1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu chiến lược kinh doanh quốc tế của viettel

48 1,6K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

Chi phí đầu tư không nhiều, sản phẩm có sự khácbiệt không lớn, do vậy khả năng những đối thủ cạnh tranh bắt chước một cách dễ dàngcác phương thức của doanh nghiệp là một mối de doạ với c

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2

1 Khái niệm chiến lược kinh doanh quốc tế: 2

2 Chiến lược kinh doanh trên thị trường quốc tế: 2

2.1 Chiến lược cạnh tranh 2

2.1.1 Chiến lược chi phí thấp 2

2.1.2 Chiến lược khác biệt hóa 5

2.1.3 Chiến lược trọng tâm 7

2.2 Chiến lược kinh doanh cấp công ty 9

2.2.1 Chiến lược quốc tế ( International Stragegy) 9

2.2.2 Chiến lược đa nội địa ( Multidomestic Strategy) 10

2.2.3 Chiến lược toàn cầu ( Global Strategy) 11

2.2.4 Chiến lược xuyên quốc gia ( Transnational Strategy) 12

2.3 Chiến lược kinh doanh quốc tế theo hướng phát triển hoạt động 13

2.3.1 Chiến lược phát triển tập trung 13

2.3.2 Chiến lược phát triển hội nhập dọc 15

2.3.3 Chiến lược đa dạng hóa 16

CHƯƠNG II: NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN CHỌN LỰA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA VIETTEL 18

1 Giới thiệu về tập đoàn viễn thông quân đội Viettel: 18

1.1 Giới thiệu chung về Viettel 18

1.2 Chặng đường phát triển 20

1.3 Triết lý kinh doanh 21

1.4 Tình hình kinh doanh 21

1.5 Mục tiêu của tập đoàn Viettel 25

2 Chiến lược kinh doanh quốc tế 25

2.1 Điều kiện chọn lựa chiến lược kinh doanh quốc tế 25

2.1.2 Sức ép về địa phương 29

2.2Nội dung và đặc điểm của chiến lược kinh doanh quốc tế của Viettel 31

2.3 Phương thức thâm nhập thị trường quốc tế 35

2.3.1 Sự hiện diện quốc tế 35

2.2.2 Phương thức thâm nhập thị trường quốc tế 45

3.Chiến lược kinh doanh: 46

3.1 Chiến lược cạnh tranh 46

3.1.1 Chiến lược chi phí thấp 46

3.1.2 Chiến lược khác biệt hóa 47

3.2 Chiến lược phát triển: Chiến lược phát triển tập trung 48

Trang 2

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1 Khái niệm chiến lược kinh doanh quốc tế:

Trước hết cần hiểu khái niệm “chiến lược” là gì? Chiến lược là phương hướng vàquy mô của một tổ chức trong dài hạn, chiến lược sẽ mang lại lợi thế cho tổ chức thôngqua việc sắp xếp tối ưu các nguồn lực trong một môi trường cạnh tranh nhằm đáp ứngnhu cầu thị trường và kỳ vọng của các nhà góp vốn

Chiến lược kinh doanh là chiến lược liên quan nhiều hơn tới việc làm thế nào mộtdoanh nghiệp có thể cạnh tranh thành công trên một thị trường cụ thể Nó liên quan đếncác quyết định chiến lược về lựa chọn sản phẩm, đáp ứn nhu cầu khách hàng, giảm lợi thếcạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra được các cơ hội mới

Chiến lược kinh doanh quốc tế là tập hợp các mục tiêu, chính sách và kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự phát triển quốc tế của doanh nghiệp

2 Chiến lược kinh doanh trên thị trường quốc tế:

2.1 Chiến lược cạnh tranh

Chiến lược cạnh tranh là chiến lược dựa trên các nguồn lợi thế cạnh tranh để thànhcông Mỗi doanh nghiệp đều có thể tạo dựng cho mình một lợi thế cạnh tranh, nếu nóthực hiện các bước đi hợp lý cho phép giành được vị trí hàng đầu trong việc hấp dẫnkhách hàng so với các đối thủ cạnh tranh, mục tiêu để khách hàng cảm nhận được giá trịvượt trội so với những gì mà đối thủ cung cấp Mặc dù có rất nhiều chiến lược cạnh tranhkhác nhau, song một cách khái quát có ba cách tiếp cận cơ bản để tạo dựng lợi thế cạnh

tranh đó là : chiến lược chi phí thấp; chiến lược khác biệt hóa; chiến lược trọng tâm

2.1.1 Chiến lược chi phí thấp

Là chiến lược mà theo đó doanh nghiệp ưu tiên mọi nỗ lực của mình để hướng tới một mục tiêu hàng đầu “giảm thiểu giá thành”.

Trang 3

Để đạt được vị thế về chi phí thấp doanh nghiệp tập trung vào công nghệ và quản

lý để giảm chi phí thông qua phát triển các kỹ năng chế tạo linh hoạt và áp dụng kỹ thuậtquản trị vật liệu hiệu quả Do đó, các chức năng quản trị vật liệu và chế tạo là trung tâmchú ý của một công ty đang theo đuổi chiến lược chi phí thấp; các chức năng khác cầnđịnh hướng khả năng tạo sự khác biệt của nó để đáp ứng yêu cầu của quản trị vật liệu vàchế tạo

Doanh nghiệp không tập trung vào khác biệt hóa sản phẩm bởi để tạo sự khác biệtthường rất tốn kém, nếu công ty bỏ các nguồn lực của mình để làm ra sản phẩm độc đáothì chi phí có thể sẽ tăng lên Doanh nghiệp thường giữ sao cho mức độ khác biệt khôngquá thấp so với doanh nghiệp tạo sự khác biệt với việc công ty bỏ nguồn lực của mình đểphát triển sản phẩm, song ở mức lại họ lại có thể có được lợi thế chi phí thấp

