1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng công tác thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương nha trang

123 248 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 837,2 KB

Nội dung

1 LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã đạt được sự phát triển đáng kể, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo các mục tiêu định hướng của Đảng và Nhà nước. Là một doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng Công ty 90, 91. Ngân hàng Ngoại thương được xem là Ngân hàng thương mại phục vụ đối ngoại lâu đời nhất tại Việt Nam, là Ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam quản lý vốn tập trung, là trung tâm thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng của trên 100 Ngân hàng trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, và cũng là Ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam hoạt động kinh doanh ngoại tệ, luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Thanh toán quốc tế được xem là lĩnh vực hoạt động mạnh nhất tại Ngân hàng Ngoại thương, một lĩnh vực góp phần thúc đẩy mở rộng quan hệ quốc tế cũng như tăng cường hoạt động đầu tư và xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước. Trong các phương thức thanh toán quốc tế thì hiện nay phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Đặc biệt là tại Việt Nam, khi mà hoạt động của các doanh nghiệp ngày càng mở rộng ra với các nước trên thế giới, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phát triển mạnh, các nhà xuất khẩu muốn đảm bảo hơn trong việc thanh toán khi đã thực hiện việc giao hàng, còn các nhà nhập khẩu thì mong muốn nhận được hàng hoá đúng như yêu cầu trong hợp đồng mà hai bên đã thỏa thuận khi đã thanh toán đầy đủ. Rõ ràng họ cần đến một phương thức thanh toán có thể đảm bảo được lợi ích hai chiều như vậy. Và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có thể thực hiện được điều này. Tuy nhiên, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ không phải không có những nhược điểm mà không phải lúc nào cũng có thể khắc phục được. Nhận thức được tầm quan trọng của phương thức này, em đã chọn đề PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 2 tài: Thực trạng công tác thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Nha Trang. 1. Mục đích nghiên cứu: Vận dụng những kiến thức đã được học tại trường vào thực tiễn để hiểu biết sâu hơn về các phương thức thanh toán quốc tế, đặc biệt là về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và thực trạng hoạt động tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Nha Trang - Khánh Hòa . Trong phạm vi đề tài của em, em chỉ tập trung nghiên cứu về quy trình thanh toán phương thức tín dụng chứng từ như quy trình thanh toán xuất khẩu và nhập khẩu, số liệu được thu thập từ năm 2003-2005. 3. Phương pháp nghiên cứu: Bằng việc thu thập các thông tin liên quan tới Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cũng như chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Nha Trang, từ đó thống kê, phân tích các dữ liệu có được. Bên cạnh đó em kết hợp thêm một số phương pháp phỏng vấn, quan sát để làm rõ đề tài nghiên cứu của mình. 4. Nội dung và kết cấu đề tài: Nội dung của đề tài gồm 4 chương: Chương I: Cơ sở lý luận chung. Chương II: Tình hình hoạt động của ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Nha Trang trong thời gian qua Chương III: Thực trạng công tác thanh toán bằng phương thức L/C tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Nha Trang. Chương IV: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Nha Trang. