ngân hàng dẫn đầu Việt Nam về ứng dụng công nghệ thông tin năm 2011, sốlượng các điểm giao dịch tăng liên tục, nhân sự trẻ, có trình độ… Tuy nhiên, để có thể vươn lên top dẫn đầu trong l
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đang là mộttrong các chiến lược trọng tâm của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở cácnước đang phát triển Xu hướng sử dụng tiền mặt hiện nay đang giảm dầntrong khi xu hướng sử dụng các phương tiện TTKDTM trong tỷ trọng thanhtoán đang gia tăng mạnh mẽ Thẻ ngân hàng với ưu thế về tính an toàn, thuậntiện, phạm vi sử dụng rộng rãi đã trở thành công cụ TTKDTM hiện đại, vănminh, thu hút được sự quan tâm của cả cộng đồng và ngày càng khẳng định vịtrí của mình trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
Không nằm ngoài xu hướng chung, tại Việt Nam phương thứcTTKDTM đã và đang có những bước chuyển mình tích cực để theo kịp sựphát triển của các nước trên thế giới Tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiệnthanh toán giảm dần qua các năm với tốc độ khá nhanh, đến tháng 7/2012 còn11,14%, giảm đáng kể so với tỷ lệ 19,27% năm 2006 Trong đó, riêng về thẻ,tính đến cuối tháng 9/2012, số lượng phát hành tăng hơn 16 lần, giá trị giaodịch thẻ tăng khoảng 4,7 lần so với cuối năm 2006, tỷ lệ sử dụng thẻ ngânhàng so với các phương tiện TTKDTM khác có xu hướng tăng lên
Thị trường thanh toán thẻ tại Việt Nam tuy còn khá non trẻ nhưng dựbáo sẽ là thị trường cạnh tranh gay gắt và quyết liệt vì các ngân hàng đềunhận thức được tầm quan trọng của thanh toán thẻ đối với sự phát triển củangân hàng trong tương lai
Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á- SeABank bắt đầu triểnkhai thanh toán thẻ từ năm 2008 Là ngân hàng đi sau trong lĩnh vực này, tuynhiên, SeABank có những thế mạnh nhất định để có thể khẳng định vị trí củamình trên thị trường: SeABank là một trong số ít những ngân hàng có chiếnlược phát triển trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu, được xếp trong top 5
Trang 2ngân hàng dẫn đầu Việt Nam về ứng dụng công nghệ thông tin năm 2011, sốlượng các điểm giao dịch tăng liên tục, nhân sự trẻ, có trình độ…
Tuy nhiên, để có thể vươn lên top dẫn đầu trong lĩnh vực thẻ và chiếmlĩnh thị trường này, đòi hỏi phải nhìn nhận một cách khách quan những thuậnlợi và khó khăn, những điểm mạnh và hạn chế của nghiệp vụ thanh toán thẻ,
từ đó đề ra các biện pháp nhằm tăng cường khả năng cạnh trạnh và phát triểntrên thị trường
Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán thẻ của NHTMCP Đông Nam Á” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận nghiệp vụ thanh toán thẻ nói chung,phân tích ý nghĩa, vai trò của nghiệp vụ thanh toán thẻ và các chỉ tiêu đánhgiá sự hoàn thiện của nghiệp vụ thanh toán thẻ cũng như các yếu tố tác động,
từ đó xem xét, đánh giá thực trạng nghiệp vụ thanh toán thẻ tại NHTMCPĐông Nam Á để đưa ra những giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán thẻtại NHTMCP Đông Nam Á
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanhtoán thẻ của NHTMCP Đông Nam Á
- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng nghiệp vụ thanh toán thẻ của SeABank tronggiai đoạn 2009 đến 2012
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê, thu thập thông tin, điều tra thực tiễn
Trang 3- Phương pháp xử lý thông tin: phân tích, tổng hợp, đánh giá số liệu.
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nghiệp vụ thanh toán thẻ của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng nghiệp vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng thương mại cổ
phần Đông Nam Á
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng
thương mại cổ phần Đông Nam Á
Trang 4CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ THANH TOÁN
THẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 KHÁI QUÁT CHỨC NĂNG TRUNG GIAN THANH TOÁN CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại
(1) Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính đóng vai trò quantrọng trong nền kinh tế Ngân hàng bao gồm nhiều loại tùy thuộc vào sự pháttriển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đóNHTM thường chiếm quy mô lớn nhất về tài sản, thị phần và số lượng cácngân hàng Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM:
Theo Peter S.Rose thì “Ngân hàng là một loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”
Theo luật các tổ chức tín dụng năm 2010 của Việt Nam: “NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
“Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:
- Nhận tiền gửi;
- Cấp tín dụng;
- Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”.
Từ phân tích các khái niệm nêu trên, chúng ta có thể hiểu ngân hàng làmột doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh tiền tệ với nghiệp vụ cơ bản là nhận
Trang 5tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
(2) Chức năng của ngân hàng thương mại
Trong nền kinh tế thị trường, NHTM thực hiện các chức năng sau:
a) Chức năng trung gian tín dụng: ngân hàng huy động và tập trung các nguồn
vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để tạo lập nguồn vốn cho vay và
sử dụng nguồn vốn đó để đầu tư vào các nhu cầu khác trong nền kinh tế
b) Chức năng tạo tiền: từ khoản dự trữ tăng lên ban đầu, thông qua hành vi cho
vay bằng chuyển khoản, hệ thống ngân hàng có khả năng tạo nên số tiền gửigấp nhiều lần số dự trữ tăng thêm ban đầu
c) Chức năng trung gian thanh toán: ngân hàng đứng ra thanh toán hộ khách
hàng bằng cách chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác theo yêu cầucủa họ Thực chất của chức năng này là ngân hàng làm thủ quỹ, thực hiện cácdịch vụ ủy nhiệm của khách hàng
Các chức năng của NHTM có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ, bổ sung chonhau Trong đó, chức năng trung gian thanh toán là chức năng có ý nghĩa rất tolớn đối với nền kinh tế Vai trò, ý nghĩa của chức năng trung gian thanh toán sẽđược để cập chi tiết tại mục 1.1.2 của luận văn này
1.1.2 Chức năng trung gian thanh toán của ngân hàng thương mại
(1) Khái niệm chức năng trung gian thanh toán
NHTM làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theoyêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanhtoán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của kháchhàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ Ở đây,NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi ngânhàng là người giữ tài khoản của họ
Trang 6(2) Ý nghĩa của chức năng trung gian thanh toán
Chức năng trung gian thanh toán của NHTM có ý nghĩa rất quantrọng đối với các chủ thể trong nền kinh tế, cụ thể như sau:
a) Đối với khách hàng – tiết kiệm chi phí, thời gian, đảm bảo thanh toán an toàn: với chức năng trung gian thanh toán, các NHTM cung cấp cho khách
hàng nhiều phương tiện thanh toán thuận lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệmthu, thẻ thanh toán…Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mìnhphương thức thanh toán phù hợp Nhờ đó khách hàng không phải giữ tiềntrong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gầnhay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thanh toán Do vậy,khách hàng sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian đi lại, không phảimang theo tiền mặt nên rất an toàn và yên tâm
b) Đối với nền kinh tế – tiết kiệm chi phí, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn: đối
với nền kinh tế, TTKDTM có ý nghĩa quan trọng đến việc tiết kiệm khốilượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó giảm bớt những phí tổn to lớn của xãhội có liên quan đến việc phát hành và lưu thông tiền Trước hết là tiết kiệmchi phí in tiền, sau đó là chi phí cho việc kiểm đếm, chuyên chở, bảo quản vàhủy bỏ tiền cũ, rách Bên cạnh đó, khi ngân hàng thực hiện chức năng trunggian thanh toán, tốc độ thanh toán của nền kinh tế được đẩy nhanh, thúc đẩylưu thông hàng hóa, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế
c) Đối với ngân hàng – tăng nguồn thu, tăng uy tín, hình ảnh: đối với NHTM,
chức năng trung gian thanh toán góp phần tăng thêm nguồn thu từ phí dịch vụthanh toán Hơn nữa, việc cung ứng một dịch vụ thanh toán không dùng tiền
Trang 7mặt có chất lượng làm tăng uy tín, hình ảnh của ngân hàng, từ đó tạo điềukiện thu hút tiền gửi và đem lại các nguồn thu khác cho ngân hàng.