Doanh nghiệp chi phí thấp không cố gắng trở đi tiên phong trong lĩnh vực nghiêncứu, đưa ra tính năng mới, sản phẩm mới Họ chờ cho đến khi các khách hàng có mongmuốn một đặc tính hay dịch vụ, rồi mới cung cấp đặc tính hay dịch vụ đó

Nhóm khách hàng mà doanh nghiệp phục vụ thường là nhóm “khách hàng trungbình” Lý do sử dụng phương án này bởi vì việc phát triển một tuyến sản phẩm đáp ứngnhu cầu của các phân đoạn thị truờng khác nhau là một cách làm tốn kém Dù khách hàng

có thể không hòan toàn thỏa mãn về sản phẩm, nhưng điều quan trọng là công ty thườngđòi hỏi mức giá thấp hơn so với các đối thủ đang cố hấp dẫn khách hàng bằng các sảnphẩm độc đáo, chất lượng cao, và công ty vẫn có lý khi giá cả vẫn còn hẫp dẫn ở phânđoạn thị trường này

 Ưu điểm

Sử dụng chiến lược chi phí thấp doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh với các đốithủ trong ngành lớn Các đối thủ cạnh tranh rất sợ canh tranh về giá bởi họ có it lợi thếhơn hẳn về chi phí Thay vì cạnh trang giá, các đối thủ trường né tránh bằng một số công

cụ tạo sự khác biệt Tuy nhiên, ngay cả khi các đổi thủ cạnh tranh trên cơ sở giá, doanh

Trang 4

nghiệp đang theo đuổi chiến lược chi phí thấp vẫn có thể thu được mức lợi nhuận tốithiểu sau khi các đổi thủ cạnh tranh của nó đã bị thiệt hại đáng kể qua cạnh tranh.

Doanh nghiệp có khả năng thương lượng với nhà cung cấp mạnh Với lợi nhuậncao tương đối so với đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có khả năng dễ dàng hấp thụ được

sự tăng giá từ phía nhà cung cấp Khi ngành phải đối mặt với sự tăng chi phí từ nhà cungcấp, chỉ có doanh nghiệp mới có khả năng trả cao hơn mà vẫn phải duy trì mức sinh lợinhuận, cuối cùng danh ngiệp có sức mạnh có thể thúc ép các nhà cung cấp giảm giá Hơnnữa, doanh nghiệp áp dụng chiến lược chi phí thấp thường có một thị phần lớn, họ sẽthực hiện mua sắm khối lượng tương đối lớn qua đó làm tăng năng lực thương lượng vớicác nhà cung cấp

Có thể tăng năng lực thương lượng với khách hàng Những khách hang có quyềnlực mạnh có thể thúc ép doanh ngiệp giảm giá, nhưng dù sao giá cũng không thể giảmxuống đến mức mà người cạnh tranh có hiệu quả kế tiếp có thể thu đuợc lợi nhuận thấp.Mặc dù, những người mua quyền lực có thể ép giá doanh nghiệp giảm xuống mức này,nhưng họ sẽ không làm như thế Bởi vì nếu giá vẫn hạ đến mức để cho đối thủ cạnh tranhkhông đạt được lợi nhuận bình quân, khi đó họ rời khỏi thị trường, để lại cho doanhnghiệp ở vị thí mạnh hơn Bấy giờ, khách hàng sẽ mất đi quyền năng của họ, giá lại tăng

vì trong ngành chỉ còn lại doanh nghiệp, không có đối thủ cạnh tranh

Sản phẩm của doanh nghiệp cạnh tranh tốt với sản phẩm thay thế Khi phải đốimặt với khả năng thay thế sản phẩm, doanh nghiệp có tính linh hoạt cao hơn đối thủ Nếu

có sản phẩm thay thế bắt đầu đi vào thị trường, doanh nghiệp sẽ giảm giá của mình đểcạnh tranh với những sản phẩm này và duy trì thị phần

Lợi thế chi phí thấp giúp doanh nghiệp tạo lập một rào cản thâm nhập thị trường vìcác công ty khác không thể thâm nhập và thích ứng với giá mà doanh nghiệp đã đề ra Do

đó doanh nghiệp tương đối an toàn chừng nào mà duy trì lợi thế chi phí và giá cả vẫn làđiều then chốt đối với một số lượng lớn người mua

 Nhược điểm

Trang 5

Công nghệ để đạt mức chi phí thấp là tốn kém, rủi ro Công ty mới có thể áp dụngcác công nghệ mới với chi phí thấp hơn để tạo cho họ một lợi thế cạnh tranh chi phí sovới các công nghệ mà doanh nghiệp dùng đã trở nên lạc hậu.

Sản phẩm dễ dàng bị bắt chước Chi phí đầu tư không nhiều, sản phẩm có sự khácbiệt không lớn, do vậy khả năng những đối thủ cạnh tranh bắt chước một cách dễ dàngcác phương thức của doanh nghiệp là một mối de doạ với chiến lược chi phí thấp

Khi doanh nghiệp chuyên tâm vào giảm chi phí sản xuất, họ có thể không chú ýđến thị hiếu và nhu cầu của khách hàng Họ có thể làm những quyết định giảm chi phínhưng lại tác động trầm trọng làm giảm chất lượng sản phẩm

2.1.2 Chiến lược khác biệt hóa

Là chiến lược mà theo đó doanh nghiệp tìm cách tạo ra lợi thế cạnh tranh dựa trên tính đặc thù của sản phẩm cung cấp, được thị trường thừa nhận và đánh giá cao.

