1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp, hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển tại PVI

88 546 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 786 KB

Nội dung

Thực trạng và giải pháp, hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển tại PVI

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Phạm Thị Định LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, vận tải biển ngày càng trở nên quan trọng đối với hoạt động thương mại của mỗi quốc gia. Nhờ có đường bờ biển dài trên 3260km với nhiều cảng biển nằm ở vị trí trọng điểm trong khu vực, vận tải biển Việt Nam đang nhận khoảng 80% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển ra vào Việt nam. Mặc dù có ưu điểm là chi phí rẻ, vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn, không phải đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng do tận dụng được đường biển tự nhiên. Nhưng vận tải biển cũng có những nhược điểm lớn như: phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thời gian vận chuyển dài ngày càng làm cho xác suất rủi ro xảy ra với loại hình vận tải này càng lớn. Đặc biệt mức độ tổn thất về người tài sản khi gặp rủi ro là vô cùng lớn, có thể mang tính thảm họa. Đứng trước nguy cơ này, các chủ tàu phải tìm ra giải pháp cho mình là tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu. Đây là tiềm năng đầy hứa hẹn cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu ở Việt Nam. Đặc biệt năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO đã mở ra một thời kỳ mới với nhiều cơ hội mới thách thức mới cho ngành bảo hiểm. Tuy nhiên để tồn tại phát triển trước thị trường mới có sức cạnh tranh gay gắt, các công ty bảo hiềm trong nước phải tìm ra những giải pháp hiệu quả nhất để thích nghi phát triển. Nhằm góp sức nhỏ bé của mình vào việc giúp các chủ tàu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm hiểu rõ hơn về bồi thường trách nhiệm dân sự chủ tàu để từ đó tìm ra được phương hướng phát triển cho mình, em đã chọn đề tài: “ Thực trạng giải pháp, hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển tại PVI” để làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Lớp BH 47A SV: Thị Diệu Linh 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Phạm Thị Định Chuyên đề thực tập thực tập tốt nghiệp của em được chia thành 3 chương như sau: Chương I: Những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển. Chương II- Thực trạng triển khai bảo hiểm TNDS chủ tàu biển tại PVI Chương III- Một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển tại PVI. Do thời gian kiến thức có hạn nên bài viết của em còn nhiều hạn chế. Em mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để em hoàn thiện bài viết này. Em xin chân thành cám ơn cô giáo TS. Phạm Thị Định các anh chi ban bảo hiểm Hàng hải thuộc Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Dầu khí Việt Nam đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. Em xin chân thành cảm ơn! Lớp BH 47A SV: Thị Diệu Linh 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Phạm Thị Định Chương I - Những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển (BH TNDS): I - Sự cần thiết khách quan nội dung cơ bản của bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển: 1.1. Sự cần thiết khách quan của BH TNDS chủ tàu biển: Nền kinh tế thế giới cũng như khu vực ngày càng phát triển, dẫn đến giao lưư buôn bán giữa các quốc gia ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù hệ thống vận chuyển bằng đường bộ đường không không ngừng được mở rộng nhưng với ưu điểm rẻ, sẵn có, vận chuyển được khối