1.2 NGHIỆP VỤ THANH TOÁN THẺ CỦA NGÂN HÀNG
Nếu xét ở góc độ thanh toán: thẻ ngân hàng là một phương tiệnTTKDTM mà chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền muahàng hóa, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán thẻ
Theo quan điểm của NHNN Việt Nam thể hiện trong Quyết định20/2007/QĐ – NHNN ngày 15/5/2007 về Quy chế phát hành, thanh toán, sử
dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng: “Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện các giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thỏa thuận”.
Từ các góc độ xem xét, nghiên cứu khác nhau, người ta đưa ra các kháiniệm về thẻ khác nhau Tuy nhiên, tựu chung lại thì thẻ ngân hàng là công cụthanh toán do ngân hàng phát hành và cấp cho khách hàng sử dụng để thanhtoán tiền mua hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại các điểm chấp nhận thanhtoán thẻ
Trang 8(2) Phân loại thẻ
Trên thị trường hiện nay đang lưu hành rất đa dạng và phong phú các loạithẻ ngân hàng, việc phân loại thẻ có thể dựa trên những căn cứ khác nhau:
a) Căn cứ vào bản chất của nguồn thanh toán thẻ: thẻ gồm 4 loại:
- Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ cho phép chủ thẻ được thực hiện giaodịch trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chứcphát hành thẻ Chủ thẻ tín dụng không phải trả tiền ngay cho đến ngày thanhtoán nợ
- Thẻ ghi nợ (Debit Card): là loại thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch trongphạm vi số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại tổ chức phát hành thẻ.Khi chủ thẻ thực hiện rút tiền mặt hay thanh toán hàng hóa, dịch vụ, giá trị giaodịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ
- Thẻ ghi nợ trả sau (Deferred Debit Card): là loại thẻ mới xuất hiện trên thịtrường, kết hợp các tính năng của thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ Theo đó, chủ thẻđược cấp một hạn mức tín dụng dùng để thanh toán nhưng không được sửdụng để rút tiền mặt Khi thực hiện rút tiền mặt, tiền sẽ được trừ ngay vào tàikhoản của khách hàng Tuy nhiên, khi thực hiện thanh toán tiền hàng hóa,dịch vụ, nhờ hạn mức chi tiêu được cấp, tài khoản của khách hàng sẽ không bịtrừ cho đến ngày thanh toán nợ
- Thẻ trả trước (Prepaid Card): là loại thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giaodịch trong phạm vi giá trị tiền được nạp vào thẻ, tương ứng với số tiền màchủ thẻ đã trả trước cho tổ chức phát hành thẻ Thẻ trả trước có đặc điểmkhác với thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ là chủ thẻ không cần phải có tài khoảntại ngân hàng
b) Căn cứ theo công nghệ sản xuất thẻ: thẻ gồm 2 loại:
Trang 9- Thẻ từ (Magnetic Stripe): là loại thẻ ở mặt sau có 1 dải băng từ để ghi cácthông tin về chủ thẻ và các thông tin cần thiết khác.
- Thẻ thông minh (Chip Card): là loại thẻ được sản xuất trên công nghệ vi xử
lý Mặt trước của thẻ có gắn một chip điện tử như là một máy tính thu nhỏ.Các giao dịch thẻ được xử lý ngay trên chip Đây là công nghệ sản xuất thẻtiên tiến, hiện đại và an toàn, giúp giảm lượng thẻ giả mạo do đặc tính côngnghệ cao, khó làm giả và đặc biệt có thể tích hợp nhiều chức năng lên conchip để làm nên một thẻ đa năng Hiện nay, các tổ chức thẻ lớn đều khuyếnnghị các ngân hàng phải chuyển sang thẻ chip để đảm bảo an toàn
c) Căn cứ theo hạn mức của thẻ: thẻ gồm 3 loại xếp theo hạn mức từ cao xuống
thấp:
- Thẻ bạch kim (Platium Card): là loại thẻ dành riêng cho những khách hàng
có khả năng tài chính lớn, uy tín cao, thuộc khách hàng VIP của ngân hàng.Thẻ bạch kim mang đến cho khách hàng những tiện ích đặc biệt cao cấpnhư giá trị hạn mức rất lớn, cung cấp dịch vụ hỗ trợ toàn cầu và ưu đãi đặcbiệt tại các khách sạn, trung tâm mua sắm, câu lạc bộ Golf, khu nghỉ dưỡngsang trọng và đẳng cấp quốc tế…
- Thẻ vàng (Gold Card): là loại thẻ dành cho đối tượng có thu nhập cao, có
uy tín, khả năng tài chính lành mạnh và nhu cầu chi tiêu lớn
- Thẻ chuẩn (Classic Card): là loại thẻ căn bản nhất, mang tính chất phổthông đại chúng Đây là loại thẻ phổ biến với hạn mức thấp hơn, phù hợpvới khách hàng thu nhập trung bình
d) Căn cứ theo phạm vi sử dụng thẻ: thẻ gồm 2 loại:
- Thẻ nội địa (Local Card): là loại thẻ được phát hành và sử dụng trong phạm
vi lãnh thổ của một Quốc gia, sử dụng đồng bản tệ của Quốc gia để thựchiện giao dịch
Trang 10e) Căn cứ theo chủ thể phát hành thẻ: thẻ gồm 2 loại:
- Thẻ do ngân hàng phát hành: là loại thẻ ngân hàng phát hành cho kháchhàng sử dụng tài khoản của họ tại ngân hàng hoặc sử dụng một số tiền dongân hàng cấp tín dụng Thẻ này được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, nókhông chỉ lưu hành trong một Quốc gia mà còn trên phạm vi toàn cầu
- Thẻ liên kết: là sản phẩm thẻ được phát hành thông qua sự liên kết giữamột ngân hàng với một chủ thể thương mại Sử dụng thẻ liên kết kháchhàng sẽ nhận được ưu đãi từ hai phía: về phía ngân hàng, khách hàng cóthể được ưu đãi về phí, lãi suất, thời gian ân hạn…, còn về phía đối tác,khách hàng có thể được nhận giảm giá, khuyến mãi…
Như vậy, các cách phân loại thẻ ngân hàng có thể được tóm tắt bằng sơ
đồ sau:
Trang 11
Sơ đồ 1.1 Phân loại thẻ ngân hàng
(3) Đặc điểm cấu tạo của thẻ
Dù cho bất kỳ ngân hàng nào phát hành thì thẻ ngân hàng đều được cấutạo theo kích cỡ chuẩn quốc tế, làm bằng chất liệu plastic và có đầy đủ cácyếu tố căn bản như sau: loại thẻ, tên và logo của NHPH, số thẻ, ngày hiệu lực,tên chủ thẻ…
Hình 1.1: Cấu tạo mặt trước của thẻ
Hình 1.2: Cấu tạo mặt sau của thẻ
Trang 12(Nguồn: Trung tâm thẻ SeABank)
Như vậy, với chức năng trung gian thanh toán, ngân hàng đã cung cấp
cho khách hàng các phương tiện TTKDTM đa dạng và tiện ích, trong đó, thẻ làmột phương tiện thanh toán hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, độ bảo mật tốt đã
và đang trở thành phương tiện thanh toán được ưa chuộng sử dụng trên thế giới
1.2.2 Khái niệm nghiệp vụ thanh toán thẻ
Bên cạnh những nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng như huy động
và cho vay…, thẻ ra đời đã kéo theo sự xuất hiện của một nghiệp vụ mới, đó
là nghiệp vụ thẻ Nghiệp vụ thẻ bao gồm nghiệp vụ phát hành và nghiệp vụthanh toán, trong đó, nghiệp vụ thanh toán thẻ là một nghiệp vụ quan trọng vàcốt lõi, quyết định sự tồn tại và phát triển của thẻ trong nền kinh tế
Nghiệp vụ thanh toán thẻ là một nghiệp vụ thanh toán, sử dụng cácphương tiện hiện đại (là tin học, vi xử lý và mạng thông tin) nhằm đảm bảohoạt động thanh toán thẻ được thực hiện một cách thông suốt, an toàn vàchính xác, đẩy nhanh quá trình giao dịch giữa các chủ thể tham gia là ngânhàng, ĐVCNT và chủ thẻ
Đối với các NHTM, nghiệp vụ thanh toán thẻ bao gồm các nội dungchính sau:
- Tìm kiếm ký hợp đồng với ĐVCNT: ngân hàng tìm kiếm các đơn vị làm
đại lý chấp nhận thanh toán hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ
- Thanh toán thẻ tại các ĐVCNT: các bước thực hiện thanh toán hàng hóa
dịch vụ tại các ĐVCNT
- Thanh toán cho các ĐVCNT: ngân hàng thực hiện thanh toán tiền cho
ĐVCNT
- Chấm chấm đối chiếu giao dịch: ngân hàng thực hiện chấm đối chiếu các
giao dịch thanh toán thẻ nhằm đảm bảo tính chính xác và khớp đúng củacác giao dịch thanh toán phát sinh
- Xử lý tra soát, khiếu nại: ngân hàng tiếp nhận và xử lý tra soát, khiếu nại
Trang 13của chủ thẻ và của ĐVCNT liên quan đến các giao dịch thanh toán bằngthẻ.