Mục tiêu của chiến lược cố thỏa mãn nhu cầu khách hàng theo cách thức mà cácđối thủ cạnh tranh không thể làm với ý định sẽ đòi hỏi mức giá tăng thêm và giành đượclợi nhuận trên mức trung bình ngành

Sử dụng chiến lược doanh nghiệp tập trung vào việc khác biệt hóa, tìm cách tạo racác sản phẩm mà được khách hàng nhận thấy là độc đáo về một vài đặc tính quan trọng

Sự khác biệt hóa về sản phẩm có thể đạt được bằng ba cách: chất lượng, sự cải tiến vàđáp ứng khách hàng Càng ít sự tương tự với các đối thủ công ty càng được bảo vệ trước

sự cạnh tranh và càng mở rộng sự hấp dẫn thị trường cho công ty

Chính nhờ tạo sự khác biệt hóa, doanh nghiệp có quyền định giá sản phẩm củamình ở mức cao bởi họ đã tạo sự thoả mãn nhu cầu khách hàng theo cách thức mà các đốithủ cạnh tranh không thể làm được Doanh nghiệp sẽ có thế để đòi hỏi mức giá tăngthêm, thu nhập tạo ra bằng cách yêu cầu một mức giá tăng thêm cho phép doanh nghiệplàm tốt hơn các đối thủ cạnh tranh của nó và giành được lợi nhuận trên mức trung bìnhngành Khách hàng cũng sẵn lòng trả cho điều đó bởi họ tin vào chất lượng được khácbiệt hóa của sản phẩm

Trang 6

Doanh nghiệp sử dụng chiến lược khác biệt hóa cần tập trung vào việc phân đoạnthị trường của nó thành nhiều phân khúc khác nhau Doanh nghiệp cung cấp từng sảnphẩm cho mỗi phân đoạn và sau đó phát triển trở thành doanh nghiệp rộng rãi.

Việc phát triển khả năng khác biệt hóa để tạo ra lợi thế khác biệt chi phí thường rấttốn kém Tuy nhiên, sự tập trung vào chức năng nhất định không có nghĩa là việc kiểmsoát chi phí là không quan trọng với người khác biệt hóa Doanh nghiệp tạo khác biệtphải kiểm soát tất cả các chi phí để phát hiện yếu tố nào đó không thực sự tác động tới lợithế khác biệt hóa của nó, chỉ có như vậy mới có thể làm cho giá của sản phẩm khôngvượt quá những gì mà các khách hàng sẵn lòng trả

 Ưu điểm

Sự trung thành của khách hàng với nhãn hiểu sản phẩm của doanh nghiệp giúpdoanh nghiệp có khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong ngành lớn Nó bảo vệ doanh

về mọi mặt và bảo đảm cho công ty chống lại các đối thủ cạnh tranh

Công ty tạo khác biệt có khả năng thương lượng với nhà cung cấp là mạnh, họ sẽkhông cảm thấy khó khăn với nhà cung cấp quyền lực bởi vì chiến lược của họ hướng tớiviệc đòi hỏi mức giá cao hơn chứ không phải hướng về chi phí sản xuất Như vậy ngườitạo khác biệt có thể chịu đựng được việc tăng phần nào giá đầu vào

Những người tạo khác biệt có khả năng thương lượng đối với khách hàng cũngmạnh, họ dường như không cảm thấy có vấn đề với người mua, bởi họ cung cấp chongười mua một sản phẩm độc đáo Chỉ có nó mới có thể cung cấp sản phẩm vì vậy nó cần

có lòng trung thành nhãn hiệu Những người tạo khác biệt có thể chuyển sự tăng giá vềphía khách hàng, bởi vì khách hàng sẵn lòng trả mức giá tăng thêm

Sự khác biệt và trung thành của khách hàng cũng tạo nên một rào cản với các công

ty khác cố thâm nhập ngành Các công ty mới bị buộc phải phát triển khả năng khác biệthóa để có thể cạnh tranh và làm việc đó thì rất tốt kém

Trang 7

Sự đe doạ của các sản phẩm thay thế ít bới nó tuỳ thuộc khả năng đáp ứng với nhucầu của khách hàng mà các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh tạo ra so với các sản phẩmcủa doanh nghiệp và phá vỡ lòng trung thành nhãn hiệu của khách hàng.

 Nhược điểm

Các vấn đề chính với một chiến lược tạo khác biệt là phải tập trung vào khả năngdài hạn của công ty để duy trì tính khác biệt, độc đáo của sản phẩm có thể nhận thấy đượctrong mắt của khách hàng Các ưu thế của người đi tiên phong cũng chỉ kéo dài đến khichất lượng sản phẩm của tất cả các đối thủ cạnh tranh nâng lên và sự trung thành nhãnhiệu giảm xuống

Các đối thủ cạnh tranh đã vận động nhanh để bắt chước và sao chép một cáchthành công những người tạo khác biệt, khi đó họ khó có thể duy trì mức giá tăng thêm.Khi sự khác biệt xuất phát từ thiết kế hay những đặc tính vật lý của sản phẩm, nhữngngười tạo khác biệt có rủi ro lớn hơn vì dễ bị bắt chước hơn Khi sự khác biệt bắt nguồn

từ chất lượng của sự phục vụ hay tin cậy hoặc từ một nguồn vô hình nào đó như là sự bảođảm ,uy tín… công ty sẽ được bảo đảm nhiều hơn

2.1.3 Chiến lược trọng tâm

Là chiến lược theo đó doanh nghiệp tìm cách tránh sự đối đầu trực tiếp với các đối thủ để kiểm soát một “thị trường nhất định”

