Điều kiện chọn lựa chiến lược kinh doanh quốc tế

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chiến lược kinh doanh quốc tế của viettel (Trang 25 - 35)

2. Chiến lược kinh doanh quốc tế

2.1Điều kiện chọn lựa chiến lược kinh doanh quốc tế

Hiện nay, Viettel đã triển khai kinh doanh tại các nước như Cambodia, Lào, Mozambique, Peru và Haiti. Khởi đầu bằng việc khai trương hai mạng di động tại Cambodia (mạng MetFone tháng 2.2009 ) và Lào (mạng Unitel,tháng 10.2009).

Gần đây, Viettel đang trong quá trình thương thảo với chính phủ một số nước để mở rộng hoạt động kinh doanh trong môi trường quốc tế. Tại các thị trường Viettel đã và đang đầu tư, Peru là nước có số dân lớn nhất với gần 30 triệu dân (đứng thứ 42 thế giới). Tiếp đó là Mozambique 23 triệu dân (xếp thứ 51 thế giới), Cambodia, Haitti và Lào. Trong số đó, Peru có cơ cấu dân số vàng gần giống với Việt Nam, dân số trong độ tuổi lao động cao gần gấp đôi nhóm dân số trong độ tuổi phụ thuộc.

Theo thống kê, tỷ lệ dân số của Peru dưới độ tuổi lao động là 28,5%, trong độ tuổi lao động 65,1%, ngoài lao động là 6,4% và độ tuổi trung bình là 26,2 tuổi. Mozambique là nước có dân số trẻ nhất với con số tương ứng là 45,9%, 51,1%, 3% và 16,8 tuổi. Đặc điểm về dân số tại những quốc gia này là cơ hội để Viettel để phát triển thành công nhiều dịch vụ viễn thông. Trong quý 1/2011, doanh thu của Viettel từ thị trường nước ngoài đã tăng 200% so với cùng kỳ quý 1/2010. Năm 2010, doanh thu viễn thông từ thị trường nước ngoài Cambodia và Lào của Viettel là trên 220 triệu USD,trong đó Cambodia đạt 161 triệu USD (tăng 2,8 lần so với năm 2009) và Lào gần 61 triệu USD (tăng 4,5 lần).

Việc lựa chọn thị trường quốc gia mục tiêu của Viettel là nhằm vào những thị trường khó, những thị trường các nước đang phát triển, thậm chí là bất ổn về chính trị và khó khăn về tự nhiên. Điều đó khẳng định rằng Viettel tham gia thị trường nước ngoài với tham vọng trở thành số 1 của các thị trường đó. Để làm được điều này, Viettel đã áp dụng chiến lược Đại dương xanh – nghĩa là họ đang tự tạo ra một ngành kinh doanh, một thị trường mới, một “đại dương” các dịch vụ mới ở một vùng đất còn chưa được ai khai phá.

Hiện tại, công ty đang đầu tư nước ngoài tại các nước Lào, Cambodia, Haiti, Peru, Mozambique, trong suốt quá trình thâm nhập này, công ty đối mặt với các sức ép cơ bản sau khi thâm nhập thị trường của các nước.

Tại Lào:

Công ty Star Telecom là công ty liên doanh giữa Viettel và lào hiện là công ty đầu tư hạ tầng mạng lưới kỹ thuật viễn thông lớn nhất:

- Số trạm phát sóng (BTS): Tính đến tháng 10/2009 Unitel đã có 900 BTS, chiếm tới 35% tổng số trạm BTS của cả nước và kế hoạch đến hết tháng 12 năm 2009 là 1200 trạm BTS. Với dung lượng hiện tại là 1,4 triệu thuê bao và đến năm 2010 sẽ là 2,000 trạm BTS và 3 triệu thuê bao.

- Mạng truyền dẫn cáp quang: Đã triển khai 8000 km cáp quang tới trên 80% tổng số các huyện. Đặc biệt, đến hết năm 2009 Unitel sẽ triển khai tới 100% số huyện trên cả nước và hoàn thành xong mạng đường trục cáp quang quốc gia từ Tỉnh Phongsaly đến Tỉnh Chămpasac với hơn 10.000 km cáp quang và có công nghệ hiện đại nhất (DWDM) đạt tốc độ 400Gbs cao gấp 40 lần so với hiện tại.

- Dịch vụ 3G: Hết năm 2009 phủ sóng tới tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước với số trạm phát sóng 3G là 200 trạm, dung lượng 250.000 thuê bao, cung cấp các dịch vụ kết nối Internet không dây tốc độ cao cho cả máy điện thoại di động và máy tính. Dự kiến năm 2010 số trạm phát sóng 3G sẽ là 500 trạm và có dung lượng khoảng 600.000 thuê bao.