- Kiểm soát gian lận, giả mạo trong thanh toán thẻ: nhận biết và kiểm
soát các gian lận, giả mạo để hoạt động thanh toán thẻ được an toàn vàchính xác
1.2.3 Vai trò của nghiệp vụ thanh toán thẻ
Thanh toán thẻ là một hình thức TTKDTM được sử dụng phổ biến trêntoàn cầu Nền kinh tế ngày càng phát triển thì thanh toán thẻ càng được ưachuộng và thể hiện vai trò quan trọng:
(1) Đối với ngân hàng
a) Tăng thu nhập cho ngân hàng: khi khách hàng sử dụng thẻ thanh toán làm
tăng lượng tiền gửi thanh toán của khách hàng và lượng tài khoản của cácĐVCNT Dù cho số dư mỗi tài khoản có thể không lớn nhưng số lượng kháchhàng lớn làm tăng lượng tiền mặt của khách hàng gửi trong ngân hàng trởthành khoản vốn nhàn rỗi đáng kể Ngân hàng thông qua đây, sử dụng nguồnnày cho các hoạt động khác để tăng doanh thu
Thông qua hoạt động thanh toán thẻ, doanh thu từ nghiệp vụ thanh toáncủa ngân hàng tăng lên nhờ khoản thu từ phí phát hành, phí thường niên, phígiao dịch, phí chuyển đổi ngoại tệ, phí chiết khấu các ĐVCNT, lãi chậm trả…
b) Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh: cung cấp
dịch vụ thanh toán thẻ, ngân hàng đa dạng hóa các dịch vụ của mình, đápứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, từ đó sẽ góp phần quảng báthương hiệu, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường Bên cạnh đó,khách hàng sử dụng thẻ cũng là cơ hội cho ngân hàng thực hiện bán chéosản phẩm
Trang 14c) Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng: khi triển khai nghiệp vụ thanh toán
thẻ, các ngân hàng phải không ngừng nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống,trang bị máy móc thiết bị đảm bảo cho việc thanh toán và bảo mật trongđiều kiện tốt nhất Do đó, các ngân hàng có điều kiện tiếp cận với côngnghệ tiên tiến trên thế giới, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về côngnghệ
(2) Đối với khách hàng: là phương tiện thanh toán tiên tiến, hiện đại, thanh toán
qua thẻ đã mang lại cho khách hàng rất nhiều tiện ích:
a) Gọn nhẹ, nhanh chóng và tiện lợi: với kích thước nhỏ gọn, chủ thẻ dễ dàng
mang theo khi mua sắm hàng hóa, dịch vụ, không phải mang tiền mặt, khôngmất thời gian kiểm đếm Cùng với rất nhiều kênh thanh toán và mạng lướiĐVCNT rộng khắp trong nước và quốc tế giúp chủ thẻ tiến hành các giao dịch
dễ dàng, rút gọn giai đoạn đổi tiền khi thực hiện giao dịch tại nướcngoài.Thêm vào đó, khách hàng có thể sử dụng thẻ để thanh toán tiền tại bất
cứ lúc nào 24/24 giờ không phụ thuộc vào thời gian làm việc của ngân hàng
b) An toàn: thẻ thanh toán được làm bằng công nghệ cao, các thông tin được lưu
trong băng từ hoặc thẻ chip khiến người khác khó lạm dụng thẻ Bên cạnh đó,chủ thẻ là người duy nhất nắm giữ mã số ngân hàng có quyền sử dụng thẻ nênđảm bảo bí mật, các khoản tiền được chuyển trực tiếp vào tài khoản nên tránhmất mát
c) Văn minh: thanh toán bằng thẻ tạo nên vẻ văn minh, lịch sự và sang trọng
cho khách hàng Mặt khác nó còn giúp cho khách hàng tiếp cận với cácphương thức mua hàng gián tiếp hiện nay như mua hàng qua mạng, quađiện thoại…
(3) Đối với ĐVCNT
Trang 15a) Tăng doanh số bán hàng và thu hút khách hàng: việc chấp nhận thanh toán
thẻ sẽ thu hút thêm được một số lượng lớn khách hàng trong và ngoài nướcđang dùng thẻ làm phương tiện thanh toán, từ đó tăng khách hàng và tăngdoanh số bán hàng
b) Giảm chi phí, an toàn: khi chấp nhận thanh toán bằng thẻ, các ĐVCNT tiết
kiệm được thời gian, công sức kiểm đếm, phân loại và lưu giữ tiền mặt Cáckhoản tiền bán hàng sẽ được chuyển trực tiếp vào tài khoản ngân hàng, do đó
an toàn và thuận tiện hơn trong việc quản lý tài chính
c) Tăng uy tín: thẻ là phương tiện thanh toán hiện đại, nó thể hiện sự văn minh,
tiến bộ cũng như khả năng cạnh tranh cho đơn vị Do đó, chấp nhận thanhtoán thẻ cũng mang lại uy tín cho ĐVCNT
(4) Đối với nền kinh tế
a) Giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông: thanh toán bằng thẻ góp phần vào
việc thay đổi thói quen dùng tiền mặt trong lưu thông, do đó sẽ tiết kiệm đượcmột khối lượng đáng kể chi phí in ấn, bảo quản, vận chuyển cũng như tránhtình trạng tiền giả Điều này giúp cho Nhà nước dễ kiểm soát lượng tiền, dễdàng điều hành và cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế
b) Thực hiện các chính sách quản lý vĩ mô: thanh toán qua ngân hàng giúp Nhà
nước nắm bắt được cung cầu tiền tệ, từ đó đề ra các chính sách liên quan đểđiều tiết nền kinh tế, mang lại hiệu quả cao trong quản lý ở tầm vĩ mô
c) Tạo môi trường văn minh, mở rộng và hội nhập: thanh toán bằng thẻ sử dụng
những tiến bộ khoa học hiện đại tạo môi trường văn minh thương mại, thu hútkhách du lịch và đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện hội nhập nền kinh tế ViệtNam với nền kinh tế thế giới
1.2.4 Chủ thể tham gia nghiệp vụ thanh toán thẻ
Trang 16Hoạt động thanh toán thẻ có sự tham gia chặt chẽ của 5 thành phần cơbản là: Tổ chức trung gian, ngân hàng phát hành thẻ, ngân hàng thanh toánthẻ, chủ thẻ và các đơn vị chấp nhận thẻ Từng chủ thể đóng vai trò quantrọng khác nhau trong việc phát huy tối đa vai trò làm phương tiện thanh toánhiện đại của thẻ ngân hàng.
(1) Tổ chức trung gian: là các tổ chức đứng ra thực hiện hoạt động trung gian
giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng thanh toán thẻ, giữa khách hàng vàĐVCNT Tùy thuộc vào từng kênh thanh toán và từng loại thẻ thanh toán màcác tổ chức trung gian này khác nhau
a) Tổ chức thẻ quốc tế: đây là trung gian thanh toán trong quy trình thanh toán
thẻ quốc tế Tổ chức thẻ quốc tế là đơn vị đầu não, quản lý mọi hoạt độngphát hành và thanh toán thẻ Đây là hiệp hội các tổ chức tài chính, tín dụnglớn, có mạng lưới hoạt động rộng khắp và đạt được sự nổi tiếng với thươnghiệu và các loạt sản phẩm đa dạng như tổ chức thẻ VISA, MasterCard, công
ty thẻ JCB… Tổ chức thẻ quốc tế đưa ra một quy chế chung cho các đơn vịtham gia và có hiệu lực trên phạm vi toàn cầu Tổ chức thẻ quốc tế chịu tráchnhiệm tổ chức và hướng dẫn các thành viên của mình thực hiện theo đúng quychế, quy định đề ra cũng như có trách nhiệm phân xử hòa giải tranh chấptrong quá trình vận hành Bất cứ ngân hàng nào phát hành và thanh toán thẻquốc tế cũng là thành viên của một tổ chức thẻ quốc tế
Tổ chức thẻ quốc tế không giao dịch trực tiếp với chủ thẻ hay ĐVCNT
mà chỉ cung cấp một hệ thống chuyển mạch viễn thông toàn cầu để phục vụcho quy trình thanh toán, cấp phép cho giao dịch của khách hàng một cáchnhanh chóng, hiệu quả
b) Trung tâm chuyển mạch quốc gia: đây là trung gian thanh toán trong quy
trình thanh toán thẻ nội địa Là đầu mối kết nối hệ thống thanh toán giữa các
Trang 17hệ thống ngân hàng, các tổ chức thẻ khác nhau để thực hiện trao đổi, giaodịch với nhau, hình thành nên một mạng lưới rộng khắp, giúp cho chủ thẻ cóthể sử dụng thẻ ở phạm vi rộng lớn hơn Mặt khác, trung tâm chuyển mạchcòn giúp cho các ngân hàng tiết kiệm chi phí đáng kể cho việc đầu tư, mởrộng mạng lưới chấp nhận thẻ do việc tận dụng được đầu tư của các ngânhàng khác.