Sự khác biệt chủ yếu với hai chiến lược trên là nó hướng trực tiếp vào phục vụ nhucầu của nhóm hay phân đoạn khách hàng hạn chế Sau khi đã chọn một phân đoạn thịtrường, có thể tiếp tạo sự khác biệt theo hướng chi phí thấp hoặc khác biệt hóa

Doanh nghiệp tập trung dường như phát triển một cách thành công về chất lượngsản phẩm bởi vì những hiểu biết sâu sắc của họ về một nhóm nhỏ khách hàng hay vùng.Hơn nữa, sự tập trung vào một phạm vi nhỏ của các sản phẩm đôi khi cho phép pháttriển sự cải tiến nhanh hơn một nhà khác biệt rộng rãi có thể làm

Trang 8

Những doanh nghiệp tập trung không cố gắng phục vụ tất cả các thị trường mà chỉtập trung phục vụ phân khúc mục tiêu, bởi vì làm như vậy sẽ tránh được đối đầu trực tiếpvới các nhà khác biệt rộng rãi Thay vì điều đó, họ thường hướng vào tạo dựng thị phầntrên chỉ một phân đoạn cụ thể có thể xác định về phương diện địa lý, loại khách hàng, haybới phân đoạn của tuyến sản phẩm

 Ưu điểm

Khả năng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo, đặc biệt mà các đối thủ cạnhtranh khác không thể làm được Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải tự bảo vệ trước cácđối thủ sao cho có thể liên tục cung cấp các sản phẩm hay dịch vụ còn đối thủ của nó thìkhông thể làm như vậy Khả năng này cũng giúp cho người theo chiến lược tập trung cóquyền lực với người mua, bởi vì họ không thể nhận những thứ như vậy từ bất kỳ ai khác

Doanh nghiệp là người hiểu rõ phân khúc mà mình phục vụ nhất, luôn tập trung đểđạt hiệu quả, chất lượng, sự cải tiến nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng

 Nhược điểm

Với những nhà cung cấp có sức mạnh, doanh nghiệp ở vào thế bất lợi, bởi vì khốilượng mua của nó rất nhỏ, lúc đó sức mạnh thuộc về nhà cung cấp Mặc dù vậy, trongchừng mực nhất định những người mua trung thành của công ty sẽ sẵn lòng chấp nhận sựdịch chuyển chi phí tăng thêm ở đầu vào sang giá, bất lợi này vì thế không phải điều gì

đó đáng kể

Doanh nghiệp chỉ sản xuất khối lượng nhỏ nên chi phí sản xuất của nó thường caohơn chi phí sản xuất của các doanh nghiệp có chi phí thấp Chi phí cao hơn có thể làmgiảm hẳn khả năng sinh lợi khi doanh nghiệp buộc phải đầu tư mạnh vào việc phát triểnmột khả năng khác biệt hóa để cạnh tranh với các công ty khác biệt

Các khe hở tập trung có thể đột ngột mất do sự thay đổi công nghệ hay sự thay đổi

sở thích của khách hàng Không giống như các doanh nghiệp khác biệt rộng rãi, công tykhông thể dịch chuuyển một cách dễ dàng tới các khe hở mới chính bởi sự tập trung các

Trang 9

2.2 Chiến lược kinh doanh cấp công ty

2.2.1 Chiến lược quốc tế ( International Stragegy)

Công ty áp dụng chiến lược quốc tế cố gắng tạo giá trị bằng cách chuyển kỹ năng

có giá trị và sản phẩm sang thị trường nước ngoài nơi mà đối thủ cạnh tranh thiếu kỹ năng và những sản phẩm đó

Hầu hết công ty quốc tế tạo giá trị bằng cách chuyển sản phẩm đề nghị phát triển ởnhà sang thị trường mới Họ tập trung chức năng phát triển sản phẩm ở nhà (R&D) Tuynhiên, họ cũng có xu hướng thành lập chức năng chế tạo và marketing trong mỗi quốc giachủ yếu mà họ kinh doanh Trong khi đó thực hiện biến đổi sản phẩm theo địa phương vàchiến lược marketing bị giới hạn Đồng thời văn phòng chính duy trì kiểm soát chặt chẽchiến lược Marketing và sản phẩm ở hầu hết các công ty quốc tế

Sử dụng chiến lược quốc tế hợp lý là khi công ty có một khả năng đặc biệt mà cácđối thủ cạnh tranh bản xứ ở thị trường nước ngoài không có, và nều công ty đối diện vớisức ép tương đổi nhở từ các địa phương và sức ép giảm chi phí nhỏ

Trang 10

2.2.2 Chiến lược đa nội địa ( Multidomestic Strategy)

Là chiến lược điều chỉnh sản phẩm và chiến lược marketing ở mỗi thị trường quốc gia cho phù hợp với sở thích và điều kiện của mỗi địa phương Để thực hiện chiến lược

đa nội địa, các công ty thường thành lập các cơ sở độc lập lớn ở các quốc gia khác nhau.