lượng hàng hoá lớn… nên vận chuyển bằng đường biển ngày càng được sử dụng phổ biến. Phương tiện vận chuyển bằng đường biển (tàu thuỷ) không những là loại tài sản có giá trị lớn mà nó còn là một phương tiện hoạt động. Bởi vậy trong quá trình hoạt động nó có thể gặp rủi ro gây thiệt hại cho bản thân nó cũng như gây thiệt hại cho người khác làm phát sinh trách nhiệm dân sự chủ tàu, thiệt hại xảy ra là không thể tránh khỏi, nó có thể vượt quá khả năng chi trả của chủ tàu dẫn đến phá sản hoặc kiện tụng giữa chủ tàu với người thứ ba. Tuy nhiên đây là một vấn đề liên quan đến luật dân sự nhưng vô cùng nhạy cảm bởi bởi lẽ phạm vi hoạt động của chủ tàu có thể mang tính quốc tế. Vì vậy, để đảm bảo ổn định kinh doanh cũng như giải quyết tranh chấp khiếu nại giữa các bên khi phát sinh trách nhiệm dân sự với người thứ ba, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển ra đời. Chính vì vậy, các quốc gia trên thế giới đều bắt buộc chủ tàu phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu theo luật định. Nội dung này nhìn chung đều thống nhất ở tất cả các nước trên thế giới. 1.2. Nội dung cơ bản của BH TNDS chủ tàu biển: 1.2.1. Đối tượng bảo hiểm: Lớp BH 47A SV: Thị Diệu Linh 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Phạm Thị Định Trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ tàu hoặc người thuê tàu phải chịu trách nhiệm về những rủi ro tổn thất khi sử dụng con tàu gây thiệt hại cho người khác. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ tàu hoặc người thuê tàu cho người khác (hoặc tàu khác) được chuyển cho bảo hiểm nếu chủ tàu tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu. Theo luật pháp quốc tế, trách nhiệm dân sự gây ra bởi bản thân con tàu (trách nhiệm bồi thường của chủ tàu) bao gồm trách nhiệm bồi thường cho người thứ ba, trách nhiệm đối với hàng hoá chuyên chở trách nhiệm đối với người trên đó. _ Thiệt hại của người thứ ba gồm thiệt hại do hư hỏng hoặc chìm đắm tàu, thiệt hại kinh doanh, con người, ô nhiễm dầu … _ Trách nhiệm đối với hàng hoá chuyên chở trên tàu bao gồm: hàng hoá giao thiếu số lượng bao kiện, hàng hoá hư hỏng do tàu không đủ khả năng đi biển, do xếp hàng không đủ qui định, hàng bị mất cắp khi còn nằm trong sự quản lý của tàu, hang bị hư hỏng hoặc rò rỉ từ các loịa hang khác… _ Trách nhiệm đối với người đi trên tàu: bao gồm chi phí khám chữa bệnh, hồi hưong hoặc mai táng… cho sĩ quan, thuỷ thủ, hành khách đi trên tàu (cũng như đối với người thứ ba) nếu tàu gây tai nạn cho họ. 1.2.2. Phạm vi bảo hiểm: Phạm vi bảo hiểm trách nhiệm dân sự bao gồm : a. Trách nhiệm dân sự gây ra bởi bản thân con tàu bao gồm những trách nhiệm sau: - Trách nhiệm dân sự trong các vụ tai nạn đâm va : Trong thực tế, người ta thống kê thành 3 loại đâm va sau đây : + Loại 1: Tàu đâm va phải những vật thể cố định trên sông, trên biển (như cầu cảng, phao báo hiệu…). Trong trường hợp này chắc chắn tàu có lỗi Lớp BH 47A SV: Thị Diệu Linh 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Phạm Thị Định 100% bởi vì vậy việc giải quyết bồi thường rất đơn giản. Có nghĩa là người thứ ba thiệt hại bao nhiêu chủ tàu bồi thường bấy nhiêu. + Loại 2 : Tàu đâm va phải khách du lịch tắm biển, thợ lặn. Trường hợp này cũng phát sinh trách nhiệm dân sự nhưng rất hiếm khi gặp phải. + Loại 3 : Tàu đâm va với tàu : Đây là tai nạn đâm va khá phổ biến. Trường hợp này được chia thành 3 trường hợp nhỏ sau: • Một bên có lỗi 100% - một bên không có lỗi: nếu tàu không có lỗi bị thiệt hại thì chắc chắn phát sinh trách nhiệm dân sự. Việc giải quyết bồi thường hoàn toàn giống trường hợp đâm va vào vật thể cố