(2) Chủ thẻ: là các cá nhân được ngân hàng phát hành thẻ, có tên in nổi trên thẻ
và sử dụng thẻ theo những điều khoản, điều kiện do ngân hàng phát hành quyđịnh Chủ thẻ sử dụng thẻ của mình để thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại cácđơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ có chấp nhận thẻ, ứng tiền mặt tại cácđiểm ứng tiền mặt thuộc hệ thống ngân hàng Chủ thẻ bao gồm chủ thẻ chính
và chủ thẻ phụ
- Chủ thẻ chính: là cá nhân đứng tên thỏa thuận về việc sử dụng thẻ với tổ chức
phát hành thẻ và có nghĩa vụ thực hiện thỏa thuận đó
- Chủ thẻ phụ: là cá nhân được chủ thẻ chính cho phép sử dụng thẻ theo
thỏa thuận về việc sử dụng thẻ giữa chủ thẻ chính và tổ chức phát hànhthẻ Chủ thẻ phụ chịu trách nhiệm về việc sử dụng thẻ với chủ thẻ chính.Tuy nhiên, chủ thẻ chính là người có trách nhiệm thanh toán cuối cùngcho ngân hàng
(3) Ngân hàng phát hành: là đơn vị được ngân hàng trung ương hoặc cơ quan có
thẩm quyền của nước sở tại cho phép thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ, cấpthẻ cho các chủ thẻ sử dụng, chịu trách nhiệm thanh toán và cung cấp các dịch
vụ liên quan đến thẻ đó Đối với việc phát hành thẻ quốc tế còn phải đượcphép của tổ chức thẻ quốc tế đó cho phép sau khi thẩm tra các điều kiện theođúng quy định
Trang 18NHPH trực tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lý, phát hành thẻ, mở vàquản lý tài khoản của chủ thẻ, đặt ra các quy định và điều kiện sử dụng đốivới khách hàng là chủ thẻ NHPH được phép thu các khoản phí, lãi liên quanđến quá trình phát hành và sử dụng thẻ, và có nghĩa vụ đầu mối tiếp nhận, giảiquyết các khiếu nại, tranh chấp của khách hàng khi có lỗi xảy ra.
(4) Ngân hàng thanh toán: là ngân hàng trực tiếp ký hợp đồng với các ĐVCNT
và thanh toán các chứng từ giao dịch do ĐVCNT xuất trình Thông thườngngân hàng thanh toán sẽ thu của các ĐVCNT một mức phí chiết khấu choviệc xử lý các giao dịch có sử dụng thẻ Mức phí này cao hay thấp phụ thuộcvào từng ngân hàng và vào mối quan hệ chiến lược đối với các đơn vị khácnhau Khi tham gia thanh toán thẻ, ngân hàng thanh toán thu được các khoảnphí chiết khấu đại lý, đồng thời cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác cho cácĐVCNT như dịch vụ thấu chi, có thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi trên tàikhoản của ĐVCNT mở tại ngân hàng để kinh doanh…
(5) Đơn vị chấp nhận thẻ: là đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp
đồng chấp nhận thẻ như một phương tiện thanh toán Để trở thành ĐVCNTđối với một loại thẻ ngân hàng nào đó, nhất thiết là đơn vị này phải có tìnhhình tài chính tốt và có năng lực kinh doanh Các ĐVCNT sẽ được ngân hàng
hỗ trợ các trang thiết bị, máy móc cần thiết để thực hiện các giao dịch bằngthẻ Đồng thời được ngân hàng hướng dẫn cho cách dùng các thiết bị, máymóc kiểm tra tính thật giả của thẻ và quảng cáo trên các phương tiện về cơ sở
có tham gia thanh toán thẻ
1.2.5 Quy trình nghiệp vụ thanh toán thẻ
Quy trình nghiệp vụ thanh toán thẻ bao gồm quy trình chấp nhận thẻ vàquy trình thanh toán thẻ được mô tả chi tiết như sau:
Trang 19(1) Quy trình chấp nhận thẻ tại ĐVCNT
Khi khách hàng xuất trình thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, cácĐVCNT phải kiểm tra số tiền thanh toán có nằm trong hạn mức quy định củaNHTT hay không Nếu số tiền thanh toán vượt hạn mức quy định thì ĐVCNTphải xin cấp phép thanh toán Tùy thuộc vào từng loại dịch vụ và từng loại thẻ
mà hạn mức thanh toán có thể sẽ khác nhau
Mỗi ĐVCNT khi chấp nhận thanh toán phải trải qua các giai đoạn sau:
- Kiểm tra đặc điểm an toàn của thẻ: kiểm tra tính thật giả của thẻ, mã xác địnhchủ thẻ (PIN)…để xác định có đúng chủ thẻ không
- Xin cấp phép thực hiện giao dịch: đối với những giao dịch vượt hạn mức phảixin cấp phép
- Lập hóa đơn thanh toán: Thông thường thu ngân in ra 3 liên hóa đơn và yêucầu khách hàng ký trên cả 3 liên Trong đó, 1 liên trả lại cho chủ thẻ, 1 liênĐVCNT giữ lại lưu chứng từ và 1 liên nộp lại cho NHTT
- Tổng kết giao dịch (thực hiện settlement): ĐVCNT thực hiện truyền dữ liệuthanh toán đến NHTT đề nghị thanh toán Việc truyền dữ liệu có thể được thựcvài lần trong ngày hoặc thực hiện vào cuối ngày
- Giao nộp hóa đơn: Sau một khoảng thời gian nhất định, ĐVCNT lập bảng kêliệt kê toàn bộ hóa đơn giao dịch nộp cho NHTT để đối chiếu
(2) Quy trình thanh toán thẻ
- Tại NHTT:
+ Sau khi nhận được dữ liệu thanh toán từ ĐVCNT, NHTT tiến hànhtạm ứng thanh toán, ghi có vào tài khoản của ĐVCNT giá trị hóađơn giao dịch
Trang 20+ NHTT tổng hợp dữ liệu gửi đến tổ chức trung gian thanh toán (Tổchức thẻ quốc tế, tổ chức chuyển mạch quốc gia) để đòi tiền NHPH.+ Khi tiếp nhận hóa đơn và bảng kê từ ĐVCNT, NHTT phải tiến hànhkiểm tra tính hợp lệ của các thông tin in trên hóa đơn, thực hiệnchấm đối chiếu giao dịch giữa chứng từ do ĐVCNT cung cấp với sốgiao dịch ghi nhận trên hệ thống Nếu không khớp đúng, tìm nguyênnhân và tiến hành xử lý kịp thời.