Một chiến lược đa nội địa sẽ có ý nghĩa nhất khi mà có nhiều sức ép về sự đápứng nội địa và ít sức ép về việc cắt giảm chi phí Cấu trúc chi phí cao kết hợp với sự giatăng gấp 3 lần thiết bị sản xuất đã làm cho chiến lược này không thích hợp trong cácngành công nghiệp mà sức ép về chi phí là khắc nghiệt Một sự kết hợp yếu kém khác vớichiến lược này là một vài công ty đa nội địa đã phát triển trong sự phân quyền của cácliên bang mà trong đó mỗi quốc gia có một chức năng phụ trợ trong một lãnh thổ tự trịlớn Khi sự thay đổi về môi trường giữa các quốc gia càng lớn, chiến lược đa nội địa củacông ty là một tập hợp các chiến lược cạnh tranh ở từng quốc gia cụ thể

Các chiến lược đa nội địa thường thích hợp với các công ty trong các ngành mà sởthích của người tiêu dùng là không giống nhau ở các quốc gia, chẳng hạn như các sảnphẩm thực phẩm và một số phương tiện thông tin Kết quả là, họ thường thất bại trongviệc đạt được lợi ích của đường cong kinh nghiệm và tính kinh tế của địa điểm Vì thế,nhiều công ty đa quốc gia có cơ cấu chi phí cao thường có xu hướng thực hiện không tốttác dụng đòn bẩy của khả năng vượt trội trong công ty

 Ưu điểm

Doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được yêu cầu địa phương Chiến lược này chophép các công ty nghiên cứu kỹ sở thích của người tiêu dùng ở thị trường các quốc giakhác nhau, đáp ứng nhanh chóng và có hiệu quả các sở thích mới của người tiêu dùng Kếtquả mà các công ty mong đợi khi đưa ra những sản phẩm mới là người tiêu dùng sẽ nhậnbiết được giá trị cao hơn so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, cho phép công ty theochiến lược đa nội địa được định giá cao hơn và giành được thị phần lớn hơn

 Nhược điểm

Trang 11

Doanh nghiệp sử dụng chiến lược này không khai thác lợi ích kinh tế địa phươngcủa qui mô trong việc phát triển, sản xuất hay marketing sản phẩm được.

Thông thường một chiến lược đa nội địa làm tăng chi phí cho các công ty quốc tế

và buộc các công ty này phải định giá bán cao hơn để thu hồi những chi phí đó Do đó,chiến lược đa nội địa thường không thích hợp với các ngành mà công cụ cạnh tranh bằnggiá cả

Khi quyết định thực hiện chiến lược này, định hướng chủ yếu của các công ty làđáp ứng các điều kiện môi trường của từng quốc gia thị trường, vì vậy sản phẩm củadoanh nghiệp thiếu đáp ứng nhu cầu địa phương

2.2.3 Chiến lược toàn cầu ( Global Strategy)

Là chiến lược tung ra các sản phẩm giống nhau và sử dụng cùng một chiến lược marketing ở tất cả các thị trường quốc gia

Các công ty theo đuổi chiến lược toàn cầu sẽ tập trung việc gia tăng lợi nhuậnbằng việc cắt giảm chi phí để đạt được lợi ích kinh tế của đường cong kinh nghiệm Họtheo đuổi chiến lược hạ thấp chi phí Sản xuất, marketing và các hoạt động R&D củacông ty theo đuổi chiến lược toàn cầu sẽ tập trung vào một vài địa điểm thuận lợi Cáccông ty toàn cầu sẽ không hướng đến việc đáp ứng các yêu cầu của từng bộ phận kháchhàng trong việc cung cấp sản phẩm và chiến lược marketing bởi vì chi phí cho việc cábiệt hóa sản phẩm cao Thay vì vậy, các công ty toàn cầu hướng đến việc đưa ra thịtrường các sản phẩm tiêu chuẩn hóa trên toàn cầu Vì vậy họ có thể thu hoạch được tối đalợi ích từ quy mô Họ cũng đồng thời hướng đến việc sử dụng các lợi thế về chi phí để hỗtrợ cho việc công kích giá trên thị trường thế giới

 Ưu điểm

Sử dụng chiến lược toàn cầu giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí do sản phẩmđược tiêu chuẩn hóa và sử dụng cùng một chiến lược marketing

Trang 12

Chiến lược này được thực hiện thống nhất từ quốc gia này sang quốc gia khác Vìvậy, công ty có thể tập trung các thế mạnh về các nguồn lực để bảo đảm đạt được lợi thếcạnh tranh qua chi phí thấp hoặc sản phẩm khác biệt, vượt qua các đối thủ cạnh tranhtrong nước và các đối thủ đa quốc gia, chạy đua để dẫn đầu thị trường toàn cầu

Những chi phí tiết kiệm được cho phép công ty bán sản phẩm với giá thấp hơn cácđối thủ cạnh tranh hoặc so với trước đây, giúp cho công ty mở rộng được thị phần trênđoạn thị trường của mình Điều này sẽ giúp công ty có điều kiện phối hợp các khả năng

và các nguồn lực tiềm tang của địa phương để tạo được lợi thế cạnh tranh mạnh hơn sovới các đối thủ khắp thế giới

 Nhược điểm

Chiến lược toàn cầu là làm cho công ty không chú ý đến sự khác biệt quan trọngtrong sở thích của người mua giữa các thị trường khác nhau và cũng không có khả năngnhận ra kinh tế địa phương

Một chiến lược toàn cầu không cho phép công ty thay đổi sản phẩm của nó, trừ phithay đổi trên bề mặt như màu sắc, đóng gói, loại sơn dùng để sơn bề mặt và các đặc điểmnhỏ khác Điều này có thể tạo ra cơ hội cho đối thủ cạnh tranh nhảy vào đáp ứng nhu cầuđang bị bỏ trống của người tiêu dùng và tạo ra một thị trường mới Chiến lược này khôngthích hợp ở những nơi đòi hỏi sự thích nghi địa phương cao Doanh nghiệp sẽ không cókhả năng nhận ra kinh tế địa phương

2.2.4 Chiến lược xuyên quốc gia ( Transnational Strategy)

Là chiến lược kết hợp giữa chiến lược đa quốc gia và chiến lược toàn cầu.

