MỤC LỤC
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam, tiền thân là Công ty Bảo hiểm dầu khí, được thành lập ngày 23/01/1996 theo Quyết định số 12/BT của Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ; được Bộ tài chính cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và đăng ký hoạt động kinh doanh bảo hiểm số 07 TC/GCN ngày 02/12/1995. Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) được thành lập theo quyết định số 42 GP/KDBH ngày 12/03/2007 của Bộ tài chính trên cơ sở chuyển đổi Công ty Bảo hiểm Dầu khí từ Công ty nhà nước – thành viên tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tổng Công ty cổ phần với cổ đông chi phối là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (tỷ lệ góp vốn chiếm 76%. vốn điều lệ), có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam và nước ngoài. Với năng lực tài chính vững mạnh, đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp và với kinh nghiệm trên 10 năm cấp đơn bảo hiểm cho các công trình dầu khí và các công trình dự án trọng điểm quốc gia, PVI đã hoàn toàn chiếm được niềm tin của khách hàng và hoàn toàn xứng đáng với niềm tin ấy khi cung cấp sản phẩm bảo hiểm chất lượng tốt, độ an toàn cao với mức phí cạnh tranh.
Để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng như ngày càng đa dạng hóa sản phẩm , hoàn thiện nâng cao chất lượng phục vụ, PVI đã tăng cường quan hệ hợp tác với các nhà bảo hiểm, các nhà môi giới tái bảo hiểm hàng đầu thế giới, tổ chức các cuộc hội thảo cho khách hàng nhằm thu xếp các chương trình bảo hiểm và đảm bảo việc thu hồi bồi thường từ thị trường nhanh chóng và thỏa đáng. Bằng sức trẻ và sự vươn lên mạnh mẽ, với những thành quả đã đạt được, PVI quyết tâm giữ vững vị trí đứng đầu thị trường bảo hiểm trong các lĩnh vực quan trọng và phấn đấu trở thành công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam, duy trì tốc độ tăng trưởng, nâng cao năng lực tái bảo hiểm, tăng cường các Quỹ dự phòng, tập trung hơn nữa vào lĩnh vực đầu tư Tài chính để kinh doanh bảo hiểm ngày một hiệu quả và đáp ứng nhu cầu bảo hiểm ngày càng tăng theo sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Nắm bắt được xu thế phát triển, xây dựng của đất nước, từ nhiều năm, đồng thời với việc đào tạo lực lượng cán bộ có chiều sâu về nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật, PVI đã tiến hành xây dựng và thắt chặt quan hệ với các đối tác là chủ đầu tư lớn của đất nước như các tổng công ty điện, xi măng, công nghiệp tầu thuỷ, các ban quản lý dự án quốc gia… Với những nấc thang vững chắc đã được xây dựng, doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt của PVI trong những năm tới chắc chắn sẽ còn tăng cao.
Việc tái bảo hiểm càng sâu (nhiều nhà tái bảo hiểm, mỗi người nhận tái bảo hiểm một phần nhỏ), năng lực tài chính của nhà tái bảo hiểm càng mạnh thì việc thu hồi tiền bồi thường khi một tổn thất lớn xảy ra càng trở nên dễ dàng và nhanh chóng, đáp ứng được yêu cầu của bảo hiểm là bảo vệ nền tài chính của người được bảo hiểm trước các rủi ro không lường trước. Đến năm 2007, số lượng tàu tham gia bảo hiểm P&I đã giảm đi khoảng 6,5% tương đương giảm 21 tàu so với năm trước.Có hiện tượng này là do các nguyên nhân như: tàu tham gia có dung tích nhỏ, tàu già chuyển về chạy tuyến nội địa hay tàu chuyển sang mua bảo hiểm của Hội phí Fix với hạn mức trách nhiệm thấp hơn… Tuy nhiên tổng dung tích tàu lại tăng 8,5% so với 2006 tương đương với 2,217 triệu tấn. Có được điều này là do nhiều tàu được đóng mới hoặc mua từ nước ngoài có số tấn dung tích lớn và hiện đại như các tàu : Vinalines Pacific, Dai Nam, Vinashin Phoenix, Peace Sky, Vinashin Victory, Golden Falcon, Vinashin Sea, Tu Son,Vinashin Moonstone… Mặc dù tỷ trọng tàu tham gia bảo hiểm tại Việt Nam có xu hướng giảm nhưng doanh thu phí bảo hiểm P&I trên toàn thị trường cũng tăng lên qua các năm.