- Tại tổ chức trung gian thanh toán: tiến hành chọn lọc dữ liệu, phân loại, bù trừgiữa các ngân hàng thành viên
- Tại NHPH: Khi nhận thông tin dữ liệu từ tổ chức trung gian thanh toán sẽ tiếnhành thanh toán Nếu có vấn đề tranh chấp, đòi tiền cũng phải thực hiện qua
tổ chức trung gian thanh toán
Đối với thẻ tín dụng, định kỳ hàng tháng, NHPH sẽ in sao kê ghi rõ cáckhoản đã sử dụng gửi đến chủ thẻ, yêu cầu chủ thẻ thanh toán Thông thườngcác ngân hàng yêu cầu chủ thẻ sau 1 khoảng thời gian nhất định kể từ ngàysao kê (thường là 15 ngày) phải thanh toán toàn bộ chi phí cho ngân hàng.Nếu chủ thẻ không thanh toán thì sẽ phải chịu một mức lãi suất nhất định
(3) Sơ đồ quy trình nghiệp vụ thanh toán thẻ
Quy trình nghiệp vụ thanh toán thẻ được trình bày tóm tắt thông qua sơ
Trang 21Sơ đồ 1.2: Luồng thông tin trong thanh toán thẻ tại ĐVNCT
- Bước 1: Chủ thẻ đến ĐVNCT thực hiện giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ
- Bước 2: ĐVCNT chuyển dữ liệu thông tin thẻ đến NHTT
- Bước 3: NHTT chuyển thông tin đến TCTQT/Trung tâm chuyển mạch
- Bước 4: TCTQT/Trung tâm chuyển mạch chuyển tiếp thông tin đến
NHPH để kiểm tra
- Bước 5: NHPH sau khi kiểm tra nếu các điều kiện thanh toán đều thỏa mãn
(đúng thông tin về thẻ, tài khoản còn số dư), gửi thông tin chấp nhận lại choTCTQT/Trung tâm chuyển mạch
- Bước 6: TCTQT/Trung tâm chuyển mạch gửi thông tin chấp nhận thanh
toán cho NHTT
- Bước 7: Ngân hàng thanh toán chuyển tiếp thông tin đến ĐVCNT
- Bước 8: ĐVCNT cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho chủ thẻ
b) Quy trình luồng tiền trong thanh toán thẻ tại ĐVCNT
TCTQT/Trungtâm chuyển mạch (5)
PHÁT HÀNH
NGÂN HÀNGTHANHTOÁN
CHỦ THẺĐVCNT
(8)(7)
(2)(1)
Trang 22Sơ đồ 1.3: Luồng tiền trong thanh toán thẻ tại ĐVCNT
- Bước 1: ĐVCNT gửi dữ liệu thanh toán đến NHTT để thanh toán
- Bước 2: Ngân hàng thanh toán tạm ứng cho ĐVCNT
- Bước 3: NHTT gửi dữ liệu thanh toán cho TCTQT/Trung tâm chuyển mạch
- Bước 4: TCTQT/Trung tâm chuyển mạch gửi dữ liệu thanh toán cho
NHPH
- Bước 5: NHPH thanh toán cho TCTQT/Trung tâm chuyển mạch
- Bước 6: TCTQT/Trung tâm chuyển mạch thanh toán cho NHTT
- Bước 7: NHPH gửi sao kê tín dụng cho chủ thẻ
- Bước 8: Chủ thẻ thanh toán tiền cho NHPH
Đối với Quy trình thanh toán thẻ ghi nợ: bước 5: NHPH sẽ hạch toánghi nợ ngay tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ mở tại NHPH rồi mớichuyển tiền cho TCTQT/Trung tâm chuyển mạch
Trong quy trình thanh toán thẻ quốc tế, luồng thông tin và luồng tiền sẽđược chuyển qua TCTQT Đối với trường hợp thanh toán thẻ nội địa, luồngthông tin và tiền sẽ được chuyển qua Trung tâm chuyển mạch
1.3 MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VỀ
THANH TOÁN THẺ
Việc tìm hiểu và nắm bắt rõ các quy định của NHNN về thanh toán thẻ
TCTQT/Trungtâm chuyển
Trang 23giúp ngân hàng định hướng xây dựng chính sách, chiến lược phát triển phùhợp, tuân thủ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong thanh toán thẻ của bảnthân ngân hàng.
1.3.1 Quyết định số 1092/2002/QĐ -NHNN
Quyết định số 1092/2002/QĐ –NHNN ngày 8/10/2002 về việc Banhành Quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanhtoán có quy định cụ thể về trình tự lập, kiểm soát, luân chuyển, xử lý chứng từ
và hạch toán các giao dịch thanh toán trong nước qua tổ chức cung ứng dịch
vụ thanh toán đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam như sau:
Tại Điều 3 – Phần I - Quy định chung có quy định:
“Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải kiểm soát các chứng từ thanh toán của khách hàng trước khi hạch toán và thanh toán, đảm bảo lập đúng thủ tục quy định, dấu (nếu có đăng ký mẫu) và chữ ký trên chứng từ thanh toán đúng với mẫu đã đăng ký tại ngân hàng (nếu là chữ ký tay) hoặc đúng với chữ ký điện tử do ngân hàng cấp (nếu là chữ ký điện tử); khả năng thanh toán của khách hàng còn đủ để chi trả số tiền trên chứng từ.
Đối với chứng từ thanh toán hợp lệ, được đảm bảo khả năng thanh toán, ngân hàng có trách nhiệm xử lý chính xác, an toàn, thuận tiện; sử dụng tài khoản kế toán để hạch toán các giao dịch thanh toán và giữ bí mật về số
dư trên tài khoản tiền gửi của khách hàng theo đúng quy định của pháp luật Khi phát sinh giao dịch thanh toán trên tài khoản tiền gửi của khách hàng, ngân hàng phải gửi đầy đủ, kịp thời giấy báo Nợ hoặc giấy báo có và cuối tháng gửi bản sao sổ tài khoản tiền gửi hay giấy báo số dư tài khoản tiền gửi cho chủ tài khoản biết.
Ngân hàng được quyền từ chối thanh toán đối với chứng từ thanh toán
Trang 24không hợp lệ, không được đảm bảo khả năng thanh toán.”
Tại Mục 2a.Điều 6 – Phần II – Thủ tục thực hiện các giao dịch thanh toánquy định rõ thủ tục thực hiện thanh toán hàng hóa cho các ĐVCNT như sau:
“Việc tiếp nhận thanh toán bằng thẻ phải có hợp đồng thỏa thuận giữa NHPH thẻ hoặc NHTT thẻ với ĐVCNT.
NHPH và NHTT (tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ) có trách nhiệm hướng dẫn đầy đủ quy trình thanh toán cho các ĐVCNT.
- Tại các ĐVCNT: Khi chủ thẻ xuất trình thẻ để mua hàng há, dịch vụ, ĐVCNT phải sử dụng máy chuyên dùng kết hợp với việc kiểm tra bằng mắt kiểm tra:
+ Tính hợp lệ, thời hạn hiệu lực của thẻ.
+ Đối chiếu số thẻ của khách hàng với thông báo về danh sách thẻ bị từ chối thanh toán của NHPH.
+ Đối chiếu số tiền thanh toán với hạn mức do NHTT quy định.
+ Kiểm tra giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người cầm thẻ xem người cầm thẻ có phải là chủ thẻ hay không (trong trường hợp có nghi ngờ đối với người cầm thẻ).
- Sau khi kiểm tra nếu thẻ đủ điều kiện thanh toán, ĐVCNT lập hóa đơn thanh toán hàng hóa, dịch vụ, yêu cầu chủ thẻ ký trên hóa đơn thanh toán, đối chiếu chữ ký trên hóa đơn với chữ ký của chủ thẻ trên thẻ (nếu có) Hóa đơn thanh toán hàng hóa, dịch vụ được lập 3 liên sử dụng như sau:
+ 1 liên gửi cho chủ thẻ cùng với thẻ;
+ 1 liên lưu tại ĐVCNT;
+ 1 liên kèm theo bảng kê các hóa đơn thanh toán (ĐVCNT lập cuối ngày hoặc định kỳ thỏa thuận thanh toán với NHPH hoặc NHTT) gửi
Trang 25cho NHTT để thanh toán.
- Tại NHTT: Nhận được bảng kê kèm các hóa đơn thanh toán của ĐVCNT gửi đến, sau khi đã kiểm tra đủ điều kiện thanh toán, NHTT có trách nhiệm thanh toán ngay cho ĐVCNT.
- Việc thanh toán giữa NHPH và NHTT về số tiền thanh toán cho ĐVCNT được thực hiện theo thỏa thuận giữa 2 bên qua các phương thức thanh toán giữa các ngân hàng.”