định. • Tàu đâm va với tàu nhưng không bên nào có lỗi: không phát sinh trách nhiệm dân sự nên thiệt hại của bên nào bên ấy tự chịu. • Tàu đâm va với tàu nhưng cả hai bên cùng có lỗi cùng gây tổn thất cho nhau: theo thông lệ quốc tế có hai cách giải quyết bồi thường là giải quyết theo trách nhiệm đơn giải quyết theo trách nhiệm chéo. Theo thông lệ quốc tế, các nước áp dụng luật hàng hải bồi thường trách nhiệm dân sự của chủ tàu với tỷ lệ 3/4 thiệt hại đâm va với tàu khác bao gồm các chi phí như: chí phí bồi thường thiệt hại về tài sản, thiệt hại kinh doanh, thiệt hại về con người, chi phí ô nhiễm dầu, ô nhiễm môi trường … - Trách nhiệm dân sự đối với những tàu bị đắm bao gồm các loại chi phí: chi phí thắp sáng, đánh dấu báo hiệu xác tàu đắm, chi phí trục vớt, di chuyển hoặc phá huỷ xác tàu. - Trách nhiệm dân sự đối với ô nhiễm dầu, ô nhiễm môi trường do dầu hàng hóa chuyên chở trên tàu gây ra trong những vụ tai nạn tổn thất của tàu như tàu bị thủng, bị vỡ, bị mắc cạn, bị chìm, bị đắm, bị cháy … b. Trách nhiệm đối với người đi trên tàu: Chủ tàu phải có trách nhiệm bồi thường những chi phí khám chữa bệnh, ốm đau, thương tật, mai táng, hồi hương, chôn cất, cử người thay thế Lớp BH 47A SV: Thị Diệu Linh 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Phạm Thị Định các khoản trợ cấp liên quan khác đến các đối tượng như : sĩ quan, thuỷ thủ, thuyền viên, hành khách đi trên tàu đó, công nhân cảng làm việc hoặc người thứ ba khác. c. Trách nhiệm đối với hàng hoá chuyên chở trên tàu: Những tổn thất về hàng hoá thuộc trách nhiệm dân sự chủ tàu bao gồm : hàng bị giao thiếu số lượng bao kiện, hàng hoá hư hỏng do tàu không còn đủ khả năng đi biển, do việc xếp hàng không đúng qui định, do hàng hoá bị hấp hơi hoặc do máy lạnh hỏng…, hàng hư hỏng do rò rỉ từ hàng hoá khác, hàng bị mất cắp khi hàng còn thuộc phạm vi quản lý của chủ tàu. Rủi ro không thuộc trách nhiệm bảo hiểm bao gồm các rủi ro sau: * Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường nếu tổn thất xảy ra do những nguyên nhân sau: - Tàu không đủ khả năng hoạt động, không có giấy phép hoạt động hoặc hoạt động ngoài phạm vi theo quy định; - Hành động cố ý của người được bảo hiểm hoặc người thừa hành như: người đại lý, đại diện hoặc thuyền trưởng, sĩ quan thuỷ thủ; - Vi phạm lệnh cấm do nhà chức trách ban hành, vi phạm luật lệ giao thông hoặc hoạt động kinh doanh trái phép - Do cũ kỹ hay hao món tự nhiên của vỏ, máy móc hoặc trang thiết bị trên tàu; - Tàu bị mắc cạn bởi ảnh hưởng của thuỷ triều hoặc con nước lên xuống trong lúc đang neo đậu; - Thuyền trưởng, máy trưởng không có bằng theo quy định hoặc tai nạn xảy ra do những người này say rượu bia, ma tuý hoặc các chất kích thích khác; - Tàu neo đậu ở bến không được neo, cột chắc chắn hoặc thuyền viên trực bảo quản bỏ tàu thuyền đi vắng; Lớp BH 47A SV: Thị Diệu Linh 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Phạm Thị Định * Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với những chi phí có liên quan sau đây mặc dù những chi phí đó do những rủi ro được bảo hiểm gây ra: - Chi phí liên quan đến việc chậm trễ của tàu thuyền, hàng hoá giảm giá trị, mất thị trường hoặc thiệt hại của sản xuất kinh doanh của tàu được bảo hiểm; - Mọi số tiền có thể được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm thân tàu. 1.2.3. Phí bảo hiểm: Phí bảo hiểm được tính trên cơ sở biểu phí áp dụng cho từng loại tàu, thuyền hoặc nhóm tàu, thuyền theo từng điều kiện bảo hiểm cụ thể, phí bảo hiểm có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào tình hình tổn thất hằng năm của các đội tàu tham gia bảo