Bên cạnh kỷ lục về mức đầu tư hạ tầng kỹ thuật, Star Telecom còn thắng thầu tại Lào nhờ cam kết tài trợ miễn phí sử dụng dịch vụ Internet cho trường học ( 1295 trường từ khối trung học cơ sở trở lên) trị giá 3 triệu USD và hỗ trợ cho sinh viên 12.000kip/tháng vào tài khoản, hỗ trợ cho các quân nhân trong Quân đội 20.000kip/tháng vào tài khoản khi sử dụng dịch vụ di động của Unitel.

2.1.1.2 Tại Cambodia:

Tại Cambodia, Viettel đã đầu tư một mạng truyền dẫn, đây là yếu tố quan trọng bậc nhất, là hạ tầng của một ngành viễn thông. Hiện mạng truyền dẫn của Viettel tại Cambodia xếp hạng thứ nhất, được đánh giá là tốt nhất vì ngay từ đầu, công ty đã đầu tư một mạng cáp quang len lỏi về khắp các tỉnh thành, các huyện của Cambodia.

Trên đất nước Cambodia, Viettel đầu tư hạ tầng với hơn 1000 trạm BTS tương đương hơn 40% tổng số trạm phát sóng của cả nước, cáp quang đã giăng đến 1493 xã với chiều dài 11.000 km. Hết năm 2009, con số cáp quang là 19.000 km. Trong khi đó, các doanh nghiệp viễn thông khác chỉ sử dụng truyền dẫn bằng Viba.

2.1.1.3 Tại Haiti:

Chính thức đầu tư tại Haiti từ tháng 9/2010, sau đúng 1 năm, NATCOM đã lắp đặt và phát sóng gần 1.000 trạm BTS 2G và 3G – nhiều hơn 30% so với mạng di động lớn nhất Haiti đã triển khai trong 6 năm. 3.000km cáp quang được xây dựng mới phủ đến cấp huyện và gấp 20 lần số cáp quang mà Haiti có trước tháng 9/2011. Hiện tại, Natcom là nhà cung cấp có hạ tầng mạng lưới lớn nhất Haiti và là công ty duy nhất cung cấp đầy đủ dịch vụ viễn thông ở Haiti.

2.1.1.4 Tại Mozambique:

Chính phủ Mozambique vừa cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông di động cho Movitel. Movitel đã đánh bại hai nhà thầu khác là Uni-Telecom, một liên doanh giữa Unitel SA của Angola và Energy Capital SA của Mozambique và TMM, công ty của hãng viễn thông Bồ Đào Nha (Portugal Telecom).

Cuộc đấu giá đưa ra các điều kiện là các công ty tham gia phải có ít nhất 2 triệu khách hàng tại những quốc gia mà họ đã hoạt động kinh doanh và phải chứng minh doanh thu đạt trên 50 triệu USD/năm.

Movitel đã chi 2 triệu USD để đấu giá giấy phép di động thứ ba ở Mozambique. Cuộc đấu giá giấy phép di động thứ 3 ở Mozambique có tới 22 công ty tham gia. Với giấy phép này, trong vòng 12 tháng, Movitel phải bắt đầu cung cấp dịch vụ. Trong 5 năm tới, Movitel sẽ đầu tư 400 triệu USD để phát triển kinh doanh đồng thời đảm bảo phủ sóng đến 85% dân số của Mozambique.

Sau 9 tháng tiền hành khảo sát và triển khai xây dựng hạ tầng, đến nay Movitel đã triển khai xây dựng hơn 5000 km cáp quang, phủ tới 100% thủ phủ các tỉnh, hơn tổng số cáp quang của cả quốc gia này đã có từ trước tới nay. Dự kiến Movitel sẽ triển khai 12.000 km trong năm nay. Sau 9 trạm BTS đầu tiên phát sóng, Movitel sẽ liên tiếp phát sóng các trạm BTS ở 11/11 tỉnh thành phố trên toàn quốc và dự kiến đến cuối năm 2011, tổng số sẽ là gần 1000 trạm phát sóng cả 2G và 3G- tương đương với tổng số trạm đã có của tất cả các nhà cung cấp khác.

2.1.1.5 Tại Peru

Viettel dự định đầu tư khoảng 27 triệu USD để xây dựng mạng di động mới tại Peru. Cuộc đấu thầu giấy phép di động thứ 4 ở Peru có sự tham gia của 4 nhà mạng, gồm Viettel, Americatel (công ty con thuộc tập đoàn Entelcủa Chile), Hits Telecom (công ty của Kuwait) và Winner Systems, liên doanh của Nga.