1.3.2 Quyết định số 20/2007/QĐ –NHNN
Quyết định số 20/2007/QĐ –NHNN ngày 15/5/2007 về việc Ban hànhQuy chế, phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt độngthẻ ngân hàng Trong đó một số nội dung về thanh toán thẻ có thể được tómtắt như sau:
- Đồng tiền thanh toán trên thẻ: Trên lãnh thổ Việt Nam, các giao dịch thẻ phải
được thực hiện bằng đồng Việt Nam hoặc quy đổi ra đồng Việt Nam Ngoàilãnh thổ Việt Nam, giao dịch thẻ quốc tế được thực hiện bằng đồng Việt Nam,ngoại tệ tự do chuyển đổi và các đồng tiền khác được tổ chức thanh toán chấpnhận làm đồng tiền thanh toán trong các giao dịch vãng lai theo quy định củapháp luật về quản lý ngoại hối
- Phí dịch vụ thẻ: Chủ thẻ phải trả phí cho việc sử dụng dịch vụ thẻ NHPH,
NHTT phải công bố các loại phí và mức phí cho bên phải trả phí trước khibên trả phí sử dụng dịch vụ ĐVCNT không được phép thu từ chủ thẻ các loạiphí liên quan đến việc chấp nhận thẻ trong các giao dịch thanh toán hàng hóa,dịch vụ
- Trích lập dự phòng rủi ro: NHPH, NHTT phải trích lập dự phòng rủi ro để bù
đắp các rủi ro phát sinh từ nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ
Trang 26- Tuân thủ các điều kiện về tổ chức thanh toán: NHTT phải tuân thủ các quy
định về tỷ lệ đảm bảo an toàn, đảm bảo nguyên tắc quản lý rủi ro trong ngânhàng điện tử, tuân thủ các quy định về kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với việcthực hiện dịch vụ thanh toán thẻ
- Tổ chức thực hiện thanh toán thẻ: việc tổ chức thanh toán thẻ phải được thực
hiện theo hợp đồng thanh toán, việc thanh toán bù trừ thẻ được thực hiện theothỏa thuận về việc tổ chức thanh toán giữa các bên liên quan
- Các quy định về từ chối thanh toán thẻ: Thẻ bị từ chối trong các trường hợp
thẻ giả hoặc có liên quan đến giao dịch giả mạo; thẻ đã được chủ thẻ thôngbáo mất; số dư hoặc hạn mức không đủ chi trả; chủ thẻ không thanh toán cáckhoản lãi phí theo quy định của NHPH; chủ thẻ vi phạm quy định của NHNN,NHPH, NHTT
- Thu giữ thẻ: NHPH, NHTT, ĐVCNT và các cơ quan pháp luật có quyền thu
giữ thẻ trong các trường hợp thẻ giả; người sử dụng thẻ không chứng minhđược mình là chủ thẻ; chủ thẻ không thực hiện đúng các quy định của NHPHhoặc của TCTQT mà thẻ đó mang nhãn hiệu thương mại; theo yêu cầu củaNHPH hoặc của TCTQT mà thẻ đó mang nhãn hiệu thương mại
- Bảo mật thông tin: NHPH, NHTT, ĐVCNT và tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán bù trừ giao dịch thẻ có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin liênquan đến giao dịch thẻ và chỉ được cung cấp thông tin trong các trường hợptheo yêu cầu của chủ thẻ; theo yêu cầu của NHPH hoặc NHTT; theo quy địnhcủa pháp luật
- Quyền và nghĩa vụ của NHPH: NHPH có quyền yêu cầu chủ thẻ, NHTT cung
cấp các thông tin cần thiết liên quan đến phát hành và thanh toán thẻ NHPH
có nghĩa vụ giải quyết tra soát, trả lời khiếu nại của chủ thẻ, thực hiện cácbiện pháp an toàn, phòng ngừa rủi ro cho các giao dịch thẻ
Trang 27- Quyền và nghĩa vụ của chủ thẻ: chủ thẻ có quyền sử dụng thẻ thanh toán hàng
hóa dịch vụ mà không bị phân biệt giá so với thanh toán bằng tiền mặt, đượccung cấp thông tin về giao dịch thẻ Chủ thẻ có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ,đúng hạn cho NHPH các khoản lãi, phí theo thỏa thuận với NHPH
- Quyền và nghĩa vụ NHTT: NHTT có quyền được NHPH thanh toán đầy đủ, kịp
thời với các giao dịch thẻ đã được thực hiện, được ĐVCNT hoàn trả tiền đối vớicác giao dịch thẻ không thực hiện đúng hợp đồng thanh toán thẻ, được cung cấpcác thông tin cần thiết liên quan đến giao dịch thẻ của chủ thẻ tại ĐVCNT, đượchưởng phí dịch vụ thẻ theo thỏa thuận giữa các bên, được quyền thu giữ thẻ theoquy định NHTT có nghĩa vụ yêu cầu ĐVCNT không được phân biệt giá trongthanh toán thẻ, hướng dẫn các biện pháp, quy trình nghiệp vụ bảo mật trongthanh toán đối với ĐVCNT, thực hiện yêu cầu tra soát mà NHPH đưa ra trongthời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu từ NHPH
- Quyền và nghĩa vụ ĐVCNT: ĐVCNT được NHPH, NHTT thanh toán đầy đủ
các giao dịch thẻ đã thực hiện, có quyền thu giữ thẻ theo quy định Có nghĩa
vụ chấp nhận thẻ trong thanh toán hàng hóa, dịch vụ mà không được phânbiệt giá so với thanh toán bằng tiền mặt, thực hiện đầy đủ quy trình kỹ thuậtnghiệp vụ liên quan đến giao dịch thẻ
1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGHIỆP VỤ THANH
TOÁN THẺ
1.4.1 Nhân tố từ phía ngân hàng
Các nhân tố ảnh hưởng từ phía ngân hàng là những nhân tố quyết địnhđến sự hoàn thiện và phát triển của nghiệp vụ thanh toán thẻ, bao gồm:
(1) Định hướng và chính sách phát triển nghiệp vụ thanh toán thẻ: định hướng
và chính sách phát triển đúng đắn, phù hợp với tình hình trong nước và xu
Trang 28hướng phát triển của thế giới về lĩnh vực thanh toán thẻ là yếu tố tạo nên sựthành công Để làm được điều này, ngân hàng phải xây dựng cho mình quytrình nghiệp vụ thanh toán trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu thị trường, xácđịnh khách hàng mục tiêu…từ đó có thể thỏa mãn nhu cầu thanh toán ngàycàng cao của khách hàng.
(2) Trình độ của đội ngũ cán bộ: nghiệp vụ thanh toán thẻ là một nghiệp vụ gắn
liền với việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong hệ thống ngân hàng, đồngthời phải thường xuyên liên kết, hợp tác với các tổ chức thanh toán thẻ quốc
tế Do đó, đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụcao, trình độ tin học và ngoại ngữ tốt để đảm bảo vận hành hệ thống thanh
toán thẻ hiệu quả và an toàn.
(3) Hệ thống công nghệ và mạng lưới các ĐVCNT: để cung cấp dịch vụ thanh
toán thẻ, ngân hàng phải đảm bảo một hệ thống thanh toán hiện đại, theo kịpyêu cầu của thế giới, đảm bảo việc thanh toán an toàn, nhanh chóng, không bịgián đoạn Ngoài ra, thanh toán thẻ chỉ thực sự phát triển khi ngân hàng cómột mạng lưới ĐVCNT rộng khắp, đa dạng loại hình kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ vì ĐVCNT là nơi khách hàng sử dụng thẻ,là nhân tố không thể thiếu
của nghiệp vụ thanh toán thẻ
1.4.2 Nhân tố từ phía khách hàng
Khách hàng là một nhân tố không thể thiếu trong kinh doanh bất kỳ loạihình dịch vụ nào Tâm lý tiêu dùng, thị hiếu, thu nhập, trình độ văn hóa…củakhách hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu cũng như sự trông đợi của họvào chất lượng dịch vụ thanh toán
(1) Trình độ dân trí: trong một xã hội có trình độ dân trí cao thì các ứng dụng của
khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại sẽ dễ dàng tiếp cận với người dân Từ đó,phương thức thanh toán bằng thẻ cũng sẽ cũng dễ dàng xâm nhập và phát triển
Trang 29(2) Thói quen thanh toán tiền mặt: thẻ là một phương tiện thanh toán không dùng
tiền mặt Do đó, thói quen tiêu dùng tiền mặt trong thanh toán sẽ ảnh hưởngkhá lớn đến nghiệp vụ thanh toán thẻ Chỉ khi việc thanh toán được thực hiệnchủ yếu qua hệ thống ngân hàng thì nghiệp vụ thanh toán thẻ mới có cơ hộihoàn thiện, mở rộng và phát triển
(3) Thu nhập: thu nhập phản ánh mức sống và nhu cầu của người dân Khi thu
nhập tăng, nhu cầu chi tiêu, mua sắm…cũng đa dạng và phong phú hơn Từ đó,phương tiện thanh toán an toàn, thuận tiện như thẻ sẽ là phương tiện hữu íchđáp ứng nhu cầu này của họ Mặt khác, khi khách hàng có một mức thu nhậpcao thì đòi hỏi về chất lượng thanh toán sẽ ngày càng tăng tạo động lực chongân hàng luôn phải hoàn thiện và phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng caocủa khách hàng
1.4.3 Nhân tố từ môi trường kinh doanh
(1) Môi trường pháp lý: các quy chế, quy định về thẻ sẽ gây ảnh hưởng hai mặt:
có thể theo hướng khuyến khích việc thanh toán thẻ nếu có những quy chế hợp
lý, nhưng mặt khác nếu quy chế quá chặt chẽ hoặc quá lỏng lẻo có thể gây ranhững ảnh hưởng tiêu cực Một môi trường pháp lý hoàn thiện, chặt chẽ vàhiệu lực mới có thể đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên tham gia vào quytrình thanh toán thẻ
(2) Môi trường kinh tế: khi nền kinh tế phát triển bền vững, ổn định dẫn tới sự ổn
định về tiền tệ, tăng thu nhập của người dân, văn hóa giáo dục nâng cao Đây lànhững điều kiện cần thiết cho việc phát triển nghiệp vụ thanh toán thẻ
(3) Môi trường công nghệ: hoạt động thanh toán thẻ chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi
trình độ khoa học công nghệ Một Quốc gia có môi trường khoa học công nghệ
Trang 30tiên tiến thì các ngân hàng có thể cung cấp dịch vụ thanh toán thẻ với sự nhanhchóng và an toàn cao hơn.