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 3 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG I. Phương thức tín dụng chứng từ I.1. Khái niệm và phân loại phương thức tín dụng chứng từ I.1.1. Khái niệm - Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, mà trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. - Phương thức tín dụng chúng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó một ngân hàng đáp ứng những nhu cầu của khách hàng, cam kết hay cho phép ngân hàng khác chi trả hoặc chấp nhận những yêu cầu của người hưởng lợi khi những điều kiện quy định trong thư tín dụng được thực hiện đầy đủ. Như vậy, thư tín dụng được coi là: Một phương tiện thanh toán. Một khi đã thỏa thuận thời hạn của hợp đồng thương mại, tín dụng thư kèm chứng từ được chọn như hình thức thanh toán có liên quan đến nhiệm vụ độc lập với các nhiệm vụ quy định tại hợp đồng nói riêng. Một hình thức tín dụng bằng chữ ký mà một ngân hàng dành cho một khách hàng mua, trong đó người bán phải xuất trình chứng từ. Qua khái niệm trên về phương thức tín dụng ta thấy có liên quan đến các bên sau: v Người xin mở L/C (Applicant for the credit): Thông thường là người mua, tổ chức nhập khẩu. v Người hưởng lợi (Beneficiary): Là người bán, người xuất khẩu. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 4 v Ngân hàng mở thư tín dụng (Ngân hàng phát hành - The issuing bank): Là ngân hàng phục vụ người nhập khẩu, ở bên nước người nhập khẩu, nó cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu và là ngân hàng thường được hai bên xuất khẩu và nhập khẩu thoả thuận, lựa chọn và được quy định trong hợp đồng, nếu chưa có sự quy định trước người nhập khẩu có quyền lựa chọn. v Ngân hàng thông báo thư tín dụng (The advising bank ): Là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu, thông báo cho người bán biết thư tín dụng đã mở. Đây có thể là ngân hàng chi nhánh hoặc đại lý của ngân hàng phát hành. Ngân hàng này thường ở nước người xuất khẩu. v Ngoài ra còn có thể có các ngân hàng khác tham gia trong phương thức thanh toán này: · Ngân hàng xác nhận (The confirming bank): Là ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình sẽ cùng với ngân hàng mở thư tín dụng, bảo đảm việc trả tiền cho người xuất khẩu trong trường hợp ngân hàng mở thư tín dụng không đủ khả năng thanh toán. Ngân hàng xác nhận có thể là ngân hàng thông báo thư tín dụng hay là một ngân hàng khác do người xuất khẩu yêu cầu, thường là một ngân hàng lớn, có uy tín trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế. · Ngân hàng thanh toán (The paying bank ): Có thể là ngân hàng mở thư tín dụng hoặc có thể là ngân hàng khác được ngân hàng mở thư tín dụng chỉ định thay mình thanh toán trả tiền cho người xuất khẩu hay chiết khấu hối phiếu. · Ngân hàng thương lượng (Negotiating bank ): Là ngân hàng đứng ra thương lượng bộ chứng từ và thường cũng là ngân hàng thông báo L/C. Trường hợp L/C thương lượng tự do thì bất kỳ ngân hàng nào cũng có thể là ngân hàng thương lượng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp L/C quy định thương lượng tại một ngân hàng nhất định. · Ngân hàng chuyển nhượng (Transfering bank), ngân hàng chỉ định (nominater bank), ngân hàng hoàn trả (Reimbursing bank), ngân hàng đòi PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 5 tiền (Claiming bank), ngân hàng chấp nhận (Accepting bank), ngân hàng chuyển chứng từ (Remitting bank). Tất cả được giao trách nhiệm cụ thể trong thư tín dụng. I.1.2. Phân loại tín dụng chứng từ Các loại thư tín dụng thường thấy trong thanh toán quốc tế gồm có : 1. Thư tín dụng huỷ ngang (Revocable L/C) - Là thư tín dụng sau khi đã được mở thì ngân hàng mở L/C và người mở L/C có thể tự ý sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi L/C. . - Loại thư tín dụng này ít được sử dụng trong thực tế vì thực ra đây chỉ là một lời hứa trả tiền chứ không phải là cam kết trả tiền, nó không ràng buộc ngân hàng phát hành và ngân hàng thông báo với người thụ hưởng. Nó có thể thay đổi hoặc hủy ngang vào bất cứ thời điểm nào. 2. Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C ) - Là loại thư tín dụng sau khi đã mở ra thì ngân hàng mở L/C không được sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ trong thời gian hiệu lực của thư tín dụng và phải có trách nhiệm thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu. - Nếu trong thư tín dụng không ghi chữ IRREVOCABLE thì vẫn được coi là không thể huỷ bỏ được. - Loại thư tín dụng này được áp dụng rộng rãi nhất trong thanh toán quốc tế. Đây là loại thư tín dụng đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu. 3. Thư tín dụng không huỷ ngang có xác nhận (Confirming Irrevocable L/C) - Là loại thư tín dụng không thể hủy ngang và được một ngân hàng khác uy tín hơn đứng ra bảo đảm việc trả tiền theo thư tín dụng đó cùng với ngân hàng mở L/C. Điều đó có nghĩa là ngân hàng xác nhận chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho người xuất khẩu, nếu như ngân hàng mở thư tín dụng không trả tiền được do mất khả năng thanh toán, bị phá sản v.v…Do đó L/C này quyền lợi tổ chức xuất khẩu đảm bảo hơn. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 6 - Nguyên nhân sử dụng loại L/C này là do người xuất khẩu không hoàn toàn tin tưởng vào ngân hàng mở L/C, hoặc tình hình kinh tế, chính trị bấp bênh ở nước người nhập khẩu và giá trị hợp đồng tương đối lớn nên phải yêu cầu một ngân hàng có uy tín hơn xác nhận vào thư tín dụng đó. Người xuất khẩu được tùy ý chọn ngân hàng xác nhận. - Trong L/C này trách nhiệm của ngân hàng xác nhận nặng hơn ngân hàng mở L/C. Do đó để bảo đảm, ngân hàng xác nhận sẽ yêu cầu ngân hàng mở L/C phải ký quỹ trước và phải trả tiền thủ tục phí xác nhận thường rất cao. Thông thường ngân hàng mở sẽ nhờ ngân hàng thông báo đóng luôn vai trò là ngân hàng xác nhận. 4. Thư tín dụng không thể hủy ngang không xác nhận( Unconfirmed Irrevocable L/C) - Thư tín dụng không hủy ngang được coi là không có xác nhận khi được thông báo cho người hưởng thụ qua ngân hàng phục vụ người xuất khẩu và không có một sự cam kết nào thêm về phía ngân hàng này. - Với loại thư tín dụng này, ngân hàng phát hành là đơn vị duy nhất chịu trách nhiệm đối với người hưởng thụ để thanh toán hay chấp nhận đối với các hối phiếu, nếu người này xuất trình chứng từ phù hợp với thư tín dụng. 5. Thư tín dụng không thể huỷ ngang, miễn truy đòi (Irrevocable without recowese L/C) - Là loại L/C không thể huỷ ngang trong đó quy định ngân hàng mở L/C sau khi đã thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu thì không được quyền truy đòi lại tiền lại tiền với bất cứ trường hợp nào. - Đối với loại L/C này, người xuất khẩu được ghi trên hối phiếu hàng chữ: “ không được truy đòi người phát phiếu ”, nhất là đối với hối phiếu trả tiền có kỳ hạn. 6. Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C) - Là thư tín dụng không thể huỷ bỏ, trong đó quy định quyền của Ngân hàng trả tiền được trả toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 7 nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên. L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần. Chi phí chuyển nhượng do người chuyển nhượng đầu tiên chịu. 7. Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C) Là loại L/C không thể huỷ bỏ sau khi sử dụng xong hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ, và cứ như vậy nó tuần hoàn cho đến khi nào tổng trị giá hợp đồng được thực hiện. - Có 3 cách tuần hoàn: Tuần hoàn tự động, tuần hoàn bán tự động, và tuần hoàn hạn chế. + L/C tuần hoàn tự động là L/C tự động có giá trị như cũ, không cần có sự thông báo của ngân hàng mở L/C cho người xuất khẩu biết. + L/C tuần hoàn hạn chế là L/C mà chỉ khi nào ngân hàng mở L/C thông báo cho người xuất khẩu biết thì L/C kế tiếp mới có giá trị hiệu lực. + L/C bán tự động là L/C mà sau khi L/C trước sử dụng xong hoặc hết hạn hiệu lực, nếu sau một vài ngày mà ngân hàng mở L/C không có ý kiến gì về L/C kế tiếp và thông báo cho người hưởng lợi L/C thì nó lại tự động có giá trị như cũ. - Loại thư tín dụng này thường được sử dụng khi các bên tin cây lẫn nhau, mua hàng thường xuyên, định kỳ, khối lượng lớn và trong thời gian dài. Ngoài ra L/C tuần hoàn còn có thể được chia làm hai loại: + Loại L/C tuần hoàn có tích lũy: Là loại L/C cho phép chuyển kim ngach L/C trước vào L/C sau và cứ như vậy cho đến L/C cuối cùng + Loại L/C tuần hoàn không tích lũy: Là loại L/C tuần hoàn không cho phép chuyển số dư của L/C trước vào L/C sau. 8. Thư tín dụng giáp lưng (back to back L/C): Là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, được mở ra sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, người xuất khẩu dùng L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người hưởng lợi khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 8 L/C này có một số điểm khác so với L/C ban đầu là: - Số chứng từ của L/C giáp lưng nhiều hơn L/C gốc. - Kim ngạch L/C giáp lưng nhiều hơn L/C gốc, khoản chênh lệch này do người trung gian hưởng, dùng để trả chi phí mở L/C giáp lưng và phần hoa hồng của họ. - Thời hạn giao hàng của L/C giáp lưng sớm hơn L/C gốc. - Nghiệp vụ thư tín dụng giáp lưng rất phức tạp, nó đòi hỏi hải có sự kết hợp khéo léo và chính xác các điều kiện của L/C gốc với L/C giáp lưng, nhất là các vấn đề có liên quan đến vận đơn và các chứng từ hàng hoá khác. 9. Thư tín dụng dự phòng (standby L/C ) Là loại thư tín dụng được mở nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà nhập khẩu trong trường hợp đơn vị xuất khẩu không giao hàng theo đúng hợp đồng. Đơn vị nhập khẩu yêu cầu đơn vị xuất khẩu mở một thư tín dụng dự phòng qui định rằng nếu đơn vị xuất khẩu không thực hiện hợp đồng, ngân hàng mở tín dụng dự phòng sẽ thanh toán tiền đền bù thiệt hại cho đơn vị nhập khẩu. Ngoài ra thư tín dụng dự phòng còn được sử dụng trong đấu thầu quốc tế và đầu tư quốc tế sử dụng phổ biến ở Mỹ, Nhật… và một số nước mà các ngân hàng không thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. 10. Thư tín dung đối ứng (Reciprocal L/C) Là loại thư tín dụng chỉ bắt đầu có hiệu lực khi thư tín dụng đối ứng với nó đã được mở ra, nghĩa là khi nhận được L/C do nhà nhập khẩu mở thì nhà xuất khẩu phải mở L/C đối ứng thì L/C đó mới có giá trị. Trong L/C ban đầu thường phải ghi: “L/C này chỉ có giá trị khi người hưởng lợi đã mở một L/C đối ứng” và trong L/C đối ứng phải ghi: “L/C đối ứng với L/C số:… mở ngày:… qua ngân hàng”. Thư tín dụng này thường được sử dụng trong phương thức mua bán hàng đổi hàng. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 9 11. Thư tín dụng với điều khoản đỏ (Red clause L/C) Là loại thư tín dụng có điều khoản đặc biệt, trước đây được ghi bằng mực đỏ ở điều khoản đặc biệt này. Thông thường trong điều khoản đặc biệt, người mở L/C cho phép tổ chức xuất khẩu được quyền tháo khoán trước một số tiền nhất định trước khi giao hàng. 12. Thư tín dụng có điều khoản T/TR (Telegraphic transfer Reimbursement ) - Là loại thư tín dụng thông thường nhưng trong thư có quy định: Cho phép Ngân hàng phuc vụ người hưởng lợi sau khi kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ, phù hợp với điều kiện đã quy định trong L/C thì được phép điện đòi tiền Ngân hàng mở L/C hay một Ngân hàng chỉ định trong thư tín dụng. 13. L/C có thể chuyển nhượng được (Irrevocable Transferable L/C) Là loại L/C không thể huỷ bỏ, trong đó quy định quyền được chuyển nhượng một phần hay toàn bộ trị giá L/C cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng chỉ được phép tiến hành một lần. Do đó, nó không thể được chuyển nhượng theo yêu cầu của người hưởng lợi thứ hai cho bất kỳ người hưởng lợi nào khác. Trong trường hợp người thứ hai không giao hàng hoặc không giao đúng hạn hàng hay chứng từ không hoàn hảo, thì người hưởng lợi thứ nhất phải chịu trách nhiệm về phía bên xuất khẩu theo hợp đồng đã ký. Và chi phí chuyển nhượng cũng do người hưởng lợi đầu tiên thanh toán. - L/C này được sử dụng khi mua hàng qua các đại lý, mua hàng qua trung gian, hàng do các công ty con, chi nhánh giao nhưng công ty mẹ là người hưởng lợi. - Mục đích của thư tín dụng này là nhằm giúp cho các nhà xuất khẩu tiến hành các dịch vụ xuất khẩu mà không cần đến vốn của mình. Cụ thể như trong trường hợp nhà xuất khẩu không đủ tiền mua hàng hóa từ một nhà cung cấp để bán hàng đó cho một người mua cuối cùng, nhà xuất khẩu này yêu cầu nhà nhập khẩu đề nghị Ngân hàng mở phát hành một thư tín dụng không huỷ bỏ chuyển nhượng cho nhà xuất khẩu hưởng. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 10 I.2 Quy trình tiến hành nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ trong xuất nhập khẩu của Ngân hàng thương mại I.2.1. Quy trình mở thư tín dụng: Sơ đồ 1. Biểu diễn phương thức tín dụng chứng từ: Bước 1: Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương (hoặc hoá đơn chào hàng) tổ chức nhập khẩu viết đơn xin mở tín dụng gởi đến ngân hàng phục vụ mình (nơi đơn vị mở tài khoản ngoại tệ) để yêu cầu Ngân hàng mở một thư tín dụng cho người bán, người xuất khẩu hưởng. Khi viết đơn xin mở thư tín dụng đơn vị nhập khẩu cần chú ý đến nhưng điểm sau: - Viết đúng nội dung theo mẫu đơn xin mở thư tín dụng do Ngân hàng mở thư tín dụng ấn hành . - Tổ chức xuất khẩu cần phải thận trọng và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra những điều kiện ràng buộc bên xuất khẩu vào thư tín dụng, làm thế nào để vừa đảm bảo được quyền lợi của mình, vừa để bên xuất khẩu có thể chấp nhận được. - Khi viết đơn xin mở thư tín dụng, đơn vị phải tôn trọng những điều kiện trên hợp đồng tránh tình trạng mâu thuẫn trái ngược nhau. Tuy nhiên, Nhà nhập khẩu Nhà xuất khẩu Ngân hàng thông báo Ngân hàng mở (4) NH - DV (3) L/C (9) (5) (2) L/C (6) (7) (1) (8) PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com [...]... tín của ngân hàng phát hành, thì nếu việc thanh toán đã được thực hiện xong nhưng ngân hàng phát hành không có khả năng thanh toán thì ngân hàng cũng phải tự chịu trách nhiệm I.4 Một số rủi ro trong việc thực hiện thanh toán theo phương thức L/C Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng phổ biến do những ưu điểm, đảm bảo an toàn trong việc thanh toán Tuy nhiên, khi sử dụng phương thức. .. phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Nha Trang Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Nha trang là một trong 25 chi nhánh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được thành lập theo quyết định số 175/NH Quyết định ngày 19 tháng 12 năm 1984 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam, uỷ quyền thực hiện đầy đủ những chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Vietcombank Nha Trang rất vinh... đã chuyển nhượng thư tín dụng theo yêu cầu của