Viettel thắng thầu nhờ cam kết phục vụ miễn phí cho 4.025 tổ chức giáo dục ở Peru trong vòng 4 năm, nhiều gấp hơn 2 lần so với cam kết của hai đối thủ tham gia đấu thầu giấy phép di động này. Các điều kiện khác của giấy phép mà Viettel sẽ phải đáp ứng là có tối thiểu 15.000 kết nối trong năm đầu tiên và 338.000 kết nối trong năm thứ 3 cũng như phủ sóng 5 tỉnh ngoài khu vực thủ đô Lima và Callao trong vòng hai năm.

Viettel luôn lựa chọn các nước có nền kinh tế đang phát triển, các nước có nền văn hoá, chính trị khá bất ổn, do vậy, khi thực hiện chiến lược sẽ gặp phải sức ép từ địa phương tại các nước là rất lớn và khác nhau.

Về Môi trường văn hóa, văn hóa của các nước này rất đa dạng, và để phục vụ tốt mọi nhu cầu của người dân, đòi hỏi công ty phải có quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về đời sống văn hóa của người dân các nước để có thể đưa ra các chính sách và chiến lược phù hợp.

Về môi trường chính trị luôn bất ổn và xung đột của các nền văn hóa trong nước nên đòi hỏi công ty phải luôn chủ động và xây dựng các chính sách hợp lý nhằm đối phó với sự biến động này.

Về môi trường kinh tế xã hội, đại đa số các nước này có nền kinh tế đang phát triển nên cở sở hạ tầng còn kém, đòi hỏi công ty phải đầu tư rất nhiều và đáp ứng được các đòi hỏi đa dạng, cũng như các nhu cầu cho việc trở thành vị trí số 1 là rất lớn và tốn kém. Bên cạnh đó, các công ty trong nước được sự bảo hộ của nền kinh tế nước nhà, nên tính cạnh tranh càng khốc liệt hơn, đồng thời doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn trong các chính sách ràng buộc, và buộc ký kết các chính sách hợp đồng tài trợ, gánh nợ và liên kết với công ty nước sở tại không được phép thành lập công ty 100% vốn công ty, trừ Campuchia và Peru.

Bên cạnh các sức ép địa phương chung như vậy thì công ty cũng gặp phải các sức ép về địa phương tại các nước khác nhau như sau:

Tại Lào, thói quen không làm việc ngoài giờ và nghỉ toàn bộ các ngày cuối tuần của nhân viên bản xứ khiến cho Viettel đã gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo việc phục vụ khách hàng 24/7 như các công ty viễn thông cần phải làm. Trong giao tiếp và làm việc, nhân viên người Lào thích được nói chuyện nhẹ nhàng, chứ không quen với tác phong quân đội, chấp hành mệnh lệnh.

Tại Lào, Haitti và Mozambique thì chính phủ nước sở tại đưa ra các chính sách bảo trợ bắt buộc đối với công ty khi thâm nhập thị trường các nước này bằng các cam kết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhận nợ, các cam kết về chính sách phát triển cạnh tranh, và văn hóa của người đân các nước này về trình độ nhận thức còn kém nên khả năng chấp nhận và thay đổi theo cái mới thì rất khó khăn và mất thời gian cho quá trình này.

Kết luận: Qua những phân tích trên, dễ dàng thấy được rằng, với nền tài chính vững vàng được minh chứng qua mức độ đầu tư mạnh tại các quốc gia mà mình thâm nhập và chiến lược chi phí thấp, Viettel không phải đối diện với sức ép giảm chi phí.

Ngược lại, do sự khác biệt về văn hóa, chính trị, kinh tế… cùng với sức ép của việc bảo hộ nền kinh tế trong nước tại các quốc gia sở tại, Viettel gặp phải sức ép rất lớn trong việc đáp ứng địa phương.

• Vậy, để đối phó với điều kiện như vậy, Viettel lựa chọn chiến lược đa nội địa trong kinh doanh quốc tế của mình.

2.2Nội dung và đặc điểm của chiến lược kinh doanh quốc tế của Viettel

Cũng như tất cả các công ty theo đuổi chiến lược đa quốc gia, Viettel hướng vào việc đáp ứng cao nhất các yêu cầu của địa phương. Vì vậy, khi các công ty đa quốc gia thường thích nghi hóa một cách rộng rãi ca sản phẩm và chiến lược tiếp thị của họ để phù hợp với điều kiện của mỗi quốc gia khác nhau. Họ cũng có xu hướng thiết lập một tập hợp hoàn chỉnh các hoạt động tạo giá trị bao gồm: sản xuất, tiếp thị, R&D trong mỗi thị trường nơi họ đang tiến hành hoạt động kinh doanh. Cũng không nằm ngoài trường hợp đó, Viettel phải tiến hành xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở tại mỗi quốc gia mà mình đặt chân đến, cũng như xây dựng một hệ thống tổng đài tư vấn hỗ trợ địa phương để đáp ứng nhu cầu khách hàng tại mỗi quốc gia.