hiểm. 1.2.4. Tai nạn đâm va cách giải quyết a. Giải quyết theo trách nhiệm chéo: Điều kiện để giải quyết theo trách nhiệm chéo là hai tàu đều có lỗi đều gây thiệt hại lẫn nhau. Phương pháp giải quyết theo trách nhiệm chéo là phương pháp giải quyết trách nhiệm bồi thường của chủ tàu này cho chủ tàu kia ngược lại theo mức độ lỗi mức độ thiệt hại do việc đâm va của hai tàu gây ra. Việc xác định số tiền bảo hiểm phải bồi thường bao gồm 5 bước sau: Bước 1: xác định thiệt hại (toàn bộ) của mỗi bên. Thông thường có 3 khoản thiệt hại là: - Thiệt hại thực tế của bản thân tàu: thiệt hại thân tàu, thiệt hại hàng hoá kinh doanh… - Xác định thiệt hại bồi thường trách nhiệm dân sự cho chủ tàu kia. Công thức tính như sau: Mức = tỷ lệ lỗi của × thiệt hại thực tế của bản thân bồi thường chủ tàu tàu kia Lớp BH 47A SV: Thị Diệu Linh 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Phạm Thị Định Bước 2: Xác định trách nhiệm bảo hiểm bồi thường Bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thương cho 2 khoàn là: - Bồi thường thiệt hại vật chất thân tàu. - Bồi thường phần trách nhiệm dân sự cho tàu kia mà chủ tàu phải trả. Bước 3: Bảo hiểm đòi phần trách nhiệm dân sự mà các chủ tàu phải trả. Mức đòi lại được xác định như sau: Số tiền tàu khác Thiệt hại vật chất thân tàu Mức đòi lại = đã bồi thường × (trách nhiệm) thiệt hại thực tế của bản thân tàu Bước 4: Tính toán số tiền bảo hiểm bồi thường thực tế Đây là phần chênh lệch giữa trách nhiệm bồi thường với số thu hồi được xác định bằng việc lấy kết quả bước 2 trừ đi kết quả bước 3. Bước 5: Quyết toán kết quả tài chính. Đây là bước xác địnhphần còn thiệt hại của chủ tàu sau khi được bảo hiểm bồi thường. b. Giải quyết theo trách nhiệm đơn: Điều kiện để giải quyết theo trách nhiệm đơn là: hai tàu đâm va cùng có lỗi cùng gây tổn thất cho nhau nhưng 1 trong 2 chủ tàu xin gia hạn trách nhiệm được quyền bồi thường ít hơn. Cụ thể như sau: - Chủ tàu nào có số tiền bồi thường trách nhiệm dân sự nhiều hơn phải bồi thường cho chủ tàu có số tiền bồi thường trách nhiệm dân sự ít hơn. - Số tiền bồi thường = STBT của chủ tàu STBT của chủ tàu (STBT) nhiều hơn ít hơn - Sau khi bồi thường trách nhiệm dân sự lại quay về 5 bước giải quyết bồi thường theo trách nhiệm chéo. 1.2.5. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu: II - Hợp đồng bảo hiểm TNDS chủ tàu: Lớp BH 47A SV: Thị Diệu Linh 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Phạm Thị Định 2.1. Khái niệm nội dung: 2.1.1. Khái niệm: Điều 224 Bộ luật hàng hải Việt Nam số 40 ban hành ngày 14/06/2005 quy định: Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hợp đồng bảo hiểm các rủi ro hàng hải, theo đó người bảo hiểm sẽ cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất hàng hải thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo cách thức điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng. 2.1.2. Nội dung: Hợp đồng bảo hiểm TNDS chủ tàu biển bao gồm các nội dung sau: a. Các bên trong hợp đồng: người bảo hiểm người tham gia bảo hiểm ( tên, địa chỉ, người đại diện, địa chỉ tài khoản ngân hàng…) b. Các điều khoản của hợp đồng: - Nguyên tắc chung - Luật điều chỉnh nguyên tắc áp dụng cho hợp đồng - Thủ tục hiệu lực bảo hiểm bao gồm: * Yêu cầu bảo hiểm: Giấy yêu cầu bảo hiểm phải được gửi cho Người bảo hiểm trước 5 ngày làm việc kể từ ngày Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực. Đối với tàu tham gia bảo hiểm lần đầu với Người bảo hiểm, ngoài Giấy yêu cầu bảo hiểm còn phải có bản sao các tài liệu thông tin sau: • Giấy chứng nhận đăng ký tàu. • Giấy chứng nhận khả năng đi biển của tàu có kèm