- Tăng cường mở rộng hợp tác với các đối tác nước ngoài, mở rộng thị trường ra thế giới để xứng đáng với tiềm năng và vị thế của PVI, củng cố và cải thiện chất lượng sản phẩm bảo hiểm để đáp ứng những yêu cầu của khách hàng nước ngoài và nâng cao uy tín cũng như vị trí của PVI trên thị trường quốc tế.
Trong điều kiện thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, PVI nên có chiến lược để phát triển thương hiệu bằng các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình, phim ảnh, áp phích… Công ty nên thường xuyên tổ chức những hội nghị khách hàng, hướng dẫn nghiệp vụ, qua đó vừa quảng bá được hình ảnh về công ty vừa nhận được những ý kiến phản hồi của khách hàng để từ đó nghiên cứu tìm ra những hướng đi đúng cho công ty tương lai. Ví dụ để hạn chế tai nạn đâm va giữa các tàu,công ty cần nghiên cứu kỹ xem trong hành trình vận tải của con tàu có những đoạn nào thường xảy ra tai nạn và nguyên nhân của tai nạn thường do đâu… Từ đó hướng dẫn cho người mua bảo hiểm một cỏch rừ ràng, cụ thể cỏch phũng trỏnh như thế nào để khả năng xảy rao rủi ro là thấp nhất. - Đồng thời PVI cũng cần phải xem xét kỹ con tàu vận chuyển như: tìm hiểu kỹ đặc tính của nó như tuổi tàu, cấp hạng tàu, chủ tàu, thủy thủ, thuyêng trưởng, thuyền viên… Trong những trường hợp xấu rủi ro đã xảy ra hoặc việc rủi ro xảy ra là không thể tránh khỏi, phải sử dụng biện pháp cần thiết nhằm giảm thiểu thiệt hại càng nhiều càng tốt.
Để thực hiện các công việc trên, PVI phải hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức năng, cơ quan có liên quan, làm việc trực tiếp với các chủ tàu như cơ quan đăng kiểm, chính quyền cảng, các nhà máy sửa chữa và đóng tàu… Bên cạnh đó công ty bảo hiểm cần hướng dẫn người được bảo hiểm tuân thủ nghiêm ngặt các quy định đề phòng hạn chế tổn thất cũng như nên mở lớp bồi dưỡng hay các buối hội thảo với khách hàng. Tiếp đó là các nghị định của Chính phủ, thông tư của Bộ Tài chính… đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước tới hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tạo điều kiện và cơ sở pháp lý đầy đủ cho các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, đảm bảo lợi ích hợp pháp cho người bảo hiểm cũng như người tham gia bảo hiểm. - Đầu tư cơ sở kỹ thuật : Có thể nói hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật cho đội tàu biển đang là một yêu cầu bức thiết của vận tải biển Việt Nam, đây không chỉ là lợi ích về mặt kinh tế cho chủ tàu khi có thể khai thác các tuyến vận tải hàng hải quốc tế mà còn tăng độ an toàn và uy tín cho vận tải biển Việt Nam đối với thế giới.
Để theo kịp với xu hướng hội nhập, các chủ tàu cần phải có một cuộc cải cách triệt để chương trình huấn luyện và đào tạo thuyền viên, trang bị cho suinh viên hang hải Việt Nam những kiến thức hàng hải hiện đại, có năng lực thực hiện và làm việc trên biển tốt, có kỹ thuật, tính kỷ luật cao, có sức chịu đựng bền bỉ và nhất là có trình độ Anh ngữ giỏi. Hiện tại tình trạng thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao tại các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước là khá phổ biến, nhưng việc quan tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam làm việc theo kinh nghiệm nên khả năg bị hạn chế trong việc giả quyết các vấn đề mới phát sinh một cách nhanh nhạy và hiệu quả.
PGS.TS Nguyễn Văn Định, Giáo trình “Quản trị kinh doanh bảo hiểm”, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội, 2005. Trang Web của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam và các trang web khác.