Chiến lược xuyên quốc gia áp dụng khi một công ty đối mặt với sức ép giảm chiphí và sức ép đáp ứng yêu cầu địa phương cao Một công ty áp dụng chiến lược chuyểnđổi cố gắng đạt mục tiêu chi phí thấp và lợi thế khác nhau Áp lực cho đáp ứng yêu cầuđịa phương và giảm chi phí là những mâu thuẫn trong công ty Tuy nhiên, đáp ứng yêucầu địa phương sẽ nâng phí đồng thời yêu cầu giảm phí sẽ khó có thể đạt được

Trang 13

 Ưu điểm

Môi trường ngày nay điều kiện cạnh tranh quá mạnh trên thị trường toàn cầu, công

ty phải khám phá kinh tế chi phí dựa trên kinh nghiệm và kinh tế vùng, họ phải chuyểncạnh tranh hạt nhân trong công ty, và họ phải làm để tập trung tất cả đáp ứng yêucầu địaphương Họ nêu rằng xí nghiệp kinh doanh hiện đại, cạnh tranh hạt nhân không chỉ có ởnước nhà Họ có thể phát triển ở bất cứ hoạt động nào của công ty Vì vậy, họ duy trìdòng chảy của kỹ năng lao động, và sản phẩm đề nghị không chỉ trong một cách thức, từcông ty nước chính quốc sang công ty con ở nước ngoài, như trường hợp của công ty ápdụng chiến lược quốc tế Hơn nữa dòng chảy này cũng sẽ từ công ty con đến chính quốc

và từ công ty con này sang công ty con nước ngoài khác- quá trình này được xem là họctập toàn cầu

Biến đổi sản phẩm đề nghị và Marketing thích ứng với yêu cầu địa phương, đápứng nhu được nhu cầu của người dân cao nhất

 Nhược điểm

Doanh nghiệp khó khăn trong việc vừa phải tìm giải pháp đáp ứng nhu cầu địaphương, vừa phải tìm cách để giảm bớt chi phí

2.3 Chiến lược kinh doanh quốc tế theo hướng phát triển hoạt động

2.3.1 Chiến lược phát triển tập trung

Là chiến lược nhằm tăng doanh số và lợi nhuận bằng cách đặt trọng tâm vào những sản phẩm và/ hoặc thị trường hiện tại

Với chiến lược phát triển tập trung, trong quá trình xây dựng chiến lược, nhà kinhdoanh sẽ dựa trên các yếu tố hiện tại như ngành sản xuất, trình độ sản xuất cũng như quytrình công nghệ hiện tại mà thay đổi yếu tố sản phẩm hay thị trường Từ đó, công ty có 3phương thức để thực hiện chiến lược này:

Chiến lược xâm nhập thị trường : Là chiến lược tăng trưởng cho sản phẩm hiện đang

sản xuất tiêu thụ tại thị trường cũ chủ yếu nhờ các lỗ lực hoạt động marketing Với chiến

Trang 14

lược này doanh nghiệp có thể tăng thị phần bằng các giải pháp chiến lược như tăng sứcmua của khách hàng , lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh hay mua lại một haynhiều đối thủ cạnh tranh

Phát triển thị trường : Là chiến lược phát triển thị trường là chiến lược tìm cách bán

các sản phẩm hiện tai trên thị trường mới Theo chiến lược này, khi quy mô nhu cầu củathị trường hiện tại bị thu hẹp, công ty cần nỗ lực tìm kiếm thị trường mới để bán các sảnphẩm hiện đang sản xuất với các giải pháp như Tìm kiếm thị trường trên các địa bàn mớibao gồm vùng lãnh thổ, quốc gia khác ,tìm kiếm khách hàng mục tiêu mới hay tìm ra cácgiá trị sử dụng mới sản phẩm

Phát triển sản phẩm: Là chiến lược phát triển sản phẩm là chiến lược phát triển sản

phẩm mới tiêu thụ ở các thị trường hiện tại của công ty

 Ưu điểm

Tránh được những phức tạp về quản lý mà các doanh nghiệp đa dạng hoá thườnggặp Mức độ đa dạng hoá càng ít càng dễ xác định mục tiêu và hướng đi cho côngty.Công ty có thể tập trung nguồn lực của mình vào hoạt động sở trường, khai thác cácđiểm mạnh nổi bật tạo sự độc đáo, khác biệt cho sản phẩm, dịch vụ mà đối thủ cạnh tranhtrên thị trường đã xác định

Công ty có điều kiện nắm bắt, theo dõi những diễn biến về môi trường kinh doanh,thị trường, nhờ đó đưa ra những quyết định nhanh chóng, kịp thời Yếu tố này đặc biệt làquan trọng khi công ty kinh doanh trong môi trường cạnh tranh cao, công nghệ thay đổinhanh chóng.Khi kinh doanh trong một ngành, công ty hiểu rõ được nhu cầu cũng như sựthay đổi thị hiếu của khách hàng để cải tiến hoặc đưa ra sản phẩm mới phù hợp hơn

 Nhược điểm

Giới hạn về lĩnh vực kinh doanh đôi khi không đảm bảo lợi thế cạnh tranh trongdài hạn Trong những điều kiện nhất định, cần phải phát triển theo hướng hội nhập dọcnhằm tạo ra giá trị và lợi thế cạnh tranh Công ty có thể gặp khó khăn trong việc tối đa

Trang 15

hoá lợi nhuận nếu tốc độ tăng trưởng của ngành thấp Công ty có thể gặp rủi ro trong quátrình phát triển vì sức hấp dẫn của ngành suy giảm theo thời gian.