theo các biên bản kiểm tra từng phần của đăng kiểm. • Hợp đồng hoặc những văn bản pháp lý liên quan trách nhiệmchủ tàu đã ký kết với thuyền viên hoặc người thứ ba khác. • Các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của Người bảo hiểm. * Chấp nhận bảo hiểm: Lớp BH 47A SV: Thị Diệu Linh 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Phạm Thị Định Khi nhận được giấy chứng nhận bảo hiểm các tài liệu liên quan nêu trên, Người bảo hiểm sẽ xem xét có thể tiến hành kiểm tra tình trạng thực tế tàu. Nếu tàu đủ điều kiện đi biển, Người bảo hiểm sẽ chấp nhận bảo hiểm cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho tàu. * Hiệu lực bảo hiểm: Ngoài những điểm đã quy định trong bộ luật hàng hải Việt Nam điều kiện bảo hiểm áp dụng cho từng tàu, hiệu lực bảo hiểm cũng tự động chấp dứt không phát sinh trách nhiệm của người bảo hiểm đối với các tổn thất, chi phí phát sinh trước thời điểm chấm dứt khi: • Người được bảo hiểm không thanh toán phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn theo quy định tại Điều 4.3 dưới đây ( trừ trường hợp có thoả thuận khác ). • Tàu được chuyển chủ, chuyển quyền quản lý mới hay cho thuê tàu trần. • Giấy phép đăng kiểm hết hiệu lực (trừ trường hợp tàu đang ở ngoài khơi). • Tàu thay đổi nơi đăng kiểm của tàu mà không thông báo cho NBH bằng văn bản. • Tàu bị trưng dụng, trưng thu. 2.2. Các loại hợp đồng bảo hiểm TNDS chủ tàu biển: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các chủ tàu không được trực tiếp tham gia bảo hiểm với các Hội P and I quốc tế mà phải thông qua các công ty bảo hiểm. Chính vì vậy hợp đồng bảo hiểm trách nhiện dân sự chủ tàu biển được chia làm hai loại là hợp đồng bảo hiểm giữa công ty bảo hiểm với khách hang (hay với các chủ tàu) hợp đồng bảo hiểm giữa công ty bảo hiểm với các Hội P and I quốc tế. Lớp BH 47A SV: Thị Diệu Linh 10

Ngày đăng: 05/08/2013, 09:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS Hoàng Văn Châu, “bảo hiểm trong kinh doanh”, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: bảo hiểm trong kinh doanh
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật
2. PGS.TS Nguyễn Văn Định, Giáo trình “Kinh tế bảo hiểm”, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế bảo hiểm
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống Kê
3. PGS.TS Nguyễn Văn Định, Giáo trình “Quản trị kinh doanh bảo hiểm”, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị kinh doanh bảo hiểm
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống Kê
4. Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành Khác
5. Các nguồn luật trong nước và quốc tế khác Khác
7. Tạp chí Bảo hiểm – Tái Bảo hiểm Việt Nam các số năm 2005, 2006, 2007, 2008 Khác
8. Thông tin thị trường bảo hiểm các số năm 2006, 2007,2008 Khác
9. Trang Web của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam và các trang web khác Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng3.1: Doanh thu và lợi nhuận PVI từ năm 2004 đến năm 2008 - Thực trạng và giải pháp, hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển tại PVI
Bảng 3.1 Doanh thu và lợi nhuận PVI từ năm 2004 đến năm 2008 (Trang 42)
Bảng 3.2: Cơ cấu doanh thu của PVI qua các năm (2004-2006) - Thực trạng và giải pháp, hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển tại PVI
Bảng 3.2 Cơ cấu doanh thu của PVI qua các năm (2004-2006) (Trang 43)
Bảng 3.2: Cơ cấu doanh thu của PVI qua các năm (2004-2006) - Thực trạng và giải pháp, hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển tại PVI
Bảng 3.2 Cơ cấu doanh thu của PVI qua các năm (2004-2006) (Trang 43)