(4) Môi trường cạnh tranh: khi nhiều thành viên tham gia vào thị trường, cạnh
tranh diễn ra gay gắt đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán thẻ phảikhông ngừng cải tiến công nghệ, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ… nhằm thựchiện tốt chăm sóc khách hàng
1.5 RỦI RO TRONG THANH TOÁN THẺ
Hầu hết tất cả các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng đều chứa đựngnhiều rủi ro, đặc biệt đối với lĩnh vực thanh toán thẻ là một lĩnh vực còn khámới mẻ ở Việt Nam Rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ là các tổn thất vềvật chất và phi vật chất có liên quan đến hoạt động thanh toán thẻ Khi rủi roxảy ra, nó không chỉ gây tổn thất cho các chủ thể tham gia thanh toán thẻ màcòn gây hậu quả lâu dài đối với xã hội, gây mất lòng tin của công chúng đốivới ngân hàng
1.5.1 Xét từ góc độ vĩ mô
Thanh toán thẻ được thực hiện trên phạm vi toàn cầu, do vậy, một sốvấn đề không những bị điều chỉnh bởi pháp luật trong nước mà còn bị điềuchỉnh bởi pháp luật nước ngoài, thông lệ quốc tế Nếu các chủ thể tham giatrong hoạt động thẻ không nắm bắt được hết các nội dung, quy phạm phápluật sẽ dẫn đến rủi ro
(1) Rủi ro tình hình kinh tế thay đổi: khi nền kinh tế thay đổi, cụ thể là các cơ
chế, chính sách như các chính sách về thuế… sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu chitiêu, du lịch cũng như khả năng chi trả của chủ thẻ Bên cạnh đó còn ảnhhưởng đến hiệu quả của việc đầu tư đổi mới trang thiết bị ngành thẻ của ngânhàng
Trang 31(2) Rủi ro tình hình chính trị thay đổi: hệ thống chính trị xảy ra biến cố sẽ tác
động đến nền kinh tế, dẫn đến khả năng xảy ra rủi ro, đặc biệt là trong quan
hệ với nước ngoài và các tổ chức quốc tế
1.5.2 Xét từ góc độ ngân hàng
(1) Rủi ro giả mạo: giả mạo có thể xảy ra trong toàn bộ quá trình kinh doanh thẻ,
từ khâu phát hành đến khâu thanh toán Giả mạo thẻ có thể bao gồm các hìnhthức: phát hành thẻ với thông tin giả mạo, sao chép giả mạo băng từ giả,ĐVCNT giả mạo…
(2) Rủi ro tín dụng: rủi ro này xảy ra ở các loại thẻ tín dụng, khi chủ thẻ không
có khả năng thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ các khoản chi tiêu bằnghạn mức tín dụng Rủi ro này xảy ra khi khâu thẩm định khách hàng khôngtốt, không xác thực thông tin về chủ thẻ, không sử dụng các biện pháp đảm
bảo an toàn cần thiết, hoặc chủ thẻ cố tình gian lận.
(3) Rủi ro kỹ thuật: đây là rủi ro liên quan đến hệ thống quản lý thẻ như sự cố
nghẽn mạch, trục trặc về xử lý thông tin, bảo mật…Loại rủi ro này rất cầnđược quan tâm vì khi sự cố xảy ra, tác hại rất lớn, không chỉ ảnh hưởng đếnmột khách hàng, một ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến cả hệ thống hoạt độngthẻ Rủi ro này có thể xảy ra do sự cố bất khả kháng và cũng có thể do nguyênnhân chủ quan là hệ thống không được đầu tư đúng mức, công tác cập nhật,bảo quản không được quan tâm một cách nghiêm túc để kẻ gian xâm nhập
vào hệ thống đánh cắp thông tin.
(4) Rủi ro đạo đức: đây là rủi ro liên quan đến cán bộ ngân hàng trong lĩnh vực
kinh doanh thẻ Hành vi cán bộ lợi dụng chức vụ, vị trí công tác, sự hiểu biết
về nghiệp vụ thẻ, quy trình tác nghiệp không chặt chẽ,… để thực hiện các
hành vi gian lận, giả mạo gây tổn thất cho ngân hàng hoặc khách hàng Rủi ro
sẽ xảy ra khi tư cách đạo đức của cán bộ bị thoái hóa, biến chất, công tác soạnthảo quy trình nghiệp vụ không được kiểm soát chặt, công tác kiểm tra, kiểmsoát nội bộ không được thực hiện đúng chuẩn mực
Trang 32(5) Rủi ro do trình độ dân trí: chủ thẻ là người trực tiếp sử dụng thẻ, khi chưa
nhận thức hết trách nhiệm, quyền hạn cũng như quy định ràng buộc có thểdẫn đến những sai sót vi phạm vô tình hoặc cố ý đều có thể gây ra rủi ro cho
chính bản thân và các chủ thể khác.
Bên cạnh đó, đông đảo tầng lớp dân cư cho dù không phải là chủ thẻcũng có thể gây tổn thất, rủi ro cho ngân hàng như làm hư hỏng trang thiết bịgiao dịch tự động đặt ở nơi công cộng Rủi ro này xảy ra do người dân chưa
có ý thức sử dụng các dịch vụ công cộng, chưa có hành vi cảnh giác với bọngian lận, chưa tự bảo vệ thông tin thẻ
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Ngân hàng là một tổ chức tài chính quan trọng đối với sự phát triển củanền kinh tế NHTM thực hiện 3 chức năng cơ bản là chức năng trung gian tíndụng, chức năng thanh toán và chức năng tạo tiền Các chức năng có mốiquan hệ chặt chẽ, hỗ trợ, bổ sung cho nhau Trong đó, chức năng trung gianthanh toán là chức năng có ý nghĩa rất to lớn trong nền kinh tế
Khi thực hiện chức năng trung gian thanh toán, NHTM cung cấp chokhách hàng rất nhiều phương tiện TTKDTM an toàn và tiện ích Trong cácphương tiện thanh toán đó thì thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán hiệnđại, văn minh, ứng dụng công nghệ cao đang ngày càng được chú trọng vàđầu tư thích đáng
Thẻ ra đời kéo theo sự ra đời một nghiệp vụ mới của NHTM, đó lànghiệp vụ thẻ Nghiệp vụ thẻ bao gồm nghiệp vụ phát hành và nghiệp vụthanh toán, Trong đó, nghiệp vụ thanh toán là nghiệp vụ trọng tâm quyết định
sự phát triển của thẻ
Việc tìm hiểu những lý luận cơ bản nhất về nghiệp vụ thanh toán thẻbao gồm: khái niệm, vai trò, quy trình, một số quy định của NHNN về thanh
Trang 33toán thẻ, nhân tố ảnh hưởng, rủi ro trong thanh toán thẻ chính là nền tảng cơbản, là tiền đề để nghiên cứu và đánh giá thực trạng nghiệp vụ thanh toán thẻcủa NHTMCP Đông Nam Á ở chương 2.