Chiến lược tập trung vào một ngành có thể tạo nên nhiều cứng nhắc trong tổ chức,bởi họ sẽ thụ động, không có khả năng thay đổi và thích ứng khi thị trường của họ bắtđầu giảm sút.Công ty có thể bỏ lỡ cơ hội sử dụng những tính năng nổi bật của mình vàongành nghề khác

2.3.2 Chiến lược phát triển hội nhập dọc

Chiến lược phát triển hội nhập dọc là việc công ty tự đảm nhiệm luôn cả khâu cung cấp nguyên liệu hoặc khâu phân phối sản phẩm.

Chiến lược này thích hợp cho tổ chức trong ngành sản suất mạnh nhưng e ngạichiến lược tăng trưởng tập trung vì thị trường bão hoà Nó thích hợp cho cơ hội có sẵn,phù hợp dài hạn, mục tiêu của doanh nghiệp Cho phép khai thác đầy đủ tiềm năng của

doanh nghiệp Chiến lược phối hợp dọc có 3 cách phân loại theo tiến trình phân phối,

mức độ phân phối hay căn cứ vào phạm vi phối Tuy nhiên 2 chiến lược thường được dựatrên mức độ phân phối là hội nhập dọc thuận chiều (doanh nghiệp giành lấy quyền kiểmsoát đầu ra) và chiến lược hội nhập dọc ngược chiều ( doanh nghiệp giành lấy quyềnkiểm soát đầu vào)

 Ưu điểm

Doanh nghiệp sẽ thành công khi doanh nghiệp kiểm soát được nguồn cung Đôikhi kiếm được nhà cung cấp rất khó vì họ không biết hoặc không quan tâm đến sản phẩmcủa mình là gì

Khi doanh nghiệp giành lấy quyền kiểm soát đầu vào, doanh nghiệp không nhữngtạo cơ hội bán sản phẩm mà còn là nơi trưng bày sản phẩm mới để tìm kiếm khách hàngtương lai

Dù áp dụng chiến lược nào thì doanh nghiệp đều có thể kiểm soát hoặc quản trịchất lượng tốt hơn

Trang 16

2.3.3 Chiến lược đa dạng hóa

Là chiến lược doanh nghiệp đầu tư vào nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau khi doanh nghiệp đã có ưu thế cạnh tranh trong các hoạt động kinh doanh hiện tại.

Nguyên nhân dẫn đến chiến lược đa dạng hoá là khi sản phẩm truyền thống củadoanh nghiệp bị ế ẩm có thể do nhu cầu thị trường giảm hoặc do cạnh tranh tăng thìdoanh nghiệp phải có hướng đa dạng hoá các hoạt động hoặc thị trường mới, tìm cáchphân tán tốt những rủi ro và cần thiết về lợi nhuận và thu nhập giữa các hoạt động khác…

Chiến lược đa dạng hóa có hai hình thức :

Đa dạng hóa liên kết : Là tham gia vào một hoạt động mới nối kết hoạt động hiện

hữu của công ty về một số khâu như: sản xuất, marketing, quản trị vật tư hoặc kỹ thuậtcông nghệ Hoạt động kinh doanh mới có nhiều điểm chung với hoạt động kinh doanh cũ,

là đầu tư vào một ngành công nghiệp khác nhưng liên quan, theo một cách nào đó, vớicác hoạt động hiện tại của tổ chức

Đa dạng hóa không liên kết : Là tham gia vào một hoạt động mới không có sự kết

nối nào rõ ràng với bất cứ hoạt động hiện hữu nào

 Ưu điểm

Doanh nghiệp tận dụng được cơ hội phát triển trên thị trường mới sang quốc giakhác từ kết quả hoạt động ngoại giao của chính phủ quốc gia

Trang 17

Tăng khả năng cạnh trạnh bằng việc đa dạng hoá sản phẩm Những ngành mới,những đơn vị kinh doanh mới có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí chung, tận dụngmạng lưới bán hàng hiện có.

 Nhược điểm

Đa dạng hoá có thể tạo giá trị cho một công ty, song điều này cũng không thểtránh khỏi các chi phí quản lý Số lượng các đơn vị kinh doanh trong công ty càng lớncàng yêu cầu sự phối hợp các giữa chúng và càng tăng chi phí quản lý, khả năng để giá trịtạo ra bởi đa dạng hoá không theo kịp các chi phí phát sinh bởi chiến lược này

Trang 18

CHƯƠNG II: NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN CHỌN LỰA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA VIETTEL

1 Giới thiệu về tập đoàn viễn thông quân đội Viettel:

1.1 Giới thiệu chung về Viettel

 Trụ sở giao dịch: Số 1, Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

 Điện thoại: 04 62556789

 Fax: 04 62996789

 Email: gopy@viettel.com.vn

 Website: www.viettel.com.vn

 Tên cơ quan sáng lập: Bộ Quốc phòng

Tập đoàn Viễn thông Quân đội được thành lập theo quyết định

2097/2009/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 14/12/2009 Là doanh nghiệp kinh tế quốcphòng 100% vốn nhà nước với số vốn điều lệ 50.000 tỷ đồng và là một doanh nghiệpquân đội kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính – viễn thông và công nghệ thông tin

Với một slogan "Hãy nói theo cách của bạn", Viettel luôn nỗ lực để thấu hiểu khách

hàng , lắng nghe khách hàng

 Hoạt động kinh doanh:

 Hoạt động kinh doanh chính:

Hoạt động viễn thông có dây, viễn thông không dây, viễn thông vệ tinh, viễnthông khác Sản xuất, cung cấp các sản phẩm viễn thông quân sự, phương tiện kỹ thuậtnghiệp vụ, chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh Sản xuất sửa chữa trang thiết bị kỹthuật phục vụ uốc phòng, an ninh Lập trình, tư vấn và quản trị hệ thống máy vi tính; hoạtđộng dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính Xuất bảnphần mềm, xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan Cổng thông tin; hoạt độngthông tấn, dịch vụ thông tin khác, hoạt động dịch vụ liên quan đến các cuộc gọi Xây

Trang 19

dựng công trình công ích, hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan Hoạt độngthiết kế chuyên dụng; lắp đặt hệ thốn điện, hệ thống xây dựng khác Sản xuất, sửa chữamáy vi tinhd và thiết bị ngoại vi, thiết bị liên lạc Nghiên cứu và phát triển thực nghiệmkhoa học tự nhiên và kỹ thuật Sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị truyền thông, sản phẩmđiện tử dân dụng, dây cáp, sợi cáp quang học; sản xuất dây, cáp điện và điện tử khác, cácloại thiết bị dây dẫn điện khác.