Bảng 3.3: Tình hình nhận tái bảo hiểm 2001- 2005 - Thực trạng và giải pháp, hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển tại PVI
Bảng 3.3 Tình hình nhận tái bảo hiểm 2001- 2005 (Trang 47)
Bảng 3.4: Doanh thu của từng doanh nghiệp tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu 2007 - Thực trạng và giải pháp, hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển tại PVI
Bảng 3.4 Doanh thu của từng doanh nghiệp tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu 2007 (Trang 51)
Bảng 3.5: Tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm P&I tại Việt Nam (2003 – 2007) - Thực trạng và giải pháp, hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển tại PVI
Bảng 3.5 Tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm P&I tại Việt Nam (2003 – 2007) (Trang 53)
b. Tình hình chủ tàu tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu: - Thực trạng và giải pháp, hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển tại PVI
b. Tình hình chủ tàu tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu: (Trang 56)
Bảng 3.6: Thị phần của các Hội - Thực trạng và giải pháp, hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển tại PVI
Bảng 3.6 Thị phần của các Hội (Trang 56)
• Tình hình thị trường trong kỳ •Tiềm năng phát triển - Thực trạng và giải pháp, hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển tại PVI
nh hình thị trường trong kỳ •Tiềm năng phát triển (Trang 60)
Bảng 3.8: Tình hình khai thác bảo hiểm Pan dI tại PVI (2003-2008) - Thực trạng và giải pháp, hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển tại PVI
Bảng 3.8 Tình hình khai thác bảo hiểm Pan dI tại PVI (2003-2008) (Trang 63)
Bảng 3.8: Tình hình khai thác bảo hiểm P and I tại PVI (2003-2008) - Thực trạng và giải pháp, hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển tại PVI
Bảng 3.8 Tình hình khai thác bảo hiểm P and I tại PVI (2003-2008) (Trang 63)
Sơ đồ 2 : Quy trình giám định và bồi thường tổn thất  bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển ” - Thực trạng và giải pháp, hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển tại PVI
Sơ đồ 2 Quy trình giám định và bồi thường tổn thất bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển ” (Trang 66)
Tình hình bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm Pan dI trong những năm vừa qua được thể hiện qua bảng sau: - Thực trạng và giải pháp, hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển tại PVI
nh hình bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm Pan dI trong những năm vừa qua được thể hiện qua bảng sau: (Trang 68)
Bảng 3.10: Tình hình bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm P&I của PVI  (2003 - 2007) - Thực trạng và giải pháp, hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển tại PVI
Bảng 3.10 Tình hình bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm P&I của PVI (2003 - 2007) (Trang 68)
Bảng 2: Tình hình khai thác bảo hiểm P&I tại PVI (2003 – 2007) Năm Số  tàu  (tàu)Tổng dung tích (GT)Tổng giá trị tàuTổng phí Hội P&Iấn địnhTổng phí Hội P&I thu  - Thực trạng và giải pháp, hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển tại PVI
Bảng 2 Tình hình khai thác bảo hiểm P&I tại PVI (2003 – 2007) Năm Số tàu (tàu)Tổng dung tích (GT)Tổng giá trị tàuTổng phí Hội P&Iấn địnhTổng phí Hội P&I thu (Trang 70)
Bảng 2 : Tình hình khai thác bảo hiểm P&I tại PVI (2003 – 2007) - Thực trạng và giải pháp, hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển tại PVI
Bảng 2 Tình hình khai thác bảo hiểm P&I tại PVI (2003 – 2007) (Trang 70)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w