Về việc tiếp thị, tại mỗi thị trường Viettel đều dùng những thương hiệu riêng được đặt tên theo một nét văn hóa của quốc gia sở tại nhằm phù hợp với văn hóa địa phương và được các khách hàng sở tại chấp nhận, việc này cũng nhằm tránh những rủi ro do khác biệt ngôn ngữ. Như tại Lào, Viettel sử dụng thương hiệu Unitel:

• Triết lý thương hiệu Unitel: Đem mỗi người dân Lào đến gần hơn với cuộc sống giàu đẹp.

• Định vị thương hiệu Unitel: Kết nối làm giàu cuộc sống người dân Lào.

Tên Unitel: Từ “Uni” trong tiếng Anh được hiểu là Unity (Đoàn kết). Theo đó, Unitel được hiểu là biểu tượng của tình đoàn kết giữa hai dân tộc, cũng là biểu tượng của sức mạnh đoàn kết giữa toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty. Từ “Uni” cũng có thể được hiểu theo nghĩa “Universal” (toàn cầu), cho thấy không chỉ ước vọng về mạng lưới vươn tầm quốc tế mà còn tinh thần hợp tác quốc tế của Unitel. Đặc biệt, Unitel có cách phát âm tương tự như từ “Ru nị” (ở đây) trong tiếng Lào. Ở đây, bạn có thể nói chuyện. Ở đây bạn có thể chia sẻ với chúng tôi. Unitel giống như một người bạn thân thiết, gần gũi với người dân Lào để lắng nghe, đáp ứng mọi nhu cầu nhỏ nhất của khách hàng. Ngoài ra cái tên Unitel còn là một lời khẳng định “You and I tell” (Bạn và tôi cùng nói). Nó giống như lời cam kết Unitel luôn luôn lắng nghe, chia sẻ và làm hài lòng khách hàng.

Khẩu hiệu: Chọn khẩu hiệu “Brighter” (Hạy si vit thì sốt sáy), Unitel hứa hẹn đem lại cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc cho người Lào cả về ý nghĩa vật chất lẫn tinh thần. Đây là lý do Unitel chọn định vị thương hiệu “kết nối làm giàu thêm cuộc sống”. Đó là kết nối giữa cuộc sống với công nghệ thông tin, kết nối con người với con người, kết nối truyền thống và hiện đại, kết nối giữa các thế hệ. Kết nối là phương tiện để đảm bảo cho cuộc sống của chúng ta thêm phong phú tốt đẹp cả về ý nghĩa vật chất và tinh thần. Đó là mục đích mang ý nghĩa nhân sinh cao đẹp nhất mà Unitel mong muốn vươn tới.

Logo: Hình logo bao gồm hai mảnh ghép vào nhau là cách điệu của hai chữ U và N, tượng trưng cho chữ mở đầu của Unitel. 2 miếng ghép đặt vào nhau tượng trưng cho 2 quốc gia Việt Nam và Lào, và phần giao nhau chính là Unitel. Về màu sắc, Unitel chọn gam màu nóng - màu vàng và đỏ xen lẫn nhau, thể hiện sự ấm áp, thân thiện. Riêng chữ Unitel được đặt màu đen, thể hiện sự cao quý và tính bền vững, trường tồn.

Tại Cambodia, Viettel lại sử dụng thương hiệu Metfone với logo có màu sắc đơn giản những gần gũi. Khẩu hiệu của Metfone là “closer”, thực hiện đúng như khẩu hiệu của mình, bằng việc kết nối và phát triển mạng di dộng đến tất cả các tỉnh thành và những vùng quê hẻo lánh, Metfone đã thực sự đem mọi người đến gần nhau hơn.

Tại Haiti, Viettel lại sử dụng thương hiệu Natcom với logo màu sắc khá sáng, biểu thị cho sự phát triển mạnh mẽ và điều này đặt biệt có ý nghĩa khi Viettel giữ đúng lời hứa quay lại phát triển dịch vụ viễn thông tại đây sau thảm họa động đất, và sự phát triển của Viettel tại đây cũng rất mạnh mẽ.

Tại Mozambique, Viettel sử dụng màu cam làm màu chủ đạo cho thiết kế thương hiệu của mình.

Ngoài ra, để phát triển dịch vụ của mình, công tác R&D cũng được phát triển tại mỗi quốc gia mà Viettel kinh doanh nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng tại mỗi nước cách thích hợp nhất.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chiến lược kinh doanh quốc tế của viettel (Trang 25 - 35)