- Chất lượng kỹ thuật bơi của người học Thời gian nhanh nhất để người học biế t b ơ
13 CLB bơi lội thuộc 10 quận huyện tham gia vào đề tài (bảng 3.5), chúng tôi nhận thấy:
3.3.2. Ứng dụng chương trình dạy bơi thực nghiệm cho học sinh –8 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh
thành phố Hồ Chí Minh
3.3.2.1. Căn cứ cơ bản để lựa chọn 41 giáo án của Úc: có 3 căn cứ chính:
- Úc là quốc gia đóng góp to lớn vào sự phát triển các kiểu bơi thi đấu và bơi cứu hộđược sử dụng trên toàn thế giới.
- Cơ cấu giáo trình đã được nghiên cứu và áp dụng vào tất cả hệ thống và khu vực giáo dục tại miền Tây nước Úc vào năm 1999. Mục đích cơ bản của cơ cấu giáo trình là cung cấp một cấu trúc để từ đó các trường có thể xây dựng các chương trình nhằm đảm bảo cho học viên đạt được các kết quả đã định. Một số thông tin mang tính chất chung và các giáo viên bơi lội có thể phát triển sâu hơn trong từng hoàn cảnh cụ thể. Vì vậy, đây là khung chương trình hết sức linh hoạt và dễ sử dụng.
- Qua phân tích hệ thống các bài tập dạy bơi ban đầu của Úc và Việt Nam (được phân tích ở mục 3.3.2.2), chúng tôi nhận thấy chương trình dạy bơi ban
đầu của Úc có một số ưu điểm so với chương trình đang được áp dụng tại Việt Nam nói chung và tại TP.HCM nói riêng.
3.3.2.2. Đánh giá hiệu quả chương trình dạy bơi ban đầu theo khung của Úc a. Về mặt lý thuyết: qua phân tích đơn thuần về tài liệu dạy bơi đang lưu hành tại Việt Nam (hay TP.HCM) và của Úc, chúng tôi nhận thấy:
- Về cách phân loại bài tập: Theo Úc, 3 kỹ năng ban đầu mà người mới học bắt buộc phải thực hiện được trước khi học từng kiểu bơi là: 1) Làm quen nước; 2) Làm nổi người; 3) Chuyển động trong nước. Việc học các kỹ năng trên
được phân thành các giai đoạn cụ thể và có quan hệ mắt xích với nhau, mỗi giai
đoạn liên kết chặt chẽ với các giai đoạn khác. Nếu đốt giai đoạn học các kỹ năng này thì việc học từng kiểu bơi sau đó sẽ gặp khó khăn và không đạt hiệu quả cao. Tại Việt Nam, cả 3 kỹ năng trên được gọi chung là “Các bài tập làm quen với nước”.
- Về trình tự thực hiện các bài tập: đối với các bài tập giảng dạy từng kiểu bơi, trình tự thực hiện các bài tập ở Việt Nam và Úc là giống nhau, thường đi theo mô hình giảng dạy từ úp mặt xuống nước → đạp lướt → đập chân → quạt tay → thở → phối hợp hoàn chỉnh động tác. Riêng đối với các bài tập thuộc nhóm 3 kỹ năng ban đầu thì trình tự thực hiện các bài tập ở Việt Nam và Úc là không giống nhau. Nếu xem “trình tự hợp lý là cái trước làm tiền đề cho cái sau” thì cách sắp xếp bài tập thuộc nhóm 3 kỹ năng ban đầu của Úc hợp lý hơn (bảng 3.6)
- Về kỹ năng an toàn và cứu hộ: tại Việt Nam, hoạt động cứu hộ thường
được xem là hoạt động dành cho lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp. Vì vậy, các bài tập dành cho người mới học bơi chỉ đơn thuần là giảng dạy các kỹ năng bơi. Tại Úc, quan điểm dạy bơi ban đầu là có kết hợp với các kỹ năng an toàn và cứu hộ, người học bơi vừa phải biết tự cứu mình vừa phải biết các cách xử lý để cứu người. Vì vậy, các bài tập về kỹ năng an toàn và kỹ năng cứu hộđược chú trọng và cũng được sắp xếp nâng dần theo trình độ của người học bơi.
Bảng 3.6: Hệ thống các bài tập “Làm quen với nước” theo cách phân loại của các tác giả Việt Nam và Úc Hệ thống các bài tập 1970 1982 1983 2000 STT Ngũ Mạnh Tường Lê Văn Xem Nguyễn Văn Trạch Trọng Hanh Đặng Dung
Lê Nguyệt Nga
Đào Công Sanh Cổ Tấn Chương
AUSTSWIM (Úc)