 Hoạt động kinh doanh có liên quan:

Bưu chính; chuyển phát; kho bãi và lưu trữ hàng hóa; vận tải hàng hóa bằngđường bộ Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy; bán lẻ thiết bị công nghệ thôngtin liên lạc trong các cửa hàng chuyên doanh Kinh doanh bất động sản; xây dựng nhà cácloại, công trình kỹ thuật dân dụng; hoạt động xây dựng chuyên dụng Hoạt động dịch vụtài chính; đại lý chi trả ngoại tệ Sản xuất thiết bị điện; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặtmáy móc và thiết bị Hoạt động truyền hình và cung cấp chương trình truyền hình thuêbao Hoạt động điệ ảnh, sản xuất nội dung chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản

âm nhạc; xuất bản sách, ấn phẩm định kỳ Quảng cáo và nghiên cứu thị trường Xây dựng

và phát triển thương hiệu (cho các doanh nghiệp khác); bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng quabưu điện hoặc iternet (bao gồm: thương mại điện tử) Sản xuất bột giấy, giấy và sản phẩm

từ giấy In ấn (bao gồm cả sản xuất thẻ thông minh: Sản xuất các loại thẻ dịch vụ chongành bưu chính viễn thông và các ngành dịch vụ thương mại ); dịch vụ liên quan đến

in Cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử Đào tạo ngắn hạn, dài hạn cho người laođộng trong Tập đoàn Xuất, nhập khẩu ủy thác cho các đơn vị trong nước Dịch vụ lưutrú

 Hoạt động kinh doanh khác:

Đại lý, điều hành, dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch;dịch vụ ăn uống; sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng Bán buôn, bán lẻ trong cáccửa hàng chuyên doanh, kinh doanh tổng hợp Hoạt động thể thao Bán buôn, bán lẻ, sửa

Trang 20

chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác Bán buôn thực phẩm, đồ uống, đồ dùnggia đình.

Năm 1999: Hoàn thành đường trục cáp quang Bắc – Nam với dung lượng 2.5Gbps cócông nghệ cao nhất Việt Nam với việc áp dụng thành công sáng kiến thu – phát trên mộtsợi quang

Năm 2000: Là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam cung cấp dịch vụ thoại sử dụng côngnghệ IP (VoIP) trên toàn quốc

Năm 2001: Cung cấp dịch vụ VoIP quốc tế

Năm 2002: Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet

Năm 2003: Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN).Cổng vệ tinh quốc tế

Năm 2004: Cung cấp dịch vụ điện thoại di động Cổng cáp quang quốc tế

Năm 2005: Thành lập Tổng Công ty Viễn thông quân đội Cung cấp dịch vụ mạng riêngảo

Năm 2006: Đầu tư sang Lào và Cambodia

Năm 2007: Doanh thu 1 tỷ USD 12 triệu thuê bao Hội tụ 3 dịch vụ cố định – di động –Internet

Năm 2008: Doanh thu 2 tỷ USD Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thếgiới Số 1 Cambodia về hạ tầng Viễn thông

Trang 21

Năm 2011: Lọt vào top 20 nhà mạng lớn nhất thế giới

1.3 Triết lý kinh doanh

 Tiên phong, đột phá trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ hiện đại, sáng tạo đưa racác giải pháp nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới, chất lượng cao, với giá cướcphù hợp đáp ứng nhu cầu và quyền được lựa chọn của khách hàng

 Luôn quan tâm, lắng nghe khách hàng như những cá thể riêng biệt để cùng họ tạo

ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo

 Đem những gì tốt nhất của Viettel ra nước ngoài Viettel sinh ra từ khó khăn vớitinh thần của người lính nên không ngại đi vào vùng có “địa tô” thấp Vì khó khănnên Viettel đêm không được ngủ và phải thức nghĩ cách nên sẽ trưởng thành hơn.Viettel có triết lý văn hóa là “vào chỗ chết để tìm đường sống”, đây là nhận thứcquan trọng của Viettel

1.4 Tình hình kinh doanh

Trong những năm gần đây nhờ cách làm ăn mạnh bạo của mình mà Viettel đã cóbước phát triển nhảy vọt Doanh thu và lợi nhuận của Viettel vẫn luôn duy trì được ởmức cao dù nền kinh tế vẫn bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2008

Trang 22

Viettel mặc dù là doanh nghiệp phát triển sau các nhà mạng như Vinaphone,Mobifone nhưng trong chặng đường phát triển của mình, công ty đã có những phát triểnnhảy vọt, số lượng thị phần tăng theo cấp số nhân không chỉ thị trường trong nước mà

Trang 23

Kinh phí đầu tư cho viễn thông của Viettel giai đoạn 2000-2010

Số thuê bao di động trong nước năm 2008

Trang 24

Thị phần thị trường di động Việt Nam đến hết tháng 12/2010

Ngày đăng: 05/11/2014, 16:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w