người hưởng lợi thư nhất PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 34 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG NHA TRANG TRONG THỜI GIAN QUA I GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VÀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG NHA TRANG I.1 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được... hai bên xuất khẩu và nhập khẩu -Ngân hàng mở L/C: Ngân hàng mở L/C là ngân hàng cam kết, bảo đảm việc thanh toán cho tổ chức xuất khẩu, vì vậy tổ chức xuất khẩu cần xem xét người đảm bảo (Ngân hàng mở L/C) có uy tín hay không, trách nhiệm cam kết thanh toán có rõ ràng, cụ thể không… -Loại thư tín dụng: Thư tín dụng có nhiều loại: thư tín dụng có thể huỷ bỏ (Revocable letter of credit), thư tín dụng không... bằng phương tiện nhanh nhất Bước 8: Ngân hàng mở L/C chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và ghi nợ trên tài khoản của nhà nhập khẩu và báo có cho Ngân hàng thông báo Bước 9: Ngân hàng thông báo L/C ghi có vào tài khoản của nhà xuất khẩu hoặc gửi hối phiếu đã chấp nhận thanh toán cho nhà xuất khẩu hoặc chi t khấu hối phiếu này theo yêu cầu của nhà xuất khẩu I.3 Các ưu, nhược điểm khi sử dụng phương thức. .. Kiểm tra chứng từ thanh toán của người xuất khẩu gửi đến, nếu xét thấy các chứng từ đó phù hợp với những điều quy định trong L/C và không mâu thuẫn lẫn nhau thì hoàn trả cho ngân hàng uỷ quyền (ngân hàng chi t khấu) số tiền mà ngân hàng này đã trả, hoặc cam kết sẽ trả cho người hưởng lợi Đồng thời, tiếp nhận bộ chứng từ - Khi kiểm tra chứng từ thanh toán của người xuất khẩu gửi đến, ngân hàng chỉ chịu... này không được áp dụng khi tín dụng quy định số lượng tính bằng một số đơn vị bao kiện hoặc một số đơn vị chi c -Địa điểm nhận hàng: Thông thường hàng hoá được gửi trên tàu từ một cảng nước xuất khẩu đến một hay nhiều cảng do nhà nhập khẩu quy định trong thư tín dụng -Bộ chứng từ thanh toán: Tổ chức xuất khẩu cần cẩn thận, nghiên cứu tổ chức nhập khẩu yêu cầu xuất trình những chứng từ loại nào, ai cấp,... chứng từ quan trọng sau đây: - Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp - Giấy phép nhập khẩu lô hàng hoặc quota nhập - Hợp đồng thương mại Bước 2: Căn cứ vào yêu cầu xin mở thư tín dụng của tổ chức nhập khẩu và các chứng từ có liên quan Nếu đồng ý Ngân hàng trích tài khoản đơn vị mở tài khoản tín dụng (ký quỹ 100 % trị giá thư tín dụng trong trường hợp thanh toán ngay hoặc X % trị giá thư tín dụng. .. thư tín dụng sẽ được viết tối thiểu là hai bản Sau khi Ngân hàng đóng dấu, ký xác nhận và gởi trả lại cho đơn vị một bản - Đơn xin mở tín dụng là cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề tranh chấp giữa người xin mở thư tín dụng với Ngân hàng mở thư tín dụng và là cơ sở để Ngân hàng viết thư tín dụng gởi cho bên xuất khẩu Bên cạnh đơn xin mở thư tín dụng, tổ chức nhập khẩu còn phải gởi kèm theo đơn các chứng. .. hợp thanh toán có kỳ hạn) Sau đó, Ngân hàng viết thư tín dụng gởi cho tổ chức xuất khẩu thông qua Ngân hàng thông báo tại nước xuất khẩu Việc mở thư tín dụng qua bên xuất khẩu có thể thực hiện bằng đường hàng không bưu chính hoặc bằng diện tích(telex ), bằng hệ thống Swift Bước 3: Khi nhận được thông báo này, Ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra tính chân thật bề ngoài của L/C và thông báo cho người xuất khẩu . www.pdffactory.com 2 tài: Thực trạng công tác thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Nha Trang. 1. Mục đích nghiên cứu: Vận dụng những kiến thức đã. động của ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Nha Trang trong thời gian qua Chương III: Thực trạng công tác thanh toán bằng phương thức L/C tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Nha Trang. Chương. Phương thức tín dụng chứng từ I.1. Khái niệm và phân loại phương thức tín dụng chứng từ I.1.1. Khái niệm - Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, mà trong đó một ngân hàng (ngân