Trang 342 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ THANH TOÁN THẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á
2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐÔNG NAM Á
2.1.1 Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Tên tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
Tên tiếng Anh: Southeast Asia Commercial Joint Stock Bank
Tên viết tắt: SeABank
Hội sở: 25 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Trang 35SeABank không chỉ phát triển trong lĩnh vực tài chính mà còn làmột tổ chức có ý thức trách nhiệm xã hội cao, tích cực tham gia các hoạtđộng về phát triển giáo dục cộng đồng, bảo vệ môi trường và ủng hộ từthiện, khuyến học
Với những nỗ lực không ngừng trong quá trình phát triển, ngày 20tháng 10 năm 2012, SeABank đã được Chủ tịch nước trao tặng huân chươnglao động hạng ba vì có nhiều thành tích đóng góp vào sự nghiệp phát triểnngành ngân hàng nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung
Chiến lược phát triển: chiến lược phát triển cốt lõi của SeABank
trong thời gian tới là trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam.SeABank sẽ tập trung đặc biệt vào khách hàng cá nhân (bắt đầu bằng thịtrường đại chúng và thị trường trung lưu, sau đó sẽ tiến tới thị trường caocấp), nhưng vẫn phát triển đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ và một sốdoanh nghiệp lớn Các sản phẩm dịch vụ của SeABank được thiết kế đadang, phù hợp với nhu cầu và năng lực tài chính của từng đối tượng vàphân khúc khách hàng khác nhau
Tầm nhìn: Phát triển mạnh hệ thống theo cấu trúc của một ngân
hàng bán lẻ, từng bước tạo lập mô hình của một ngân hàng đầu tư chuyêndoanh và phát triển đầy đủ mô hình của một tập đoàn ngân hàng – tài chính
đa năng, hiện đại, có giá trị nổi bật về chất lượng sản phẩm dịch vụ và uytín thương hiệu
Phương châm hoạt động: Phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững.
Cơ cấu tổ chức: SeABank được tổ chức theo chiều dọc gồm 4 cấp:
Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban tổng giám đốc, các khối/trung tâmtrực thuộc hội sở và mạng lưới các chi nhánh/điểm giao dịch Trong cơ cấu
tổ chức của SeABank, trung tâm thẻ có một vị trí quan trọng, trực thuộchội sở chính, đứng ngang với các trung tâm, các khối khác như: trung tâm
Trang 36công nghệ thông tin, trung tâm thanh toán, khối bán lẻ, khối nguồn vốn…
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Đông Nam Á
(Nguồn: Khối vận hành SeABank)
2.1.2 Giới thiệu về Trung tâm thẻ
Cơ cấu tổ chức: Trung tâm thẻ SeABank chính thức được ra đời năm
2006 theo Quyết định số 146A/2006/QĐ-HĐQT Sự ra đời của trung tâm thẻ
đã đánh dấu quyết tâm của SeABank trong việc gia nhập vào thị trường thẻ.Trung tâm thẻ trực thuộc hội sở chính trên cơ sở phát triển phòng thẻ trướckia với cơ cấu tổ chức như sau:
Trang 37Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của trung tâm thẻ SeABank
(Nguồn: Trung tâm thẻ SeABank)
Chức năng nhiệm vụ của trung tâm thẻ:
- Xây dựng, triển khai và kiểm soát các chính sách, quy trình, thủ tục cho cáchoạt động dịch vụ thẻ trên toàn hệ thống
- Quản lý, vận hành hệ thống công nghệ thẻ hoạt động ổn định, an toàn, bảomật và quản lý rủi ro hoạt động thẻ
- Tiến hành nghiên cứu phát triển và triển khai các dự án công nghệ thẻ và cáckênh ngân hàng tự động
Như vậy, trung tâm thẻ SeABank giữ chức năng chính là kỹ thuật vàthực hiện hỗ trợ, không tham gia hoạt động kinh doanh trực tiếp Với môhình phát triển sản phẩm tập trung, bộ phận phát triển sản phẩm thẻ vàkinh doanh thẻ không thuộc trung tâm thẻ mà thuộc phòng khách hàng cánhân – Khối bán lẻ
2.1.3 Hoạt động chính
(1) Hoạt động phát triển khách hàng
Trang 38Với chiến lược phát triển tập trung đặc biệt vào khách hàng cá nhân,bên cạnh đó vẫn phát triển đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ và một sốdoanh nghiệp lớn, vì thế, công tác phát triển khách hàng luôn là ưu tiênhàng đầu của SeABank.
Kết quả số lượng khách hàng của SeABank qua các năm tăng lên rấtmạnh, cụ thể:
Bảng 2.1: Số lượng khách hàng của SeABank qua các năm
vụ ngân hàng hàng ngày mang lại hiệu quả bán lẻ rất cao
Sản phẩm dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME): bên cạnh cácsản phẩm truyền thống như sản phẩm tiết kiệm dành cho doanh nghiệp, sảnphẩm cho vay, các sản phẩm mới được phát triển dành riêng cho kháchhàng SME như SeAExport – sản phẩm tài trợ xuất khẩu trước giao hàng,SeADiscount – sản phẩm chiết khấu bộ chứng từ, dịch vụ đầu tư tự động…
đã đáp ứng nhu cầu linh hoạt của khách hàng, góp phần gia tăng đáng kểcho doanh thu từ phí dịch vụ
Trang 39Sản phẩm dành cho doanh nghiệp lớn: hiện nay SeABank đang hoànthiện các sản phẩm dịch vụ hoàn hảo nhất cho đối tượng khách hàng này.Trong năm 2012, SeABank đã tập trung vào hoàn thiện và nâng cao chấtlượng sản phẩm đối với toàn bộ danh mục sản phẩm dành cho doanhnghiệp lớn như: sản phẩm tiết kiệm và đầu tư, sản phẩm tài trợ tín dụng, tàitrợ thương mại, các dịch vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế… sao cho phùhợp và chuyên biệt với nhu cầu của khách hàng.
(3) Hoạt động phát triển mạng lưới
Một trong các chiến lược ưu tiên phát triển của SeABank là khôngngừng mở rộng mạng lưới kênh phân phối để có thể mang đến cho kháchhàng trên mọi miền đất nước những sản phẩm dịch vụ tốt nhất Trongnhững năm vừa qua, mạng lưới giao dịch của SeABank không ngừng được
mở rộng trên khắp các khu vực kinh tế trọng điểm và khắp 3 miền Bắc,Trung, Nam
Bảng 2.2: Số lượng điểm giao dịch của SeABank qua các năm
(Nguồn: Báo cáo tài chính SeABank các năm từ 2009 – 2012)
(4) Hoạt động phát triển công nghệ
Năm 2011, SeABank được xếp trong top 5 ngân hàng dẫn đầu ViệtNam về ứng dụng công nghệ thông tin do Hội tin học Việt Nam công bố
và là NHTMCP duy nhất nằm trong danh sách này SeABank có tỷ lệ100% điểm giao dịch triển khai thành công ứng dụng phần mềm quản trịngân hàng lõi – Core Banking T24 Temenos SeABank đã đưa vào hoạt
Trang 40động Data Center theo tiêu chuẩn quốc tế TIE III tại hội sở cùng với hệthống chuyển mạch Cisco Nexus 7000, hệ thống Server IBM P595, hệthống Storage cao cấp HP XP 2400, tất cả đã góp phần hỗ trợ công nghệthông tin, đảm bảo cho hoạt động ngân hàng an toàn và ổn định Đến thờiđiểm hiện tại, SeABank đang bước đầu ứng dụng và đưa vào hoạt động hệthống máy tính ảo giúp tăng cường tính bảo mật và an toàn cho hệ thống.
(5) Hoạt động phát triển thương hiệu
Hoạt động truyền thông thương hiệu và thông tin hoạt động củaSeABank trên các phương tiện thông tin đại chúng được triển khai đồng đều
và rộng khắp Hình ảnh của SeABank có mặt đầy đủ trên các kênh chính vàtrọng yếu song song với các hoạt động truyền thông sản phẩm dịch vụ, tàitrợ, tổ chức sự kiện, hỗ trợ cộng đồng, từng bước nâng cao vị thế và tầm vóccủa SeABank trong công chúng Một số hoạt động tiêu biểu như: tài trợ nămthứ 2 cho chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly”, duy trì quỹ “one dayone smile” giúp đỡ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn…
Trong các hoạt động kinh doanh của SeABank, thẻ nói chung vàthanh toán thẻ nói riêng nằm trong hoạt động phát triển sản phẩm bán lẻdành cho khách hàng cá nhân
(6) Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản
Đơn vị tính: Tỷ đồng