay vốn cho Trưởng phòng tín dụng.

Bước 2: Xây dựng và ký kết hợp đồng tín dụng

Sau khi khoản vay được phê duyệt, người có thẩm quyền của Ngân hàng và khách hàng sẽ ký hợp đồng tín dụng và các loại hợp đồng, giấy tờ liên quan. Trong hợp đồng tín dụng có xác định rõ các nội dung sau: tên khách hàng, mục đích sử dụng vốn vay, số tiền cho vay, lãi suất, phí, thời hạn cho vay... Đây là một cam kết xác định quyền và nghĩa vụ của hai bên phù hợp quy định của pháp luật.

Bước 3: Giải ngân và kiểm soát tín dụng sau giải ngân

Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết, ngân hàng tiến hành giải ngân cho khách hàng. Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện giải ngân theo quy định và nội dung thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, cam kết bảo lãnh; kiểm tra hóa đơn chứng từ, hồ sơ liên quan phù hợp với quy định của pháp luật; đối tượng trên các hóa đơn chứng từ liên quan so với đối tượng đề nghị giải ngân và đối tượng vay vốn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng; số tiền giải ngân được ghi trên chứng từ rút tiền.

Sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay. Cán bộ tín dụng thường xuyên theo dõi diễn biến dư nợ của khách hàng, trạng thái nợ của hợp đồng tín dụng. Cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra sử dụng vốn vay theo định kỳ (hàng tháng đối với khách hàng có phát sinh giải ngân thường xuyên trong tháng) và đột xuất (khi phát hiện khách hàng có dấu hiệu rủi ro). Định kỳ 6 tháng/lần, cán bộ tín dụng kiểm tra toàn diện tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, tiến độ thực hiện phương án/dự án; kiểm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tra thực trạng đánh giá lại tài sản bảo đảm theo định kỳ và đột xuất khi cần thiết. Kết quả kiểm tra phải được lập thành biên bản.

Bước 4: Thu nợ hoặc đưa ra phán quyết tín dụng mới

Cán bộ tín dụng theo dõi việc thu nợ theo từng hợp đồng tín dụng đã ký kết cho từng dự án bao gồm các nội dung: theo dõi trả nợ gốc, lãi và các khoản phí (nếu có). Chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi đến hạn trả nợ gốc, lãi cán bộ tín dụng thông báo khách hàng thu xếp nguồn trả nợ đúng hạn. Trường hợp phát sinh vấn đề như khách hàng không trả được nợ đúng kỳ hạn thỏa thuận và có văn bản đề nghị cán bộ tín dụng xem xét, đề xuất điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ.

Quy trình xử lý rủi ro

Bước 1: Lập và tiếp nhận hồ sơ xử lý rủi ro

Khách hàng có các khoản nợ đề nghị xử lý rủi ro có trách nhiệm lập đầy đủ hồ sơ theo quy định và gửi đến Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công.

Khách hàng chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính hợp pháp, hợp lệ của các tài liệu trong hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro.

Trường hợp khách hàng bị chết, mất tích không có người thừa kế thì Chi nhánh Sông Công có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương cấp xã (phường) và các cơ quan có liên quan lập hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro theo đúng quy định.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xử lý rủi ro do khách hàng gửi đến. Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc, Chi nhánh Sông Công phải kiểm tra và yêu cầu khách hàng bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định nêu trên.

Bước 2. Thẩm định hồ sơ xử lý rủi ro

Căn cứ vào hồ sơ xử lý rủi ro do khách hàng gửi đến, kết hợp với việc kiểm tra tình hình thực tế của khách hàng và các nguồn thông tin khác có liên quan, trong thời gian tối đa 15 ngày làm việc, Chi nhánh Sông Công chịu trách nhiệm phân tích thẩm định các nội dung sau:

Tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro. Đối tượng xử lý rủi ro.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tình hình triển khai thực hiện dự án (mục đích sử dụng vốn vay, các nguồn vốn tham gia đầu tư thực hiện dự án, thời gian dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng, …);

Tình hình sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế của dự án từ khi vay vốn đến thời điểm đề nghị xử lý rủi ro.

Tình hình tài chính của khách hàng trong 02 năm và quý gần nhất, đến thời điểm đề nghị xử lý rủi ro; uy tín (tình hình vay và trả nợ vay) của khách hàng đối với Ngân hàng VietinBank và các tổ chức tín dụng khác.

Nguyên nhân dẫn đến khách hàng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ vay cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

Các biện pháp Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã áp dụng để thu hồi nợ (kể cả việc khách hàng đã được áp dụng biện pháp xử lý rủi ro);

Thực trạng (số lượng, giá trị trên sổ sách và trên thực tế) của tài sản bảo đảm tiền vay (bao gồm cả tài sản, thế chấp (nếu có) và tài sản hình thành từ vốn vay);

Tính khả thi và hiệu quả của phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ sau khi áp dụng biện pháp xử lý rủi ro cho khách hàng;

Biện pháp xử lý rủi ro được đề nghị.

Bước 3. Sau khi thẩm định

Khách hàng không đủ điều kiện xử lý rủi ro theo quy định: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công có văn bản trả lời khách hàng (trong đó nêu rõ lý do) và yêu cầu khách hàng tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay như cam kết trong hợp đồng tín dụng (Phụ lục hợp đồng tín dụng) đã ký.

Khách hàng đủ điều kiện trình xử lý rủi ro theo quy định: Chi nhánh Sông Công có ý kiến bằng văn bản (kèm theo toàn bộ hồ sơ đề nghị xử lý) báo cáo Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam để xem xét, giải quyết.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, chi nhánh Sông Công (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)