Ngày đăng: 31/08/2014, 17:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1. Biểu diễn phương thức tín dụng chứng từ: - thực trạng công tác thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương nha trang
Sơ đồ 1. Biểu diễn phương thức tín dụng chứng từ: (Trang 10)
Sơ đồ 2: Cơ  cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh Ngân hàng  Ngoại Thương. - thực trạng công tác thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương nha trang
Sơ đồ 2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương (Trang 39)
Bảng 1: Tình hình huy động vốn và nguồn vốn tại NHNT Nha Trang - thực trạng công tác thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương nha trang
Bảng 1 Tình hình huy động vốn và nguồn vốn tại NHNT Nha Trang (Trang 58)
Bảng 2: Công tác sử dụng vốn trong 3 năm(2003-2005)  Tỷ giá: 15.875VNĐ/USD      ĐVT: Triệu VNĐ-ngàn USD - thực trạng công tác thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương nha trang
Bảng 2 Công tác sử dụng vốn trong 3 năm(2003-2005) Tỷ giá: 15.875VNĐ/USD ĐVT: Triệu VNĐ-ngàn USD (Trang 60)
Bảng 3: Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế năm 2005 - thực trạng công tác thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương nha trang
Bảng 3 Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế năm 2005 (Trang 62)
Bảng 4:  Cơ cấu cho vay theo ngành hàng năm 2005 - thực trạng công tác thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương nha trang
Bảng 4 Cơ cấu cho vay theo ngành hàng năm 2005 (Trang 63)
Bảng 5: Tình hình thu nhập chi phí trong 3 năm 2003-2005: - thực trạng công tác thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương nha trang
Bảng 5 Tình hình thu nhập chi phí trong 3 năm 2003-2005: (Trang 66)
Bảng 6: Kết quả thu chi trong 3 năm 2003-2005 - thực trạng công tác thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương nha trang
Bảng 6 Kết quả thu chi trong 3 năm 2003-2005 (Trang 68)
Sơ đồ 3. Quy trình thanh toán L/C xuất khẩu - thực trạng công tác thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương nha trang
Sơ đồ 3. Quy trình thanh toán L/C xuất khẩu (Trang 75)
Bảng 7: Biểu phí thư tín dụng xuất khẩu - thực trạng công tác thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương nha trang
Bảng 7 Biểu phí thư tín dụng xuất khẩu (Trang 87)
Sơ đồ 4:. Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu - thực trạng công tác thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương nha trang
Sơ đồ 4 . Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu (Trang 88)
Hình thức khác  0,08%/tháng - thực trạng công tác thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương nha trang
Hình th ức khác 0,08%/tháng (Trang 95)
Bảng 10: Doanh số xuất khẩu trong 3 năm 2003-2005 - thực trạng công tác thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương nha trang
Bảng 10 Doanh số xuất khẩu trong 3 năm 2003-2005 (Trang 99)
Bảng 11: Tỷ trọng L/C xuất khẩu trong TTXK - thực trạng công tác thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương nha trang
Bảng 11 Tỷ trọng L/C xuất khẩu trong TTXK (Trang 101)
Bảng 12: Doanh số thanh toán nhập khẩu trong 3 năm 2003-2005 - thực trạng công tác thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương nha trang
Bảng 12 Doanh số thanh toán nhập khẩu trong 3 năm 2003-2005 (Trang 102)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w